Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Vai trò của kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.08 KB, 16 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGHIấM TH THANH TH

VAI TRò CủA KIểM SáT VIÊN
TRONG QUá TRìNH GIảI QUYếT Vụ áN HìNH Sự
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGHIấM TH THANH TH

VAI TRò CủA KIểM SáT VIÊN
TRONG QUá TRìNH GIảI QUYếT Vụ áN HìNH Sự
(trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. Lấ LAN CHI

H NI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nghiêm Thị Thanh Thư


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT
1.1.

VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰError! Bookmark n
Khái niệm vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ

1.1.1.

1.1.2.

án hình sự ................................................... Error! Bookmark not defined.
Khái niệm Kiểm sát viên ............................. Error! Bookmark not defined.
Khái niệm giải quyết vụ án hình sự và vai trò của Kiểm sát viên trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự ............... Error! Bookmark not defined.

1.2.

Nội dung vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ

1.2.1.
1.2.2.

án hình sự ................................................... Error! Bookmark not defined.
Vai trò của Kiểm sát viên trong các quan hệ tố tụng của quá trình giải
quyết vụ án hình sự ..................................... Error! Bookmark not defined.
Các hoạt động thể hiện vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự ..................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.

Vai trò của Kiểm sát viên trong một số mô hình tố tụng trên thế giớiError! Bookmar
Vai trò của Công tố viên trong mô hình tố tụng tranh tụngError! Bookmark not defin
Vai trò của Công tố viên trong mô hình tố tụng thẩm vấnError! Bookmark not define
Vai trò của Kiểm sát viên trong mô hình tố tụng hỗn hợpError! Bookmark not define


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................... Error! Bookmark not defined.

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT
VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰError! Bookmark not
2.1.
Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự từ năm 1945 đến năm 2015Error! Bookmark n
2.1.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam từ năm 1945 đến trƣớc khi
ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Error! Bookmark not defined.


Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003Error! Bookmar
2.2.
Những quy định của pháp luật về vai trò của Kiểm sát viên trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự sửa
đổi năm 2015 .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Vai trò của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tốError! Bookmark not defin
2.2.2. Vai trò của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tƣ pháp trong giai đoạn xét xử .... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.

Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI BÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI
TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN .......................Error! Bookmark not defined.
3.1.

Thực trạng hoạt động của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Thái Bình (giai đoạn 2011 – 2015)Error! Bookmark
3.1.1. Kết quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ
pháp luật tố tụng hình sự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát hai cấp tỉnh
Thái Bình trong giải quyết các vụ án hình sựError! Bookmark not defined.
3.1.2. Các hạn chế của Kiểm sát viên Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Thái Bình
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và nguyên nhânError! Bookmark not defined
3.2.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của Kiểm
sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sựError! Bookmark not defined.
3.2.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sựError! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật khác ........... Error! Bookmark not defined.
3.3.
Giải pháp khác ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp của Kiểm sát viên ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giải pháp bảo đảm điều kiện làm việc của Kiểm sát viênError! Bookmark not define
3.3.3. Giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Kiểm sát viênError! Bookmar
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................11
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:


Bộ luật tố tụng hình sự

TTHS:

Tố tụng hình sự

VKS:

Viện kiểm sát

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm sát viên là ngƣời trực tiếp thực hiện hai chức năng quan trọng của Viện kiểm
sát (sau đây viết tắt là VKS) là chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát
các hoạt động tƣ pháp trong việc giải quyết vụ án hình sự, đảm bảo việc điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh đúng ngƣời, đúng tội,
đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do vậy, Kiểm sát viên đóng vai trò rất quan
trọng với tƣ cách là một chủ thể tham gia quá trình giải quyết vụ án hình sự, thể hiện qua
việc nắm giữ vai trò đầu mối và là chủ thể xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự
từ khi kiểm sát hoạt động xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra đến khi
xét xử, thi hành án.
Đến nay đội ngũ Kiểm sát viên không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất
lƣợng, tham gia hiệu quả vào quá trình thực thi nhiệm vụ chính trị của VKS nói riêng và

bộ máy nhà nƣớc nói chung.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chức năng kiểm sát và thực hành quyền công tố vẫn
còn xảy ra tình trạng bỏ sót, bỏ lọt tội phạm hoặc khởi tố tràn lan không đúng pháp luật,
có nhiều trƣờng hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử oan, sai khi chƣa đầy đủ dấu hiệu
của tội phạm, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hƣởng tới quyền lợi ích hợp pháp
của công dân. Bên cạnh đó, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra còn
chƣa đƣợc hiệu quả, chất lƣợng chƣa cao, chƣa bám sát chặt chẽ quá trình điều tra vụ án.
Tính chiến đấu và chủ động của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong quá trình
điều tra và xét xử tại Tòa án còn nhiều trƣờng hợp thụ động, phát huy trách nhiệm chƣa
cao. Tính chủ động, tích cực trong việc tranh luận của Kiểm sát viên ở một số phiên tòa
chƣa đƣợc thực hiện tốt. Nội dung tranh luận, đối đáp của Kiểm sát viên với bị cáo, Luật
sƣ còn nhiều lý lẽ thiếu sắc bén, chƣa khoa học, chƣa sử dụng có hiệu quả tài liệu, chứng
cứ khách quan kết hợp với việc viện dẫn điều luật áp dụng để lập luận, chứng minh bảo


vệ quan điểm của mình. Mặt khác, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật và kinh
nghiệm thực tế của Kiểm sát viên hiện còn chƣa đồng đều. Văn hóa ứng xử của Kiểm sát
viên tại phiên tòa cũng là một trong những vấn đề đang đƣợc quan tâm.
Trƣớc tình hình trên và trƣớc nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nƣớc, yêu cầu xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc và để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở
nƣớc ta trong tình hình hiện nay, hoàn thành tốt nhiệm vụ cải cách tƣ pháp thì việc tiếp tục
nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích tình hình thực tiễn, qua đó đƣa ra phƣơng hƣớng, giải
pháp nâng cao vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là đòi hỏi
mang tính khách quan và cấp thiết.
Nghiên cứu về vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là
TTHS) là vấn đề quan trọng, không chỉ giúp cho mọi ngƣời nhận thức đúng, đủ về chủ
thể này trong hoạt động TTHS mà còn thông qua đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ
chế tổ chức, các chế độ đãi ngộ đối với Kiểm sát viên; tạo điều kiện cho đội ngũ Kiểm sát
viên có thể thực hiện tốt vai trò của mình. Đây cũng chính là lý do học viên chọn đề tài

“Vai trò của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ sở thực
tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình)” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trƣớc luận văn đã có một số công trình nghiên cứu về kiểm sát viên, có thể kể đến
nhƣ:
- Luận văn thạc sĩ luật học “Tăng thẩm quyền cho kiểm sát viên trong quá trình tố
tụng hình sự - Một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác
giả Trần Mạnh Đông (bảo vệ năm 2009 tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội)
nghiên cứu về tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên theo Bộ luật tố tụng hình sự (sau đây
viết tắt là BLTTHS) năm 2003 trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo nội dung cải
cách tƣ pháp.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân
đối với các vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa (bảo vệ năm 2010 tại Khoa


Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu về những ngƣời tiến hành tố tụng trong
Viện kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là VKSND) trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự (bao gồm cả Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng và Kiểm sát viên VKSND).
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân
dân theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố
Hà Nội) của tác giả Nguyễn Thị Hạnh (bảo vệ năm 2015 tại Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội) nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về những ngƣời tiến
hành tố tụng thuộc VKSND và thực tiễn hoạt động của những ngƣời tiến hành tố tụng
trong VKSND Thành phố Hà Nội.
Ngoài ra còn có một số công trình khác có liên quan đến hoạt động của Kiểm sát
viên nhƣ: “Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm” của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng đăng trên tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số
10/2006; “Những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam về Viện kiểm sát, người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát và một số kiến nghị
hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Duy Giảng (VKSND tối cao, năm 2013); “Bàn về vai trò,

trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự” của tác giả Phạm Xuân Khoa đăng
trên tạp chí Kiểm sát số 23/2014; “Nâng cao năng lực tranh tụng của kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân địa phương tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự” của tác giả Lê Thị
Ngọc Dung trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật tháng 9/2014; “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của Kiểm sát
viên” của tác giả Lê Mạnh Hùng (VKSND Thanh Khê, Đà Nẵng, năm 2015)…
Qua nghiên cứu cho thấy nội dung của các công trình nghiên cứu, luận văn, các bài
viết trên tạp chí khoa học đã công bố ở Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là từ khi có Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về
chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 thì hầu hết các công trình đó đều là những công
trình nghiên cứu trực diện về chức năng, nhiệm vụ của VKSND; về địa vị pháp lý của tất
cả các chủ thể tiến hành tố tụng trong VKSND; hoặc là nghiên cứu đơn lẻ, đề cập đến một
vài vấn đề liên quan đến hoạt động của Kiểm sát viên trong một số giai đoạn tố tụng cụ thể.
Chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc


về vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chính
vì vậy, vai trò của Kiểm sát viên trong TTHS ở tất cả các giai đoạn tố tụng và những hạn
chế, bất cập còn tồn tại chƣa đƣợc phân tích đầy đủ và có hệ thống để có những phƣơng
hƣớng, giải pháp nâng cao vai trò của chủ thể này trong quá trình tham gia giải quyết vụ án
hình sự.
Từ nhận định trên, luận văn này sẽ tiếp tục nghiên cứu về vai trò của Kiểm sát
viên nhƣng ở trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, với sự phân tích số liệu cụ
thể trên thực tiễn địa bàn tỉnh Thái Bình. Từ đó đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp
hoàn thiện và nâng cao vị trí, vai trò của Kiểm sát viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, luật thực định vai trò của Kiểm sát viên
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (trên cơ sở dữ liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Thái
Bình).

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những nội dung lý luận và thực tiễn có liên quan đến vai trò
của Kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự với giới hạn không gian, thời
gian nghiên cứu thực tiễn là trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 5 năm (2011 –
2015).
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của Kiểm sát viên
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và phân tích tình hình thực tiễn để từ đó đƣa ra
những giải pháp tăng cƣờng vị thế, vai trò của đội ngũ Kiểm sát viên trong thời gian tới ở
Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Nguyễn Ngọc Anh (2006), Sổ tay kiến thức pháp luật của Điều tra viên, NXB Tƣ
pháp, Hà Nội.

2.

Dƣơng Thanh Biểu (2007), “Bàn về tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ
thẩm”, Tạp chí Kiểm sát, (13), Hà Nội.

3.

Dƣơng Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, NXB Tƣ pháp, Hà
Nội.


4.

Nguyễn Hòa Bình (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

5.

Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

6.

Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố, Hà Nội.

7.

Lê Lan Chi (2005), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.

8.

Lê Lan Chi (2007), “Bàn về khái niệm xử lý vụ án hình sự và một số khái niệm liền
kề”, Tạp chí nghề luật, (5).

9.


Nguyễn Ngọc Chí (2014), Cơ sở lựa chọn mô hình tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu
cải cách ở Việt Nam, Tài liệu giảng dạy Môn học Những vấn đề chung về Luật tố
tụng hình sự, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1946), Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về việc tổ
chức các tòa án và các ngạch thẩm phán.
11. Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 131/SL ngày
20/07/1946 về việc tổ chức tư pháp công an.


12. Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 51/SL ngày
17/04/1946.
13. Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày
22/05/1950 về cải cách tư pháp và luật tố tụng hình sự.
14. Nguyễn Chí Dũng (2015), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xét hỏi và
tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm hình sự, website VKSND tỉnh
Hà Giang, (.
15. Đỗ Văn Dƣơng (2005), “Viện Công tố Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Thông tin khoa học
pháp lý, (5 + 6), Hà Nội.
16. Đỗ Văn Dƣơng (2008), “Cần phân định rõ thẩm quyền hành chính với trách nhiệm và
quyền hạn tố tụng trong tố tụng hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (18), tr. 37.
17. Trần Văn Độ (1999), Một số vấn đề về quyền công tố, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp
Bộ “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hành quyền công
tố ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, Hà Nội.
18. Trần Mạnh Đông (2009), Tăng thẩm quyền cho Kiểm sát viên trong quá trình tiến hành
tố tụng hình sự - Một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
19. Nguyễn Duy Giảng (2013), “Những vƣớng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật
tố tụng hình sự Việt Nam về Viện kiểm sát, ngƣời tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm
sát và một số kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Kiểm sát, (05), tr.45 – 49.

20. Phạm Hồng Hải (1999), Bàn về quyền công tố, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ
“Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hành quyền công tố ở
Việt Nam từ năm 1945 đến nay”, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân
theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố
Hà Nội), Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1996), Từ điển
Bách khoa toàn thư, NXB Từ điển Bách khoa toàn thƣ, Hà Nội.
23. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (2006), Các nguyên tắc liên bang về tố tụng hình sự.


24. Lê Mạnh Hùng (2015), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của Kiểm sát viên, website VKSND Đà
Nẵng, Đà Nẵng, .
25. Nguyễn Thị Hƣơng (2006), “Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Kiểm sát
viên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10),
tr. 58 – 66.
26. Phạm Xuân Khoa (2014), “Bàn về vai trò trách nhiệm của Kiểm sát viên trong tố
tụng hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, (23), tr.13 – 16.
27. Nguyễn Văn Khoát (2015), Một số giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng luận
tội của Kiểm sát viên, website Trƣờng Đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát tại
TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh (.
28. Hoàng Bá Khuyến (2007), Chức năng của các chủ thể trong tranh tụng, “Cơ sở lý luận
và thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 liên quan đến tranh
tụng tại phiên tòa hình sự. Một số kiến nghị và giải pháp”, Hà Nội.
29. Vũ Gia Lâm, Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát việc khởi tố vụ
án hình sự, website Trƣờng Đại học Kiểm sát, Hà Nội, />30. Nguyễn Trọng Nghĩa (2010), Người tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân
đối với các vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.

31. Vũ Đức Ninh (2013), Thẩm quyền của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Luận
văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
32. Ngọc Phong (2015), Một số ý kiến nhằm nâng cao công tác kiểm sát việc giải quyết
tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, website VKSND TP. Hà Nội,
/>33. Phủ Thủ tƣớng (1959), Nghị định số 256/TTg ngày 01/07/1959 quy định nhiệm vụ
và tổ chức của Viện Công tố.
34. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.


35. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
36. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
37. Quốc hội (1960), Tờ trình về Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
38. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
39. Quốc hội (1981), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
40. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội.
41. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
42. Quốc hội (1992), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
43. Quốc hội (1992), Tờ trình về việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992.
44. Quốc hội (2001), Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội.
45. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
46. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội.
47. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
48. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
49. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội.
50. Hoàng Thị Sơn (2007), “Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các Bộ luật tố tụng
hình sự”, Tạp chí Luật học, tr. 40.
51. Nguyễn Tiến Sơn (2012), “Hoàn thiện quy định về mối quan hệ giữa Cơ quan điều
tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam”, website Tạp chí Cảnh sát
nhân dân, Hà Nội, .
52. Trịnh Minh Tân (2007), “Tính độc lập của Kiểm sát viên trong tố tụng hình sự”,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6), tr.70 – 79.
53. Trƣờng Cao đẳng Kiểm sát (1996), Giáo trình công tác kiểm sát, Tập I – Lý luận
chung về công tác kiểm sát, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
54. Tuấn. Đỗ Minh Tuấn (2015), Công tố trong hoạt động điều tra vụ án hình sự,
website VKSND TP. Hà Nội, />55. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh số 03/2002/PL-UBTVQH11 Pháp
lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
56. Viện khoa học kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Sổ tay Kiểm sát


viên hình sự (Tập I), NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
57. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
58. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình (2011), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,
Thái Bình.
59. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình (2012), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,
Thái Bình.
60. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình (2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,
Thái Bình.
61. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình (2014), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,
Thái Bình.
62. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,
Thái Bình.
63. Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng (2005), Thông tư
liên tịch về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc
thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội.
64. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Quyết định ban hành Quy chế công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ
án hình sự, Hà Nội.
65. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh
kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Hà Nội.
66. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2014), Báo cáo tổng thuật về chuyên đề “Tranh

tụng và những giải pháp nâng cao chất lƣợng tranh tụng của Kiểm sát viên trong xét
xử hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp”, Hà Nội.
67. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tham khảo pháp luật tố tụng hình sự
của một số nước trên thế giới (Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung
Quốc).
68. Võ Khánh Vinh (2003), “Về quyền tƣ pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nƣớc ta”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8).
69. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB Công an


nhân dân, Hà Nội.
70. Hoàng Hải Yến (2014), Cần sửa đổi một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về
nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên, website Trƣờng Đại học Kiểm sát, Hà Nội,
( />II. Tài liệu Website
71. />72. />73. />74. />75. />76. />


×