Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý CÔNG tác PHỐI hợp với các cơ sở y tế tại địa PHƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG đào tạo NGÀNH điều DƯỠNG ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG, đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.14 KB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
--------------

TRẦN THANH LIÊM

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP
VỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG, ĐÀ
NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
--------------

TRẦN THANH LIÊM

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP
VỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG, ĐÀ
NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.05



LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN VĂN HIẾU

ĐÀ NẴNG – Năm 2013


Lụứi caỷm ụn
hon thnh khoỏ lun ny, tụi xin gi li cm n chõn thnh ti i
hc S phm Nng, Phũng Sau i hc ó to iu kin cho tụi hc tp v
nghiờn cu.
Tụi xin by t lũng kớnh trng v bit n sõu sc ti Thy Tin s .
Trn Vn Hiu, ngi ó trc tip hng dn ch bo tn tỡnh giỳp tụi hon
thnh khoỏ lun ny.
Xin chõn thnh cm n Hi ng khoa hc, cỏc thy giỏo, cụ giỏo Khoa
Tõm lý giỏo dc, Khoa o to sau i hc thuc trng i hc s phm i hc Nng. Cỏc thy cụ giỏo ó trc tip ging dy v tham gia qun lý
tụi trong quỏ trỡnh hc tp v lm lun vn tt nghip.
Xin cm n Ban giỏm hiu, cỏn b, giỏo viờn, cụng nhõn viờn v sinh
viờn hc sinh trng Cao ng Phng ụng Nng v Ban Giỏm c cỏc
C s y t ti a phng, cựng bn bố ó giỳp , ng viờn, to mi iu
kin tt nht v úng gúp nhng ý kin quý bỏu cho tỏc gi trong quỏ trỡnh
hc tp v thc hin lun vn tt nghip.
Lun vn khụng trỏnh khi nhng sai sút, kớnh mong nhn c s
quan tõm ch dn ca cỏc thy giỏo, cụ giỏo, cỏc bn ng nghip kt qu
nghiờn cu c hon chnh hn.
hon thnh khoa lun ny, tụi luụn nh ti s giỳp v ng viờn
to ln t gia ỡnh, bn bố gn xa.
Tụi xin chõn thnh cỏm n!


Trn Thanh Liờm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN............................................................................................4
MỤC LỤC........................................................................................................4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................7
Viết tắt..............................................................................................................7
Viết đầy đủ.......................................................................................................7
CBCC................................................................................................................7
CBCNV.............................................................................................................7
CBQLBV..........................................................................................................7
CBQLĐT .........................................................................................................7
CĐ.....................................................................................................................7
CĐPĐ ĐN ........................................................................................................7
CNH – HĐH.....................................................................................................7
CSYT ...............................................................................................................7
CSVC................................................................................................................7
CTPH................................................................................................................7
ĐD.....................................................................................................................7
ĐH ....................................................................................................................7
GD.....................................................................................................................7

GD&ĐT............................................................................................................7
GV.....................................................................................................................8
GVLS................................................................................................................8
HDTH...............................................................................................................8
HSSV................................................................................................................8
QLGD...............................................................................................................8
TCN..................................................................................................................8
TCCN................................................................................................................8
TP ĐN...............................................................................................................8
VHVL...............................................................................................................8


Cán bộ công chức............................................................................................7
Cán bộ công nhân viên....................................................................................7
Cán bộ quản lý bệnh viện...............................................................................7
Cán bộ quản lý đào tạo...................................................................................7
Cao đẳng...........................................................................................................7
Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng..................................................................7
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa....................................................................7
Cơ sở Y tế.........................................................................................................7
Cơ sở vật chất..................................................................................................7
Công tác phối hợp...........................................................................................7
Điều dưỡng.......................................................................................................7
Đại học..............................................................................................................7
Giáo dục...........................................................................................................7
Giáo dục và Đào tạo........................................................................................7
Giáo viên...........................................................................................................8
Giảng viên lâm sàng........................................................................................8
Hướng dẫn thực hành.....................................................................................8
Học sinh, sinh viên...........................................................................................8

Quản lý giáo dục..............................................................................................8
Trung cấp nghề................................................................................................8
Trung cấp chuyên nghiệp...............................................................................8
Thành phố Đà Nẵng........................................................................................8
Vừa học vừa làm..............................................................................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................11
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................12
PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỎI .........................................................................105
( Dành cho CBQLĐT và GV tại trường)...................................................105


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VIỆT NAM....................................................................................130

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
CBCC

Viết đầy đủ
Cán bộ công chức

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBQLBV


Cán bộ quản lý bệnh viện

CBQLĐT

Cán bộ quản lý đào tạo



Cao đẳng

CĐPĐ ĐN

Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CSYT

Cơ sở Y tế

CSVC

Cơ sở vật chất

CTPH

Công tác phối hợp


ĐD

Điều dưỡng

ĐH

Đại học

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GV

Giáo viên

GVLS

Giảng viên lâm sàng

HDTH

Hướng dẫn thực hành


HSSV

Học sinh, sinh viên

QLGD

Quản lý giáo dục

TCN

Trung cấp nghề

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TP ĐN

Thành phố Đà Nẵng

VHVL

Vừa học vừa làm

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.


Tên bảng

Trang

Cơ cấu các ngành, nghề đang được đào tạo tại trường CĐPĐ ĐN

45

Thực hiện chỉ tiêu đào tạo HSSV ngành Điều dưỡng, Y, Dược
Nhận thức về ảnh hưởng của CTPH của nhà trường với bệnh viện
đến chất lượng đào tạo

46

2.4.

Số lượng cơ sở y tế và học sinh Điều dưỡng trong 5 năm

2.5.

Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà
trường và CSYT

2.6.

Đánh giá hiệu quả của mức độ phối hợp đào tạo

52
Error:

Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:


2.7.

Đánh giá về chất lượng HSSV Điều dưỡng được phối hợp đào tạo
giữa nhà trường và CSYT địa phương

2.8.

Kết quả khảo sát về mức độ và kết quả xây dựng mục tiêu,
chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng.

2.9.

Thực trạng về mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của
trường trong thời gian qua

2.10.


Thực trạng công tác quản lý đội ngũ GV của trường

2.11.

Đánh giá thực trạng về biện pháp phối hợp quản lý quá trình
giảng dạy của GV

Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not

found
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not


2.12.

Thực trạng về mức độ và kết quả phối hợp quản lý quá trình học
tập của HSSV ngành ĐD.

2.13.

Thực trạng về mức độ và hiệu quả phối hợp hoàn thiện quy định,
quy chế CTPH Trường-Viện phù hợp với thực tiễn.

2.14.

Mức độ và xu hướng ảnh hưởng của các yếu tố đến CTPH

2.15.


Phân tích SWOT về thực trạng quản lý CTPH với CSYT địa
phương trong đào tạo ngành Điều dưỡng của trường CĐPĐ ĐN

3.1.

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp

found
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce

source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not
found


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

2.1.

Biểu đồ Thực hiện số lượng HSSV đào tạo theo chỉ tiêu trong 5
năm (2008-2012)

2.2.

Biểu đồ Số lượng CSYT phối hợp với trường CĐPĐ ĐN từ năm
2008 – 2012

2.3.

Ý kiến đánh giá về chất lượng HSSV Điều dưỡng được phối hợp

đào tạo giữa nhà trường và CSYT địa phương

Trang
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere
nce
source
not
found


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

1.1.

Tên biểu đồ


Quy trình quản lý thực hiện mục tiêu- nội dung đào tạo

Trang
Error:
Refere
nce
source
not
found



1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, con người không chỉ là vốn quý của xã hội mà còn là yếu tố

quyết định mọi sự phát triển. Chính vì thế, đào tạo con người có đủ năng lực,
năng động sáng tạo, có năng lực làm chủ vấn đề thực tế, làm chủ xã hội luôn
chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của
mỗi quốc gia trên thế giới. Thực tế, lực lượng lao động được đào tạo có trình
độ chuyên môn kỹ thuật chuyên nghiệp với tay nghề vững vàng luôn là lực
lượng lao động trực tiếp, chiếm số đông trong các cơ cấu lao động kỹ thuật.
Tổ chức tốt việc đào tạo nghề giúp cho mỗi quốc gia có được đội ngũ nhân sự
kỹ thuật chuyên môn chuyên nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng thừa thầy
thiếu thợ, đáp ứng được nhu cầu lao động kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước và tăng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội,
trong đó có ngành chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo cho sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trước yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó có nhu cầu
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong điều kiện hội nhập thế giới với
những biến đổi to lớn, sâu sắc về nhiều mặt, đặc biệt về cách mạng khoa học
và công nghệ có những bước nhảy vọt, tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực,
đặc biệt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với nhiều thành tựu quan trọng qua
những phát minh và ứng dụng sinh học, công nghệ, tin học … vào phòng và
chữa bệnh. Mỹ, Singapore và nhiều nước khác luôn cải tiến, nâng cao không
chỉ về phương tiện phòng bệnh, phòng dịch và khám chữa bệnh bằng hiện đại
hóa trang thiết bị … đòi hỏi ngành y tế phải có nguồn nhân lực vừa có ‘’tầm’’
thời đại, vừa có ‘’tâm’’ để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao
của người bệnh thuộc nhiều thành phần trong và ngoài nước, đặc biệt là nhu


2

cầu rất lớn về nhân lực có tay nghề giỏi trong chăm sóc sức khỏe của nhiều
nước trên thế giới.
Quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đào tạo
nghề nhằm tạo ra một nguồn nhân lực có tư tưởng chính trị vững vàng, có ý
thức tổ chức kỷ luật, tay nghề giỏi, có năng lực sáng tạo và phong cách
chuyên nghiệp, tiếp cận và làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến là nhân tố
quyết định hoàn thành mọi nhiệm vụ, góp phần vào sự nghiệp tạo nên, bảo vệ
và tăng cường sức khỏe cho nhân dân. Bộ Y tế đã có thông tư 09/2008/TTBYT hướng dẫn việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các
bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc
sức khoẻ nhân dân [6].
Để đáp ứng được những đòi hỏi trên, ngành Giáo dục đào tạo, cụ thể là
các trường đào tạo nghề chăm sóc sức khỏe phải phối hợp chặt chẽ với các

các Cơ sở Y tế (CSYT) trong địa bàn mới có thể giải quyết nhiều vấn đề đào
tạo cán bộ, viên chức chuyên môn kỹ thuật y học. Công tác phối hợp giữa các
trường Cao đẳng chuyên nghiệp y dược vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa
giải quyết bài toán của nguồn nhân lực y tế sau khi ra trường. Vì vậy đây vừa
là nhiệm vụ, vừa là động lực để phát triển.
Trường Cao đẳng Phương Đông, Đà Nẵng (CĐPĐ ĐN), được sự cho
phép của Uỷ ban nhân dân thành phố về giải quyết bài toán nguồn nhân lực về
y tế cho thành phố và xứng tầm một trường cao đẳng đào tạo nhiều ngành
nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung Tây nguyên
đã thành lập khoa Y Dược, là một trong những trường dân lập đầu tiên được
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Đà Nẵng (TPĐN) giao nhiệm
vụ đào tạo cán bộ Điều dưỡng, bên cạnh ngành dược, y sĩ đa khoa, cung cấp
nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe cho thành phố đảm bảo đầy đủ những kiến
thức chuyên môn các cơ bản, kỹ năng thực hành kỹ thuật Y Dược thành thạo
và nhận thức đầy đủ về Y đức. Trường đã phối hợp chặt chẽ với các bệnh


3

viện, trung tâm y tế trong địa bàn thành phố và các bệnh viện lớn trong khu
vực miền Trung Tây nguyên. Nhờ vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp phục vụ
không chỉ trong ngành Y tế thành phố mà còn có thể công tác tại các các cơ
sở chăm sóc sức khỏe của miền Trung,Tây nguyên. Ngoài ra ngành Điều
dưỡng luôn quan tâm đến công tác đối ngoại, tìm các dự án phối hợp trong và
ngoài nước nhằm tranh thủ các điều kiên tốt nhất cho công tác đào tạo, phối
hợp, tìm đầu ra cho nguồn nhân lực Điều dưỡng, hướng đến nhu cầu nguồn
nhân lực Điều dưỡng quốc tế trong tương lai như xuất khẩu lao động Điều
dưỡng, vừa tăng cường hợp tác quốc tế, vừa tăng thu nhập quốc dân.
Từ khi thành lập, khoa Y Dược (Hiện nay là khoa Điều dưỡng), trường
CĐPĐ ĐN luôn xác định nhiệm vụ và sự tồn vinh của mình. Đặc biệt trong

tình hình thị trường đào tạo ngành Y Dược tại TPĐN là hết sức khốc liệt, có
tới gần 10 đơn vị đào tạo công và dân lập cùng chuyên ngành. Với nhiệm vụ
trên, Trường đã xác định yếu tố cạnh tranh là chất lượng nên quá trình đào tạo
cần tăng cường hoạt động phối hợp đào tạo ngành Điều dưỡng của trường
CĐPĐ ĐN và các bệnh viện lớn, tiên tiến trong khu vực để giúp người học
kết nối được kiến thức lý thuyết đã được học với thực tiễn. Vì thế không chỉ
đầu tư phương tiện tối ưu cho việc học và hành tại trường mà còn phối hợp
đào tạo với nhiều các CSYT tại địa phương như bệnh viện Đà Nẵng, bệnh
viện C 17, bệnh viện Phụ Sản Nhi và hầu hết các bệnh viện Quận: Hải Châu,
Liên Chiểu….. là những các cơ sở lớn đã có nhiều năm tiếp nhận sinh viên
ngành Y Dược đến thực tập, rèn luyện tay nghề, qua đó hình thành và phát
triển kỹ năng, rèn luyện thành kỹ xảo, xây dựng được tác phong chuyên
nghiệp và thực hành Y đức.
Nhìn lại những năm qua, bên cạnh những thành quả đạt được, công tác
đào tạo nghề nói chung, đặc biệt là Công tác phối hợp (CTPH) đào tạo ngành
Điều dưỡng của trường CĐPĐ ĐN và các CSYT tại Đà Nẵng nói riêng ở
khoa Điều dưỡng, trường CĐPĐ ĐN còn nhiều khó khăn bất cập, đó là sự đổi


4

mới các biện pháp quản lý- tổ chức các hoạt động phối hợp đào tạo ngành
Điều dưỡng của trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng và các CSYT tại
Đà Nẵng trong đào tạo nghề còn chuyển biến chậm, nhận thức của một bộ
phận cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên (HSSV) về CTPH đào tạo
chưa thật đầy đủ, các cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung chương trình đào tạo
chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi của các thế
hệ trang thiết bị và hoà nhập về trình độ đào tạo, kiến thức chuyên môn với
các nước trong khu vực và thế giới chưa được cập nhật, nhất là thiếu sự quản
lý, các cơ sở để sinh viên thực tập là những khó khăn lớn.

Tất cả những bất cập trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.
HSSV ngành ĐD sau khi ra trường đã lúng túng trước thực tế, chưa đáp ứng
yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và xu hướng phát triển.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Biện pháp quản lý công tác

phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương trong hoạt động đào tạo
ngành Điều dưỡng ở trường Cao đẳng Phương Đông Đà Nẵng "
để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản
lý CTPH với các CSYT tại địa phương trong hoạt động đào tạo ngành Điều
dưỡng ở trường CĐPĐ ĐN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động phối hợp đào tạo với cơ sở y tế địa phương
của trường CĐPĐ ĐN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo ngành Điều dưỡng của trường
CĐPĐ ĐN với các CSYT tại TPĐN.
3.3. Phạm vi nghiên cứu


5

Đề tài luận văn chỉ tập trung điều tra, nghiên cứu về các biện pháp quản
lý CTPH đào tạo học sinh ngành Điều dưỡng của Trường CĐPĐ ĐN với các
CSYT địa phương.
Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm
2008 đến nay.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý CTPH đào tạo ngành điều dưỡng
Khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý CTPH đào tạo ngành
điều dưỡng của trường CĐPĐ ĐN
Đề xuất các biện pháp quản lý CTPH đào tạo ngành điều dưỡng của
trường CĐPĐ ĐN và các cơ sở y tế tại Đà Nẵng
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng các cơ sở lý luận của đề tài. Trong nhóm này có các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
+ Phương pháp khái quát hoá các nhận định
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng các cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ
thể sau đây:
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
+ Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
4.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán thống kê để xử lý số liệu và kết quả điều tra.
5. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, trường CĐPĐ ĐN đã chú trọng đến CTPH với
các CSYT địa phương trong công tác đào tạo ngành Điều dưỡng. Tuy nhiên,
trên thực tế công tác này vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập trên nhiều phương
diện. Có nhiều nguyên nhân của thực trạng đó, trong đó có những nguyên
nhân xuất phát từ công tác quản lý đào tạo.



6

Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý một cách hợp
lý, phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường thì chất lượng và hiệu quả của
CTPH đào tạo ngành Điều dưỡng của trường CĐPĐ ĐN với các CSYT địa
phương có thể được nâng cao.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý công tác phối hợp đào tạo ngành
Điều dưỡng ở trường cao đẳng.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác phối hợp với các cơ sở y tế địa
phương trong hoạt động đào tạo ngành Điều dưỡng ở trường cao đẳng
Phương Đông, Đà Nẵng.
Chương 3: Biện pháp quản lý công tác phối hợp với các cơ sở y tế địa
phương trong hoạt động đào tạo ngành Điều dưỡng ở trường cao đẳng
Phương Đông, Đà Nẵng.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Hiện nay chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu về CTPH giữa trườngviện trong hoạt động đào tạo ngành Điều dưỡng. Tuy nhiên có một số luận
văn thạc sĩ của một số tác giả trong nước nghiên cứu về quản lý hoạt động
liên kết đào tạo ở một số trường Đại học, Cao đẳng với các doanh nghiệp, cơ
sở tuyển dụng. Nhằm tăng hiệu quả CTPH đào tạo ngành Điều dưỡng của
trường CĐPĐ ĐN, tác giả của luận văn nghiên cứu thực trạng và đề ra các
biện pháp quản lý CTPH với cơ sở y tế trong đào tạo ngành Điều dưỡng phù
hợp với tình hình thực tế của nhà trường.


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP
VỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH
ĐIỀU DƯỠNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhiều nước tiên tiến trên thế giới
nghiên cứu và ứng dụng hoạt động phối hợp đào tạo giữa các trường dạy nghề
và doanh nghiệp, thực tế cho thấy hoạt động này đã mang lại lợi ích kinh tế to
lớn cho cả phía nhà trường và doanh nghiệp.
Đối với các trường thì sản phẩm là học sinh tốt nghiệp ra trường có tay
nghề cao, tiếp cận được với công nghệ thực tiễn của sản xuất. Đây là yếu tố
quan trọng để giữ vững thương hiệu, uy tín của nhà trường đồng thời giảm chi
phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo.
Đối với các doanh nghiệp có thể chủ động về đội ngũ lao động và khi
tiếp nhận lao động vào doanh nghiệp không mất thời gian đào tạo lại do công
nhân còn hạn chế về kỹ năng thực hành nghề và khả năng thích ứng với sự
thay đổi của công nghệ.
Công tác đào tạo nghề ở Nga đã có truyền thống từ lâu đời là đào tạo
tại xí nghiệp. Tháng 7 năm 1920 Lê Nin đã ký sắc lệnh” về chế độ học tập kỹ
thuật-nghề nghiệp”, sắc lệnh này bắt buộc đối với mọi người từ 18 đến 40
tuổi. Việc đào tạo rất đa dạng đó là dạy nghề cạnh xí nghiệp và trường dạy


8

nghề. Các trường dạy nghề và trường cạnh xí nghiệp với thời gian học tập
khác nhau: 2 năm đào tạo công nhân bậc 3 và 4; 2 năm rưỡi và 3 năm đào tạo
công nhân bậc 5 và 6; 3 năm và 4 năm đào tạo công nhân lành nghề bậc cao.
- Giai đoạn1: Đào tạo lý thuyết và thực hành cơ bản tại cơ sở đào tạo
của xí nghiệp.
- Giai đoạn 2: Đào tạo thực hành tại vị trí làm việc dưới sự hướng dẫn

của thợ cả hoặc giáo viên (GV) hướng dẫn tại cơ sở thực hành.
Ở một số quốc gia phát triển như Đức thì các trường không những liên
kết với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo mà các trường còn trực thuộc
trong doanh nghiệp. Theo thống kê có khoảng 93,3 % các công ty sở hữu
trường dạy nghề riêng và phát triển chiến lược nhân sự trong tương lai thông
qua các mô hình dạy nghề này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng
thời là nhà giáo dục lớn của dân tộc. Người đã để lại cho chúng ta nhiều quan
điểm giáo dục (GD) có giá trị, trong đó quan điểm “Học đi đôi với hành” là
cơ sở khoa học, phương pháp luận biện chứng và là quy luật của sự phát triển
toàn diện nhân cách con người, phát triển nền GD Việt Nam hiện đại trong
tương lai
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước coi GD là “Quốc sách hàng đầu”, toàn xã
hội đều có ý thức chăm lo cho sự nghiệp GD, đặc biệt là GD chuyên nghiệp.
Trong luật GD 2005 đã chỉ rõ mục tiêu của GD chuyên nghiệp là: "Đào tạo
người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau.
Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, có tác phong công nghiệp,
có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng cố quốc phòng an ninh".
Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá (CNH –
HĐH) đất nước, đặc biệt là những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền
kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Trong cơ chế


9

thị trường, nhất là trong nền kinh tế tri thức tương lai, giá trị của sức lao động
tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao động. Để
nâng cao được chất lượng đào tạo nghề, đòi hỏi người phải chủ động chuẩn bị
tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững kỹ năng thực hành nghề đáp ứng yêu

cầu của xã hội, của các doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên mà hoạt động phối hợp đào tạo giữa các
trường và doanh nghiệp đã được nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ các nước tiên
tiến trên thế giới và được vận dụng vào các chính sách của Việt Nam. Điều
này được cụ thể hoá trong Luật GD năm 2005, Quy chế trường nghề nhà nước
năm 1993, Điều lệ trường cao đẳng nghề năm 2007. Cụ thể: Điều 36 Luật
giáo dục năm 2005 quy định “Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập
hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ “Điều 9 Quy chế trường
nghề nhà nước năm 1993 quy định “Quá trình giáo dục đào tạo phải quán triệt
nguyên lý học đi đôi với hành, phối hợp với lao động sản xuất, nhà trường
gắn liền với gia đình và xã hội.
Thực hiện Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá công tác
dạy nghề nên ở Việt Nam trong những năm qua đã và đang hình thành nhiều
mô hình phối hợp trong đào tạo nghề nói chung với các doanh nghiệp theo
quyết định số 42/2008/QĐ-BGD ĐT của Bộ GD & ĐT về liên kết đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học [4] và các cơ sở đào tạo
các bộ Y tế với các bệnh viện thực hành theo thông tư số 09/2008/TT-BYT
về hướng dẫn việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh
viện thực hành [6]. Việc hình thành và phát triển các trường đào tạo nghề
thuộc doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật
trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội ở nước ta trong thời
gian qua là tất yếu khách quan.
Mặc dù có chủ trương, chính sách như vậy song ở nước ta cho đến nay
thực trạng hoạt động liên kết đào tạo giữa các trường và doanh nghiệp, phối


10

hợp giữa trường và viện được đánh giá là chưa cao, chưa đồng bộ và có rất ít
các công trình nghiên cứu về vấn đề trên. Những nghiên cứu về liên kết đào

tạo mới chỉ giới hạn trong ngành hoặc trong lĩnh vực hẹp.
Trường CĐPĐ ĐN được thành lập từ năm 1998 thuộc Bộ GD & ĐT.
Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ không những chỉ cho
TPĐN mà còn cho khu vực Miền trung Tây nguyên, Trường đào tạo nhiều
nhóm ngành nghề như nhân văn xã hội, kinh tế kỹ thuật và đặc biệt là khối
ngành chăm sóc sức khỏe ở 3 cấp trình độ đó là : Sơ cấp nghề, trung cấp nghề
và cao đẳng nghề. Ngay từ ngày đầu thành lập trường đã xác định hoạt động
phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở y - dược là hết sức quan trọng. Qua quá
trình thực hiện hoạt động phối hợp đào tạo đã đem lại những kết quả nhất
định. Để đánh giá thực trạng, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất các biện
pháp quản lý các hoạt động trên nhằm đạt kết quả cao hơn cần thiết phải có
một nghiên cứu tổng hợp, khách quan.
Chính vì vậy tôi chọn “Biện pháp quản lý công tác phối hợp với

các cơ sở y tế tại địa phương trong hoạt động đào tạo ngành Điều
dưỡng ở trường Cao đẳng Phương Đông, Đà Nẵng" làm đề tài luận
văn tốt nghiệp.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục
a. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại
khách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc
gia, trong mọi thời đại, bởi từ khi xã hội loài người xuất hiện, con người đã có
nhu cầu lao động tập thể, hình thành nên cộng đồng và xã hội, trong lao động
có sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động này
nhằm đạt hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc. Điều này
đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra... tức là phải có
người đứng đầu. Hoạt động quản lý được nảy sinh từ nhu cầu đó. C. Mác viết:



11

"Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy
mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa hoạt động’’. Một
nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc trưởng. Trong cấp cứu, khi vận chuyển (khiêng) người bệnh có 2 cấp
cứu viên trở lên thì bắt buộc phải có 1 người chỉ huy, người này có nhiệm vụ
‘’quản lý’’ tình trạng người bệnh và cả người khiên để điều khiển thích hợp.
Tương tự trong chăm sóc người bệnh cần một đội chăm sóc gồm có Bác sĩ,
Điều dưỡng, Kỹ thuật viện Phục hồi chức năng, Hộ lý, Người nhà…Tuy
nhiên nếu đội chăm sóc y tế này không có người “quản lý”(nhạc trưởng) thì
công việc chăm sóc khó có thể toàn diện, chu đáo, tạo sự hài lòng cho người
bệnh và người nhà.
Như vậy, có thể nói hoạt động quản lý là tất yếu nảy sinh khi con người
lao động tập thể và tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã hội. Do đó, khái
niệm quản lý được nhiều tác giả đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Chẳng hạn: Theo Harol Koontz và các tác giả: "Quản lý là hoạt động thiết yếu
đảm bảo sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức,
từ đó hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được các mục
đích của tổ chức với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn của cá nhân là ít nhất".
F.W.Taylo (1856-1915) là người đề xuất thuyết ‘’Quản lý khoa học’’
cho rằng: "Quản lý là nghệ thuật biết rõ điều mình muốn người khác làm và
thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất".
Theo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “ Quản lý nguồn
nhân lực” thì : Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và
người bị quản lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động
các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức.
Ở Việt Nam tác giả Đỗ Hoàng Toàn trong giáo trình “ Quản lý kinh tế”
cho rằng: Quản lý là tác động hướng đích của hệ thống chủ thể tới sự hoạt
động của hệ thống đối tượng bằng một hệ thống các biện pháp, phương pháp



12

và các công cụ làm cho hoạt động của hệ thống bị quản lý đó vận hành đúng
theo yêu cầu của các quy luật khách quan và phù hợp với định hướng và mục
tiêu của hệ thống chủ thể quản lý.
Từ góc độ khác tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lý là quá
trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng nhằm điều khiển, hướng dẫn
các quá trình xã hội, hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích,
đúng với ý chí của nhà quản lý và phù hợp với quy luật khách quan. Một xã
hội, một tổ chức muốn phát triển tốt thì trước hết phải có một cơ chế quản lý
tốt. Cơ chế quản lý ấy phải chi phối và tác động vào các lĩnh vực của xã hội,
tổ chức và làm cho nó vận động theo hướng tích cực mà chủ thể quản lý đã
xác định.
Những năm gần đây vấn đề nguồn nhân lực, nhân tài có vị trí đặc biệt
quan trọng đến nỗi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Quản lý là quá trình tập
hợp và sử dụng các nhóm nguồn lực ( đặc biệt là nhân lực) theo định hướng
mục tiêu để thực hiện các nhiệm vụ.‘’Mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều
khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác".
GS Đặng Vũ Hoạt và GS Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá
trình có định hướng, có mục tiêu, quản lý một hệ thống là quá trình tác động
đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này
đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.
Như vậy, khái niệm quản lý được các nhà nghiên cứu định nghĩa đều
thống nhất ở bản chất của hoạt động quản lý: Đó là coi quản lý là hoạt động
có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định lao động quản lý là
điều kiện quan trọng làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.
Từ những phân tích trên có thể hiểu khái niệm về quản lý như sau:
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể

(Người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (Đối tượng quản lý) về các
mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế. Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều


×