Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA hệ THỐNG CHÍNH TRỊ cơ sở TỈNH GIA LAI TRONG đấu TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.21 KB, 67 trang )

94

“Diễn biến hịa bình” là chiến lược phản cách mạng của các thế lực thù
địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ, tiến hành trên tất cả các lĩnh vực nhằm chống
phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giới, thông qua các biện pháp
“phi vũ trang” là chủ yếu, với thủ đoạn rất đa dạng, vừa trắng trợn vừa tinh vi,
vừa công khai vừa lén lút để gây nên “tự diễn biến” từ từ, làm ruỗng mục từ
bên trong, dẫn đến sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và các nước không theo
Mỹ. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ở thập
niên 90 của thế kỷ XX có nguyên nhân quan trọng từ DBHB. Sau khi hệ
thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc càng thúc đẩy thực hiện
DBHB, coi đó là biện pháp hàng đầu để xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn
lại. Hiện nay, Việt Nam là một trọng điểm chống phá trong chiến lược
DBHB. Thực hiện DBHB ở nước ta, các thế lực thù địch tập trung vào các địa
bàn trọng điểm, những địa bàn cịn khó khăn về kinh tế, xã hội, đa dân tộc,
tôn giáo như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ...
Gia Lai là một tỉnh miền núi, biên giới, đa dân tộc, tôn giáo, nằm trên
một địa bàn có ý nghĩa chiến lược của đất nước, đặc biệt là về quốc phòng an ninh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ và nhân
dân Gia Lai đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay Gia Lai cịn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, sự
phức tạp về dân tộc, tơn giáo… Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch ráo
riết thực hiện DBHB để chống phá sự nghiệp cách mạng ở đây, các vụ bạo loạn
chính trị năm 2001, 2004 là những ví dụ điển hình.
Hệ thống chính trị về bản chất là hệ thống chun chính vơ sản của giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động, có hai chức năng cơ bản là tổ chức, quản lý, xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và sử dụng bạo lực cách mạng để trấn áp, cưỡng chế
sự chống đối của các thế lực thù địch, bảo vệ thành quả cách mạng và sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, đấu tranh chống DBHB của các thế lực thù



95

địch trên địa bàn là một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của HTCTCS tỉnh Gia
Lai, phản ánh sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của chun chính vơ sản.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ này, thời gian qua
HTCTCS tỉnh Gia Lai đã phát huy khá tốt vai trị của mình trong triển khai và
thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống DBHB, giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, quốc phịng - an ninh trên địa bàn, tạo bước phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên vẫn còn một số
địa phương trong tỉnh Gia Lai, vai trò của HTCTCS trong đấu tranh chống
DBHB còn mờ nhạt, hiệu quả đấu tranh còn thấp… Trước diễn biến của tình
hình trên và yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, đòi hỏi HTCTCS tỉnh Gia
Lai phải phát huy hơn nữa vai trị của mình trong đấu tranh chống DBHB của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Vì vậy, nghiên cứu phát huy vai trị của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh
Gia Lai trong đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” hiện nay là vấn đề có
ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
VAI TRỊ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỈNH GIA LAI
TRONG ĐẤU TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HỊA BÌNH”
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trị của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trong đấu
tranh chống “diễn biến hịa bình”
1.1.1. Quan niệm và đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai
* Quan niệm về hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai
Hệ thống chính trị là hiện tượng xã hội lịch sử chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định, đó là khi xã hội có sự phân chia giai cấp. HTCT là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội,
bao gồm nhà nước, các đảng chính trị hợp pháp, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, cùng mối quan hệ
giữa chúng với nhau, hợp thành cơ chế chính trị nhằm bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp
thống trị đối với tồn xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu HTCT tương ứng mang những nét

đặc trưng của nó. HTCT xã hội chủ nghĩa là một chỉnh thể bao gồm nhà nước chuyên chính vơ sản, đảng
cộng sản cùng các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó nhằm bảo
đảm quyền lực của nhân dân. HTCT xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp vô sản. V.I.Lênin cho rằng:
“Chủ nghĩa cộng sản địi hỏi trước hết phải có chính quyền Xơviết, một cơ cấu chính trị tạo khả năng cho
quần chúng bị áp bức nắm lấy tất cả mọi công việc” [20, tr. 37]. Ở nước ta, HTCT bao gồm các cấp độ khác


96

nhau, mỗi cấp độ có chức năng, nhiệm vụ của nó, nhưng đều nằm trong hệ thống chỉnh thể từ Trung ương
đến cơ sở.
Hệ thống chính trị cơ sở là một cấp trong chỉnh thể HTCT từ Trung ương đến cơ sở, mang đầy đủ những
đặc điểm chung của HTCT đang vận hành ở nước ta. Song, khi nói đến HTCTCS là nói đến hệ thống tổ chức, bộ
máy, nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể chính trị xã hội của quần chúng ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) [6, tr. 4]. HTCTCS có vai trị rất quan trọng trong việc tổ
chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường
đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của dân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư [10, tr. 83]. HTCTCS ở nước ta vận hành theo cơ chế “ Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, bảo đảm “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [11, tr. 19].

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở cửa ngõ phía Đơng - Bắc Tây
Ngun, có vị trí địa chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh chiến lược ở
miền Trung - Tây Nguyên và đất nước. Gia Lai được xem như là nóc nhà của
đồng bằng duyên hải Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, và Campuchia, với
phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía đơng giáp các
tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú n, phía tây giáp tỉnh Ratanakiri,
Campuchia, với 90 km đường biên giới.
Với tổng diện tích tự nhiên 15.536,92 km², có nhiều sơng suối lại vừa
có cao nguyên bazan rộng và bằng phẳng, kết hợp với những thung lũng giữa
các triền núi, thuận lợi cho phát triển thủy điện, kinh tế nông - lâm nghiệp;

đồng thời là giao điểm của nhiều tuyến quốc lộ quan trọng trong khu vực, do
vậy, Gia Lai có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội hết sức to lớn.
Gia Lai là một tỉnh đa dân tộc, tôn giáo và tốc độ tăng dân số nhanh,
nhất là sự gia tăng cơ học do di cư tự do. Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có 34
dân tộc anh em cùng sinh sống, với dân số khoảng hơn 1.302.000 người,
trong đó dân tộc Kinh chiếm 54,2%; các dân tộc thiểu số chiếm 45,8%, chủ
yếu là dân tộc Jrai và Bahnar (dân tộc Jrai chiếm 30,4%, dân tộc Bahnar
chiếm 12,4% và các dân tộc thiểu số khác chiếm 03%) [32, tr. 1]. Trình độ
dân trí của nhân dân Gia Lai nhìn chung cịn thấp (nhất là vùng đồng bào dân
tộc thiểu số) và phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại phổ biến. Trên địa bàn


97

Gia Lai hiện có 5 tơn giáo đang hoạt động là Công giáo, Phật giáo, Tin lành,
Cao đài và Baha’i. Là nơi gặp gỡ của nhiều luồng dân cư, nhiều dân tộc và
tôn giáo khác nhau đã tạo cho Gia Lai sự đa dạng, đặc sắc về văn hóa, nhưng
cũng đưa đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp, dễ bị các thế lực thù địch lợi
dụng, khai thác để thực hiện DBHB. Do vậy, nhiệm vụ của HTCTCS tỉnh Gia
Lai rất nặng nề, vừa phải lãnh đạo, tổ chức, quản lý quá trình phát triển kinh
tế - xã hội, vừa phải đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành
động chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn.
Từ quan niệm về HTCTCS, vận vào địa phương cụ thể là Gia Lai - với
những đặc điểm riêng của Tỉnh, có thể quan niệm: Hệ thống chính trị cơ sở
tỉnh Gia Lai là hệ thống chính trị được tổ chức ở cấp xã, phường, thị trấn
(gọi chung là cấp xã) của Tỉnh; được cấu thành bởi các thành tố: tổ chức
đảng, chính quyền (hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân), Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã và mối quan hệ hữu cơ giữa các thành
tố ấy; hoạt động theo cơ chế đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân
các dân tộc Gia Lai làm chủ, hợp thành chỉnh thể lãnh đạo, quản lý và tổ

chức quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở địa phương.
Cấu trúc HTCTCS tỉnh Gia Lai bao gồm tổ chức cơ sở đảng, chính
quyền (hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân), Mặt trận Tổ quốc và các đồn
thể chính trị - xã hội. HTCTCS là một chỉnh thể các thiết chế gắn liền với hệ
thống các quan hệ, các lớp quan hệ giữa tổ chức và con người. Vì vậy, các tổ
chức của HTCTCS khơng chỉ có mối quan hệ với nhau mà cịn có mối quan
hệ giữa nó với các bộ phận khác theo chiều dọc và chiều ngang, trong đó có
các mối quan hệ, tác động qua lại với các cấp của HTCT chung và quan hệ
chặt chẽ với tổ chức đảng, đồn thể và cộng đồng tự quản ở thơn, làng, buôn,
khu phố và các tầng lớp dân cư.
Trong HTCTCS tỉnh Gia Lai, “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là
hạt nhân chính trị ở cơ sở” [12, tr. 35], là “gốc rễ của Đảng” trực tiếp lãnh đạo HTCTCS. Các tổ chức cơ sở


98

đảng thực hiện sự lãnh đạo bằng việc đề ra chủ trương, nghị quyết; thông qua tổ chức và cán bộ; bằng việc
kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và đề cao tính kỷ luật tự giác…

Chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm
vi địa giới hành chính. Chính quyền cơ sở tỉnh Gia Lai là người đại diện cho
ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của nhân dân các dân tộc anh em trên
địa bàn; thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, trên cơ sở
Hiến pháp, pháp luật, dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; phản ánh bản
chất của chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ [26, tr. 323].
Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở là cơ sở
chính trị của chính quyền nhân dân. Các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội ở
cơ sở có vai trị đồn kết nhân dân, chăm lo lợi ích của các thành viên, thực
thi quyền và nghĩa vụ của công dân, thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà

nước và nhân dân. Theo V.I.Lênin, vai trò của các đoàn thể là đảm bảo “thu
hút toàn thể những người lao động, không trừ một ai, tham gia việc quản lý
nhà nước” [18, tr. 67].
Chức năng cơ bản của HTCTCS tỉnh Gia Lai là phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
quyền lực thuộc về nhân dân địa phương, trấn áp mọi âm mưu, thủ đoạn
chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn. Vận hành theo nguyên tắc:
tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân các dân tộc
anh em trên địa bàn làm chủ, HTCTCS tỉnh Gia Lai có vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân địa phương thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
của HTCT cấp trên, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã
hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
* Đặc điểm hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai
Nằm trong chỉnh thể HTCT từ Trung ương đến cơ sở đang vận hành ở nước ta, những đặc điểm của
HTCTCS tỉnh Gia Lai vừa phản ánh đặc điểm chung của HTCTCS trong cả nước, vừa phản ánh những nét đặc thù


99

của HTCTCS ở một tỉnh biên giới, miền núi, đa dân tộc, tôn giáo, vừa phản ánh những nét riêng của Gia Lai.
Những đặc điểm đó là:

Một là, hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai là cấp thấp nhất, gần dân
nhất; đội ngũ cán bộ có nhiều thành phần dân tộc, nhưng trình độ, chất
lượng khơng đồng đều giữa các dân tộc.
Đặc điểm này được xét theo khía cạnh quan hệ thứ bậc mang tính pháp lý
của chỉnh thể HTCT đang vận hành ở nước ta hiện nay. Cấp xã, phường, thị trấn
là đơn vị hành chính thấp nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp ở nước ta, là
cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc
thì mọi cơng việc đều xong xuôi” [23, tr. 371]. Đồng thời, do tổ chức và hoạt
động trên địa bàn cơ sở rộng, phức tạp và có sự tách biệt rõ rệt giữa địa bàn
này với địa bàn khác nên tính độc lập trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của
HTCTCS tỉnh Gia Lai thường cao hơn so với HTCTCS các tỉnh vùng đồng
bằng, duyên hải.
Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai khơng phải là cấp hoạch định
đường lối mà là cấp chấp hành, trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, Nhà nước và của HTCT cấp trên cơ sở; là cầu nối giữa nhân
dân địa phương với Đảng và Nhà nước. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ ở
địa phương cơ sở là thước đo sự đúng đắn của đường lối, chủ trương, chính
sách, nghị quyết của HTCT cấp trên. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý, tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ của HTCTCS là thực tiễn sinh động mà Đảng,
Nhà nước có thể tổng kết thành những bài học kinh nghiệm quan trọng, bổ
sung cho đường lối, chính sách, pháp luật ngày càng hồn thiện hơn, phản
ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Chính điều này đã tạo nên
những thuận lợi trong nắm dân, nắm địa bàn, đồng thời cũng dễ gây ra tính
thụ động, trông chờ, ỷ lại cấp trên ở HTCTCS, làm ảnh hưởng đến hiệu quả
thực hiện vai trị của nó trong thực hiện các nhiệm vụ.
Đội ngũ cán bộ trong HTCTCS tỉnh Gia Lai chủ yếu là cán bộ tại chỗ, có cơ cấu khơng thuần nhất về thành
phần dân tộc, tôn giáo và cả thành phần xuất thân. Đội ngũ cán bộ trong HTCTCS tỉnh Gia Lai hiện nay thuộc nhiều


100

thành phần dân tộc khác nhau, song tỉ lệ cán bộ giữ chức vụ chủ tịch ủy ban nhân dân và phó chủ tịch ủy ban nhân
dân là người dân tộc thiểu số chưa tương xứng so với tỉ lệ dân số của các các dân tộc trên địa bàn, phần lớn do các
đồng chí cán bộ người Kinh đảm nhiệm. Sự đa dạng về thành phần dân tộc trong đội ngũ cán bộ của HTCTCS tỉnh
Gia Lai tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng sự đồng thuận xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa
phương, làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch.


Trình độ văn hóa, lý luận chính trị, chun môn nghiệp vụ của đội ngũ
cán bộ trong HTCTCS tỉnh Gia Lai cịn thấp, chất lượng khơng đồng đều,
nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Nhìn chung, chất lượng cán bộ là
người dân tộc thiểu số trong HTCTCS tỉnh Gia Lai khá thấp so với yêu cầu
nhiệm vụ đặt ra. Do đó, trong cơng tác họ xử lý cơng việc vẫn theo cảm tính
và thói quen là chính. Chính sự yếu kém này dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của HTCTCS chưa cao, và là một trong những vấn đề dễ bị các thế lực
thù địch lợi dụng chống phá.
Đội ngũ cán bộ trong HTCTCS tỉnh Gia Lai mang tính biến động cao.
Khác với cấp trên cơ sở, đội ngũ cán bộ trong HTCTCS do nhân dân địa
phương trực tiếp bầu lên thông qua bầu cử. Nếu được dân bầu thì trở thành
cán bộ; khi khơng được bầu lại, thì họ trở lại làm cơng dân bình thường. Đây
là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc họ ít được chun mơn hóa, ít được đào
tạo cơ bản và còn nặng tâm lý ngại học tập lý luận và chun mơn nghiệp vụ.
Tính biến động này phần nào đã tạo ra cơ hội cho các thế lực thù địch kích
động chia rẽ nội bộ, lơi kéo cán bộ cơ sở về phía chúng.
Hai là, hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai có nhiệm vụ rất nặng nề,
vừa tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh - quốc
phòng, vừa giải quyết những vấn đề dân tộc, tôn giáo phức tạp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Miền núi có một địa vị cực kỳ quan
trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của cả nước ta” [26, tr. 608], do vậy
HTCT ở địa bàn miền núi ln có nhiệm vụ rất nặng nề so với các địa phương
khác. HTCTCS tỉnh Gia Lai không chỉ trực tiếp lãnh đạo và tổ chức cho nhân
dân địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mà cịn phải giữ vững ổn
định chính trị - xã hội, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh


101


nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề dân tộc, tôn giáo phức tạp trên địa bàn. Đây
là nhiệm vụ rất nặng nề so với thực lực của HTCTCS tỉnh Gia Lai. Bởi lẽ,
điều kiện kinh tế, xã hội của Gia Lai hiện nay cịn rất nhiều khó khăn; có
nhiều xã địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp, hiểm trở, giao
thông nông thôn, thông tin liên lạc kém phát triển…; nhiều xã đặc biệt khó
khăn, nhiều thơn, làng, buôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số… Với đặc điểm địa bàn rộng, phức tạp, cùng với vị trí xa các trung tâm
kinh tế lớn của đất nước, làm cho khả năng thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội ở Gia Lai có những hạn chế, do vậy việc thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân của
HTCTCS tỉnh Gia Lai gặp nhiều khó khăn.
Cấp xã ở Gia Lai là nơi tập trung đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số, lại
chịu ảnh hưởng sâu sắc của tín ngưỡng truyền thống và tín ngưỡng tơn giáo;
hoạt động tơn giáo đa dạng và ngày càng phức tạp với nhiều tôn giáo và các tổ
chức tà đạo; quan hệ dân tộc vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn, bức xúc, nhất là
giữa đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh. Sự phức tạp trong quan hệ dân
tộc, tôn giáo ở Gia Lai đang bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách
mạng nước ta. Những yếu tố này đòi hỏi HTCTCS tỉnh Gia Lai phải quan tâm
giải quyết có hiệu quả các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở địa phương, để tạo sự đồng
thuận xã hội, phát huy có hiệu quả sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.
Ba là, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai
thường xuyên chịu sự chống phá quyết liệt của các phần tử phản động, thù
địch trên địa bàn và kẻ thù từ bên ngồi.
Là một tỉnh có vị trí chiến lược về quốc phịng - an ninh của đất nước,
vì vậy q trình tổ chức và hoạt động của HTCTCS tỉnh Gia Lai luôn bị các
thế lực thù địch chống phá quyết liệt. Trước hết, chúng tập trung phá hoại các
tổ chức trong HTCTCS, thông qua việc cài cắm lực lượng vào các tổ chức đó;
thành lập khung chính quyền ngầm để lôi kéo, tranh dân và ngăn không cho



102

nhân dân tham gia các đoàn thể ở địa phương, cắt đứt mối liên hệ giữa nhân
dân với hệ thống chính trị cơ sở.
Bên cạnh đó, chúng tập trung mua chuộc, lôi kéo, o ép đội ngũ cán bộ cơ
sở, nhất là đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, nhằm làm biến chất cán bộ,
tạo ra quá trình “tự diễn biến” từ bên trong. “Địch cũng rất chú ý đến tình hình
tham nhũng, tiêu cực, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, sự bàng quan, nhẹ dạ,
mất cảnh giác của một bộ phận cán bộ, đảng viên, xem đó là “đồng minh tự
nhiên” của chúng trong việc phá hoại hệ thống chính trị cơ sở” [27, tr. 44]. Mặt
khác, chúng ra sức tác động bằng nhiều thủ đoạn gây hoang mang trong dư luận,
làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với HTCTCS, chia rẽ nhân dân với
Đảng và Nhà nước… Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI cảnh báo: “các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu và hoạt
động “diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường
hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa
Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng” [13, tr. 24].
Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai hoạt động thực hiện nhiệm vụ
trong điều kiện các thế lực thù địch chống phá rất mạnh mẽ, quyết liệt, nhất là
Fulro và Tin lành Đêga. Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với
HTCTCS tỉnh Gia Lai có sự chỉ đạo, hỗ trợ từ bên ngoài, gắn chặt vấn đề dân
tộc với tôn giáo. Thông qua các hoạt động tuyên truyền ngầm, chúng lôi kéo,
ngăn cản, đe dọa và chia rẽ nhân dân với chính quyền; xúi giục đồng bào dân tộc
thiểu số bỏ sản xuất, rời làng vào rừng, vượt biên trái phép gây khó khăn cho
cơng tác quản lý của chính quyền cơ sở. Đồng thời, chúng tìm cách ngăn cản
đồng bào tham gia các tổ chức quần chúng, nhằm vơ hiệu hóa hoạt động của
chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở; ngăn cản và làm cho việc thực
hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương không đạt hiệu quả như
mong muốn.
1.1.2. Âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên địa bàn Gia

Lai


103

Thực hiện DBHB, âm mưu xuyên suốt của các thế lực thù địch là tìm
mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, xóa bỏ vai trị lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận những thành quả cách mạng của nhân
dân ta, thủ tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nhấn mạnh: “Hoạt động “diễn
biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch sẽ gia tăng. Các thế lực
phản động tiếp tục sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào nội
bộ nước ta” [5, tr. 43-44]. Tại Gia Lai, mục tiêu lâu dài của chúng là kích động
tư tưởng ly khai; phát triển Tin lành Đêga làm cơ sở chính trị hịng tách Tây
Nguyên ra khỏi nước ta để thành lập cái gọi là “Nhà nước Đêga độc lập”. Trước
mắt, chúng tập trung gây bất ổn định xã hội, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, tranh giành dân, từng bước vơ hiệu hóa chính quyền cơ sở.
Thủ đoạn và phương thức chống phá của các thế lực trên địa bàn Gia
Lai thể hiện toàn diện trên các mặt tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
và quốc phòng - an ninh; được thực hiện với sự chỉ đạo bởi các thế lực phản
động bên ngoài và hành động chống phá của bọn phản động bên trong. Qua
thực tiễn nhận thấy một số thủ đoạn phổ biến mà các thế lực thù địch thường sử
dụng để tiến hành DBHB trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:
Một là, có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động chống phá của bọn phản động
bên trong với sự hỗ trợ và chỉ đạo của các thế lực thù địch bên ngoài.
Tiến hành DBHB ở Gia Lai, bọn phản động trong nước có sự hậu thuẫn,
hỗ trợ, chỉ đạo về mọi mặt từ các thế lực bên ngoài, do Mỹ cầm đầu. Các thế
lực thù địch bên ngồi ln theo sát và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động chống
phá của bọn Fulro, Tin lành Đêga trên địa bàn Gia Lai, tìm cách tạo ra ngun
cớ để có thể nhảy vào can thiệp và quốc tế hóa các vấn đề nhạy cảm về dân tộc,

tơn giáo, biểu tình, an ninh chính trị. Để hỗ trợ cho bọn phản động Fulro ở Gia
Lai hoạt động, lơi kéo nhân dân, kích động biểu tình, gây rối, bạo loạn và các
hoạt động chống phá khác, bọn phản động, thù địch bên ngoài đã tổ chức
qun góp, cung cấp tài chính rồi tìm cách chuyển vào trong nước.


104

Thông qua các phương tiện thông tin liên lạc: điện thoại, fax, internet,
các đài phát thanh tiếng Việt ở nước ngoài như Đài phát thanh Nhà nước
Đêga đặt tại Mỹ, Đài châu Á tự do (RFA), Đài Chân trời mới (VOA), Đài
BBC… các thế lực thù địch bên ngoài đã cung cấp tài liệu, phương tiện tuyên
truyền cho bọn phản động trong nước; đồng thời chúng tăng cường phát tán
tài liệu, trả lời phỏng vấn với nội dung vu cáo ta đàn áp tôn giáo, vi phạm
nhân quyền, tự do, dân chủ, đàn áp những người bất đồng chính kiến, xun
tạc tình hình mọi mặt ở Tây Ngun nói chung và Gia Lai nói riêng. Thực tế
“sau khi xảy ra vụ biểu tình, bạo loạn đầu tháng 02 năm 2001, các hãng thơng
tấn, báo chí nước ngồi và các tổ chức quốc tế liên tục đến Gia Lai nắm tình
hình. Một số đối tượng đã lợi dụng sơ hở trong quản lý của ta để tiếp xúc, gặp
gỡ các đối tượng cầm đầu, cốt cán Tin lành Đêga, số bất mãn, cơ hội để đưa
tin vu cáo ta vi phạm dân chủ, đàn áp tôn giáo, dân tộc” [29, tr. 2].
Thứ hai, chúng triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc và tơn giáo, những
khó khăn, thiếu sót của ta để kích động ly khai, chia rẽ dân tộc, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Âm mưu xuyên suốt, cơ bản của các thế lực thù địch trong việc lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Ngun nói chung và Gia Lai nói riêng là
khơng thay đổi. Chúng ln tìm mọi cách để chia rẽ, kích động thù hằn dân
tộc, tơn giáo; lơi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số, giáo dân để thực
hiện âm mưu DBHB, tạo ngòi nổ cho việc quốc tế hóa vấn đề dân tộc, tơn
giáo, nhằm nhảy vào can thiệp ở Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng.

Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chúng ta trong thực hiện chính
sách dân tộc, chúng triệt để khai thác những hạn chế trong nhận thức, những
khó khăn trong đời sống và tình trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu
số để tiến hành DBHB, nhằm tạo ra sự mất đoàn kết, mâu thuẫn, xung đột
giữa các dân tộc thiểu số, giữa dân tộc thiểu số với người Kinh; làm xói mịn
niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước; làm giảm hiệu lực quản lý của
Nhà nước ở cơ sở, tạo sự bất bình trong các tầng lớp nhân dân với chính


105

quyền. Để tăng thêm tính khu biệt Kinh - Thượng và thúc đẩy tư tưởng ly khai,
bài Kinh phát triển, chúng tuyên truyền kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi,
gieo rắc quan điểm về “quyền dân tộc tự trị”, về một nhà nước riêng của người
Thượng - “Nhà nước Đêga”. Đồng thời, thơng qua các tổ chức phi chính phủ
(NGO) để triển khai các chương trình, dự án ở Gia Lai, nhằm tranh giành dân
với HTCTCS, lôi kéo đồng bào các dân tộc thiểu số đứng về phía chúng.
Trong những năm qua trên địa bàn Gia Lai, các thế lực thù địch đẩy
mạnh phát triển Tin lành Đêga để làm cơ sở chính trị - quốc giáo cho cái gọi
là “Nhà nước Đêga độc lập”; cơng kích, hạ uy tín của chức sắc và những
người khơng theo Tin lành Đêga. Chúng lợi dụng thần quyền, giáo lý để trực
tiếp tác động vào quần chúng dưới dạng tín ngưỡng tơn giáo, tâm linh, nhằm
kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc, tư tưởng hướng ngoại. Bên
cạnh đó, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng tơn giáo của Đảng và Nhà nước
ta, nhiều phần tử phản động núp dưới danh nghĩa truyền giáo để lôi kéo đồng
bào dân tộc theo Tin lành Đêga; xuyên tạc chính sách dân tộc, tơn giáo của
Đảng, Nhà nước ta; kích động giáo dân là người dân tộc thiểu số thiếu hiểu
biết gây bạo loạn. Gần đây chúng còn cổ vũ, hỗ trợ cho một số tà đạo trên địa
bàn như “Hà Mòn”, “Bơ Khăp Brâu”, “Cây Thập giá Chúa Giêsu Christ” hoạt
động ở nhiều địa phương trong Tỉnh. Đặc điểm này đòi hỏi HTCTCS tỉnh Gia

Lai phải hết sức tỉnh táo, thận trọng, khéo léo và kiên quyết trong xử lý, bảo
đảm “khơng để hình thành các tổ chức phản động bên trong; không để các thế
lực thù địch và bọn phản động Fulro lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền,
dân tộc, tơn giáo kích động lơi kéo nhân dân tụ tập đông người phá rối an ninh,
bạo loạn chính trị” [9, tr. 72].
Thứ ba, chúng lơi kéo nhân dân, mua chuộc cán bộ, chuẩn bị lực lượng
nòng cốt xây dựng khung chính quyền ngầm ở một số địa phương.
Để chặt đứt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước ta với quần chúng nhân
dân, các thế lực thù địch trên địa bàn Gia Lai ráo riết tiến hành các hoại động
lôi kéo, tranh giành dân với HTCTCS, đối tượng thâm nhập, chuyển hóa chủ


106

yếu của địch là đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm chuẩn bị lực lượng cho các
hoạt động gây rối, bạo loạn, cho việc thành lập chính quyền ngầm của “Nhà
nước Đêga”. Núp bóng dưới danh nghĩa hoạt động từ thiện, thăm thân, truyền
đạo, tìm hiểu việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở địa phương, nghiên
cứu bảo tồn văn hóa... các phần tử phản động đang hướng vào địa bàn cơ sở
để lôi kéo quần chúng tham gia các hoạt động bất hợp pháp, dần dần chuyển
hóa họ ngả về phía chúng. Đáng chú ý là chúng đã lôi kéo, mua chuộc được
một số cán bộ, đảng viên ở cơ sở tham gia các hoạt động biểu tình, rời bỏ
bn làng trốn qua biên giới... Những năm qua cuộc đấu tranh giành giật quần
chúng diễn ra rất quyết liệt trên địa bàn cơ sở tỉnh Gia Lai, mà có thời điểm,
vì những lý do khách quan và chủ quan, HTCTCS chưa thực sự giành quyền
chủ động, dẫn đến một bộ phận quần chúng bị lừa gạt, lôi kéo vào các hoạt
động phi pháp phục vụ cho âm mưu DBHB của địch.
Thời gian qua, thông qua Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn
(UNHCR), các thế lực phản động bên ngoài xúc tiến việc lập trại tỵ nạn ở
Mondulkiri và Ratanakiri để móc nối, đưa đón người dân tộc thiểu số vượt

biên sang Campuchia. Song song với đó, chúng tập trung phục hồi hoạt động
của các tổ chức Fulro và Tin lành Đêga, củng cố bộ khung chính quyền ngầm
ở làng, xã đã bị ta bóc gỡ; củng cố tinh thần cho các đối tượng bên trong; lừa
mị, lập danh sách một số đối tượng xấu được ta giáo dục tha về, hoặc gia đình
khó khăn gửi sang Mỹ để hỗ trợ tiền; lừa bịp đưa thanh niên người dân tộc
thiểu số có trình độ văn hóa 12 qua Mỹ đào tạo và phong hàm sỹ quan để làm
lực lượng nòng cốt cho cái gọi là “Nhà nước Đêga”.
Thứ tư, “diễn biến hịa bình” ở Gia Lai gắn chặt với hoạt động bạo
loạn lật đổ, mang tính chất bạo động.
Nét đặc trưng trong hoạt động DBHB của các thế lực thù địch ở Gia
Lai là gắn chặt DBHB với bạo loạn lật đổ, mang tính chất bạo động. Sau khi
cố gắng tạo nền tảng xã hội và cơ sở chính trị, các thế lực thù địch tiến tới lợi
dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo để kích động, tổ chức quần chúng gây rối, bạo
động chính trị, đòi thành lập “Nhà nước Đêga tự trị”, đòi “trả Tây Nguyên


107

cho người Thượng”. Triệt để lợi dụng một số vấn đề về an ninh nơng thơn,
chúng kích động, thổi phồng thành an ninh chính trị để thúc đẩy các hoạt
động biểu tình, bạo loạn. Thực tế trong các vụ gây rối, biểu tình, bạo loạn ở
Gia Lai thời gian qua, các thế lực thù địch cịn kích động người dân tộc thiểu
số bài xích người Kinh, nhằm khoét sâu mâu thuẫn dân tộc, tiến tới “quốc tế
hóa” tình hình Tây Nguyên để dễ bề can thiệp vào nội bộ ta, điều này đã biểu
lộ sắc màu của chủ nghĩa bạo động, khủng bố ở đây.
Lực lượng chủ yếu tiến hành các hoạt động DBHB, bạo loạn lật đổ trên
địa bàn Gia Lai hiện nay là bọn Fulro; một bộ phận thanh niên người dân tộc
thiểu số và giáo dân nhẹ dạ, cả tin, cực đoan; lực lượng nguỵ quân, nguỵ
quyền đang định cư trên địa bàn Tỉnh và bọn phản động nước ngồi… chờ cơ
hội để cướp chính quyền cách mạng. Điều đó cho thấy rõ kích động bạo loạn

lật đổ từ bên trong kết hợp với sự ủng hộ mạnh mẽ và chỉ đạo trực tiếp từ bên
ngoài, sẵn sàng can thiệp vào nội bộ ta là hướng ưu tiên trong chiến lược
DBHB của địch đối với Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.
1.1.3. Vai trị và những nhân tố bảo đảm phát huy vai trò của hệ
thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống “diễn biến hịa
bình”
* Vai trị của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống “diễn biến hịa bình”

Chống DBHB là một nhiệm vụ của HTCTCS tỉnh Gia Lai. Trong cuộc
đấu tranh này, vai trị của HTCTCS tỉnh Gia Lai được biểu hiện thơng qua chức
năng, nhiệm vụ mà nó thực hiện, cốt lõi là thực thi chức năng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng địa phương vững mạnh và trấn áp các lực lượng
phản động thù địch trên địa bàn. Cụ thể, vai trò của HTCTCS tỉnh Gia Lai trong
đấu tranh chống DBHB được biểu hiện ở một số nội dung như:
Một là, hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trực tiếp lãnh đạo, tổ chức
đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” trên địa bàn.
“Diễn biến hịa bình” được các thế lực thù địch tiến hành đầu tiên và
coi trọng ở cơ sở, nơi dân cư sinh sống và là nơi HTCT của ta mỏng nhất,


108

hiệu quả hoạt động còn thấp. Hơn nữa, trong tổ chức và hoạt động của khu
vực phòng thủ tỉnh, huyện, cấp xã, phường, thị trấn có vai trị rất quan trọng,
là “nền tảng để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc” [7, tr. 6]. Do vậy,
lãnh đạo và tổ chức thực tiễn đấu tranh chống DBHB trên địa bàn là một
nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của HTCTCS nói chung, HTCTCS tỉnh Gia
Lai nói riêng; thể hiện rõ chức năng chun chính vơ sản, “là nguồn sức
mạnh, là điều kiện đảm bảo cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ
nghĩa cộng sản” [19, tr. 16].

Vai trò này được thể hiện trước hết ở việc phát hiện kịp thời, nắm chắc
âm mưu, thủ đoạn, tổ chức, lực lượng, tình hình hoạt động của các thế lực thù
địch trên địa bàn, thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng trong
HTCTCS và thông tin từ nhân dân địa phương, từ đó có biện pháp chủ động
đấu tranh có hiệu quả. Nắm chắc tình hình địa phương, những nhân tố có thể bị
địch lợi dụng để tiến hành DBHB; kịp thời đấu tranh chống DBHB bằng các
phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là tuyên truyền trên hệ thống đài truyền
thanh xã, phường; tuyên truyền miệng qua đội ngũ cán bộ, báo cáo viên cơ sở;
các loại băng hình trực quan. Xây dựng và triển khai các biện pháp kiểm tra,
ngăn chặn, hạn chế thấp nhất những hoạt động tuyên truyền, phát tán tài liệu
phản động, cũng như việc móc nối, thu thập tin tức để chống phá ta của các phần
tử phản động, bọn cơ hội chính trị, bất mãn, chống đối trên địa bàn.
Ngoài ra, HTCTCS tỉnh Gia Lai còn trực tiếp quán triệt và tổ chức thực
hiện mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chống DBHB, khơng để bất ngờ trong mọi
tình huống. HTCTCS tỉnh Gia Lai là lực lượng trực tiếp tuyên truyền, giáo dục
và tổ chức quần chúng đấu tranh vơ hiệu hóa, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của
địch trên địa bàn; qua đó góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn DBHB của
các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam.
Vai trò của HTCTCS tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống DBHB trên
địa bàn còn được thể hiện ở công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về đường lối,


109

chính sách của Đảng, Nhà nước ta; về âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế
lực thù địch trên địa bàn, vạch trần tính chất phản động của bọn Fulro; giáo
dục tinh thần yêu nước, yêu quê hương, xây dựng lối sống văn hóa lành
mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; không mơ hồ, mắc mưu
kẻ thù. Chú trọng “trước hết là đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao bản lĩnh

chính trị cho các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể và cán bộ, đảng viên ở
các xã, buôn, làng” [3, tr. 15].
Hai là, hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương vững mạnh - yếu tố cơ bản
quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” ở cơ sở.
Xây dựng và phát triển địa phương vững mạnh về kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ trung tâm của HTCTCS, phản ảnh
chức năng cơ bản của chun chính vơ sản - cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội xã
hội chủ nghĩa, bảo đảm cho địa phương phát triển bền vững, tạo ra sức mạnh nội
sinh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù. Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta xác định: “Bảo đảm sự gắn kết giữa
nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển
văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội” [14, tr. 213]. Do vậy, để đấu tranh chống
DBHB có hiệu quả, HTCTCS tỉnh Gia Lai phải chú trọng phát triển kinh tế - xã
hội, gắn chặt với xây dựng và củng cố HTCT vững mạnh, trước hết là ở cơ sở,
thực sự gắn với dân, tăng cường thế trận quốc phòng tồn dân, an ninh nhân dân,
thế trận lịng dân [1, tr. 3].
Phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vừa là mục tiêu và cũng là biện pháp
đấu tranh có hiệu quả làm thất bại DBHB của các thế lực thù địch. Mặc dù là
tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay trình độ phát
triển mọi mặt của nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai nhìn chung cịn thấp,
nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Là cấp


110

gần dân nhất, vì vậy HTCTCS tỉnh Gia Lai phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, từng bước nâng cao đời sống
nhân dân, giảm dần sự khác biệt về mọi mặt giữa các bộ phận dân cư, góp phần

loại bỏ những yếu tố mà địch có thể lợi dụng để chống phá. Thực hiện tốt vai
trò này, nhân dân sẽ thấy được sự quan tâm thực sự của Đảng, Nhà nước,
những lợi ích thiết thực do cách mạng mang lại, và qua đó họ cũng nhận thức
được âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, nhất là của bọn Fulro. Đảng ta đã chỉ rõ:
“Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển tồn diện văn hóa, phát triển tồn
diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội… Phát triển
kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, coi đây là tiền
đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững” [14, tr. 178 - 179].
Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc anh
em; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
được tiến hành đầu tiên và trực tiếp ở cơ sở. Do vậy, bên cạnh nhiệm vụ trung
tâm là phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao
đời sống mọi mặt của nhân dân, vấn đề giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc anh em, “làm cho văn hóa
gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng
tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” [15, tr. 75 76], đủ sức đề kháng, làm thất bại mưu đồ xâm lăng văn hóa của các thế lực
thù địch trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng.
Ngồi ra, HTCTCS tỉnh Gia Lai có vai trị trực tiếp lãnh đạo, tổ chức xây
dựng địa phương vững mạnh về quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định xã hội,
làm tốt công tác quân sự, quốc phòng, xây dựng thế trận an ninh nhân dân và quốc
phịng tồn dân ở địa phương vững mạnh, vận động và tổ chức cho nhân dân tham
gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu phá hoại của kẻ thù, hồn thành chức năng của chun chính vô sản ở cơ
sở - “tăng cường sức mạnh quốc phịng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, sẵn


111

sàng đánh thắng mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong bất kể tình huống nào” [31, tr. 175].

Ba là, hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai có trách nhiệm quan hệ và
phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong cuộc đấu tranh chống “diễn
biến hịa bình” ở cơ sở.
Đảng ta xác định: “Đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” là nhiệm vụ cấp
bách, hàng đầu hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để bảo vệ vững
chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” và phải “phát huy sức mạnh tổng hợp của đất
nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ
thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh chống “diễn biến hịa
bình” [34, tr. 111 - 114]. Vì thế, trong cuộc đấu tranh chống DBHB trên địa
bàn cơ sở tỉnh Gia Lai, HTCTCS, với vai trò chủ thể trực tiếp, có trách nhiệm
quan hệ và phối hợp chặt chẽ, thống nhất với các lực lượng khác để tạo ra sức
mạnh tổng hợp đảm bảo giành được thắng lợi.
Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ
của HTCT cấp trên, trước hết và trực tiếp là HTCT cấp huyện trong cuộc đấu
tranh chống DBHB. Thông qua mối quan hệ này, HTCTCS sẽ kịp thời nhận được
sự lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp trên về mục tiêu, phương thức đấu tranh; được cung cấp
thơng tin về tình hình hoạt động của các thế lực thù địch; được hỗ trợ về lực lượng,
phương tiện phục vụ cho đấu tranh chống DBHB. Đồng thời, HTCTCS kịp thời
báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo từ HTCT cấp trên trong quá trình thực hiện trách nhiệm
của mình trong đấu tranh chống DBHB. Điều này làm cho HTCTCS vừa phát huy
được tính năng động chủ quan của mình, vừa tranh thủ được các điều kiện từ
HTCT cấp trên để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống DBHB ở địa phương.
Sự phối hợp giữa HTCTCS với HTCT cấp trên và các lực lượng khác,
đặc biệt là với lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn được thực hiện dựa
trên những nguyên tắc và quy định của pháp luật, đặt dưới sự lãnh đạo thống
nhất của cấp uỷ đảng và sự điều hành của chính quyền địa phương, đảm bảo cho
các lực lượng luôn sẵn sàng, hành động kịp thời, hiệu quả.


112


Cuộc đấu tranh chống DBHB ở Gia Lai, đặc biệt là ở các địa bàn xung
yếu, nơi xảy ra các vụ bạo loạn, tình huống chính trị phức tạp địi hỏi mọi tổ
chức, mọi lực lượng công tác, đứng chân trên địa bàn phải vào cuộc rất khẩn
trương, khi đó càng cần phải phối hợp chặt chẽ để tránh các hiện tượng hoặc
là chồng chéo hoặc là bỏ sót mặt nào, công việc nào; đồng thời tạo ra sự đồng
bộ, thống nhất và sức mạnh cần thiết hỗ trợ cho HTCTCS nhanh chóng ổn định
tình hình mọi mặt của địa phương. Với tư cách là lực lượng trực tiếp tổ chức
đấu tranh chống DBHB ở địa phương cơ sở, phối hợp với các lực lượng khác là
trách nhiệm của HTCTCS tỉnh Gia Lai.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống DBHB ở địa phương,
giữa HTCTCS tỉnh Gia Lai với HTCT cấp trên và các tổ chức, lực lượng, đặc
biệt là lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn phải chủ động và tăng
cường phối hợp với nhau. Thơng qua đó, HTCTCS thực hiện sự lãnh đạo, chỉ
đạo của HTCT cấp trên, tranh thủ các điều kiện để xây dựng các tổ chức vững
mạnh, nâng cao năng lực vận động, tập hợp quần chúng, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh ở địa phương; nắm chắc địa bàn và xử
lý hài hòa các vấn đề nảy sinh, triệt tiêu những vấn đề địch có thể lợi dụng để
tiến hành DBHB, qua đó đấu tranh chống DBHB hiệu quả hơn.
* Những nhân tố bảo đảm phát huy vai trị của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trong đấu
tranh chống “diễn biến hịa bình”

Vai trị của HTCTCS tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống DBHB do chức
năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình ở đây quy định. Đây khơng chỉ là trách
nhiệm và nỗ lực của riêng HTCTCS tỉnh Gia Lai, mà còn phụ thuộc vào nhiều
nhân tố, cả HTCT cấp trên, cũng như các lực lượng khác. Những nhân tố cơ bản
bảo đảm phát huy vai trò của HTCTCS tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống
DBHB có thể nêu lên như sau:
Một là, sự vững mạnh và nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị
cơ sở tỉnh Gia Lai về nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”.
Sự vững mạnh của HTCTCS tỉnh Gia Lai là bảo đảm đầu tiên để thực hiện

vai trị của nó trong đấu tranh chống DBHB trên địa bàn. Sự trong sạch, vững


113

mạnh và vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng được giữ vững và tăng cường; sự
vững mạnh tồn diện và hiệu lực của chính quyền cơ sở; sự vững mạnh và hoạt
động có hiệu quả của các đoàn thể là nhân tố cơ bản nhất bảo đảm thắng lợi của
cuộc đấu tranh chống DBHB trên địa bàn. Chỉ khi nào các tổ chức trong HTCTCS
tỉnh Gia Lai thực sự trong sạch, vững mạnh, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức; đội ngũ
cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của HTCTCS mới được nâng lên, trong đó có hiệu quả
đấu tranh chống DBHB. Thực tế ở Gia Lai cho thấy, nếu ở địa phương nào
HTCTCS yếu kém, mất lòng tin của nhân dân thì khi xảy ra tình huống phức tạp
khả năng giải quyết để giữ vững an ninh chính trị gặp khó khăn.
Nhận thức là cơ sở của hành động. Do vậy, khi toàn thể cán bộ, đảng
viên, nhân dân địa phương, với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước, động lực
to lớn của cách mạng, và cả HTCTCS tỉnh Gia Lai nhận thức sâu sắc về âm
mưu, thủ đoạn DBHB của kẻ thù và trách nhiệm của bản thân trong cuộc đấu
tranh này, họ sẽ nâng cao cảnh giác cách mạng, không mơ hồ trước những âm
mưu và hành động chống phá của kẻ thù, không tin theo chúng; đồng thời chủ
động, tích cực tham gia đấu tranh có hiệu quả để làm thất bại DBHB.
Hai là, mối quan hệ máu thịt giữa hệ thống chính trị cơ sở với nhân
dân, nắm được dân, tập hợp được nhân dân và giải quyết tốt vấn đề an sinh
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Quán triệt quan điểm dân là gốc trong giải quyết mọi vấn đề, quan
tâm chăm sóc sức dân; phát huy sức mạnh khối đại đồn kết toàn dân tộc
để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược của cách mạng Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng. Vì
thế, bám dân, nắm chắc dân, đặc biệt là tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện

vọng chính đáng của nhân dân để có hướng giải quyết thỏa đáng là cách
tốt nhất để xây dựng niềm tin của nhân dân vào HTCTCS, không để kẻ
thù lôi kéo. Đồng thời, nắm chắc dân cũng phương thức để huy động nhân
dân tham gia bám nắm địa bàn, thu thập tin tức và tình hình hoạt động của


114

các thế lực thù địch, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, đập tan mọi âm
mưu, thủ đoạn DBHB của kẻ thù ngay từ đầu.
Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai phải lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quan tâm tạo
và giải quyết việc làm cho nhân dân, từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói,
giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Nhanh chóng giải quyết những nhu
cầu bức thiết về vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng
bào có tín ngưỡng tơn giáo. Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên địa bàn,
quan tâm đến giáo dục, chăm sóc y tế; giải quyết phúc lợi và an sinh xã hội
đúng đối tượng... “Dựa vào dân để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn
dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội” [9, tr. 53]. Chú trọng giáo dục và
thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo khơng chỉ trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số mà cả trong đội ngũ cán bộ và đồng bào người Kinh. Sử
dụng tốt đội ngũ già làng, người có uy tín trong các dân tộc và chức sắc tơn
giáo trong q trình đấu tranh với các đối tượng phản động trên địa bàn và
trong công tác vận động quần chúng.
Trách nhiệm và năng lực giải quyết tốt những nhiệm vụ trên, tăng
cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân là nhân tố cơ bản để HTCTCS tỉnh
Gia Lai phát huy vai trò của mình trong đấu tranh chống DBHB.
Ba là, trách nhiệm và năng lực của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc dễ bị kẻ thù lợi dụng chống phá.
Thực tiễn ở Gia Lai cho thấy, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng

những khó khăn, sơ hở của ta, đặc biệt là những vấn đề xã hội nhạy cảm, dễ
gây bức xúc cho người dân để chống phá. Vì thế, trách nhiệm và năng lực của
HTCTCS trong việc giải quyết những vấn đề này có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo
HTCTCS phát huy vai trị của mình trong đấu tranh chống DBHB. Theo đó,
HTCTCS tỉnh Gia Lai cần quan tâm đầy đủ đến việc giải quyết những vấn đề
xã hội dễ gây bức xúc trong nhân dân như: Khiếu kiện kéo dài, tranh chấp đất
đai, về đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện tái định cư tại các cơng trình
trọng điểm; về thực hiện các chính sách xã hội, nhất là chính sách dân tộc, tơn


115

giáo; xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ, đảng viên lợi dụng chức
vụ, quyền hạn tham ô, tham nhũng gây mất lòng tin của nhân dân. Giải quyết
hài hòa những vụ việc phức tạp nảy sinh liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn
giáo không để kéo dài, lây lan, khơng để hình thành “điểm nóng”… có như
vậy, mới hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ DBHB trên địa bàn.
Bốn là, sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của hệ thống chính trị cấp trên và
sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, có hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở
với các lực lượng trên địa bàn, nhất là lực lượng vũ trang.
Trong cuộc đấu tranh chống DBHB của HTCTCS tỉnh Gia Lai, sự lãnh
đạo, chỉ đạo của HTCT cấp trên càng sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, thông qua các
nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở
cụ thể hóa và tổ chức thực hiện sát đúng. HTCT cấp trên cơ sở cần quan tâm
đầu tư phát triển cơ sở, nhất là hạ tầng nông thôn, đào tạo nghề, tạo việc làm,
tăng thu nhập cho nhân dân; tăng cường đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa
ở các bn, làng, tổ dân phố... Khi có các tình huống phức tạp xảy ra trên địa
bàn cơ sở, HTCT cấp trên phải lãnh đạo, chỉ kịp thời, đúng đắn và có sự tăng
cường lực lượng cần thiết để hỗ trợ HTCTCS giải quyết.
Lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn cũng góp phần to lớn vào việc

phát huy vai trò của HTCTCS tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống DBHB. Thông
qua hoạt động nắm địa bàn, bảo vệ chính trị nội bộ, nắm tình hình hoạt động của
các thế lực thù địch trên địa bàn và công tác vận động quần chúng, các đơn vị vũ
trang kịp thời thơng báo tình hình, tham mưu, đề xuất cách thức giải quyết với
HTCTCS; tham gia giúp đỡ HTCTCS trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh
trên địa bàn. Thực tế cho thấy, vai trò này của các đơn vị vũ trang đứng chân
trên địa bàn cơ sở được thực hiện khá tốt và góp phần to lớn nâng cao hiệu quả
đấu tranh chống DBHB của HTCTCS tỉnh Gia Lai thời gian qua.
1.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trong thực tiễn đấu tranh chống “diễn
biến hịa bình”


116

1.2.1. Vai trị của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trong thực tiễn đấu tranh chống “diễn biến hịa
bình” - những ưu điểm cơ bản và ngun nhân
* Vai trị của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai trong thực tiễn đấu tranh chống “diễn biến hịa
bình” - những ưu điểm cơ bản

Một là, hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai đã tích cực, chủ động lãnh
đạo và tổ chức nhân dân đấu tranh chống lại có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hịa bình”, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn.
Trong thời gian qua, đặc biệt là sau sự kiện bạo loạn tháng 02 năm 2001, HTCTCS tỉnh Gia Lai đã chú ý
phát hiện và giải giải quyết từng bước có hiệu quả các vấn đề nảy sinh, các điểm nóng ở địa phương; chủ động
trong nắm bắt tình hình mọi mặt của bọn phản động trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn và đập tan âm mưu, thủ đoạn
chống phá của chúng.
Hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tập trung giải
quyết các vụ việc có liên quan đến an ninh nông thôn, các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc, các mâu thuẫn trong nội
bộ nhân dân. Nắm chắc tình hình quan hệ dân tộc và hoạt động tôn giáo ở địa bàn, phát hiện và giải quyết kịp thời

một số vấn đề nảy sinh; quản lý chặt chẽ hoạt động của số đối tượng cực đoan tơn giáo, bất mãn chính trị thuộc
diện quản lý, giáo dục tại cộng đồng. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh, đã huy động
được sức mạnh của cả HTCTCS trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.
Hiệu quả công tác nắm địa bàn, nắm địch của HTCTCS tỉnh Gia Lai ngày càng được nâng lên.
HTCTCS tỉnh Gia Lai đã từng bước chủ động hơn trong nắm bắt tình hình mọi mặt của các lực lượng phản
động trên địa bàn, qua đó đã kịp thời chuẩn bị các phương án, lực lượng để ngăn chặn, làm thất bại hoạt
động chống phá của chúng. Đặc biệt, HTCTCS tỉnh Gia Lai đã chú ý đến âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo để chống phá của các thế lực thù địch, do đó hoạt động truyền đạo trái phép trên địa bàn từng
bước được ngăn chặn. Phối hợp với HTCT cấp trên và các lực lượng khác, HTCTCS tỉnh Gia Lai đã đẩy
mạnh tấn công truy qt, trấn áp, bóc gỡ, vơ hiệu hóa hoạt động của mạng lưới Fulro ở địa phương. Từ
năm 2007 đến năm 2011, đã truy bắt, phá rã 15 toán, 156 tên Fulro lẩn trốn, bóc gỡ 108 khung ngầm, phá
rã 342 điểm nhóm Tin lành Đêga; bóc gỡ, cải tạo, thuyết phục, giáo dục hàng ngàn đối tượng liên quan
đến hoạt động Fulro, làm thất bại hơn 20 lần âm mưu biểu tình, bạo loạn của chúng, góp phần ổn định tình
hình an ninh chính trị ở cơ sở; phát hiện và xử lý hơn 350 trường hợp cán bộ, đảng viên tham gia Fulro,
Tin lành Đêga, đã phân loại và đưa một số đối tượng ra kiểm điểm trước dân [2, tr. 7]. Công tác quản lý,
giáo dục số đối tượng từng theo Fulro đạt được nhiều kết quả tích cực, khơng chỉ tạo cơ hội cho những
người lầm đường trở về với cuộc sống đời thường, mà cịn động viên họ tích cực tham gia các phong trào xã hội ở địa
phương; phát hiện, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của địch trên địa bàn cho chính quyền và các ngành chức
năng để ngăn chặn, xử lý.
Ngoài ra, HTCTCS tỉnh Gia Lai đã từng bước nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức cho nhân dân về DBHB và tổ chức cho quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh chống “diễn biến
hịa bình”.


117

Trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, quán triệt quan điểm “bám làng, bám dân, bám
đối tượng”, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, “đi tận ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và
thực hiện phương châm vừa “xây” vừa “chống”, lấy “xây” là chính, HTCTCS tỉnh Gia Lai rất coi trọng cơng tác
tun truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước và của địa phương đến các tầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin của họ vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế
độ xã hội chủ nghĩa.
Nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về DBHB, những năm qua HTCTCS tỉnh Gia Lai xác định và
tập trung tuyên truyền vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động, chia rẽ khối đại
đồn kết tồn dân tộc của các thế lực thù địch; tính chất phản động của bọn Fulro và Tin lành Đêga để nhân dân
khơng tin và khơng theo chúng, góp phần đấu tranh xóa bỏ tổ chức phản động này. Ngồi ra, HTCTCS tỉnh Gia
Lai còn đẩy mạnh vận động nhân dân thực hiện “ba không” (không theo bọn phản động đi biểu tình, khơng theo
Tin lành Đêga, khơng vượt biên trái phép sang Campuchia).
Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng đã hướng mạnh vào đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào
theo tôn giáo. Qua khảo sát, nhận định chung về nội dung tuyên truyền, phản bác các luận điệu sai trái, phản động
được các lực lượng tuyên truyền triển khai trong thời gian qua ở các đồng chí trong HTCTCS được xin ý kiến đều
đánh giá khá tốt [Phụ lục 5]. Những hoạt động tích cực của HTCTCS tỉnh Gia Lai trong công tác tuyên truyền, vận
động các tầng lớp nhân dân đã góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, cảnh giác cách mạng, tạo ra sự đồng thuận
xã hội để xây dựng và bảo vệ quê hương.
Không dừng lại ở tuyên truyền, HTCTCS tỉnh Gia Lai đã biết dựa vào dân để chống DBHB và chú trọng
tổ chức cho quần chúng nhân dân địa phương tham gia đấu tranh chống DBHB. Thông qua công tác vận động quần
chúng, quản lý địa bàn, HTCTCS tỉnh Gia Lai đã vận động nhân dân tham gia cùng HTCT nắm bắt tình hình mọi mặt ở
địa phương, âm mưu, hoạt động của bọn phản động trên địa bàn, kịp thời cung cấp thơng tin cho chính quyền và các cơ
quan chức năng xử lý. Thực tế cho thấy, chính quần chúng nhân dân ở địa phương đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị
về âm mưu biểu tình, về các đối tượng phản động lẩn trốn cho chính quyền. Chính nhờ làm tốt công tác vận động và tổ
chức quần chúng đấu tranh chống DBHB mà đến nay trên nhiều địa bàn cơ sở của các huyện, thị xã như: Kông Chro,
Kbang, An Khê… Tin lành Đêga không phát triển được và khơng có hoạt động người dân tham gia biểu tình hay vượt
biên trái phép [3, tr. 4].
Vai trị của HTCTCS tỉnh Gia Lai trong đấu tranh chống DBHB không chỉ được thực hiện thông qua các
hoạt động đấu tranh trực diện nhằm làm thất bại âm mưu, thủ đoạn DBHB của kẻ thù, mà nhận thức trách nhiệm
về cuộc đấu tranh chống DBHB trên địa bàn cũng ngày càng được nâng cao. Nhận thức được để đấu tranh có hiệu
quả với âm mưu, thủ đoạn DBHB của kẻ thù, bản thân HTCTCS phải vững mạnh, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”,
do vậy thời gian qua, HTCTCS tỉnh Gia Lai khơng ngừng quan tâm xây dựng và hồn thiện các tổ chức vững
mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Tổ chức cơ sở đảng cấp xã, phường, thị trấn đã từng bước được kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và

sức chiến đấu. Công tác phát triển đảng viên mới được quan tâm và đạt được kết quả tốt, “giảm được 164 thôn,
buôn, tổ dân phố chưa có đảng viên và 397 thơn, bn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng” [9, tr. 37]. Đến nay số
thơn, bn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng chiếm 9,88%; số thôn, buôn, tổ dân phố chưa có đảng viên chiếm
0,47%. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng cấp xã đạt
trong sạch vững mạnh đã tăng lên đáng kể, đạt 45,50%, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng yếu kém giảm xuống cịn 0,23%
(năm 2011). Đảng viên đủ tư cách hồn thành xuất sắc và tốt nhiệm vụ đạt tỷ lệ khá cao 82,48%, đảng viên vi


118

phạm tư cách hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ giảm xuống dưới 01% [Phụ lục 1]. Hiệu lực và hiệu quả hoạt động
của chính quyền cơ sở được nâng lên rõ rệt. Ý thức trách nhiệm và lối làm việc của cán bộ, đảng viên, nhất là cán
bộ chủ chốt có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả đánh giá chất lượng chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn
hàng năm đều được nâng lên. Nếu như năm 2006, tỷ lệ chính quyền cơ sở được xếp loại A là 43,5%, thì đến năm
2011 tỷ lệ này đã tăng lên 64, 41% [Phụ lục 2]. Công tác xây dựng tổ chức, nâng cao chất lượng đoàn viên, hội
viên của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở có nhiều tiến bộ, năng lực hoạt động ngày càng
nâng lên. Năm 2011, tỷ lệ các tổ chức chính trị - xã hội được xếp loại xuất sắc khá cao [Phụ lục 3]. Công tác quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm, đã làm thay đổi bước đầu về chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận
và đồn thể cơ sở. Cơng tác xây dựng lực lượng nòng cốt được chú trọng [4, tr. 121].
Hai là, hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Gia Lai đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức tốt việc chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương; sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy,
quốc phòng - an ninh được quan tâm giữ vững.
Nhận thức rõ thành bại của cuộc đấu tranh chống DBHB phụ thuộc có tính chất quyết định vào kết
quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh trên địa bàn, do vậy HTCTCS tỉnh Gia Lai rất quan
tâm đến những nhiệm vụ này. Trong những năm qua, HTCTCS đã tổ chức phổ biến, hướng dẫn nhân dân
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Cơng tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện định canh, định cư, giải
quyết việc làm được triển khai tích cực, sâu rộng, có hiệu quả, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải
thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 29,8% (năm 2005) xuống còn 10,8% (năm 2010) [9, tr. 34]. Đời

sống nhân dân và bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi tích cực.
An sinh xã hội, chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương cơ sở được thực hiện có hiệu
quả. Đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ở cơ sở ngày càng khá hơn. Phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai có hiệu quả, đến nay có 85% số hộ đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hóa, 75% thơn, bn, tổ dân phố văn hóa; tồn Tỉnh có 39 nhà rông xã, 160 nhà rông làng và
668 đội cộng chiêng do nhân dân tự quản, góp phần thiết thực đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Công tác
giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ học vấn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm; cơng tác chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân có nhiều tiến bộ.
Chính quyền cơ sở tỉnh Gia Lai luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo
đúng pháp luật; động viên đồng bào có tín ngưỡng tơn giáo “sống tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia xây
dựng địa phương. Vai trị của già làng, trưởng thôn, buôn được phát huy trong giải quyết các mâu thuẫn dân
tộc, trong công việc của cộng đồng dân cư, giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Dân chủ ở cơ sở được phát huy,
khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố, tăng cường.
Bên cạnh đó, cơng tác xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân trên địa
bàn được HTCTCS tỉnh Gia Lai quan tâm đúng mực. HTCTCS đã lãnh đạo xây dựng và duy trì hoạt động của lực
lượng dân quân tự vệ một cách thường xuyên; phối hợp với cấp trên và cơ quan quân sự các cấp làm tốt công tác
tuyển chọn thanh niên địa phương nhập ngũ theo luật định; cơng tác giáo dục quốc phịng được triển khai nghiêm
túc. Năm 2011, HTCTCS tỉnh Gia Lai đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai mở được
bốn lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phịng - an ninh cho chức sắc tơn giáo và một lớp cho đối tượng già làng, trưởng
thôn.


×