Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Kỹ năng tự bảo vệ khi tham gia các mạng xã hội của sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.14 KB, 185 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Vũ
Thị Khánh Linh, cô luôn tận tụy hướng dẫn về mặt khoa học, luôn khích lệ,
động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các em sinh viên
trường Cao Đẳng Sư Phạm Thái Bình đã nhiệt tình cộng tác để tôi có thể
hoàn thành đề tài này.

Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, với tinh thần thực sự
cầu thị, rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý kiến của quý thầy cô cùng các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn !

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2016
Tác giả

Phan Thị Mai


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................................1
Bảng 2.1.1a Thống kê số lượng sinh viên theo năm học và theo giới tính(%) N=290.....................................45
Bảng 2.1.1b Số lượng sinh viên theo chuyên ngành, nơi sinh...........................................................................45
Bảng 3.1.1 Nhận thức về khái niệm MXH (1≤X≤ 3)........................................................................................53
Bảng 3.1.1 Các loại MXH sinh viên tham gia...................................................................................................54
Bảng 3.1.2a Thời gian và nội dung sinh viên vào mạng xã hội (1≤x≤3)..........................................................56


Bảng 3.1.2b Thời gian truy cập mạng xã hội của sinh viên xét theo năm học..................................................58
Bảng 3.1.2c. Thời gian truy cập mạng xã hội của sinh viên xét theo giới tính (1≤X≤3)..................................61
Bảng 3.1.3 Số bạn trên mạng xã hội của sinh viên(%)......................................................................................63
Bảng 3.1.4 .Nhận thức về tính năng của MXH (1≤X≤8)..................................................................................67
Bảng 3.1.5. Những khó khăn khi sử dụng MXH (1≤X≤5)................................................................................68
Bảng 3.1.5b Những thuận lợi khi sử dụng MXH (1≤X≤5)...............................................................................72
Bảng 3.2.2a Nhận thức về các hiện tượng tiêu cực của MXH (1≤X≤3)...........................................................79
Bảng 3.2.2.b Nhận thức về các hiện tượng tiêu cực của MXH theo giới tính (1≤X≤3)....................................82
Bảng 3.2.2d Nhận thức về các hiện tượng tiêu cực do MXH gây ra theo khoá học (1≤X≤3)..........................83
Bảng 3.2.3 Nhận thức về mức độ hiệu quả của cách cách ứng phó với các hiện tượng tiêu cực khi tham gia
các mạng xã hội (1≤X≤3)..................................................................................................................................87
BẢNG 3.3.1a Mục đích truy cập MXH của sinh viên......................................................................................92
Bảng 3.3.1b Mục đích và nội dung truy cập MXH của sinh viên theo năm học...............................................93
Bảng 3.3.2 Kĩ năng nhận biết các hiện tượng tiêu cực và các cách ứng phó phù hợp (1≤x≤3)......................100
Bảng 3.3.3 Kĩ năng lựa chọn các ứng phó/tự bảo vệ phù hợp.........................................................................102
Bảng 3.3.4 Kĩ năng cập nhật các thông tin/cách thức sử dụng MXH(1≤X≤3)...............................................107
Bảng 3.3.5.1 Kĩ năng bảo vệ tài khoản MXH.................................................................................................108
Bảng 3.3.5.2 Cách quản lí thông tin cá nhân...................................................................................................113
Bảng 3.3.5.3 Cách thức kiểm tra tính xác thực của thông tin..........................................................................117
Bảng 3.3.6.1 Kĩ năng bảo vệ tài khoản Facebook...........................................................................................119
Bảng 3.3.6.2 Kĩ năng xử lí tình huống lừa đảo trên trang cá nhân..................................................................122


Bảng 3.3.6.3 Kĩ năng bảo vệ tài khoản Facebook khỏi bị đánh cắp................................................................124
Bảng 3.5.1.2 Đánh giá của sinh viên về những ảnh hưởng tiêu cực của MXH(%).........................................132


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, với ảnh hưởng của sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của

công nghệ thông tin, các ứng dụng của nó len lỏi tới mọi ngõ ngách của cuộc
sống, đến mọi người hơn. Thế giới thực sự “phẳng”, chỉ với một chiếc
smartphone với cái chạm tay, cả thế giới hiện ra trước mắt bạn.
Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên lại với
nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.
Mạng xã hội có những tính năng như phim ảnh, voice chat, chia sẻ file,
blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau
và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên
khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm
kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành
phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc
dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc),
lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...
Bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng mạng xã hội cũng gây
không ít “phiền toái” cho người dùng đặc biệt là những người trẻ, phổ biến
nhất là đã làm nảy sinh biểu hiện “nghiện” mạng xã hội ở một số thành viên
như tiêu tốn thời gian “lướt mạng” truy cập và tìm kiếm những thông tin vô
bổ, thậm chí có hại; chơi game online bất kể giờ giấc và nhiều người sa vào
những game bạo lực, khiêu dâm... Mạng xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ khi
những thông tin, nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ
với người thân, bạn bè… nhưng vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào
mục đích xấu, hoặc là người sử dụng mạng xã hội chưa có ý thức, vô trách
nhiệm trong việc đưa thông tin xấu lên mạng gây ảnh hưởng không tốt đến

1


suy nghĩ của một bộ phận cư dân mạng và dư luận xã hội. Những cá nhân dễ
“nổi tiếng” nhờ mạng xã hội nhưng cũng dễ bị mạng xã hội “ném đá”, vùi dập

nhân cách, có khi dẫn đến những tai hoạ khôn lường. Sự tương tác tức thời và
“không biên giới” của thế giới mạng có sức quyến rũ mê hoặc ghê gớm đồng
thời là một sức mạnh có thể“hủy diệt”một cá nhân chỉ trong chốc lát. Thế giới
mạng như một tấm gương của cuộc sống, chỉ có điều cần lưu ý, nó là tấm
gương phóng đại nhiều lần những tốt đẹp hay xấu xa của mỗi con người, của
một xã hội.
Hiện nay theo quan sát giới trẻ là lực lượng tham gia các mạng xã hội
là nhiều nhất. Tuy nhiên, sinh viên nói riêng hay giới trẻ nói chung lại không
được trang bị những kiến thức cần thiết nhất và những kỹ năng để có thể tự
bảo vệ các thông tin và dữ liệu của mình. Họ không nắm đươc những khái
niệm cơ bản về các mối nguy hiểm khi sử dụng máy tính và hệ thống mạng ví
dụ như nhận diện hình thức đánh cắp thông tin, gian lận trong thanh toán thẻ
tin dụng, lừa đảo trong thanh toán trực tuyến qua ngân hàng (phishing), virus
and backdoor, lừa đảo qua email (emails hoaxes), mất cắp thông tin mật, tấn
công phá hoại và lừa đảo qua mạng xã hội.
Do nhu cầu học tập, do đời sống của người dân được nâng cao nên hầu
hết sinh viên đều có thể tự trang bị cho mình các thiết bị thông minh như điện
thoại thông minh, máy tính... đây là điều kiện để sinh viên có thể dễ dàng truy
cập vào các trang mạng xã hội.
Chúng ta có thể dễ dàng truy cập những trang nhật kí trên các mạng xã
hội hay việc thành lập ra các hội nhóm , bình luận những sự kiện diễn ra trong
đời sống...Và đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn dể những kẻ xấu lợi dụng ác
thông tin cá nhân.
Giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, thực sự chưa tiếp cận và nắm
vững những khái niệm về bảo vệ cá nhân khi tham gia mạng xã hội như bảo

2


mật khi sử dụng mạng xã hội., lừa đảo và nhận diện kẻ lừa đảo trên mạng xã

hội, bảo mật các kết nối mạng, bảo mật giao dịch trực tuyến, an toàn trong
giao tiếp Email, bảo mật thiết bị di động…
Từ những phân tích sơ bộ như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn
là “Kỹ năng tự bảo vệ khi tham gia các mạng xã hội của sinh viên trường
Cao đẳng sư phạm Thái Bình”, nhằm tìm hiểu về thực trạng sử dụng mạng
xã hội, khả năng tự bảo vệ các thông tin cá nhân, đề xuất các biện pháp nâng
cao kỹ năng tự bảo vệ cho sinh viên khi tham gia mạng xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tiến hành tìm hiểu thưc trạng kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi
tham gia các mạng xã hội của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình.
Các nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng này của sinh viên. Từ đó đề xuất
một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia các
mạng xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia mạng xã hội của sinh viên
trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên các khoa Khoa học Tự nhiên, khoa Xã hội Nhân văn, Khoa
Ngoại ngữ, khoa Giáo dục Tiểu học, Khao Giáo dục Mầm non thuộc trường
Cao đẳng Sư phạm Thái Bình
4. Giả thuyết khoa học
Nhìn chung kỹ năng tự bảo vệ bản thân của sinh viên khi tham gia
mạng xã hội đều ở mức thấp. Có sự khác biệt về mức độ kỹ năng giữa nhóm
sinh viên nam và sinh viên nữ, sinh viên ở các khoá học khác nhau. Nguyên
nhân chủ yếu ảnh hưởng đến thực trạng này là do sinh viên chưa có nhận thức

3



đầy đủ về các biện pháp bảo vệ bản thân khi sử dụng các mạng xã hội. Nâng
cao nhận thức cho sinh viên về các cách thức tự bảo vệ mình trên mạng xã hội
là một trong những biện pháp hiệu quả giúp phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản
thân của sinh viên khi sử dụng các mạng xã hội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về kỹ năng, tự bảo vệ, kỹ năng tự bảo
vệ của sinh viên, mạng xã hội ... làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng kĩ năng tự bảo vệ của sinh viên khi sử dụng
mạng xã hội và các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng này.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng tự bảo vệ khi sử
dụng mạng xã hội cho sinh viên
6. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ của sinh viên khi
sử dụng/tham gia mạng xã hội trên các khía cạnh nhận thức và hành vi thực
hiện một số cách thức tự bảo vệ, cụ thể gồm:
Về nhận thức của sinh viên:
- Nhận thức về khái niệm MXH
- Nhận thức về khái niệm tự bảo vệ
- Nhận thức về tính năng của MXH
- Nhận thức về sự ảnh hưởng của MXH tới người dùng
- Nhận thức về những thuận lợi khi tham gia
- MXH Nhận thức về những khó khăn khi tham gia MXH
- Nhận thức về các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trên các MXH
- Nhận thức về sự cần thiết trang bị kĩ năng tự bảo vệ
- Nhận thức về các cách tự bảo vệ/ ứng phó
Về các nội dung cảu kỹ năng tự bảo vệ bản thân như:
- Kĩ năng xác định các mục đích khi sử dụng mạng xã hội

4



- Kĩ năng xác định mức độ các hành vi tự bảo vệ phù hợp/ kĩ năng lựa
chọn các ứng phó/tự bảo vệ phù hợp
- Kĩ năng cập nhật các thông tin/cách thức sử dụng MXH
- Kĩ năng bảo vệ tài khoản MXH
- Kĩ năng bảo mật thông tin cá nhân trên tài khoản MXH
- Kĩ năng kiểm chứng tính xác thực của thông tin
- Kĩ năng tự bảo vệ khi tham gia Facebook
- Kĩ năng xử lí khi gặp tình huống giả mạo/lừa đảo trên trang cá nhân
- Kĩ năng bảo vệ tài khoản Facebook khỏi bị đánh cắp
6.2Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 245 sinh viên của trường Cao đẳng Sư
phạm Thái Bình
Trong đó, 65 sinh viên năm nhất, 90 sinh viên năm 2, 90 sinh viên năm
ba; 35 sinh viên nam và 210 sinh viên nữ.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, thì luận văn còn có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về kỹ năng tự bảo vệ khi tham gia các mạng
xã hội
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng tự bảo vệ khi tham
gia các mạng xã hội của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình


5


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ KHI THAM
GIA MẠNG XÃ HỘI
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng ở nước ngoài
Nghiên cứu về kỹ năng và kỹ năng hoạt động nói chung, trước tiên phải
kể đến Nhà bác học Hy lạp cổ đại lỗi lạc Arixtốt (384 - 322 TCN). Trong
cuốn sách đầu tiên của loài người “Bàn về tâm hồn” của ông đã nói đến tâm
lý học và đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của con người. Theo ông, nội
dung của phẩm hạnh là “biết định hướng, biết việc làm, biết tìm tòi”[64] có
nghĩa là con người có phẩm hạnh là con người có kỹ năng làm việc.
Trong các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học nổi tiếng ở
thế kỷ XIX như: G.Rutxô (Pháp), K.Đ.Usinxki (Nga), J.A.Cômenxki (Tiệp
Khắc) cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ và hình thành kỹ năng. Tiếp đó các
nhà tâm lý học Xô viết cũng đi sâu nghiên cứu về kỹ năng của con người
trong học tập, lao động, có thể kể đến các tác giả: X.I. Kixegôv, ông đã phân
tích khá sâu về kỹ năng, ông phân biệt kỹ năng ở hai mức độ: Kỹ năng bậc
thấp - được hình thành lần đầu bằng hoạt động đơn giản, là cơ sở hình thành
kỹ xảo và Kỹ năng bậc cao - hình thành lần thứ 2 sau khi đã có tri thức và kỹ
xảo [42]. Các tác giả A.V.Pêtrôvxki [53] và V.A.Cruchetxki đi sâu nghiên
cứu kỹ năng của những hành động phức tạp, trong điều kiện không ổn định,
và nhấn mạnh rằng cơ sở của việc hình thành kỹ năng là các tri thức và kinh
nghiệm đã có do thực hiện các hành động tương tự trước đó mang lại.
Tâm lý học hành vi ra đời đầu thế kỷ XX, đại diện là: J. Watson,
B.Ph.Skinner, Bandura, E.Tolmen, K.Hull [70]. Theo thuyết hành vi, thực
chất của sự học là nhằm làm cho hành vi phù hợp với những điều kiện mới,
đó là quá trình rèn luyện công phu và có phương pháp trong quá trình thao tác

với máy móc. Với quan điểm của trường phái tâm lý học hành vi, theo chúng

6


tôi, đây là vấn đề mà các nhà tâm lý học và giáo dục học cần quan tâm bởi
vấn đề không chỉ là rèn luyện kỹ năng hành động mà cần phải hình thành kỹ
năng tổ chức hành động. tìm ra được cách giải quyết đạt hiệu quả cao trong
mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.
Trong tâm lý học lao động, các nhà tâm lý học phương tây khi nghiên
cứu kỹ năng lao động đã đề cập đến kỹ năng, kỹ xảo, vai trò của kỹ năng
trong lao động, vấn đề hình thành kỹ năng cho người lao động trong quá trình
hoạt động, sự thành thạo về thao tác là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu
quả lao động, nhưng không có nghĩa là mọi hoạt động của con người cần phải
đạt đến kỹ xảo. Trên thực tế nhiều hoạt động đòi hỏi người lao động phải linh
hoạt, mềm dẻo, con người không chỉ thành thạo các thao tác nghề nghiệp, mà
còn cần có sự linh hoạt, sáng tạo, đại diện là K.K.Platonov, G.G.Golubev,
V.V.Tsêbưsêva [69].
Lĩnh vực quản lý cũng có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng. Các
chuyên gia hàng đầu về khoa học quản lý như Harold Koontz, Cyril
O’Donnell và Heinz Weihrich [36] chỉ ra những kỹ năng cơ bản của nhà quản
lý là: Kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người, kỹ
năng nhận thức. Theo các tác giả thì tầm quan trọng của các kỹ năng này thay
đổi tùy theo cấp độ quản lý (cấp cao, cấp trung gian, cấp cơ sở). Nghĩa là cấp
quản lý càng cao thì kỹ năng nhận thức và thiết kế càng có ý nghĩa. Ngược lại
đối với cấp quản lý thấp thì kỹ năng kỹ thuật lại có ý nghĩa hơn. Trong cuốn
“Các kỹ năng lãnh đạo giành cho nhà quản trị” của tác giả Marlene Caroselli
cũng đề cập đến các kỹ năng cụ thể cần có của nhà quản trị [14], các nhóm kỹ
năng cần thiết để công tác tổ chức quản lý có hiệu quả. Theo
P.M.Kecgientsev [37] đã phân tích và đề xuất những yếu tố cơ bản của công

tác tổ chức như mục đích các kiểu tổ chức, các phương pháp tổ chức, các
phương tiện, điều kiện tổ chức, đặc điểm tâm lý quần chúng được tổ chức,

7


những yêu cầu về phẩm chất của người làm công tác tổ chức…tất cả đều cần
thiết cho mọi hoạt động, nhưng người làm công tác tổ chức phải nắm vững tri
thức về lĩnh vực hoạt động cụ thể đó và phải có sự mềm dẻo, sáng tạo trong
quá trình tổ chức để đạt hiệu quả cao.
* Như vậy: vấn đề kỹ năng đã được các nhà tâm lý học nước ngoài đề
cập đến từ lâu và đến nay vẫn tiếp tục được nghiên cứu, ứng dụng trong thực
tiễn để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội.
1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề kỹ năng cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
làm rõ các khái niệm kỹ năng, kỹ năng lao động, kỹ năng sư phạm và kỹ năng
tổ chức…Ở đây chúng ta có thể nhìn thấy các công trình nghiên cứu kỹ năng
theo ba hướng cơ bản như sau:
Hướng thứ nhất: Những công trình có tính khái quát về kỹ năng, kỹ
xảo, mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo và các điều kiện hình thành kỹ
năng, kỹ xảo trong các hoạt động nói chung và trong lao động công nghiệp
nói riêng. Tiêu biểu là các tác giả Trần Trọng Thủy trong “Tâm lý học lao
động” đã trình bày về khái niệm kỹ năng, các điều kiện hình thành kỹ năng
hoạt động lao động [67]. Tác giả Phạm Tất Dong thì cho rằng có 4 giai đoạn
hình thành kỹ năng, mỗi giai đoạn có những đặc điểm đặc trưng, yêu cầu nhất
định đó là: Giai đoạn hình thành kỹ năng sơ bộ; Giai đoạn hoạt động với
những kỹ năng chưa thành thạo; Giai đoạn hình thành những kỹ năng chung,
kỹ năng phát triển cao và giai đoạn con người sử dụng một cách sáng tạo
những kỹ năng khác nhau, giai đoạn kỹ năng cao nhất.
Hướng thứ hai: Những nghiên cứu về kỹ năng hoạt động sư phạm nói

chung, kỹ năng dạy học của giáo viên và kỹ năng học tập của học sinh nói
riêng. Các nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Như An, Ngô Công
Hoàn đã có những công trình chuyên sâu về kỹ năng hoạt động sư phạm và

8


quy trình hình thành kỹ năng hoạt động sư phạm cho sinh viên các trường sư
phạm. Một số tác giả nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm
của giáo viên, sinh viên sư phạm, tiêu biểu như tác giả Nguyễn Đình Chỉnh
[16]; Tác giả Trần Thị Quốc Minh [48]. Tác giả Nguyễn Hữu Dũng quan tâm
và khẳng định vai trò cần thiết của việc hình thành kỹ năng sư phạm cho sinh
viên là: “Cần hết sức coi trọng việc hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo sinh
sư phạm”. Một số tác giả như Nguyễn Đình Chỉnh, Trần Hữu Luyến, Trần
Ngọc Diễm đã trình bày kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm theo một quy
trình xác định. Các tác giả đưa ra một hệ thống các tình huống sư phạm và
hướng dẫn cách giải quyết theo quy trình nhất định.
Hướng thứ ba: Nghiên cứu về kỹ năng trong công tác quản lý, tổ chức
hoạt động. Tác giả Trần Quốc Thành [68] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc của
kỹ năng tổ chức hoạt động. Theo tác giả này, hệ thống kỹ năng tổ chức rất
phong phú với 5 thành phần cơ bản: Nhận thức, Thiết kế, Phân công - phối
hợp, giao tiếp, thực hiện nhiệm vụ. Các thành phần này có mối quan hệ chặt
chẽ, chi phối lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Trong cuốn “Kỹ năng trong
quản lý” [29] của Giang Hà Huy tác giả đề cập đến các kỹ năng mà nhà quản
lý cần rèn luyện như kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng quản lý con người
và các mối liên hệ, bên cạnh đó tác giả đã giải thích và đơn giản hoá suy nghĩ
của các chuyên gia quản lý hàng đầu thế giới và các nhà quản lý khác bằng
các suy nghĩ thực tế thông thường nhưng rất có ích cho tất cả các đối tượng
làm công tác quản lý từ giám đốc công ty, các nhà quản lý trường đại học,
công chức nhà nước, sĩ quan quốc phòng, quản đốc nhà máy và rất có giá trị

cho sinh viên khoa quản lý. Trong đó tác giả đã thực tế hoá hầu hết các kỹ
năng quản lý như tổ chức quản lý, xây dựng êkíp, quản lý con người, mối
quan hệ người với người, các nhân tố tổ chức. Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh và
Phạm Ngọc Uyển [17] cho rằng: kỹ năng quản lý có vai trò quyết định đối

9


với chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ của các hoạt
động như giao tiếp quản lý của chủ thể quản lý. Kỹ năng quản lý được coi
như một hệ thống cấu trúc, bao gồm các kỹ năng bộ phận như biết định hướng
đúng, biết tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện tốt kế hoạch và biết kiểm tra, đánh
giá, hiệu chỉnh một cách hợp lý các quá trình giải quyết nhiệm vụ quản lý.
Các tác giả Nguyễn Ngọc Phú, Trần Ngọc Khuê, Nguyễn Hải Khoát [39], Hồ
Vân Chiểu thì cho rằng: kỹ năng khai thác trí lực của nhiều người khác, của
tập thể là một trong những phẩm chất trí tuệ cơ bản của người lãnh đạo.
Các công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của Trần Thị Tuyết
Mai, Trần Thị Tú Quyên [58] đã nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tình huống
quản lý và đã khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết tình huống
quản lý của người lãnh đạo, các tác giả đã phân tích được thực trạng của kỹ
năng giải quyết tình huống và quan tâm đến kết quả giải quyết tình huống,
song chưa đi sâu vào biện pháp rèn luyện kỹ năng và quá trình giải quyết tình
huống cụ thể cho các đối tượng làm công tác quản lý.
* Nhìn chung: xuất phát từ các đối tượng hoạt động khác nhau, các luận
điểm khác nhau, các tác giả đã có các hướng nghiên cứu khác nhau để tìm ra
một kết quả chung nhất cho vấn đề kỹ năng nên các tác giả không có những
quan điểm trái ngược.
*Tổng quan nghiên cứu về mạng xã hội
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mạng xã hội
Mạng xã hội (Social network) hay còn gọi là Mạng xã hội ảo là dịch vụ

kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau, với nhiều mục
đích khác nhau. Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo - mạng xã hội thì
khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô
nghĩa. Nhờ vào những ưu việt này mà mạng xã hội đang có tốc độ lây lan
chóng mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở thanh niên trên toàn thế giới.

10


Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995 với sự ra đời của trang
Classmate với mục đích kết nối bạn học. Tiếp theo là sự xuất hiện của
SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích
[23]. Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng
triệu thành viên ghi danh. Năm 2004, MySpace ra đời với các tính năng như
phim ảnh (embedded video) đã nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành
viên mới mỗi ngày [24] MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều
lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với giá
580 triệu USD. Cùng năm 2004, Facebook ra mắt. Ban đầu đây là địa chỉ dành
cho sinh viên đại học kết nối và chia sẻ. Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường
đại học Harvard, Facebook đã có tới 19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu
tiên. Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong
quá trình phát triển của mạng xã hội. Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người
dùng Twitter đăng lên 3.283 thông điệp và mỗi ngày mạng xã hội Twitter cũng
thực hiện hơn 800 triệu lượt tìm kiếm [25]. Năm 2006 đánh dấu bước ngoặt
mới cho hệ thống mạng xã hội Facebook trực tuyến cho phép người dùng tạo ra
những công cụ mới cho cá nhân mình, cũng như các thành viên kết nối khác.
Hiện nay Facebook có tốc độ phát triển chóng mặt, với số lượng người dùng
khoảng 600 triệu. Theo khảo sát vừa được công bố tại Mỹ, Facebook nói riêng
và mạng xã hội nói chung chính là điểm đến tiêu tốn nhiều thời gian nhất của
người dùng.

Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau mà mọi lứa
tuổi có thể tham gia, như mạng Myspace và Facebook nổi tiếng Ở Bắc Mỹ và
Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại Châu Á và các đảo quốc
Thái Bình Dương, Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật
Bản và Zing Me tại Việt Nam. [26]
Từ góc độ kinh tế, mạng xã hội là một phương tiện để các nhà sản xuất,

11


kinh doanh quảng cáo sản phẩm, xây dựng mạng lưới người tiêu dùng, đánh
giá và điều chỉnh thị thường…
Vai trò và những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đã được chứng
minh bằng số lượng người dùng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mạng
xã hội cũng có những mặt trái của nó. Thay vì đến với nhau ngoài đời thực để
thăm hỏi, chuyện trò thì giới trẻ chỉ suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính
để trao đổi, “vui chơi”. Như vậy, các kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống
của họ dần dần bị mất đi và thay thế bằng các kỹ năng của xã hội ảo. Có
những trường hợp trở nên “nghiện” mạng xã hội, biểu hiện ở việc nếu không
online họ có thể bị rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu, buồn bực… Mạng xã
hội nhanh chóng tạo hiệu ứng xã hội bằng cách truyền tải những thông tin,
hình ảnh cho hàng ngàn, hàng triệu thành viên khác về những chuyện xấu như
nữ sinh cởi áo giữa lớp học, cấu xé nhau nơi công cộng, “lộ hàng”... Điều này
gây nên hiện tượng bắt chước, lây lan trong xã hội, ảnh hưởng đến lối sống
của giới trẻ.
Nhiều nhà khoa học hàng đầu của Anh cảnh báo rằng các trang web
cộng đồng đang gây nên nhiều thay đổi tiêu cực đối với não của trẻ em tại xứ
sở sương mù. Susan Greenfield, một chuyên gia thần kinh nổi tiếng của Anh,
khẳng định Facebook, Twitter và Bebo khiến trẻ em trở nên ích kỷ hơn, đồng
thời làm giảm khả năng tập trung và làm tăng tính tự mãn. Baroness

Greenfield, một nhà thần kinh học của Đại Viện Hoàng gia Anh, cho rằng,
việc tiếp xúc liên tục với mạng xã hội sẽ đảo ngược mọi hoạt động của não:
“Các mạng xã hội, trò chơi điện tử bạo lực, chương trình truyền hình sẽ làm
chậm tốc độ phát triển của não trẻ, vì chúng rất dễ bị thu hút bởi âm thanh và
ánh sáng mạnh”. Baroness cũng khẳng định việc việc chơi game, chat và
tham gia mạng xã hội có thể khiến cả một thế hệ mất đi khả năng tập trung trí
óc: “Tôi luôn sợ rằng một ngày nào đó, cách giao tiếp truyền thống sẽ bị thay

12


thế bởi những hộp thoại trên màn hình máy tính”, bà tâm sự [29].
Nhiều nhà tâm lý cũng cho rằng công nghệ số đang thay đổi cách tư
duy của con người. Họ chỉ ra rằng học sinh ngày nay không cần phải lập dàn
ý trước khi viết bài luận vì sự phổ biến của các chương trình xử lý văn bản
trên mạng. Sue Palmer, tác giả của cuốn tiếng Toxic Childhood, phát biểu:
“Sự phát triển trí óc của trẻ em ngày nay đang bị cản trở vì chúng không
tham gia vào những hoạt động mà loài người đã thực hiện từ hàng nghìn năm
nay. Tôi không phản đối việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ số và máy tính,
nhưng trước khi tham gia vào xã hội ảo, chúng cần phải biết cách tạo mối
quan hệ với người thực”. Trong một cuốn tên Alone Together vừa xuất bản
mới đây, tiến sĩ Turkle đã kêu gọi người dân nên bớt thời gian dành cho các
trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Thay vào đó, chúng ta nên tăng
cường các hoạt động giao tiếp trong xã hội thực [30].
Không thể phủ nhận rằng các mạng xã hội như Facebook, Twitter rất
dễ gây nghiện và một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã
hội đang ngày càng trở nên phổ biến và dễ gây nghiện hơn cả việc dùng rượu
hay hút thuốc. (Nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Chicago Booth
School of Business, với 205 tình nguyện viên tham gia cung cấp số liệu)[31]
Theo một khảo sát gần đây nhất của WeAreSocial, một tổ chức có trụ

sở chính ở Anh nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cầu cho biết:
“Trong số 30.8 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam có trên 8.5 triệu
người dùng Facebook và đây là mạng xã hội phổ biến nhất ở Việt Nam cuối
năm 2012”. Số người dùng Facebook ở Việt Nam tăng thêm 500.000 chỉ
trong 2 tuần, 28% người sử dụng Internet ở Việt Nam có tài khoản Facebook.
Trung bình ở Việt Nam cứ mỗi ba giây lại có người đăng kí dịch vụ facebook.
Chỉ một năm trước đây có khoảng 2.9 triệu người sử dụng facebook, nhưng
hiện nay con số này đã tăng lên trên 8.5 triệu người- tăng gần 200%.

13


Facebook được sử dụng mọi lúc mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc
độ lan truyền mạnh mẽ đặc biệt là trong giới trẻ.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về mạng xã hội ở Việt Nam
Nếu như giai đoạn 2005- 2008 đa số các mạng xã hội chỉ cung cấp nội
dung thông tin đơn giản dưới dạng blog và hình ảnh, với đại diện tiêu biểu là
Yahoo 360, thì đến 2009, mô hình mạng xã hội thế hệ thứ ba mới bắt đầu
bước vào Việt Nam với đại diện “nội địa” tiêu biểu là Zing Me. Mạng xã hội
thế hệ mới của người Việt Nam đã nhanh chóng chiếm được sự ưa chuộng
của giới trẻ Việt Nam và phát triển bùng nổ về số lượng người dùng cũng như
thời lượng sử dụng.
Theo một thống kê toàn cầu của Google công bố tháng 8/2010, mạng
xã hội lớn nhất ở Zingme của công ty VNG (Tập đoàn Vinagame), nơi phần
đông người sử dụng là những thanh thiếu niên từ độ tuổi 15 – 22 [32]. Với
thế hệ này, internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống
hàng ngày của họ. Học hành, giao tiếp, đọc thông tin… tất cả đều qua
internet. Đây là thế hệ không ngại chia sẻ trên internet - mức độ thông tin
mà họ không ngại ngần bày tỏ qua internet thật là đáng ngạc nhiên đối với
thế hệ già hơn. Như nhận xét của tạp chí Time trong bài viết về nhân vật của

năm: “Ý thức về bản thân của chúng ta thay đổi nhiều hơn, trong khi ý thức
về sự riêng tư mở rộng hơn. Những gì đã từng được coi là thầm kín thì nay
được chia sẻ với hàng triệu người chỉ bằng một cú nhấp chuột” [33].
Theo ông Effendy Ibrahim, giám đốc kiêm cố vấn Luật về An toàn
Internet của Symantec Châu Á: “Chúng ta đang cho đi một cách hào phóng
những thông tin mà tin tặc có thể lợi dụng để tấn công chính chúng ta”. Chỉ
bằng những thông tin công khai có được, tin tặc có thể dễ dàng nắm được sở
thích chiếm được niềm tin của người dùng. Chúng có thể dễ dàng truy cập và
tấn công trang profile để rồi từ đây mở rộng vùng tấn công sang toàn bộ bạn

14


bè trong Frendlist [34].
Tại Việt Nam, Zing Me có 6,1 triệu người sử dụng chiếm xấp xỉ 20 %
tổng số người dùng Internet Việt Nam; Yume.Vn có 2,9 triệu người dùng;
Facebook có 2,6 triệu người dùng. Hiện nay, cộng đồng mạng ngày càng thu
hút đông đảo học sinh, sinh viên, doanh nhân, doanh nghiệp...Theo ước tính
của VNG thì đến năm 2014 tỉ lệ sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam có
thể lên tới 50% [35].
Giới trẻ Việt Nam hiện nay năng động và thành thạo với công nghệ
thông tin. Việc tham gia vào các mạng xã hội của giới trẻ như là một nhu cầu
tất yếu. Tuy nhiên tính kết nối toàn cầu của mạng xã hội Việt Nam còn thấp.
Các mạng xã hội riêng của Việt Nam như Tamtay.vn; Truongxua.vn;
Banbe.net hay Zing me ...cũng ít người dùng dù giao diện dễ sử dụng, có các
chức năng thuận lợi cho việc tìm lại bạn học cũ ở mọi miền đất nước, giao
lưu, chia sẻ tâm tình... Theo khảo sát của tổ chức Cimigo Việt Nam, số người
dùng mạng xã hội tính tới cuối năm 2010 tại Việt Nam đã đạt gần 10 triệu
người [34]. Khảo sát này chưa đi sâu vào thói quen và hành vi lướt mạng xã
hội của người dùng Việt, nhưng chắc chắn chân dung ảo của đại đa số người

dùng không hề mờ nhạt chút nào, thậm chí là rất chi tiết từ tên tuổi, nơi làm
việc, địa chỉ, ngày sinh cho đến ảnh chân dung, tình trạng hôn nhân, con
cái...tất cả đều được hiển thị công khai trên trang profile.
Với rất nhiều người trẻ tuổi đang sử dụng mạng xã hội, thông tin về họ
rất dễ dàng tìm kiếm. Facebook góp phần rất lớn khiến cho sự nhận dạng trên
mạng xã hội của họ là con người thực, chứ không phải là một nhân vật vô
danh núp bóng đằng sau một cái tên ảo nữa. Mạng xã hội cung cấp thông tin
chi tiết về cá nhân từ các mối quan hệ xã hội, bạn bè họ, đến sở thích, quan
điểm sống của họ và đến cả thói quen ăn uống mua sắm của họ nữa. Ở Việt
Nam rất nhiều người “add” bạn bè ồ ạt và công khai hóa mọi thông tin. “Với

15


đa số những người trẻ, bảo vệ sự riêng tư không phải là ưu tiên hàng đầu của
họ”. Ông Nguyễn Bảo Hoàng, giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm IDG
Việt Nam nhận xét “Họ vẫn đang ở độ tuổi loay hoay xác lập bản thân mình
và có nhu cầu thể hiện khẳng định mình” [33]
Hiện nay, không ít thanh niên Việt Nam mắc chứng “nghiện” facebook.
Họ lang thang trên facebook để đọc và bình luận cho hết thì giờ rảnh rỗi và
dùng blog như một góc riêng để viết nhật kí để đọc của bạn bè và chia sẻ cùng
nhau. Tất cả những điều này đáng được nghiên cứu.
* Các đề tài nghiên cứu liên quan
Mạng xã hội là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, đo đó những công trình
nghiên cứu về lĩnh vực này chưa nhiều. Trong đề tài này, tác giả tổng hợp
được một số báo cáo công trình nghiên cứu sau:
- Tác giả Trần Hữu Luyến với đề tài: “Mạng xã hội đối với thanh niên
Việt

Nam-


Thực

trạng



giải

pháp”.Mã

số

VI

1.1-

2011.04

( 04/2012/V/HĐXH). Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp sử dụng mạng
xã hội của thanh niên Việt Nam hiện nay. Đề tài đang được triển khai chưa có
nghiệm thu kết quả.
- Xem xét những tác động của internet đến hoạt động học tập của sinh
viên, Nguyễn Quý Thanh cùng nhóm tác giả Nguyễn Vân Anh, Nguyễn
Khánh Hòa, Nguyễn An Ni nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ của việc sử dụng
internet và hoạt động học tập của sinh viên” Mã số Q.CL.05.01[13]. Đề tài đã
tiến hành khảo sát 640 sinh viên của 10 trường đại học, trong đó 5 trường ở
Hà Nội và 5 trường ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài đã đưa ra những kết quả chính như: Mối liên hệ giữa hành vi học
tập chủ động tích cực của sinh viên với việc sử dụng internet đó là, internet chỉ

có liên hệ tới hành vi lên thư việc đọc tài liệu theo chiều hướng tích cực, tức là
những người càng truy cập càng nhiều thì càng chăm lên thư viện.Về dạng

16


hành vi phản học tập có mối liên hệ với việc truy cập Internet ở khía cạnh
khác. Có một nghịch lý là tần xuất truy cập Internet càng cao thì tỷ lệ nghỉ học
lại càng giảm. Sinh viên sử dụng mạng với mục đích giao tiếp nói chuyện riêng
trong lớp nhiều hơn. Sinh viên truy cập Internet hàng ngày làm việc trái giờ
chiếm tỷ lệ lớn nhất nhưng ở mức độ thường xuyên thì những người không bao
giờ truy cập vi phạm nhiều hơn. Đặc biệt, những người sử dụng Internet phục
vụ học tập ít có hành vi giờ này học bài môn khác so với những người truy cập
mạng không với mục đích đó. Tần suất truy cập Internet cũng liên hệ tới hành
vi ngủ, chơi cờ hoặc đánh bài trong giờ học. Những người truy cập mạng hàng
ngày vi phạm nhiều nhất nhưng nếu sử dụng ở mức độ trung bình thì tỷ lệ này
thấp hơn so với những người không truy cập Internet.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, đề tài đi đến kết luận Internet là
một công cụ hữu hiệu bổ trợ cho quá trình giảng dạy- học tập của sinh viên.
Tuy nhiên, cho dù nó đã tạo ra những sự thay đổi nhất định trong cách học
của sinh viên, xét về cơ bản mức độ ảnh hưởng này không sự lớn như kì
vọng. Việc phổ cập và tạo điều kiện cho sinh viên có thể truy cập vào mạng
internet phục vụ cho việc học là cần thiết, nhưng đi kèm nó phải là việc thay
đổi một cách căn bản quá trình dạy. Vì nếu không, sinh viên cũng chẳng cần
chủ động hơn, không cần có thêm những thông tin từ internet thì họ vẫn có
kết quả cao. Nhóm tác giả cũng khẳng định rằng, điểm bất hợp lý này cần
được giải quyết đồng bộ từ phía giảng viên, sinh viên cũng như những nhà
quản lý giáo dục.
- Đề tài nghiên cứu “Xu hướng sử dụng Internet ở Việt Nam” do tập
đoàn thông tin thị trường toàn cầu thực hiện tháng 12 năm 2008. Cuộc nghiên

cứu được khảo sát trên 1200 người sử dụng Internet tại 4 thành phố Hà Nội,
TPHCM, Đà Nẵng và Cần Thơ bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Nghiên
cứu mang tính chất khảo sát và chỉ dừng lại ở mục đích nhằm cung cấp thông

17


tin cho các nhà tiếp thị và truyền thông những thông tin về thói quen sử dụng
Internet của người Việt Nam, từ đó hoạch định các chiến lược Maketing trên
Internet phù hợp hơn với người Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chuyên sâu qua cuộc nghiên cứu về xu hướng sử
dụng Internet tại các thành phố lớn ở Việt Nam cho thấy, một tầm nhìn tổng
quát về các hoạt động trực tuyến của người sử dụng bao gồm thói quen sử
dụng các phương tiện truyền thông liên kết, lối sống tâm lý của người sử dụng
Internet và việc nghiên cứu thương hiệu mà họ quan tâm và ưa chuộng. Qua
kết quả nghiên cứu cho thấy: Thời gian bình quân sử dụng Internet mỗi ngày
đã tăng gần gấp đôi, từ 22 phút năm 2006 lên 43 phút năm 2008. Chi phí bình
quân cho việc truy cập Internet (bao gồm phí thuê bao) là 174.000
đồng/tháng. Xu hướng truy cập Internet tại nhà (66%) đã vượt trội hơn so với
việc ra quán café Internet (53%). Tuy nhiên, lứa tuổi thanh thiếu niên lại hay
truy cập Internet ở các quán café Internet hơn. Cập nhật thông tin và sử dụng
công cụ tìm kiếm là các hoạt động online phổ biến. 82% số người được hỏi sử
dụng các công cụ tìm kiếm và gần 90% trong số họ đọc tin tức trên Internet.
Hơn 95% người sử dụng Internet ở Việt Nam dùng các dịch vụ Yahoo!
Messenger và Email [36]
- “Thực trạng sử dụng Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam”, 2004 trên
trang web chungta.com. Bài viết sử dụng phương pháp quan sát và phỏng
vấn một số đối tượng là thanh, thiếu niên và một vài giáo viên. Kết quả cho
thấy được Internet có vẻ như đã trở thành một phương tiện rất quen thuộc đối
với đông đảo thanh thiếu niên nhất là ở các thành phố lớn. Bài viết chỉ ra

rằng: đa số khách hàng ở các quán café Internet là thanh thiếu niên với mục
đích vào Internet để chat (tán gẫu) và tình trạng truy cập Internet một cách tự
phát mà không được ai hướng dẫn trước ngay cả ở nhà và trong trường học từ
đó sẽ dẫn đến tình trạng “lợi bất cập hại”. Bài viết cũng đưa ra được sự cần

18


thiết có những kế hoạch đào tạo định hướng sử dụng máy tính và Internet một
cách cơ bản và rộng rãi cho học sinh, sinh viên.
Tác giả Nguyễn Quý Thanh với bài viết “Internet và định hướng giá trị
của sinh viên về tình dục trước hôn nhân” [12]. Bài viết được rút ra từ cuộc
nghiên cứu thực nghiệm khảo sát trên 640 sinh viên trên quy mô tại 5 trường
đại học ở Hà Nội và 5 trường đại học ở TP.HCM. Từ kết quả nghiên cứu của
mình, Nguyễn Quý Thanh đã đưa ra mô thức sử dụng Internet phổ biến nhất
của sinh viên Việt Nam đó là: Sử dụng cho mục đích Chat (66.3%), còn việc
tìm kiếm thông tin học tập và đọc báo, truyện tranh trên mạng (65.6%). Từ
phân tích trên có thể dễ dàng nhận thấy rằng sinh viên lên mạng tìm kiếm
thông tin cho nhu cầu giải trí nhiều hơn là để thu thập thông tin cho việc học
tập, thu thập kiến thức. Qua bài viết, tác giả nhấn mạnh đến việc sử dụng
Internet thường xuyên có ảnh hưởng đến định hướng giá trị của sinh viên.
Đồng thời cũng đưa ra nhận định về số lượng các nghiên cứu về tác động của
Internet đối với lối sống sinh viên là còn nhiều hạn chế và chưa nhiều.
- Tác giả Phạm Hồng Tung có bài nghiên cứu về “Văn hóa và lối sống
của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế”[16]. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả không đi sâu phân tích
và trình bày kỹ về những vấn đề lý thuyết và cách tiếp cận đối với các đối
tượng nghiên cứu phức tạp là thanh niên, văn hóa thanh niên và lối sống thanh
niên. Tuy nhiên, để bước đầu xây dựng những nguyên tắc cho cách tiếp cận
đối với chủ đề chính và góp phần nhận diện những xu hướng biến đổi của văn

hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay, tác giả đã đề cập tới một số khái niệm công cụ và khía
cạnh phương pháp luận của các vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở của các cách
tiếp cận, tác giả trình bày cho phép nhận diện và đánh giá xu hướng và mức
độ biến đổi của lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh đẩy nhanh

19


công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước chủ động hội nhập quốc tế.
- Tác giả Nguyễn Bích với bài viết “Internet và những tác động làm
thay đổi tại Việt Nam”. Tác giả nhận định rằng, một trong những dịch vụ hàng
đầu của thông tin đại chúng là sự xuất hiện của Internet. Nó là một phương
tiện không thể thiếu của nhân loại hiện nay, một dịch vụ nhanh gọn, tiện ích,
một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập cộng đồng. Chính vì
những ưu thế đó, Internet đã và đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực từ kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội và hoạt động sống của con người thuộc mọi tầng lớp
trong xã hội.
Qua tổng quan các tài liệu trên, tác giả đề tài nhận thấy Internet nói chung
và mạng xã hội nói riêng là một sản phẩm công nghệ mới đồng thời dưới góc độ
tâm lý học, nó là một hình thức mang nhiều đặc trưng mới làm phong phú cho
cuộc sống của con người. Tuy nhiên, với nhiều chức năng vừa mang tính tích
cực vừa mang tính tiêu cực, mạng xã hội đã và đang là mối quan tâm cũng như
đã gây nhiều lo ngại cho các nhà quản lý và nhiều tổ chức liên quan, trước nhu
cầu hiểu biết ngày càng cao về loại hình phương tiện truyền thông mới mẻ này
của giới trẻ. Qua đó, tác giả luận văn cũng nhận thấy được sự bỏ ngõ đối với lĩnh
vực quan trọng này dưới góc độ khoa học xã hội.
Về phương pháp nghiên cứu trong các tài liệu trên, các tác giả sử dụng
phương pháp và công cụ xã hội học là chủ yếu, tùy thuộc vào cách tiếp cận
mà người nghiên cứu đưa ra. Một số nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp

định lượng với công cụ nghiên cứu là bảng hỏi. Một số tác giả khác lại sử
dụng phương pháp nghiên cứu theo kiểu định tính với công cụ là phỏng vấn
sâu, quan sát và phân tích nội dung… Thấy được những lợi thế cũng như
những nhược điểm trong từng phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi đồng ý
với phương pháp nghiên cứu là cần thiết phải kết hợp cả hai phương pháp
nghiên cứu định lượng và định tính trong nghiên cứu của mình để có thể thu

20


được kết quả khách quan, phong phú hơn và sẽ được thể hiện trong phần mô
tả phương pháp nghiên cứu ở phần sau.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản
1.2.1 Lý luận về mạng xã hội
1.2.1.1 Khái niệm mạng xã hội
Mạng xã hội là cụm từ rất quen thuộc trong thế giới của những người
sử dụng internet tại Việt Nam hiện nay. Nhưng để định nghĩa mạng xã hội
là gì, tính năng và những ưu điểm của mạng xã hội thì hiện nay có rất nhiều
quan điểm khác nhau.
Theo nhà xã hội học L. Garton, nhà nghiên cứu chiến lược truờng đại học
Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc cá nhân tổ chức lại
với nhau thì đó chính là mạng xã hội”. Theo cách định nghĩa này, mạng xã hội là
một tập hợp người hoặc các tổ chức, các thực thể xã hội khác được kết nối với
nhau thông qua mạng máy tính. Theo các hiểu này, mạng xã hội đơn giản là hệ
thống những mối quan hệ con người với con người, trên bình diện đó bản thân
Facebook hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực
tuyến được tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội.
Khi nói đến mạng xã hội, không thể không nhắc tới khái niệm MXH
của ông Vũ Kiêm Văn, giám đốc công ty truyền thông VSMC: MXH như một
đồ thị trong đó các nút có thể là một cá thể, tổ chức, còn các liên kết là mô

phỏng các quan hệ trong xã hội thực. Quan niệm này khẳng định mạng xã hội
khác rất nhiều so với blog, đó là một khái niệm rộng lớn hơn trong khi blog
chỉ đơn thuần là một dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong mạng xã hội. Do
đó, sẽ có MXH được xây dựng trên nền tảng chính là blog, nhưng cũng có
những MXH không có dịch vụ này.
Như vậy, qua việc phân tích các khái niệm trên trong khuôn khổ đề tài
này chúng tôi định nghĩa: Mạng xã hội là một xã hội ảo với hai thành tố

21


×