Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi mận rừng (rhamnus l ) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 55 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN


NGUYỄN THỊ HOA

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI MẬN RỪNG (RHAMNUS L.)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

HÀ NỘI, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI MẬN RỪNG (RHAMNUS L.)
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thực vật học

Họ và tên SV : NGUYỄN THỊ HOA
Lớp

: K38C – Khoa Sinh – KTNN



Họ và tên GVHD:
TS. NGUYỄN THẾ CƢỜNG –Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật
TS. HÀ MINH TÂM – Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ của TS. Nguyễn Thế Cường và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn toàn thể cán bộ phòng Thực vật – Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn
Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc
biệt là sự quan tâm, động viên của gia đình, bạn bè, người thân trong suốt thời
gian tôi học tập và nghiên cứu. Họ chính là nguồn động lực lớn để tôi có thể
hoàn thành tốt công việc của mình.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN


Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Mận rừng
(Rhamnus L. ) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thế Cường và TS. Hà Minh
Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công
bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu thực vật trên thế giới và Việt Nam ...................... 3
1.1.1. Trên thế giới và một số nƣớc trong khu vực

3

1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 5
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu chi Mận rừng (Rhamnus L. ) trên thế giới và
Việt Nam........................................................................................................... 8
1.2.1. Lƣợc sử nghiên cứu chi Mận rừng (Rhamnus L. ) trên thế giới ....... 8

1.2.2. Lƣợc sử nghiên cứu chi Mận rừng (Rhamnus L. ) ở Việt Nam ........ 9
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 11
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................. 11
2.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 11
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 11
2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 11
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 12
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 17
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt
Nam. ................................................................................................................ 17
3.2. Đặc điểm hình thái chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt Nam ............ 17
3.2.1 Kiểu thân ............................................................................................... 17
3.2.2. Lá .......................................................................................................... 17
3.2.3. Cụm hoa và hoa ................................................................................... 18
3.2.4. Qủa........................................................................................................ 18
3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt
Nam. ................................................................................................................ 19


3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt
Nam ................................................................................................................. 20
3.4.1. Rhamnus henryi Schneid. – Mận rừng henryi ................................. 21
3.4.2. Rhamnus crenata Sieb & Zucc. – Mận rừng .................................... 22
3.4.2.1. Rhamnus crenata var. crenata ........................................................ 22
3.4.2.2. Rhamnus var. parvifolia (Tardieu) Phamh. – Mận rừng lá nhỏ . 23
3.4.3. Rhamnus longipes Merr. & Chun. – Mận rừng cuống dài ............. 24
3.4.4. Rhamnus grisea Merr. – Mận rừng cám .......................................... 25
3.4.5. Rhamnus bodinieri Levl. – Mận rừng bodinieri .............................. 26
3.4.6. Rhamnus hainanensis Merr. & Chun. – Mận rừng hải nam.......... 27
3.4.7. Rhamnus napalensis (Wall. ) M. A. Lawson – Cồng cua ................ 28

3.4.8. Rhamnus subapetala Merr. – Mận rừng gần không cánh hoa....... 30
3.4.9. Rhamnus utilis Decs. – Mận rừng hữu ích ....................................... 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 33
PHỤ LỤC 1. BẢNG TRA TÊN KHOA HỌC ............................................ 36
PHỤ LỤC 2. BẢNG TRA TÊN VIỆT NAM .............................................. 36


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng
như ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực
vật. Trong đó, chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Nghiên
cứu phân loại thực vật một cách chính xác là vấn đề rất cần thiết vì đó là cơ sở
khoa học cho các lĩnh vực khác như sinh thái học, sinh lý thực vật, tài nguyên
thực vật, y học, dược học....
Chi Mận rừng (Rhamnus L.) thuộc học Táo (Rhamnaceae) hiện ghi
nhận có khoảng 150 loài, phân bố tại khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông
Á, Bắc Mỹ, một số loài ở châu Âu và châu Phi. Ở Việt Nam, chi Mận rừng
hiện được ghi nhận có 9 loài, phân bố rải rác trong các hệ sinh thái rừng thứ
sinh, trảng cây bụi các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc và Tây Nguyên.
Hầu hết chúng là cây làm thuốc chữa các bệnh ngoài da, dân gian đã biết sử
dụng vỏ rễ phơi khô, ngâm rượu 40% tỉ lệ 1/3 hoặc với giấm tỉ lệ 1/2 dùng
chữa hắc lào, lá nấu nước tắm chữa lở ngứa,, rễ, vỏ rễ, lá và quả dùng ngoài
trị ghẻ ngứa, vảy nén, eczema, mày đay,… Cây có độc không dùng uống.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề phân loại họ Táo nói chung và chi Mận
rừng nói riêng ở nước ta chưa có nghiên cứu nào mang tínhhệ thống và thực
hoàn chỉnh. Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại
chi Mận rừng (Rhamnus L.) và họ Táo ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ
liệu cho việc nhận biết và sử dụng các loài của chi này, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài

“Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Mận rừng

(Rhamnus L.) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Mận rừng (Rhamnus
L.) ở Việt Nam một cách hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Táo

1


(Rhamnaceae) phục vụ cho việc soạn thảo Thực vật chí Việt Nam và những
nghiên cứu có liên quan.
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật
chí Việt Nam về họ Táo (Rhamnaceae) ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho
chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu sau này về
chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiên
Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản
xuất nông nghiệp, y dược, sinh thái, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh
học…
Góp phần nâng cao chất lượng sử dụng các phương pháp trong nghiên
cứu và giảng dạy môn phân loại thực vật nói chung trong đó có họ Táo
(Rhamnaceae) và chi Mận rừng (Rhamnus L.) nói riêng.
Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại về chi Mận
rừng (Rhamnus L.) ở Việt Nam một cách có hệ thống và đầy đủ nhất.


2


Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu thực vật trên thế giới và việt nam
1.1.1. Trên thế giới và một số nƣớc trong khu vực:
Đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược, chương chình
hành động quan trọng trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế lớn đã ra đời
để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức thực hiện việc kiểm kê, đánh giá, bảo tồn và
phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi các quốc gia, khu vực, châu lục và
toàn cầu. Đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình
môi trường liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
(WWF), Viện Tài nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI),... Để tránh sự phá huỷ
tài nguyên và duy trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội nghị
thượng đỉnh bàn về môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de
Janeiro (Brazil) tháng 6/1992. Tại Hội nghị này, 150 quốc gia đã ký vào Công
ước về Đa Dạng sinh vật. Từ đó nhiều cuộc Hội thảo được tổ chức và nhiều
cuốn sánh chỉ dẫn ra đời. Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF) xuất bản
sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật; IUCN, UNEP và WWF đưa ra
chiến lược bảo tồn thế giới; IUCN và WWF xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng
sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản sách chiến lược đa dạng sinh vật
và chương trình hành động; ... Tất cả các công trình đó nhằm hướng dẫn và đề
xuất phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo
tồn và phát triển trong tương lai. WCMC (1992) công bố công trình đánh giá
đa dạng sinh vật toàn cầu, cung cấp tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm
sinh vật khác nhau, ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho
việc bảo tồn có hiệu quả.
Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo quốc tế khác
nhau được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết


3


quả đạt được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu
vực được tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển
đa dạng sinh vật.
Cho đến nay, hầu hết các khu vực, các quốc gia hay các vùng lãnh thổ
trên thế giới đều đã và đang nghiên cứu đánh giá hay có những công trình về
đa dạng thực vật ở các mức độ khác nhau, mức cao là các chuyên khảo
(Monographia), các bộ sách Thực vật chí (Flora) hay mức độ thấp là Danh lục
thực vật (Checklist) cũng như các công trình riêng lẻ khác. Các công trình
thực vật kinh điển trong thời kỳ phân loại tự nhiên được kể đến như:
Linnaeus (1375), Systema Naturae; Linnaeus (1737), Generale Plantarum;
Linnaeus (1753), Species Plantarum; A. L. Jussieu (1789), Generale
Plantarum secundum ordines Naturaees disposita; Alphonso de Candolle
(1813), Theori elementarie de la botanique; Alphonso de Candolle (18161841), Prodromus Systematis Naturaeis regni Vegetabilis; Alphonso &
Casimir de Candolle, Monographae Phanerogamarum; Bentham & Hooker
(1862-1883), Generale Plantarum.
Đến thời kỳ các công trình nghiên cứu phân loại thực vật dựa trên những
bằng chứng tiến hóa dựa trên học thuyết của Darwin, tác giả được đề cập
nhiều nhất là nhà thực vật học người Đức là Eichler. Ông đã chia giới thực vật
thành Thực vật không hạt (Cryptogramae) và Thực vật có hạt
(Phaerogramae). Nhóm thứ nhất gồm Nấm, Tảo và Rêu; nhóm thứ hai gồm
thực vật Hạt tần và thực vật Hạt kín (bao gồm thực vật Một lá mầm và thực
vật Hai lá mầm). Tiếp sau đó là công trình phân loại của Engler (1887-1915),
Die Naturalichen Pflanzenfamilien.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu hệ thống học vẫn liên tục được cải
tiến và cập nhật. Những năm gần đây, các hệ thống của Rober Thorn (1968,

4



1976); Arthun Cronquist (1968); A. L. Takhtajan (1969, 1973, 1987, 1992,
2009) ... và ngày nay là các hệ thống củaAngiosperm Phylogeny Group(APG)
liên tục được cập nhật. Trong khu vực, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ
đã và đang hoàn thiện các công trình thực vật chí như: Auctor. (1993), Flora
of Australia;

Chen S. S. & W. Y. Chua (eds.), (1959- 1987), Flora

Reipublicae Popularis Sinicae; Wu Z. Y. & P. H. Raven (eds.), (1994-2000).
Flora of China; Hooker, C. B. (ed.) 1876-1894. Flora of

British India;

Phengklai, C., Thawatchai S., Larsen K. (eds.), 1993-2011. Flora of
Thailand; C.G.G.J. van Steenis (ed.) (1950-). Flora Malesiana; Auctor.
(2007), A Checklist of the Vascular Plants of Lao PDR….
1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ
thực vật rất phong phú và đa dạng, là một trong những trung tâm đa dạng sinh
vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Theo các tài liệu đã công bố
gần đây, Việt Nam có khoảng trên 15000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có
khoảng gần 2200 loài, ngành Rêu khoảng 480 loài, ngành Khuyết lá Thông 1
loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ
khoảng gần 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín khoảng trên
12000 loài. Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt
Nam được tiến hành hơn 2 thế kỷ, nhưng các công trình mới chỉ được công bố
nhiều ở khoảng 50 năm trở lại đây.
Ngay từ cuối thế kỷ 18, nhà thực vật học người Pháp J. Loureiro (1790) đã

biên soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Việt Nam của hệ thực vật
Nam Bộ (Flora Cochinchinensis). Tiếp theo là tác giả J. B. L. Pierre (1790) về
hệ Cây gỗ rừng Nam Bộ (Flore Forestière de la Cochinchine). Nửa đầu thế kỷ
20 các nhà thực vật học Pháp dưới sự chủ biên của H. Lecomte (1907-1952)

5


đã lần lượt xuất bản bộ sách Thực vật chí đại cương Đông Dương (Flore
G neral de l’Indo-Chine, et Supplements) gồm 7 tập với hơn 7000 loài, là
nền tảng cho việc đánh giá đa dạng thực vật đến tận ngày nay. Từ năm 1960
đến nay, bộ sách này đã và đang được một số nhà thực vật Pháp và Việt Nam
biên soạn lại dưới tên Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam (Flore du
Cambodge, du Laos et du Vietnam) với 74 họ thực vật.
Đặc biệt trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình là kết
quả nghiên cứu, điều tra, đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam của các tác giả
trong nước và nước ngoài rất có giá trị. Lê Khả & cộng sự (1969-1976), Cây
cỏ thường thấy ỏe Việt Nam gồm 6 tập. Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) Cây cỏ
thường thấy ở Miền Nam với 5326 loài, tiếp sau đó tác giả này có công trình
nghiên cứu thực vật cả nước (1991-1993, 1999-2000) với số lượng loài khá
đầy đủ phục vụ tốt việc nghiên cứu đa dạng thực vật Việt Nam đến ngày nay.
Trong 2 số tạp chí chuyên đề của Tạp chí Sinh học (1994-1995) nhiều tác giả
đã công bố kết quả nghiên cứu thực vật các taxon với hàng trăm loài. Đáng
chú ý gần đây công trình là bộ sách 3 tập Danh lục các loài thực vật Việt Nam
của nhiều tác giả (2001, 2003, 2005) đã công bố danh sách hơn 20000 loài
thực vật trong cả nước; là tài liệu được công nhận mới và đầy đủ nhất, đáng
tin cậy nhất từ trước đến nay; bộ sách là cơ sở tra cứu, chỉnh lý tên khoa học
các taxon và nhiều thông tin khác. Nguyễn Tiến Bân & cộng sự (1996, 2007)
công bố hàng trăm loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng ở
Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000) thống kê toàn bộ

sự đa dạng của cây rừng Việt Nam với hàng nghìn loài. Một công trình rất có
giá trị nghiên cứu đa dạng thực vật là bộ sách Thực vật chí Việt Nam đã xuất
bản được 11 tập, Phan Kế Lộc (1998) nghiên cứu kiểm kê về tính đa dạng hệ
thực vật Việt Nam về thành phần loài. Một số chuyên khảo về các taxon như
A. Schuiteman & E. F. de Vogel (2000) về họ Lan ở Đông Dương; L. V.

6


Averyanov (1994) về họ Lan ở Việt Nam; N. N. Thìn (1995, 1999, 2007) về
họ Thầu dầu ở Việt Nam...
Cùng với những công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh
thổ cả nước, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật
của mỗi khu vực và các Khu bảo tồn (Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên
nhiên,...) được nghiên cứu hoặc công bố. Có thể kể đến như đa dạng thực vật
các Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Hoàng Liên – Sa Pa (Lào Cai),
Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Phong Nha – Kẻ
Bàng (Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Xuân Sơn
(Phú Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên -Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mũi Cà Mau
(Cà Mau),.... Đa dạng thực vật các Khu bảo tồn nhiên nhiên Khau Ca (Hà
Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang), Hữu Liên
(Lạng Sơn), Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh). Các khu vực Tây
Bắc; vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền (Thừa
Thiên -Huế); Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh....
Bên cạnh những công trình là các bài báo, sách chuyên khảo, các hội thảo
trong nước và quốc tế như nói trên, nghiên cứu đa dạng thực vật còn thể hiện
ở bộ mẫu thực vật được điều tra thu thập bảo quản bền vững lâu dài ở các
Phòng tiêu bản. Ở Việt Nam, một số Phòng tiêu bản thực vật lưu trữ bảo quản
trưng bày giới thiệu về đa đạng thực vật nước ta như ở Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật (HN) với khoảng gần 1 triệu mẫu tiêu bản, Trường Đại học

Khoa học Tự nhiên (HNU) với khoảng vài trăm nghìn mẫu triệu mẫu, Viện
Sinh học nhiệt đới (HM, VNM) có khoảng 500 nghìn mẫu và các bảo tàng
của các VQG. Cúc Phương, Pù Mát ...
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu chi Mận rừng (Rhamnus L.)
1.2.1. Trên thế giới

7


Chi Mận rừng (Rhamnus L.) được C. Linneaus chính thức công bố năm
1753, ông đã mô tả các loài thuộc chi Rhamnus là: R. alaternus, R. cathartica,
R. frangula, R. jujuba, R. oenopolia, R. paliurus, R. spina-christi, R. zizyphus.
Năm 1874, J. Lindsay Stewart nghiên cứu thực vật Tây-Bắc và Trung
Ấn Độ đã công bố kết quả nghiên cứu các loài thuộc chi Rhamnus L. và xếp
chi này vào họ Rhamnaceae, bộ Rhamneae. Ông đã xây dựng khóa định loại,
mô tả một số đặc điểm sinh học và phân bố cho 4 loài thuộc chi Rhamnus L. ở
Tây-Bắc và Trung Ấn Độ đó là: R. purpureus, R. triquetrus, R. virgatus, R.
persicus.
Năm 1875, J. D. Hooker nghiên cứu về thực vật ở Ấn Độ, đã mô tả đặc
điểm về loài thuộc chi Rhmanus L.. Trong công trình này, ông xếp chi
Rhamnus vào tông Rhamneae thuộc họ Rhamneae. Ngoài ra, ông đã mô tả
đặc điểm về chi Rhamnus L. với các loài là: R. arnottianus, R. persiuos, R.
dahuriuos, R. wightii, R. purureus, R. tricusten, R. nipalensis, R. procumens.
C. A. Backer (1965) khi nghiên cứu hệ thực vật tại đảo Java, In-đô-nêxi-a. đã xếp chi Rhamnus L. vào họ Rhamnaceae và ghi nhận 1 loài thuộc chi
Rhamnus L. là R. napalensis Laws.
Chen Yi-lin (1972), khi nghiên cứu về họ táo, ông đã mô tả và xây
dựng khóa định loại của các loài thuộc 2 phân chi là chi Rhamnus. subg.
Frangula và chi Rhamnus. subg. Rhamnus. Trong đó có 7 loài thuộc phân
chi Rhamnus. subg. Frangula, 57 loài thuộc chi Rhamnus. subg. Rhamnus.
Ngoài ra dựa trên các đặc điểm cơ quan chủ yếu là thân, lá, lá đài hoa, bộ

nhụy, quả xếp chi Rhamnus L.vào tông Rhamneae thuộc họ Rhamnaeae.
Trong công trình này, ông đã lập khóa phân loại mô tả các đặc điểm của tất cả
các loài và kèm theo hình vẽ của các loài thuộc chi Rhamnus L. có phân bố ở
Trung Quốc. Công trình này được Chen Yilin; Carsten Schirarend dịch sang

8


tiếng anh và công bố trong “ Flora of China” (2007).
Năm 1993, trong thực vật của đài loan, các tác giả Liu, Yeh-Ching, Lu,
Fu-Yuen, Ou, Chern-Hsiung và Wang, Chiou-Meei. Họ đã nghiên cứu và mô
tả đặc điểm của các loài thuộc chi Rhamnus đó là R. chingshuiensis, R.
crenata, R. formosana, R. kanagusuki, R. nakaharae, R. parvifolia, R.
pilushanensis.
1.2.2. Ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu các loài thuộc chi Mận rừng ở Việt Nam là
Pitard C. J.. Năm 1912, ông đã mô tả và công bố các loài thuộc chi Mận rừng
trong hệ thực vật Đông Dương, trong đó có Việt Nam đó là Rhamnus
cambodianus Piere, R. nipalensis Wall., R. tonkinensis Pitard.
Đến năm 1950, Tardieu trong công trình Bổ sung thực vật chí Đại
cương Đông Dương đã xây dựng khóa định loại, mô tả và phân bố 7 loài
thuộc chi Rhamnus L. Trong đó, có 6 loài ở Việt Nam gồm: R. nepalensis var.
Tonkinensis Tard, R. bodinieri Léveillé, R. griseus Merrill, R. crenatus Sieb.
Et Zucc, R. longipes Merrill et Chun, R. utilis Decs
Phạm Hoàng Hộ là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu chi Mận rừng
Miền Nam Việt Nam. Năm 1972, có một loài được ông công bố đó là
Rhamnus crenatus Sieb. & Zucc. var. cabodianum. Lê Khả Kế 1973 cũng là
những người đầu tiên nghiên cứu chi Rhamnus L. ở Miền Bắc Việt Nam, các
loài ông nghiên cứu được đó là R. crenata Sieb. et Zucc., R. nipalensis Wall.
var. tonkinensis Tard., được công bố vào năm 1973. Năm 1992, Phạm Hoàng

Hộ đã mô tả vắn tắt các dặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, phân bố và có
hình vẽ sơ bộ các loài thuộc chi Rhamnus L. phân bố Việt Nam đó là R.
bodinieri Lévl, R. crenatus Sieb. & Zucc. var cambodiaum, R. crenatus var.
parvifolius, R. crenatus var. oreigenes, R. hainanensis Merr. & Chun., R.

9


henryi Schneid, R. longipes Merr & Chun., R. nepalensis Laws., R. subpetalus
Merr., R. utilis DC. Công trình này được tái bản vào năm 2000. Đây được coi
là tài liệu phân loại thực vật chi Rhamnus L. ở Việt Nam có giá trị nhất tới
thời điểm này.
Năm 2003 trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” tác giả
Nguyễn Tiến Bân đã lập danh lục 9 loài thuộc chi Rhmanus L. hiện biết ở
Việt Nam. Ông đã cung cấp một số dẫn liệu dạng sống, vùng phân bố, sinh
thái và giá trị tài nguyên các loài trong chi này ở Việt Nam.
Ngoài ra, còn một số các tác giả khác nghiên cứu giá trị của các loài thuộc
chi Rhamnus L. ở Việt Nam như Võ Văn Chi (1997) “Từ điển cây thuốc Việt
Nam”, Đỗ Tất lợi (2004) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Đỗ Huy
Bích (2004) “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” và nhiều các tác
giả và công trình công bố khác. Các tác giả không có những dẫn liệu bổ sung
về mặt Thực vật học nhưng đã cung cấp thông tin về giá trị sử dụng của các
loài thuộc chi Rhamnus L. ở Việt Nam.

10


Chƣơng 2. Đối tƣợng, Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt Nam, thông qua các

mẫu vật nghiên cứu, các tài liệu.
+ Tài liệu: Các tài liệu liên quan đến chi Mận rừng (Rhamnus L.) trên
thế giới và của Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo về phân loại.
+ Mẫu vật: Các mẫu thực vật thuộc chi Mận rừng ở Việt Nam, hiện
đang lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật như phòng Tiêu bản thực vật,
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); phòng Tiêu bản thực vật, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội (HNU), phòng Tiêu
bản thực vật, Viện Dược liệu Hà Nội (HNPM) và các mẫu vật tươi sống được
thu thập từ thực địa. Bên cạnh đó, tham khảo các thông tin về mẫu vật ở một
số Bảo tàng Thực vật trong và ngoài nước.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Được thực hiện chủ tại Bảo tàng thực vật, Phòng Thực vật, Viện Sinh
thái & TNSV và Khoa Sinh – KTNN, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Phân tích các hệ thống phân loại chi Mận rừng (Rhamnus L.) trên thế
giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp các loài thuộc chi Mận rừng
ở Việt Nam.
Thu thập, tìm hiểu, phân tích mẫu vật.
Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Mận rừng ở Việt Nam.

11


Xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Mận rừng ở Việt Nam.
Tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng của
các loài thuộc chi Mận rừng ở Việt Nam.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp kế thừa

Kế thừa các kết quả nghiên cứu về hệ thống, phân loại, tài nguyên và
sinh học phân tử liên quan đến chi Mận rừng (Rhamnus L.) trên thế giới và ở
Việt Nam từ trước đến nay.
Phương pháp so sánh hình thái
Để phân loại chi Mận rừng (Rhamnus L.), chúng tôi sử dụng phương
pháp hình so sánh. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là
phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện
nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài
các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của
nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi
trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng
với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với
cây cây trưởng thành, nụ so với nụ, hoa so sánh với hoa, …).
Khóa định loại được xây dựng theo kiểu khóa lưỡng phân.
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành
đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp (thu thập và xử lý mẫu vật) và nội
nghiệp (phân tích, mô tả đặc điểm hình thái và hoàn thiện luận văn).
Ngoại nghiệp
Chọn mẫu: Chọn những mẫu tiêu biểu và đầy đủ các phần như thân,
cành, lá, cơ quan sinh sản là hoa hoặc quả và có đủ trữ lượng theo yêu cầu.

12


Chụp ảnh mẫu: Đây là việc làm rất quan trọng, giúp lưu giữ lại hình
ảnh của mẫu phục vụ cho những nghiên cứu phân loại cũng như bảo quản
mẫu sau này. Ảnh cần phải đảm bảo các yêu cầu: Quan sát được mẫu tươi một
cách đầy đủ và tự nhiên; Hình ảnh hiển thị được toàn bộ các bộ phận của cây;
Chụp lại toàn bộ những đặc điểm bất thường, đặc biệt, khác biệt.
Nhãn (lý lịch mẫu): bao gồm những thông tin sau:

Số hiệu mẫu (bắt buộc): Số hiệu này được gắn liền với mẫu vật liên tục
trong suốt quá trình thực hiện bảo quản và lưu giữ bộ sưu tập. Nó được ví như
số Chứng minh nhân dân của con người. Số hiệu mẫu cũng xuất hiện trên bất
kỳ trích dẫn nào của mẫu vật.
Tên người thu mẫu: ghi lại đây đủ tên của tất cả những người tham gia
thu thập được mẫu đó.
Ngày, tháng, năm thu mẫu: Ghi lại ngày thu mẫu.
Đặc điểm hình thái của mẫu: hình dạng, kích thước, màu sắc tự nhiên
của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản (nếu có) ...v.v...
Đặc điểm sinh thái nơi thu mẫu: kiểu thảm thực vật, đất mẹ, hướng
phơi, độ rốc ...v.v..
Địa điểm thu mẫu: vùng miền, tỉnh, huyện, xã, tuyến điều tra, ô định
vị...; định vị tọa độ, độ cao địa điểm thu mẫu bằng GPS.
Một số lưu ý khi viết nhãn: Khi ghi nhãn phải dùng bút chì mềm hoặc bút viết
không bị tan trong nước, cồn hoặc các dung dịch bảo quản mẫu, tuyệt đối
không dùng bút bi, bút mực tan trong nước hoặc dung dịch bảo quản mẫu để
tránh bị mất thông tin khi ngâm tẩm về sau. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu,
các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc ghi phiếu mô tả.Các ghi chú nhất
thiết phải được hoàn thiện trước khi mẫu vật được xử lý.

13


Ghi nhật ký mẫu: Dùng bút chì hoặc bút bi mực (loại mực không tan
trong nước và cồn) ghi chép lại đầy đủ các thông tin về mẫu vật như: số hiệu
mẫu, số lượng mẫu thu, địa điểm thu hái mẫu, các đặc điểm sinh học, sinh
thái và điều kiện sống của mẫu, ngày tháng thu hái mẫu, giới tính mẫu...
Ép mẫu: Đối với mẫu tiêu bản đối chứng, tùy theo kích thước của từng
mẫu chọn những cỡ giấy thích hợp để ép mẫu. Thông thường giấy được sử
dụng để ép mẫu là giấy báo, mỗi mẫu được ép giữa 2 lượt báo, mỗi kẹp mẫu

thường ép từ 15-20 tiêu bản. Ở một số bảo tàng thường sử dụng tấm nhôm
mỏng có các gờ lượn sóng để kẹp thêm vào giữa các lớp báo nhằm tạo điều
kiện bốc hơi nhanh và làm phẳng mẫu khi sấy. Kẹp dùng để ép mẫu có thể
dùng kẹp gỗ hoặc kim loại, kích thước của kẹp ép mẫu thường có kích cỡ
28,5x42 cm2.
Làm khô mẫu: Mẫu sau khi thu có thể được làm khô bằng cách phơi
nắng hoặc sấy. Mẫu thường được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 40-500C. Lưu ý
trong suốt quá trình phơi sấy mẫu, cứ 1-2 ngày phải kiểm tra, nhằm mục đích
cho mẫu nhanh khô và chỉnh sửa mẫu nếu cần thiết.
Hoàn thiện mẫu tiêu bản: Mẫu sau khi đã khô, tẩm độc (nếu có) được cố
định hoặc khâu trên giấy mẫu của bảo tàng-giấy Crôki (loại giấy không axit), có
đủ độ dai và cứng cần thiết. Kích thước khổ giấy thường sử dụng ở Việt Nam là
28,5x42 cm2.
Mẫu sau khi được khâu hoặc cố định trên giấy phải được dán hoặc kèm
theo phiếu định tên khoa học (kích thước 7x10 cm2), với đầy đủ các thông tin về
mẫu như trong nhật ký mẫu. Thông tin bao gồm: tên và ký hiệu bảo tàng (có thể
bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc Latin...), số hiệu mẫu, tên khoa học (tên họ, tên
loài ghi đầy đủ cả tên tác giả), tên Việt Nam (bao gồm cả tên phổ thông và tên
địa phương), nơi thu mẫu, người thu mẫu, ngày thu mẫu, một số đặc điểm nơi

14


thu mẫu, một số đặc điểm mẫu khi thu..., người giám định, ngày giám định. Sau
đó, mẫu được bàn giao cho Ban chủ nhiệm đề tài.
Sắp xếp mẫu trong bảo tàng: Mỗi mẫu tiêu bản sau khi hoàn thiện được
bọc trong một tờ báo, một số tiêu bản (thường cùng số hiệu) được xếp chung
trong một tờ bìa cứng có ghi nhãn định tên cho tiêu bản ở bên ngoài (bìa cũng
thường sử dụng giấy không axit).
Các mẫu tiêu bản được phân chia đến các bậc phân loại, sắp xếp vào

các vị trí phân loại của mình và được xếp vào các vị trí đã được xác định
trong Bảo tàng. Thông thường mỗi bảo tàng sử dụng một hệ thống phân loại
khác nhau để phục vụ cho việc phân chia và sắp xếp mẫu vật. Ở Phòng tiêu
bản thực vật - Viện Sinh thái & TNSV (HN) sử dụng hệ thống của Takhtajan.
Các mẫu vật trong mỗi họ thường được sắp xếp theo vần A, B, C...
Nội nghiệp:
Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, so sánh các nguồn tài liệu, các mẫu
nghiên cứu. Sử dụng phương pháp So sánh hình thái trong việc phân loại chi
Mận rừng (Rhamnus L.)
Xác định vị trí phân loại và hệ thống phân chi Mận rừng (Rhamnus L.)
ở Việt Nam.
Xử lí danh pháp: Tên khoa học, tên tài liệu công bố đầu tiên, các tài
liệu liên quan; tên Việt Nam; tên gốc (basionym); synonym (nếu có).
Xây dựng khóa định loại chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt Nam.
Mô tả hình thái: Thân (kiểu thân, chiều cao, đường kính, đặc điểm vỏ
thân, đặc điểm cành non…); Lá và lá kèm (kiểu hình thái lá, cách mọc, hình
dạng, kích thước, đặc điểm cuống lá, mép lá, gân lá, các đặc điểm đặc biệt
khác như lông, lá kèm…); Cụm hoa (kiểu cụm hoa, kích thước, và các đặc

15


điểm khác như lông,...); Hoa (kiểu giới tính của hoa, mẫu, cấu tạo đài,
tràng, nhị, nhụy…); Cụm quả ( kiểu cụm quả, kích thước, và các đặc điểm
khác....); Quả ( hình dạng, kích thước, màu sắc, và các đặc điểm khác....); Hạt
(hình dạng, kích thước, mặt cắt ngang của hạt, ...).
Tìm hiểu thông tin mẫu chuẩn (typus), vùng phân bố, trích dẫn mẫu
nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm sinh học-sinh thái và giá trị sử dụng của các
loài.


16


Chƣơng 3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt
Nam
Theo hệ thống phân loại của Menchior in Engler’s System (1964), chi
Rhamnus L. bao gồm cả Frangula và Oreoherzogia thuộc tông Rhamneae, họ
Rhamnaceae, bộ Rhamnales, lớp Dicotyledoneae.
Theo hệ thống của A. Takhtajan (2009), chi Rhamnus L. bao gồm cả
Frangula thuộc tông Rhamneae, phân họ Paliureae, họ Rhamnaceae, bộ
Rhamnales, liên bộ Rhamnanae, phân lớp Rosidae, lớp Magnoliopsida.
Để phân loại chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt Nam, chúng tôi theo
quan điểm của 2 tác giả trên, chi Rhamnus L. (bao gồm cả Frangula) thuộc họ
Rhamnaceae, bộ Rhamnales.
3.2. Đặc điểm hình thái Chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt Nam
3.2.1. Kiểu thân
Hầu hết các đại diện thuộc chi Mận rừng (Rhamnus L) ở Việt Nam là
cây thân gỗ, cao đến 10 m; hoặc cây bụi (R. crenata var. parvifolia, R.
bodinieri, R. hainanensis). Cành non có lông (R. napalensis, R. crenata, R,
bodinieri, R. henryi, R. hainanensis, R. grisea) hoặc không lông (R. utilis, R.
longipes); một số có lỗ vỏ và vết sẹo lá rụng để lại (R. napalensis, R.
bodibieri).
3.2.2. Lá
Các loài thuộc chi Mận rừng (Rhamnus L) ở Việt Nam đều có lá đơn,
mọc cách; phiến lá hình bầu dục, mép có răng cưa (R. napalensis, R. utilis, R.
longipes) hoặc mép nguyên (R. bodinieri, R. henryi), một số có phiến hình
thuôn nhọn, mép có răng mịn (R. crenata) hay mép nguyên (R. grisea) và

17



hình elip (R. hainanensis). Gốc lá tròn hoặc tù, mũi nhọn, một số gốc có hình
nêm (R. heryi). Lá kèm nhỏ, mọc thành đôi ở gốc lá, hình kim, sớm rụng.
3.2.3. Cụm hoa và hoa
Cụm hoa dạng xim nhiều ngả, mọc ở nách lá hoặc đầu cành (R. henryi,
R. hainanensis, R. crenata, R. bodinieri ) hay dạng tán ở nách lá (R. longipes).
Hoa đơn tính, mẫu 5, cuống dài 2-3 (mm), thường có màu vàng xanh
(R. napalensis, R. bodinieri, R. hainanensis, R. subapetala); Nhị 5, ngắn hơn
hoa, bao phấn hình tim, đĩa mật mỏng, bầu hình cầu, vòi nhụy ngắn, trẻ đôi từ
giữa ( R. napanensis); hoa đực có vòi nhụy ngắn, hoa cái nhỏ, bầu nhụy dạng
hình cầu, 3 ô (R. bodinieri), cuống hoa phủ lông măng (R. hainanensis). Hoa
mẫu 4, cánh hoa nhỏ hơn đài, hoa đực có 4 nhị, hoa cái có bầu hình cầu, vòi
nhụy xẻ đôi (R. utilis).
Hoa lưỡng tính, mẫu 5, cuống hoa dài; đài hình chén, mép xẻ 5 cánh
nhọn; nhị 5, đối diện với cánh hoa; đĩa mật mảnh; bao phấn hình trứng; bầu
dính với triền ( R. crenata, R. henryi, R. longipes); cánh hoa nhỏ, dạng xoan,
nhụy 5, gắn trước cánh hoa, noãn sào không lông (R. crenata var. parvifolia);
cuống dài, mép có 5 cánh hình tam giác (R. longipes).
3.2.4. Quả
Quả hạch, gần hình tim đến hình cầu, khi chín màu đỏ hoặc hơi đen,
mang đài tồn tại, mặt dưới hạt có rãnh kéo dài (R. bodinieri, R. subapetala) có
lông (R. henryi) hay nhẵn (R. grisea). Hạt 2-3 màu đen bóng
Rhamnus L. – Chi Mận rừng
L. 1753. Sp. Pl. 1: 193; Wall. 1875. Fl. Brit. Ind. 1(3): 638-640; Pitard. 1912.
Fl. Gen. Indoch. 1: 926-927; Tardieu-Blot. 1950. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1:
835-839; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 447-449; N. T. Ban. 2003.

18



Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1140; Chen Yilin & Carsten Schirarend. 2007. Fl.
China. 12 : 139.
Cây gỗ hoặc cây bụi; có gai hoặc không; cành non phủ lông tơ hoặc
lông măng, cành già thường nhẵn hoặc có ít lông, màu nâu xám khi khô. Lá
đơn, mọc cách, đối hoặc tập hợp dạng vòng ở đỉnh chồi; phiến lá có hình bầu
dục hoặc thuôn hình trái xoan, gân bên lông chim. Cụm hoa dạng xim. Hoa
đơn tính hoặc lưỡng tính. Bao hoa mẫu 4-5. Đài 4-5, hợp ở gốc. Tràng 4-5.
Nhị 4-5, đối diện cánh hoa. Đĩa mật quanh gốc bầu. Bầu trên, 3 ô. Quả hạch,
hình cầu. Hạt 2-3.
Type: Rhamnus cathartica L. (LT) designated by N. L. Britton & A.
Brown (1913), Ill. Fl. N.U.S. ed. 2. 2: 502.
Trên thế giới có khoảng 150 loài, phân bố chủ yếu ở Đông Á, Bắc Mỹ,
một số loài ở Bắc Phi, và châu Âu. Ở Việt Nam hiện ghi nhận có 9 loài.
3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Mận rừng (Rhamnus L.) ở Việt
Nam
1A. Hoa lưỡng tính, bao hoa mẫu 5. ........................Rhamnus subgen Frangula
2A. Mép lá có răng cưa hoặc gần như nguyên; vòi nhụy xẻ 3 ..... 1. R. henryi
2B. Mép lá nguyên; vòi nhụy nguyên hoặc có 2-3 thùy.
3A. Mặt dưới lá phủ lông tơ hay lông măng dày, cuống lá phủ lông tơ dày;
vòi nhụy nguyên ................................................................ 2. R. crenata
3B. Mặt dưới lá không có lông hay chỉ có lông trên gân, cuống lá nhẵn hay
có lông măng thưa; vòi nhụy có 2-3 thùy.
4A. Cuống cụm hoa dài hơn 1.5 (cm).................................... 3. R. longipes
4B. Cuống cụm hoa ngắn hơn 1 (cm) ........................................ 4. R. grisea

19



×