Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Mẫu Báo cáo thực tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.3 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MẪU TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.

Bố cục của thực tập tốt nghiệp
- Trang bìa: bao gồm bìa chính và bìa phụ (theo mẫu)
- Nhận xét của nơi thực tập
- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.
- Lời cảm ơn.
- Mục lục.
- Danh mục các bảng biểu
- Danh mục các hình vẽ, đồ thị
- Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu
- Nội dung của báo cáo thực tập
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

2.

Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nội dung báo cáo thực tập trình bày tối thiểu 30 trang khổ A4 và không nên vượt quá 50
trang (không kể các trang bìa, lời cảm ơn, mục lục, tài liệu tham khảo…) theo trình tự như
sau:
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ NƠI THỰC TẬP: phần này trình bày dưới 05 trang.


PHẦN 2. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
Mở đầu: Trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
Chương 1 – Tổng quan về đối tượng nghiên cứu (ví dụ: Giới thiệu chung nhất về
địa bàn nghiên cứu như lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế xã hội...).
Chương 2 – Kết quả nghiên cứu
Chương 3 - Kết luận và kiến nghị: Trình bày những kết quả đạt được. Phần kết
luận cần ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm. Về phần kiến nghị, đưa ra những đề
xuất về những hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tài liệu tham khảo: Bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để
bàn luận trong báo cáo thực tập (xem hướng dẫn ở phần tài liệu tham khảo).
Phụ Lục: Trình bày những phần kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu nhưng
1


do bố cục quá dài hoặc không quan trọng sẽ được trình bày trong phần phụ lục của báo cáo
thực tập.
3.

Hình thức trình bày
- Báo cáo tốt nghiệp phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, và không
-

được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, đánh số hình liên tục từ đầu đến cuối.
Số trang của báo cáo thực tập được đánh liên tục bắt đầu từ phần mở đầu cho đến hết.

-

Đánh số trang ở góc phải bên dưới.
Font chữ Unicode: Times New Roman, kích thước (size) 13 pt.

Dãn dòng (line spacing) đặt ở chế độ 1.2 lines, trừ tài liệu tham khảo.
Cài đặt khổ giấy trình bày: Trang A4, lề trên 2.0 cm, lề dưới 2.0 cm, lề trái 3.5 cm, lề

-

phải 2.0 cm. Đánh số trang ở góc phải bên dưới.
Các bảng biểu và hình ảnh trình bày theo chiều dọc & canh giữa khổ giấy thì phía trên

-

bảng là chú thích bảng của trang, phía dưới hình ảnh là chú thích của hình.
Số thứ tự của các chương, mục được đánh số bằng hệ thống số Ả-rập, không dùng số La
Mã. Các mục và tiểu mục được đánh số bằng các nhóm hai hoặc ba chữ số, cách nhau
một dấu chấm: số thứ nhất chỉ số chương, chỉ số thứ hai chỉ số mục, số thứ ba chỉ số tiểu
mục. Ví dụ:
PHẦN 1: TIÊU ĐỀ CẤP 1 (SIZE 14, in đậm)
1.1. Tiêu đề cấp 2 (size 14, in đậm)
1.1.1. Tiêu đề cấp 3 (size 13, như văn bản nhưng in đậm).

4.

Phụ luc của báo cáo thực tập
- Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung báo
cáo như số liệu thô, mẫu biểu, tranh ảnh……
- Nếu báo cáo thực tập sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu
này phải được đưa vào phần phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến.
- Không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu
cũng cần nêu trong phụ lục của báo cáo.
- Phụ lục không được dài hơn phần chính của báo cáo.


5.

Tài liệu tham khảo
• Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC (alphabet) họ tên tác giả theo thông lệ của
từng nước, tài liệu tham khảo không dãn dong dòng (single line spacing).
+ Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
+ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ
quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục
và Đào tạo xếp vào vần B, v.v…
• Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên
2


các tác giả hoặc cơ quan ban hành(năm xuất bản). Tên sách, luận án hoặc báo cáo (in
nghiêng), Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.
Ví dụ: Trần Văn Đạt(2002). Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo tại Việt Nam, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Phạm Văn Hùng(2006). Phương pháp xác định khả năng sản xuất nông nghiệp của
hộ nông dân, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1


Hà Nội, Số 4+5, 289-296.
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ các
thông tin sau: Tên các tác giả(Năm công bố). Tên bài báo, Tên tạp chí hoặc tên sách,
Tập(số) hoặc Volume(number), Các số trang (gạch ngang giữa hai chữ số).
Ví dụ: Abdoulaye S., Giraud E., Jourand P., Garcia N., Willems A., De Lajudie P.,
Prin Y., Neyra M., Gillis M., Boivin-Masson C., Dreyfus B. (2001). Methylotrophic
Methylobacterium bacteria nodulate and fix nitrogen in symbiosis with legumes,




Journal of Bacteriology, 183(1), 214–220.
Tài liệu tham khảo từ internet (ghi rõ tên tác giả, tựa đề, cơ quan (nếu có), tháng, năm
công bố, đường dẫn khi truy cập và ngày truy cập).
Ví dụ: Deininger, K. và Jin, Songqing(2003). Mua bán và cho thuê đất: thực tế tại
nông thôn Việt Nam, Bài viết về Nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới,
Washington, DC. Nguyễn Hưng(2008). Tạm “đóng cửa” nhà máy Vedan, Bản tin xã hội của
VnExpress ngày 07/10/2008. />ngày truy cập 08/10/2008.

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×