Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi xâm cánh (glyptopetalum thwaites) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 43 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
---------------------

VŨ THỊ THU HƢỜNG

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI XÂM CÁNH (GLYPTOPETALUM Thwaites)
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN DƢ
THS. DƢƠNG THỊ THANH THẢO

Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp
đỡ của TS. Nguyễn Văn Dư - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và
Th.S Dương Thị Thanh Thảo - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Nhân dịp
này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật - Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều
tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm
ơn Phòng Tiêu bản thực vật - Trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia
Hà Nội; Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà


Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời
gian tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28/ 04/ 2016
Sinh viên

Vũ Thị Thu Hƣờng


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tốt nghiệp, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Xâm cánh
(Glyptopetalum Thwaites) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S Dương Thị Thanh Thảo
- Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung
thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Thu Hƣờng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 1
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 1
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 2
5. Điểm mới của đề tài................................................................................... 2
6. Bố cục của khóa luận................................................................................. 2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Các nghiên cứu chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) trên thế
giới ................................................................................................................. 3
1.2. Các nghiên cứu chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) ở Việt
Nam ............................................................................................................... 3
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 6
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 6
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 6
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 6
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 7
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 10
3.1 Hệ thống phân loại và vị trí của chi Xâm cánh (Glyptopetalum
Thwaites) ..................................................................................................... 10
3.2. Đặc điểm hình thái chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) qua
các đại diện ở Việt Nam .............................................................................. 10
3.2.1. Dạng sống ...................................................................................... 10
3.2.2. Lá ................................................................................................... 10


3.2.3. Cụm hoa ......................................................................................... 11
3.2.4. Hoa................................................................................................. 11
3.2.5. Quả và hạt...................................................................................... 11
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum
Thwaites) ở Việt Nam ................................................................................. 13
3.4.1. Glyptopetalum annamense Tardieu, [1948]1950. - Xâm cánh
trung bộ. ................................................................................................... 13
3.4.2. Glyptopetalum calyptratum Pierre, 1894. – Xâm cánh chóp. ....... 14
3.4.3. Glyptopetalum chaudocense Pierre, 1894. - Xâm cánh châu
đốc. ........................................................................................................... 16

3.4.4. Glyptopetalum gracilipes

Pierre, 1894. – Xâm cánh cong

mảnh......................................................................................................... 17
3.4.5. Glyptopetalum harmandianum

Pierre, 1894. – Xâm cánh

harmand ................................................................................................... 19
3.4.6. Glyptopetalum longepedunculatum Tardieu, [1948]1950. –
Xâm cánh cuống dài ............................................................................... 20
3.4.7. Glyptopetalum poilanei Tardieu, [1948]1950.- Xâm cánh
poilane. ..................................................................................................... 21
3.4.8. Glyptopetalum thoreli Pitard, 1913. – Xâm cánh thorel. .............. 22
3.4.9. Glyptopetalum tonkinense Pitard, 1913. – Xâm cánh bắc bộ........ 23
3.4.10. Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson, 2006.–
Xâm cánh bến en. .................................................................................... 25
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 27
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 30


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Glyptopetalum annamense Tardieu. Cành mang quả ............................... 14
Hình 3.2: Glyptopetalum calyptratum Pierre. Cành mang hoa và quả ..................... 15
Hình 3.3: Glyptopetalum calyptratum Pierre. 1. Quả; 2. Lá đài; 3. Cánh hoa.......... 16
Hình 3.4: Glyptopetalum chaudocense Pierre. Cành mang hoa và quả .................... 17
Hình 3.5: Glyptopetalum gracilipes Pierre. Cành mang hoa .................................... 18
Hình 3.6: Glyptopetalum harmandianum Pierre. Cành mang quả ............................ 20
Hình3.7: Glyptopetalum longepedunculatum Tardieu. Cành mang quả................... 21

Hình 3.8: Glyptopetalum poilanei Tardieu. Cành mang quả .................................... 22
Hình 3.9: Glyptopetalum thorelii Pitard. Cành mang quả ........................................ 23
Ảnh 3.10: Glyptopetalum tonkinense Pitard. Cành mang quả .................................. 24
Ảnh 3.11: Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson. A. Cành mang
lá và quả;

B. Hoa tự;

C. Hoa ............................................................. 26


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng nhƣ
ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật.
Trong đó, chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại
thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học
khác có liên quan.
Chi Xâm cánh (Glyptopetalum) còn gọi là Xâm cánh, thuộc họ Dây gối
(Celastraceae). Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ, nhƣng chúng có mặt trong
các hệ sinh thái rừng thứ sinh, cho đến nay chƣa nghiên cứu rõ về giá trị sử
dụng của các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum)
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi
Xâm cánh (Glyptopetalum) ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho
việc nhận biết, sử dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Xâm cánh (Glyptopetalum
Thwaites) ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Xâm cánh
(Glyptopetalum) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên

cứu họ Dây gối (Celastraceae), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt
Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.
3. Nội dung nghiên cứu
– Phân tích các hệ thống phân loại chi Xâm cánh (Glyptopetalum) trên
thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi
Xâm cánh ở Việt Nam.
– Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum) ở
Việt Nam.

1


– Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum)
ở Việt Nam.
– Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Xâm cánh
(Glyptopetalum) ở Việt Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí
Việt Nam về họ Dây Gối ở Việt Nam, bổ sung kiến thức cho chuyên ngành
phân loài thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về Chi Xâm
cánh (Glyptopetalum) ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp việc sử dụng các
loài thuộc chi Xâm cánh; phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên
khoa Sinh – KTNN, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
5. Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Xâm cánh
(Glyptopetalum) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống tính đến thời
điểm hiện tại.
6. Bố cục của khóa luận
Gồm 50trang, 9 hình vẽ, 7 ảnh, 01bảng đƣợc chia thành các phần chính

nhƣ sau: Mở đầu (2 trang) ,chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 3 trang), chƣơng 2
(Phƣơng pháp nghiên cứu: 4 trang), chƣơng 3 ( Kết quả nghiên cứu: 24 trang),
kết luận và kiến nghị: 1 trang), tài liệu tham khảo: 15 tài liệu; bảng tra tên
khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) trên thế giới
Trên thế giới, Chi Glyptopetalum đƣợc Thwaites chính thức công bố vào
năm 1856. Ông cũng xếp chi Glyptopetalum vào họ Dây gối (Celastraceae).
J.D. Hooker năm 1875 khi nghiên cứu hệ thực vật vùng Ấn Độ đã mô tả
đặc điểm hình 3 loài thuộc chi Glyptopetalum. Trong công trình này, tác giả đã
mô tả vắn tắt đặc điểm của chi và các loài nhƣng không có khóa phân loại đến
loài, không có hình vẽ minh họa, không có mẫu nghiên cứu để so sánh [4].
Năm 1962, trong công trình “Flora Malesiana” của Ding Hou khi nghiên
cứu hệ thực vật vùng Malaysia đã mô tả 8 loài thuộc chi Glyptopetalum:
G. euonymoides, G. palawanens, G. quadrangulare, G. acumiatissimum,
G. loheri, G. zeylanicum, G. euphlebium, G. marivelense. Trong công trình
này, tác giả đã mô tả đặc điểm của chi, có khóa phân loại đến loài, có hình vẽ
minh họa của 1 loài nhƣng không có mẫu nghiên cứu để so sánh [5].
Trong công trình “Inconographia Cormophytorum Sinicorum” của
Auctors, năm 1972 đã mô tả 1 loài G. fengii, có hình vẽ minh họa [6].
Ngoài các công trình nghiên cứu về các hệ thực vật ở các nƣớc đƣợc
trình bày ở trên, còn có công trình nghiên cứu của Ding Hou đã mô tả 2 loài
mới thuộc chi Glyptopetalum [7].
1.2. Các nghiên cứu chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) ở Việt Nam
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về chi Glyptopetalum ở Việt

Nam còn tƣơng đối ít.
Ngƣời đầu tiên nghiên cứu các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum) ở
Việt Nam là Pierre (1894) công bố trong công trình “Flore forestière de la
Cochinchine”. Sau đó là công trình của tác giả Pitard C.J (1912), trong công

3


trình “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng”, ông đã mô tả đặc điểm của chi,
xây dựng khóa định loại và mô tả 7 loài thuộc chi Glyptopetalum, trong đó có
loài G. calyptratum có hình ảnh minh họa.
Đến năm 1948, Tardieu-Blot trong công trình “Bổ sung thực vật chí đại
cƣơng Đông Dƣơng” ông đã xây dựng khóa định loại cho 11 loài, trong đó 10
loài có ở Việt Nam
Sau Thwaites, có nhiều tác giả cũng đề cập đến chi Glyptopetalum trong
đó có Pitard C. J. (1912) đã mô tả và công bố các loài thuộc chi
Glyptopetalum trong hệ thực vật ở Đông Dƣơng gồm 7 loài sau: G. gracilipes
Pierre., G. tonkinense Pitard., G. chaudocense Pierre., G. calyptratum Pierre.,
G. thorelii Pitard., G. stixifolium Pierre., G. harmandianum Pierre. Nghiên
cứu này dựa trên hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker (1862), tuy việc
lập khóa định loại vẫn còn hạn chế nhƣng cho tới thời điểm hiện tại công trình
nghiên cứu của Pitard C. J. vẫn đƣợc coi là công trình nghiên cứu đầy đủ và
hoàn chỉnh về phân loại chi Glyptopetalum ở Đông Dƣơng nói chung và ở
Việt Nam nói riêng [9].
Đến năm 1950, Tardieu trong công trình Bổ sung thực vật chí Đại
cƣơng Đông Dƣơng đã xây dựng khóa định loại, mô tả và phân bố của 9 loài
thuộc chi Glyptopetalum. Trong đó, có 9 loài ở Việt Nam gồm: G. annamense
Tardieu., G. calyptratum Pierre., G. chaudocense Pierre., G. gracilipes
Pierre., G. harmandianum Pierre., G. longepedunculatum Tardieu., G.
poilanei Tardieu., G.thorelii Pitard., G.tonkinense Pitard [13].

Về sau, các công trình nghiên cứu về chi Xâm cánh (Glyptopetalum
Thwaites) thƣờng do ngƣời Việt Nam công bố nhƣ: Năm 1993, trong “Cây cỏ
Việt Nam”[2] của Phạm Hoàng Hộ, tác giả đã tóm tắt đặc điểm nhận biết, nơi
phân bố của 9 loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum) gồm có : G.
annamense Tardieu., G. calyptratum Pierre., G. chaudocensis

4

Pierre., G.


gracilipes Pierre., G. harmandianum Pierre., G. longepedunculatum Tardieu.,
G. poilanei Tardieu., G.thorelii Pitard., G.tonkinensis Pitard.
Đến năm 1999, Phạm Hoàng Hộ đã bổ sung thêm 1 loài G. sclerocarpum
Kurz nhƣng là tên không hợp lệ mà phải là G. sclerocarpum (Kurz) M.A
Lawson. Loài này lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Vƣờn Quốc gia Bến En,
huyện Nhƣ Xuân, Thanh Hóa vào năm 2006. Mẫu đƣợc lƣu giữ tại phòng
Tiêu bản Thực vật – Trƣờng ĐH Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia Hà
Las- chi nhánh Đại học Leiden (L). Phát hiện mới này đã nâng tổng số loài
trong chi Xâm cánh ở Việt Nam lên 10 loài và đƣợc công bố trong 1 bài báo
của Hoàng Văn Sâm-Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
Tuy nhiên, trong các công trình của Phạm Hoàng Hộ, mô tả dặc điểm
của loài còn sơ sài, hình minh họa đơn giản, không đƣa ra khóa định loại của
các loài thuộc chi này, không có danh pháp, mẫu nghiên cứu để so sánh
nhƣng cho đến nay đây vẫn là tài liệu chính cho việc định loại sơ bộ các loài
thực vật ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003) trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”
[1] đã chỉnh lý danh pháp và đƣa ra danh lục 9 loài đồng thời cung cấp một số
thông tin về phân bố, dạng sống và sinh thái của loài.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên

cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về chi Xâm cánh (Glyptopetalum) ở Việt
Nam. Chính vì vậy, công trình “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Xâm
cánh (Glyptopetalum Thwaites) ở Việt Nam” của chúng tôi sẽ là công trình
đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi Xâm
cánh ở Việt Nam.

5


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum) ở Việt Nam, dựa trên cơ
sở mẫu vật và tài liệu
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Xâm cánh (Glyptopetalum) trên thế
giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum) ở
Việt Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và
Tài nguyên Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật thuộc Khoa Sinh học,
trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU) và Bảo
tàng thiên nhiên Việt Nam.
Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng Thực vật (Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật). Tổng số mẫu nghiên cứu tại phòng Tiêu bản Thực vật
(Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) là 20 số hiệu với hơn 40 tiêu bản.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo các hình ảnh mẫu vật trên internet.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum) trên toàn lãnh thổ Việt
Nam.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.

2.4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các hệ thống phân loại chi Xâm Cánh (Glyptopetalum
Thwaites) trên thế giới, từ đó tìm hiểu về vị trí và hệ thống phù hợp để sắp xếp
chi và các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) ở Việt Nam.

6


- Xây dựng bản mô tả đặc điểm hình thái chi Xâm cánh (Glyptopetalum)
ở Việt Nam.
- Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum)
ở Việt Nam.
- Mô tả đặc điểm các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum) ở Việt
Nam.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Xâm cánh (Glyptopetalum), chúng tôi sử
dụng phƣơng pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [3]. Đây
là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ
biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu của nƣớc ta.
Phƣơng pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực
vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ
với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trƣờng. Việc so sánh
dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng
một giai đoạn phát triển (cây trƣởng thành so sánh với cây trƣởng thành, nụ
so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...).
Để làm tốt phƣơng pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành
đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác.

Công tác nội nghiệp: Đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm
việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân
tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu
vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt
Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.

7


Việc nghiên cứu phân loại chi Xâm cánh (Glyptopetalum) đƣợc tiến
hành theo các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về chi Xâm
cánh (Glyptopetalum). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc
phân loại chi này ở Việt Nam.
Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Xâm cánh
(Glyptopetalum) hiện có.
Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm
mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan
khác.
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của
chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần
danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung
khoa học khác của đề tài.
– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực
vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam năm 2008, thứ tự nhƣ sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công
bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên
khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu
ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu
có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có).

Thứ tự soạn thảo loài và dƣới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo
tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu
chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các
tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu
chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy

8


ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng,
ghi chú (nếu có).
– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc
truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành,
lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã
phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu
typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản
mô tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong
chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
(thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những
ghi chú bổ sung.
– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa
chọn cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành
nhƣ sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập
hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn
phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon).
Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào
hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện

hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.

9


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Vị trí của chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) ở Việt Nam
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Xâm cánh (Glyptopetalum)
nói riêng và họ Dây gối (Celastraceae) nói chung, cùng việc tham khảo các công
trình thực vật chí ở các nƣớc trên thế giới và các nƣớc lân cận với Việt Nam,
chúng tôi nhận thấy hệ thống phân loại của chi Xâm cánh (Glyptopetalum) là
tƣơng đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên cứu, còn về vị trí của chi Xâm
cánh (Glyptopetalum) hầu hết các tác giả đều thống nhất xếp:
Chi Xâm cánh (Glyptopetalum)
Thuộc họ Dây gối (Celastraceae)
Thuộc bộ Dây gối (Celastrales)
Thuộc lớp Hai lá mầm (Dicotyledone)
Thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae)
3.2. Đặc điểm hình thái chi Xâm cánh (Glyptopetalum Thwaites) ở Việt
Nam
3.2.1. Dạng sống
Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, thƣờng mọc rải rác ở trong rừng nguyên sinh
hoặc thứ sinh hay ở ven bờ rừng. Cành nhỏ tròn hoặc vuông (G.
chaudocensis, G. poilanei, G. tonkinensis), đôi khi hơi dẹt ở phần mấu.
3.2.2. Lá
Lá đơn, nguyên (G. calyptratum, G. chaudocensis, G. harmandianum)
hoặc có khía tròn nhỏ hoặc răng cƣa (G. gracilipes, G. tonkinensis, G.
annamense, G. longepedunculatum, G. poilanei, G. thorelii), mọc đối hoặc
đối chéo chữ thập, gần đối trên những cành nhỏ. Lá nhẵn, không có lông.

Phiên lá hình bầu dục, chóp lá nhọn hoặc có mũi nhọn (G. thorelii,

10


G. gracilipes, G. harmandianum, G. tonkinensis, G. annamense, G.
longepedunculatum, G. poilanei) hoặc tù (G. chaudocensis, G. calyptratum).
Cuống lá không có lông (G. thorelii, G. gracilipes, G. harmandianum,
G. tonkinensis,

G.

annamense,

G.

longepedunculatum,

G. poilanei,

G. chaudocensis, G. calyptratum). Lá kèm nhỏ sớm rụng.
3.2.3. Cụm hoa
Cụm hoa xim 2-3 ngả ở nách lá hoặc ngoài nách lá, trên lóng thân.
Cuống cụm hoa dài, nhẵn.
3.2.4. Hoa
Hoa lƣỡng tính, đều, mẫu 4. Hoa có cuống ngắn, cuống của những hoa
bên thƣờng ngắn hơn cuống của những hoa ở giữa, thƣờng có 2 lá bắc nhỏ ở
khớp cuống.
Đài 4, hợp, 2 thuỳ phía ngoài nhỏ hơn 2 thuỳ phía trong.
Tràng dày hơn, nhẵn, đôi khi có phần phụ hoặc 2 vết lõm ở bên trong

cánh. Triền tuyến mật nạc, dẹt, 4 góc hoặc 4 thuỳ không rõ, bao kín bầu và
dính với bầu.
Nhị 4, đính ở trên triền tuyến mật hoặc hợp với triền và nhuỵ; chỉ nhị
ngắn; bao phấn mở lỗ ở đỉnh, hƣớng trong.
Bầu nhụy đính trên triền tuyến mật, 4 ô, mỗi ô có 1 noãn, vòi nhụy
không rõ, núm nhuỵ tù hoặc hình chấm.
3.2.5. Quả và hạt
Quả nang hình tròn hoặc gần tròn, mở bằng 2 van theo chiều dọc, không
xoắn vặn.
Quả 1 ô (G. annamense) hoặc chia từ 2-4 ô (G. thorelii, G. gracilipes,
G. harmandianum, G. tonkinensis, G. longepedunculatum, G. poilanei,
G. chaudocensis, G. calyptratum); có 4 hoặc 3-1 hạt do hạt bị thui đi. Gờ hạt
chạy dọc một bên hạt phân thành 3-6 vạch tạo nên hình thái cơ bản của hạt;
các vạch này hƣớng lên lỗ noãn rồi đến tận cuối ở phần bên của hạt.

11


Typus: Glyptopetalum zeylanicum Thwaites
Sinh học và sinh thái: Thƣờng mọc rải rác trong rừng, ven rừng, nơi
sáng, ven sông suối. Mùa hoa quả tháng 6-8.
Chi Xâm cánh có khoảng 20 loài, phân bố ở khu vực châu Á, Việt Nam
hiện biết có 10 loài.
1. Glyptopetalum annamense Tardieu, [1948]1950. – Xâm cánh trung bộ.
2. Glyptopetalum calyptratum Pierre, 1894. – Xâm cánh chóp.
3. Glyptopetalum chaudocense Pierre, 1894. - Xâm cánh châu đốc.
4. Glyptopetalum gracilipes Pierre, 1894. – Xâm cánh cong mảnh.
5. Glyptopetalum harmandianum Pierre, 1894. – Xâm cánh harmand.
6. Glyptopetalum longepedunculatum Tardieu, [1948]1950. – Xâm
cánh cuống (cọng) dài.

7. Glyptopetalum poilanei Tardieu, [1948]1950. – Xâm cánh poilane.
8. Glyptopetalum thorelii Pitard, 1913. – Xâm cánh thorel.
9. Glyptopetalum tonkinense Pitard, 1913. – Xâm cánh bắc bộ.
10. Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson, 2006. – Xâm
cánh bến en.
3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum
Thwaites) ở Việt Nam
1A. Chóp lá tròn hoặc tù
2A. Hệ gân bên 16-18 cặp.......................................... 1. G. calyptratum
2B. Hệ gân bên 6-8 cặp ..............................................2. G. chaudocensis
1B. Chóp lá nhọn
3A. Quả nang 1 ô ........................................................ 3. G. annamense
3B. Quả 2-4 ô
4A. Mép lá nguyên
5A. Cụm hoa xim, phân 3-4 nhánh, dài 3-5 cm .. 4.G. harmandianum

12


5B. Cụm hoa xim, phân 4-5 nhánh, dài 12 cm ........5. G. tonkinense
4B. Mép lá có răng cƣa
6A. Hạt không có tử y .................................................6. G. poilanei
6B. Hạt có tử y
7A. Vỏ quả có nhiều vảy nhỏ sần sùi
8A. Nhánh cụm hoa dài 3,5-7 cm ............................7. G. thorelii
8B. Nhánh cụm hoa dài 10cm........................ 8.G. sclerocarpum
7B. Vỏ quả nhẵn
9A. Cây gỗ nhỏ ....................................................9. G. gracilipes
9B. Cây bụi ......................................... 10. G. longepedunculatum
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Xâm cánh (Glyptopetalum

Thwaites) ở Việt Nam
3.4.1. Glyptopetalum annamense Tardieu, [1948]1950. - Xâm cánh trung
bộ.
Tardieu. 1948. Suppl. Fl. Gén. L’indo-China.783; H. Humbert. 1950.
Notulae systematiae. 14: 47; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 173;N.T.Ban,
2003.Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1125.
Cây bụi, cao 2-3 m, cành mảnh, không có lông, có sọc dọc. Lá có phiến
hình bầu dục, kích thƣớc 8-12 x 4-6 cm, dai, không có lông, chóp lá nhọn, gốc
lá dạng nêm, mép có răng cƣa không đều, gân bên có 5-8 cặp, cuống lá dài
1,5-2 cm.
Cụm hoa xim 2 ngả, mọc ở nách lá, dài 3-4,5 cm.
Hoa lƣỡng tí nh, mẫu 4, cuống hoa dài 3cm. Đài 4, tồn tại ở quả.
Quả nang, đƣờng kính cỡ 0,5 cm, 1 ô.
Loc.class: Vietnam (Hue: Nui Bach Ma).

Typus: Poilane 27690 (P).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, ở độ cao
900- 1200 m. Có hoa quả tháng 7-8 .

13


Phân bố: Mới thấy ở Bạch Mã ( Thừa Thiên Huế)
Mẫu nghiên cứu: KONTUM (Ngọc Linh), L. Anveryanov &all.
VH602 (HN).

Hình 3.1: Glyptopetalum annamense Tardieu
Cành mang quả
(Hình vẽ theo Phạm Hoàng Hộ, 2003)


3.4.2. Glyptopetalum calyptratum Pierre, 1894. – Xâm cánh chóp.
L.Pierre. 1892. Fl. Forest. Cochinchine.311; Pitard in H.Lecomte. 1912.
Indo-chine 1: 864; Tardieu. 1950. Suppl. Fl. Indoch.783; Phamh. 2000.
Illustr. Fl. Vietn. 2: 173; N.T.Ban. 2003.Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1125.
Cây bụi cao 5-6m, nhẵn. Cành mang hoa hơi vuông, màu xám.
Lá hình elip hoặc thuôn dài, kích thƣớc 3,5-9,5 x 2,5cm, mép lá nguyên,
chóp lá tù hoặc tròn, gốc lá nhọn, gân bên có 16-18 cặp, cuống lá dài đến 56mm.

14


Cụm hoa xim 2-3 ngả, dài từ 4-7cm, lá bắc dài 2mm, hình tam giác. Đài
4, kích thƣớc 2,5 x 3mm, tròn và lõm 2 mặt. Tràng 4, kích thƣớc 4-5 x 4mm,
cánh hoa khá dày, dai, lõm ở mặt trong.
Nhị 4. Đĩa mật thƣờng khá dày, đính với bầu. Bầu 4 ô, mỗi ô có 1 noãn,
vòi nhụy ngắn, núm nhụy tù.
Quả nang chia 2-4 ô, tròn, kích thƣớc 8 x 12mm.
Hạt có kích thƣớc 8-9 x7-8mm, có tử y màu trắng trứng.
Loc. class.: Vietnam (Cochinchinae: Baria, Nui Đinh)
Typus: Poilane 4074 (P)
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong ven sông suối. Mùa hoa quả
tháng 7.
Phân bố: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Mẫu nghiên cứu:

Hình 3.2: Glyptopetalum calyptratum Pierre
Cành mang hoa và quả
(Hình vẽ theo Phạm Hoàng Hộ, 2003)


15


Hình 3.3: Glyptopetalum calyptratum Pierre
1. Quả; 2. Lá đài; 3. Cánh hoa
(Hình vẽ theo C.J. Pitard, 1894)

3.4.3. Glyptopetalum chaudocense Pierre, 1894. - Xâm cánh châu đốc.
L.Pierre. 1892. Fl. Forest. Cochinchine.311; Pitard in H.Lecomte. 1912.
Indo-chine 1: 864; Tardieu. 1950. Suppl. Fl. Indochi.783; Phamh. 2000.
Illustr. Fl. Vietn. 2: 173; N.T.Ban. 2003.Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1125.
Cây bụi, cao từ 2-3m. cành non tròn, cành ra hoa vuông, nhẵn.
Lá hình ôvan hoặc hình bầu dục thuôn dài, kích thƣớc 5-12 x 2-5cm;
chóp lá tròn hoặc tù, gốc lá nhọn; không lông; lá màu xanh sẫm hơn ở mặt
trên, gân bên 6-8 cặp, đều nhau. Cuống lá dài đến 2-4mm.
Cụm hoa xim hai ngả rất ít khi 3 ngả, mọc ở nách lá, dài đến 2-3cm.
Hoa có cuống nhỏ, dài từ 3-5mm. Đài 4, tròn, mỏng. Tràng 4, dài
2,5mm.
Nhị 4, đính ở đỉnh trên đĩa mật nạc. Bầu 4 ô, mỗi ô có 1 noãn đảo,
vòi nhụy ngắn. Quả nang.
Loc. class.: Vietnam (Cochinchiae: Chaudoc)
Typus: Harmand 4076 (P).
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác ở trong rừng. Ra hoa vào tháng 6.

16


Phân bố: Tây Ninh, An Giang ( Châu Đốc)
Mẫu nghiên cứu: KONTUM (Ngọc Linh), L. Anveryanov & all. VH587
(HN).


Hình 3.4: Glyptopetalum chaudocense Pierre
Cành mang hoa và quả
(Hình vẽ theo Phạm Hoàng Hộ, 2003)

3.4.4. Glyptopetalum gracilipes Pierre, 1894. – Xâm cánh cong mảnh
L.Pierre. 1892. Fl. Forest. Cochinchine.311; Pitard in H.Lecomte. 1912.
Fl. Indo-chine 1: 864; Tardieu. 1948. Suppl. Fl. Indoch.783; Phamh. 2000.
Illustr. Fl. Vietn. 2: 173; N.T.Ban, 2003.Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1125.
Cây gỗ nhỏ, cao 5-8 m. Cành nhẵn, không có lông.
Lá hình ôvan hoặc elip thuôn dài, kích thƣớc 7-12 x 3-5 cm; mỏng, dai,
mép lá có răng cƣa; gốc và chóp lá nhọn; gân bên có 5-10 cặp; cuống lá dài 35 mm.
Cụm hoa xim 2-3 ngả, dài từ 4-5 cm.

17


Lá bắc hình tam giác, dài từ 1-1,5 mm. Đài 4, mỏng, lá đài trong dài hơn
không nhiều so với lá đài ngoài, kích thƣớc 1,8 x 2,5mm. Tràng 4, hình tim,
kích thƣớc 3,2 x 4mm. Đĩa mật lớn, dày. Nhị 4. Bầu 4 ô,vòi nhụy ngắn.
Quả nang, chia 4 ô.
Loc. class.: Malaysia (Waton:Luang).

Typus: Pierre 4083 (P).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh. Ra hoa tháng 78, có quả tháng 9-10.
Phân bố: Ninh Thuận (Cà Ná) ở Việt Nam ngoài ra còn có thể gặp ở
Campuchia, Thái Lan, trên bán đảo Malaysia, trên núi Luang, gần đến Wa
ton, trong tỉnh Kohy.
Mẫu nghiên cứu: KONTUM (Ngọc Linh), L. Anveryanov VH1250

(HN); KONTUM (Ngọc Linh), L. Anveryanov &all. VH634 (HN).

Hình 3.5: Glyptopetalum gracilipes Pierre
Cành mang hoa
(Hình vẽ theo Phạm Hoàng Hộ, 2003)

18


3.4.5. Glyptopetalum harmandianum Pierre, 1894. – Xâm cánh harmand
L.Pierre. 1892. Fl. Forest. Cochinchine.311; Pitard in H.Lecomte. 1912.
Fl. Indo-chine 1: 868; Tardieu. 1948. Suppl. Fl. Indoch.783; Phamh. 2000.
Illustr. Fl. Vietn. 2: 173; N.T.Ban, 2003.Checkl. Pl. Sp. Vietn. 1125.
Cây gỗ nhỏ, nhẵn. Cành mang hoa vuông, kích thƣớc 2mm.
Lá hình bầu dục, mép lá nguyên, mỏng, dai, kích thƣớc 13-17 x 3-4cm,
gân bên có 10-12 cặp, nổi rõ ở 2 mặt. Cuống lá dài 1-1,5cm.
Cụm hoa xim, 3-4 nhánh, dài 3-5 cm.
Đài 4, kích thƣớc 1,5 x2,3mm. Tràng 4, tròn, kích thƣớc 3,2 x 3,5mm,
dày, hai bên mép cánh mỏng hơn, có 2-3 vết lõm, tròn. Đĩa mật dày.
Nhị 4, đính trên đĩa mật. Bầu nằm trên đĩa, 4 ô, mỗi ô có 1 noãn, vòi
nhụy ngắn.
Quả nang, chia 4 ô.
Loc. class.: Vietnam (Cochinchinae)

Typus: Harmand 5830 (P).

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác ở ven rừng.
Phân bố: Ninh Bình (chợ Ghềnh). Còn có ở Lào (Bassac)
Mẫu nghiên cứu:


19


×