Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.71 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÊ

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO
PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÊ

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO
PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MAI HOA

Hà Nội, 2016



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch được xem là một phương tiện để phát triển đất nước từ những năm
60 của thế kỉ XX [33, tr.347]. Đặc biệt ở những nước đang phát triển như các quốc
đảo và các đảo đã bắt đầu tập trung hết mọi nỗ lực để phát triển du lịch. Du lịch
được xem là một công cụ để cải thiện kinh tế địa phương cũng như tạo ra cơ hội
việc làm, gia tăng doanh thu, đóng góp nguồn thuế, nâng cao lợi ích về ngoại tệ và
cải thiện cơ sở hạ tầng và chính những lợi ích này tạo điều kiện cho sự phát triển
các ngành khác. Tuy nhiên, bên cạnh thành công về kinh tế là những thách thức về
vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường. Năm 2010, UNWTO nhận định: “Người dân
không được hưởng lợi từ các dự án du lịch mà nó chỉ nằm trên bàn của một số nhà
hoạch định chính sách và lãnh đạo thế giới” [81]. Từ đó, trong những năm gần đây,
nhiều nhà nghiên cứu đã hướng đến cách tiếp cận phát triển du lịch an toàn hơn đó
là du lịch bền vững. Du lịch bền vững là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng
trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch. Hiện nay, chưa có một định nghĩa
chung nào về sự phát triển bền vững, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất
rằng sự phát triển bền vững là đạt được kết quả tích cực về kinh tế, môi trường và
xã hội trong dài hạn. DLDVCĐ được xem là một hình thái hoàn hảo của sự phát
triển du lịch bền vững, trong đó, người dân địa phương được tham gia vào các dự án
phát triển du lịch và thực tế các dự án này đem lại lợi ích lớn cho họ. Bên cạnh đó,
DLDVCĐ được xem là loại hình ít gây hại đến môi trường, văn hóa, xã hội. Bởi vì
CĐĐP được giám sát, quyết định những đặc điểm văn hóa nào nên được chia sẻ với
du khách. Vậy một trong những vấn đề nổi cộm trong cách tiếp cận này chính là
hướng về sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương sẽ nhận được cơ hội
tốt, được phân chia lợi ích nhiều hơn và công bằng hơn từ sự phát triển du lịch ngay
tại địa phương của họ, thái độ của người dân đối với sự phát triển du lịch và nguồn
tài nguyên được cải thiện, thậm chí làm tăng giới hạn chấp nhận của người dân đối
với du lịch.
Ngành du lịch Việt Nam phát triển cũng không nằm ngoài xu thế của thế

giới. Xuất hiện từ năm 1997, trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển,


DLDVCĐ đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, ngày càng
hấp dẫn đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài[26]. Việc phát triển
loại hình du lịch này không chỉ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch mà còn phát huy
thế mạnh văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nằm trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, với 192 km chiều dài bờ biển
và các đảo nhỏ ven bờ, Bình Thuận là tỉnh có lợi thế về phát triển du lịch biển, đảo
và vùng ven biển. Ngoài các khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng như Phan Thiết –
Mũi Né – Hòn Rơm, Thuận Quý – Kê Gà… tỉnh còn có các đảo ven bờ thu hút
khách du lịch như Cù lao Câu, Hòn Bà, Phú Quý. Huyện đảo Phú Quý (còn gọi là
Cù lao Thu) có diện tích 18 km2, cách đất liền 56 hải lý, xung quanh đảo chính còn
có các đảo nhỏ như: Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh, Hòn Hải… Đây là huyện
đảo tiền tiêu của tỉnh Bình Thuận, cũng như nằm trong cụm đảo ven bờ của Việt
Nam có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng. Trong “Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
được Chính phủ ban hành vào tháng 12/2014 xác định: huyện đảo Phú Quý, tỉnh
Bình Thuận là 01 trong 06 điểm du lịch quốc gia cần được ưu tiên đầu tư phát triển.
Tuy nhiên cho đến nay, so với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn
hóa hiện có cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc phòng, đầu tư du lịch đảo Phú
Quý vẫn còn chậm được triển khai, người dân chưa thật mặn mà với hoạt động du
lịch tại địa phương do nhận thức của họ về du lịch còn hạn chế. Những thông tin về
DLDVCĐ đến với du khách còn nghèo nàn, người dân tham gia vào hoạt động du
lịch còn hạn chế về số lượng, chất lượng, thu nhập và chất lượng cuộc sống cộng
đồng còn thấp.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động
du lịch tại điểm đến du lịch hiện nay ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt chưa có một
nghiên cứu nào về du lịch tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Để đánh giá nhận thức
và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch đặc biệt là tại các điểm đến du

lịch đảo, xem xét sự giới hạn và nhạy cảm của nguồn tài nguyên đòi hỏi có những
công trình nghiên cứu tổng thể, khoa học về các nguồn lực, thực trạng và giải pháp
thu hút sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch nhằm mang lại hiệu quả


kinh tế, xã hội, môi trường bền vững cho các chủ thể tham gia đặc biệt là CĐĐP. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận” là cần thiết, nhằm góp phần vào
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận hiện tại và tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về DLDVCĐ nói chung và nghiên cứu về nhận thức cũng
như sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch nói riêng được thực hiện rất
nhiều tại các nước phát triển. Trong những năm gần đây, đề tài này cũng đang được
các học giả tại các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm. Mặc dù, DLDVCĐ là
loại hình du lịch ra đời từ rất lâu nhưng sự phát triển của nó theo hình thức bền
vững chỉ mới bắt đầu sau khi con người nhận thấy thách thức của du lịch đại chúng
gây ra những vấn đề tác động tiêu cực đến xã hội, văn hóa và môi trường. Do đó,
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đây là một trong những hướng nghiên cứu mới
với nhiều công trình được thực hiện với quy mô, phạm vi và địa phương khác nhau.
Trên thế giới
Từ buổi đầu, tầm quan trọng của DLDVCĐ được chú ý qua công trình của
Murphy mang tên “Du lịch: một sự tiếp cận theo hướng cộng đồng” [56]. Sau đó,
nhiều nhà nghiên cứu khác thực hiện các công trình về DLDVCĐ như: Okazaki
(2008), Richards and Hall (2000), Aref (2011), Bramwell (2014), Ap (1992), Tosun
(2000). Những công trình của các nhà nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa
du lịch và CĐĐP bao gồm sự tham gia của cộng đồng, nhận thức của cộng đồng và
sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động du lịch. Ngoài ra, có các công trình
phân tích năng lực của cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch
như: France (1998); Aref (2010, 2011); Hassan (2012). Bên cạnh đó, các công trình
khác của các tác giả Choi (2005); Murphy (1985); Ap (1992); Johnson (1994) cho

rằng sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan được xem như là một yếu tố quan
trọng của sự phát triển du lịch bền vững.
Về du lịch đảo, tác giả Swarbrooke nhận định, bên cạnh những thách thức
giống như du lịch ở đất liền thì du lịch đảo còn đối diện với nhiều thách thức hơn do
sự biệt lập, chi phí vận chuyển, môi trường dễ bị tổn thương [70]. Để vượt qua


những thách thức này, nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức chính phủ, cá nhân tại các
nước đang phát triển cho rằng phát triển DLDVCĐ được xem là một trong những
hình thức hoàn hảo của du lịch bền vững tại các đảo. Đây được xem là công cụ để
phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, tác giả Mustapha đưa ra các rào cản sự tham gia
của cộng đồng trong đưa ra các quyết định về hoạt động du lịch. Cụ thể, nghiên cứu
trường hợp đảo Tioman tại Malaysia. Tác giả cho rằng, để khuyến khích và động
viên người dân tham gia, tất cả các bên liên quan đến hoạt động du lịch cần phải
làm việc cùng nhau để xóa đi những rào cản về văn hóa, người dân phải thay đổi
thái độ và xác định du lịch là một trong những ngành mang lại lợi ích cho họ. Đồng
thời họ phải nhận thức được quyền của họ trong các dự án, quyết định, kế hoạch du
lịch tại địa phương [58].
Theo cách nhìn thực tế, nhiều bài báo, tạp chí về DLDVCĐ tập trung vào các
yếu tố thành công của DLDVCĐ. Trong đó, tác giả Tosun cho rằng để đạt được du
lịch bền vững ở cấp độ địa phương tại các nước đang phát triển đòi hỏi phải có sự
lựa chọn về chính trị gắt gao, qui trình đưa ra các quyết định chặt chẽ và đáng tin
cậy cùng với đó là sự hợp tác của các nhà điều hành du lịch quốc tế và các cơ quan
hỗ trợ khác [70]. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động DLDVCĐ trên
thế giới có các công trình tại Châu Á của tác giả Jame Elliott (1987), Omodi K.
(2010), Nyaupaneet al. (2006), Okazaki (2008) và Kayat (2010) đều cho rằng để
phát triển du lịch có sự tham gia của các bên liên quan đòi hỏi phải có sự thay đổi
tổng thể trong xã hội, chính trị và cấu trúc kinh tế tại điểm đến đó. Tại Mỹ La tinh,
như ở Braxin có công trình của tác giả Guerreiro, (2007); Ecuador (Ruiz et al.,
2008), Peru (Mitchell, 2001; Zorn and Farthing, 2007) lại tìm thấy rằng để sự tham

gia của cộng đồng đạt được mức độ cao nhất đòi hỏi hoạt động du lịch phải mang
lại lợi ích về kinh tế, xã hội cho hầu hết người dân nơi điểm đến.
Về khía cạnh phát triển du lịch theo hướng tiếp cận cộng đồng chẳng hạn
như: nhận thức của cộng đồng, thái độ của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng
vào hoạt động du lịch có các tác giả Liu J. (1987), Aref (2011), Eshliki (2012),
Breugel (2013), Rojana (2013), Ming (2014). Những công trình này đều đưa ra sự
liên kết chặt chẽ giữa mức độ tham gia của cộng đồng và nhận thức của cộng đồng


cũng như thái độ của họ đối với các chiến lược phát triển du lịch. Theo Choi và
Sirikaya (2005), sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng đến sự thành
công của ngành du lịch và được xem như là một trong những sản phẩm du lịch và
kết quả của quá trình đưa ra quyết định quan trọng về các chiến lược du lịch. Bên
cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các thuyết cơ bản như “Thuyết về sự trao đổi xã
hội” (Social Exchange Theory)và thuyết về “sự tham gia của cộng đồng” của các
tác giả Pretty (1995) và France (1998) để đánh giá và xác định mức độ tham gia của
cộng đồng vào hoạt động du lịch.
Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu về DLDVCĐ đã xuất hiện từ rất sớm
và thu hút nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức tham gia. Trước hết là cuốn:“Tài
liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”với mục đích chia sẻ các kinh nghiệm
xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nâng cao đời sống người dân nghèo ở các
vùng miền khác nhau trên cả nước nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với
môi trường, văn hóa truyền thống địa phương, do Quỹ Châu Á hỗ trợ và phối hợp
với Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI).
Các nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng đối với tác động của du lịch, sự
tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch cũng như sự ủng hộ của họ đối với sự
phát triển du lịch có các công trình tiêu biểu như: P.H.Long, năm 2010, 2012 nghiên
cứu về nhận thức của cộng đồng đối với tác động của du lịch tại vườn quốc gia Cúc
Phương và Vịnh Hạ Long. Trong nghiên cứu, tác giả đã xác định tính ứng dụng của

thuyết “trao đổi xã hội” trong việc xác định nhận thức của CĐĐP về các tác động
do hoạt động du lịch mang lại và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt
động phát triển du lịch tại địa phương [51, 52].
Tác giả Bùi Thị Thanh Vân với nghiên cứu vào năm 2015“Ý thức cộng đồng
và sự tham gia là chìa khóa cho sự phát triển du lịch trong quá trình toàn cầu
hóa”áp dụng phương pháp tiếp cận ý thức cộng đồng và sự tham gia đối với phát
triển du lịch ở phố cổ Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho thấy ý thức cộng đồng và sự
tham gia là một trong những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển lâu dài, bền
vững trong quá trình toàn cầu hóa [84].


Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Quốc Nghi cùng cộng sự, năm 2012, với
nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng
đồng của người dân tỉnh An Giang” xác định 05 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
tham gia tổ chức du lịch của người dân gồm: trình độ học vấn, qui mô gia đình, thu
nhập, vốn xã hội và nghề truyền thống. Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động
mạnh nhất đến quyết định tham gia phát triển du lịch của người dân [7].
Luận văn thạc sĩ của Tạ Tường Vi năm 2013, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội, sử dụng phương pháp KAP để đánh giá kiến thức, thái độ
và kỹ năng của người dân trong hoạt động du lịch, lấy trường hợp tại địa đạo Củ
Chi - thành phố Hồ Chí Minh [24].
Ngoài ra,có một số nghiên cứuđề cập đến vai trò của cộng đồng trong phát
triển du lịch có thể kể đến như: “Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn
và phát huy giá trị di sản thế giới quần thể danh thắng Tràng An” của Nguyễn Thị
Quỳnh Anh và “Vai trò của cộng đồng trong phát triển thương hiệu du lịch” của
Võ Sáng Xuân Lan Trường Đại học Văn Lang – Thành phố Hồ Chí Minh, các
nghiên cứu này đều cho rằng sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch góp
phần phát triển thương hiệu du lịch cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa địa
phương.
Đối với tỉnh Bình Thuận, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh năm 2014 “Du

lịch cộng đồng tỉnh Bình Thuận, mô hình và giải pháp phát triển trong giai đoạn
tới” nghiên cứu, đánh giá khó khăn và đưa ra các giải pháp khả thi để phát triển du
lịch cộng đồng tại Bình Thuận, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại các vườn
thanh long ở Hàm Thuận Nam và mô hình du lịch cộng đồng tại làng Chăm, Bắc
Bình. Tại Hội thảo “Du lịch cộng đồng, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại
Bình Thuận” tổ chức năm 2015 tại Mũi Né – Bình Thuận, nhấn mạnh vai trò cần
thiết của du lịch cộng đồng trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển
du lịch tỉnh nhà.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng và sự tham gia của
cộng đồng trên thế giới và một số nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng các nghiên cứu
này chưa có sự kết nối đầy đủ về xác định mức độ tham gia của cộng đồng theo


thuyết “tham gia” của Pretty (1995) và nhận thức của cộng đồng đối với tác động
do du lịch mang lại cũng như việc sử dụng thuyết “trao đổi xã hội” để giải thích sự
ủng hộ của người dân đối với các dự án du lịch tại địa phương. Sự kết nối này sẽ
góp phần khai thác sự sẵn sàng của người dân trong tham gia vào hoạt động du lịch
trên đảo đồng thời chứng minh kết quả của các nghiên cứu trước và xác định được
các yếu tố khác có thể tác động đến các quyết định của địa phương. Hơn nữa,
nghiên cứu này cũng rất cần thiết đối với các bên tham gia trong hoạt động du lịch
trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch khả quan hơn đồng thời hạn chế tối
đa tác động tiêu cực của sự phát triển du lịch đến cư dân địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu mức độ tham gia và thái độ, nhận thức của cộng đồng đối với
việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại huyện đảo Phú Quý. Từ đó, đề xuất
giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển du lịch huyện đảo
một cách bền vững.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:

Tổng quan các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
Điều tra và đánh giá thực trạng hoạt động DLDVCĐ tại huyện đảo Phú Quý
cũng như nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng, thu hút cộng đồng
tham gia vào hoạt động du lịch ở huyện đảo Phú Quý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động DLDVCĐ, trọng tâm là
sự tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồngtại huyện đảo Phú Quý.
4.2. Phạm vi
Về nội dung: Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào du lịch trong việc
phát triển DLDVCĐ ở huyện đảo Phú Quý.
Về không gian: Nghiên cứu tại 03 xã đảo: Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải
của huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.


Về thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập
và cập nhật từnăm 2010 đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
đã được sử dụng:
5.1. Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như:
giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước, trang website điện tử.
Những thông tin thực tế liên quan đến cộng đồng khu vực nghiên cứu được thu thập
thông qua niên giám thống kê Bình Thuận, các báo cáo, kế hoạch, chương trình, dự
án, Nghị quyết của UBND huyện đảo Phú Quý và của 03 xã đảo: Tam Thanh, Ngũ
Phụng, Long Hải.
5.2. Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải

nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với
việc thu thập tư liệu bằng văn bản bản cứng, bản mềm, chụp ảnh tư liệu, quan sát
ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua 3 chuyến đi thực tế tại huyện đảo
Phú Quý từ tháng 7/2015 đến tháng 4/2015.
- Chuyến đi thứ 1: Thực hiện vào tháng 7/2015 với mục đích khảo sát tổng
quan huyện đảo Phú Quý. Mục đích chuyến khảo sát này là rà soát, so sánh, đối
chiếu thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập với tình hình thực tế và có cái nhìn tổng
thể về vấn đề nghiên cứu, khảo sát tài nguyên du lịch tại huyện đảo, trải nghiệm
tham quan tất cả các phong cảnh, đình chùa, ẩm thực, tìm hiểu người dân, chụp
hình, thu thập tư liệu thứ cấp tại huyện đảo Phú Quý. Trên cơ sở đó vạch ra lộ trình,
lịch trình và nhiệm vụ cho các đợt khảo sát tiếp theo.
- Chuyến đi thứ 2: Thực hiện vào tháng 2/2016, khảo sát các điều kiện kinh
tế, văn hóa, xã hội và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại 03 xã
đảo Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải.
- Chuyến đi thứ 3: Thực hiện vào tháng 4/2016 nhằm bổ sung, cập nhật một
số thông tin còn thiếu để hoàn chỉnh luận văn.


Phương pháp điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn: Để có được những nhận
định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm tham khảo ý kiến,
kinh nghiệm, cách thức quản lý, tổ chức hoạt động DLDVCĐ từ sở, ngành bao gồm
các cán bộ quản lý về du lịch của địa phương. Người phỏng vấn được phỏng vấn trực
tiếp theo phương pháp phỏng vấn cấu trúc với một số câu hỏi chuẩn bị sẵn.
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Được sử dụng để thu thập
thông tin. Vì điều kiện thời gian và cách trở về khoảng cách nên chỉ phát được 315
phiếu cho người dân địa phương và số phiếu thu về là 306 phiếu. Đối tượng phỏng
vấn chủ yếu là chủ hộ gia đình.
5.3. Các phương pháp và công cụ xử lý dữ liệu
Để phân tích các dữ liệu một cách đúng đắn, tiếp cận được bản chất của vấn đề,
luận văn có sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu khác nhau như: phương pháp thống

kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp:Lựa chọn
sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh,
đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được nội dung phù hợp với
tổng thể và đối tượng nghiên cứu. Công cụ chính để xử lý là Excel, SPSS 18.0 để dựng
các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ và tổng hợp số liệu thống kê.
Sơ đồ tiến trình thực hiện đề tài:
Lựa chọn tên đề tài → xây dựng đề cương → sưu tầm, lưu trữ, lập danh mục
tài liệu liên quan đến luận văn → khảo sát (điền dã lần 1)→ viết luận văn → khảo
sát (điền dã lần 2) → khảo sát (điền dã lần 3)→ viết báo → hoàn chỉnh luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận về DLDVCĐ và sự tham gia của cộng đồng vào
hoạt động du lịch tại vùng biển, đảo
Chương 2. Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch tại
huyện đảo Phú Quý
Chương 3. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động
du lịch tại huyện đảo Phú Quý


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng việt
[1] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2012), Đề án phát triển du lịch biển, đảo và
vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.
[2] Nguyễn Bá Diến (2009), Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những
vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Tạp chí Khoa học – ĐHQG
Hà Nội, tr.145-162.
[3] Đảng bộ huyện Phú Quý (2007), Huyện Phú Quý - Những chặng đường lịch sử.
[4] Huyện ủy Phú Qúy (2013), Kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 22NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII) về chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020.

[5] Nguyễn Văn Lưu (2006), Phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị
trường, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia
của cộng đồng.
[6] Luật Du lịch (2005).
[7] Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2012), Các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của
người dân ở tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học, tr. 194-202.
[8] Trần Nhạn (1995), Du lịch và Kinh doanh du lịch, NXB Văn hóa.
[9] Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng, NXB Khoa học và
Kỹ thuật Hà Nội.
[10] SNV.Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng, SNV và đại học tổng
hợp Hawaii.
[11] Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận (2014), Báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ, công tác quản lý du lịch năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ
năm 2016.
[12] Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận (2014), Báo cáo tình hình
thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận.


[13] Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận (2015), Báo cáo đánh giá tình
hình, kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và phương hướng phát triển giai đoạn
2015-2020 trong lĩnh vực du lịch.
[14] Trần Đức Thanh (chủ biên) và Trần Đức Thắng, Lê Thu Hương, Trần Thị Mai
Hoa, Phạm Thị Hường (2014), Một số vấn đề du lịch sinh thái cộng đồng và an
sinh xã hội tại vườn quốc gia Cúc Phương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[15] Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[16] UBND tỉnh Bình Thuận (2015), Liên kết phát triển du lịch vùng Duyên hải
miền Trung với vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông
Bắc Campuchia, Hội thảo quốc tế, Bình Thuận.

[17] UBND xã Long Hải (2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
[18] UBND xã Ngũ Phụng (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh, kiêm điểm công tác điều hành UBND năm 2015 và
phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2016.
[19] UBND huyện Phú Quý (2010), Kế hoạch phát triển du lịch huyện Phú Quý giai
đoạn 2011 – 2015.
[20] UBND huyện Phú Quý (2014), Kế hoạch phát triển các loại hình dịch vụ và sản
phẩm phục vụ du lịch trên địa bàn huyện Phú Quý giai đoạn 2015 – 2020.
[21] UBND huyện Phú Quý (2016), Báo cáo tổng kết về tổ chức và hoạt động của
UBND huyện nhiệm kỳ 2011 – 2016.
[22] UBND tỉnh Bình Thuận (2012), Qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình
Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
[23] UBND tỉnh Bình Thuận (2014), Báo cáo tình hình phát triển du lịch năm 2014,
nhiệm vụ, giải pháp năm 2015.
[24] Tạ Tường Vi (2013), Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch tại địa đạo Củ Chi theo phương pháp KAP, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
[25] Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu
hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng.


[26] Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2008), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục.
Tài liệu Tiếng anh
[27] Allen R.L.et al. (1988), The impact of tourism development on residents'
perceptions of community life, Journal of Travel Research, pg.7.
[28] Ap J. (1992), Residents' perceptions on tourism impacts, Annals of Tourism
Research Annals of Tourism Research. Vol.19(No.4), pg. 665-690.
[29] Aref F. và Redzuan M. (2010), Community Leaders' Perceptions towards
Socio-cultural Impacts of Tourism on Local Communities, Journal of Human

Ecology -Delhi-. Vol.29 (No.2), pg. 87-91.
[30] Aref F. et al. (2010), Assessing the level of community capacity building in
tourism

development

in

local

communities,

Journal

of

Sustainable

Development. Vol.3 (No.1), pg. 81-90.
[31] Aref F. et al. (2010), Dimensions of community capacity building: A review of
its implications in tourism development, Journal of American Science, pg. 172 180.
[32] Aref F. (2011), Sense of community and participation for tourism development,
Life Sci. J. Life Science Journal. Vol.8(No.1), pg. 20-25.
[33] Aref F.(2011), Barriers to community capacity building for tourism
development in communities in Shiraz, Iran, Journal of Sustainable Tourism.
Vol. 19(No.3), pg. 347-359.
[34] Bramwell B. (2014), Local Participation in Community Tourism, pg. 556-566.
[35] Breugel L.V. (2013), Community based tourism local participation and
perceived impacts, Faculty of Social Sciences, Radboud University, Nijmegen.
[36] Butler R. (1980), The concept of a tourist area cycle of evolution: implications

for management of resources, CAG Canadian Geographer. Vol.24 (No.1),
pg.5-12.
[37] Craig G. (2007), Community capacity-building: Something old, something new
. . .?, Critical Social Policy. Vol.27(No.3), pg. 335-359.
[38] Cupples J. (2005), Attachments,grievances, resources, and efficacy: The
determinants of tenant association participation among public housing tenants,
Journal of Urban Affairs. Vol.27, pg. 25-52.


[39] Choi H. và Sirakaya E. (2005), Measuring residents’attitude toward sustainable
tourism: development of sustainable tourism attitude scale, Journal of Travel
Research. Vol.43(No.4), pg. 380-394.
[40] Dunn S. (2007), Toward empowerment : women and community-based tourism
in Thailand, Thesis of Master, University of Oregon, USA.
[41] Elliott J. (1987), Government management of tourist - a Thai case study,
Tourism management, Butterworth & Co ltd, Australia, pg. 10.
[42] Ellis S. (2009), community based tourism in Cambodia: Exploring the role of
community for successful implementation in least developed countries,Thesis of
Doctor of Philosophy, Edith Cowan University, Australia.
[43] France L. (1998), Local participation in tourism in the West Indian Islands:
Embracing and managing change in tourism, International case studies, pg.
222-234.
[44] Graci S. and Dodds R. (2010), Sustainable tourism in Island Destinations, UK.
[45] Hai N.T. & Phuong B.C (2014), A study on participation of the Cuchi
community in tourism business by KAP survey, Paper presented,ThangLong
University, Hanoi, Vietnam.
[46] Homans G. (1958), Social Behavior as Exchange.American Journal of
Sociology.Vol. 63 (No.6), pg. 597-606.
[47] Keogh B.(1990), Public participation in community tourism planning, Annals of
Tourism Research. Vol.17(No.3), pg. 449-465.

[48] Lee T.H. (2013), Influence analysis of community resident support for
sustainable tourism development, JTMA Tourism Management. Vol.34, pg.3746.
[49] Lim C. và Cooper C. (2009), Beyon sustainability: Optimising Island Tourism
Development, International Journal of Tourism Research, pg.89-103.
[50] Liu J. (1987), Resident perception of the environmental impacts of tourism,
Annals of Tourism Research. Vol.14(No.1), pg. 17-37.
[51] Long P.H. (2011), Perceptions of Tourism Impact and Tourism Development
among Residents of Cuc Phuong National Park, Ninh Binh, Vietnam.Journal of
Ritsumeikan Social Sciences and Humanities. Vol.3, pg. 75-92.


[52] Long P.H. (2012), Tourism impacts and support for tourism development in Ha
long Bay, Vietnam: An examination of residents' perceptions, Asian Soc. Sci.
Asian Social Science. Vol.8(No.8), pg. 28-39.
[53] Madrigal R. (1995), Residents' perceptions and the role of government, Annals
of Tourism Research Annals of Tourism Research. Vol.22(No.1), pg. 86-102.
[54] Mikkelsen B. (2005), Methods for development work and research: A new
guide for practitioners, SAGE Publications Ltd.
[55] Mitchell R.E. và Reid, D.G (2001), Community integration: island tourism in
Peru, Annals of Tourism Research. Vol. 28, pg. 113-130.
[56] Murphy P. E. (1985), Tourism: A community approach, London: Routledge.
[57] Murphy P.E.(1988),Community driven tourism planning, Tourism management,
Butter & Co Ltd, pg.96-109.
[58] Mustapha N.A. và Azman I. (2013), Barriers to community participation in
tourism development in island destination, Journal of Tourism, Hospitality &
Culinary Arts. Vol.5(No.1), pg. 102 - 124.
[59] Okazaki E.(2008), A Community-Based Tourism Model: Its Conception and
Use, Journal of Sustainable Tourism. Vol.16(No.5), pg. 511-529.
[60] Pretty J.N. (1995), Participatory learning for sustainable agriculture, World
development. Vol.23(No.8), pg. 1247-1263.

[61] REST (1997), Community Based Tourism: Principles and Meaning.
[62] Richards G. và Hall D. (2002), Tourism and sustainable community
development, Routledge, 11 New Fetter Lane, London EC4P 4EE.
[63] Scheyvens R.(1999), Ecotourism and the empowerment of local communities,
Tourism Management. Vol.20, pg. 245-249.
[64] Sheyvens R.(2002), Tourism for development – Empowering communities,
Pearson Education.
[65] Simmons D. G. (1994), Community participation in tourism planning, Tourism
Management. Vol.15(No.2), pg. 98-108.
[66] Sirima1 A. và Muganda P.(2013), The Role of Local Communities in Tourism
Development: Grassroots Perspectives from Tanzania. J Hum Ecol,
Vol.41(No.1), pg. 53-66.


[67] Snyman S.(2016), Strategic Community Participation in Sustainable Tourism.
Reframing sustainable tourism, Environmental Challenges and Solutions.
Vol.2, pg. 5-80.
[68] Stylidis D. và Terzidou M. (2007), Island tourism and socio-economic impacts,
MIBES, pg.954-967.
[69] Stylidis D. Et al. (2014), Residents' support for tourism development: The role
of residents' place image and perceived tourism impacts, Tourism Management
Tourism Management. Vol.45 (No.7), pg. 260-274.
[70] Swarbrooke J.(1999), Sustainable tourism management, Wallingford, Oxon,
UK; New York: CABI Pub, New York.
[71] Tosun C. (1998), Roots of unsustainable tourism development at the local level:
the case of Urgup in Turkey, Tourism Management Tourism Management.
Vol.19 (No.6), pg. 595-610.
[72] Tosun C. (1999), Limits to community participation in the tourism development
process in developing countries, Tourism Management, Elsevier Science Ltd,
Turkey, pg. 21.

[73] Tosun C. (2000), Towards a Typology of Community Participation in the
Tourism Development Process, Anatolia -Ankara- International Journal Of
Tourism And Hospitality Research. Vol.10, pg. 113-134.
[74] Tosun C. (2002), Host perception of impacts : a comparative tourism study,
Annals of tourism research: a social sciences journal.
[75] Tosun C.và Timothy D.J.(2003), Arguments for Community Participation in the
Tourism Development Process, Journal of Tourism Studies. Vol.14, pg. 2-15.
[76] Tosun C. (2006), Expected nature of community participation in tourism
development, Tourism Management. Vol.27(No.3), pg. 493-504.
[77] The mountain Institute (2000), Community based tourism for conservation and
development: A resource kit.
[78] Thammajinda R. (2013), Community participation and social capital in tourism
planning and management in a Thai context, Thesis of Doctor Philosophy,
Lincoln University, New Zealand.


[79] Wang Y. et.al. (2006), Residents’ attitudes toward torism development: a case
study of Washington, NC, Proceedings of the 2006 Northeastern Recreation
Research Symposium, The Pennsylvania University.
[80] WTO (2001), The economic Impact of Tourism in the islands of Asia and the
Pacific.
[81] WTO (2010) (2011) (2012), Annual report.
Trang web
[82] Aggarwal P. (2010), Understanding
community, />6.pdf, truy cập ngày 21/4/2016.
[83] Aref F. (2009), Community Leaders Perceptions toward Tourism Impacts and
Level of Building Community Capacity in Tourism Development, Canadian
Center of Science and Education,
truy cập ngày
02/9/2015.

[84] Bùi Thị Thu Vân (2015), Ý thức cộng đồng và sự tham gia chìa khóa cho sự
phát triển Du lịch trong quá trình Toàn cầu hóa,
/>=blog&id=283&Itemid=993&limitstart=30,truy cập ngày 2/9/2015.
[85] Moscardo G. (2008), Building community capacity for tourism development,
CABI, Wallingford, UK; Cambridge, Mass.,
cập ngày20/8/2015.
[86] WWF (2001),Guidelines for community-based ecotourism development, World
Wildlife

Fund

International,

Switzerland.

truy
cập ngày20/8/2015.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÊ

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO
PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ LÊ

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO
PHÚ QUÝ, TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MAI HOA

Hà Nội, 2016


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch được xem là một phương tiện để phát triển đất nước từ những năm
60 của thế kỉ XX [33, tr.347]. Đặc biệt ở những nước đang phát triển như các quốc
đảo và các đảo đã bắt đầu tập trung hết mọi nỗ lực để phát triển du lịch. Du lịch
được xem là một công cụ để cải thiện kinh tế địa phương cũng như tạo ra cơ hội
việc làm, gia tăng doanh thu, đóng góp nguồn thuế, nâng cao lợi ích về ngoại tệ và
cải thiện cơ sở hạ tầng và chính những lợi ích này tạo điều kiện cho sự phát triển
các ngành khác. Tuy nhiên, bên cạnh thành công về kinh tế là những thách thức về

vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường. Năm 2010, UNWTO nhận định: “Người dân
không được hưởng lợi từ các dự án du lịch mà nó chỉ nằm trên bàn của một số nhà
hoạch định chính sách và lãnh đạo thế giới” [81]. Từ đó, trong những năm gần đây,
nhiều nhà nghiên cứu đã hướng đến cách tiếp cận phát triển du lịch an toàn hơn đó
là du lịch bền vững. Du lịch bền vững là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng
trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch. Hiện nay, chưa có một định nghĩa
chung nào về sự phát triển bền vững, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất
rằng sự phát triển bền vững là đạt được kết quả tích cực về kinh tế, môi trường và
xã hội trong dài hạn. DLDVCĐ được xem là một hình thái hoàn hảo của sự phát
triển du lịch bền vững, trong đó, người dân địa phương được tham gia vào các dự án
phát triển du lịch và thực tế các dự án này đem lại lợi ích lớn cho họ. Bên cạnh đó,
DLDVCĐ được xem là loại hình ít gây hại đến môi trường, văn hóa, xã hội. Bởi vì
CĐĐP được giám sát, quyết định những đặc điểm văn hóa nào nên được chia sẻ với
du khách. Vậy một trong những vấn đề nổi cộm trong cách tiếp cận này chính là
hướng về sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương sẽ nhận được cơ hội
tốt, được phân chia lợi ích nhiều hơn và công bằng hơn từ sự phát triển du lịch ngay
tại địa phương của họ, thái độ của người dân đối với sự phát triển du lịch và nguồn
tài nguyên được cải thiện, thậm chí làm tăng giới hạn chấp nhận của người dân đối
với du lịch.
Ngành du lịch Việt Nam phát triển cũng không nằm ngoài xu thế của thế
giới. Xuất hiện từ năm 1997, trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển,


DLDVCĐ đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, ngày càng
hấp dẫn đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài[26]. Việc phát triển
loại hình du lịch này không chỉ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch mà còn phát huy
thế mạnh văn hóa bản địa, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nằm trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, với 192 km chiều dài bờ biển
và các đảo nhỏ ven bờ, Bình Thuận là tỉnh có lợi thế về phát triển du lịch biển, đảo
và vùng ven biển. Ngoài các khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng như Phan Thiết –

Mũi Né – Hòn Rơm, Thuận Quý – Kê Gà… tỉnh còn có các đảo ven bờ thu hút
khách du lịch như Cù lao Câu, Hòn Bà, Phú Quý. Huyện đảo Phú Quý (còn gọi là
Cù lao Thu) có diện tích 18 km2, cách đất liền 56 hải lý, xung quanh đảo chính còn
có các đảo nhỏ như: Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh, Hòn Hải… Đây là huyện
đảo tiền tiêu của tỉnh Bình Thuận, cũng như nằm trong cụm đảo ven bờ của Việt
Nam có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng. Trong “Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
được Chính phủ ban hành vào tháng 12/2014 xác định: huyện đảo Phú Quý, tỉnh
Bình Thuận là 01 trong 06 điểm du lịch quốc gia cần được ưu tiên đầu tư phát triển.
Tuy nhiên cho đến nay, so với nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn
hóa hiện có cũng như tầm quan trọng về an ninh quốc phòng, đầu tư du lịch đảo Phú
Quý vẫn còn chậm được triển khai, người dân chưa thật mặn mà với hoạt động du
lịch tại địa phương do nhận thức của họ về du lịch còn hạn chế. Những thông tin về
DLDVCĐ đến với du khách còn nghèo nàn, người dân tham gia vào hoạt động du
lịch còn hạn chế về số lượng, chất lượng, thu nhập và chất lượng cuộc sống cộng
đồng còn thấp.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động
du lịch tại điểm đến du lịch hiện nay ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt chưa có một
nghiên cứu nào về du lịch tại đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Để đánh giá nhận thức
và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch đặc biệt là tại các điểm đến du
lịch đảo, xem xét sự giới hạn và nhạy cảm của nguồn tài nguyên đòi hỏi có những
công trình nghiên cứu tổng thể, khoa học về các nguồn lực, thực trạng và giải pháp
thu hút sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch nhằm mang lại hiệu quả


kinh tế, xã hội, môi trường bền vững cho các chủ thể tham gia đặc biệt là CĐĐP. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du
lịch tại huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận” là cần thiết, nhằm góp phần vào
phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận hiện tại và tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về DLDVCĐ nói chung và nghiên cứu về nhận thức cũng
như sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch nói riêng được thực hiện rất
nhiều tại các nước phát triển. Trong những năm gần đây, đề tài này cũng đang được
các học giả tại các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm. Mặc dù, DLDVCĐ là
loại hình du lịch ra đời từ rất lâu nhưng sự phát triển của nó theo hình thức bền
vững chỉ mới bắt đầu sau khi con người nhận thấy thách thức của du lịch đại chúng
gây ra những vấn đề tác động tiêu cực đến xã hội, văn hóa và môi trường. Do đó,
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đây là một trong những hướng nghiên cứu mới
với nhiều công trình được thực hiện với quy mô, phạm vi và địa phương khác nhau.
Trên thế giới
Từ buổi đầu, tầm quan trọng của DLDVCĐ được chú ý qua công trình của
Murphy mang tên “Du lịch: một sự tiếp cận theo hướng cộng đồng” [56]. Sau đó,
nhiều nhà nghiên cứu khác thực hiện các công trình về DLDVCĐ như: Okazaki
(2008), Richards and Hall (2000), Aref (2011), Bramwell (2014), Ap (1992), Tosun
(2000). Những công trình của các nhà nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa
du lịch và CĐĐP bao gồm sự tham gia của cộng đồng, nhận thức của cộng đồng và
sự ủng hộ của cộng đồng đối với hoạt động du lịch. Ngoài ra, có các công trình
phân tích năng lực của cộng đồng và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch
như: France (1998); Aref (2010, 2011); Hassan (2012). Bên cạnh đó, các công trình
khác của các tác giả Choi (2005); Murphy (1985); Ap (1992); Johnson (1994) cho
rằng sự tham gia và hợp tác của các bên liên quan được xem như là một yếu tố quan
trọng của sự phát triển du lịch bền vững.
Về du lịch đảo, tác giả Swarbrooke nhận định, bên cạnh những thách thức
giống như du lịch ở đất liền thì du lịch đảo còn đối diện với nhiều thách thức hơn do
sự biệt lập, chi phí vận chuyển, môi trường dễ bị tổn thương [70]. Để vượt qua


những thách thức này, nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức chính phủ, cá nhân tại các
nước đang phát triển cho rằng phát triển DLDVCĐ được xem là một trong những
hình thức hoàn hảo của du lịch bền vững tại các đảo. Đây được xem là công cụ để

phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, tác giả Mustapha đưa ra các rào cản sự tham gia
của cộng đồng trong đưa ra các quyết định về hoạt động du lịch. Cụ thể, nghiên cứu
trường hợp đảo Tioman tại Malaysia. Tác giả cho rằng, để khuyến khích và động
viên người dân tham gia, tất cả các bên liên quan đến hoạt động du lịch cần phải
làm việc cùng nhau để xóa đi những rào cản về văn hóa, người dân phải thay đổi
thái độ và xác định du lịch là một trong những ngành mang lại lợi ích cho họ. Đồng
thời họ phải nhận thức được quyền của họ trong các dự án, quyết định, kế hoạch du
lịch tại địa phương [58].
Theo cách nhìn thực tế, nhiều bài báo, tạp chí về DLDVCĐ tập trung vào các
yếu tố thành công của DLDVCĐ. Trong đó, tác giả Tosun cho rằng để đạt được du
lịch bền vững ở cấp độ địa phương tại các nước đang phát triển đòi hỏi phải có sự
lựa chọn về chính trị gắt gao, qui trình đưa ra các quyết định chặt chẽ và đáng tin
cậy cùng với đó là sự hợp tác của các nhà điều hành du lịch quốc tế và các cơ quan
hỗ trợ khác [70]. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động DLDVCĐ trên
thế giới có các công trình tại Châu Á của tác giả Jame Elliott (1987), Omodi K.
(2010), Nyaupaneet al. (2006), Okazaki (2008) và Kayat (2010) đều cho rằng để
phát triển du lịch có sự tham gia của các bên liên quan đòi hỏi phải có sự thay đổi
tổng thể trong xã hội, chính trị và cấu trúc kinh tế tại điểm đến đó. Tại Mỹ La tinh,
như ở Braxin có công trình của tác giả Guerreiro, (2007); Ecuador (Ruiz et al.,
2008), Peru (Mitchell, 2001; Zorn and Farthing, 2007) lại tìm thấy rằng để sự tham
gia của cộng đồng đạt được mức độ cao nhất đòi hỏi hoạt động du lịch phải mang
lại lợi ích về kinh tế, xã hội cho hầu hết người dân nơi điểm đến.
Về khía cạnh phát triển du lịch theo hướng tiếp cận cộng đồng chẳng hạn
như: nhận thức của cộng đồng, thái độ của cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng
vào hoạt động du lịch có các tác giả Liu J. (1987), Aref (2011), Eshliki (2012),
Breugel (2013), Rojana (2013), Ming (2014). Những công trình này đều đưa ra sự
liên kết chặt chẽ giữa mức độ tham gia của cộng đồng và nhận thức của cộng đồng


cũng như thái độ của họ đối với các chiến lược phát triển du lịch. Theo Choi và

Sirikaya (2005), sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng đến sự thành
công của ngành du lịch và được xem như là một trong những sản phẩm du lịch và
kết quả của quá trình đưa ra quyết định quan trọng về các chiến lược du lịch. Bên
cạnh đó, nhiều tác giả đã sử dụng các thuyết cơ bản như “Thuyết về sự trao đổi xã
hội” (Social Exchange Theory)và thuyết về “sự tham gia của cộng đồng” của các
tác giả Pretty (1995) và France (1998) để đánh giá và xác định mức độ tham gia của
cộng đồng vào hoạt động du lịch.
Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu về DLDVCĐ đã xuất hiện từ rất sớm
và thu hút nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức tham gia. Trước hết là cuốn:“Tài
liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng”với mục đích chia sẻ các kinh nghiệm
xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nâng cao đời sống người dân nghèo ở các
vùng miền khác nhau trên cả nước nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với
môi trường, văn hóa truyền thống địa phương, do Quỹ Châu Á hỗ trợ và phối hợp
với Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI).
Các nghiên cứu về nhận thức của cộng đồng đối với tác động của du lịch, sự
tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch cũng như sự ủng hộ của họ đối với sự
phát triển du lịch có các công trình tiêu biểu như: P.H.Long, năm 2010, 2012 nghiên
cứu về nhận thức của cộng đồng đối với tác động của du lịch tại vườn quốc gia Cúc
Phương và Vịnh Hạ Long. Trong nghiên cứu, tác giả đã xác định tính ứng dụng của
thuyết “trao đổi xã hội” trong việc xác định nhận thức của CĐĐP về các tác động
do hoạt động du lịch mang lại và sự ủng hộ của cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt
động phát triển du lịch tại địa phương [51, 52].
Tác giả Bùi Thị Thanh Vân với nghiên cứu vào năm 2015“Ý thức cộng đồng
và sự tham gia là chìa khóa cho sự phát triển du lịch trong quá trình toàn cầu
hóa”áp dụng phương pháp tiếp cận ý thức cộng đồng và sự tham gia đối với phát
triển du lịch ở phố cổ Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cho thấy ý thức cộng đồng và sự
tham gia là một trong những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển lâu dài, bền
vững trong quá trình toàn cầu hóa [84].



×