Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI MIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.94 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUÍ

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TỔNG CÔNG
TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI - MIC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ QUÍ

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TỔNG CÔNG
TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI - MIC

Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Thị Tú Oanh

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quí


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo trường Đại học Lao
động - Xã hội, tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Khoa Sau đại học và
Khoa Kế toán của trường.
Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS.Lê Thị Tú
Oanh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và động viên tác giả trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân
viên của Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm quân đội – MIC đã giúp tác giả trả
lời các phiếu điều tra, cung cấp các thông tin hữu ích giúp tác giả hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, chia
sẻ với tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Quí


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. i
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.......................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 2
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................... 3
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 5
1.5.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 6
1.5.3.1. Dữ liệu thứ cấp........................................................................................... 6
1.5.3.2. Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................ 6
1.6. Tổng quan nghiên cứu về kế toán trách nhiệm............................................. 6
1.6.1. Tổng quan tài liệu về công trình nghiên cứu nước ngoài ............................... 6
1.6.2. Tổng quan tài liệu về công trình nghiên cứu trong nước ................................ 9
1.7. Kết cấu của luận văn .....................................................................................12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ...................13
2.1. Bản chất, vai trò của kế toán trách nhiệm ...................................................13
2.1.1. Bản chất của kế toán trách nhiệm .................................................................13
2.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm ....................................................................14
2.2. Phân loại kế toán trách nhiệm ......................................................................15
2.3. Quan hệ kế toán trách nhiệm với tổ chức phân cấp quản lý .......................16
2.3.1. Tổ chức phân cấp quản lý.............................................................................16

2.3.2. Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý ..........................19
2.4. Nội dung kế toán trách nhiệm ......................................................................22
2.4.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm...............................................................22


2.4.1.1. Khái niệm về trung tâm trách nhiệm..........................................................22
2.4.1.2. Xây dựng các trung tâm trách nhiệm .........................................................23
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá các trung tâm trách nhiệm .................................................25
2.4.2.1. Dự toán trong hệ thống kế toán trách nhiệm ..............................................25
2.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá của trung tâm chi phí ...............................................27
2.4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu .................................................28
2.4.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá của trung tâm lợi nhuận ...........................................28
2.4.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư.......................................................29
2.4.3. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm ..........................................................31
2.4.3.1. Đặc điểm của hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm..................................31
2.4.3.2. Nội dung của hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm ..................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................36
CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI TỔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI - MIC .....................................37
3.1. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Tổng
công ty ..................................................................................................................37
3.1.1. Đặc điểm tổ chức và quản lý kinh doanh ở Tổng công ty .............................37
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty........................................37
3.1.1.2. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh ...................................................................38
3.1.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Tổng công ty...........40
3.1.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty của những năm gần đây.44
3.1.2. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty.....................46

3.1.2.1. Hình thức kế toán ......................................................................................46
3.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................48
3.1.2.3. Chế độ kế toán áp dụng .............................................................................50
3.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân
đội - MIC ..............................................................................................................52
3.2.1. Sự phân cấp quản lý tại Tổng công ty...........................................................52
3.2.2. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm tại Tổng công ty ....................................53


3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá giữa thực tế và dự toán......................................................57
3.2.4. Hệ thống báo cáo các trung tâm trách nhiệm ................................................59
3.2.5. Ảnh hưởng KTTN đến cấp quản lý.............................................................60
3.3. Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty ........................61
3.3.1. Ưu điểm .......................................................................................................61
3.3.2. Nhược điểm .................................................................................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................64
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI MIC ....65
4.1. Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại
Tổng công ty .........................................................................................................65
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty
..............................................................................................................................66
4.2.1. Về xác định trung tâm trách nhiệm ...............................................................66
4.2.2. Về chỉ tiêu đánh giá giữ thực tế và dự toán...................................................69
4.2.3. Về hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm .....................................................71
4.2.4. Về đánh giá ảnh hưởng KTTN đến cấp quản lý ............................................77
4.3. Kiến nghị .......................................................................................................79
4.3.1. Về phía Tổng Công ty ..................................................................................79
4.3.2. Về phía Nhà nước ........................................................................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .....................................................................................82

KẾT LUẬN ..........................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................84
PHỤ LỤC .............................................................................................................86


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bảo hiểm

KTTN

Kế toán trách nhiệm

KTQT

Kế toán quản trị

TTCP

Trung tâm chi phí

TTDT

Trung tâm doanh thu

TTLN

Trung tâm lợi nhuận


TTĐT

Trung tâm đầu tư


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc điểm đối tượng khảo sát .............................................................. 4
Bảng 2.1. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí ......................................33
Bảng 2.2. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu .................................33
Tháng, Quý, Năm ................................................................................................33
Bảng 2.3. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận ..................................34
Bảng 2.4. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư .......................................35
Bảng 3.1. Đánh giá về trung tâm trách nhiệm chi phí.......................................54
Bảng 3.2: Đánh giá về trung tâm trách nhiệm doanh thu .................................55
Bảng 3.3: Đánh giá về trung tâm trách nhiệm lợi nhuận ................................56
Bảng 3.4: Đánh giá về trung tâm trách nhiệm đầu tư .......................................56
Bảng 3.5.A: Đánh giá công việc lập dự toán .....................................................57
Bảng 3.5.B: Đánh giá mức độ lập dự toán .........................................................57
Bảng 3.6: Đánh giá về chỉ tiêu đánh giá giữa thực tế và dự toán .....................58
Bảng 3.7: Đánh giá về hệ thống báo cáo các trung tâm trách nhiệm ...............59
Bảng 3.8: Đánh giá hiệu quả kế toán trách nhiệm .............................................60
Bảng 4.1. Báo cáo dự toán của trung tâm chi phí..............................................72
Bảng 4.2. Báo cáo phân tích biến động của trung tâm chi phí .........................72
Bảng 4.3. Báo cáo tổng hợp của trung tâm chi phí ...........................................73
Bảng 4.4. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu đối với phòng kinh
doanh bảo hiểm ....................................................................................................74
Bảng 4.5. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu đối với khu vực ......74
Bảng 4.6. Báo cáo phân tích chi phí so với doanh thu ......................................75
Bảng 4.7. Báo cáo kết quả kinh doanh của các khu vực ...................................76
Bảng 4.8. Báo cáo kết quả kinh doanh của toàn Tổng Công ty........................76

Bảng 4.9. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư của Tổng Công ty ........77
Bảng 4.10. Bảng đánh giá hoàn thành công việc...............................................79


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Phân quyền theo chức năng ..............................................................17
Sơ đồ 2.2 Phân quyền theo sản phẩm.................................................................18
Sơ đồ 2.3 Phân quyền theo khu vực ...................................................................18
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Tổng Công ty ..................................................40
Sơ đồ 3.2 Hình thức kế toán trên máy vi tính ....................................................47
Sơ đồ 3.3 Tổ chức bộ máy kế toán .....................................................................48
Sơ đồ 3.4. Phân cấp quản lý của Tổng công ty..................................................53
Sơ đồ 4.1 Mô hình các trung tâm trách nhiệm của Tổng công ty ....................66
Sơ đồ 4.2 Trung tâm chi phí của Tổng công ty .................................................67
Sơ đồ 4.3 Trung tâm doanh thu của Tổng Công ty ...........................................68
Sơ đồ 4.4 Trung tâm lợi nhuận của Tổng Công ty ............................................69


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển, nhất định phải có phương án kinh doanh đạt hiệu
quả kinh tế. Yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố quan trọng, để
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tìm
hiểu mọi biện pháp để đứng vững và phát triển trên thương trường, đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm chất lượng và giá thành phù hợp.
Hiện nay, các hình thức đầu tư rất đa dạng, người chủ sở hữu tách dần
khỏi vai trò quản lý kinh doanh. Vì vậy, các chủ sở hữu, hội đồng quản trị
luôn muốn nắm được tình hình kinh doanh của đơn vị, theo dõi quyền và

trách nhiệm của người quản lý. Doanh nghiệp cần tổ chức hệ thống đo lường ,
báo cáo đánh giá các hoạt động từ cấp độ thấp nhất tới cấp độ cao nhất.
Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là một trong những
công cụ quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết
định, quản lý, kiểm soát, đánh giá hoạt động.
Kế toán trách nhiệm (KTTN) là một trong những nội dung cơ bản của
kế toán quản trị, nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có
vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động
kinh doanh trong doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị kiểm
soát và đánh giá hoạt động của những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời
đánh giá trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp. Từ đó, giúp các nhà
quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong việc ra quyết định để đạt
được mục tiêu chung. Đồng thời kế toán trách nhiệm cũng thúc đẩy, khuyến


khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Qua khảo sát thực tế tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC, nhìn chung việc tổ chức KTTN chưa được tổ chức. Với lĩnh vực kinh
doanh trong ngành bảo hiểm nhân thọ và Tổng công ty đã xây dựng được hệ
thống đại lý bảo hiểm trên toàn quốc thì việc các nhà quản trị muốn nắm bắt
hết tình hình kinh doanh của đơn vị là điều cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết trên tôi đã chọn đề tài “Kế toán
trách nhiệm tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội - MIC” để nghiên
cứu, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra cả về mặt lý luận và thực
tiễn về tổ chức kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân
đội - MIC.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
KTTN có vai trò quan trọng giúp nhà quản trị kiểm soát đánh giá hoạt
động của các bộ phận trong doanh nghiệp nhưng thực tế hiện nay việc áp
dụng KTTN vào trong quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.

Trước tình hình đó, luận văn tiến hành nghiên cứu KTTN đã được hình thành
tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội - MIC? Nếu đã có thì nó ở mức
độ như thế nào? Nếu KTTN chưa thực sự có thì luận văn xây dựng mô hình
kế toán trách nhiệm tại Công ty.
Với mục tiêu xây dựng KTTN phù hợp với Công ty nhằm cung cấp
thông tin hữu ích cho các nhà quản trị đánh giá hiệu quả kinh doanh và trách
nhiệm quản lý của từng bộ phận để ra quyết định kinh doanh.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


Về đối tượng: Luận văn tập trung vào nghiên cứu lý luận kế toán trách
nhiệm và vận dụng tổ chức KTTN tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân
đội – MIC.
Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi Tổng công
ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC, bao gồm tất cả các bộ phận tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty năm 2013, 2014, 2015.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
1, KTTN đã được thiết lập tại Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội MIC
như thế nào?
2, Các bộ phận trong Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội - MIC được
khoán trách nhiệm về chi phí, doanh thu, lợi nhuận như thế nào?
3, Hệ thống báo cáo hiện tại đã đánh giá được trách nhiệm quản lý của từng
bộ phận chưa?
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Thiết kế nghiên cứu
Trung tâm trách nhiệm là yếu tố quan trọng của KTTN, đứng đầu các
trung tâm trách nhiệm là các nhà quản trị. Vì vậy, tác giả tiến hành thu thập
thông tin từ các nhà quản trị như Thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc,
trưởng và phó các phòng ban, các giám đốc chi nhánh... Căn cứ tình hình thực
tế của Tổng công ty tác giả gửi 20 phiếu cho các nhà quản trị các cấp trong

Tổng Công ty. Đặc điểm của đối tượng khảo sát được thể hiện qua bảng 1.1:


Bảng 1.1: Đặc điểm đối tượng khảo sát
Đối tượng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giám đốc

4

20

Trưởng phòng chức năng

10

50

Trưởng phòng giao dịch

6

30

Tổng cộng


20

100

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

13

65

Nữ

7

35

20

100

Tổng cộng

Bảng 1.1 thể hiện đặc điểm đối tượng khảo sát. Đối tượng khảo sát là
các nhà quản trị các cấp tại Tổng Công ty. Tổng có 20 người trong đó có 04

giám đốc, 10 người là trưởng các phòng ban, 06 người trưởng các phòng kinh
doanh bảo hiểm.
Tác giả gửi phiếu câu hỏi theo mẫu (Phụ lục 01) với mục đích là tìm
hiểu thông tin có liên quan đến mô hình tổ chức quản lý, phân cấp quản lý, bộ
máy kế toán, lập dự toán, hệ thống chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm, hệ thống
báo cáo. Phần này sẽ cung cấp các thông tin làm cơ sở đánh giá hệ thống
KTTN tại Tổng Công ty.
Phiếu hỏi được xây dựng nhằm thu thập thông tin trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu, bao gồm:
- Phân quyền tại Tổng Công ty như thế nào?
- Tổ chức trung tâm trách nhiệm tại Tổng Công ty?
- Các bộ phận có lập dự toán không?


- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá giữa dự toán và thực hiện của các bộ phận
như thế nào?
- Hệ thống báo cáo của các bộ phận như thế nào?
1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử
dụng tổng hợp các phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên
quan đã được công bố giúp tác giả kế thừa lý luận.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả tiến hành quan sát hệ
thống kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty kết hợp khảo sát các nhà quản lý
các cấp để thu thập và phân tích số liệu. Ngoài phương pháp trên tác giả còn
sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp để tìm hiểu về thực trạng.
Do hạn chế về thời gian và khoảng cách địa lý, tác giả tiến hành gửi các
phiếu khảo sát qua email. Để tiến hành khảo sát tác giả phải liên hệ trước với
các nhà quản trị các cấp. Có lịch hẹn, tác giả gặp gỡ các nhà quản trị nhờ trả
lời phiếu khảo sát. Đối với nhà quản trị ở xa nên tác giả gửi bảng hỏi bằng

email đến nhà quản trị. Sau hai ngày không nhận được phản hồi, tác giả phải
gửi email nhắc nhở.
Sau khi có dữ liệu từ các phiếu khảo sát, tác giả thực hiện phân tích
bằng cách sau: phân loại thông tin theo nhóm, theo nhân tố ảnh hưởng KTTN.
Sau đó nhập liệu thủ công lên phần mềm Excel để tiến hành phân tích tổng
hợp thông tin tính tỷ lệ phiếu sau đó thống kê với kết quả .


1.5.3. Dữ liệu nghiên cứu
1.5.3.1. Dữ liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp cho luận văn được tìm hiểu, thu thập từ các Điều lệ tổ
chức, các báo cáo, dự toán của Tổng Công ty, các sách tham khảo, tài liệu
nghiên cứu về KTTN trong nước và nước ngoài, từ đó tạo ra hệ thống lý luận
góp phần vào vấn đề đang nghiên cứu.
1.5.3.2. Dữ liệu sơ cấp
- Để tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả lấy danh sách các nhà
quản trị các cấp. Sau đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng
vấn bằng bảng hỏi có sẵn các câu hỏi dưới dạng câu hỏi đóng và mở.
- Tác giả thực hiện phiếu khảo sát tại Tổng công ty MIC, gửi khoảng 20
phiếu tới các cấp quản lý như hội đồng quản trị, ban giám đốc, các trưởng
phòng, giám đốc công ty chi nhánh, trưởng các văn phòng giao dịch.... Các
phiếu khảo sát được tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi vào email. Căn cứ
vào các thông tin thu nhập được tác giả tiến hành phân tích thực trạng về
KTTN tại Tổng Công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KTTN
tại Tổng công ty.
1.6. Tổng quan nghiên cứu về kế toán trách nhiệm
1.6.1. Tổng quan tài liệu về công trình nghiên cứu nước ngoài
Nhiều công trình nước ngoài liên quan đế kế toán quản trị (KTQT) nói
chung và KTTN nói riêng. Mỗi công trình nghiên cứu ở một góc độ khác
nhau nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Trường phái thứ nhất, xem xét vai trò KTTN là kiểm soát chi phí:
Theo tác giả Higgins (1952), KTTN là sự phát triển của hệ thống kế
toán được thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho các


cá nhân trong tổ chức và người chịu trách nhiệm kiểm soát. Hệ thống kiểm
soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý. KTTN như một công cụ để
kiểm soát hoạt động và chi phí [8]
Năm 1962, tác giả Martin N. Kellogg đã nghiên cứu về sự phát triển
của kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ chức, với kế toán chi phí, với ngân
sách, với kiểm soát chi phí. Tác giả đưa ra nguyên tắc để thiết lập một hệ
thống KTTN là phải chia tổ chức thành các bộ phận, đơn vị theo từng chức
năng cụ thể; phân công trách nhiệm cho các bộ phận được phân chia; yêu cầu
các bộ phận này phải lập báo cáo và thực hiện giám sát từng cấp quản lý.[10]
Tác giả Joseph P Vogel (1962) thông qua công trình “Rudiment of
Responsibility accounting in Public Untilities“ cũng đã bàn về việc xây dựng
và thiết lập KTTN trong doanh nghiệp. Tác giả đưa ra quan điểm KTTN
trước hết được sử dụng để kiểm soát chi phí. KTTN được thiết kế phù hợp
với cơ cấu tổ chức và được xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm mục
đích thu thập thông tin cũng như kiểm soát thông tin các bộ phận. Từ đó,
KTTN cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định một cách hiệu
quả.[13]
Tác giả N. J. Gordon (1963) đã nghiên cứu hệ thống KTTN “ Toward
a Theory of Responsibility Acounting System”. Tác giả trình bày cơ sở hệ
thống KTTN là lý thuyết kinh tế về tổ chức. KTTN chỉ phát huy hiệu quả khi
doanh nhiệp có sự phân cấp và tổ chức, đề cao vai trò của người đứng đầu
mà vẫn có sự phân quyền doanh nghiệp cần xây dựng chi phí tiêu chuẩn.[7]
Nghiên cứu của Joe E. Dowd (2001) đã điều tra ảnh hưởng của hỗn
hợp sản phẩm và công nghệ sản xuất đến việc thực hiện KTTN, phân loại
các sản phẩm cho mục đích quản lý chi phí và thực hiện ra tăng các khoản

chi phí để tạo ra chi phí đồng nhất. Với công ty điện lực, sản phẩm không


đồng nhất và công nghệ sản xuất sử dụng đa dạng hơn, lớn hơn mức độ phân
chia sản phẩm cho các mục đích thu thập và báo cáo chi phí, các trung tâm
chi phí nhiều và các khoản chi phí phát sinh lớn.[9]
Năm 2012 với công trình “ Examining the Role of Responsibility
Acounting in Organization Structure” , tác giả Mojgan Safa nghiên cứu về
vai trò của KTTN trong cấu trúc tổ chức. Mục đích của KTTN là để thiết kế
báo cáo và tập hợp chi phí, thể hiện trách nhiệm cá nhân của nhà quản trị.
Chi phí được tính cho mỗi bộ phận với trách nhiệm và nhiệm vụ kiểm soát
tương ứng.[12]
Trường phái thứ hai, xem xét vai trò của KTTN là trung tâm trách
nhiệm::
Tác giả Ahmed Belkaoui (1981) với nghiên cứu “The Relationship
between self – disclosure Style And Attitude to Responsibility accounting“
đã nhấn mạnh yếu tố nhân tố con người, nhân tố cá nhân đóng vai trò quan
trọng trong việc thành công của hệ thống vì các nhà quản lý phải tự chịu
trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của trung tâm.[5]
Nhóm tác giả Nahum

Melumad, Dilip

Mookherjee,

Stefan

Reichelstein (1992) trong nghiên cứu “ A theory of responsibility centers“ đã
trình bày bộ phận quan trọng cấu thành KTTN đó là các trung tâm. Tác giả
cũng đưa ra lý thuyết về ba trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí

(TTCP), trung tâm lợi nhuận(TTLN) và trung tâm đầu tư (TTĐT).[11]
Trong nghiên cứu “Management Accounting“ của mình, tác giả
Garrison và Noreen (2008) trình bày về bốn trung tâm trách nhiệm gồm có:
Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu
tư.[6]


Như vậy, KTQT nói chung và KTTN nói riêng là công cụ quản lý và
kiểm soát hiệu quả, chúng đã được nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác
nhau. Trên cơ sở đó, luận văn kế thừa các lý luận về KTTN như khái niệm,
bản chất, các nội dung KTTN.
1.6.2. Tổng quan tài liệu về công trình nghiên cứu trong nước
KTTN là một khái niệm mới mẻ đối với nền kinh tế Việt Nam. Trước
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp càng cần một công
cụ để kiểm soát hoạt động một cách hiệu quả đó là KTTN. Trên thực tế, rất
nhiều tác giả nghiên cứu đưa ra các giải pháp và hướng hoàn thiện thông qua
các luận án, tạp chí và đề tài nghiên cứu khoa học. Cụ thể như sau:
Một trong những công trình nghiên cứu sơ khai đó là của tác giả Phạm
Văn Dược đã nghiên cứu về “Phương pháp xây dựng nội dung và tổ chức
vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp Việt Nam“ trong đó so sánh mặt
giống và khác nhau giữa KTQT và kế toán tài chính. Tuy do còn mới nên
nghiên cứu này chỉ mang định hướng chung cho tất cả các loại hình doanh
nghiêp.
Tác giả Trần Văn Dung trong một số đề tài nghiên cứu từ năm 2002
cũng đề cập đến vấn đề liên quan đến KTTN như xây dựng trung tâm phí cho
doanh nghiệp sản xuất nói chung, tác giả xác định có 2 trung tâm là trung tâm
chính và trung tâm phụ. Lập dự toán và tính giá thành đều phải thực hiện tại
các TTCP. Và có thể so sánh giữa dự toán và định mức. Xuất phát từ chức
năng hoạt động của doanh nghiệp hình thành nên cách phân chia trung tâm
trách nhiệm.

Năm 2006, tác giả Nguyễn Ngọc Quang nghiên cứu về kế toán chi phí
trong doanh nghiệp Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đề cập tới trung


tâm trách nhiệm với báo cáo trách nhiệm và các chỉ tiêu đánh giá truyền thống
như: ROI, RI.
Bài viết trong tạp chí Kế toán của PGS.TS Ngô Hà Tấn, Đường
Nguyễn Hưng (2013) “Quan hệ giữ phân cấp quản lý và kế toán trách
nhiệm“ đã đề cập mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và KTTN: Việc đầu
tiên trong KTTN là việc hình thành các trung tâm trách nhiệm. Để trở thành
một trung tâm trách nhiệm các bộ phận phải được phân cấp quản lý.
Hiện nay luận văn đã nghiên cứu về vấn đề KTTN:
Luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng “ Tổ chức công tác kế toán
trách nhiệm tại công ty cổ phần dược DANAPHA” ( 2012) của Tôn Nữ
Xuân Hương. Sau khi áp dụng các phương pháp nghiên cứu tác giả đã chỉ ra
mặc dù công ty đã thực hiện phân cấp quản lý, nhưng thông tin kế toán chưa
được tổ chức gắn với các cấp quản lý. Tác giả đã đưa ra giải pháp cần phải tổ
chức công tác KTTN tại công ty này.
Luận văn “Tổ chức kế toán trách nhiệm của Công ty cổ phần
Vinaconex 25” của tác giả Nguyễn Thị Kim Đính (2012) đã nghiên cứu công
tác KTTN tại công ty cổ phần Vinaconex 25. Luận văn phản ánh thực trạng
của về tình hình phân cấp quản lý, lập dư toán, lập báo cáo nội bộ. Từ đó
đánh giá mức độ vận dụng KTTN tại Công ty.Tác giả đã đưa ra giải pháp
hình thành các trung tâm trách nhiệm và đưa ra các biểu mẫu đánh giá mức
độ hoàn thành. Nhưng hệ thống báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
chưa cụ thể.
Bài báo “kế toán trách nhiệm – vũ khí của công ty lớn” của
Nguyễn Xuân Trường đã nêu ra được thế nào là kế toán trách nhiệm, sự quan
trọng của việc thiết lập các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức, vận



dụng vào thực tế. Từ đó cho chúng ta thấy được sự cần thiết của KTTN đối
với các công ty lớn, nó giúp phát huy tối đa nguồn lực trong doanh nghiệp.
Luận văn thạc sỹ của tác giả “Phạm Thị Thúy Hằng” (2007) viết
về “Kế toán quản trị chi phí và đánh giá trách nhiệm trung tâm chi phí tại
Bưu Điện Thành Phố Đà Nẵng”. Kết quả thu được cho thấy kế toán quản trị
chi phí tại bưu điện thành phố đã được triển khai song chưa thể hiện được sự
phân công rõ ràng, mang tính tự phát. Từ đó tác giả đã đưa ra giải pháp hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán theo công đoạn. Đồng thời luận văn cũng đã
đưa ra một số kiến nghị thực thi các giải pháp đối với Nhà nước, tập đoàn và
đơn vị nhằm tạo ra môi trường vĩ mô và vi mô hỗ trợ cho quá trình tổ chức
thực hiện công tác KTQT.
Nhìn chung, các luận văn trên đã hệ thống hóa được những lý luận cơ
bản về tổ chức KTTN trong doanh nghiệp. Đây là những nội dung mà luận
án kế thừa và tham khảo trong quá trình thực hiện.
Tóm lại, thông qua các công trình nghiên cứu liên quan tới KTTN, tôi
nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu chưa thực hiện nghiên cứu cụ thể về
KTTN đối với loại hình doanh nghiệp là Tổng công ty và với lĩnh vực kinh
doanh là bảo hiểm. Do đó việc nghiên cứu KTTN tại Tổng công ty cổ phần
bảo hiểm Quân đội – MIC là cần thiết. Qua nghiên cứu tổng quan các công
trình, tác giả đã nhận thấy tầm quan trọng, giá trị của KTTN đối với các tổ
chức. Trên cơ sở những nghiên cứu đó tác giả phát triển hệ thống KTTN về
mặt lý thuyết và thực tiễn đảm bảo việc xây dựng mô hình KTTN được phù
hợp và hiệu quả. Đề tài đưa ra các giải pháp xây dựng mô hình KTTN tại
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC một các phù hợp.


1.7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm

Chương 3: Thực trạng về kế toán trách nhiệm trong Tổng Công ty cổ
phần Bảo hiểm Quân đội - MIC
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm Tổng
Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội – MIC


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
2.1. Bản chất, vai trò của kế toán trách nhiệm
2.1.1. Bản chất của kế toán trách nhiệm
Thực tế các doanh nghiệp được phân chia thành các bộ phận, mỗi bộ
phận đảm nhiệm một chức năng cụ thể, chịu trách nhiệm về những công việc
cụ thể. Trong mỗi bộ phận như vậy sẽ có những cá nhân chịu trách nhiệm về
một công việc hoặc chức năng nào đó. Như vậy để đạt được mục tiêu chung
của tổ chức, mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong tổ chức phải nổ lực thực hiện
các nhiệm vụ, các mục tiêu riêng lẻ do quản lý cấp cao đã vạch ra cho bộ
phận mình. Để kiểm soát hoạt động của cấp dưới, các nhà quản lý cấp cao đã
dựa vào hệ thống KTTN.
KTTN là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính
và phi tài chính có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản
trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Bản chất của KTTN là mỗi bộ phận được phân cấp quản lý, có quyền
kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc
phạm vi phân cấp quản lý của mình. Việc phân cấp quản lý tạo nên cơ cấu
phức tạp và đòi hỏi cấp trên phải nắm được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì
thế, KTTN được xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn
lực trong doanh nghiệp.
KTTN chỉ được thực hiện ở doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý được phân quyền một cách rõ ràng. Hệ thống KTTN trong các tổ chức
khác nhau được xây dựng phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý, mức độ phân

quyền và mục tiêu của doanh nghiệp.


KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT. KTTN là một bộ phận trong
một tổ chức hoạt động mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động của bộ phận mình đối với nhà quản trị cấp cao.Điều này không chỉ
đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ rõ ràng về hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mà còn xác định rõ nguyên nhân và bộ phận nào có kiểm soát
với hoạt động xảy ra.
KTTN là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò
quan trọng trong điều hành, kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong đơn vị. KTTN giúp thu thập và
báo cáo các thông tin đầu vào – nguồn lực tiêu hao và đầu ra – doanh thu, kết
quả sản xuất, chất lượng dịch vụ ... theo kế hoạch và thực tế của các trung tâm
trách nhiệm. Từ đó so sánh giữa thực tế và dự toán tìm ra các sai lệch trên cơ
sở đó các bộ phận có thể kiểm soát hoạt động và chi phí phát sinh tại bộ phận.
2.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm
KTTN với mục đính là đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của
các bộ phận trong đơn vị, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá
trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của KTTN được
thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận
vào lợi ích của tổ chức.
Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết
quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. KTTN xác định các trung tâm
trách nhiệm, qua đó các nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của
các trung tâm trách nhiệm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá.


Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các

nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các
nhà quản lý này.
Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của
mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ
chức. Mục tiêu chiến lược của các doanh nghiệp được gắn với các trung tâm
trách nhiệm. Vì vậy các nhà quản lý của trung tâm trách nhiệm sẽ hoạt động
sao cho phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ năm, KTTN trong việc kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. KTTN giúp nhà quản trị các cấp xác định trách nhiệm của
mình và sẽ phải chịu trách nhiệm đó với nhà quản trị cấp cao hơn trong quá
trình hoạt động kinh doanh để đặt được mục tiêu. KTTN cũng giúp nhà quản
trị các cấp đánh giá được hoạt động kinh doanh của bộ phận mình. Từ đó nhà
quản trị cấp dưới chủ động ra quyết định kinh doanh, các nhà quản trị cấp cao
tập trung vào các quyết định chiến lược kinh doanh.
2.2. Phân loại kế toán trách nhiệm
Trong cuốn “Management Acounting“ của tác giả Hansen và Mowen
và theo tác giả Trần Trung Tuấn (năm 2015) với công trình nghiên cứu về kế
toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, KTTN
được chia thành ba loại dựa trên các yếu tố của KTTN là: KTTN dựa trên
chức năng, KTTN dựa trên hoạt động và KTTN dựa trên chiến lược.
KTTN dựa trên chức năng là KTTN thực hiện phân bổ trách nhiệm tới
các bộ phận trong doanh nghiệp và thực hiện đo lường thành quả bằng các chỉ
số tài chính. Các doanh nghiệp có các sản phẩm hàng loạt trong môi trường
ổn định, áp lức cạnh tranh thấp, quy trình sản xuất đơn giản rất phù hợp với
KTTN theo chức năng.


×