Tải bản đầy đủ (.doc) (219 trang)

LV thạc sĩ khoa học giáo dục: THIẾT KẾ CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------------

BÙI THU PHƯƠNG

THIẾT KẾ CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI
HỌC- SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI THU PHƯƠNG

THIẾT KẾ CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG
LỰC NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN
SINH THÁI HỌC- SINH HỌC 12 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: LL và PPDH Sinh học
Mã số: 60140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THANH HỘI



HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Thu Phương


LỜI CẢM ƠN
Với sự biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo, TS Phan Thị
Thanh Hội đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong bộ môn Lý luận và
Phương pháp dạy học Sinh học cũng như trong khoa Sinh học trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã giúp đỡ, truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh
các trường THPT Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội, THPT Kỳ Sơn - Hòa Bình đã
nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi, cung cấp thông tin tư liệu, tạo điều kiện cho tôi tiến
hành điều tra, nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi vượt
qua khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội,ngày 20 tháng 09 năm 2015
Tác giả


Bùi Thu Phương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Chữ viết tắt

BT
CH
ĐGNL
GQVĐ
GV
HST
HT
HS
KN
KT
LL
NL
PPDH
QT
QTSV
QXSV
SGK
SH
TPHCM
THPT
VAC
VACR

Viết đầy đủ
Bài tập
Câu hỏi
Đánh giá năng lực
Giải quyết vấn đề
Giáo viên
Hệ sinh thái

Hình thành
Học sinh
Kỹ năng
Kiểm tra
Lý luận
Năng lực
Phương pháp dạy học
Quần thể
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Sách giáo khoa
Sinh học
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung học phổ thông
Vườn ao chuồng
Vườn ao chuồng rừng


MỤC LỤC
BÙI THU PHƯƠNG....................................................................................................1
HÀ NỘI, 2015...............................................................................................................1
BÙI THU PHƯƠNG....................................................................................................2
HÀ NỘI, 2015...............................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................6
MỤC LỤC....................................................................................................................7
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................13
....................................................................................................................................15
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...............................................................................2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................3
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.............................................3
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC...............................................................................3
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................3
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.......................................................4
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................4
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..............................5
1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC VÀ DẠY HỌC TIẾP CẬN NĂNG LỰC...5
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN..............................................................................................9
Bảng 1.1.: Mô tả cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề ..............................................13
Bảng 1.2. So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng [1]: ...............18


1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................26
Biểu đồ 1.1: Mức độ quan tâm đến HT và phát triển NL cho HS.............................26
Biểu đồ 1.2: Mức độ cần thiết của dạy học theo hướng HT và phát triển NL..........26
Biểu đồ 1.3: Mức độ cần hình thành các NL cho HS................................................27
Biểu đồ 1.4: Mức độ khó khăn của các vấn đề khi dạy học theo hướng HT............27
và phát triển NL cho HS.............................................................................................28
Biểu đồ 1.5: Tính cần thiết ĐGNL cho HS trong dạy học........................................28
Biểu đồ 1.6: Mức độ ĐGNL cho HS ........................................................................28
trong dạy học..............................................................................................................28
Bảng 1.3. Điều tra mức độ sử dụng các công cụ đánh giá năng lực.........................28
Biểu đồ 1.7. Mức độ hiệu quả của ĐGNL cho HS....................................................29
Kết luận Chương 1......................................................................................................30
Chương 2. THIẾT KẾ CÁC CÔNG CỤ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI
HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12 THPT........32

2.1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NỘI DUNG PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH
HỌC 12 THPT.......................................................................................................32
Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học 12 THPT.................................................33
Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung phần Sinh thái học - Sinh học 12, THPT....................34
Bảng 2.3. Các chuyên đề dạy học trong phần Sinh thái học - SH 12 THPT.............34
2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC...............................35
Bảng 2.4. Bảng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ ....................................37
Bảng 2.5. Phiếu đánh giá NL GQVĐ.........................................................................39
Bảng 2.6. Bảng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác....................................40
Bảng 2.7: Bảng quan sát thái độ và KN của HS khi hoạt động nhóm......................42
Bảng 2.8: Bảng quan sát thái độ và KN của nhóm khi hoạt động nhóm..................42


2.3. THIẾT KẾ CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
TRONG PHẦN SINH THÁI HỌC .....................................................................43
Kết luận chương 2: Dựa trên những nghiên cứu về NL, NL GQVĐ, NL hợp tác và
đánh giá NL chúng tôi đề xuất cấu trúc của NL .......................................................71
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................71
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM.......................................................................71
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM.......................................................................72
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM..............................................................72
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ........................................................................73
Bảng 3.1. Bảng Kết quả đánh giá các tiêu chí của NL GQVĐ, NL hợp tác của HS
trong dạy học phần Sinh thái học-Sinh học 12- THPT.............................................73
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá của NL GQVĐ..........................................................75
Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá của NL hợp tác..........................................................75
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá các tiêu chí của NL GQVĐ, NL hợp tác của 5 HS trong
lớp TN.........................................................................................................................76
Bảng 3.3. Bảng quan sát thái độ và KN của HS khi hoạt động nhóm.......................76
Kết luận Chương 3......................................................................................................79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................81
1. KẾT LUẬN........................................................................................................81
2. KHUYẾN NGHỊ................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................83
Bài 5. Mất cân bằng giới tính.....................................................................................95
- Thủng tầng Ozone hủy hoại các sinh vật nhỏ: Làm mất cân bằng hệ sinh thái
động thực vật biển...............................................................................................193
- Thủng tầng Ozone làm giảm chất lượng không khí........................................193
- Thủng tầng Ozone gây hại đến thực vật..........................................................193
- Thủng tầng Ozone tác động tới vật liệu...........................................................193



DANH MỤC BẢNG
BÙI THU PHƯƠNG....................................................................................................1
HÀ NỘI, 2015...............................................................................................................1
BÙI THU PHƯƠNG....................................................................................................2
HÀ NỘI, 2015...............................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................6
MỤC LỤC....................................................................................................................7
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................13
....................................................................................................................................15
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..............................5
Bảng 1.1.: Mô tả cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề ..............................................13
Bảng 1.2. So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng [1]: ...............18
Biểu đồ 1.1: Mức độ quan tâm đến HT và phát triển NL cho HS.............................26
Biểu đồ 1.2: Mức độ cần thiết của dạy học theo hướng HT và phát triển NL..........26

Biểu đồ 1.3: Mức độ cần hình thành các NL cho HS................................................27
Biểu đồ 1.4: Mức độ khó khăn của các vấn đề khi dạy học theo hướng HT............27
và phát triển NL cho HS.............................................................................................28
Biểu đồ 1.5: Tính cần thiết ĐGNL cho HS trong dạy học........................................28
Biểu đồ 1.6: Mức độ ĐGNL cho HS ........................................................................28
trong dạy học..............................................................................................................28
Bảng 1.3. Điều tra mức độ sử dụng các công cụ đánh giá năng lực.........................28


Biểu đồ 1.7. Mức độ hiệu quả của ĐGNL cho HS....................................................29
Kết luận Chương 1......................................................................................................30
Chương 2. THIẾT KẾ CÁC CÔNG CỤ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI
HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12 THPT........32
Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học 12 THPT.................................................33
Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung phần Sinh thái học - Sinh học 12, THPT....................34
Bảng 2.3. Các chuyên đề dạy học trong phần Sinh thái học - SH 12 THPT.............34
Bảng 2.4. Bảng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ ....................................37
Bảng 2.5. Phiếu đánh giá NL GQVĐ.........................................................................39
Bảng 2.6. Bảng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác....................................40
Bảng 2.7: Bảng quan sát thái độ và KN của HS khi hoạt động nhóm......................42
Bảng 2.8: Bảng quan sát thái độ và KN của nhóm khi hoạt động nhóm..................42
Kết luận chương 2: Dựa trên những nghiên cứu về NL, NL GQVĐ, NL hợp tác và
đánh giá NL chúng tôi đề xuất cấu trúc của NL .......................................................71
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................71
Bảng 3.1. Bảng Kết quả đánh giá các tiêu chí của NL GQVĐ, NL hợp tác của HS
trong dạy học phần Sinh thái học-Sinh học 12- THPT.............................................73
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá của NL GQVĐ..........................................................75
Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá của NL hợp tác..........................................................75
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá các tiêu chí của NL GQVĐ, NL hợp tác của 5 HS trong
lớp TN.........................................................................................................................76

Bảng 3.3. Bảng quan sát thái độ và KN của HS khi hoạt động nhóm.......................76
Kết luận Chương 3......................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................83


Bài 5. Mất cân bằng giới tính.....................................................................................95

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BÙI THU PHƯƠNG....................................................................................................1
HÀ NỘI, 2015...............................................................................................................1
BÙI THU PHƯƠNG....................................................................................................2
HÀ NỘI, 2015...............................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................6
MỤC LỤC....................................................................................................................7
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................13
....................................................................................................................................15
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..............................5
Bảng 1.1.: Mô tả cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề ..............................................13
Bảng 1.2. So sánh đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng [1]: ...............18
Biểu đồ 1.1: Mức độ quan tâm đến HT và phát triển NL cho HS.............................26
Biểu đồ 1.2: Mức độ cần thiết của dạy học theo hướng HT và phát triển NL..........26


Biểu đồ 1.3: Mức độ cần hình thành các NL cho HS................................................27
Biểu đồ 1.4: Mức độ khó khăn của các vấn đề khi dạy học theo hướng HT............27
và phát triển NL cho HS.............................................................................................28

Biểu đồ 1.5: Tính cần thiết ĐGNL cho HS trong dạy học........................................28
Biểu đồ 1.6: Mức độ ĐGNL cho HS ........................................................................28
trong dạy học..............................................................................................................28
Bảng 1.3. Điều tra mức độ sử dụng các công cụ đánh giá năng lực.........................28
Biểu đồ 1.7. Mức độ hiệu quả của ĐGNL cho HS....................................................29
Kết luận Chương 1......................................................................................................30
Chương 2. THIẾT KẾ CÁC CÔNG CỤ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI
HỌC TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12 THPT........32
Bảng 2.1. Cấu trúc chương trình Sinh học 12 THPT.................................................33
Bảng 2.2. Cấu trúc nội dung phần Sinh thái học - Sinh học 12, THPT....................34
Bảng 2.3. Các chuyên đề dạy học trong phần Sinh thái học - SH 12 THPT.............34
Bảng 2.4. Bảng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực GQVĐ ....................................37
Bảng 2.5. Phiếu đánh giá NL GQVĐ.........................................................................39
Bảng 2.6. Bảng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác....................................40
Bảng 2.7: Bảng quan sát thái độ và KN của HS khi hoạt động nhóm......................42
Bảng 2.8: Bảng quan sát thái độ và KN của nhóm khi hoạt động nhóm..................42
Kết luận chương 2: Dựa trên những nghiên cứu về NL, NL GQVĐ, NL hợp tác và
đánh giá NL chúng tôi đề xuất cấu trúc của NL .......................................................71
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................71
Bảng 3.1. Bảng Kết quả đánh giá các tiêu chí của NL GQVĐ, NL hợp tác của HS
trong dạy học phần Sinh thái học-Sinh học 12- THPT.............................................73
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá của NL GQVĐ..........................................................75


Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá của NL hợp tác..........................................................75
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá các tiêu chí của NL GQVĐ, NL hợp tác của 5 HS trong
lớp TN.........................................................................................................................76
Bảng 3.3. Bảng quan sát thái độ và KN của HS khi hoạt động nhóm.......................76
Kết luận Chương 3......................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................83
Bài 5. Mất cân bằng giới tính.....................................................................................95


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21- thế kỷ của sự bùng nổ về công nghệ
thông tin và khoa học kỹ thuật. Các thông tin khoa học ấy đã can thiệp vào mọi mặt
của đời sống xã hội. Để làm chủ được thiên nhiên, xã hội và bản thân, con người
phải nắm bắt được những thông tin khoa học ấy. Trong khi đó chúng ta không thể
kéo dài thời gian học tập trong ngày, không thể kéo dài thời gian học tập của người
học. Do đó yêu cầu đặt ra chúng ta phải thay đổi phương pháp dạy học để sao cho
trong thời gian ngắn nhất người học có thể tiếp nhận được những thông tin cơ bản
nhất, thiết thực nhất đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thời đại. Hiện nay giáo
dục và đào tạo ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực cho xã hội, học
sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, trường nghề, cao đẳng, đại học vẫn
không thể lao động ngay mà phải mất vài năm làm quen hoặc đào tạo lại. Thực tế
này đã được chỉ ra từ nhiều năm nay và đòi hỏi cần phải thay đổi nội dung và đặc
biệt là cách học ở nhà trường để học sinh sớm tiếp cận với các bài toán thực tiễn,
tăng cường khả năng thực hành giải quyết vấn đề, qua đó học sinh phát triển các
năng lực cần thiết trong cuộc sống và làm quen dần với môi trường lao động sau khi
ra trường.
Định hướng đổi mới phương thức dạy học đã được khẳng định trong Luật
Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 “…phương pháp
giáo dục phải phát huy tính tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi
dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Chương I, Điều 5).
Để nâng cao chất lượng dạy và học thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học ở trường phổ
thông đã và đang phát huy vai trò một cách tích cực. Sự đổi mới phương pháp phải
theo định hướng coi trọng việc bồi dưỡng năng lực cho học sinh một số năng lực cơ

bản như sau: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thu nhận và xử
lý thông tin, năng lực tự kiểm tra đánh giá…Đây là công việc to lớn, khó khăn,
phức tạp, tác động đến tất cả các khâu giáo dục nhưng nếu làm được sẽ tạo điều

1


kiện cho người học phát huy tính tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng thực hành, tham gia
nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng tạo ra những sản phẩm có giá trị cho đất nước
và thế giới.
Trong các môn học ở trường THPT, Sinh học là một trong những bộ môn
khoa học thực nghiệm có yêu cầu cao về kiến thức, đòi hỏi tính khái quát cao, kiến
thức sinh học gắn liền với đời sống thực tế. Trong chương trình SGK Sinh học 12
THPT phần Sinh thái học có nhiều kiến thức gần gũi, gợi cho HS hứng thú tìm hiểu
và áp dụng vào thực tế hàng ngày. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc
thiết kế bộ công cụ nhằm kiểm tra đánh giá năng lực cho HS. Xuất phát từ những lý
do trên chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Thiết kế các công cụ đánh giá
năng lực người học trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 THPT”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng quy trình, thiết kế các công cụ và sử dụng chúng để đánh giá năng
lực người học trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 THPT.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
hợp tác, kiểm tra đánh giá, công cụ kiểm tra đánh giá NL người học.
Điều tra thực trạng kiểm tra, đánh giá năng lực người học trong dạy học Sinh
học 12 ở một số trường THPT.
Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình Sinh học 12 THPT đặc biệt là
phần Sinh thái học làm cơ sở cho việc thiết kế các chuyên đề và công cụ kiểm tra,
đánh giá.
Xây dựng quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá NL người

học.
Vận dụng quy trình để thiết kế một số dạng câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh
giá năng lực người học.
Thử nghiệm các câu hỏi, bài tập ở trường THPT Quang Trung - Hà Đông
-Hà Nội để đánh giá chất lượng câu hỏi, bài tập và đánh giá NL người học.

2


4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung xây dựng các dạng câu hỏi, bài tập
đánh giá các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
Các dạng câu hỏi nghiên cứu xây dựng bao gồm: câu hỏi trắc nghiệm khách
quan dạng nhiều lựa chọn; câu hỏi tự luận; bài tập thực hành thí nghiệm.
Nội dung dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 THPT
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng
Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá năng lực người học.
Các dạng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá năng lực người học.
5.2. Khách thể
Quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh trong dạy học phần Sinh thái
học - Sinh học 12 THPT
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Có thể xây dựng được quy trình và các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực
người học trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 THPT.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiến thức phần Sinh thái
học– Sinh học 12 THPT, các tài liệu về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, năng
lực hợp tác, câu hỏi - bài tập, kiểm tra, đánh giá, bao gồm: SGK Sinh học 12, các

sách lý luận và phương pháp giảng dạy Sinh học, các giáo trình, luận văn, luận án,
tạp chí, bài viết và các website làm cơ sở khoa học cho luận văn nghiên cứu.
7.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Điều tra thực trạng việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh ở trường THPT
thông qua phiếu điều tra, trao đổi, phỏng vấn giáo viên
7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Sau khi thiết kế và xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá NL cho HS,
chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến của một số giảng viên, giáo viên có kinh nghiệm.

3


7.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh, chúng tôi tiến
hành thực nghiệm ở trường THPT để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết nghiên
cứu. Kết quả thực nghiệm được đánh giá qua phiếu quan sát và bài kiểm tra.
7.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
- GV cho HS làm bài kiểm tra rồi tiến hành chấm điểm. Căn cứ vào số câu
trả lời đúng của HS để quy đổi ra thang điểm 10, kết quả có làm tròn.
- GV cho HS tiến hành đánh giá các kỹ năng (KN) của NL giải quyết vấn đề
và NL hợp tác bằng bảng hỏi, GV đánh giá HS qua bảng kiểm quan sát kết hợp với
phỏng vấn sâu
Căn cứ vào kết quả thu được sau thực nghiệm, các số liệu sẽ được sắp xếp và
xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 để đánh giá chất lượng dạy học.
8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng câu hỏi, bài tập theo
hướng kiểm tra đánh giá năng lực người học.
- Thiết kế được quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học phần
Sinh thái học - Sinh học 12 THPT.

- Thiết kế một số dạng câu hỏi, bài tập để kiểm tra đánh giá năng lực HS
trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 THPT.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
3 chương
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2. Thiết kế các công cụ đánh giá năng lực người học trong dạy học
phần Sinh thái học - Sinh học 12 THPT
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

4


PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC VÀ DẠY HỌC TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1.1. Tổng quan về năng lực
Trên thế giới: Khái niệm “năng lực” (competences) xuất hiện lần đầu tiên
vào năm 1890, nhưng sự quan tâm mạnh mẽ đến giáo dục dựa vào NL tăng lên từ
những năm 1960 và 1970 khi một loạt kết quả của các ấn phẩm khác nhau về đào
tạo tổ chức dựa vào NL (CBTE) ở Mỹ được công bố [21], [22].
Các khái niệm về dạy học dựa trên NL đã xuất hiện từ việc nhấn mạnh vào
mục tiêu định hướng và cá nhân hóa. Mục tiêu học tập - được định nghĩa trong thuật
ngữ là các hành vi và được xác định là có thể được thực hiện rõ ràng, bởi và cho
người học. Các cá nhân sau đó có thể theo đuổi các hoạt động học tập và có thể phát
triển kỹ năng thực hiện hoặc NL trong quá trình này.
Từ những nghiên cứu ban đầu ở trên, xu hướng đào tạo theo NL thực hiện
được hình thành và phát triển rộng khắp tại nhiều nước trên thế giới vào những năm
1990 tại các quốc gia Anh, Úc, New Zealand, Xứ Wales, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ….
Tại Hội nghị chuyên đề về những năng lực cơ bản của Hội đồng châu Âu,

khi phân tích các định nghĩa về NL, F.E. Weinert kết luận: Xuyên suốt các môn học
“năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ
năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”
[25].
Nhiều quốc gia lớn trên Thế giới đã xây dựng chương trình, mục tiêu,
phương pháp, cách đánh giá trong dạy học theo hướng tiếp cận NL hành động [3].
Ở Hoa Kỳ, đào tạo luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành,
giữa trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, giữa đào tạo trong các
trường đại học với thực hành tại các cơ sở sản xuất.
Mục tiêu của chương trình đào tạo là trang bị các NL gắn với các công việc
của nghề nghiệp. Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên kết quả

5


phân tích nghề theo các modun NL hành động, và các NL hoạt động được trình bày
cụ thể trong nội dung chương trình.
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được phối hợp dạy lí thuyết và
thực hành tích hợp dựa trên công việc và dạy học tại nơi làm việc; coi trọng tính
chủ động và kinh nghiệm thực tế của sinh viên.
Đánh giá kết quả dạy học dựa trên tiêu chuẩn NL hành động mà mục tiêu đã
xác định.Để vượt qua kỳ kiểm tra, sinh viên phải thực hiện được các công việc đã
xác định trong sơ đồ phân tích nghề đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
Ở CHLB Đức, dạy học theo tiếp cận NL là một định hướng cơ bản trong đào
tạo GV. Quốc gia này đã xây dựng các bộ chuẩn NL đối với từng chuyên ngành đào
tạo. Các chuẩn đó được lồng ghép khoa học vào mục tiêu đào tạo trong chương
trình đào tạo và công bố công khai cho người học trước khi dạy học.
Hầu hết chương trình đào tạo đều được modun hóa, có sự tích hợp giữa kiến
thức, kĩ năng và thái độ nghề nghiệp dựa trên hệ thống tiêu chuẩn đã ban hành.
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: chủ yếu là xêmina bao gồm các

giờ xêmina các nội dung chung và xêmina chuyên ngành.
Đánh giá kết quả học tập có tham chiếu các tiêu chuẩn nghề nghiệp đã ban
hành và họ thực hiện hai phương thức đánh giá cơ bản là đánh giá người học theo các
công việc của người hành nghề và đánh giá tại nơi làm việc của người hành nghề.
Các hình thức đánh giá như đóng vai, thực hành, mô phỏng được sử dụng phổ biến.
Ở nước Anh, hầu hết các chương trình đào tạo đều được xây dựng dựa trên
kết quả của quá trình phân tích nghề và tham vấn các bên liên quan đến vị trí việc
làm. Khi ban hành các chương trình đào tạo, họ kèm theo sơ đồ phân tích nghề và
hệ thống tiêu chuẩn NL của người hành nghề.
Nội dung chương trình được cấu trúc theo modun, mỗi modun tương ứng với
các nhiệm vụ mà người hành nghề phải thực hiện trong thực tế. Trong mỗi modun có
nhiều bài học, mỗi bài học là sự tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp đảm bảo cho người học thực hiện được một hoặc một phần công việc của nghề.
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng chú trọng đến thực hành.

6


GV đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua tiến hành thu thập đủ
các bằng chứng về kiến thức, sự thực hiện và thái độ của người học sau đó đối chiếu
với các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Thường các kết luận đánh giá chỉ gồm 2 mức: có
NL hành động hoặc chưa có NL hành động.
Như vậy dạy học theo hướng hình thành và phát triển NL trên thế giới bắt
đầu từ những năm cuối của thế kỉ XIX và phát triển mạnh mẽ nhất vào những năm
90 của thế kỉ XX. Và cho đến nay xu hướng đó đang phát triển mạnh mẽ hơn ở hầu
hết các quốc gia.
Ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, giáo dục Việt
Nam triển khai đổi mới chương trình, thực chất là thực hiện sự thay đổi trong từng
thành tố của quá trình giáo dục, từ mục tiêu tới nội dung, phương pháp và đánh giá
kết quả học tập của người học.

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (tháng 12 năm 1996) về giáo dục và đào
tạo đã xác định mục tiêu chủ yếu là: “Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục,
thể dục, mĩ dục ở tất cả các bậc học; hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng
nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và NL thực hành”, sau đó được bổ sung và cụ
thể hóa thành: “Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục theo
hướng tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, NL tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc
làm.”
Điều 27, Luật Giáo dục có nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng, phát triển
NL cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS học lên
hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Trong yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông có nêu: “... ngoài nội dung
chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng
nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển NL,
đáp ứng nguyện vọng của HS”.

7


Nguyễn Hồng Thuận nghiên cứu cơ sở tâm lí học và giáo dục học để phát
triển chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển NL người học đã đề
cập đến khái niệm, các thành tố của NL [18].
Trong lĩnh vực đào tạo nghề, từ năm 2008 đã tiến hành nghiên cứu và ban
hành các tiêu chuẩn NL nghề trên cơ sở phân tích nghề, từ đó thiết kế chương trình
khung hoặc chương trình đào tạo chi tiết.
Nguyễn Văn Tuấn đã xây dựng tài liệu học tập theo hướng tích hợp, trong đó
có nhấn mạnh các quan điểm giáo dục định hướng NL và vấn đề đào tạo trong việc
phát triển nguồn nhân lực [19].
Đỗ Ngọc Thống cùng nhóm tác giả đã nghiên cứu về chương trình giáo dục

phổ thông của các nước theo hướng tiếp cận NL và có nhiều báo cáo về NL trên các
diễn đàn giáo dục[17].
Nguyễn Trọng Khanh nghiên cứu NL và tư duy kĩ thuật cho học viên cao
học chuyên ngành LL và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp, trường ĐHSP Hà
Nội [12].
Đinh Quang Báo và Cộng sự nghiên cứu và đưa ra 3 nhóm và 9 NL chung
cho chương trình phổ thông sau 2015 [2].
1.1.2. Tổng quan về kiểm tra và đánh giá năng lực
OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002) đã thực hiện một nghiên
cứu bài bản về các NL cần đạt của HS phổ thông trong thời kỳ kinh tế tri thức.
Trong chiến lược 1997- 2015, Chương trình quốc tế về đánh giá HS (PISA)
cũng đưa ra những quan điểm giáo dục phát triển NL, nhưng chủ yếu tập trung vào
việc xây dựng, thiết kế các bài kiểm tra đánh giá, từ đó đánh giá được NL của HS ở
mỗi quốc gia và làm cơ sở để điều chỉnh quá trình dạy và học [24].
Liesbeth K.J. Baartman, J. Bastianens, Paul A. Kirschner và Cees P.M. van
der Vleuten trong Nghiên cứu đánh giá trong giáo dục (2006) cũng đã bàn về các
phương pháp đánh giá NL [5].

8


1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1. Lí thuyết về năng lực
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm NL có nguồn gốc tiếng Latinh “competetia”. Ngày nay khái niệm
NL được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau. NL được hiểu như sự thành thạo, khả
năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. NL cũng được hiểu là khả năng,
công suất của một doanh nghiệp hay thẩm quyền pháp lí của một cơ quan.
Weinert (2001) định nghĩa “NL là những kĩ năng và kĩ xảo học được hoặc
sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về

động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết có vấn đề một cách có
trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”[25].
Trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (tháng 7/2015), năng lực đã được định nghĩa như sau: Năng lực là khả năng thực
hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp
các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý
chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động
của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Năng lực được chia thành hai loại chính, đó là năng lực chung và năng lực
đặc thù môn học.
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ một người nào cũng
cần có để sống, học tập và làm việc. Các hoạt động giáo dục (bao gồm các môn học
và hoạt động trải nghiệm sáng tạo), với khả năng khác nhau, nhưng đều hướng tới
mục tiêu hình thành và phát triển các năng lực chung của học sinh.
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, các nhà nghiên cứu đã xác
định các năng lực chung cơ bản cần hình thành và phát triển cho HS bao gồm:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mỹ.
- Năng lực thể chất.

9


- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
- Năng lực đặc thù môn học (của môn học nào) là năng lực mà môn học (đó)
có ưu thế hình thành và phát triển (do đặc điểm của môn học đó). Một năng lực có

thể là năng lực đặc thù của nhiều môn học khác nhau[6].
Ví dụ: trong dạy học Sinh học, các năng lực đặc thù môn học bao gồm: Năng
lực nhận thức kiến thức Sinh học; năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
1.2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề
Vấn đề và giải quyết vấn đề
Vấn đề được hiểu như một tình huống, một bài toán bao gồm các dữ kiện và
các yêu cầu mà người học không thể giải quyết chỉ bằng kinh nghiệm có sẵn, theo
một khuôn mẫu có sẵn. Trong dạy học, HS tìm tòi kiến thức mới thì vấn đề phải có
tình thách thức – nhưng không quá khó đối với HS. Lúc này nảy sinh mâu thuẫn
giữa một bên là chủ thể có nhu cầu GQVĐ với một bên là những tri thức, kĩ năng,
phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết.Từ đó chủ thể muốn giải
quyết, phải khám phá để tạo ra cho mình biểu biết về nó và hiểu cách giải quyết tình
huống đó. Một vấn đề có thể có nhiều hơn một giải pháp. Vấn đề thực tiễn là những
dữ kiện và yêu cầu có tính thực tế.
GQVĐ là quá trình gồm các hoạt động mà người GQVĐ cần đưa ra để vượt
qua các trở ngại giữa tình trạng đã có với tình trạng đích mong muốn. Trong quá
trình GQVĐ, các kĩ năng, tri thức, thái độ…. được “huy động tham gia”.
Năng lực giải quyết vấn đề: Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau
về GQVĐ, cụ thể:
Khung lí thuyết Polya’s (1973) về GQVĐ thường xuyên được sử dụng như
nền tảng cho những nghiên cứu về GQVĐ. Polya đưa ra quy trình GQVĐ gồm 4
bước: (1) hiểu vấn đề, (2) lên kế hoạch, (3) thực hiện kế hoạch, (4) rà soát và kiểm

10


×