Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

MỨC độ HỨNG THÚ đối với HOẠT ĐỘNG học tập môn NGỮ văn của học SINH lớp 9 TRƯỜNG THCS NGŨ HIỆP THANH TRÌ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.09 KB, 28 trang )

ĐỀ TÀI
MỨC ĐỘ HỨNG THÚ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN NGỮ
VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGŨ HIỆP- THANH
TRÌ- HÀ NỘI.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ................................................................2
2.2.1. Tóm tắt số liệu sơ cấp thu được thông qua bảng hỏi................................19

2.2.1.1. Thông tin nghiên cứu.....................................................................19
2.2.1.2. Tóm tắt khảo sát.............................................................................19


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Th.s: Thạc sỹ
THCS: Trung học cơ sở


MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, việc nghiên cứu sự hứng thú đối với một sự vật,
sự việc, con người hay công việc nào đó là một việc thu hút rất nhiều nhà
khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Hứng thú là một vấn đề rất
hấp dẫn ở trong mọi lĩnh vực nhưng cũng rất là phức tạp, như
L.X.Vưgotxki đã từng nói “ đối với việc nghiên cứu hầu như không có vấn
đề nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của một con người”.
Văn học lớp 9 là một phần của chương trình văn học trung học cơ sở, là
môn học đặc biệt quan trọng đối với tất cả các học sinh nói chung và đối
với học isinh lớp 9 nói riêng. Đây là môn học trang bị cho học sinh công
cụ ngôn ngữ, là một môn học thuộc Khoa học xã hội và Nhân văn có


nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức về tiếng việt, những kĩ
năng sử dụng tiếng Việt, những kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng giao
tiếp xã hội,... Trong trường học ngoài Giao dục công dân thì Ngữ văn cũng
là môn học góp phần giáo dục tư tưởng , bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách
của học sinh. Đặc biệt đối với học sinh lớp 9, môn ngữ văn là môn thi bắt
buộc để thi vào lớp 10 của các trường Trung học phổ thông.
Trong những năm gần đây, sự hứng thú đối với việc học môn ngữ văn của
học sinh Trung học cơ sở nhìn chung còn rất nhiều hạn chế, các em học
sinh hầu như rất chán ghét đối với các tiết học môn ngữ văn . Những giờ
học ngữ văn trở nên rất buồn ngủ, chán nản, mệt mỏi và căng thẳng..
Nguyên nhân của hiện trạng đó có thể là các học sinh chưa hiểu được ý
nghĩa của việc học môn ngữ văn, học môn ngữ văn một cách đối phó , qua
loa và không có phương pháp học tập đúng đắn, cũng có thể là những nội
dung văn học không có ấn tượng, phương pháp dạy của giáo viên kém thu
hút,..
Vì thế, em chọn đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú đối
với môn học ngữ văn của học sinh lớp 9 trường THCS Ngũ Hiệp- Thanh
Trì – Hà Nội”. Mong rằng, qua đó chất lượng dạy và học môn ngữ văn lớp
9 của trường THCS Ngũ Hiệp được nâng cao, đặc biệt học sinh hứng thu
hơn đối với việc học tập môn ngữ văn.
• Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu mức độ hứng thú đối với môn học ngữ văn lơp 9 của trường
THCS Ngũ Hiêp nhằm thấy được thực trạng hứng thú đối với môn học của
học sinh, qua đó đề xuất một số biện pháp đối với các giáo viên dạy môn
ngữ văn nhằm phát triển hứng thú học tập môn ngữ văn cho các học sinh
lớp 9 nói riêng và các học sinh trong trường nói chung.
• Đối tượng nghiên cứu.
Mức độ hứng thú học môn ngữ văn của học sinh lớp 9 và biện pháp phát
triển, nâng cao sự hứng thú của học sinh đối với viejc học môn ngữ văn.



3.2. Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu chính gồm 310 học sinh lớp 9 trường THCS Ngũ
Hiệp- Thanh Trì- Hà Nội.
Ngoài ra các khách thể nghiên cứu bổ trợ bao gồm 4 giáo viên trực tiếp
dạy môn ngữ văn của các học sinh khối lớp 9.
• Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: tất cả các học sinh lớp 9 của trường THCS Ngũ
Hiệp.
- Về đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tình hình hứng thú học tập môn ngữ văn của học sinh lớp 9.
+ Biện pháp sư phạm; những biện pháp tác động đến tâm lí thông qua các
phương pháp dạy học của giáo viên nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo,
ham tìm tòi, học hỏi của học sinh, tạo bầu không khí thoải mái tích cực đối
với học sinh trong quá trình học tập nhằm nâng cao hứng thú đối với việc
học môn ngữ văn.
- Địa bàn nghiên cứu: chỉ nghiên cứu tại trường THCS Ngũ Hiệp- Thanh
Trì- Hà Nội.
• Phương pháp nghiên cứu.
Chuyên đề đã sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu bao
gồm.
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu hay còn gọi là phương pháp nghiên
cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin qua các kênh thông tin bao
gồm sách báo, tài liệu, internet nhằm mục đích chọn ra những khái niệm ,
những tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho lý luận của đề tài để hình thành
những giả thuyết, dự đoán về thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, …
Cách tiến hành:
Tiến hành sưu tầm, tham khảo, phân tích, chọn lọc nghiên cứu các tài

liệu có liên quan đến : các sách giáo khoa, các công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề hứng thú đối với một
sự vật sự việc nào đó, về các đặc trưng tâm sinh lí của học sinh trung học
cơ sở, nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài và các biện pháp nhằm giải
quyết vấn đề.
4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra bảng hỏi
Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp dùng phiếu hỏi của người nghiên
cứu thiết kế sẵn một phiếu với những câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự
logic, qua đó nhăm thu thập những thông tin chính xác về sự vật hoặc hiện
tượng từ đối tượng điều tra.
Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên cơ sở lí luận về biểu hiện hứng thú
học tập đối với môn Ngữ văn. Phiếu điều tra dành cho học sinh bao gồm
các câu hỏi nhằm tìm hiểu khách quan về mực độ hứng thú, yêu thích ,


nhận thức, cảm xúc, các hành động học tập của học sinh lớp 9 đồng thời
các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn ngữ văn của các học sinh lớp
9.
Phiếu điều tra bảng hỏi này nhằm phát hiện đặc điểm, mức độ yêu thích
môn ngữ văn của học sinh lớp 9 .


Chương 1. Cơ sở lý luận về hứng thú học tập môn ngữ văn
và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn ngữ văn
I. Một số vấn đề lí luận cơ bản về hứng thú và hứng thú học tập.
1.1. Khái niệm chung về hứng thú , hứng thú học tập
1.1.1 Khái niệm
Hứng thú là hiện tượng tâm lí phức tạp thể hiện rộng rãi trong cuộc sống
nhưng đồng thời đó cũng là hiện tượng hết sức thú vị, thu hút sự quan tâm

nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
Theo nhà tâm lí học I.PH .Secbac thì “ Hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn
có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con
người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan”1
Tác giả K.Strong và W.James cho rằng : “ Hứng thú là một trường hợp riêng
của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là một
nét tính cách.”1
Trong khi đó, nhà nghiên cứu trong nước Nguyễn Quang Uẩn đưa ra khái
niệm vê hứng thú như sau: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với
đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại
khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.2
Từ một số quan điểm như trên, có thể phát biểu về hứng thú như sau: Hứng
thú là một thái độ nhận thức đặc biệt đối với đối tượng nào đó vừa có giá trị
vừa có sức hấp dẫn đủ để con người hành động.
1.1.2. Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt
động học tập.
Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của
chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là
động cơ 1 thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong
bấtcứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ
chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và
sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành
động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức,
sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ
học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
1.1.3. Hứng thú học tập
1.1.3.1 Định nghĩa hứng thú học tập
Hứng thú học tập được xem là một trường hợp riêng của hứng thú. Hứng
thú học tập là xu hướng lựa chọn của cá nhân nhằm vào việc nhận thức được
một hoặc một số lĩnh vực khoa học, nhằm vào mặt nội dung của nó cũng như

là quá trình hoạt động, trong đó cá nhân không chỉ dừng lại ở hoạt động bên
1
2

Tamlihoc.net; hứng thú,khái niệm hứng thú trong tâm lí học.,
Nguyễn Quang Uẩn ( 2005), Giao trình Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội


ngoài của sự vật hiện tượng mà có xu hướng tìm tòi những bản chất bên
trong của sự vật hiện tượng mà cá nhân muốn nhận thức.
Trong nhà trường, đối tượng của hứng thú học tập của học sinh là nội dung
của các môn học. hứng thú của học sinh không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu tri
thức của các môn học của nhà trường mà còn hướng vào quá trình đạt được
những tri thức đó , quá trình học tập nói chung.
Đặc trưng của hứng thú đối với học tập là thái độ nhận thức phức tạp đối
với kiến thức, sự vật hiện tượng. thái độ đó được thể hiện ở việc thường
xuyên học hỏi , nghiên cứu , tiếp thu tri thức, hoàn thiện phương pháp học
tập, khắc phục những khó khăn, nắm chắc kiến thức và phương pháp tiếp thu
kiến thức.
Trong hứng thú học tập , học sinh không chỉ có nguyện vọng nắm chắc
môn học mà còn mong muốn mở rộng kiến thức đối với những môn học mà
mình yêu thích, tích cực tìm tòi, khám phá ra những bản chất bên trong của sự
vật hiện tượng. do đó, hứng thú học tập tạo ra động cơ quan trọng nhất của
học tập , đó là cơ sở cho thái độ đúng đắn của học sinh đối với nhà trường
cũng như là đối với kiến thức. Hứng thú học tập là động cơ mạnh mẽ tác động
tới tính chất, diễn biến và cả kết quả học tập của học sinh.
Hứng thú học tập liên quan đến một số hiện tượng như tính tò mò, ham hiểu
biết, nhu cầu nhận thức… nhưng không đồng nhất. Nhu cầu , tính tò mò,..
không đồng nhất đối với sự hứng thú nhưng lại là cơ sở để hình thành hứng
thú và ngược lại hứng thú cũng là cơ sở cũng những hiện tượng đó.

Tóm lại “ hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể
đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý
nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong cuộc sống cá nhân”
1.1.3.2 Một số đặc điểm của hứng thú học tập
- Hứng thú học tập có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt
động học tập
- Hứng thú học tập ban đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học và sau đó
hướng tới phương pháp khám phá ra những nội dung đó
- Hứng thú học tập dần dần tạo nên tính bền vững, nếu được củng cố
trong những điều kiện của tình huống làm nó xuất hiện và sự làm quen
đối tượng hoạt động càng sâu sắc, sự cuốn hút của nó càng cao và càng
xuất hiện những vấn đề mới
- Hứng thú học tập là biểu hiện cho động lực mạnh nhất, thúc đẩy học sinh
nghiên cứu đối tượng trong phạm vi của nó
- Hứng thú học tập luôn được nhận thức một cách rõ ràng, nhanh chóng,
đúng đắn đòi hỏi học sinh hoạt động tích cực tìm tòi sáng tạo, có cơ sở
những nguyên nhân tạo ra hứng thú của bản thân
- Được xuất hiện trong những cảm xúc trí tuệ lâu dài, có nội dung sâu sắc
1.1.3.4 Các loại hứng thú học tập
Thứ nhất, hứng thú gián tiếp trong hoạt động học tập


Hứng thú giá tiếp trog hoạt động học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ
thể với đối tượng của hoạt động học tập do những yếu tố bên ngoài đối tượng
của hoạt động này gây nên và gián tiếp liên quan đến đối tượng đó.
Hứng thú gián tiếp trong học tập có các đặc điểm:
- Hướng tới những khía cạnh bên ngoài, liên quan đến đối tượng của hoạt
đông học tập như là khen thưởng , điểm số,..
- Có tính chất tình huống rất rõ nét: khi nhận được tri thức cần thiết hay
kết thúc hành động thì sự hứng thú cũng sẽ bị biến mất, thay vào đấy sẽ

là sự thờ ơ
- Ít có tác dụng thúc đẩy hành động
- Không được ý thức một cách rõ ràng. Học sinh không giải thích được
liệu đó có phải là hứng thú hay không? Vì sao lại hứng thú với nó.
- Nó xuất hiện theo những phản ứng rất mạnh nhưng thường cũng rất ngắn
ngủi.
Thứ hai là hứng thú trực tiếp trong hoạt động học tập
Hứng thú trực tiếp chủ yếu nhằm vào việc nhận thức, tiếp thu tri thức chứa
đựng trong các môn học. bên cạnh đó, hứng thú không chỉ tập trug vào nội
dung của môn học cụ thể mà còn hướng vào quá trình đạt được những kiến
thức đó. Trong quá trình hoạt động đó diễn ra việc vận dụng các phương pháp
học tập đã tiếp thu được, lĩnh hội những phương pháp mới đồng thời hoàn
thiện nó cũng là đối tượng của hứng thú trực tiếp.
1.1.3.5 Sự hình thành và phát triển hứng thú học tập
Hứng thú học tập được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển
của cá thể và được chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: đây là giai đoạn mà người học có thái độ nhận thức có xúc
cảm đối với hiện tượng , lúc này người học chưa có hứng thú thực sự mà chỉ
do bị cuốn hút bởi những nội dung mà giáo viên trình bày, học sinh lắng nghe
và thể hiện niềm
vui thích khi nhận ra được cái mới, đây là giai đoạn đầu của sự hứng thú, nó
có thể mất đi sau khi giờ học kết thúc nhưng trên cơ sở đó mà hứng thú được
phát triển
Giai đoạn 2: ở giai đoạn này thì những sự ưa thích lặp đi lặp lại nhiều lần
và trở thành thía độ nhận thức có xúc cảm tích cực với đối tượng, hứng thú
được duy trì. Thái độ này thúc đẩy học sinh quan tâm cả những vấn đề đặt ra
trong giờ học và sau giờ học, từ đó sinh ra nhu cầu tìm tòi, tìm hiểu.
Giai đoạn 3: nếu thái độ tích cực đó được củng cố, khả năng tìm tòi của
cá nhân được duy trì thì hứng thú đó sẽ trở thành xu hướng cá nhân, đến giai
đoạn này hứng thú học tập sẽ làm lối sống của học sinh thay đổi như là dùng

nhiều thời gian rảnh rỗi của mình để tìm tòi thêm nhuwxg kiến thức về vấn đề
màm mình yêu thích, hoạt động ngoại khoá, đọc thêm sách,…đây là giai đoạn
hứng thú bền vững .


1.1.1.6 Hứng thú học môn ngữ văn của học sinh lớp 9.
• Vai trò, đặc điểm của môn ngữ văn lớp 9.
Trong các môn học ở nhà trường, ngữ văn được coi là một môn học quan
trọng, là một trong số những môn chính, môn học cơ sở của nhà trường.
Môn Ngữ Văn không chỉ đơn thuần là dạy học sinh cách làm văn, cách phân
tích các bài văn, mà ý nghĩa của môn học này còn cao hơn thế đó là giáo dục
và hoàn thiện nhân cách của học sinh qua các tác phẩm văn học. Qua mỗi tác
phẩm học sinh sẽ được học về ý nghĩa tác phẩm để từ đó trở thành một bài
học nhân các, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực
trong cuộc sống. Văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền
những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương chân chính dù
ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công
bằng. Giúp học sinh nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều
giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh.
Không những thế , học môn gữ văn còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi
con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói
của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.
Và hơn nữa, qua các tác phẩm văn học trong sách, các bạn học sinh lại được
học thêm về lịch sử, về những tấm gương của cha ông, để từ đó chúng ta tự
hào hơn về đất nước và dân tộc. Có thể nói, học Văn cũng chính là học làm
người.
Không chỉ vậy, học Ngữ Văn còn giúp cho học sinh trở nên ham đọc sách
hơn. Qua mỗi bài văn hay bài thơ được học trong sách giáo khoa, nếu có thể
khiến học sinh hứng thú tìm hiểu về tác phẩm đó thì các học sinh sẽ tìm tòi và
thậm chí đọc hết cả tác phẩm. Từ đó hình thành nên thói quen chăm đọc sách

cho học sinh
Điều quan trọng nữa là đối với học sinh lớp 9, ngữ văn trở thành môn thi bắt
buộc vào cấp 3, đó cũng là một yếu tố quyết định các học sinh lớp 9 có thể có
khả năng thi vào trường nào, có thể vào được một môi trường tốt và phù hợp
hay không, nên việc học văn đối với học sinh lớp 9 càng trở nên quan trọng
hơn.
Môn ngữ văn là một môn khoa học xã hội rất quan trọng, có đặc điểm dễ
hiểu, thoải mái hơn các môn tự nhiên, không phải tính toán nhưng kiến thức
của nó cũng rất trừu tượng và dài dòng khiến cho các học sinh gặp nhiều khó
khăn trong vấn đề soạn bài ở nhà, học bài cũ, vì lượng kiến thức rất dài, khó
nhớ.


Khái niệm hứng thú học môn ngữ văn của học sinh lớp 9.

Định nghĩa
Hứng thú học môn ngữ văn là thái độ lựa chọn đặc biệt của học sinh đối với
quá trình , kết quả lĩnh hội và vận dụng những tri thức văn học trong quá trình


học tập cũng hư trong cuộc sống, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết
thực của môn toán đối với bản thân.
Những thành tố tâm lí cấu thành hứng thú học môn ngữ văn của học sinh
lớp 9.
Cấu trúc của việc hứng thú học môn ngữ văn lớp 9 gồm 3 thành phần chủ yếu
sau đây:
- Thành tố cảm xúc trước hết tham gia vào việc chuẩn bị tạo nên một
thái độ học tập đúng đắn đối với môn ngữ văn 9 của học sinh lớp 9. đây
là tiền đề tâm lí của hứng thú học môn văn. Những cảm xúc khác sẽ
xuất hiện trong quá trình tìm hiểu như niềm vui nhận thức là thành tố

cơ bản của hứng thú, niềm vui đạt thành tích sẽ duy trì được hứng thú
học môn Ngữ văn
- Thành tố nhận thức giữ vai trò qua trọng trong việc duy trì hứng thú
học tập môn ngữ văn 9. Học sinh lớp 9 hiểu được giá trị và ý nghĩa của
việc học môn ngữ văn từ đó mà xuất hiện thái độ tự giác, đúng đắn
củng cố cho hứng thú học môn Ngữ văn của học sinh.
- Hành động của học sinh: bao gồm ý chí, động cơ và tính tích cực
+ Ý chí có vai trò vô cùng to lớn trong việc khắc phục những cảm xúc sai
trái nảy sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn hay trong khi tìm cách
giải quyết những câu hỏi khó.
+ Động cơ có vai trò trong việc phát triển hứng thú học môn ngữ văn.
+ Tính tích cực tạo điều kiện cho việc khám phá tìm hiểu và tạo nên niềm
vui trong hoạt động học tập môn ngữ văn . Tính tích cực tạo ra định hướng
mạnh lên, nâng cao hiệu quả lĩnh hội tri thức.
Các biểu hiện của hứng thú học môn Ngữ văn 9.
Hứng thú học môn ngữ văn 9 được biểu hiện thông qua các dấu hiệu , chỉ số
cụ thể trong quá trình học tập môn ngữ văn cũng như trong cuộc sống của bản
thân học sinh. Những biểu hiện hứng thú này cũng rất đa dạng, phong phú,
đan xen lẫn nhau.
- Biểu hiện về mặt xúc cảm: học sinh có cảm xúc tích cực đối với môn
văn, coi việc học môn văn là niềm vui.
- Biểu hiện về mặt nhận thức: học sinh nhận thức được nguyên nhân của
sự yêu thích, những nguyên nhân có thể xuất phát từ nội dung và
phương pháp cảm thụ văn học, hoặc liên quan đến đến việc kĩ năng văn
học được ứng dụng nhiều trong giao tiếp xã hội hay là phương pháp
giảng dạy của giáo viên tốt, môn văn là bắt buộc thi vào cấp 3…


- Biểu hiện về mặt hành động: học sinh biểu hiện bằng các hành động
chủ động tích cực trong giờ và ngoài giờ đối với môn ngữ văn như

là:trong giờ lên lớp thì chăm chú nghe giảng, ghi chép đầy đủ cẩn thận,
tích cực suy nghĩ, phát biểu và đặt câu hỏi, làm việc nhóm. Lúc kết thúc
giờ học và ở nhà thì học bài làm bài tập về nhà đầy đủ, soạn bài cẩn
thận, tự giác làm thêm những bài tập bổ trợ, sưu tầm những tác phẩm
chi tiết hay, đọc sách tham khảo Ngữ văn, tham gia các hội thi, hoạt
động ngoại khoá liên quan đến văn học, tự tổng kết được những gì
mình đã học và vận dụng được những kiến thức văn thơ vào cuộc
sống,..
- Biểu hiện về mặt kết quả: có kết quả học tập cao trong môn Ngữ văn.
Các mức độ hứng thú môn ngữ văn 9.
Mức độ 1: học sinh chưa có hứng thú đối với việc học tập môn Ngữ văn 9,
học sinh chỉ học bài làm bài đối phó với giáo viên, sợ phải học môn Ngữ
văn
Mức độ 2:học sinh có hứng thú gián tiếp đối với môn Ngữ văn 9. ví dụ như
thích học môn văn vì giáo viên giảng hay, bố mẹ động viên, được khen
thưởng,,,. Mức độ này mang tính chất tình huống, thiếu tính bền vững
Mức độ 3: học sinh có hứng thú với nội dung tri thức Văn học, có hứng thú
trục tiếp đối với môn học, thích thú đối với các tác phẩm văn học, ưa thích
viết bài, thích dùng ngôn ngữ,…Mức độ này khá bền vững
Mức độ 4: học sinh có hứng thú với nội dung và phương pháp học tập
môn học. ở mức độ này, học sinh sẽ tự tìm tòi tài liệu liên quan, tự viết bài,
làm bài tập thêm ở ngoài mà không cần giáo viên ra bài, ham thích viết
lách và tìm hiểu mở rộng các tác phẩm ngoài sách giáo khoa…. Đây là
mức độ có tính bền vững lâu dài.

1.2 Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nhà nghiên cứu như K.D.Usinxky, A.I.Ghecxen, V.G.Beelinxky,
N.A.Đapraliulop.,, luôn thấy được ảnh hưởng to lớn của hứng thú đối với
việc học , chất lượng học tập trong đó việc lĩnh hội tri thức liên quan đến

việc hứng thú học tập cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên có
khơi dậy được hứng thú hay không. Năm 1955, A.Packhudop đã nghiên
cứu vấn đề “ sự phụ thuộc giữa tri thức của học sinh và hứng thú học tập”.
năm 1961, N.I.Ganbiro đã nghiên cứu “ vận dụng hứng thú như là một
phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Nga”. Năm
2004, Linnell Charles C đã nghiên cứu “ nâng cao hứng thú của trẻ em
trong việc học môn toán với công nghệ hiện đại theo phương pháp tích
cực”.


Năm 1956, V.G.Ivanop nghiên cứu vấn đề “ sự phát triển và giáo dục hứng
thú của học sinh các lớp trong trường trung học”. năm 1961, D.Super
trong cuốn “ tâm lí học hứng thú” đã xây dựng phương pháp nghiên cứu
về hứng thú nghề nghiệp ở các nhóm dân cư khác nhau.năm 2006, các tác
giả Sandstom Kjellin, Margareta, Granlund, Mats đã nghiên cứu những
đứa trẻ khác nhau gặp khó khăn trong việc đọc và viết nhằm phát hiện đặc
tính về mức độ sự hấp dẫn qua những hoạt đông trong lớp. Mục đích của
nghiên cứu nhăm tìm ra sự giống nhau giữa “ việc dạy học và viết một
cách có hiệu quả” qua đó cũng thấy được sự thể hiện của hứng thú và quan
sát của những đứa trẻ, cũng như trình độ hiểu biết của chúng trong từng
bản chất khác nhau của các hoạt động trên lớp. năm 2007, các tác giả như
Durik, Amanda M, Harackiewicz, Judith M công bố kết quả nghiên cứu
đối với các sinh viên trường Đại học, trong nghiên cứu chỉ ra những sinh
viên học toán theo phương pháp hiện đại tạo ra sự phân hoá hứng thú khá
cao.
Qua một số nghiên cứu của các nhà khoa học, tâm lí học trên đã cho thấy
các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề hứng thú cũng
như việc ứng dụng vấn đề hứng thú vào thực tiễn hoạt động giảng dạy và
học tập đối với các môn học trong nhà trường nhăm phát triển hứng thú
của học sinh.

1.2.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam.
• Theo mô hình nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc, nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập của các em học sinh
tiểu học” 3 thì các biến độc lập và phụ thuộc được đưa ra như sau:
Y: mức độ hứng thú học tập của học sinh
X1 : Đặc điểm môn học
X2: phương pháp dạy học, cách đánh giá của giáo viên
X3: ý thức học tập
X4: sự động viên của gia đình
• Theo mô hình nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Kim Vui- trường Đại
học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ,nghiên cứu “ Thực trạng hứng
thú các môn tâm lí học của sinh viên trường Đại học Tài chính
Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh” 4, về các yếu tố ảnh hưởng đến
hứng thú học tập đưa ra các biến độc lập và phụ thuộc được đưa ra như
sau:
Y: mức độ hứng thú học tập
X1: học tập có phương pháp
X2: ý chí học tập
X3: thái độ, phương pháp dạy của giáo viên
X4: đặc điểm môn học
X5: điều kiện học tập ( cơ sở vật chất, tài liệu,…)


1.2.3. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào những mô hình tham khảo trên, em xin đưa ra mô hình nghiên
cứu đối với đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn
Ngữ văn của học sinh lớp 9- trường THCS Ngũ Hiệp- Thanh Trì- Hà
Nội” như sau:
Y: Mức độ hứng thú học tập
X1: Thái độ, ý thức học tập

X2: Đặc điểm môn học
X3: Gia đình và xã hội
X4: phương pháp giảng dạy của giáo viên
X5: Tài liệu, phương tiện học tập

Đặc điểm môn học (X2)

Gia đình và xã hội (X3)

Phương pháp dạy của
giáo viên (X4)

Thái độ, ý thức của bản
thân học sinh (X1)

Mức độ hứng thú học
tập . (Y)

Tài liệu, phương tiện học
tập(X5)

Sơ đồ 1. 1. Mô hình nghiên cứu


i

3. Ths Nguyễn Thị Thu Cúc, “Các yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú học môn Toán của các em học sinh tiểu học ở Tây

Ninh”, tạp chí Giáo dục số 155, năm 2007
4.Ths. sĩ Nguyễn Kim Vui (2011) , luận văn “ Thực trạng hứng thú các môn tâm lí học của sinh viên trường Đại học

Tài chính Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh” - trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 1. 1. Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Ký hiệuKhái niệmSố biến quan sátThang đoBiến YMức độ hứng thúĐịnh
lượngBiến XCác yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú học môn ngữ
vănX1Nhận thức của bản thân học sinh4Biến quan
sátHọc thuộc bài , soạn bài trước khi đến lớp,Chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy
đủ, Hăng hái phát biểu trong giờ học và nhờ thầy cô giải đáp những thắc mắcThang
đo Likert 5 mức độChỉ học theo vở ghi, sử dụng sách giải để làm bài, soạn bàiThang
đo Likert 5 mức độĐọc thêm nhiều tài liệu tham khảo, Luyện tập viết văn ở nhà, Trao
đổi với bạn bè về bài học, bài tập chưa làm đượcThang đo Likert 5 mức độ Không
nhìn bài, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm traThang đo Likert 5 mức độX2
Đặc điểm môn học
3Biến quan
sátMôn Văn có ích nhiều trong cuộc sống thường ngày, môn văn giúp cho kĩ năng nói và viết trở nên trôi chảy , suôn sẻ
hơnThang đo Likert 5 mức độMôn văn là môn học nhàm chán, Môn văn rất dài dòng khó hiểu, khó nhớ.Thang đo
Likert 5 mức độMôn văn thường không được điểm caoThang đo Likert 5 mức độ

X3Gia đình và xã hội3Biến

quan
sátBạn bè thường ít học môn Ngữ vănThang đo Likert 5 mức độGia đình có người yêu thích môn VănThang đo Likert
5 mức độGia đình khuyến khích, động viên bạn học môn vănThang đo Likert 5 mức độX4Phương pháp dạy của giáo
viên3Biến quan
sátGiáo viên dạy lôi cuốn, hấp dẫn, thường xuyên kiểm tra kiến thức trong giờ họcThang đo Likert 5 mức độGiáo viên
đánh giá một cách công bằng, chính xácThang đo Likert 5 mức độ3 Giao viên luôn động viên, khuyến khích bạn trong
học tậpThang đo Likert 5 mức độX5Tài liệu, phương tiện học tập4Biến quan
sátBạn có nhiều sách tham khảo ở nhàThang đo Likert 5 mức độ Sách tham khảo của bạn chỉ là sách giải các bài tập và
soạn bàiThang đo Likert 5 mức độBạn thường xem các chương trình có liên quan đến các nội dung văn học trên

TVThang đo Likert 5 mức độBạn thường đọc kĩ các nội dung trong sách tài liệu và tìm hiểu sâu, thấy mở mang được
kiến thức khi đọc sách tham khảoThang đo Likert 5 mức độ


CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN VĂN HIỆN NAY CỦA HỌC
SINH THCS TẠI VIỆT NAM VÀ HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG THCS NGŨ HIỆPTHANH TRÌ-HÀ NỘI.
Chương này em tập trung trình bày thực trạng, những mặt tích cực và tiêu cực
trong vấn đề hứng thú học môn văn của học sinh THCS tại Việt Nam nói chung và
học sinh lớp 9 trường THCS Ngũ Hiệp nói riêng.
Với học sinh trường THCS Ngũ Hiệp, em trình bày thực trạng vấn đề hứng thú
học tập môn văn dựa theo tiêu chí các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn
văn trong mô hình nghiên cứu đã nêu ở chương I.
Nội dung chương này bao gồm các mục sau:
2.1. Thực trạng vấn đề hứng thú học tập môn văn ở Việt Nam
2.2. Thực trạng vấn đề hứng thú học tập môn văn của học sinh lớp 9 trường THCS
Ngũ Hiệp- Thanh Trì- Hà Nội

2.1 Thực trạng vấn đề hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS ở Việt
Nam.
Trong những năm gần đây, việc học các môn xã hội nói chung và môn văn nói riêng
của học sinh là vấn đề rất đáng lo ngại khi mà nhiều hiện tượng học sinh học môn xã
hội một cách thụ động, chán nản, không muốn tìm hiểu thậm chí là chẳng bao giờ
nghe giảng các môn xã hội, điều này làm cho các em thiết hụt đi những kiến thức xã


hội, những kĩ năng khả năng văn chương cũng như là làm mất cân bằng đi việc học
các môn tự nhiên và các môn xã hội.
2.1.1 Nhận thức về việc học môn Ngữ văn.
Đối với các học sinh trung học cơ sở nhất là các em học sinh lớp 9, đa phần các em
đều nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn Ngữ văn, vẫn có nhiều em yêu

thích môn văn, thích viết lách, học hành nghiêm túc với môn văn, biết rung động
trước những tác phẩm văn học, tìm tòi , tìm hiểu các tác phẩm hay cũng như là hiếu
kì về các tác giả của các tác phẩm đó. Các em đều cho rằng môn văn là một trong
những môn học chính, là môn thi để lên cấp 3 , tuy nhiên các em vẫn chưa nhận thức
được nhiều về ý nghĩa thực sự của môn văn đối với cuộc sống, chưa có phương pháp
học môn văn một cách đúng đắn và tạo nhiều hứng thú. Số đông học sinh và cả định
hướng của phụ huynh là tập trung vào câc môn học tự nhiên để sau này thi cử thuận
lợi còn học Ngữ văn chỉ là để đủ điểm lên lớp mà thôi.
Đa phần các em học văn theo kiểu gượng ép, không tập trung, trên lớp chỉ nghe giảng
và chép bài một cách thụ động , thậm chí còn không ghi chép, có thể ngủ gục trong
giờ ngữ văn.Nhìn chung, ý thức về việc học môn ngữ văn của các em còn hạn chế, í
tem học sinh có hứng thú với việc học môn văn
2.1.2 . Tính thụ động trong học tập trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà.
Một vấn đề rất dễ nhìn thấy ở hầu hết các em học sinh là thói quen thụ động, quen
nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn không có một
chút sáng tạo nào những gì giáo viên đã giảng ở trên lớp. Đa phần học sinh không có
thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học, không chịu khó tư duy , lười suy
nghĩ, chỉ thích những thứ có sẵn, chỉ biết suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn,
trở thành nô lệ của sách vở. Trong các giờ học văn , học sinh không mấy hào hứng
với bài giảng, ít có suy nghĩa xung phong phát biểu ý kiến, không quen bộc lộc
những suy nghĩ, tình cảm của mình trước tập thể, thế nên khi phải đứng nói hay là khi
phải làm bài kiểm tra viết học sinh thường cảm thấy rất khó khăn
Đối với việc soạn bài ở nhà, nhiều học sinh rất lười, không soạn bài, đến lớp thầy cô
bắt về nhà lấy thì thường biện các lí do thoái thác. Một số khác có soạn bài nhưng
soạn theo tính chất đối phó với giáo viên, thường chép từ các sách ‘ học tốt’ nhưng
khi được hỏi thì không hiểu gì. Vở ghi chép thì lung tung, ghi được một phần nhỏ,
không ghi một cách đầy đủ, chữ được chữ mất, trong lớp thường không chú ý nghe


giảng, chỉ nói chuyện, làm việc riêng

Thói quen thụ động , chán học của học sinh thực sự là một rào cản đối với
quá trình đổi mới phương pháp dạy học.
2.1.3. Vấn đề học sinh đọc sách tham khảo
Một thực tế đáng buồn là học sinh không phải chán văn nói chung mà chỉ chán văn
trong nhà trường. Ở bên ngoài, các em học sinh vẫn thích mua tạp chí, ấn phẩm như
Mực tím, Hoa học trò,..liên quan đến văn.
Trong khi đó, đối với môn văn ở trường, học sinh lại thiếu kiến thức môn học trầm
trọng, rất nhiều học sinh vẫn mua sách tham khảo môn ngữ văn nhưng rất ít trong số
đó đọc các loại sách tham khảo để thấy được cái hay , cái đẹp của văn chương, biết
rung động trước các tác phẩm văn học hay. Do không đọc sách, nên khi làm bài học
sinh thường suy luận một cách chủ quan, thô tục hóa văn chương, còn xảy ra những
tình trạng thiếu kiến thức căn bản như “ râu ông nọ chắp cằm bà kia”, viết sai tên tác
giả tác phẩm, nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác.
Một số em đọc sách tham khảo theo kiểu ghi nhớ những gì có trong sách tham khảo
mà không biết liên tưởng hay phát triển những ý tưởng đã đọc được, làm bài giống y
hệt như những gì đã đọc.
Kết luận: Nhìn chung, hiện nay chúng ta đang sống trong tình trạng dạy và học văn
đầy nghịch lý. Người dạy văn Việt Nam được trang bị nhiều kiến thức, phương pháp,
được sự hỗ trợ bởi những phương tiện tối tân, đặc biệt là những phương tiện gắn liền
với công nghệ thông tin. Đáng lẽ ra với điều kiện đó, chất lượng học văn phải cao
hơn, học sinh phải yêu môn văn hơn. Nhưng nghịch lý là học sinh chán học văn hơn
bao giờ hết. Công nghệ giải trí phát triển kèm theo đó là văn hóa nghe nhìn phát triển,
văn hóa đọc trở nên suy giảm, học sinh càng không thích học văn hơn.
Con người ngày nay dường như thực dụng hơn trước kia. Con cái định thi khối nào,
trường gì, bố mẹ đều định hướng từ sớm, thậm chí là từ lúc con còn nhỏ. Đồng
thừi,trên thực tế nhiều thầy cô dạy văn cũng không định hướng cho học sinh thi vào
Khoa văn bởi môn này không hứa hẹn gì về đời sống cao, công việc tốt. Thế nên,
môn văn từ lúc nào đã mất đi ý nghĩa quan trọng của nó trong mắt các em học sinh,
các em càng có cớ đi không thích môn Ngữ văn hơn.



2.2 Thực trạng vấn đề hứng thú học tập môn văn của học sinh lớp 9 trường
THCS Ngũ Hiệp- Thanh Trì- Hà Nội
2.2.1. Tóm tắt số liệu sơ cấp thu được thông qua bảng hỏi
2.2.1.1. Thông tin nghiên cứu
- Phương pháp tiến hành thu thập số liệu: nghiên cứu phỏng vấn cấu trúc hay hệ
thống.
- Thời gian khảo sát: Thứ 7 ngày 29/10 và thứ 7 ngày 5/ 11 năm 2016 vào các
giờ sinh hoạt lớp.
- Địa điểm khảo sát: Phòng học lớp 9 trường THCS Ngũ Hiệp- Thanh Trì- Hà
Nội.
- Số đối tượng khảo sát: 150 học sinh lớp 9.
- Cách chọn mẫu: Mẫu xác suất ngẫu nhiên. Mỗi lớp học phát từ 20 đến 25
phiếu khảo sát, phát một cách ngẫu nhiên cho 20 đến 25 học sinh trong lớp, ước
lượng số học sinh tham gia trả lời chia đều sao cho một nửa số lượng là học sinh
nam, một nửa số lượng là học sinh nữ.
- Quá trình thu thập bảng hỏi: sử dụng nghiên cứu phỏng vấn cấu trúc trực tiếp với
các học sinh lớp 9 trường THCS Ngũ Hiệp- Thanh Trì- Hà Nội
2.2.1.2. Tóm tắt khảo sát
[1] Trong tổng số 150 phiếu điều tra khảo sát có 68 người là học sinh nam, 82
người là học sinh nữ thuộc 7 lớp 9 của trường THCS Ngũ Hiệp- Thanh Trì – Hà Nội.
Biểu đồ2.1 Kết quả khảo sát theo giới tính


Như vậy, trong số 150 học sinh lớp 9 tham gia trả lời phiếu khảo sát thì 45,3% là
nam, còn lại 54,7% là học sinh nữ. Việc tham gia trả lời phiếu khảo sát theo giới tính
khá đồng đều.
[2] Trong tổng số 150 phiếu điều tra, đối với môn học yêu thích có 31 học sinh
không hề thích môn học nào, có 72 người thích nhiều hơn 1 môn học. Cụ thể số
lượng yêu thích đối với các môn học của học sinh lớp 9 được thể hiện ở bảng dưới

đây.
Bảng 2.1 Mức độ yêu thích của các em đối với các môn học
Môn họcHoàn toàn đồng ýĐồng ýBình thườngKhông đồng ýHoàn toàn không đồng
ýToán2041273121Lý832243551Hóa1237283340Sinh 732354135Sử
16405152Văn412394253Địa25504647Tiếng anh1525413237Công
nghệ212753328Giáo dục công dân521921814Thể dục1834721214
Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy mức độ yêu thích đối với các môn của học sinh
nghiêng về phía các môn tự nhiên như toán, lí , hóa. Ngược lại đối với các môn xã
hội bao gồm Ngữ văn, Lịch sư, Địa lý , Giao dục công dân lại bị học sinh đánh giá
thấp về mức độ yêu thích. Điều đó cũng phản ánh rõ một phần nào thực trạng yêu
thích các môn học hiện nay đối với các học sinh Trung học cơ sở ở Việt Nam nói
chung và học sinh lớp 9 THCS Ngũ Hiệp nói riêng.
Riêng đối với môn văn , số lượng học sinh yêu thích rất ít, cụ thê chỉ có 4 người
hoàn toàn yêu thích môn Văn, 12 học sinh có yêu thích môn Văn, có 39 học sinh có
thái độ bình thường, còn lại có đến 42 học sinh có thái độ không thích môn văn , 53


học sinh còn lại thì có thái độ hoàn toàn không thích , ghét môn văn .

Biểu đồ 2.2. Mức độ yêu thích đối với môn văn của học sinh lớp 9 trường THCS
Ngũ Hiệp.

[3] Khi điều tra về thái độ học tập đối với môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 trường
THCS Ngũ Hiệp có thể thấy rằng thái độ học tập của các em đối môn văn còn rất hời
hợt .Trong việc học bài trên lớp, việc chuẩn bị bài ở nhà chỉ có khoảng 34% học sinh
tham gia khảo sát quan tâm đến việc đó và làm nghiêm túc , bên cạnh đó, cũng có
khoảng 29% các em học sinh dựa dẫm vào các loại sách giải nhiều. Trong các giờ
kiểm tra, các em chưa thực sự nghiêm túc, gian lận, chép tài liệu tham khảo để đối
phó, tránh bị điểm kém.



Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát thái độ học văn của học sinh lớp 9 trường THCS
Ngũ Hiệp.

[4] Môn văn là môn học lý thuyết đặc trưng , môn học được cho là dài dòng, khó học
đối với các học sinh nói chung và học sinh lớp 9 THCS Ngũ Hiệp nói riêng.
Đa phần học sinh đều có thể hiểu được ý nghĩa của môn văn đối với cuộc sống , môn
văn giúp cho kĩ năng nói viết cũng như giao tiếp thông thường có thể trở nên tốt hơn,
khoảng 60% học sinh nghĩ được điều đó, tuy nhiên dù là có thể nghĩ vậy nhưng trong
ghế nhà trường, phải học môn văn thì các em đánh giá đó là một môn học nhàm chán,
gây khó khăn cho người học, thêm vào đó, môn văn cũng rất khó để có thể được điểm
cao, tiêu chí để đạt điểm cao nhiều khi còn phụ thuộc nhiều tới phong cách của giáo


viên hướng dẫn chứ không rõ rang như các môn tự nhiên, các em học sinh khi kiểm
tra môn văn thường được điểm thấp, trung bình 5-6 điểm, điểm cao chỉ khoảng 8
điểm, điều đó cũng làm giảm động lực học môn văn của các em.Tuy nhiên
một số em vẫn cho rằng môn văn tạo nhiều sự cảm hứng và sáng tạo , rất có ích đối
với việc học các môn khác , đặc biệt là các môn liên qua như lịch sử, địa lý,…
Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát đặc điểm môn văn theo các em học sinh lớp 9
trường THCS Ngũ Hiệp.

[5] Trong số 150 học sinh tham gia khảo sát, đa phần các em đều đồng ý với ý kiến
những người bạn xung quanh của mình thường không học môn văn, có đến hơn 70%
em học sinh đồng ý với ý kiến này, điều đó làm giảm hứng thú học tập môn văn ở các
em, khi ở trong môi trường mà hầu như mọi người không học môn đó thì bản thân
các em học sinh cũng không có động lực để học môn đó. Đối với các em lớp 9 thì gia
đình của các em cũng hầu như cũng cho các em đi học văn rất nhiều, nhưng theo
hướng thúc ép học để thi cho qua, bởi vì môn văn là môn các em sẽ thi vào cấp 3, chứ
chưa thực sự khuyến khích các em yêu thích môn văn.

Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát yếu tố gia đình và xã hội


[6] Đối với môn học dễ gây nhàm chán như môn văn, thì phương pháp giảng dạy của
giáo viên là yếu tố không thể thiếu để giúp cho môn học trở nên sống động và thu hút
sự hứng thú của học sinh hơn. Tuy nhiên, để giảng dạy một cách thu hút và gây được
hứng thú cho học sinh là chuyện không hề dễ. Phương pháp dạy của các giáo viên
dạy văn lớp 9 trường THCS Ngũ Hiệp được các học sinh đánh giá là công bằng trong
việc cho điểm , kiểm tra đánh giá đối với học sinh, tuy nhiên về cách thức dạy học
chưa được nhiều em đánh giá là hứng thú, chỉ có một số ít các em thích thú đối với
phương pháp giảng dạy của giáo viên, phần đông các em cho rằng phương pháp dạy
của các thầy cô chưa cuốn hút, không tạo được sự hứng thú, khơi gợi niềm đam mê
văn học mà chỉ mới ở mức độ giảng dạy đủ bài, đủ kiến thức. Các giáo viên khá tận
tụy trong việc dạy môn văn để có thể giúp các em có thêm được nhiều kiến thức,
đồng thời có thể thi được vào ngôi trường phù hợp và tốt cho bản thân, tuy nhiên,
những điều giáo viên giảng dạy chỉ ở mức cung cấp kiến thức chứ chưa có mở rộng
cũng như cách truyền đạt còn khá là truyền thống.

Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát phương pháp giảng dạy của các giáo viên bộ môn.


Phiếu khảo sát
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hứng thú học môn Ngữ văn của học sinh lớp 9
trường THCS Ngũ Hiệp- Thanh Trì- Hà Nội


×