Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho vận động viên môn taekwondo TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 33 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT TP.HỒ CHÍ MINH
*******

NGUYỄN ĐĂNG KHÁNH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LINH HOẠT
CHO VẬN ĐỘNG VIÊN MÔN TAEKWONDO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Huấn luyện thể thao
Mã số: 62140104

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


2
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Mở đầu
Báo cáo số 68/BC-UBND của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về thực trạng và giải pháp phát triển thể thao
thành tích cao TP.HCM giai đoạn 2011-2020 có đề cập đến những mặt hạn
chế: " So với yêu cầu phát triển, thể thao đỉnh cao của thành phố trong thời
gian qua bộc lộ khuyết điểm, hạn chế chậm được khắc phục. Một số môn


thể thao trọng điểm sa sút về thành tích, trong đó có các môn thể thao đã
từng là niềm tự hào của thể thao thành phố, được dư luận, quần chúng
nhân dân đặc biệt quan tâm như: bóng đá, bóng chuyền, điền kinh,
Taekwondo, Judo…Việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong đào tạo,
huấn luyện chưa được áp dụng cho công tác tuyển chọn, huấn luyện, đầu
tư cho những tài năng thể thao…Trình độ quản lý, huấn luyện cho đầu tư,
phát triển thể thao thành tích cao của huấn luyện viên còn hạn chế, chưa
đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn quốc tế.” [25]
Vận động viên (VĐV) Taekwondo TP.HCM góp mặt tham dự qua 4
kỳ Olympic (2000, 2004, 2008, 2012), nhưng đều không đạt thành tích
như mong đợi. Đến Olympic Rio 2016, Việt Nam (VN) không có VĐV đạt
xuất tham dự.
Trong thi đấu thể thao các môn Võ thuật có tính chất đối kháng trực
tiếp, động tác của VĐV võ thuật rất đa dạng, phong phú, yêu cầu xử lý
tình huống đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, việc phát triển khả năng
linh hoạt (KNLH) cho VĐV rất cần thiết và áp dụng thường xuyên trong
giáo án tập luyện, đặc biệt thể hiện trong các động tác kỹ chiến thuật
chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất.
Rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy huấn luyện KNLH có hiệu quả
tích cực đối với thành tích vận động, tuy nhiên các nghiên cứu về hiệu quả
của hệ thống bài tập phát triển KNLH vẫn còn ít được chú trọng tại VN.
Do võ thuật là môn mũi nhọn của thể thao thành phố, muốn nâng cao
thành tích các môn Võ thuật còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó
thể lực đóng vai trò rất quan trọng. Lực lượng huấn luyện viên (HLV)
đánh giá hiệu quả chủ yếu dựa vào thành tích thi đấu hàng năm của VĐV,
đa số chưa biết bố trí, lựa chọn bài tập, xây dựng chương trình huấn luyện
phù hợp nhằm nâng cao thành tích thể thao. Vì vậy đề tài “ Nghiên cứu


3

xây dựng hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho VĐV môn
Taekwondo TP.HCM ” là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mục đích của đề tài: Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả hệ
thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt cho VĐV môn Taekwondo
TP.HCM, nhằm mục đích góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV.
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu 1. Thực trạng về công tác huấn luyện khả năng linh hoạt cho
VĐV môn Taekwondo tại Việt Nam.
Mục tiêu 2. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập phát
triển khả năng linh hoạt cho VĐV Taekwondo TP.HCM.
Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển khả năng
linh hoạt cho VĐV Taekwondo TP.HCM sau 1 chu kỳ huấn luyện năm.
2. Những đóng góp mới của luận án:
a) Quan điểm của HLV về công tác huấn luyện KNLH cho thấy:
100% HLV thống nhất khái niệm về KNLH của đề tài và cho rằng KNLH
đóng vai trò quan trọng trong thành tích môn Taekwondo. Thực trạng công
tác huấn luyện KNLH cho thấy: Chưa có sự thống nhất về kế hoạch huấn
luyện cũng như các thông số tập luyện cụ thể trong chương trình huấn
luyện KNLH cho VĐV Taekwondo. Điều này phù hợp với kết quả có
89.7% HLV cho rằng rất cần thiết phát triển lý thuyết huấn luyện KNLH
cho VĐV Taekwondo tại Việt Nam.
b) Đề tài đã xây dựng được 24 test kiểm tra để đánh giá hiệu quả bài
tập và chương trình thực nghiệm, bao gồm 3 nhóm: (a) 7 test đánh giá khả
năng linh hoạt; (b) 11 test đánh giá các năng lực liên quan; và (c) 6 test
chuyên môn.
c) Đề tài đã xác định được hệ thống 76 bài tập, chia thành 2 nhóm: (1)
56 bài tập linh hoạt chung, bao gồm: 25 bài tập di chuyển linh hoạt, 31 bài
tập bật nhảy linh hoạt và (2) 20 bài tập linh hoạt chuyên môn. Các bài tập sử
dụng các dụng cụ đơn giản và phổ biến do đó hoàn toàn phù hợp với điều
kiện tập luyện hiện nay tại TPHCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung.

d) Đề tài đã xây dựng được các chương trình thực nghiệm trong 2 giai
đoạn chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn. Kết quả sau thực nghiệm cho
thấy hệ thống bài tập phát triển KNLH cho VĐV Taekwondo TP.HCM là
phù hợp và hiệu quả ở cả 2 giai đoạn. Chương trình sử dụng các bài tập di


4
chuyển linh hoạt kết hợp nhóm các bài tập bật nhảy linh hoạt tỏ ra có hiệu
quả hơn chương trình chỉ sử dụng các bài tập di chuyển linh hoạt.
e) Các test linh hoạt có tương quan với các test tốc độ, thăng bằng,
mềm dẻo, phản xạ, sức bật và công suất ở các mức độ khác nhau. 4 test
chuyên môn sử dụng kỹ thuật đá có tương quan chặt với các test linh hoạt,
đặc biệt là test Phối hợp bước trái, bước phải đá vòng cầu 15s có tương
quan rất chặt (0.05 - 0.01) với tất cả 7 test linh hoạt. Mô men lực đỉnh duỗi
gối có tương quan với 4 test linh hoạt: Chạy chữ T (s), Chạy con thoi (s),
Linh hoạt 505 (s) và Linh hoạt Illinois (s) ở cả tốc độ 60 độ/s và 180 độ/s.
3. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 129 trang giấy khổ A4, bao gồm: Mở
đầu: 3 trang; Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: 34 trang;
Chương 2: Đối tượng, phương pháp, tổ chức nghiên cứu: 19 trang;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 71 trang; Kết luận và kiến
nghị: 2 trang. Luận án có 54 bảng, 16 biểu đồ. Luận án sử dụng 80 tài liệu
tham khảo, trong đó có 43 tài liệu tiếng Việt, 37 tài liệu tiếng Anh và phần
phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu, việc tổng hợp các cơ sở lý luận về vấn đề
nghiên cứu là cần thiết trong việc định hướng nghiên cứu cũng như xác
định phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu một cách hợp lý và khoa

học. Đề tài đã tổng hợp được các cơ sở thực tiễn và lý luận liên quan từ
nhiều công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài qua 8 nội dung:
1.1. Thực trạng về công tác đào tạo các môn võ thuật tại TP.HCM.
1.2. Khả năng linh hoạt, sức nhanh, thăng bằng.
1.3. Khả năng linh hoạt và bộ máy thần kinh cơ.
1.4. Vai trò của khả năng linh hoạt đối với thành tích thể thao và
Taekwondo.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng linh hoạt.
1.6. Đặc điểm thi đấu môn Taekwondo.
1.7. Xây dựng kế hoạch năm theo chu kỳ trong huấn luyện thể thao.
1.8. Các công trình nghiên cứu liên quan.


5
Thông qua các nội dung trên, đề tài rút ra được những cơ sở lý luận
và khoa học để tiến hành nghiên cứu sau:
Từ năm 1990, đội tuyển quốc gia Taekwondo được thành lập nhằm
tham dự các giải thi đấu trong khu vực, châu lục và thế giới, đã đem về
nhiều thành tích vẻ vang cho đất nước, trong đó có công đóng góp rất lớn
từ lực lượng HLV, VĐV Taekwondo TP.HCM. Từ sau năm 2009, thành
tích Taekwondo TP.HCM nội dung đối kháng có sự sa sút ở các giải Vô
địch toàn quốc. Từ năm 2000, có sự giảm sút thành tích rõ rệt ở các giải
ASIAD và Olympic.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm về KNLH của nhiều tác giả khác
nhau trên thế giới và trong nước. Đề tài đã tổng hợp các khái niệm KNLH
của nhiều tác giả: Twist and Benickly (1995), Brittenham. G (1996),
Brown L. E. (2005), Kent (1994), Jason (2001), Jay H. (2002)… Qua phân
tích và khảo sát quan điểm của các HLV Taekwondo toàn quốc, khái niệm
"Linh hoạt là khả năng tăng tốc, giảm tốc và thay đổi phương hướng một
cách nhanh chóng trong khi vẫn duy trì độ thăng bằng - ổn định cũng như

đảm bảo những hiệu quả hoạt động của các động tác kỹ thuật" là nội hàm
được sử dụng trong đề tài.
KNLH chịu sự điều khiển của hệ thần kinh cơ. Khả năng phối hợp
thần kinh cơ là cơ chế quan trọng của huấn luyện KNLH. Do đó, phương
pháp huấn luyện KNLH phải kích thích phát triển tốc độ hoạt hóa của nơ
ron vận động hay kích thích cơ thực hiện 1 hoạt động vận động với tốc độ
và công suất cao. Các phương pháp và bài tập càng đặc thù, cơ càng được
tập luyện tốt để thực hiện các chuyển động vận động nhanh và mạnh. (Chu
D.A, 1996) [49]
KNLH là một thuộc tính thể thao riêng biệt có vai trò quan trọng cơ
bản đối với các môn thể thao với 3 lý do: (1) Phát triển tính linh hoạt sẽ tạo
nền tảng sức mạnh cho việc điều khiển thần kinh cơ và chức năng kỹ năng
vận động, do đó phải tạo lập được các năng lực toàn diện. (2) Đổi hướng là
nguyên nhân thông thường gây chấn thương, vì vậy bằng cách dạy VĐV
cơ chế di chuyển thích hợp có thể giảm rủi ro chấn thương. (3) Khi VĐV
thuần thục, việc nâng cao khả năng nhanh chóng đổi hướng sẽ cải thiện
hiệu suất trong cả tình huống chủ động tấn công và phòng thủ đối phó.
(Jason D. V.,2001) [61]


6
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy: KNLH đóng vai trò
quan trọng đối với thành tích thi đấu môn Taekwondo. Theo Cochran [51],
trong huấn luyện và thi đấu Taekwondo Olympic thì vai trò của KNLH
tương đương với sức bền ưa khí, yếm khí và công suất. Tương tự, các kết
quả tổng hợp của nhiều tác giả tiêu biểu như Pieter W. (1997), Bompa
T.O. (1999) [72], [45]… cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của KNLH
trong cấu trúc thành tích của các VĐV võ thuật trình độ cao, trong đó có
Taekwondo. Các nghiên cứu của Pieter W. ,1997; Sekulic D.,2013; Fatma
A.,2010... cho thấy KNLH đóng vai trò quan trọng đến năng lực thi đấu

của VĐV Taekwondo trong phạm vi không gian sàn thi đấu nhỏ hẹp, ức
chế đối kháng lớn với đối thủ, yêu cầu những hoạt động phán đoán, ứng
biến, bột phát và biến đổi phương hướng nhanh, sao cho trong thời gian
ngắn nhất, ra quyết định hiệu quả nhất (Pieter W.1997) [72]. Đây là cơ sở
quan trọng của việc xác định các test kiểm tra cho khách thể nghiên cứu.
Một chương trình huấn luyện KNLH toàn diện sẽ cần đến các nhân
tố tác động: sức mạnh, công suất, tăng tốc, giảm tốc, khả năng phối hợp,
thăng bằng, khả năng mềm dẻo và tâm lý. Việc liên kết chặt chẽ các nhân
tố này tác động đến việc phát triển KNLH, nâng cao thành tích cho VĐV
(Brown L.E.,2000[48]; Cissik, 2004[50]; Graham J. F., 2005)[58]. Đây là
cơ sở quan trọng của việc lựa chọn bài tập và xác định các test kiểm tra
cho khách thể nghiên cứu.
Việc lập kế hoạch trong huấn luyện thể hiện một quy trình có tổ
chức, có phương pháp và khoa học giúp VĐV đạt trình độ cao nhất trong
tập luyện và thi đấu. Vì vậy, lập kế hoạch là công cụ quan trọng nhất của
HLV trong quá trình điều khiển chương trình HL một cách khoa học.
(Bompa,1996) [45]. Chương trình thực nghiệm cần sắp xếp phù hợp với
các giai đoạn của kế hoạch huấn luyện năm. Đây là cơ sở để ứng dụng các
chương trình thực nghiệm vào các giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên
môn theo kế hoạch huấn luyện năm của đội tuyển Taekwondo TP.HCM.
Đã tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến
hướng nghiên cứu, có thể nhận định: cho đến nay, vấn đề huấn luyện
KNLH vẫn chưa được đầu tư nghiên cứu, chưa có nghiên cứu nào về huấn
luyện KNLH cho VĐV Taekwondo tại Việt Nam được công bố. Do đó,
việc nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển


7
khả năng linh hoạt cho VĐV môn Taekwondo TP.HCM ” là rất cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay, đóng góp thêm cơ sở lý luận huấn luyện và thực

tiễn nhằm nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV Taekwondo tại TP.HCM.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài
sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu,
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia, Phương pháp kiểm tra sư phạm,
Phương pháp thực nghiệm sư phạm, Phương pháp toán thống kê. Sử dụng
các thiết bị hiện đại như Smart speed, Jump Kistler, Biodex System 4Pro –
2012, Batak – Pro, Pro Fitter 3D Cross Trainer trong Phương pháp kiểm
tra sư phạm.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1.Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập phát triển khả năng
linh hoạt cho vận động viên đội tuyển Taekwondo TP.HCM.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể thực nghiệm: Gồm 28 VĐV (20 nam và 8 nữ) đội tuyển
Taekwondo TPHCM nội dung đối kháng năm 2016, theo các hạng cân nữ:
46kg, 49kg, 53kg, 57kg, 67k; hạng cân nam: 54kg, 58kg, 63kg, 68kg,74kg,
87kg, trên 87kg. Độ tuổi từ 18 – 25. Trình độ: đa số đều đã đạt huy chương
ở các giải cấp thành phố, toàn quốc và các VĐV trẻ có triển vọng hướng
đến mục tiêu đạt thành tích ở giải thi đấu cấp toàn quốc và quốc tế. Các
VĐV chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm thực nghiệm 1 và 2, tập 2 chương trình
khác nhau trong giai đoạn chuẩn bị chung. Mỗi nhóm 14 VĐV, gồm 10
VĐV nam và 4 VĐV nữ. Trình độ, lứa tuổi và giới tính ở từng nhóm là
tương đồng nhau.
2.2.3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm
2016 tại: trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, Trung
tâm huấn luyện thể thao quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm huấn
luyện và thi đấu TDTT TP.HCM và các địa điểm tập luyện của các môn tại
thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên VĐV nội dung
đối kháng. Đây là nội dung thi đấu chính thức tại các kỳ SEA Games,
ASIAD và Olympic.


8
2.2.4. Kế hoạch nghiên cứu:
- Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2016, gồm 5
giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2012 đến 12/2013.
Giai đoạn 2: Từ 01/2014 đến 12/2014
Giai đoạn 3: Từ 01/2015 đến 12/2015
Giai đoạn 4: Từ 1/2016 đến 10/2016
Giai đoạn 5: Từ 11/2016 đến 12/2016
2.2.5. Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học TDTT TP.HCM
- Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT TP.HCM
- Trung tâm HLTT Quốc gia TP.HCM
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng công tác huấn luyện KNLH cho vận động viên
Taekwondo tại Việt Nam.
Được sự ủng hộ của lãnh đạo Liên đoàn Taekwondo Việt Nam và Bộ
môn Taekwondo Tổng cục TDTT, NCS đã tiến hành gửi phiếu phỏng vấn
cho 40 HLV Taekwondo đang làm công tác huấn luyện cho các đội tuyển
Taekwondo của tỉnh/thành/ngành trên toàn quốc đang tham gia Đại hội
TDTT toàn quốc vào tháng 12/2014. Sau khi thu thập và tổng hợp các
phiếu phỏng vấn, đã loại bỏ một phiếu không đủ điều kiện (không điền đầy
đủ các mục khảo sát), số phiếu hợp lệ là 39. Tỷ lệ phiếu hợp lệ đạt 97.5%,
đảm bảo số lượng mẫu cần thiết.

Kết quả mục tiêu 1:
- Kết quả thống kê đặc điểm nhân khẩu học cho thấy: 100% HLV
được phỏng vấn đều đang trực tiếp huấn luyện các đội tỉnh, thành, ngành,
trong đó 51.3%, đã và đang huấn luyện VĐV ở trình độ đội trẻ và tuyển
quốc gia. 89.7% HLV có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên. 56.4% có
thành tích quốc tế (từ khu vực đến thế giới). 100% HLV đều có trình độ cử
nhân trở lên, trong đó 17.9% HLV có trình độ thạc sĩ. Có thể nhận định,
mẫu phỏng vấn có thể đại diện cho HLV Taekwondo trình độ cao Việt
Nam, đáp ứng được yêu cầu chọn mẫu.
- Kết quả khảo sát quan điểm của HLV về công tác huấn luyện
KNLH cho thấy: 100% HLV hoàn toàn thống nhất khái niệm về KNLH


9
của đề tài và đánh giá rất cao tầm quan trọng của KNLH đối với thành tích
thi đấu Taekwondo. Các HLV chưa có sự thống nhất cao về yếu tố chịu sự
tác động của KNLH, lựa chọn cao nhất là tác động đối với chiến thuật chỉ
là 38.5%. Kết quả này phù hợp với thực trạng là đa số HLV (71.8%) cho
rằng công tác huấn luyện KNLH cho VĐV Taekwondo tại Việt Nam chưa
được hệ thống hoá.
- Về thực trạng ứng dụng huấn luyện KNLH cho thấy: nhìn chung
chưa có sự thống nhất cao về giai đoạn thực hiện nội dung huấn luyện
KNLH ở cả quá trình đào tạo VĐV dài hạn lẫn chu kỳ huấn luyện năm.
Công tác huấn luyện KNLH trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (41%)
và suốt năm (23.0%) là nổi trội so với các giai đoạn khác. Các HLV chưa
xác định được số giáo án huấn luyện KNLH, thể hiện qua xu hướng các
HLV không có số giáo án huấn luyện KNLH cố định ở 4/5 giai đoạn.
- Thực trạng thời điểm tập KNLH: chỉ có 43.6% HLV thực hiện ngay
sau khởi động, 56.4% không xác định thời điểm tập KNLH cố định hoặc
tập vào giữa buổi tập hoặc cuối buổi tập. Có thể thấy, hơn 50% HLV thực

hiện nội dung KNLH vào thời điểm chưa phù hợp với lý thuyết huấn
luyện. Tỷ lệ HLV không sử dụng số lượng bài tập cố định chiếm tỷ lệ cao
nhất (43.6%).
- Thực trạng tổng số bài tập linh hoạt đã và đang được các HLV sử
dụng nằm ở khoảng từ 31 đến 50 bài tập (chiếm tổng tỷ lệ 53.9%). HLV sử
dụng từ 11 đến 20 bài tập linh hoạt chung và 11 đến 20 bài tập chuyên
môn chiếm tỷ lệ cao nhất (41% và 46.2% tương ứng). Xét theo mật độ tập
trung phân bố ở các lựa chọn thì: tổng số bài tập linh hoạt chung thường sử
dụng nằm ở khoảng từ dưới 10 bài tập đến 20 bài tập (chiếm tổng tỷ lệ
74.3%), tổng số bài tập chuyên môn thường sử dụng nằm ở khoảng từ dưới
10 bài tập cho đến 20 bài tập (chiếm tổng tỷ lệ 72.3%).
- 92.3% HLV có phân loại hệ thống bài tập linh hoạt thành bài tập linh
hoạt chung và bài tập linh hoạt chuyên môn. Dụng cụ sử dụng là các dụng cụ
thường gặp trong huấn luyện linh hoạt như thang dây, mốc nhựa hình nón,
bục gỗ, rào. Cường độ vận động được sử dụng nhiều nhất là cường độ lớn
(38.5%), tuy nhiên nếu xét theo mức độ phân bố tập trung của các lựa chọn
thì cường độ vận động thường được sử dụng khi huấn luyện KNLH là từ lớn
tới cận tối đa với tổng tỷ lệ HLV sử dụng là 97.4%.


10
3.2. Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển khả
năng linh hoạt cho VĐV Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.1. Nghiên cứu xác định hệ thống test đánh giá KNLH cho
VĐV Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.1.1. Cơ sở lý luận lựa chọn hệ thống test đánh giá KNLH cho
VĐV Taekwondo TPHCM.
Theo Brown L. E. (2000); Cissik, Barnes (2004); Graham J. F (2005)
[48], [50], [58]...: Một chương trình huấn luyện linh hoạt toàn diện sẽ cần
đến các nhân tố tác động: sức mạnh, công suất, tăng tốc, giảm tốc, thăng

bằng, khả năng mềm dẻo và tâm lý. Việc liên kết chặt chẽ các nhân tố này
tác động đến việc phát triển KNLH, nâng cao thành tích cho VĐV. Nói
cách khác, nghiên cứu phát triển KNLH không chỉ là đánh giá KNLH của
VĐV bằng các test linh hoạt mà còn phải nghiên cứu sự tác động của các
năng lực liên quan như: sức mạnh, công suất, khả năng tăng - giảm tốc,
thăng bằng, mềm dẻo và tâm lý (phản xạ). Đây chính là cơ sở để lựa chọn
các test đánh giá các năng lực liên quan của đề tài.
3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn lựa chọn hệ thống test đánh giá khả năng
linh hoạt cho VĐV Taekwondo TPHCM.
Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến vấn đề nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước về hệ thống test đánh giá KNLH
và các năng lực vận động liên quan như sau:
Về các test đánh giá KNLH chung: Tổng hợp kết quả các công trình
nghiên cứu về KNLH trong nước và nước ngoài của các tác giả Trần Đức
Phấn (2002), Nguyễn Trương Phương Uyên (2010), Mackenzie B. (2005),
Reiman M. P. và Robert C. Manske (2009)… Sau khi loại bỏ các test trùng
lắp đề tài đã sơ bộ lựa chọn được 9 test đánh giá KNLH để đưa ra phỏng
vấn chuyên gia,
Về các test đánh giá năng lực liên quan và test chuyên môn:
Từ cơ sở lý luận được trình bày tại chương 1 của luận án, qua tham
khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến của các tác giả trong nước
như: Nguyễn Thế Truyền (2001); Lâm Quang Thành (2002); Trương Ngọc
Để (2008); Nguyễn Thy Ngọc (2008); Lê Nguyệt Nga (2009); Vũ Xuân
Thành (2012) và nước ngoài như: S.H.Choi (1990); Kuk Huyng Chung
(1996). Sau khi loại bỏ các test trùng lắp, đề tài đã sơ bộ lựa chọn được 16


11
test đánh giá năng lực liên quan và 6 test chuyên môn.
3.2.1.3. Xác định hệ thống test đánh giá KNLH cho VĐV

Taekwondo TPHCM.
Qua các bước Tổng hợp và hệ thống hóa các test, xây dựng phiếu
phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn chuyên gia. Kết quả cho thấy có 24/31
test được chọn lựa. Bao gồm: 7 test đánh giá khả năng linh hoạt là: Test
chạy chữ T, Chạy con thoi, Test linh hoạt 505, Test nhảy lục giác, Test
linh hoạt Ilinois, Chạy ziczac và Nhảy chữ thập. 11 test đánh giá năng lực
liên quan là: Bật cao, Bật xa, Sức mạnh đẳng động gập duỗi chân, Chạy
10 m, Phản xạ đơn mắt – tay, Phản xạ đơn mắt – chân, Phản xạ lựa chọn,
Phản xạ vận động Batak Pro, Thăng bằng trên ván, Xoạc ngang và Xoạc
dọc. và 6 test chuyên môn Taekwondo: Đá vòng cầu chân trước tại chỗ
10s (lần), Đá vòng cầu chân sau 15s (lần), Đá chuyền vòng cầu chân trước
15s (lần), Phối hợp bước trái, bước phải đá vòng cầu 15s (lần), Đấm tay
trước 10s (lần), Đấm tay sau 10s (lần).
3.2.2. Nghiên cứu xác định hệ thống bài tập phát triển KNLH
cho VĐV Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2.1. Cơ sở lý luận xác định hệ thống bài tập phát triển KNLH
Việc xác định hệ thống bài tập cụ thể cho từng chương trình phụ thuộc
vào đặc thù của môn thể thao, mục tiêu tập luyện và giai đoạn huấn luyện.
Qua nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu phát triển linh hoạt trong và
ngoài nước của Jay H. (2002), Brown L. E. (2000), Graham J. F. (2000),
Brittenham (1996), McHenry P. (2004), các trang internet có uy tín trên thế
giới… đề tài đã tổng hợp các bài tập linh hoạt dựa trên các tiêu chí: (a) Các
dụng cụ đơn giản, (b) Các bài tập linh hoạt chung: Nhằm phát triển các năng
lực cần thiết để phát triển KNLH cho VĐV như: sức mạnh tốc độ, tốc độ di
chuyển, biến hướng, biến tốc và thăng bằng. (c) Các bài tập linh hoạt chuyên
môn có mục đích như các bài tập linh hoạt chung nhưng có liên quan đến
hoạt động chuyên môn Taekwondo. [63] [48] [58] [47] [69]
3.2.2.2. Xác định hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt
Để chọn lựa các bài tập linh hoạt, đề tài tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Tổng hợp và hệ thống hóa bài tập

Đề tài đã tổng hợp được 110 bài tập, sau khi loại bỏ các bài tập
trùng lắp, có tên gọi khác nhau hoặc sử dụng dụng cụ khác nhau nhưng


12
cách thức thực hiện giống nhau, đề tài đã chọn lựa sơ bộ được 80 bài tập
linh hoạt, bao gồm 60 bài tập linh hoạt chung và 20 bài tập linh hoạt
chuyên môn.
Các bài tập linh hoạt chuyên môn được tổng hợp từ 3 video clips:
(1) Taekwondo 100% physical training prepare for combat, (2)
Taekwondo training for combat, và (3) Exciting Taekwondo exercise –
speed and agilty do Liên đoàn Taekwondo Mỹ phát hành năm 2010; Các
tài liệu chuyên môn Taekwondo của Liên đoàn Taekwondo Thế giới,
Liên đoàn Taekwondo Việt Nam và các chương trình huấn luyện được
các HLV trong nước và quốc tế thường xuyên sử dụng.
Các bài tập linh hoạt chung được phân chia thành 2 nhóm: (a) Nhóm
bài tập di chuyển linh hoạt gồm 27 bài và (b) nhóm bài tập bật nhảy linh hoạt
gồm 33 bài. Các dụng cụ sử dụng đều đơn giản và phổ biến như: thang dây,
mốc nhựa hình nón, bục gỗ, rào.
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn chuyên gia.
Đã tiến hành phỏng vấn 9 chuyên gia và 17 HLV Taekwondo. Quá
trình phỏng vấn phát ra 26 phiếu, thu vào 26 phiếu, tuy nhiên có 2 phiếu
không hợp lệ do bỏ trống quá nhiều mục khảo sát. Tỷ lệ phiếu phỏng vấn
thu về đạt 92.3%, đảm bảo số lượng mẫu cần thiết.
Bước 3. Kết quả phỏng vấn
Kết quả phỏng vấn chuyên gia đã xác định được hệ thống 76 bài tập,
chia thành 2 nhóm: (a) 56 bài tập linh hoạt chung, bao gồm: 25 bài tập di
chuyển linh hoạt, 31 bài tập bật nhảy linh hoạt và (b) 20 bài tập linh
hoạt chuyên môn. Nhóm bài tập linh hoạt chung được chia thành 3 mức
độ: dễ, trung bình và khó để làm cơ sở sắp xếp tiến trình tập luyện theo

nguyên tắc huấn luyện từ dễ đến khó. Các bài tập sử dụng các dụng cụ đơn
giản và phổ biến do đó hoàn toàn phù hợp với điều kiện tập luyện hiện nay
tại TP.HCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
3.2.3. Ứng dụng hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt
cho VĐV Taekwondo Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.3.1. Kế hoạch huấn luyện năm
Căn thứ theo lịch thi đấu năm 2016 và kế hoạch huấn luyện chung
của đội dự tuyển Taekwondo năm 2016, đội sẽ tham gia thi đấu 2 giải
chính trong năm: (1) Giải vô địch toàn quốc từ 4 đến 12 /11 và (2) Giải


13
Taekwondo Cúp đồng đội toàn quốc lần I từ 15 đến 18/12. Kế hoạch huấn
luyện năm được xây dựng theo 1 chu kỳ.
Bảng 3.21. Kế hoạch huấn luyện KNLH năm 2016
Chuẩn bị
35 tuần
Từ: 15/02 đến 23/10

Thời kỳ

Thi đấu
8 tuần
Từ: 24/10 đến 18/12

Giai đoạn

Chuẩn bị chung:
23 tuần
Từ: 15/02 đến 31/07


Chuẩn bị chuyên môn
12 tuần
Từ: 1/08 đến 23/10

Huấn
luyện
KNLH

KNLH chung
16 tuần
Từ: 4/04 đến 24/07

KNLH chuyên môn
12 tuần
Từ: 1/08 đến 23/10

Kiểm tra 1

2

Tiền
thi đấu
24/10 –
3/11
Duy trì

Chuyển
tiếp
2 tuần

Chuyển
tiếp
2 tuần

Thi đấu

Vô địch
quốc gia
4-12/11

Điều
chỉnh

Cúp
Đồng
đội
1518/12

Chuyển
tiếp
2 tuần

3

3.2.3.2. Cơ sở xây dựng chương trình huấn luyện KNLH
Kết quả khảo sát thực trạng về công tác huấn luyện KNLH cho VĐV
Taekwondo tại Việt Nam (kết quả trình bày ở mục tiêu 1) cho thấy: có
nhiều quan điểm khác biệt về các thông số trong chương trình tập, chưa có
chương trình chuẩn trong hệ thống đào tạo VĐV Taekwondo quốc gia hiện
nay. Việc tham khảo và ứng dụng chương trình đã được kiểm chứng, tổng

kết về tính hiệu quả đã được Hiệp hội huấn luyện sức mạnh và thể lực Mỹ
- NSCA (National Strength and conditioning Association) chính thức công
bố là nguyên tắc xác định chương trình thực nghiệm của đề tài. NSCA là
tổ chức uy tín hàng đầu thế giới về huấn luyện thể lực. Do đó việc kế thừa
và ứng dụng các nguyên tắc, phương pháp, thông số tập luyện của NSCA
để xây dựng chương trình thực nghiệm là phương pháp tiếp cận khoa học
và mang tính thử nghiệm đối với Việt Nam hiện nay.
3.2.3.3. Chương trình thực nghiệm phát triển KNLH cho VĐV
đội tuyển Taekwondo TP.HCM.
Chương trình tập luyện KNLH gồm 2 giai đoạn: phát triển KNLH
chung (ứng với giai đoạn chuẩn bị chung); phát triển KNLH chuyên môn
(ứng với giai đoạn chuẩn bị chuyên môn).
Trong giai đoạn phát triển KNLH chung: Chia VĐV thành 2 nhóm
tập luyện theo 2 chương trình: (a) Nhóm 1 (10 nam và 4 nữ) tập theo
chương trình 1: sử dụng các bài tập di chuyển linh hoạt. (b) Nhóm 2 (10
nam và 4 nữ) tập theo chương trình 2: nhóm các bài tập di chuyển linh
hoạt kết hợp nhóm các bài tập bật nhảy linh hoạt. Lượng vận động của 2
chương trình là tương đương, chỉ khác bài tập. Theo Dawes và Roozen


14
(2012), Holmberg (2009), Graham (2005)…: trong các yếu tố ảnh hưởng
đến KNLH thì sức mạnh và công suất đóng vai trò rất quan trọng. Do đó,
ngoài các bài tập di chuyển linh hoạt (biến hướng, biến tốc) có vai trò phát
triển KNLH chung cho VĐV thể thao, thì cần kết hợp các bài tập bật nhảy
linh hoạt (công suất) mang tính chất đặc thù thi đấu cho các môn võ thuật,
đặc biệt là môn Taekwondo. Đây là cơ sở lý luận để đề tài xây dựng 2
chương trình thực nghiệm cho 2 nhóm.
Trong giai đoạn phát triển KNLH chuyên môn: Cả 2 nhóm tập cùng
1 chương trình phát triển KNLH chuyên môn. Việc tập chung 1 chương

trình ở giai đoạn này là cần thiết vì các lý do sau: (1) Toàn bộ VĐV của 2
nhóm đều có nhiệm vụ chuẩn bị thi đấu các giải, (2) Việc tách nhóm để
thử nghiệm trong giai đoạn này tạo tâm lý không tốt cho các VĐV, và (3)
Các bài tập linh hoạt chuyên môn không có sự khác biệt nên không chia
thành các nhóm bài tập khác nhau như hệ thống bài tập linh hoạt chung.
Các nhóm tương đồng về số lượng VĐV, giới tính và trình độ.
Chương trình thực nghiệm 1 - Nhóm 1
Giai đoạn phát triển khả năng linh hoạt chung
- Mục đích: Phát triển khả năng linh hoạt chung bằng các bài tập di
chuyển linh hoạt.
- Thời gian: 16 tuần. Từ 04/4 đến 24/7/2016.
Bảng 3.24. Thông số tập luyện chương trình thực nghiệm 1 - Nhóm 1
Tổng

Số buổi

số
bài tập
25

tập/tuần
3

Thời gian
(phút)/buổ
i
20

Số bài


Số lần

tập / buổi

thực hiện

3

2-3

Nghỉ giữa
Số tổ

các lần thực

2-3

hiện
1:4 - 1:6

Nghỉ giữa
các tổ (giây)
90 - 120

Chương trình thực nghiệm 2 - Nhóm 2
Giai đoạn phát triển khả năng linh hoạt chung
- Mục đích: Phát triển khả năng linh hoạt chung bằng các bài tập di
chuyển linh hoạt kết hợp các bài tập bật nhảy linh hoạt.
- Thời gian: 16 tuần. Từ 04/4 đến 24/7/2016.
Bảng 3.25. Thông số tập luyện chương trình thực nghiệm 2 - Nhóm 2

Tổng số

Số buổi

Thời gian

Số bài

Số lần

bài tập
50

tập/tuần
3

(phút)/buổi
20

tập / buổi
6 - 10

thực hiện
2-3

Số tổ
1-2

Nghỉ giữa các


Nghỉ giữa

lần thực hiện
1:4 - 1:6

các tổ (giây)
90 - 120

Chương trình thực nghiệm 3
Giai đoạn phát triển khả năng linh hoạt chuyên môn


15
- Mục đích: Phát triển khả năng linh hoạt chuyên môn - chuẩn bị thi
đấu giải.
- Thời gian: 12 tuần. Từ 01/8 đến 23/10/2016.
Bảng 3.26. Thông số tập luyện chương trình thực nghiệm 3
Tổng số

Số buổi

Thời gian

Số bài

Số lần

bài tập
26


tập/tuần
3

(phút)/buổi
20 - 30

tập / buổi
5-6

thực hiện
2-3

Số tổ
1-2

Nghỉ giữa các

Nghỉ giữa

lần thực hiện
1:4 - 1:6

các tổ (giây)
90 - 120

3.2.3.4. Kết quả phỏng vấn chuyên gia về các chương trình thực
nghiệm phát triển KNLH cho VĐV đội tuyển Taekwondo TP.HCM.
Bảng 3.27: Kết quả khảo sát về các chương trình thực nghiệm (n=7)
Nội dung


N

Cơ sở xây dựng chương trình
Chương trình thực nghiệm 1
Chương trình thực nghiệm 2
Chương trình thực nghiệm 3

7
7
7
7

Min

Max

4
4
4
4

5
5
5
5

Trung
bình
4.428
4.714

4.857
4.428

Độ lệch
chuẩn
0.534
0.479
0.377
0.534

Kết quả trình bày ở bảng 3.27 khảo sát cho thấy: các chuyên gia và huấn
luyện viên đều có ý kiến đồng thuận rất cao, các nội dung được khảo sát đều có
điểm trung bình từ 4.428 đến 4.857. Không có ý kiến đóng góp thêm.
Kết luận mục tiêu 2. Căn cứ vào lịch thi đấu và kế hoạch huấn
luyện năm 2016 của đội tuyển Taekwondo TP.HCM đã xây dựng được kế
hoạch ứng dụng chương trình thực nghiệm huấn luyện KNLH chung và
chuyên môn phù hợp với các giai đoạn chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên
môn của đội. Đề tài đã xây dựng được 3 chương trình thực nghiệm trong 2
giai đoạn: phát triển KNLH chung (2 chương trình - 2 nhóm) và phát triển
KNLH chuyên môn (1 chương trình - cả đội) theo kế hoạch đã trình bày
trong phương pháp thực nghiệm sư phạm. Các chương trình thực nghiệm
đều có các thông tin về: thời gian, mục đích, phương pháp và các thông số
chi tiết về lượng vận động tập luyện. Kết quả phỏng vấn 7 chuyên gia và
HLV Taekwondo trình độ cao cho thấy: các chương trình đều đạt được sự
đồng thuận rất cao, với điểm trung bình từ 4.428 đến 4.857 ở các nội dung.


16
3.3. Đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập phát triển khả năng linh hoạt
cho vận động viên Taekwondo thành phố Hồ Chí Minh sau 1 chu ky

huấn luyện năm.
Để đánh giá hiệu quả bài tập linh hoạt, đề tài sử dụng 7 test linh hoạt, 11
test đánh giá các năng lực liên quan (sức mạnh, tốc độ, phản xạ, mềm dẻo, và
thăng bằng) có ảnh hưởng đến KNLH của VĐV. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng
test sức mạnh đẳng động duỗi gối ở 2 tốc độ 60 độ/s và 180 độ/s trên máy
Biodex system 4 pro-2012. Đây là thiết bị đánh giá sức mạnh hiện đại, cho kết
quả chính xác và chi tiết về nhiều thông số: lực, tốc độ, công suất... nhằm đánh
giá sâu hơn về vai trò của sức mạnh chân đối với KNLH.
Chương trình tập luyện KNLH gồm 2 giai đoạn: phát triển KNLH
chung và phát triển KNLH chuyên môn theo kế hoạch huấn luyện năm
2016. Tiến hành kiểm tra 3 lần: Lần 1: Đầu chương trình phát triển KNLH
chung; lần 2: Cuối chương trình phát triển KNLH chung; lần 3: Kết thúc
chương trình phát triển KNLH chuyên môn.
Kết quả kiểm tra ban đầu (trước thực nghiệm) cho thấy trình độ của 2
nhóm là tương đồng. Ở nhóm nam, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống
kê ở tất cả 24/24 test (p>0.05). Đối với nữ, không có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê ở 23/24 test (p>0.05), riêng test bật xa có sự khác biệt mang ý
nghĩa thống kê (p<0.05) (Số liệu chi tiết được trình bày ở Phụ lục 11).
3.3.1 Nhịp tăng trưởng của các test sau giai đoạn chuẩn bị chung
3.3.1.1 Nhịp tăng trưởng KNLH sau giai đoạn chuẩn bị chung

Biểu đồ 3.5. So sánh nhịp tăng trưởng KNLH sau giai đoạn chuẩn bị
chung của nam VĐV Taekwondo TP.HCM
Nhìn chung nhóm 2 có nhịp tăng trưởng W% tốt hơn nhóm 1 ở 4/7
test, mặc dù cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở 6/7


17
test. Đặc biệt test Nhảy chữ thập của nhóm 2 sau thực nghiệm tốt hơn
nhóm 1 và có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p<0.05


Biểu đồ 3.6. So sánh nhịp tăng trưởng KNLH sau giai đoạn chuẩn bị
chung của nữ VĐV Taekwondo TP.HCM
Nhìn chung nhóm 2 có nhịp tăng trưởng W% tốt hơn nhóm 1 ở 5/7
test, và có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê 4/7 test so với nhóm 1
chỉ có 3/7 test. Sau thực nghiệm thành tích giữa 2 nhóm vẫn không có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê
3.3.1.2 Nhịp tăng trưởng các năng lực liên quan sau giai đoạn chuẩn
bị chung
a) Đội nam: Ở các test đánh giá năng lực có liên quan, nam VĐV
nhóm 2 có nhịp tăng trưởng W% tốt hơn nhóm 1 ở 7/11 test, và có sự tăng
trưởng mang ý nghĩa thống kê 8/11 test so với nhóm 1 chỉ có 5/11 test.
b) Đội nữ: Ở các test đánh giá năng lực có liên quan, nữ VĐV nhóm 2 có
nhịp tăng trưởng W% tốt hơn nhóm 1 ở 6/11 test, bên cạnh đó nhóm 2 có 6/11
test có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê so với 5/11 test của nhóm 1.
3.3.1.3. Nhịp tăng trưởng các test chuyên môn sau giai đoạn chuẩn bị chung.
a)Đội nam: Nhìn chung ở các test chuyên môn sau giai đoạn chuẩn
bị chung, nhóm 2 có sự tăng trưởng tốt hơn với 11/12 thông số có sự tăng
trưởng mang ý nghĩa thống kê, so với nhóm 1 chỉ có 10/12 thông số có
tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê.
b)Đội nữ: Nhìn chung ở các test chuyên môn sau giai đoạn chuẩn bị
chung, giữa 2 nhóm có sự tăng trưởng tương đồng, và cả 2 nhóm đều
không có test nào có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê. Sau thực
nghiệm thành tích giữa 2 nhóm vẫn không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê với p>0.05.


Biểu đồ 3.7. So sánh nhịp tăng trưởng của các test năng lực liên quan sau giai đoạn chuẩn bị chung
của nam VĐV Taekwondo TP.HCM



Biểu đồ 3.8. So sánh nhịp tăng trưởng các test năng lực liên quan sau giai đoạn chuẩn bị chung
của nữ VĐV Taekwondo TP.HCM


Biểu đồ 3.9. So sánh nhịp tăng trưởng của các test chuyên môn sau giai đoạn chuẩn bị chung
của nam VĐV Taekwondo TP.HCM


Biểu đồ 3.10. So sánh nhịp tăng trưởng các test chuyên môn sau giai đoạn chuẩn bị chung
của nữ VĐV Taekwondo TP.Hồ Chí Minh


17
3.3.2 Nhịp tăng trưởng sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn:
3.3.2.1. Nhịp tăng trưởng KNLH sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn:

Biểu đồ 3.11. Nhịp tăng trưởng KNLH sau giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn của nam VĐV Taekwondo TP.HCM

Đội nam: Kết quả biểu đồ 3.11 cho thấy, tất cả các test linh hoạt của
nam VĐV sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn đều có sự tăng trưởng, nhịp
tăng trưởng đạt từ 0.5% đến 7.4% với 7/7 test có sự tăng trưởng mang ý
nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05.

Biểu đồ 3.12. Nhịp tăng trưởng KNLH sau giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo TP.HCM

Đội nữ: Kết quả biểu đồ 3.12 cho thấy, tất cả các test linh hoạt của
nữ VĐV sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn đều có sự tăng trưởng, nhịp

tăng trưởng đạt từ 0.9% đến 7.4% với 7/7 test có sự tăng trưởng mang ý
nghĩa thống kê P< 0.05.


18
3.3.2.2 Nhịp tăng trưởng các năng lực liên quan sau giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn.

Biểu đồ 3.13. Nhịp tăng trưởng các năng lực liên quan sau giai đoạn
chuẩn bị chuyên môn của nam VĐV Taekwondo TP.HCM

Đội nam: Kết quả biểu đồ 3.13 cho thấy, nam VĐV sau giai đoạn
chuẩn bị chuyên môn có 10/11 test có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống
kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05, chỉ duy nhất test bật xa không có sự tăng
trưởng mang ý nghĩa thống kê; không có chỉ tiêu nào suy giảm mang ý
nghĩa thống kê.

Biểu đồ 3.14. Nhịp tăng trưởng các năng lực liên quan sau giai đoạn
chuẩn bị chuyên môn của nữ VĐV Taekwondo TP.HCM

Đội nữ: Kết quả biểu đồ 3.14: nữ VĐV sau giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn có 9/11 test có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng xác suất P < 0.05, chỉ duy nhất 2 test Xoạc dọc và Xoạc ngang là
không có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê;


19
Bảng 3.47. Nhịp tăng trưởng sức mạnh đẳng động duỗi gối (Isokinetic)
của nam VĐV sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn (n=20)
Test


Mô men lực đỉnh (ft.lbs)

Tốc độ 60 độ/s

Chân thuận

Tỷ lệ Mô men lực đỉnh - Cân
nặng (%)
Suy giảm công suất (%)
Công suất trung bình (W)
Mô men lực đỉnh (ft.lbs)

Chân nghịch

Tỷ lệ Mô men lực đỉnh - Cân
nặng (%)
Suy giảm công suất (%)
Công suất trung bình (W)

Chênh lệch hai Công suất đỉnh (%)
chân
Công suất trung bình (%)
Mô men lực đỉnh (ft.lbs)

Tốc độ 180 độ/s

Chân thuận

Tỷ lệ Mô men lực đỉnh - Cân

nặng (%)
Suy giảm công suất (%)
Công suất trung bình (W)

Chân nghịch

Chênh lệch
hai chân

Mô men lực đỉnh (ft.lbs)
Tỷ lệ Mô men lực đỉnh - Cân
nặng (%)
Suy giảm công suất (%)
Công suất trung bình (W)
Công suất đỉnh (%)
Công suất trung bình (%)

Trước
Sau
thực nghiệm thực nghiệm W%
δ1
δ2
x1
x2

183.0 35.3 198.1 33.1 7.9
126.3 21.2 137.0 21.4 8.2
18.8 6.6 17.7 6.2 6.1
166.7 47.3 178.9 45.8 7.0
186.1 39.3 202.2 37.3 8.3

128.4 23.7 139.8 23.5 8.5
18.1

9.3

16.9

8.7

6.9

168.6 42.3 179.5 39.7 6.3
1.1
1.4

7.6
6.2

1.6
0.6

6.4
6.8

(*)
(*)

126.2 24.8 137.1 22.1 8.3
87.4


16.8

95.3

16.8 8.7

20.7

9.2

19.1

8.5

88.2

15.9

95.7

14.9 8.2

d

15.
1
10.
8
-1.1
12.2

16.
1
11.
3
-1.2
10.
9
0.5
-0.8
11.
0

P

<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
<0.05
> 0.05
> 0.05
<0.05

8.0 <0.05

7.6 -1.5 <0.05
17.

260.2 51.4 278.1 48.4 6.7
<0.05
9
127.4 24.1 138.0 21.8 7.9 10.5 <0.05
7.5 <0.05

19.7 9.6 18.3 8.9 7.1 -1.4 <0.05
261.2 56.4 278.7 54.2 6.5 17.5 <0.05
0.5 10.3 0.2
8.3 (*) -0.3 > 0.05
-0.6 9.4 -0.6 8.0 (*) 0.0 > 0.05

(*) Không thể hiện giá trị W% vì đây là giá trị thể hiện sự chênh lệch
sức mạnh giữa 2 chân, có ý nghĩa giảm nguy cơ chấn thương gối cho VĐV
khi sự chênh lệch càng nhỏ.
Kết quả bảng 3.47 cho thấy, sức mạnh đẳng động duỗi gối của nam
VĐV sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn có 16/20 thông số có sự tăng
trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Các thông số
về sự chênh lệch sức mạnh của 2 chân ở cả 2 tốc độ 60 độ/s và 180 độ/s


20
đều giảm đi, cho thấy nguy cơ chấn thương gối cũng giảm đi. Không có
chỉ tiêu nào suy giảm mang ý nghĩa thống kê.
Ở nữ VĐV sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn có 16/20 thông số có
sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05.
3.3.2.3 Nhịp tăng trưởng các test chuyên môn sau giai đoạn
chuẩn bị chuyên môn.
Nam: Kết quả cho thấy, tất cả 12/12 thông số của 6 chuyên môn đều
có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05, nhịp

tăng trưởng từ 2.9% đến 11.1%; không có chỉ tiêu nào suy giảm mang ý
nghĩa thống kê.
Nữ: Kết quả ở bảng 3.51 cho thấy, tất cả các test chuyên môn đều có
sự tăng trưởng (từ 0.6 % đến 14.8%), trong đó có 9/12 thông số của 6 test
có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05, bao
gồm: Vòng cầu chân sau 15s, Chuyền vòng cầu chân trước 15s, Phối hợp
bước trái, bước phải đá vòng cầu 15s, Đấm tay trước 10s (tay phải) và
Đấm tay sau 10s; nhịp tăng trưởng từ 2.9% đến 11.1%; không có chỉ tiêu
nào suy giảm mang ý nghĩa thống kê.
Nhận định hiệu quả của chương trình:
- Sau giai đoạn chuẩn bị chung, cả 2 chương trình huấn luyện linh
hoạt đều có hiệu quả tác động cải thiện khả năng linh hoạt của VĐV.
+ Về nhịp tăng trưởng W%: chương trình huấn luyện linh hoạt 2 (có
bổ sung các bài tập bật nhảy) có hiệu quả hơn được thể hiện qua nhịp tăng
trưởng W% ở các test của nam nhóm 2 tốt hơn nhóm 1. Trong khi đó ở
VĐV nữ, do số lượng VĐV mỗi nhóm ít (n = 4), do đó chưa có thể hiện rõ
khác biệt hiệu quả của 2 chương trình thông qua W% mỗi nhóm
- Sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn:
+ Nhóm test linh hoạt: cả 2 nhóm nam và nữ đều có 7/7 test tăng
trưởng mang ý nghĩa thống kê
+ Nhóm test năng lực liên quan: ở nam là 10/11 test tăng trưởng
mang ý nghĩa thống kê, và ở nữ là 9/11 test tăng trưởng mang ý nghĩa
thống kê.
+ Riêng test sức mạnh đẳng động duỗi gỗi Isokinetic: cả nam và nữ
đều có 16/20 thông số của test có sự tăng trưởng mang ý nghĩa thống kê.
+ Nhóm test chuyên môn: nhóm nam có 12/12 thông số và nhóm nữ


×