Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập nhóm Công pháp quốc tế về qua trinh xac dinh bien gioi tren bo VN CPC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.01 KB, 10 trang )

Quá trình xác định biên giới quốc gia trên bộ giữa
Việt Nam và Campuchia
I. Xác định biên giới quốc gia trong Luật quốc tế:
1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định biên giới quốc gia
Việc xác định biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì tính lịch sử và ổn định
của nó trong quan hệ quốc tế được đặt ở mức độ cao. Việc xác định này có liên quan đến các
nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử… và những nhân tố khác. Nó ảnh hưởng tới sự ổn
định về an ninh, quốc phòng của chính quốc gia và các quốc gia hữu quan khác.
Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Việc vi phạm biên giới quốc gia bị pháp luật
quốc tế xem là xâm phạm chủ quyền quốc gia và làm phát sinh trách nhiệm quốc tế.
2. Các giai đoạn của quá trình xác định biên giới quốc gia
Việc tiến hành xác định biên giới quốc gia được tiến hành qua 3 giai đoạn:
Thứ nhất là Hoạch định biên giới (Delimtation)
Trong giai đoạn này, các quốc gia có chung biên giới ký kết điểu ước biên giới, trong đó
xác định phương hướng và vị trí của đường biên giới quốc gia, miêu tả chi tiết trên bản đồ, đi
kèm với hiệp định.
Thứ hai là Giai đoạn phân tích thực địa (Demarcation)
Đây là giai đoạn xác định trên thực địa đường biên giới theo hiệp định đã được ký kết,
đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc giới. Trong giai đoạn này, nếu có những thay đổi cần
thiết phải điều chỉnh mà khác so với điều ước đã được kí kết thì phải được các bên bàn bạc và
thống nhất.

Thứ 3 là giai đoạn cắm mốc


Là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tiến hành xác định biên giới quốc gia. Sau khi đã
hoàn thành ở giai đoạn trên, ủy ban hỗn hợp sẽ tiến hành cắm mốc biên giới trên thực địa, ủy ban
sẽ lập bản đồ về biên giới đã được phân định và cắm mốc. Bản đồ này đi kèm với Nghị định thư
về phân giới thực địa và cắm mốc để các quốc gia liên quan ký kết.

II. Quá trình xác định biên giới Việt Nam- Campuchia


Xác định biên giới quốc gia là quá trình phức tạp, với nhiều bước, nhiều động thái. Việc
xác định biên giới quốc gia phải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế, trong đó nguyên tắc
thoả thuận là nguyên tắc cao nhất trong việc xác định biên giới quôc gia.
Việt Nam là nước có đường biên giới trên bộ với ba nước là Trung Quốc, Lào,
Campuchia. Quan hệ biên giới với các nước láng giềng này được giải quyết trên tinh thần bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau, láng giềng thân thiện và cùng tồn tại hoà bình.
Hiện nay,việc cắm mốc biên giới Việt Nam với Lào, Việt Nam với Trung Quốc đã hoàn
thành. Còn Campuchia thì vẫn đang trong quá trình tiến hành và gặp những khó khăn nhất định.
1. Lịch sử quá trình xác định
Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1967. Trong đấu
tranh giải phóng dân tộc, hai nước đã cùng nhau sát cánh chống kẻ thù chung và đã đạt được
nhiều thắng lợi to lớn, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu bền.Qua nhiều thăng trầm của
lịch sử, ngày nay quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được phát triển với phương châm
"hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài".
Là hai quốc gia láng giềng có lịch sử quan hệ từ lâu đời, Việt Nam và Campuchia có
chung đường biên giới trên đất liền dài 1.137 km đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam và chín
tỉnh biên giới của Campuchia. Trải qua các triều đại phong kiến, giữa Việt Nam và Campuchia đã
hình thành biên giới lịch sử nhưng chỉ là những ranh giới vùng - miền. Trong thời kỳ thực dân,
biên giới giữa hai nước chủ yếu là đường ranh giới hành chính, bao gồm hai phần: Ðoạn biên giới
giữa Nam Kỳ và Campuchia được hoạch định bởi Thỏa ước Pháp - Campuchia năm 1870 và
Công ước Pháp - Campuchia năm 1873, đã được phân giới cắm mốc nhưng đến nay còn rất ít dấu
tích trên thực địa. Ðoạn biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia không có văn bản xác định
đường biên giới, chỉ có nghị định xác định ranh giới các tỉnh Trung Kỳ, chưa được phân giới cắm


mốc. Hai phần biên giới trên đã được chính quyền Pháp thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ
1/100.000 do Sở Ðịa dư Ðông Dương xuất bản trong nhiều năm khác nhau.
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, tranh chấp biên giới cả trên biển và trên bộ
thường xuyên diễn ra giữa chính quyền Sài Gòn và Campuchia. Trong các năm từ 1964 đến
1967, khi Campuchia công bố trung lập, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra tuyên bố công nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Campuchia trong đường biên giới hiện tại. Trong các năm 1964, 1966, 1975 và 1976, hai bên
đã xúc tiến một số cuộc đàm phán, thương lượng về biên giới nhưng không đạt được thỏa thuận.
Sau khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời, ngày 18/2/1979, Chính phủ
CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hòa bình,
hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, tại Ðiều 4 đã thỏa thuận "tiến hành đàm phán để đi đến ký kết
một hiệp định hoạch định biên giới giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại và kiên
quyết sẽ cùng nhau xây dựng đường biên giới đó thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị lâu
dài". Ngày 20/7/1983, hai bên ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam Campuchia, trong đó đã thống nhất áp dụng hai nguyên tắc:
(1) Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên
bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Ðịa dư Ðông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm
1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ đã được hai bên xác nhận) là đường biên giới quốc gia
giữa hai nước;
(2) Ở nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp
lý thì hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc, giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi
ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Ðể có cơ sở duy trì quản lý, tạo sự ổn định trên biên giới trong khi giữa hai nước chưa có
một đường biên giới chính thức, rõ ràng trên thực địa, cùng ngày 20/7/1983, hai bên ký Hiệp định
về Quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia. Ðiều 1 ghi "Cho đến khi được hoạch định chính
thức, biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân
dân Campuchia là đường biên giới hiện tại, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Ðịa
dư Ðông Dương thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Ðiều 1
Hiệp ước nguyên tắc năm 1983". Về sông suối, Ðiều 8 quy định "ở những nơi sông, suối, kênh,


rạch thuộc một bên do đường biên giới đi về một phía bờ, những người dân khu vực biên giới bên
kia vẫn được dùng nước các sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hằng ngày, tàu thuyền được
đi lại bình thường, nhưng không được đánh bắt cá, tôm... việc xây dựng công trình thuỷ lợi vừa
và lớn trên sông, suối, kênh, rạch biên giới phải do chính quyền cấp tỉnh hai bên bàn bạc và báo
cáo lên Chính phủ hai bên quyết định".

Theo nguyên tắc đã thỏa thuận trong Hiệp ước năm 1983, hai bên tiến hành đàm phán và
ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa
Nhân dân Campuchia ngày 27/12/1985. Hiệp ước này đã được Hội đồng Nhà nước nước
CHXHCN Việt Nam phê chuẩn ngày 30/1/1986 và Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân
Campuchia phê chuẩn ngày 7/2/1986. Ngày 22/2/1986, tại Hà Nội, hai bên đã trao đổi văn kiện
phê chuẩn và Hiệp ước có hiệu lực kể từ ngày đó.
Theo Ðiều 1 Hiệp ước 1985, đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước được
mô tả chi tiết theo bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 (đường biên giới đã hoạch định được chuyển từ
bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang). Hai bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước (bản đồ Bonne và UTM)
đều có giá trị như nhau. Hiệp ước cũng quy định các vấn đề liên quan sông, suối, kênh, rạch biên
giới: Các sông, suối biên giới dù có đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên; những cù lao, bãi
bồi dọc sông, suối biên giới ở phía bên nào sẽ thuộc bên đó; đối với các cầu biên giới, đường biên
giới đi chính giữa cầu.
Như vậy, Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 đã thể hiện rõ lập trường của hai nước
tôn trọng đường biên giới hiện tại, căn cứ vào các bản đồ do chính quyền thực dân xuất bản và sử
dụng bản đồ UTM của quân đội Mỹ để thuận tiện cho việc phân giới cắm mốc.
Sau khi Hiệp ước 1985 có hiệu lực, hai bên đã tiến hành phân giới được hơn 200 km trong
tổng số 1.137 km đường biên và cắm được 72 mốc trong tổng số 322 mốc dự kiến. Năm 1989, do
những lý do nội bộ Campuchia, công việc phân giới cắm mốc phải tạm dừng lại.
Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ hai
nước. Ðây là Hiệp ước được ký kết giữa hai quốc gia độc lập, có chủ quyền, trên cơ sở tôn trọng
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, phù hợp luật pháp và thực tiễn quốc tế. Nội dung Hiệp ước phù hợp
lập trường hai nước từ sau năm 1954. Thủ tục ký kết và thực hiện chặt chẽ từ Hiệp ước nguyên
tắc đến Hiệp ước hoạch định.


Việc áp dụng nguyên tắc bản đồ là một quyết định đúng đắn của hai nước, song khi lựa
chọn và áp dụng bản đồ, hai bên phải chấp nhận trên thực tế những hạn chế như sau: Bản đồ
Bonne xuất bản rải rác trong nhiều năm khác nhau từ năm 1951 đến 1954; nội dung và chất lượng
bản đồ chưa hoàn thiện (có nhiều mảnh xuất bản tạm thời, một số mảnh có chỗ bỏ trắng địa hình,

đường biên giới giữa một số mảnh bị đứt đoạn); tỷ lệ của bản đồ quá nhỏ (1/100.000), được in ấn
từ những năm 50 thế kỷ trước nên không còn phù hợp với thực địa thay đổi theo thời gian. Hơn
nữa, việc ghi nhận hai bộ bản đồ có giá trị như nhau trong phân giới cắm mốc dẫn đến những
phức tạp trên thực địa khi có sự khác biệt giữa bản đồ với bản đồ, giữa bản đồ với thực địa, đặc
biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long do hậu quả của lũ lụt thường xuyên. Về cơ bản, Hiệp
ước năm 1985 đã hoạch định hầu hết đường biên giới giữa hai nước, song do những tồn tại trên
nên vẫn còn một vài điểm hai bên mới thoả thuận tạm thời, sẽ giải quyết trong quá trình đi thực
địa.
Về sông suối biên giới, theo luật pháp và thực tiễn nhiều nước trên thế giới, biên giới
thường đi theo luồng rãnh sâu (thalweg) đối với sông, suối tàu thuyền đi lại được và theo trung
tuyến dòng chảy chính đối với sông, suối tàu thuyền không đi lại được. Khi đàm phán Hiệp ước
1985, Việt Nam đã đề nghị áp dụng như trên, nhưng Campuchia đề nghị Pháp vẽ như thế nào cứ
giữ nguyên. Ðiều này dẫn đến thực tế là có những khúc sông hoàn toàn do Việt Nam quản lý, có
những khúc sông hoàn toàn do Campuchia quản lý, dẫn đến những tranh cãi cục bộ về sử dụng
nguồn nước giữa nhân dân địa phương hai nước. Sau 20 năm quản lý sử dụng sông suối biên giới,
phía Campuchia thấy việc quy định biên giới chạy trên một bờ sông là bất tiện trong quản lý và
sử dụng nguồn nước của nhân dân hai bên. Campuchia thừa nhận đề nghị trước kia của Việt Nam
là hợp lý và mong muốn điều chỉnh biên giới sông, suối theo luật pháp và thực tiễn quốc tế. Việc
điều chỉnh này cũng phù hợp nguyên tắc khác của luật quốc tế là cùng chia sẻ nguồn nước, bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững, nhất là khi Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của
Uỷ ban sông Mê Công. Việt Nam cũng đã cùng với Lào và Trung Quốc giải quyết sông, suối
biên giới như vậy.
Ngoài ra, từ năm 1989 đến nay, có một số người xấu liên tục dùng vấn đề biên giới lãnh
thổ để chống Việt Nam, chia rẽ quan hệ Campuchia - Việt Nam, nhiều lần yêu sách đòi xóa bỏ
các Hiệp ước, Hiệp định biên giới Việt Nam - Campuchia đã ký trong những năm 80 của thế kỷ
trước. Song họ không thể phủ nhận được tính chất khách quan, công bằng và giá trị của các Hiệp
ước, Hiệp định trên. Hiến pháp Campuchia 1993 yêu cầu "tôn trọng đường biên giới do Pháp vẽ


vào giữa những năm 1933-1953". Ðiều này hoàn toàn phù hợp nội dung của Hiệp ước 1985. Năm

1998, trong Tuyên bố chung của Thủ tướng Chính phủ hai nước nhân dịp Thủ tướng Campuchia
Ung Huốt thăm Việt Nam, hai bên khẳng định tiếp tục tôn trọng các Hiệp ước, Hiệp định về biên
giới đã ký, trong đó có Hiệp ước 1985. Hai bên đều có nhu cầu tiếp tục khẳng định giá trị của
Hiệp ước 1985 trước những luận điệu chia rẽ đoàn kết giữa hai dân tộc. Hai bên cùng chia sẻ mục
tiêu chung sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, xây dựng một đường biên giới hòa bình,
hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển giữa hai nước.
Trong tình hình đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hiệp ước hoạch định
biên giới năm 1985 là yêu cầu khách quan, phù hợp luật pháp và tập quán quốc tế, phù hợp mối
quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Campuchia và nguyện vọng của chính quyền và nhân
dân hai nước. Từ năm 1999, đàm phán đã được nối lại trong khuôn khổ Ủy ban liên hợp.
Năm 2005, quan hệ hai nước Việt - Campuchia đã bước sang một giai đoạn mới: chính
sách nhất quán và kiên trì của nhà nước Việt thắt chặt và củng cố quan hệ hữu nghị láng giềng
tốt với Campuchia đến thời ký kết trái; quan hệ hợp tác tin cậy giữa hai nước ngày càng mở rộng.
Cũng trong năm này, tiến trình đàm phán giữa hai nước về biên giới đã được nối lại (tiếp sau
chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005). Với nỗ lực và quyết
tâm cao của cả hai phía, ngày 10/10/2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Phan
Văn Khải đã đặt bút ký Hiệp ước Bổ sung nhằm xác nhận những sửa đổi đã được hoạch định bởi
Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985. Từ đó dẫn đến việc tái lập
tiến trình đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới giữa hai nước. Hiệp ước Bổ sung được
Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 29 tháng 11 năm 2005. Hiệp ước có 04 nội dung cơ bản:
Một là: Hai bên thống nhất điều chỉnh 06 điểm trên tuyến biên giới, trong đó 03 điểm do
sai sót kỹ thuật bản đồ và 03 điểm ở An Giang lâu nay vốn của Việt Nam hoặc của Campuchia
nhưng lại không được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985. Riêng khu vực Bu Prăng (thuộc
tỉnh Đắc Nông ngày nay), phía ta khẳng định là của Việt Nam, nhưng nhằm không để vấn đề này
cản trở tiến trình phân giới cắm mốc, ta đã đồng ý ghi vào Hiệp ước bổ sung là "Hai bên tiếp tục
thảo luận" vấn đề này.
Hai là: Điều chỉnh đường biên giới trên sông suối biên giới theo nguyên tắc luật pháp và
thực tiễn quốc tế, áp dụng nguyên tắc trung tuyến dòng chảy.



Ba là: Mỗi bên tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ
1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000, sau đó đối chiếu kết quả để thống nhất một đường
biên giới trên bản đồ.
Bốn là: Hai bên đã cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12/2008, tuy
nhiên căn cứ vào tình hình thực tế, đã thống nhất điều chỉnh kế hoạch phân giới cắm mốc sẽ
hoàn thành vào cuối năm 2012.
Ngay sau khi Hiệp ước bổ sung được ký kết, hai bên đã tích cực chuẩn bị cho công tác
phân định phân giới cắm mốc và ngày 25/9/2006, chưa đầy một năm sau khi ký Hiệp ước, hai
bên đã tiến hành xây dựng và khai trương cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Mộc Bài - Bà Vẹt. Việc
khai trương cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Mộc Bài - Bà Vẹt đã khởi động tiến trình phân giới
cắm mốc trên toàn tuyến theo phương châm "từ Bắc đến Nam, từ dễ đến khó, ưu tiên phân giới
cắm mốc các khu vực cửa khẩu, đông dân cư sinh sống".
Trong năm 2007, hai bên đã xác định được 49 vị trí cột mốc trên thực địa và cắm mốc
tại 4 trong 7 cửa khẩu quốc tế; rà soát chuyển vẽ 29/40 mảnh bản đồ; xác định được vị trí
176/314 cột mốc trên bản đồ đã rà soát. Ngoài ra, Việt Nam và Cam-pu-chia cùng với Lào đã
khánh thành cột mốc ngã ba biên giới tại tỉnh Kon Tum, là điểm đầu biên giới phía Bắc của
Việt Nam - Cam-pu-chia.
Đây là kết quả rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc
trong những năm tới. Điều rất quan trọng khác là thông qua công tác phân giới cắm mốc, mối
quan hệ hữu nghị, hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa những người làm công tác phân giới cắm mốc
Việt Nam và Cam-pu-chia đã không ngừng tăng lên.
Hai bên nhất trí những mục tiêu đặt ra trong năm 2008 là: hoàn thành việc rà soát toàn bộ
bản đồ biên giới hai nước; xác định toàn bộ vị trí cột mốc trên bản đồ đã được rà soát; hoàn
thành cắm mốc tại tất cả các cửa khẩu quốc tế còn lại.
Như vậy, có thể nói, trong năm 2008, hai bên sẽ xác định xong đường biên giới trên bản
đồ và trên thực địa tại những điểm quan trọng nhất của tuyến biên giới, cắm xong mốc giới ở
điểm đầu và điểm cuối tại Kiên Giang, giáp với tỉnh Cam-pốt (Kampot) của Cam-pu-chia và tất
cả các cửa khẩu của hai nước.



Hiện nay hai nước đang hết sức cố gắng để việc xác định biên giới giữa VIệt Nam và
Campuchia được hoàn thành vào năm 2012
2. Những khó khăn khi xác định biên giới Việt Nam- Campuchia
Đến năm 2009, việc cắm mốc biên giới giữa hai nước Việt Nam và Campuchia vẫn
đang được tiến hành nhưng chậm và gặp những khó khăn, trở ngại rất lớn như:
Thứ nhất về nhân lực, hai bên đều có khó khăn về nhân lực. Phân giới cắm mốc là công
tác rất nhạy cảm, phức tạp đòi hỏi tính chuyên nghiệp và kỹ thuật cao, cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa các bộ, ngành, địa phương.
Thứ hai về bản đồ, hai bên đang chủ yếu dựa trên bản đồ cũ sản xuất từ những năm 5060 của thế kỷ trước, đã lạc hậu và nhiều chỗ không phù hợp với tình hình quản lý và thực trạng
địa hình đã thay đổi do tác động của thiên nhiên và con người trong suốt nửa thế kỷ qua. Có
những chỗ hoàn hoàn không còn dấu gì so với bản đồ nữa. Chúng ta phải tiến hành công tác
phân giới cắm mốc trong điều kiện đó, trong điều kiện chưa xây dựng được một bộ bản đồ mới
phù hợp với địa hình thực tế. Ví dụ có những chỗ theo bản đồ là sông thì nay đang là một xã có
tới 5.000 dân sinh sống và ngược lại.
Thứ ba là thực tiễn quản lý, lâu nay cư dân biên giới hai nước có quan hệ gần gũi, thậm
chí anh em họ hàng và việc canh tác hoặc cư trú qua lại biên giới là tình hình thường xuyên diễn
ra trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia. Việc phân giới cắm mốc để hoạch định rõ
đường biên giới chắc chắn sẽ liên quan đến lợi ích cụ thể của nhiều dân cư khu vực biên giới
hai nước.
Thứ tư là do tình hình nội bộ Cam-pu-chia, do một số phe phái luôn luôn muốn lợi dung
vấn đề biên giới để chống phá Việt Nam, chống phá Cam-pu-chia và chia rẽ mối quan hệ Việt
Nam - Cam-pu-chia.
Ví dụ điển hình nhất trong việc chống phá mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia sự
việc ngày 25/10/2009 được rất nhiều người quan tâm.
Sự việc xảy ra vào ngày 25-10-2009. Hôm ấy ông Sam Rainsy đến xã Samroong quận
Chan trea, tỉnh Svay Rieng để thực hiện một nghi lễ truyền thống Phật giáo hàng năm. Trong


buổi lễ ông đã đọc một bài diễn văn vu cáo Việt Nam chiếm đất của Campuchia thông qua việc

phân giới cắm mốc và quyết định nhổ 6 cột mốc biên giới tạm thời giữa tỉnh Long An và tỉnh
Svay Rieng, mang về Phnom Penh".
Việt Nam đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Phnom Penh có biện pháp thích đáng đối với
những hành động được cho là phá hoại của chủ tịch Đảng Sam Rainsy tại Kampuchia.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã cho rằng hành động nhổ cọc dấu vị trí
mốc 185 trên biên giới Việt Nam- Kampuchia mà ông chủ tịch Sam Rainsy thực hiện hồi ngày
25 tháng 10 vừa qua là mang tính phá hoại, vi phạm luật pháp cả hai quốc gia, cũng như những
hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận mà Hà Nội và Phnom Penh đã ký kết.
Theo Luật quốc tế, đối với mỗi cột mốc được xây dựng đều phải lập hồ sơ cột mốc. Mỗi
khi cần sửa chữa, thay đổi, khắc phục hay hủy bỏ mốc dấu biên giới đều phải do hai bên thỏa
thuận cùng tiến hành nhưng không được làm thay đổi hướng đi của đường biên giới đã hoạch
định. Như vậy, hành đồng nhổ cột mốc biên giới tạm thời của ông Sam Rainsy hoàn toàn trái
pháp luật quốc tế.
Về phía Campuchia, sau khi tìm hiểu đã ra quyết định “Ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng
Sam Rainsy (SRP) của Campuchia, bị Quốc hội tước quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội do
trước đó đã có hành động nhổ cột mốc biên giới giữa Campuchia và Việt Nam và kích động
người dân phạm pháp.”
Thứ năm là điều kiện thời tiết, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ là các khu vực thường có
mùa mưa kéo dài, có tỉnh ngập lụt nhiều tháng liền nên hàng năm công tác phân giới cắm mốc
chỉ có thể tiến hành trong 4 đến 5 tháng, hạn chế tiến độ phân giới cắm mốc.

III. Kết luận
Mặc dù còn nhiều khó khăn như vậy nhưng phía Việt Nam và Campuchia đều rất nỗ lực
để sớm hoàn thành các cột mốc biên giới giữa hai nước bởi phân giới cắm mốc có tác động tích
cực đối với việc phát triển kinh tế, xã hội tại khu vực biên giới .Việc hoàn thành phân giới cắm
mốc biên giới trên bộ giữa hai nước chắc chắn sẽ tạo một xung lực mới cho quan hệ hợp tác và
phát triển giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, đặc biệt là giữa các tỉnh có chung đường biên giới.
Tại những khu vực đã được phân giới cắm mốc, công tác quản lý biên giới đã có những cải



thiện đáng kể, số vụ vi phạm giảm hẳn, nhân dân yên tâm ổn định cuộc sống. Đồng thời, phân
giới cắm mốc đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại giữa
các địa phương có chung đường biên giới. Một thí dụ cụ thể là việc khánh thành cột mốc biên
giới tại cửa khẩu Mộc Bài - Bà Vẹt đã làm thay đổi bộ mặt khu vực này. Nhiều khu kinh tế và
dân cư đã được thành lập, đặc biệt là hai bên đang bàn bạc phối hợp xây dựng một sân Golf hữu
nghị 18 lỗ (9 lỗ nằm bên phía Việt Nam và 9 lỗ nằm bên phía Cam-pu-chia). Đây là một ý
tưởng rất độc đáo được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rất quan tâm. Điều này chỉ có
thể thực hiện được khi hai bên đã hoàn thành phân giới cắm mốc tại khu vực này. Việc khánh
thành cột mốc tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia cũng góp phần hiện thực hóa
ý tưởng xây dựng Tam giác phát triển Việt Nam - Cam-pu-chia - Lào của thủ tướng ba nước.



×