Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

[QHKTQT] Tiểu luận Tác động tích cực của khu vực mậu dịch tự do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.03 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***--------

TIỂU LUẬN
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO
Nhóm: 2 (Pizza Hải Sản)
Thành viên:
Nguyễn Hải Triều

1301017256

Thái Anh Trí

1301017255

Đặng Quốc Cường

1301017026

Huỳnh Thuỳ Dung

1301017029

Võ Anh Phương

1301017169

Nguyễn Ngọc Phương Lan



1301017091

Vũ Quang Vũ

1101017904

Page 1


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

MỤC LỤC

Page 2


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

1 KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO LÀ GÌ?
1.1 Khái quát chung
Khu vực mậu dịch tự do là một thể loại của khối thương mại , một nhóm các
quốc gia được thiết lập mà đã đồng ý để loại trừ thuế quan, hạn ngạch và ưu đãi
trong phần lớn trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trong
nhóm. Nó có thể được coi là giai đoạn thứ hai của hội nhập kinh tế. Các nước chọn
loại hình hội nhập kinh tế nếu cơ cấu kinh tế của họ được bổ sung.
Khu vực mậu dịch tự do là hình thức liên kết kinh tế quốc tế trong trong đó các
nước thành viên thỏa thuận với nhau về việc giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan
và các biện pháp hạn chế về số lượng, tiến tới hình thành một thị trường thống nhất
về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập

tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước ngồi khu vực. Nói cách khác, những
thành viên của FTA có thể duy trì những thuế quan riêng và những hàng rào thương
mại khác đối với thế giới bên ngoài.
Một số khu vực mậu dịch tự do tiêu biểu: khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
NAFTA - North American Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do các
nước Bắc Mỹ được thành lập theo hiệp định ký kết ngày 12/8/1992 bao gồm 3 nước
Mỹ, Canada và Mehico. NAFTA chủ trương dần tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan
giữa 3 nước trong vòng 15 năm, gạt bỏ mọi trở ngại trong các lĩnh vực buôn bán,
dịch vụ và đầu tư, cho phép công dân các nước thành viên được tự do đi lại, mở
ngân hàng, thị trường chứng khốn, cơng ty bảo hiểm... Khác với EU, NAFTA chỉ
mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào
thuế quan chứ khơng tiến tới xóa bỏ biên giới quốc gia và không xây dựng một thị
trường thống nhất về tiền tệ.

Page 3


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

AFTA (viết tắt của ASEAN Free Trade Area) - Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN, là một thoả thuận thương mại giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Quyết định thành lập AFTA được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ
4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Mục tiêu của AFTA là tự do hóa thương
mại trong các nước ASEAN thông qua việc giảm đến mức tối thiểu các biểu thuế
trong khu vực và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, thu hút đầu tư nước ngồi vào
khu vực và khuyến khích các ngành kinh tế ASEAN có một định hướng rộng hơn
và mang tính thị trường khu vực hơn cho các nền kinh tế trong lĩnh vực sản xuất và
thị trường.


Page 4


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

1.2 Khu vực mậu dịch tự do AFTA đã hình thành và phát triển như thế nào?
1.2.1

Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 7 của hiệp hội
các nước Đông nam á ASEAN. Sự kiện trọng đại này đánh dấu một thành cơng to
lớn của chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam, đánh đấu một bước phát
triển mới trong quá trình hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế và liên kết
kinh tế quốc tế.
Với 7 thành viên và với số dân 430 triệu người, diện tích 3,5 triệu km 2, thu
nhập bình quân đầu người là 1680 USD. ASEAN là cửu ngõ của Đông Nam á, là
nơi hội tụ các giao lưu kinh tế quốc tế và đang trở thành khu vực phát triển năng
động nhất của châu á cũng như trên toàn thế giới.

Page 5


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO



Kể từ ngày 1/1/1993 các nước ASEAN cùng nhau thoả thuận cùng nhau xây
dựng khối mậu dịch tự do ASEAN - AFTA một thị trường chung rộng lớn trong
lịng Đơng Nam Á. Đặc biệt là chương trình ưu đãi thuế quan hữu hiệu chung

(CEPT), thực hiện giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan trong khoảng thời
gian lúc đầu dự định là 15 năm sau đó rút xuống 10 năm bắt đầu từ 1/1/1993 có ý
nghĩa quan trọng và tác động sâu sắc đến nền kinh tế mỗi quốc gia. Mục tiêu của
chương trình này là đến năm 2003 giảm thuế quan đối với các hàng hoá sản xuất
trong nội bộ khối xuống tới mức 0 - 5%. Hội nghị cấp cao của ASEAN lần thứ 5
vừa qua đã đề ra yêu cầu cố gắng hoàn thành mục tiêu vào năm 2000. Thực hiện
được điều đó AFTA sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường khả năng canh tranh
của ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và ngược lại, củng
cố và thúc đẩy tiến trình nhất thể hố trong khu vực và đưa tới sự phát triển năng
động hơn nữa của mỗi thành viên, điều này hồn tồn phù hợp với q trình quốc tế
hoá đời sống kinh tế thế giới cả trên cấp độ toàn cầu và trên cấp độ khu vực.
ATFA ra đời có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với các nước. Tuy thế, sự ra đời
của AFTA cũng là kết quả phức hợp giữa sự tác động của các nhân tố bên trong và
bên ngoài sau :
Về nhân tố bên trong : Do Sự phát triển của quá trình cơng nghiệp hố trong hai
thập kỷ qua đã làm tăng nhanh chóng quy mơ bn bán lẫn nhau giữa các nền kinh
tế ASEAN. Vào đầu những năm 90, phần xuất khẩu nội địa của những nhóm nước
này đã tăng khoảng 20%, chẳng hạn vào năm 1980 hàng chế tạo của Singapo chỉ
chiếm 15,3% trong tổng số hàng xuất khẩu nội bộ của ASEAN thì đến năm 1990 đã
Page 6


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

tăng lên 60,2%, cùng lúc đó Inđơnêsia cũng tăng từ 13,3% lên đến 46,6%, Thái Lan
từ 29,1% tăng lên 48,3%... có thể nói nền kinh tế của các nước ASEAN có tính
hướng ngoại và đang rất cần tìm kiếm thị trường xuất khẩu . Điều này càng được
thúc đẩy nhanh hơn nhờ sự tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế khu vực đối
với các chiến lược phi điều chỉnh và biện pháp tự do hố thương mại. Chính phủ
các nước ASEAN cũng nhận thấy rõ sự trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

trong chiến lược phát triển và đi đến đề xuất một khu vực mậu dịch tự do hoá
thương mại giữa các nước thành viên một cách có hiệu quả.



Về nhân tố bên ngồi: Do sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường của nhiều nước trên
thế giới tiêu biểu như: Trung Quốc, các nước Đông Âu, làm cho các quốc gia
ASEAN ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài và cạnh tranh thương mại. Do sự cạnh tranh của nhiều tổ chức hợp tác của
các khu vực như EU, NAFTA. Nói cách khác, sức ép của chủ nghĩa khu vực cùng
sự xuất hiện của các khối EU, NAFTA và nhiều yếu tố làm giảm đi lợi thế cạnh
tranh của các nước ASEAN đòi hỏi các nước ASEAN phải có sự thống nhất để đi
đến những biện pháp thúc đẩy nhanh chóng bn bán nội bộ và tự do hoá quan hệ
thương mại giữa khu vực với các khối liên minh kinh tế khác.
1.2.2

Sự ra đời và những mục tiêu chính của AFTA

AFTA(ASEAN Free Trade Area) là diễn đàn hợp tác kinh tế quan trọng và
đáng chú ý nhất của ASEAN, được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần
thứ 4 tại Singapore theo sáng kiến của ThaiLand, Tháng 2 năm 1992. Khu vực mậu
dịch tự do AFTA chỉ gồm có những thành viên của hiệp hội các nước Đông nam á
(ASEAN), 7 thành viên của AFTA là: Singapore, ThaiLand, Philipine, Malaysia,
Indonesia, Brunei, Việt Nam. Khu vực mậu dịch tự do AFTA lớn hơn khu vực mậu
Page 7


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và liên minh châu Âu (EU) về số dân và diện tích

nhưng thấp hơn về thu nhập bình quân đầu người từ 10 - 15 lần.
Khu vực mậu dịch tự do AFTA là nơi thu hút sự chú ý của các liên minh kinh
tế thế giới, các cơng ty, các tập đồn đa quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế,
AFTA sẽ là khối mậu dịch "hạt nhân" của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương (APEC), AFTA có một vị trí quan trọng với những mục tiêu sau đây:
• Thực hiện tự do hoá Thương Mại ASEAN bằng việc loại bỏ các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực;
• Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ASEAN bằng cách tạo dựng
ASEAN thành một thị trường thống nhất và hấp dẫn các nhà đầu tư quốc
tế;
• Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay
đổi, đặc biệt là phát triển trong xu thế tự do hoá thương mại tồn cầu.
Thơng qua việc thành lập AFTA các nước ASEAN muốn tạo ra một thị trường
mà trong đó :
• Một hàng rào thuế quan được xố bỏ;
• Thuế suất đánh vào các mặt hàng xuất nhập khẩu chỉ từ 0 - 5%;
• Phương thức để tiến hành giảm thuế là chương trình CEPT.
Tóm lại, AFTA ra đời đã trở thành một bộ phận hợp thành của xu thế tự do
hoá thương mại rộng lớn hơn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tồn cầu. Do
đó, tạo lập AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập khu vực mở, một sự thích ứng
mới cho sự phát triển của ASEAN trong xu thế khu vực hóa, tồn cầu hố. AFTA sẽ
làm tăng khối lượng bn bán trong nội bộ ASEAN cũng như giữa các nước
ASEAN với các nước ngồi khu vực. Theo nghiên cứu của một nhóm chun gia
do ASC chỉ định thì AFTA có thể sẽ làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu của các
nước ASEAN sẽ tăng từ 1,5% (đối với Singapore) đến 5%(đối với Thái Lan) và
trong khoảng 1,5 - 5% đối với các nước khác.
1.2.3

Những quy định chung về AFTA-CEPT


1.2.3.1 AFTA có các nội dung chính sau :
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT);
2. Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hố giữa các nước thành viên;
3. Cơng nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá của nhau;
4. Xoá bỏ những qui định hạn chế đối với ngoại thương;
5. Tiến hành hoạt động tư vấn vĩ mô.
Trong những yếu tố trên CEPT được coi là yếu tố cốt lõi vì thơng qua việc
giảm thuế quan, dỡ bỏ dần các hàng rào phi thuế quan... người ta sẽ xác lập được
nền thương mại tự do trong nội bộ khối.
1.

Page 8


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

Khơng phải tới thời điển này, nhu cầu liên kết kinh tế trong lĩnh vực thương
mại của ASEAN mới được đặt ra. Trước đó, từ năm 1997, một chương trình nhằm
thúc đẩy mậu dịch giữa các nước thành viên đã được đưa vào thực hiện với thoả
thuận ưu đãi thương mại (Preferentoal Trading Arrangements - PTA). Khác với
PTA, quan hệ thương mại ASEAN theo CEPT trong môi trường các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan dần được loại bỏ hoàn tồn.
1.2.3.2 Những quy định chung của CEPT.




Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT ) được ký kết giữa
các nước ASEAN năm 1992 là cơ chế chính để thực hiện AFTA. Mục tiêu của
CEPT là giảm mức thuế quan trong Thương Mại nội bộ ASEAN xuống còn 0-5%,

đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan.
CEPT áp dụng với sản phẩm chế tạo, kể cả sản phẩm cơ bản và sản phẩm nơng sản.
Tuy nhiên, chỉ có những sản phẩm có ít nhất 40% giá trị xuất sứ của ASEAN (của
riêng một nước hoặc nhiều nước ASEAN cộng lại) và phải là các sản phẩm được
đưa vào danh mục được giảm thuế và được hội đồng AFTA xác nhận
Các sản phẩm được đưa vào chương trình cắt giảm thuế gồm 4 khoản mục :
1. Danh mục các sản phẩm với tiến trình giảm nhanh và giảm thường (IL)
2. Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL)
3. Danh mục hàng nông sản chưa qua chế biến. Nhạy cảm (UAPS)
4. Danh mục loại trừ hoàn thành (EL).
Theo CEPT, tiến trình cắt giảm được quy định cụ thể cho các sản phẩm trong
từng danh mục trừ các sản phẩm thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn là những sản
phẩm không thuộc diện cắt giảm thuế quan (gồm các sản phẩm có ảnh hưởng tới an
ninh, quốc phịng và an toàn xã hội chiếm dưới 5% tổng số mã thuế của ASEAN ).
Tiến trình cắt giảm bình thường của các sản phẩm thuộc danh mục cắt giảm
các thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống còn 20% vào 1/1/1998 và tiếp tục giảm
xuống 0 - 5% vào 1/1/2003. Các sản phẩm có thuế suất dưới 20% sẽ được giảm
xuống 0 - 5% vào 1/1/2000. Đối với tiến trình nhanh, các sản phẩm có thuế suất trên
20% sẽ giảm 0 - 5% vào 1/1/2000, các sản phẩm có thuế suất dưới 20% sẽ được
giảm xuống 0-5% vào 1/1/1998. Các sản phẩm nông sản chưa qua chế biến thuộc
danh mục cắt giảm ngay sẽ bắt đầu được cắt giảm từ 1/1/1996 đến 1/1/2003 sẽ có
mức thuế suất 0 - 5%. Các sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời cũng được
chuyển sang danh mục cắt giảm (mỗi năm 20% sản phẩm). Để giảm thuế trong
vòng 5 năm từ 1/1/1996 đến 1/1/2000. thời hạn chuyển sang danh mục cắt giảm đối
với các sản phẩm nông sản chưa chế biến thuộc danh mục TEL là từ 1/1/1998 đến
1/1/2003 mỗi năm 20%.
Tuy nhiên, mỗi nước có thể giảm thuế trong những thời gian khác nhau.
Nhưng thời điểm hoàn thành thuế là 1/1/2003.
Page 9



TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

Các sản phẩm nông sản chưa qua chế biến thuộc danh mục nhạy cảm sẽ được
xenm xét riêng và bắt đầu cắt giảm từ 1/1/2001 hoặc chậm nhất là 1/1/2003 với mức
thuế cuối cùng là 0-5% trừ một số mặt hàng nông sản được coi là nhạy cảm cao
chưa thống nhất được giữa các nước ASEAN.
Tuy nhiên sau một số năm thực hiện CEPT, các nước thành viên ASEAN đã
đề xuất ra một lịch trình giảm thuế linh hoạt, nghĩa là các nước không nhất thiết
phải tuân thủ theo hai kênh đồng tuyến với các quy trình rạch rịi cho các thuế suất
cần cắt giảm qua từng thời kỳ mà có thể tuỳ theo đặc điểm cơ cấu thuế của nước
mình để xây dựng lịch trình cắt giảm thuế thích hợp, miễn sao giảm nhanh thuế
quan xuống còn 0-5% trước năm 2003, sớm hơn càng tốt. Hiện nay, Hội đồng
AFTA đã chấp nhận đề xuất đó như một sáng kiến nhằm đáp ứng các yêu cầu về
việc tạo dựng một khu vực tự do hoá thương mại ASEAN trước thời hạn. Trên cơ
sở phân tích cơ cấu các Danh mục, tại Hội đồng AFTA lần thứ 8, các nước ASEAN
đã khuyến nghị việc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình thực hiện AFTA bằng cách mở
rộng các mặt hàng chịu thuế có thuế suất từ 0-5% vào năm 2003 và tối đa hố số
các mặt hàng có thuế suất giảm tới 0% vào năm 2003.

1.2.3.3 Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT



Khi vận dụng CEPT, chúng ta khơng được qn điều kiện bổ sung cho cơ chế
giảm thuế theo CEPT. Đó là các ưu đãi theo CEPT giữa các quốc gia ASEAN sẽ
được trao đổi trên nguyên tắc có đi có lại. Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế
quan khi xuất khẩu hàng hố trong khối, một sản phẩm cần có các điều kiện sau:
Sản phẩm đó phải nằm trong Danh mục giảm thuế của cả nước xuất khẩu và nước
nhập khẩu và phải có mức thuế quan nhập khẩu nhỏ hơn hoặc bằng 20%.


Page 10


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO



Sản phẩm đó phải có trong chương trình giảm thuế quan được Hội đồng AFTA
thơng qua.
Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu
hàm lượng suất xứ từ các nước thành viên ASEAN ít nhất là 40%.
1.2.3.4 Cơng thức tính hàm lượng ASEAN như sau:

Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận các sản phẩm là đầu vào nhập khẩu từ các
nước không phải là thành viên ASEAN tính theo gía CIF tại thời điểm nhập khẩu.
Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận các sản phẩm là đầu vào không xác định được
xuất xứ tính theo giá bắt đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ của nước xuất
khẩu là thành viên của ASEAN.
Nếu một sản phẩm có đủ cả ba điều kiện trên sẽ được hưởng mọi ưu đãi mà
quốc gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được sử dụng ưu đãi hoàn toàn). Nếu sản
phẩm thoả mãn các yêu cầu trên trừ việc có mức thuế nhập khẩu bằng hoặc thấp
hơn 20% (tức là sản phẩm đó có thuế suất 20%) thì sản phẩm đó chỉ được hưởng
thuế suất CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFN, tuỳ thuộc thuế suất nào
nhỏ hơn.
Các điều kiện trên đưa ra nhằm đảm bảo sự bình đẳng hợp lý về cơ hội tiếp
cận thương mại giữa các nhà sản xuất đang cạnh tranh trong các quốc gia ASEAN.
Chúng cũng góp phần khuyến khích các quốc gia nhanh chóng đưa các sản phẩm
vào Danh mục giảm thuế. Các sản phẩm thuộc Danh mục giảm thuế theo CEPT và
các sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan cuả các nước trên khác sẽ được

ghi rõ trong tài liệu hướng dẫn trao đổi nhượng bộ theo CEPT (CCEM) xuất bản
hàng năm của mỗi nước.
1.3 Quá trình hình thành và phát triển khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NAFTA
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (North America Free Trade
Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada,
Mĩ, Mexico, ký kết ngày 12/8/1992, hiệu lực từ ngày 1/01/1994... Năm 1993, hiệp
định NAFTA được quốc hội 3 nước thơng qua gồm 5 chương trình và 20 điều
Page 11


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

khoản, chủ trương dần tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa 3 nước trong vòng
15 năm, gạt bỏ mọi trở ngại trong các lĩnh vực buôn bán, dịch vụ và đầu tư, cho
phép công dân các nước thành viên được tự do đi lại, mở ngân hàng, thị trường
chứng khốn, cơng ty bảo hiểm... Nội dung của hiệp định này là: Giúp cho kinh tế
của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có
thể dễ dàng chuyển giao cơng nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển
giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngồi ra, hiệp định này cịn giúp cho 3
nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như
EU, AFTA…Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành
viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ khơng tiến tới xóa bỏ biên giới
quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ.

Page 12


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO


2 CÁC LỢI ÍCH KHI THAM GIA VÀO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO
1.4 Gia tăng sản lượng quốc gia
Mục đích chính của thương mại là cung cấp khả năng đạt được lượng hàng
hóa và dịch vụ lớn hơn so với khi khơng có thương mại. Theo quỹ Heritage
Foundation, việc tự do hóa thương mại thúc đẩy sự cạnh giữa các cơng ty ở các
nước thành viên, buộc họ phải tìm ra công nghệ sản xuất mới, giữ giá thấp với chất
lượng cao nếu không muốn bị loại ra khỏi thị trường. Tự do hóa thương mại cho
phép các cơng ty tập trung vào sản xuất loại hàng hóa mà họ có thế mạnh nhất.
Thương mại quốc tế làm tăng quy mô thị phần mà các công ty nắm giữ. Giúp các
cơng ty có thể giảm bớt chi phí bình qn nhờ tính kinh tế theo quy mơ, từ đó tăng
năng suất sản xuất, giúp tỉ lệ lợi nhuận trên sản phẩm tăng cao.

GDP CỦA CÁC NƯỚC TĂNG TRƯỞNG MẠNH SAU KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH AFTA

1.5 Phát triển kinh tế quốc gia
Việc tự do hóa thương mại thường gắn với những rủi ro, nhưng nếu quốc gia
chấp nhận những rủi ro ấy, thì họ sẽ nhận lại được những lợi ích nhất định như tăng
doanh số hay thị phần. Khi các nước lớn tiến hành tham gia các khu vực mậu dịch
tự do, nền kinh tế của họ phát triển hơn. Nhưng với các nước nhỏ, việc tham gia vào
các khu mậu dịch tự do có thể khiến nền kinh tế yếu kém của họ trở nên bất ổn hoặc
thậm chí là tụt dốc. Nhưng lợi thế của những quốc gia nghèo hay đang phát triển là
họ có thể tiếp cận với các dịng vốn hoặc có cơ hội tiếp cận công nghệ mới, kinh
Page 13


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

nghiệm quản lý từ các nuóc khác để phát triển kinh tế nhanh chóng hơn so với việc
đóng cửa hay hạn chế thương mại.


FDI Ở CÁC NƯỚC ASEAN TĂNG VỚI TỐC ĐỘ CAO SAU KHI KÍ HIỆP ĐỊNH AFTA

Tác động rõ rệt nhất của tham gia và thực hiện AFTA đối với FDI vào Việt
Nam là tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư nước ngồi nói chung và của ASEAN
nói riêng vào cam kết mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế của nước ta. Kể từ thực
hiện AFTA, tỷ trọng vốn đầu tư từ các nước ASEAN trong tổng vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng khá, đạt trung bình 18,5% giai đoạn 1995-2003.
Sau khi gia nhập NAFTA, tình hình đầu tư tại Mỹ thay đổi rõ rệt. Đầu tư trong
thời kì sau gia nhập NAFTA tại USA tăng 107% từ năm 1993 còn trước đó, ước
tính chỉ đạt khoảng 45% trong thời kì 1980 – 1993
Việc tham gia vào hiệp định tự do thương mại chắc chắn sẽ khuyến khích các quốc
gia tăng cường xuất khẩu sang các nước khác vì hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi
thuế quan do các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị bãi bỏ, từ đó làm tăng khả
năng cạnh tranh hàng hóa của các quốc gia giúp phát triển nền kinh tế.

Page 14


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

VIỆT NAM XUẤT KHẨU NHIỀU HƠN VỚI TỐC ĐỘ ỔN ĐỊNH Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU VÀ TỐC ĐỘ CAO
GIAI ĐOẠN SAU NĂM 2000 SAU KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH AFTA

Tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và ASEAN tăng 20% ngay năm đầu tiên
thực hiện CEPT (1996) và liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (trừ năm
2001) với tốc độ trung bình 15,8% mỗi năm trong giai đoạn 1996-2003. So với năm
đầu tiên thực hiện CEPT/AFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN
năm 2004 đã tăng gấp 1,8 lần.


Năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu của USA đến Canada tăng 200%, đạt 301
tỉ USD. Tương tự, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 199%, đạt 332 tỉ USD so với
năm 1993.
Page 15


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

1.6 Gia tăng mạng lưới hợp tác quốc tế
Hiệp định thương mại tự do (FTA) buộc các công ty trong một quốc gia phải
tuân thủ pháp luật và các nguyên tắc, quy định của các hiệp định mà quốc gia này
tham gia. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) yêu cầu các nước thành viên phải tôn
trọng tất cả các thỏa thuận, nguyên tắc đã được thống nhất giữa các nước thành viên
trong các vịng đàm phán. Các nước khơng tn thủ quy định sẽ bị trừng phạt dưới
nhiều hình thức, trong đó việc rút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp là hình thức mạnh
tay nhất. Nếu muốn giữ lại các ích lợi của thương mại tự do, các quốc gia phải tôn
trọng các nguyên tắc, điều này khiến cho mạng lưới kinh tế khu vực trở nên ổn định
và an tồn hơn cho tất cả các nước thành viên.

Khơng chỉ gia tăng hợp tác trong thương mại, thông qua FTA các nước thành
viên cịn có thể giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến chính trị như xung đột
hay căng thẳng giữa các nước nhờ vào mối liên kết FTA tạo ra, qua đó cũng làm
tăng vị thế của các quốc gia thành viên trên thế giới.
1.7 Thương mại tự do giúp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả
Thương mại tự do giúp cải thiện việc phân bổ lại nguồn lực giữa các nước
thành viên. Nếu các quốc gia, hoặc cơng dân các quốc gia ấy có thể tự do giao dịch
những gì họ cần, thì họ có thể tập trung vào thế mạnh của mình. Kết hợp với nhập
khẩu hiệu quả giúp ngăn chặn lạm phát, vì các sản phẩm được nhập khẩu đều đến từ
các nguồn tốt nhất và giá cả thấp nhất.
Lợi thế của Việt Nam sau khi gia nhập AFTA được nhận thấy rõ rệt nhất qua

việc hạ thuế quan trong khuôn khổ AFTA góp phần vào chuyển dịch cơ cấu sản
Page 16


TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU MẬU DỊCH TỰ DO

xuất trong nội bộ các nước ASEAN theo hướng các nước ASEAN có trình độ phát
triển cao hơn như Malaysia, Thái Lan, Singapo tăng cường đầu tư vào các ngành sử
dụng nhiều nhân cơng và có khả năng tận dụng thuế suất AFTA. Bên cạnh đó,
AFTA thúc đẩy thu hút FDI từ các nước ngoài ASEAN vào Việt Nam ở những lĩnh
vực có thể tận dụng nguồn nguyên liệu chung của ASEAN và nhân cơng rẻ của Việt
Nam
Một ví dụ điển hình khác, tổng số lượng việc làm của Hoa Kỳ tăng từ 112,2
triệu năm 1993 lên 137,2 triệu việc làm năm 2006. Tỉ lệ thất nghiệp trung bình thời
kì 1993 - 2006 đạt 5,1% so với thời kì 1981 - 1993 (trước khi tham gia NAFTA).

TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở BANG OHIO, MỸ THAY ĐỔI QUA CÁC NĂM KHI KÍ HIỆP ĐỊNH NAFTA

1.8 Thương mại tự do cung cấp ưu đãi cho các doanh nghiệp ở các quốc gia
Hiệp định thương mại tự do mở rộng thị trường và cung cấp các ưu đãi và
những sự bảo hộ nhất định cho các công ty, doanh nghiệp khi tham gia xuất nhập
khẩu hàng hóa. Bao gồm các cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền lao động
và cung cấp sự cạnh tranh công bằng ở tất cả các thị trường. Đồng thời, các tiêu
chuẩn môi trường hay cải thiện các điều kiện hải quan. Theo Alan Blinder, đại học
Princeton – Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu có những cơng nghệ tinh vi để tạo ra những
việc làm tốt hơn cho cơng dân các quốc gia.
Thương mại và tài chính có mối quan hệ tương hỗ, việc đầu tư trên một khu
vực rộng hơn, giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm bớt rủi ro.

Page 17




×