Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO lợi ÍCH CỦA NÔNG dân TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN đại HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ở TỈNH bắc NINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.38 KB, 87 trang )

LỢI ÍCH CỦA NÔNG DÂN TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH
HIỆN NAY
Sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay đã và đang đặt
con người vào vị trí trung tâm vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển kinh tế - xã hội. Trong hệ thống các nhân tố tạo nên động lực phát
triển xã hội, lợi ích là nhân tố quyết định và xuyên suốt quá trình chuyển
hóa những yêu cầu khách quan thành động cơ, hành vi của con người và
của mọi thành viên trong xã hội tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. C.Mác đã coi lợi ích là tính tất yếu của tự nhiên, là nhu cầu cơ bản
của con người, là cái liên kết các thành viên trong xã hội với nhau. Việc
nhận thức và giải quyết vấn đề lợi ích trong xã hội ta có tác động trực tiếp
mạnh mẽ đến con người nói chung và nông dân nói riêng.
Việt Nam là đất nước có một nền nông nghiệp truyền thống lâu đời
với hơn 70% dân số làm nông nghiệp, vì thế dù ờ thời kỳ nào người nông
dân luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của đất
nước. Nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng này, trong quá trình
CNH, HĐH đất nước Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến lợi ích
của người nông dân. Thực tiễn hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới
toàn diện đất nước theo định hướng XHCN, lợi ích nông dân đã được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, từ đó cuộc sống của người nông dân
ngày càng được cải thiện, nông dân đã vươn lên làm chủ cuộc sống, đóng
góp công, sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, với
mục tiêu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.
Thực hiện lợi ích của nông dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện


2
nay. Vì vậy, cần có sự nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích


nông dân. Chỉ có thực hiện tốt lợi ích nông dân mới tạo nguồn lực quan
trọng cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, hiện nay lợi ích
nông dân xét về mặt lý luận và thực tiễn còn nhiều vấn đề phức tạp; thực
hiện lợi ích nông dân của một số cấp, ngành nhận thức vẫn còn giản đơn,
việc làm chưa phù hợp; đời sống của nông còn nhiều khó khăn. Do đó,
Đảng và Nhà nước cần phải tiếp tục làm sáng tỏ và giải quyết đúng đắn
lợi ích cho người nông dân.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Những
năm qua, sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, lợi ích nông dân trong tỉnh đang được
thực hiện khá tốt. Các cấp chính quyền trong tỉnh đã quan tâm, chăm lo
cuộc sống của nông dân, bản thân người nông dân đã nhận thức được
quyền lợi và trách nhiệm của mình, phát huy tiềm năng của mình, đóng
góp không nhỏ vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, vấn đề lợi ích nông
dân Bắc Ninh vẫn còn những hạn chế như sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện
của các cấp thiếu đồng bộ; nông dân còn nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Hiện tượng phân hoá giàu nghèo gia tăng, vấn đề thiếu việc làm, ô nhiễm
môi trường, tình trạng khiếu kiện, khiếu nại...ở một số địa phương trong tỉnh vẫn
tiếp tục diễn ra. Vì vậy, việc nhận thức và thực hiện lợi ích nông dân trong CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay không chỉ là vấn đề tất
yếu khách quan mà còn là đòi hỏi bức thiết của chính sự nghiệp đổi mới toàn
diện đất nước nói chung và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu về: “Lợi ích của nông dân
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc
Ninh hiện nay” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc.


3
Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI ÍCH NÔNG
DÂN TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY
1.1. Biểu hiện và vai trò lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
1.1.1. Quan niệm lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
* Một số đặc điểm chung của tỉnh Bắc Ninh và của nông dân ở tỉnh
Bắc Ninh hiện nay
Đặc điểm chung của tỉnh Bắc Ninh
Về tự nhiên, Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nằm gọn trong
vùng châu thổ sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng
Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh có
vị trí gần cảng hàng không Nội Bài, cảng biển Cái Lân, Hải Phòng và gần các
nguồn năng lượng lớn như thủy điện Hòa Bình, nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí.
Với vị trí thuận lợi được coi như ngã ba trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và
Đông Bắc với Hà Nội đã tạo điều kiện cho việc giao lưu, hợp tác kinh tế, mở
rộng thị trường để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với tổng diện tích đất tự
nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 807,6km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%,
đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%. Các điều
kiện địa hình, địa lý đã đề cập ở trên là điều kiện thuận lợi để nông dân phát triển
sản xuất nông nghiệp, lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Về kinh tế - sản xuất, cùng với sự phát triển của cả nước, trong những
năm qua, kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Năm 2010,
tổng sản phẩm GDP trong tỉnh đạt 35.963,4 tỷ đồng tăng 17,86% so với năm


4
2009, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Bắc Ninh hiện có hệ

thống giao thông thuận tiện gồm 4 tuyến quốc lộ gồm 1A, 1B, 18 và 38 với tổng
chiều dài 135 km. Đường tỉnh lộ gồm 12 tuyến, chiều dài 255 km, đường huyện
và đường đô thị dài 295 km đường, xã và đường thôn dài 3.147 km. Hệ thống
điện lưới và bưu chính viễn thông tương đối hoàn chỉnh, đó là điều kiện thuận
lợi để đẩy mạnh CNH, HĐH ở Bắc Ninh hiện nay.
Về văn hóa, Bắc Ninh là tỉnh có nền văn hóa lâu đời. Mật độ phân bố các di
tích lịch sử, văn hóa dày đặc, chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội. Đến nay có tới 427 di
tích lịch sử văn hóa được cấp bằng công nhận di tích quốc gia và cấp địa phương.
Trong đó có những di tích mang những giá trị lịch sử văn hóa có ý nghĩa quốc gia
và quốc tế như các di tích đền Đô, chùa Dâu, Bút Tháp, Phật Tích, đền thờ Kinh
Dương Vương…Bắc Ninh cũng là tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống có những nét
văn hóa đặc sắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 41 lễ hội lớn diễn ra trong
năm, trong đó có những lễ hội có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh và có tầm vóc
ảnh hưởng lớn như Hội Lim, hội chùa Dâu, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho…
Về xã hội, tính đến năm 2012 trên địa bàn có 2 trường đại học, 5
trường cao đẳng và 4 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Ngoài
ra trên địa bàn huyện, thành phố thuộc tỉnh đều có trung tâm dạy nghề
thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo,
y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao đều khá phát triển, đáng chú ý là
các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
phát triển mạnh, tạo điều kiện để nông dân trong tỉnh học tập nâng cao
trình độ dân trí, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo số liệu
điều tra đến năm 2010 “Toàn tỉnh có 1.034.691 người, trong đó dân số thành
thị tại các thành thị là 247.174 người chiếm 23,89%, nông thôn là 787.517
người chiếm 76,11%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh hiện nay là 1.257
người/km2. Số người trong độ tuổi lao động là 638.523 người, chiếm 61,71%
tổng dân số của toàn tỉnh” [7, tr.65]. Môi trường chính trị xã hội Bắc Ninh ổn


5

định, Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn vững mạnh, luôn quan tâm
đến phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, sản xuất, văn hóa và xã hội của tỉnh mang
lại nhiều lợi thế cho sự phát triển CNH, HĐH ở địa phương và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người nông dân. Hiện nay tỉnh đã thu hút hàng trăm dự án
với số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD. Đặc biệt, đã thu hút được các dự
án đầu tư hạ tầng của các tập đoàn lớn như VSIP Bắc Ninh (Singgapore), ORIX
(Nhật Bản), IGS (Hàn Quốc), Poxconn (Đài Loan)…Đến nay, Bắc Ninh đã trở
thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển CNH, HĐH nhanh nhất miền
Bắc, cả về tốc độ, phạm vi và thể hiện rõ tính vượt trước, đi tắt đón đầu, mở ra
triển vọng lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, Bắc Ninh
phải đối mặt với một số khó khăn, là một tỉnh thuần nông, cơ cấu kinh tế không
đồng đều giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đời sống của nông dân còn
nhiều khó khăn. Từ thực tế đó tất yếu đặt ra phải đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh nhằm bảo đảm lợi ích cho người nông dân.
Đặc điểm của nông dân Bắc Ninh trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn hiện nay
Về cơ cấu, lao động, những năm trước đây nông dân trong tỉnh chủ yếu sinh
sống bằng sản xuất nông nghiệp, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn đã làm cho cơ cấu lao động nông dân Bắc Ninh có sự biến đổi, tỷ
lệ lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động trong công nghiệp, dịch vụ và
các ngành nghề nông thôn tăng. Trong cơ cấu giai cấp - xã hội của tỉnh, nông dân
chiếm một tỷ lệ lớn, năm 2009 dân số sống ở nông thôn chiếm 82,5% số dân và
chiếm 70,5% tổng số lao động trong toàn tỉnh. Cơ cấu hộ nông dân đa dạng, có
nông dân cá thể, nông dân trong các hợp tác xã, các làng nghề, trang trại, các ngành
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp dưới nhiều hình thức và trình độ khác nhau. Thực tế
ở các thôn, xã đã xuất hiện nhiều ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp như công
nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, nhất là ở những xã có các ngành nghề truyền thống
tốc độ biến đổi cơ cấu lao động sang các ngành phi nông nghiệp nhanh hơn.



6
Sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn làm thay đổi hình thức tổ
chức sản xuất khác nhau như Hộ gia đình nông dân, tổ sản xuất, nông dân hợp tác
xã, kinh tế trang trại, kinh tế làng nghề, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần. Hiện nay, “Toàn tỉnh có 854 hợp tác xã, 2
liên hợp tác xã, trong đó 70% số hợp tác xã tổ chức khá các khâu dịch vụ,
hình thành mô hình hợp tác xã dịch vụ toàn diện, và liên hợp tác xã chăn nuôi
có hiệu quả; Với 15 khu công nghiệp tập trung, các khu công nghiệp vừa và
nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề” [9, tr.7]. Sự đa dạng và phong phú về hình
thức tổ chức kinh tế, sản xuất trong nông dân Bắc Ninh là một xu hướng tích
cực, nó tạo động lực cho phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn, phát triển
nông nghiệp và nâng cao đời sống kinh tế, xã hội của nông dân.
Về đặc điểm cư trú, nông dân trong tỉnh chủ yếu cư trú ở các vùng nông
thôn, với trình độ sản xuất thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Hiện nay địa
bàn cư trú của nông dân cũng ngày càng đô thị hóa, với nhiều thị trấn, thị tứ, xã,
phường được nâng cấp, nông dân đã chuyển dần lên các trung tâm các huyện, thị.
Tỉnh Bắc Ninh hiện nay có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, 6 huyện, toàn tỉnh
có 26 phường thị trấn và 100 xã. Chủ chương của tỉnh: “Tiếp tục điều chỉnh quy
hoạch chung và xây dựng cơ sở hạ tầng để thành phố Bắc Ninh cơ bản đạt tiêu chí
đô thị loại 2; thị xã Từ Sơn lên đô thị loại 3, các đô thị Phố Mới, thị trấn Hồ, thị
trấn Chờ lên loại 4; nâng cấp một số thị tứ lên đô thị loại 5, thành lập thêm một số
phường ở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn. Tiếp tục, quy hoạch định hướng
phát triển đô thị ven sông Đuống, phát triển các khu công nghiệp - đô thị, khu dân
cư mới, hình thành các trung tâm thương mại, du lịch, làng đại học” [9, tr.4].
Về sản xuất, Bắc Ninh là vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, nông
dân chủ yếu sinh sống bằng trồng lúa và trồng các cây lương thực. Hiện nay nông
dân tỉnh Bắc Ninh không còn sản xuất thuần nông, mà kết hợp các ngành nghề
nghề sản xuất phi nông nghiệp, phát triển các làng nghề truyền thống, dịch vụ



7
nông nghiệp, thương nghiệp... Lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm,
phần lớn chuyển sang lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp, trở thành công
nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Bên cạnh đó nông dân đã tiếp thu
nhanh những thành tựu khoa học - công nghệ, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp,
cung cấp nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm trực tiếp cho các khu công
nghiệp. Từ đó đời sống của nông dân được cải thiện, vấn đề việc làm được giải
quyết tại địa phương, cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng lên.
Về văn hóa, tâm lý, lối sống, Bắc Ninh là vùng đất có bề dày lịch sử lâu
đời, cho nên nông dân Bắc Ninh vừa mang trong mình bản sắc chung của dân
tộc Việt Nam, vừa mang những nét riêng truyền thống của vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Là những người dân của quê hương Kinh Bắc sống trọn
nghĩa, vẹn tình, cần cù, bền bỉ trong lao động, say mê sáng tạo trong học tập,
kiên cường tài trí trong đấu tranh, chất phác giản dị trong cuộc sống, bao dung,
nghĩa khí trong ứng xử. Nông dân Bắc Ninh đoàn kết trong tình làng nghĩa xóm,
tộc họ, yêu thương quê hương đất nước để xây dựng và giữ gìn cuộc sống.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh những truyền thống và đức tính đó
ngày càng được phát huy, nhất là trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn hiện nay. Nông dân Bắc Ninh ngày càng được phát huy tính cố
kết cộng đồng tối lửa tắt đèn có nhau với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành
đùm lá rách”, từng bước khắc phục tâm lý của người tiểu nông làm ăn manh mún,
nhỏ lẻ, dần dần đổi mới nếp nghĩ, cách nhìn, mạnh dạn sáng tạo, linh hoạt, nhanh
nhạy, cởi mở trong sản xuất, chăn nuôi, làm giàu cho bản thân và quê hương.
Những đặc điểm của nông dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay đã phản ánh
cả thuận lợi và khó khăn nên việc chăm lo lợi ích cho họ là rất cần thiết
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. B ên cạnh
những giá trị được thụ hưởng do CNH, HĐH tạo ra thì người nông dân Bắc Ninh
còn phải đối mặt với những tác động tiêu cực của quá trình này; vấn đề việc làm,



8
thu nhập, trình độ dân trí...của nông dân còn hạn chế. Từ thực tế đó, tất yếu đặt ra
phải đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao chất
lượng mọi mặt của đời sống người nông dân. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh lần thứ 18 khẳng định: “Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về
nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tăng nhanh tỷ lệ đầu tư xây dựng hạ tầng nông
thôn (tăng đầu tư 15,8%/năm), giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích theo hướng: lấy
công nghiệp tác động vào nông nghiệp, văn minh đô thị tác động vào nông thôn.
Đầu tư và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề, phát triển tiểu thủ công
nghiệp, các loại hình dịch vụ ở nông thôn nhằm nâng cao thu nhập và chất lượng
cuộc sống của nông dân” [9, tr.33-34].
* Quan niệm về lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Quan niệm về lợi ích, trong Từ điển triết học nêu rõ: Lợi ích là khái niệm
nói lên đặc điểm của cái có ý nghĩa khách quan, cần thiết cho cá nhân, gia đình,
tập thể giai cấp, dân tộc, xã hội nói chung. Trong Từ điển tiếng Việt viết: “Lợi
ích là điều có ích, có lợi cho một tập thể người nhất định hay cho một cá nhân
trong đó, trong mối quan hệ với tập thể người ấy (nói khái quát) đặt lợi ích dân
tộc lên trên, quan hệ lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích cá nhân lợi ích vật
chất, bàn bạc để thấy rõ lợi ích công việc đang làm” [46, tr.556].
Trong mọi chế độ xã hội lợi ích có liên quan, tác động đến các thành viên
trong công đồng. Sự tác động của nó biểu hiện cũng rất phong phú và đa dạng trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lợi ích là yếu tố cơ bản và là nguyên nhân thúc đẩy
hoạt động xã hội của cá nhân, tập đoàn xã hội, giai cấp. Trong tác phẩm, “Vấn đề
nhà ở” Ph.Ăngghen viết: “Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó
biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích” [1, tr.376]. Còn V.I.Lênin xác định: “Tìm
nguồn gốc của những hiện tượng xã hội trong những quan hệ sản xuất, và phải quy
những hiện tượng ấy vào lợi ích của những giai cấp nhất định” [24, tr.670].



9
Ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề lợi ích dưới góc độ tiếp
cận khác nhau. Trong cuốn sách xây dựng CNXH ở Việt Nam - vấn đề nguồn gốc
và động lực” tác giả Lê Hữu Tầng trình bày khá sâu sắc về vấn đề lợi ích, theo
ông lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu, là cái thoả mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu
cầu. Nhu cầu quyết định cái đối với chủ thể là lợi ích, do đó nó là cơ sở của
lợi ích: “Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các
nhóm xã hội khác nhau, hay của toàn xã hội muốn có điều kiện tồn tại để phát
triển. Nhu cầu nảy sinh do kết quả tác động qua lại của hoàn cảnh bên ngoài
với trạng thái riêng của từng chủ thể, trong đó hoàn cảnh bên ngoài đóng vai
trò quan trọng và trong phần lớn các trường hợp là quyết định” [39, tr.38].
Tác giả Nguyễn Linh Khiếu quan niệm, lợi ích là biểu hiện mối quan hệ tất
yếu của con người: “Lợi ích là một sự vật hay một hiện tượng khách quan
biểu hiện những mối quan hệ tất yếu của con người và dùng để thoả mãn
những nhu cầu cấp bách của họ trong một hoàn cảnh sinh sống nhất định”
[22, tr.50]. Còn tác giả Đinh Quang Tuấn cho rằng: “Lợi ích là các giá trị về
vật chất và tinh thần, nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người trong điều
kiện kinh tế - xã hội nhất định” [44, tr.18]. Như vậy có thể quan niệm, lợi ích
là hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong đời sống xã hội con người, gắn
với một chủ thể, trong một điều kiện kinh tế, xã hội nhất định; là cái có lợi,
hữu ích thỏa mãn nhu cầu phong phú, đa dạng của con người, là nguồn gốc
và động lực hoạt động của mỗi con người và cộng đồng xã hội.
Lợi ích là hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong đời sống xã hội, là
động cơ khách quan trong hoạt động sống của con người, là nguyên nhân sâu
xa của sự vận động, phát triển xã hội. Lợi ích chỉ tồn tại trong xã hội có giai
cấp và đấu tranh giai cấp, lợi ích luôn gắn với một chủ thể nhất định, chủ thể
đó có thể là cá nhân, tập thể, tầng lớp, giai cấp hay toàn xã hội. Cơ sở để hình
thành lợi ích là nhu cầu của cuộc sống con người, hoạt động của con người luôn



10
có những mục đích nhất định và thông qua nhu cầu của mình để đạt được mục
đích lợi ích của mình. Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân,
nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xã hội, nhu cầu nảy sinh, phát triển là động
lực quan trọng thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình và
khi nhu cầu được thoả mãn là lợi ích của mình đã đạt được. Lợi ích con người
phong phú đa dạng do tính phong phú của nhu cầu quy định.
Về lợi ích nông dân, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nông
dân hay những người “tiểu nông” là “một khối quần chúng đông đảo mà tất
cả các thành viên đều sống trong một hoàn cảnh như nhau nhưng lại không
nằm trong mối quan hệ nhiều mặt đối với nhau “Phương thức sản xuất của
họ không làm cho họ liên hệ với nhau mà lại làm cho họ cô lập với nhau”
[30, tr.264]. V.I.Lênin cho rằng “Đặc điểm thể hiện bản chất của giai cấp
nông dân: một mặt họ là những người lao động (đây là mặt cơ bản); mặt
khác, họ là những người tư hữu nhỏ” [25, tr.175]. V.I.Lênin khẳng định:
“Người tiểu nông tức là những dân cày, ít ruộng, có riêng hay lĩnh canh
được những mảnh đất nhỏ, khiến khi họ cày cấy để cung cấp cho nhu cầu
gia đình và nhu cầu sản xuất của họ, họ không phải thuê nhân công bên
ngoài” [28, tr.209]. Hiện nay có nhiều quan điểm về giai cấp nông dân,
trong Từ điển “Chủ nghĩa xã hội khoa học” đã viết “Nông dân là một giai
cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở sở hữu tư
nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuất bằng
lao động của chính mình” [45, tr.227]. Tiến sĩ Ngô Thị Phương Lan thì
cho rằng: “Nông dân là những người kiếm sống chủ yếu bằng hình thức
canh tác nông nghiệp, có sự tham gia trực tiếp của lao động gia đình trong
quá trình sản xuất và tham gia một phần hay hoàn toàn vào sản xuất thị
trường” [23, tr.65]. Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn quan niệm: “Giai cấp nông dân
Việt Nam là cộng đồng những người lao động, mà hoạt động của họ gắn



11
liền với sản xuất nông nghiệp ở trình độ sản xuất nhỏ là phổ biến dưới hình
thức hộ gia đình, dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân, hoặc sở hữu hợp tác xã về
tư liệu sản xuất” [38, tr.25].
Từ những phân tích trên có thể quan niệm giai cấp nông dân Việt
Nam hiện nay, là một giai cấp lao động cơ bản trong xã hội, bao gồm
những người lao động sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp, với những trình
độ và quy mô khác nhau; sống chủ yếu ở nông thôn, có ít hay nhiều tư hữu
với các hình thức sở hữu khác nhau và có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn giai cấp nông dân có vai trò to lớn
và hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội cũng như trong cuộc đấu
tranh cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Trong tác phẩm: “Vấn đề nông
dân ở Pháp và Đức”, C.Mác và Ăngghen đã khẳng định: “Từ Aidơlen đến Xixin,
từ Anđaludia đến Nga và Bungari, người nông dân đều là một nhân tố rất cơ bản
của dân cư, của nền sản xuất và của lực lượng chính trị” [32, tr.715]. Phát triển
tư tưởng của cả C.Mác và Ăngghen, V.I.Lênin đã khẳng định ý nghĩa chiến lược
của vấn đề nông dân. Trong tác phẩm: “Chủ nghĩa xã hội và nông dân”, Người chỉ
rõ: “Thu hút quần chúng nông dân về phía mình, làm tê liệt tính giao động của giai
cấp tư sản và đánh đổ chế độ chuyên chế” [26, tr.355-356]. Như vậy giai cấp
nông dân không chỉ quan trọng ở giai đoạn giành chính quyền mà còn có ý
nghĩa to lớn trong quá trình giữ chính quyền, xây dựng xã hội mới. Ngay sau
khi nội chiến kết thúc V.I.Lênin đã thực hiện chính sách Kinh tế mới, trong đó
chọn giải pháp “bắt đầu từ nông dân”, khôi phục nông nghiệp, cải thiện đời sống
nông dân để ổn định tình hình đất nước. Lợi ích nông dân là vấn đề cốt tử của
cách mạng vô sản. Điều này đã được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin
khẳng định. Trong tác phẩm, “Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong
cách mạng dân chủ” V.I.Lênin đã luận chứng một cách toàn diện vai trò của



12
lợi ích nông dân, Người dạy rằng, “Những lợi ích căn bản của nông dân làm
cho họ trở thành người kiên quyết và hoàn toàn ủng hộ giai cấp vô sản trong
cách mạng dân chủ” [27, tr.112].
Kế thừa và phát triển quan điểm của các nhà kinh điển, thông qua hoạt động
thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy khả năng to lớn của nông dân “Nền
tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân” [35, tr.15]. Nông dân Việt
Nam rất yêu nước, họ là lực lượng đông đảo, hùng hậu của dân tộc chống đế quốc,
chống phong kiến, là bạn đồng minh chiến lược của giai cấp công nhân trong đấu
tranh cách mạng. Trong xây dựng CNXH nông dân là người trực tiếp thực hiện và
cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần to lớn vào xây
dựng cơ sở vật chất cho xã hội mới Người chỉ rõ: “Nông dân giàu thì nước ta giàu.
Nông dân thịnh thì nước ta thịnh” [33, tr.215]. Cho nên việc nghiên cứu và chăm lo
lợi ích nông dân là vấn đề cơ bản, quan trọng, tạo ra động lực quyết định hành
động và phát huy vai trò tích cực của nông dân trong lao động sản xuất, phát triển
kinh tế và ổn định xã hội. Kế thừa các quan điểm trên có thể quan niệm lợi ích
nông dân trong CNH, HĐH là kết quả được hưởng thụ trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, bao gồm những nhu cầu được thỏa mãn như việc làm, thu nhập, đời
sống vật chất, tinh thần, môi trường, an sinh xã hội và những thành quả của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đem lại; là nhân tố cơ bản, động lực chủ yếu quyết định
hành động và phát huy vai trò tích cực của nông dân trong lao động sản xuất,
hoạt động xã hội và cuộc sống.
Lợi ích nông dân trong quá trình CNH, HĐH là một bộ phận trong cơ
cấu lợi ích của xã hội, hình thành trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của
đất nước. Là kết quả được hưởng thụ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
như việc làm, thu nhập, môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội, đời sống vật
chất và tinh thần…. Trong CNH, HĐH hiện nay, lợi ích nông dân luôn thống
nhất với lợi ích giai cấp công nhân và lợi ích của toàn dân tộc có vai trò rất



13
quan trọng. C.Mác đã khẳng định, “Người ta phải sống mới làm ra lịch sử. Nhưng
muốn sống được thì trước hết con người phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo,
và một số thứ khác nữa” [31, tr.40]. Hiện nay đất nước đang trong quá trình
CNH, HĐH lợi ích nông dân ngày càng được bảo đảm tốt hơn, luôn có sự kết
hợp hài hòa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, là điều kiện để nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Trong nghị quyết Bộ Chính trị về đổi
mới quản lý kinh tế nông nghiệp ngày 5/4/1988 cũng nhấn mạnh: “Bảo đảm lợi ích
chính đáng của người sản xuất, trước hết là đối với người trồng lúa, không ngừng
cải thiện đời sống nhân dân lao động” [12, tr.4].
Từ những phân tích trên tác giả quan niệm, lợi ích nông dân trong CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là các giá trị đem lại cho
người nông dân về vật chất và tinh thần; nhằm thỏa mãn nhu cầu mọi mặt của
nông dân tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục đích thực hiện lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
của nông dân, bảo đảm mọi người dân đều có việc làm, thu nhập ổn định, có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh; xây
dựng lòng tin của nông dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
và bản chất chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng; tạo lên sự gắn kết bền
chặt khối liên minh chiến lược giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức, là cơ sở xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây
dựng tỉnh Bắc Ninh vững mạnh toàn diện .
Nội dung thực hiện lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là đáp ứng những nhu cầu mọi mặt của đời sống
người nông dân ngày càng được bảo đảm tốt hơn, trong đó kết hợp hài hòa giữa
lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, lợi ích trực tiếp trước mắt và lợi
ích cơ bản lâu dài thống nhất chặt chẽ với lợi ích của nhân dân và lợi ích dân tộc;



14
hạn chế các tác động tiêu cực đến việc thỏa mãn các nhu cầu của nông dân trong
quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh, tạo động lực để giai cấp nông dân phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an
ninh, góp phần to lớn vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN, sự
nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Về chủ thể thực hiện lợi ích nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay là trách nhiệm của nhiều lực lượng xã
hội, của cả HTCT trị từ trung ương đến địa phương và của chính người nông dân.
Điều kiện bảo đảm lợi ích nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn trước hết phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện
đồng bộ cơ chế chính sách và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
lao động, trong đó giai cấp nông dân là chủ yếu, phát triển nguồn lực con người thực
hiện thắng lợi chương trình, mục tiêu phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới. Lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh
hiện nay, không hề trìu tượng chung chung mà được thể hiện cụ thể.
1.1.2. Biểu hiện lợi ích của nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Một là, nông dân có cơ hội được đào tạo nghề, kiếm được việc làm và có
thu nhập ngày càng cao.
Đây là nội dung biểu hiện cơ bản, hàng đầu về lợi ích của nông dân
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện
nay. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn xóa bỏ thế độc canh của nền
sản xuất tiểu nông để phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng
hiện đại và toàn diện, với nhiều ngành nghề mới, gắn kết công nghiệp
với nông nghiệp hơn, với kỹ thuật sản xuất, thâm canh ngày càng cao. Vì
vậy, người nông dân không thể chỉ áp dụng lối sản xuất truyền thống,



15
nhỏ lẻ mà phải tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và áp dụng khoa học
công nghệ hiện đại vào sản xuất. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ
tạo ra cơ hội cho nông dân được đào tạo nghề và khi có nghề ổn định,
chuyên sâu họ sẽ kiếm được việc làm, sẽ có thu nhập ổn định và ngày
càng cao. Mặt khác, với kết cấu hạ tầng ngày càng tốt, đầu tư vốn được
ưu tiên, cơ cấu sản xuất đa dạng và những thành tựu khoa học, công
nghệ tiên tiến được vận dụng vào sản xuất tạo ra sản phẩm nông sản đa
dạng, phong phú nông dân sẽ có nhiều điều kiện để nâng cao thu nhập,
ổn định cuộc sống của mình.
Đối với Bắc Ninh cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước và đẩy
mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã làm cho cơ cấu kinh tế nông
nghiệp thay đổi toàn diện, thế độc canh cây lúa không còn thay vào đó là nền
nông nghiệp đa dạng, hiện đại với kỹ thuật sản xuất, thâm canh ngày càng cao.
Nhiều ngành nghề mới ra đời, nông dân không chỉ sản suất thuần nông mà đã
chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, phát triển kinh
tế làng nghề, kinh tế trang trại. Quá trình CNH, HĐH ở Bắc Ninh đang diễn ra
với tốc độ cao so với một số địa phương khác trên cả nước, đã thu hút được các
dự án đầu tư sản xuất, hạ tầng của các tập đoàn lớn trên thế giới. Nhiều khu công
nghiệp, khu đô thị được xây dựng, nhà máy, xí nghiệp được đầu tư đi vào hoạt
động, nhiều ngành nghề công nghiệp, dịch vụ phát triển. Thực tế những năm gần
đây tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra cơ hội cho người nông dân trong tỉnh có nhiều việc
làm, được đào tạo nghề và thu nhập ngày càng cao so với trước đây rất nhiều.
Hai là, trình độ dân trí, trình độ học vấn của nông dân ngày càng
được nâng cao.
Đây là một nội dung biểu hiện quan trọng của lợi ích nông dân
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Nội dung
cốt lõi của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là làm cuộc cách mạng về cơ sở



16
kỹ thuật, công cụ sản xuất, phương thức sản xuất nông nghiệp hiện đại và thay
đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, hạ tầng nông thôn được xây dựng, nông dân có
nhiều điều kiện hơn để nâng cao trình độ dân trí, trình độ học vấn thông qua
internet, báo, đài, mạng. Đồng thời CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng đặt
ra cho người nông dân phải biết vươn lên làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, làm chủ thị trường…với những yêu cầu trên không còn con đường nào
khác là người nông dân phải tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ
dân trí cho mình.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh hiện nay
còn đang trong quá trình thực hiện nhưng đã tạo điều kiện để nông dân nâng cao
trình độ học vấn, trình độ dân trí của mình, với hệ thống giáo dục tương đối hoàn
chỉnh về hệ thống trường lớp, giáo viên, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và
truyền thống của vùng quê hiếu học. Bên cạnh đó cũng đặt ra yêu cầu cao đối với
người nông dân phải nâng cao trình độ về mọi mặt thì mới phát triển sản xuất,
tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản tạo ra thì mới có thu nhập cao.
Mặt khác, hệ thống trường học, kết cấu hạ tầng nông thôn được nâng cấp tạo điều
kiện để con, em nông dân được hưởng lợi do CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
mang lại mà những thời kỳ trước chưa thực hiện được.
Ba là, nông dân được hưởng lợi về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, được
chăm lo tốt hơn về mặt xã hội.
Bản chất của an sinh xã hội là vấn đề con người, bảo đảm quyền con
người cho mọi người. An sinh xã hội hướng tới những điều cao đẹp trong
cuộc sống, hòa đồng mọi người không phân biệt giới tính, tôn giáo và thành
phần dân tộc. An sinh xã hội là tổng hòa các hình thức bảo hiểm xã hội, bảo
trợ xã hội, trợ giúp xã hội và các khoản trợ cấp được tài trợ chủ yếu từ ngân
sách Nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội nhằm ổn định đời sống nhân
dân lao động và giữ vững ổn định chính trị - xã hội của một chế độ xã hội



17
nhất định. Yếu tố quyết định bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội,
tăng phúc lợi xã hội, xích dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và
thành thị và xóa đói giảm nghèo là phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.
Cùng với sự nghiệp CNH, HĐH, những năm qua kinh tế của Bắc Ninh
luôn tăng trưởng khá cao hơn mặt bằng chung của cả nước, thu nhập bình quân
đầu người hàng năm luôn tăng. Đây chính là cơ sở vật chất để tỉnh thực hiện
các chính sách an sinh xã hội đối với nông dân. Thực tế trên địa bàn tỉnh hiện
nay các chính sách an sinh xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, trợ giúp
xã hội đối với nông dân; chính sách với những người có công, người nghèo, trẻ
em cơ nhỡ, người khuyết tật…được thực hiện khá tốt. Mặt khác, yếu tố quyết
định bảo đảm thực hiện chính sách an sinh xã hội, tăng phức lợi xã hội, xích
dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. Mà Bắc Ninh
vẫn là tỉnh có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp còn cao, muốn tăng hiệu quả
kinh tế tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Có như
vậy tỉnh mới tăng nguồn thu nhập, đầu tư cho an sinh xã hội, chính sách xã
hội, chăm lo nâng cao đời sống cho nông dân.
Bốn là, nông dân được sống trong môi trường sinh thái tốt hơn, xóa
bỏ dần những hủ tục lạc hậu.
Đặc điểm nổi bật của nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ là nền sản xuất
còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vào may rủi. Cùng với tàn dư xã hội cũ
để lại, người nông dân còn duy trì một số hủ tục, tập quán lạc hậu như tổ chức
ma chay, cưới xin linh đình nhiều ngày, cúng lễ tốn kém, đốt vàng mã nhiều. Do
cơ sở vật chất, phương tiện thông tin truyền thông còn hạn chế, tiếp cận khoa
học kỹ thuật hiện đại chưa nhiều, dân trí thấp, điều đó là mảnh đất màu mỡ để
mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu tồn tại dai dẳng trong cư dân nông thôn. Nhưng
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra sâu rộng, ngày càng phát huy hiệu



18
quả trên thực tế, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được cải thiện sẽ là cơ
sỏ để nông dân xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở tỉnh hiện nay sẽ góp phần xây dựng nhiều gia đình văn hóa, khu dân
cư văn hóa, tổ dân phố văn hóa trong cư dân nông thôn ở các làng, xã nông dân.
Đồng thời, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ có điều kiện thực
hiện quy hoạch, các công trình được thiết kế cơ bản, hiện đại nên tạo ra cho
nông dân được sống trong môi trường sinh thái được bảo vệ tốt hơn, cảnh
quan đẹp hơn. Thực tế chứng minh, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở Bắc Ninh đã tạo ra một kết cấu hạ tầng đầu tư, quy mô, cơ cấu sản xuất,
nhà ở có quy hoạch khoa học, vệ sinh môi trường, nguồn nước sạch sẽ, bảo đảm
cho cuộc sống của nông dân ngày càng tốt hơn. Những thành tựu khoa học, công
nghệ tiên tiến vận dụng vào sản xuất tạo ra sản phẩm nông sản được kiểm soát về
chất lượng, đồng thời ý thức, tập quán, thói quen tùy tiện mất vệ sinh trong sinh
hoạt và sản xuất của nông dân được xóa dần. Vì thế, CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn sẽ tạo ra cho nông dân được sống trong môi trường sinh thái có kiểm
soát và được quản lý tốt hơn.
Năm là, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tỉnh Bắc Ninh trong
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay ngày càng cao.
Đây là nội dung biểu hiện cơ bản, quan trọng về lợi ích của nông dân
trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Bởi lợi
ích của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh
hiện nay không phải là phạm trù trìu tượng mà nó được thể hiện ở những giá
trị cụ thể mà người nông dân được hưởng lợi về vật chất và tinh thần. Cở sở
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân do hoạt động sản xuất, do
phát triển lực lượng sản xuất, công cụ sản xuất và năng lực sáng tạo của
quảng đại quần chúng gắn với quá trình CNH, HĐH của đất nước tạo nên.
Trong đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là bộ phận quan trọng trực tiếp



19
tác động đến giai cấp nông dân và cư dân nông thôn với mục tiêu không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Bắc Ninh hiện nay chính là
tổng hòa các nhu cầu được thỏa mãn về ruộng đất, cơ sở hạ tầng, việc làm,
nâng cao thu nhập; nâng cao chất lượng văn hoá - xã hội, xây dựng môi
trường dân chủ XHCN, nâng cao dân trí cho nông dân...Khi những nhu cầu
này được thực hiện thì cũng có nghĩa là lợi ích của nông dân được bảo
đảm, đời sống về vật chất, tinh thần của nông dân Bắc Ninh trong CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn ngày càng được nâng cao.
1.1.3. Vai trò lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Thứ nhất, phát huy địa vị làm chủ xã hội của người nông dân, giữ gìn bản
sắc văn hóa, truyền thống quê hương Kinh Bắc và của dân tộc.
Quan điểm nhất quán của Đảng ta trong phát triển kinh tế là thực hiện chính
sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước XHCN. Nhờ có đổi mới về kinh tế mà các thành phần kinh tế
trong nông nghiệp, nông thôn đã khẳng định vị trí, vai trò của mình đối với nền
kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có vai trò kinh tế của hộ nông dân. Từ đó tạo
ra sự chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng và xuất khẩu, tạo ra nguồn của cải lớn đóng góp vào sự phát triển
nhanh và bền vững của tỉnh, thông qua đó địa vị, vai trò của người nông dân
ngày càng được nâng cao, địa vị làm chủ xã hội của người nông dân ngày
càng được tăng cường.
Với bản sắc văn hóa, truyền thống ngàn đời của quê hương Kinh Bắc,
trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay nông dân Bắc Ninh đã và
đang phát huy truyền thống văn hóa của mình đóng góp vào sự phát triển chung
của của tỉnh. Trong cơ chế mới, người nông dân Bắc Ninh với ý chí vươn lên, bản



20
chất cần cù, đoàn kết, sáng tạo, hăng say lao động sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp, tạo ra một khối lượng của cải vật chất to lớn cho xã hội và làm thay đổi diện
mạo nông thôn trong tỉnh văn minh, tiến bộ. Điều đó sẽ không chỉ làm cho đời sống
vật chất, tinh thần nông dân được cải thiện mà còn là điều kiện vật chất trong giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống quê hương Kinh Bắc và của dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển, đời sống văn hóa lành mạnh,
dân cư nông thôn được sống trong bầu không khí dân chủ, công bằng cởi mở, đầm
đà tình làng nghĩa xóm, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng làng xã được phát
huy, môi trường văn hóa lành mạnh.
Thứ hai, khích lệ nhu cầu, động lực của nông dân phát triển toàn diện
nông nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện mục tiêu dân giầu, tỉnh mạnh góp
phần phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015.
Lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc
Ninh hiện nay được thể hiện, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được
nâng cao; thực hiện có hiệu quả, bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo; chú
trọng đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho nông dân; tạo điều kiện để
nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH, HĐH
đất nước. Thông qua các nội dung trên sẽ khích lệ nhu cầu, động lực của nông
dân phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng hiện đại, thực hiện mục tiêu
dân giầu, tỉnh mạnh và góp phần phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 theo như mục tiêu phấn đấu của Đảng
bộ và nhân dân trong tỉnh.
Trong cơ chế mới, nông dân Bắc Ninh dần dần xoá bỏ thói quen, an phận,
trông chờ, ỷ lại chuyển sang năng động, nhạy bén tìm hướng đi cho mình. Tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng
hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản
phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng giá trị



21
sản phẩm và lao động nông nghiệp trong tỉnh. Tăng cường việc ứng dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ và sản xuất, máy móc, thiết bị trong nông nghiệp
được nông dân đầu tư, các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
được áp dụng. Cùng với đó kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, cơ sở vật
chất kỹ thuật bảo đảm cho nông dân sản xuất, kinh doanh được đầu tư xây
dựng, hệ thống trường học, trạm y tế, bưu điện, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường
được đầu tư theo hướng hiện đại. Điều đó sẽ làm cho đời sống kinh tế - xã hội của
nông dân được cải thiện, nông dân sẽ đóng góp công, sức, trí tuệ của mình để phát
triển toàn diện nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại.
Thứ ba, củng cố khối liên minh giai cấp giữa công nhân với nông dân
và trí thức, xây dựng khối đoàn kết toàn dân nhằm chống lại âm mưu “diễn
biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Nông dân là lực lượng quan trọng trong khối liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Chính nông dân đã cung cấp một đội ngũ lao động trẻ, có trình độ
chính trị, văn hoá, kỹ thuật và sức khoẻ, kỷ luật bổ xung cho giai cấp công
nhân và đội ngũ trí thức nền tảng vững chắc cho chế độ xã hội mới. Vì vậy,
khi lợi ích nông dân được bảo đảm về vật chất và tinh thần trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, một mặt tạo môi trường gắn kết giai cấp
công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức. Mặt khác nâng cao chất lượng
liên minh giai cấp công nhân với nông nông dân và đội ngũ trí thức, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc lên một bước mới. Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ IX Đảng ta đã khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất
nước là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nhân với nông
dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể
và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế,
của toàn xã hội” [15, tr.86].



22
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi
cách để chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo
loạn lật đổ. Chúng tìm mọi cách khoét sâu mâu thuẫn về vấn đề dân tộc, tôn giáo,
lợi dụng những hạn chế, yếu kém của đất nước để chống phá Đảng và Nhà nước,
xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và những thành quả của
công cuộc đổi mới. Vì vậy, tập hợp, xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững
mạnh chống lại âm mưu diễn “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hiện nay có vai trò hết sức quan trọng.
Bản thân người nông dân là một nhân tố có vai trò quan trọng trong tăng
cường đoàn kết, giữ gìn ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố
vững chắc quốc phòng an ninh ở địa phương. Vì vậy, khi lợi ích của nông
dân được thực hiện sẽ vận động nông dân tham gia xây dựng HTCT ở cơ sở
trong sạch, vững mạnh có ý nghĩa to lớn ngăn ngừa được âm mưu phá hoại
của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm chia rẽ giữa nhân dân
với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực tế ở Bắc Ninh những
năm gần đây một số phần tử cực đoan trong các tổ chức tôn giáo đã có âm
mưu kích động giáo dân biểu tình gây mất ổn định chính trị - xã hội. Nhưng
do có sự phát hiện kịp thời của chính quyền địa phương, sự cảnh giác cách
mạng của người dân trong tỉnh nên đã vô hiêu hóa những âm mưu, thủ đoạn
đen tối của các thế lực thù địch.
Thứ tư, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, giải quyết các vấn đề xã hội
của nông dân, nông thôn, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giải thích, tất cả những
biểu hiện, hiện tượng tinh thần của xã hội bằng những biến động của đời sống
vật chất. Lợi ích tinh thần cũng vậy, thường xuyên chịu sự chi phối của lợi ích
vật chất. Vì vậy, khi lợi ích nông dân được thực hiện, tức là đời sống văn hóa
tinh thần cũng được nâng cao. Đối với Bắc Ninh hiện nay, thực hiện đường lối



23
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đời sống vật chất được nâng lên rõ rệt, kéo
theo đời sống văn hóa tinh thần của nông dân trong tỉnh cũng được cải thiện.
Các giá trị, truyền thống văn hoá được đề cao, các lễ hội truyền thống được phục
hồi, các di sản văn hoá vật chất được khôi phục và tôn tạo, những hoạt động
thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, trình độ dân trí, sự hiểu biết của nông
dân về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được nâng lên.
Lợi ích nông dân được thực hiện góp phần tích cực vào nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần, giải quyết các vấn đề xã hội của nông dân, nông thôn và
đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của Bắc Ninh
hiện nay. Nông dân tích cực xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hóa, xã văn
hoá, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, phòng, chống các tệ nạn xã
hội, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan trong nông thôn và nông dân. Bảo đảm an toàn
vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường nông thôn. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần, giải quyết các vấn đề xã hội của nông dân, nông thôn. Nông dân
tham gia góp tiền, công sức, trí tuệ vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới, họ tự
đầu tư, tăng thu nhập trong các hoạt động kinh tế gia đình; giữ gìn nếp sống văn hóa,
gọn nhà, sạch ngõ, đến việc đóng góp, tham gia vào các hoạt động chung của thôn,
xã qua đó đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh.
Thứ năm, xây dựng niềm tin của nông dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy
đảng, chính quyền địa phương, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước và bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, lợi ích
nông dân có vai trò to lớn là tác nhân kính thích tính tích cực của nông dân
tạo nên động lực to lớn trong cách mạng XHCN. Đúng như Đảng ta đã xác
định: “Chúng ta thấy rõ trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, động lực
mạnh mẽ nhất thúc đẩy hoạt động tích cực, sáng tạo của nhân dân lao động



24
vẫn là lợi ích thiết thân của họ” [13, tr.36]. Thực tế những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta nói chung các cấp chính quyền địa phương Bắc Ninh nói riêng
đặc biệt quan tâm đến lợi ích của nông dân điều đó được cụ thể hóa bằng các
chủ chương, chính sách, việc làm cụ thể, từ đó, đời sống xã hội nông thôn và
cuộc sống của người nông dân cả vật chất và tinh thần ngày càng phát triển.
Thông qua đó niềm tin của nông dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước được nâng
cao, họ đã tự nguyện tham gia các chủ chủ chương, chính sách, tích cực đóng
góp sức người, sức của để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Mục đích tốt đẹp của chế độ XHCN là mọi người dân được ấm no,
tự do, bình đẳng, hạnh phúc, nông dân có cuộc sống đầy đủ, trỏ thành
người làm chủ của xã hội. Thực tế đã chứng minh, trong sự nghiệp đổi
mới toàn diện đất nước theo định hướng CNXH do Đảng ta lãnh đạo tuy
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng bước đầu, còn có khó khăn, thách
thức, nhưng Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến nông dân, giúp đỡ, hỗ trợ
nông dân về mọi mặt. Người nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, những
người khó khăn cơ nhỡ, người có công cới các mạng, người già neo đơn…
được hỗ trợ về mọi mặt thông qua các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi
xã hội, điều này sẽ không có ở các nước tư bản chủ nghĩa. Thông qua
những việc làm cụ thể trên nông dân ngày càng có niềm tin của vào bản
chất chế độ XHCN mà chúng ta đang xây dựng.
1.2. Thực trạng lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay và nguyên nhân
của thực trạng đó
Đánh giá thực trạng thực hiện lợi ích nông dân trong CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay, là một nhiệm vụ quan trọng của
luận văn. Vấn đề đặt ta là đánh giá thực trạng phải bảo đảm khách quan, toàn



25
diện, lịch sử, cụ thể và phải bám sát vào biểu hiện lợi ích nông dân trong
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh để đánh giá cho đúng và
sát, là cơ sở để đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện lợi
ích của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới tốt hơn.
1.2.1. Những ưu điểm thực hiện lợi ích của nông dân trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
và nguyên nhân của ưu điểm đó
* Ưu điểm thực hiện lợi ích nông dân trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
Một là, nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về lợi ích
nông dân được nâng lên.
Kết quả điều tra có 87,50% ý kiến cho rằng thực hiện lợi ích nông dân
ở Bắc Ninh trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay có vai trò
quan trọng, trong đó 29,16% ý kiến được hỏi cho rằng là rất quan trọng. Như
vậy, nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về vai trò lợi ích nông
dân hiện nay khá cao và đồng đều. Điều đó thể hiện nông dân đã tham gia
thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tạo được nhiều việc
làm, có thêm thu nhập, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh.
Khi được hỏi nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về lợi
ích nông dân hiện nay, có 41,67% số người được hỏi cho rằng chăm lo lợi ích
nông dân là trách nhiệm của HTCT và của chính bản thân nông dân. Lợi ích
nông dân là một vấn đề khó, phức tạp, những kết quả điều tra, nghiên cứu
trên cho thấy nhận thức của cán bộ và nông dân ở Bắc Ninh về lợi ích nông
dân hiện nay khá tốt. Khi nhận thức đúng đắn về lợi ích nông dân thì nông dân
trong tỉnh sẽ tích cực thảo luận, bàn bạc, đề đạt, kiến nghị các ý kiến lên các cấp
ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cấp trên trong quá trình triển



×