Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

GIÁO dục đạo đức GIA ĐÌNH TRONG dạy học PHẦN “CÔNG dân với đạo đức” ở TRƯỜNG THPT LƯƠNG tài số 2, TỈNH bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.63 KB, 130 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

BIN TH HI YN

GIáO DụC ĐạO ĐứC GIA ĐìNH TRONG DạY HọC PHầN
CÔNG DÂN VớI ĐạO ĐứC ở TRƯờNG THPT LƯƠNG TàI Số 2,
TỉNH BắC NINH
Chuyờn ngnh: LL&PPDG Giỏo dc chớnh tr
Mó s: 60.14.01.11

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: TS. Phan Minh Tun


HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phan Minh Tuấn đã
tận tình giúp đỡ em trong suốt qua trình làm luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lí luận chính trị Giáo dục công dân đã tận tình giảng dạy và tạo mọi diều kiện thuận lợi cho em suốt
quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường THPT Lương Tài số 2
đã tạo mọi điều kiện, tận tình giúp đỡ luận văn được hoàn thành.
Cám ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Bắc Ninh, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Biện Thị Hải Yến



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT

: Trung học phổ thông

HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

GDCD

: Giáo dục công dân

SL

: Số lượng

TL

: Tỷ lệ



DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Khảo sát kết quả học tập của HS 2 nhóm lớp trước thực nghiệm
...........................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập sau thực nghiệm lần 1 của HS lớp
thực nghiệm và đối chứng...............Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập sau thực nghiệm lần 2 của. .Error:
Reference source not found


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, sự thịnh suy mạnh yếu của
một quốc gia dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực con người. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó” [27, tr. 86]. Như vậy để có thể trở thành một con
người phát triển toàn diện, một công dân có ích cho xã hội ngoài việc rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo phục vụ cho công việc thì trau dồi đạo đức đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Đạo đức chính là cốt lõi của nhân cách. Trong giáo dục đạo đức thì giáo
dục đạo đức gia đình đóng vai trò là hạt nhân.
Gia đình là tổ ấm thân thương của mỗi người từ khi sinh ra, trưởng thành đến
khi về cõi vĩnh hằng. Khi nói về gia đình cụ Phan Bội Châu đã khẳng định: “Nước
là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ”. Bác Hồ của của chúng ta cũng từng
phát biểu: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của
xã hội là gia đình” [26, tr. 523 – 524].Gia đình là tế bào của xã hội, không có gia
đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triển vì thế vấn đề gia đình luôn được mọi
quốc gia, dân tộc quan tâm.Năm 1994 đã được chọn là năm Quốc tế gia đình.Văn

hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc. Ở thời đại nào, văn hóa gia đình cũng là nền tảng cho văn hóa xã hội. Với nền
giáo dục trong các gia đình truyền thống bao thế hệ người Việt Nam đã trưởng
thành biết trọng lễ nghĩa biết yêu thương, chung thủy, có trách nhiệm, biết hi sinh vì
nghĩa lớn… Những phẩm chất nêu trên là những giá trị đạo đức mà bất cứ thời đại
nào cũng cần đến.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự mở rộng của nền kinh
tế trí thức đã tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có cả việc giáo dục
đạo đức gia đình. Thế hệ trẻ với sự đam mê mạng xã hội đang ngày càng dành nhiều
thời gian cho việc lướt wed, họ quan tâm đến những mối quan hệ ảo trên mạng hơn
quan tâm đến những người thân trong gia đình của mình. Còn các bậc cha mẹ do bận
1


rộn với công việc làm cho họ không có đủ thời gian, sức lực và trí lực quan tâm đến
giáo dục con cái. Nhiều gia đình không quan tâm hoặc chưa quan tâm đầy đủ đến việc
giáo dục con cái nhất là việc học hành của con, phó mặc trách nhiệm đó cho nhà
trường. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang ngày một lỏng lẻo hơn. Những giá trị
đạo đức gia đình đang ngày càng bị coi nhẹ. Không ít các các bạn trẻ lớn lên mà không
hề nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với những thành viên khác trong gia đình, không
ý thức được bổn phận của mình đối với xã hội. Bên cạnh những tấm gương về lòng
hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ cũng như sự hi sinh lớn lao của các bậc sinh thành
cho con cái thì đấu đó vẫn thấy cảnh con cái bất hiếu, ngược đãi thậm chí cướp đi sinh
mạng người cha người me đã sinh ra họ, hay cảnh anh em ruột đánh chửi nhau, kiện
nhau ra tòa vì tranh chấp tài sản… Trong các giá trị đạo đức của con người thì đức hiếu
kính của người làm con đối với cha mẹ là cái gốc của tình yêu thương con người.
Người mà không biết yêu thương cha mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục mình thì khó
mà có thể yêu thương người khác được. Vì vậy giáo dục đạo đức nói chung và giáo
dục đạo đức gia đình nói riêng đang là một vấn đề bức thiết đặt ra cho toàn xã hội, cho
mỗi gia đình và mỗi nhà trường. Giáo dục đạo đức gia đình có ý nghĩa đặc biệt đối với

sự hình thành nhân cách con người. Những giá trị đạo đức gia đình nếu được phát huy
trong cuộc sống hôm nay sẽ trở thành những liều thuốc ngăn chặn sự xuống cấp về đạo
đức lối sống.
Đối với học sinh (HS) trường trung học phổ thông (THPT) Lương Tài số 2
cũng không nằm ngoài xu thế chung của giới trẻ hiện nay đó là sợ đam mê công
nghệ, bị thu hút bởi mạng xã hội. Đặc biệt ở khu vực này có rất nhiều gia đình có bố
mẹ vào Nam làm ăn để con cái ở nhà cho ông bà chăm sóc thậm chí ở nhà các con
tự chăm lo cho nhau. Chính vì vậy mà mà việc giáo dục những đạo đức gia đình đối
cho các em thường bị coi nhẹ. HS THPT đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách
các em rất nhạy cảm với các tác động xung quanh. Giáo dục đạo đức gia đình chính
là cơ sở vững chắc để các em trở thành những công dân tốt của xã hội. Trong các
môn học ở nhà trường phổ thông thì môn Giáo dục công dân (GDCD) có tầm quan
trọng đặc biệt đối với sự hình thành nhân cách của HS. Môn học giúp uốn nắn
2


những lệch lạc trong tư tưởng, điều chỉnh hành vi của HS theo hướng tích cực. Tuy
nhiên vì nhiều lí do khác nhau mà chất lượng dạy và học môn GDCD trong thời
gian vừa qua tại trường THPT Lương Tài số 2 còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết
vai trò của nó.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức gia
đình trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” ở trường THPT Lương Tài số 2,
tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.
2. Lịch sử nghiên cứu
Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức gia đình nói riêng là một
trong những nội dung được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Điển hình trong đó phải kể đến những tác phẩm sau:
Nói chuyện về gia đình của A. Makarenco - NXB Kim Đồng phát hành năm
1978. Ở tác phẩm này A.Makarenco cho rằng mỗi gia đình là một tập thể giáo dục
và không ai có thể thay thế được chức năng này. Sự hòa hợp giữa các thành viên

trong gia đình: Ông, bà, cha, mẹ, con cái là cơ sở của giáo dục đạo đức trong gia
đình. Đó là sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên để tạo nên một gia
đình yên ấm, yêu thương.
Giải pháp tình huống trong giáo dục gia đình của Phạm Khắc Chương.
Tác giả đã đưa ra những hoạt động thực tiễn và tư duy tích cực nhằm tìm tòi
những kinh nghiệm, lựa chọn những biện pháp giải quyết các tình huống cụ thể
trong giáo dục gia đình.
Giáo dục gia đình với tuổi thiếu niên của Đức Minh – Tái bản lần thứ 3 có
bổ sung, NXB Phụ nữ, 1977. Trong cuốn này tác giả cho rằng ở lứa tuổi này thiếu
niên đang trải qua nhiều thay đổi quan trọng về tính nết, nhận thức…Vì vậy giáo
dục gia đình là việc làm hết sức cần thiết. Môi trường gia đình và nhà ở có ảnh
hưởng lớn đến tâm lí của thiếu niên.
Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non của
Nguyễn Công Hoan – NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2006. Trong tác phẩm
Nguyễn Công Hoan cho rằng: Giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em có vai trò và vị trí
3


rất quan trọng. Việc làm này không chỉ bồi dưỡng nhận thức về chuẩn mực đạo đức
xã hội mà còn góp phần định hình và phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân
cách con người với những hành vi cao đẹp mang đậm chất nhân văn.
Hai cuốn sách Gia đình và Vấn đề giáo dục gia đình, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1994 và Vai trò gia đình trong sự hình thành nhân cách con người Việt nam
– Nxb Phụ Nữ Hà Nội, 1997 do GS Lê Thi chủ biên. Tác giả Lê Thi đã rất coi trọng
việc giáo dục nhân cách, đạo đức con người. trong đó tác giả nhấn mạnh giáo dục gia
đình có vai trò rất quan trọng. Gia đình là nơi chúng ta sinh ra và cũng là nơi bồi
dưỡng đạo đức, tình cảm cho mỗi thành viên.
Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Thọ,
Nxb Chính trị Quốc gia, 2011. Trong cuốn sách này bên cạnh những phân tích,
đánh giá rất chân thực, cụ thể về đạo đức gia đình dưới những tác động trái chiều

của kinh tế thị trường, tác giả còn đưa ra những giải pháp định hướng đối với việc
xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay.
Cuốn Gia đình và giáo dục gia đình của tác giả Nguyễn Thị Phương Thủy,
Nguyễn Thị Thọ (2014), Nxb Chính trị Quốc gia đã đề cập đến những vấn đề chung
nhất về gia đình và giáo dục gia đình từ đó cho thấy giáo dục gia đình có tác động
rất lớn với việc hình thành nhân cách con người và đặc biệt là lứa tuổi HS.
Đặc điểm chung của các tác giả là đề cập tới gia đình và vai trò của gia đình
đối với việc hình thành nhân cách, đạo đức con người, đặc biệt là trẻ em. Song chưa
có tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức gia đình ở cấp THPT.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được trong các công trình nghiên cứu
khoa học trên tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu, phát triển hơn về mặt lí luận và thực
tiễn của việc giáo dục đạo đức gia đình thông qua dạy môn GDCD ở trường THPT
cụ thể là trong chương trình ngoại khóa học phần “ Công dân với đạo đức” GDCD
lớp 10 nhằm nâng cao nhận thức và phẩm chất đạo đức cho HS, giúp cho em trở
thành những công dân có ích trong tương lai.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn đi sâu làm rõ những nội dung, vai trò của đạo đức gia đình. Đồng
4


thời làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức gia đình cho
HS, từ đó đề xuất quy trình thực hiện và điều kiện tổ chức dạy học nhằm nâng cao
hiệu quả của việc giáo dục đạo đức gia đình thông qua đổi mới dạy học phần “Công
dân với đạo đức” cho học sinh trường THPT Lương Tài số 2.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về giáo dục đạo đức gia đình trong học phần “Công dân
với đạo đức” trong chương trình ngoại khóa cho HS trường THPT Lương Tài số 2,
tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình dạy và học, những hoạt động giáo dục đạo đức gia đình
trong dạy học phần “Công dân với đạo đức” trong chương trình ngoại khóa cho HS
trường THPT Lương Tài số 2, tỉnh Bắc Ninh.
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
5.1. Những luận điểm cơ bản
- Luận giải cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc giáo dục pháp luật theo
định hướng năng lực cho học sinh trường CĐSP Bắc Ninh trong dạy học môn Giáo
dục pháp luật.
- Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức gia đình ở trường THPT Lương Tài số
2. Từ đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức gia đình
trong dạy học phần ”Công dân với đạo đức” cho HS trường THPT Lương Tài số 2,
tỉnh Bắc Ninh.
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn, khả thi của việc vận dụng
một số biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức gia đình trong dạy học phần
”Công dân với đạo đức” cho HS trường THPT Lương Tài số 2, tỉnh Bắc Ninh
5.2. Những đóng góp của tác giả
Về mặt khoa học luận văn góp phần cung cấp cơ sở lí luận cho việc đổi mới
phương pháp dạy học nói chung và đổi phương pháp dạy học học phần “Công dân

5


với đạo đức” trong chương trình ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức gia đình cho HS trường THPT.
Về mặt thực tiễn luận văn xây dựng quy trình và phương pháp vận dụng
phương pháp dạy học theo hướng đổi mới vào dạy học phần “ Công dân với đạo
đức” trong chương trình ngoại khóa qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
đạo đức gia đình cho HS. Luận văn có thể hỗ trợ cho GV và HS học tập phần
“Công dân với đạo đức” môn GDCD lớp 10 làm tài liệu tham khảo về phương pháp
nghiên cứu học tập. Từ đó luận văn góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện

nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận văn sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tác giả nghiên cứu lý luận về giáo dục đạo
đức gia đình, các biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đcs gia đình...
Phương pháp khảo sát điều tra, thống kê toán học, phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh được dùng trong phần thực trạng giáo dục đạo đức gia đình ở
trường THPT Lương Tài số 2 và phần đánh giá kết quả trước và sau thực nghiệm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm sư phạm được dùng chủ
yếu ở phần thực nghiệm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục đạo đức gia đình
trong dạy học phần ”Công dân với đạo đức” ở trường THPT
Chương 2: Biện pháp giáo dục đạo đức gia đình trong dạy học phần ”Công dân
với đạo đức ” cho HS trường THPT Lương Tài số 2, tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Thực nghiệm giáo dục đạo đức gia đình thông qua dạy học phần
”Công dân với đạo đức” cho HS trường THPT Lương Tài số 2, tỉnh Bắc Ninh

6


7


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
GIA ĐÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC”

Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Cơ sở lí luận của việc giáo dục đạo đức gia đình trong dạy học phần
“Công dân với đạo đức”
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một phạm trù đặc biệt trong triết học đặc biệt là triết học Trung
Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, đạo là con đường sống của con
người trong xã hội. Đức dùng chỉ đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức tính là
biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa là nguyên tắc, luân lí.
Đạo đức theo Nho giáo bắt nguồn từ khái niệm Đạo: Đạo của trời, đất muôn
vật và đạo người, về mệnh trời và bản tính tự nhiên của con người. Đạo là cái phải
noi theo. Đức là cái do noi theo mà có. Như vậy theo triết học Trung Quốc cổ đại
đạo đức chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi con
người phải tuân theo.
Theo Từ điển Triết học thì đạo đức là: Quy tắc sinh hoạt chung trong xã hội và
hành vi của con người, quy định nghĩa vụ của người này đối với người khác và đối
với xã hội, đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội.
Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm: Đạo đức là cái có trong ý thức xã hội, trong
đời sống tinh thần của con người, về góc độ triết học nó là bộ phận của kiến thức
thượng tầng xã hội, đạo đức tồn tại trong toàn bộ hoạt động sống của con người. Đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống của
cộng đồng xã hội. Mác và Ăngghen cho rằng: Chúng ta cần khẳng định rằng xét cho
đến cùng mọi thuyết đạo đức đã có từ trước cho đến nay là sản phẩm tình hình kinh tế
xã hội lúc bấy giờ. Từ đó quan điểm Macxit khẳng định: Đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức, trong xã hội có giai cấp, đạo đức
mang bản chất giai cấp đồng thời mang tính nhân loại.

8



Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Đạo đức là nhân, nghĩa, dũng, liêm. Đó là
đạo đức cách mạng, đạo đức mới, đạo đức vì lợi ích chung của Đảng của dân tộc
của loài người.
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đạo đức nhưng các định
nghĩa đó đều có những điểm nhất quán với nhau, từ đó có thể khẳng định rằng: Đạo
đức là một hình thái ý thức xã hội. là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực
xã hội nhờ nó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp
với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân –
cá nhân và quan hệ cá nhân – xã hội.
1.1.1.2. Đạo đức gia đình
Ở phần trên chúng ta đã định nghĩa: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội.
là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó mà con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con
người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân – cá nhân và quan hệ cá nhân – xã
hội. Chúng được thực hiện bởi niềm tin các nhân, bởi truyền thống sức mạnh của dư
luận xã hội.
Gia đình là một thiết chế xa hôi đặc thù. Vì vậy trong mỗi gia đình cũng cần
có những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức đặc thù. Từ đó có thể điều chỉnh
các hành vi trong gia đình
Đạo đức gia đình chính là tổng thể những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo
đức điều chỉnh hành vi và quan hệ của các thành viên trong gia đình, nhằm đảm
bảo sự ổn định và phát triển của gia đình phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
Đạo đức gia đình là một thành tố của đạo đức xã hội, góp phần tạo nên đạo
đức trong xã hội. Quan hệ đạo đức trong gia đình là khởi đầu cho quan hệ đạo đức
ngoài xã hội. Nó là thước đo đầu tiên về đạo đức xã hội của mỗi người. Đặc trưng
của đạo đức gia đình là ý thức, năng lực và hành vi tự giác, tự nguyện của con
người. Tiêu chuẩn của lợi ích gia đình phù hợp với lợi ích chung của xã hội của
mình theo đó mỗi người đều phải tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp.

9



1.1.1.3. Giáo dục đạo đức gia đình
Đạo đức gia đình điều chỉnh các hành vi, các quan hệ giữa người với người
trong gia đình. Nhưng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức gia đình lại phản ánh yêu
cầu của xã hội. Vì vậy giáo dục đạo đức gia đình có vai trò tạo nền tảng nhân cách
cho người công dân của xã hội.
Giáo dục đạo đức gia đình có thể hiểu là sự tác động của những chủ thể
giáo dục đến nhận thức, hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức trong gia đình của
đối tượng được giáo dục (trước hết là trẻ em), từ đó hình thành nhu cầu năng lực
hành động theo chuẩn mực đạo đức đó của đối tượng.
Với ý nghĩa ấy giáo dục đạo đức là thế mạnh của giáo dục gia đình. Giáo dục
đạo đức trong gia đình luôn là công việc đầu tiên, là tiền đề hết sức quan trọng cho
giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức gia
đình rất cần có sự phối hợp của nhà trường và xã hội. Việc triển khai những bài học
công dân ở nhà trường tiếp nối những bài học gia giáo của mỗi gia đình là điều cần
thiết và phải có để giúp cho mọi người đều trở thành công dân tốt trong gia đình và
ngoài xã hội.
1.1.2. Môn GDCD với việc giáo dục đạo đức gia đình cho HS THPT
1.1.2.1. Khái quát nội dung giảng dạy đạo đức gia đình cho HS THPT trong
chương trình GDCD
Chương trình môn GDCD Ở trường THPT được cấu trúc thành năm phần:
Phần 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học
Phần 2: Công dân với đạo đức
Phần 3: Công dân với kinh tế
Phần 4: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
Phần 5: Công dân với pháp luật
Ngoài ra chương trình còn dành một số thời gian cho hoạt động ngoại khóa,
thực hành, các vấn đề gắn với tình hình địa phương.
Như phần trên đã phân tích, chúng ta thấy rằng hiện nay ở các trường THPT

chưa có một chủ trương hay một chương trình giáo dục đạo đức gia đình cho HS cụ
10


thể nào được đưa ra thực hiện. Có chăng chỉ là việc lồng ghép của giáo viên (GV)
trong quá trình giảng dạy phần “Công dân với đạo đức”. Trong khi đó chương trình
chuẩn của môn GDCD lớp 10 phần “Công dân với đạo đức” chỉ đề cập tới việc giáo
dục các phạm trù đạo đức nói chung với thời lượng quá ít ỏi, chưa đi sâu, làm rõ nội
dung đạo đức gia đình.
Để làm được điều này, cần tổ chức các giờ học ngoại khóa, các buổi nói
chuyện chuyên đề nhằm giáo dục cho các em một số nội dung về đạo đức gia đình.
Thực tế, do sức ép về chất lượng nên thời gian học tập của HS ở trường chủ yếu
dành cho việc học tập Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ… môn GDCD không được tăng
cường mà thậm chí còn bị cắt xén, GV bộ môn cũng có tâm lý e ngại nên dù có
muốn thực hiện nhưng không có thời gian. Vì thế, giáo dục đạo đức gia đình cho
HS vẫn là vấn đề được đặt ra nhưng chưa có phương án giải quyết.
1.1.2.2. Nội dung của việc giáo dục đạo đức gia đình cho HS THPT thông
qua học phần “Công dân với đạo đức”
Tình cảm đạo đức trong gia đình được bộc lộ chủ yếu trong các mối quan hệ
vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anh em ruột thịt. Vì vậy giáo dục đạo đức gia đình cho
HS THPT sẽ được tập trung ở bốn nội dung sau:
- Một là: Thương yêu, giáo dục con cái
Gia đình luôn luôn là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ khi lọt
lòng cho đến suốt cuộc đời mình, mỗi cá nhân đều tìm thấy ở gia đình sự đùm bọc về
vật chất và tinh thần. Nếu quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ hôn nhân thì quan hệ
giữa cha mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ
tự nhiên. Gia đình vốn được coi là tế bào của xã hội, bởi vậy gia đình có lành mạnh
thì xã hội mới tốt đẹp. Đó cũng là lý do tại sao gia đình luôn tìm được chỗ đứng ở
mọi chế độ xã hội. Từ chế độ phong kiến xưa kia, giáo dục trong gia đình giữ vai trò
đặc biệt quan trọng, bởi giáo dục của xã hội và nhà trường hết sức mờ nhạt, chưa phát

triển. Gia đình truyền thống luôn đề cao việc giáo dục gia đạo, gia phong và gia lễ.
Sự giáo dục toàn diện này trên tất cả các lĩnh vực như đức, trí, thể, mỹ để hướng tới
xây dựng nên hình ảnh người “quân tử” trong xã hội phong kiến với phẩm chất: nhân
- lễ - nghĩa - trí - tín, theo con đường tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ.
11


Ngày nay, xã hội đòi hỏi mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng gia đình
mình thành gia đình văn hóa và nhất là phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành
những công dân tốt cho xã hội. Tuy nhiên, khi xét về mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái trong gia đình thì đặc trưng nổi bật nhất chính là tình yêu thương một cách
tự nhiên và tự nguyện. Chính tình yêu thương và công lao to lớn của cha mẹ là nhân
tố quan trọng nhen nhóm và nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức cho con cái:
lòng nhân ái, những cảm xúc yêu thương, ý thức nghĩa vụ, đạo lý làm người... Tình
cảm, sự hy sinh trời biển mà cha mẹ dành cho con cái lớn lao vô hạn.
Nuôi con chẳng quản chi thân
Chỗ ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn;
Ơn cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang;
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết, gót con đen sì;
Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông;
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
Nhiều nhân cách lớn đã được hình thành ngay từ tuổi ấu thơ, trên cánh võng
với tiếng ru ngọt ngào, tha thiết yêu thương của mẹ. Nhiều con người đã trở thành
vĩ nhân, anh hùng do ảnh hưởng của đức tính kiên trì, dũng cảm và đức độ của
người cha. Thực tiễn đời sống xã hội cho phép chúng ta tin tưởng rằng gia đình
cùng với những mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ là trường học đầu tiên giáo dục

trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ cho con người. Đứa trẻ trong gia đình là con của
cha mẹ nhưng đồng thời cũng là người công dân tương lai của đất nước. Vì vậy,
ngoài việc chăm sóc và yêu thương con cái, cha mẹ còn có nghĩa vụ hết sức nặng
nề, đó là giáo dục con cái mình trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
Khi đó con cái sẽ trở thành niềm vui, niềm tự hào và hạnh phúc của cha mẹ.

12


Công cha đức mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân;
Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời
Rõ ràng, tình yêu thương, sự chăm sóc của cả cha và mẹ là điều kiện nền tảng
giúp con cái có khả năng phát triển một cách bình thường về thể chất và tâm lý.
Người mẹ còn có vai trò giống như người thầy đầu tiên của đứa trẻ. Cha mẹ dạy cho
con mọi hành vi ứng xử với những người xung quanh, bởi vậy, nhân cách và cách cư
xử của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tâm lý của con cái trong tương lai.
Đứa trẻ sẽ bắt chước mẹ trong cách cư xử cũng như những hành vi lễ độ trong sinh
hoạt hàng ngày. Tình yêu thương của mẹ và uy quyền của cha là hai trong những nền
tảng cần thiết giúp đứa trẻ giữ được thế cân bằng giữa cương và nhu. Tuy nhiên, tất
cả đều mang tính tương đối, cả cha và mẹ đều cần hội tụ cả hai yếu tố tình yêu
thương và uy quyền, chỉ có điều, trong quan hệ mẹ con thì tình yêu thương là yếu tố
nổi trội hơn cũng như uy quyền là yếu tố chiếm ưu thế trong quan hệ của cha đối với
con cái. Uy quyền và tình yêu thương không có gì mâu thuẫn nhau mà hòa hợp với
nhau, bổ sung cho nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Nghĩa là, yêu thương không nên mù
quáng và uy quyền không phải là chuyên chế, áp bức. Đối với cha mẹ, giáo dục con
cái là nhiệm vụ thiêng liêng nhưng cũng hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có nghệ thuật.

Tình yêu thương thái quá của cha mẹ sẽ sản sinh ra chủ nghĩa cá nhân, tính tham lam
ích kỉ và những thói xấu khác, ngăn cản nhân loại hòa hợp vào một cộng đồng anh
em thống nhất. Kể từ khi đứa trẻ đi học, gia đình không còn độc chiếm vị trí quan
trọng nhất đối với đứa trẻ. Lúc này trẻ bước vào môi trường xã hội hóa khác là, nhà
trường và xã hội. Tuy nhiên, đứa trẻ hàng ngày vẫn tiếp tục được quan tâm chăm sóc
và dạy bảo bởi cha mẹ cùng với các thành viên khác trong gia đình. Cùng với sự
trưởng thành từng bước của con cái, nỗi lo lắng của cha mẹ ngày càng tăng lên. Giờ
đây không đơn giản chỉ là chăm chút ăn uống, ngủ nghỉ mà cha mẹ còn phải lo
chuyện học hành, lo dạy bảo con điều hay lẽ phải, quy tắc ứng xử sao cho trọn vẹn.
13


Nhân cách của cha mẹ ảnh hưởng quan trọng đến tính cách của con cái, nếu
như cha mẹ có nhân cách tốt đẹp, mẫu mực trong lời ăn, tiếng nói, đến thái độ, cử
chỉ hành vi trong các mối quan hệ: vợ chồng yêu thương, quý trọng lẫn nhau, đối
với cha mẹ già thì hết lòng chăm sóc; đối với bạn bè thì giữa được chữ tín; đối với
người trên thì trân trọng, khiêm nhường; đối với người dưới thì chân thành, bao
dung; giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn thì con cái lúc nào cũng noi theo, xem
đó là khuôn mẫu mình phải hướng tới. Ngược lại, cha mẹ có nhân cách xấu thì làm
cho con cái tự ti với mọi người, sống thu mình, thụ động… hoặc có những trường
hợp cha mẹ bắt con cái mình phải làm những việc xấu cùng với mình…, con cái
chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, như quá trình tiếp nối giữa “nhân” và
“quả”. Từ đó một lần nữa khẳng định, phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất trong
giáo dục gia đình chính là sự nêu gương của cha mẹ trước con cái.
Việc giáo dục, dạy bảo con cái trong gia đình còn thể hiện ở vai trò của ông
bà. Với suy nghĩ của người phương Đông sống để đức cho con cháu, hình ảnh của
ông bà đối với các cháu rất gần gũi thấm đượm tình cảm. Ông bà thường kể
chuyện cổ tích cho các cháu nghe, đọc thơ ca, hò, vè… qua đó, chỉ bảo điều hay,
khuyên bảo, dạy dỗ các cháu sống phải biết kính trên nhường dưới, lễ phép với
mọi người, hòa nhã với bạn bè, hướng dẫn các cháu ăn uống, nghỉ ngơi. Khi có

khuyết điểm ông bà ân cần chỉ bảo để cháu nhìn ra đúng sai mà sửa.
Hiện nay, nhiều gia đình trẻ không muốn hoặc không có điều kiện sống
chung với người già, mặt khác, do có nhà trẻ mẫu giáo, trường học, người giúp việc
trong gia đình đã làm cho vai trò của ông bà không còn trực tiếp như trước đây. Tuy
nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng từ đó cho thấy, ông bà có
vai trò quan trọng trong gia đình và nó phù hợp với đạo lý của người Việt Nam
“Uống nước nhớ nguồn”.
Người xưa có câu: “Tre già để gốc cho măng”, cũng như con người, cái quý
giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cái chính là tình yêu thương, là sự giáo dục đạo
lý làm người. Vì thế, với mỗi con người được sinh ra trong xã hội, không có gì hạnh
phúc hơn khi có được cả tình cha và nghĩa mẹ.
14


- Hai là: Tình nghĩa thuỷ chung
Dưới chế độ phong kiến, hôn nhân thường do cha mẹ sắp đặt “cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy” và phải “môn đăng hộ đối” mà bỏ qua giai đoạn tìm hiểu, hoàn
toàn không có xúc cảm tình yêu trước hôn nhân, cho nên:
Lấy chồng không biết mặt chồng
Đêm nằm tơ tưởng như ông láng giềng
Nhưng trong quá trình chung sống, họ đã tìm ra được tiếng nói chung, tìm ra
được sự đồng cảm sâu sắc vì trách nhiệm, nghĩa vụ phải xây dựng cuộc sống ấm no
cho gia đình, nuôi dưỡng con cái nên người mà họ đã sống trọn vẹn thủy chung đến
khi răng long đầu bạc.
Ngày nay, quan hệ hôn nhân gia đình dựa trên cơ sở của tình yêu chân chính và
sự tự nguyện của cả nam và nữ. Nhưng đạo lý “Thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông
cũng cạn” vẫn luôn được đề cao. Trong gia đình, sự hòa thuận của vợ chồng là yếu tố
cơ bản, tổng hợp tạo nên sức mạnh phi thường, khắc phục mọi khó khăn để xây dựng
gia đình hạnh phúc. Sự hòa thuận vợ chồng không thể xây dựng trên một cơ sở nào
khác là tình nghĩa thủy chung và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai người.

Đối với một người con gái, từ một thiếu nữ đến một người vợ, người mẹ đều
mong muốn người chồng của mình là một trụ cột vững chắc, là nơi nương tựa của
“vợ yếu, con thơ”. Vì vậy, đức tính đầu tiên mà người vợ cần ở người chồng là một
người đàn ông chịu thương chịu khó, biết xây dựng và phát triển đời sống vật chất,
tinh thần cho gia đình, vừa rộng rãi lại không phung phí tiền bạc
Anh đi làm mướn nuôi con
Áo rách mặc áo, vai sờn mặc vai
Một đức tính nữa mà người vợ mong muốn ở người chồng của mình là biết
thương vợ, quý con, không có những đam mê cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập bê tha;
không làm hại đến gia phong, gia giáo, không làm tan tành sản nghiệp, đẩy vợ con
vào con đường cùng khổ, không đủ cơm ăn, áo mặc và điều kiện học hành cho con
cái. Nhưng thực tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay vẫn có không ít
người vợ hoặc người chồng vì đam mê cờ bạc, nghiện hút, trai gái… làm cho gia
đình tan nát, con cái hư hỏng, đi vào con đường tệ nạn xã hội.
15


Bên cạnh đó, tình nghĩa thủy chung chính là đức tính mà cả người vợ hay
người chồng đều mong muốn ở nhau. Đó là sự tin tưởng, yêu thương cho dù trong
giàu sang hay nghèo khổ hoạn nạn. Từ “tình” mà chuyển thành “nghĩa” và ngày
càng được củng cố, vun đắp trong quá trình chung sống, tạo lập, xây đựng gia đình.
Trước đây, trong xã hội phong kiến, vợ chồng lấy nhau khi chưa có “tình” nhưng
trải qua những khó khăn, vui buồn của cuộc sống, ở họ đã hình thành nên “nghĩa”
vợ chồng. Và cái đó mới chính là sức mạnh để họ gắn kết, yêu thương nhau đến
trọn đời. Trong chiến tranh loạn lạc, người đàn ông phải ra chiến trường giữ gìn độc
lập cho Tổ quốc, có người đã hy sinh nhưng người yêu, người vợ ở quê nhà vẫn một
đời ở vậy, có người may mắn hơn trở về sau hòa bình nhưng một phần thân thể
không còn nguyên vẹn, sức khỏe giảm sút, có người không còn khả năng sinh con
nhưng người vợ vẫn thủy chung, tận tình chăm sóc. Vì lẽ, giữa họ chẳng những có
“tình” mà còn có “nghĩa” rất sâu đậm mà chỉ có cái chết mới chia lìa được họ. Ngày

nay, có nhiều đôi vợ chồng lấy nhau vì sắc đẹp, vì tiền tài danh vọng… mà không
phải vì “tình”. Khi những thứ đó còn thì tưởng chừng như cuộc sống vợ chồng hạnh
phúc tuyệt đỉnh. Nhưng bỗng chốc, khi người vợ gặp tai ương làm sắc đẹp bị phai
tàn hay người chồng làm ăn khó khăn rồi tay trắng, không nhà không cửa, lúc đó họ
sẵn sàng dứt áo ra đi, bỏ lại người vợ hay người chồng của mình, thậm chí cả những
đứa con thơ. Bởi ngay từ khi lấy nhau, họ đã không vì tình yêu chân chính mà vì
một động cơ nào đó, đến khi động cơ đó không còn, lại không có cái “nghĩa” vợ
chồng thì chuyện đổ vỡ như một tất yếu trong xã hội hiện nay.
Vợ chồng có quan hệ ăn đời ở kiếp với nhau, ngoài nghĩa vụ phải quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau còn phải có trách nhiệm chung lưng, đấu cật xây dựng mọi mặt
cho gia đình ngày càng thêm no ấm, đầy đủ, giáo dục con cái nên người và chăm
sóc cha mẹ già. Vì vậy người vợ luôn mong muốn ở người chồng của mình đức tính
thật thà trong suy nghĩ và hành động, đối xử tốt với cha mẹ, anh em bên nội cũng
như bên ngoại; tạo dựng cho người vợ niềm tin và sự nể phục.
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người
16


Từ xưa tới nay, người chồng vẫn được coi là người trụ cột trong gia đình, họ
phải là người khôn ngoan, tháo vát, đảm đương những trọng trách trong gia đình và
ngoài xã hội, làm cho cuộc sống gia đình ngày càng sung túc, no đủ hơn. Vì thế, khi
chọn vợ hoặc chồng, ông cha ta đã khuyên:
Trai khôn tìm vợ chợ đông
Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân
Nghĩa là, ở những nơi khó khăn, đông đúc như vậy mới chứng tỏ khả năng
tháo vát, vượt qua những thách thức ở cả người đàn ông cũng như người đàn bà.
Dĩ nhiên, quan hệ vợ chồng là sự đồng cảm, thấu hiểu ở cả hai phía, nói một
cách khác, người vợ cần ở người chồng của mình những đức tính trên để làm trọn
đạo phu thê. Dù cho bình đẳng nam nữ nhưng do đặc điểm giới quy định, phái nữ

vẫn là “phái yếu” cần được che chở, nương tựa trong gia đình. Ngược lại, người
chồng cũng mong muốn ở người vợ của mình đức tính cần cù chịu thương chịu khó,
quán xuyến công việc trong gia đình và chăm sóc con cái, cha mẹ già (tề gia nội
trợ), để cho người chồng yên tâm làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình.
Thật thà, đoan trang cũng là một trong những yếu tố đạo đức cần thiết ở người
phụ nữ để vun đắp cho tình nghĩa vợ chồng. Không gì tạo ra được sự tin tưởng, yên tâm
đối với người đàn ông khi vợ mình là người thành thật, thổ lộ với mình tất cả những suy
tư, trăn trở lo toan trong cuộc sống gia đình, đồng tâm hiệp lực cùng chồng vượt qua
những khó khăn, trở ngại. Người vợ đoan trang bao giờ cũng nói năng khiêm tốn, cử chỉ
và hành vi nghiêm túc, đúng đắn, nhất là đối với người khác giới, cũng không lắm điều,
nhiều lời với người khác. Ngoài ra, hạnh phúc gia đình có bền vững hay không còn phụ
thuộc vào đức tính hiền dịu, biết nhường nhịn của người vợ đối với chồng con. Trong
cuộc sống gia đình không phải bao giờ vợ chồng cũng hòa hợp, mà cũng có lúc “cơm
chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Nhất là những khi người chồng buồn bực, nóng nảy mà
người vợ cứ khăng khăng, bảo thủ giữ lấy ý kiến chủ quan của mình thì không khác gì
“đổ thêm dầu vào lửa”. Ông cha ta đã khuyên:
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi nhỏ lửa, suốt đời chẳng khê
17


Một người vợ dịu dàng, biết nhường nhịn chồng đúng lúc không phải là kẻ
thua, ngược lại đã biết cách chiến thắng chính mình, biết kiềm chế bản thân để khi
chồng bình tĩnh lại càng yêu quý vợ con hơn. Bên cạnh đó, người chồng nào mà lại
không lấy làm tự hào về dung nhan của vợ, đúng như tục ngữ có câu “Trai tài, gái
sắc”. Song, cái để người chồng yêu thương, trân trọng người vợ thì vẻ đẹp về hình
thức ấy phải đi liền với vẻ đẹp của tâm hồn, của trí tuệ, tức nội dung luôn đi liền với
hình thức, chứ không chỉ dừng lại ở quan niệm “cái nết đánh chết cái đẹp”.
Thật vậy, hạnh phúc gia đình không chỉ được xây dựng trên cơ sở của quan
hệ, tình cảm vợ chồng mà còn là yếu tố cốt lõi, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến

các thành viên khác trong gia đình, nhất là con cái. Vì vậy, để gia đình phát triển
bền vững thì vợ chồng phải có sự xây dựng, củng cố tình cảm yêu thương, phải có
trách nhiệm và nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau để làm tròn bổn phận trong
gia đình và đối với xã hội.
- Ba là: Hiếu thảo
Mối quan hệ cha mẹ - con cái không chỉ là mối quan hệ một chiều hướng về
con mà còn thể hiện qua tình yêu thương, thái độ kính trọng trong cách cư xử của con
cái đối với cha mẹ. Thông qua cách cư xử đối với cha mẹ có thể vẽ nên bức chân dung
khái quát về đạo đức của người con. Cha mẹ là người sinh thành dưỡng dục, vượt bao
gian khó vì con mà không nhận được sự trân trọng yêu kính thì người con đó làm sao
có lòng yêu mến được những người xung quanh, làm sao có tình yêu đối với quê
hương đất nước. Vì thế, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ chính là bài học đạo
đức đầu tiên trong suốt quá trình hình thành nhân cách của mỗi người.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Trong gia đình Việt Nam truyền thống, giáo dục đạo đức được đặc biệt coi
trọng, trong đó chữ hiếu đứng đầu trăm nết của con người. Mỗi cá nhân phải tuân
thủ nghiêm ngặt những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của gia đình, gia tộc, tuân theo
18


nền nếp gia phong “trên bảo dưới nghe”, “trên kính dưới nhường”, khác đi đều bị
coi là bất hiếu và bị trừng trị nghiêm khắc. Trong gia đình truyền thống, mọi người
thường xem đạo hiếu là gốc rễ của mọi việc dạy đạo lý, gia phong. Gia huấn răn dạy
con cái ghi lòng tạc dạ về công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Làm con có hiếu
là phải nối được nghiệp nhà, làm rạng rỡ tổ tông. Hiếu không những được xem là
đứng đầu của đức hạnh mà còn là cội nguồn để có được phúc thiện:
Điều hiếu đứng vững

Muôn điều thiện theo.
Phúc thiện đúng đạo,
Phúc lành được gieo.
Trong những năm trước đổi mới, trải qua một thời gian dài trong cơ chế tập
trung, quan liêu, bao cấp, việc giáo dục đạo đức trong gia đình dường như ít được
quan tâm đúng mức. Chức năng giáo dục đạo đức hầu như được chuyển giao cho xã
hội và nhà trường đảm nhiệm. Chủ yếu nhờ vào sự bao cấp của Nhà nước, hệ thống
các cấp học như nhà trẻ, mẫu giáo, phát triển rộng rãi ở cả thành thị và nông thôn,
đã giúp cho việc nuôi dạy tốt các cháu trước tuổi học đường. Vì vậy, vai trò của nhà
trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ chiếm vị trí quan trọng, bởi thế, nhiều gia đình
hầu như phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường, xã hội. Ưu điểm chủ yếu
của giáo dục nhà trường và xã hội là tạo ra thế hệ trẻ tinh thần và ý thức tập thể,
tuân thủ mọi quy định của tập thể, của cộng đồng; nhưng tính sáng tạo, năng động
của cá nhân nhiều khi không được quan tâm đúng mức, do đó con cái thường có tư
tưởng thụ động, ỷ lại vào gia đình.
Từ khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở
cửa, hội nhập quốc tế, cuộc sống có nhiều biến đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới các
thành viên trong gia đình, nhất là thế hệ trẻ, khiến chúng ta phải nhìn nhận lại chức
năng giáo dục đạo đức của gia đình. Mặc dù đất nước có nhiều đổi thay, nội dung
giáo dục đạo đức gia đình cũng có nhiều biến đổi, song đạo hiếu mà hạt nhân là tình
thương, lòng kính trọng và sự phụng dưỡng cha mẹ vẫn là một trong những nội
dung quan trọng của giáo dục đạo đức. C.Mác - một nhà khoa học, một chiến sỹ
19


cộng sản luôn giữ tinh thần thép trong đấu tranh với kẻ thù của giai cấp vô sản
nhưng cũng là một con người có trái tim luôn nóng bỏng, giàu tình cảm. Lúc sinh
thời, Người đã từng viết thư cho người cha thân yêu của mình: Nhưng còn có nơi
bảo tồn nào thiêng liêng hơn cõi lòng cha mẹ, đó là một quan tòa khoan dung nhất,
người bạn thông cảm với mình nhất, là mặt trời của tình yêu, mà ngọn lửa của nó

sưởi ấm đến tận những khát vọng sâu kín nhất của lòng mình. Khi biết cha lâm
bệnh, C.Mác rất lo lắng: Hy vọng rằng cha chóng bình phục hoàn toàn, để cho con
có thể ghì cha vào ngực và nói lên tất cả những ý nghĩ của mình - con vẫn là con
trai mãi mãi yêu thương của cha.
Nhân dân ta với đạo lý truyền thống, rất coi trọng cách cư xử mà đặc biệt là
sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Bởi vì cha mẹ là người đã sinh thành, vượt
qua biết bao đắng cay, vất vả để dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái mà không
được báo hiếu, không được trân trọng yêu quý, thì sao có lòng yêu mến được những
người xung quanh, yêu quê hương đất nước v.v… Do vậy, thông qua cách cư xử đối
với cha mẹ có thể vẽ lên bức chân dung khái quát về đạo đức của con người đó.
Sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ phải thể hiện rõ ở các mặt sau:
- Luôn tỏ lòng biết ơn của mình đối với cha mẹ.
- Thường xuyên tỏ lòng kính trọng, quý mến cha mẹ.
Có thái độ chăm sóc ân cần, chu đáo để đền đáp lại công lao của cha mẹ đã
nuôi dưỡng mình. Nhưng đồng thời, phải biết bảo toàn lấy danh dự, giá trị của gia
đình, nghĩa là con cái phải giữ được nếp sống chân chính “đói cho sạch, rách cho
thơm”, không có những hành vi bất lương, trác táng, làm tổn hại đến danh dự gia
đình; mặt khác cũng phải nâng cao trách nhiệm của mình đối với hành động của cha
mẹ “Những điều gì tốt, trông cha mẹ nên, những tiếng hư hèn trông cha mẹ khỏi”
Con cái không thực hiện được những điều cơ bản trên gọi là “bất hiếu”, đã là
người bất hiếu thì cũng là kẻ bất nhân. Mặc dù con người đó có phú quý, giàu sang,
quyền cao chức trọng đến mấy cũng bị người đời mỉa mai, khinh bỉ.
Thờ cha mẹ, ở hết lòng
Ấy là chí hiếu dạy trong luân thường
20


×