Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

CUỘC vận ĐỘNG xây DỰNG NÔNG THÔN mới ở xã ĐỒNG LUẬN HUYỆN THANH THỦY TỈNH PHÚ THỌ từ năm 2010 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 120 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

TH CễNG

CUộC VậN ĐộNG XÂY DựNG NÔNG THÔN MớI
ở Xã ĐồNG LUậN - HUYệN THANH THủY - TỉNH PHú THọ
Từ NĂM 2010 ĐếN NĂM 2015
Chuyờn ngnh: Lch s Vit nam
Mó s : 60.22.03.13

LUN VN THC S KHOA HC LCH S

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS: Nguyn Ngc C


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Công cuộc xây dựng
nông thôn mới ở xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy,
tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến năm 2015” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi và tôi xin chịu trách nhiệm về lời
cam đoan này.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi thông tin trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn


Đỗ Thế Công


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
tích cực và có hiệu quả của Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
các đồng chí Lãnh đạo huyện, đơn vị và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện
Thanh Thủy; Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo huyện; Lãnh đạo và các
phòng ban có liên quan; Văn phòng HĐND-UBND huyện Thanh Thủy; Đặc
biệt là lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân xã Đồng
Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô giáo trong Khoa Lịch
sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt là GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ,
người thầy đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo xã Đồng Luận; lãnh đạo
huyện Thanh thủy, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thanh Thủy; Tổ công
tác giúp việc Ban chỉ đạo huyện, xã; Lãnh đạo và các phòng ban có liên quan
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi để Đề tài hoàn thành đúng tiến độ.
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Thế Công


MỤC LỤC
Bảng mô tả tác động của mô hình nông thôn mới đến phát triển kinh tế.......................................77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
BCH
: Ban chấp hành
NTM
: Nông thôn mới
UBND
: Ủy ban nhân dân
HĐND
: Hội đồng nhân dân
MTTQ
: Mặt trận Tổ quốc
VH-TT-TT-DL: Văn hóa-Thông tin - thể thao - Du lịch
THCS
: Trung học cơ sở
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
MT
: Môi trường
QH
: Quy hoạch
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
NN
: Nhà nước

HTX
TN

CN
CNH, HĐH
THCS

: Hợp tác xã
: Thương nghiệp
: Công nghiệp
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Trung học cơ sở




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ và
theo phạm vi làng, xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản, thôn, xóm...) đã trở
thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam. Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã
diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn 70% dân số sinh sống và hơn 54% lao
động làm việc ở nông thôn.

Nông thôn luôn có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và
giữ nước. Trong các cuộc chiến chống ngoại xâm, nông thôn là nơi cung cấp người
và của để chiến thắng quân thù. Nông thôn là nơi lưu giữ nhiều nét bản sắc văn

hóa của dân tộc. Nông thôn là nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu
dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nông sản hàng hóa cho
xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống của đô thị, vừa là
nơi tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản xuất ra.

Tuy nhiên, thực trạng nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn còn là sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún với gần 70% dân số hiện đang sống ở khu vực nông thôn
và 47% số lao động cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ
nông dân chỉ có 1,61 ha đất canh tác, trong đó đồng bằng sông Hồng là 0,35
ha/ hộ, Trung du và miền núi phía Bắc là 2,98 ha/ hộ, Bắc Trung Bộ là 1,76
ha/hộ, duyên hải miền Trung là 2,13 ha/ hộ, Tây Nguyên là 5,63 ha/hộ, Đông
Nam Bộ là 1,2 ha/hộ và đồng bằng sồn Cửu Long là 1,03 ha/hộ. Theo số liệu
của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, cả nước hiện có khoảng 95 triệu
mảnh đất nông nghiệp với tổng diện tích 9,4 triệu ha. Tỷ trọng vốn đầu tư xã
hội cho nông nghiệp có xu hướng giảm. Thu nhập của cư dân nông thôn còn
thấp, thu nhập hàng năm bằng 76,6% mức bình quân chung của cả nước và
chỉ bằng 47,5% so với thu nhập của cư dân đô thị, tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao
nhất trong tổng số hộ nghèo của cả nước sống ở nông thôn. Mặt khác, do sản
1


xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao nên nguy cơ các hộ cận nghèo trở
thành hộ nghèo rất cao, hoặc hộ đã thoát nghèo nhưng nếu chỉ gặp rủi ro như
trong năm có người ốm, gia súc, gia cầm bị dịch bệnh… lại gặp nguy cơ tái
nghèo. Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái có chiều hướng gia tăng, nhất
là ở những vùng nông thôn có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đã
tác động tiêu cực làm chậm đi việc xây dựng kinh tế vùng nông thôn
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đặt ra cho Đảng
Cộng sản và Nhà nước Việt Nam những vấn đề cần giải quyết trong đó có
công cuộc xây dựng nông thôn mới là một trong những vấn đề trọng tâm mà
chúng ta đang thực hiện
Trước thực trạng nêu trên, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa X ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã đề ra
Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ về xây dựng nông thôn mới. Từ sau khi có nghị
quyết 26, chủ trương về xây dựng nông thôn mới đã chính thức được cụ thể

hóa thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của
chính phủ và được triển khai sâu rộng đến tất cả các địa phương trên cả nước
với những bước đi cụ thể và cách thức thực hiện phong phú, linh hoạt phù
hợp với điều kiện ở từng nơi. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ đã
tổ chức triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 - 2020. Ban chỉ đạo Trung ương đã chọn 5 tỉnh là Phú Thọ,
Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, An Giang. Thực hiện Nghị quyết của Chính
phủ, Phú Thọ chọn xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy là một trong hai xã
được tỉnh thí điểm xây dựng nông thôn mới. Sau 5 năm triển khai thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương ( 2011 - 2015), Đồng
Luận đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần làm thay đổi nhanh
chóng và toàn diện bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, trong

2


quá trình thực hiện cũng đã nảy sinh những vấn đề bất cập và còn nhiều hạn
chế tồn tại cần được khắc phục.
Việc nghiên cứu thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã
Đồng Luận nhằm phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục
những hạn chế, tồn tại của địa phương. Trên cơ sở đó, góp phần đánh giá chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới là một
việc làm hết sức thiết thực. Nghiên cứu này cũng góp phần cung cấp thêm cơ
sở tư liệu để nhận diện và đánh giá về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn ở xã Đồng Luận nói riêng và cả nước nói chung. Đồng
thời, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tài kiệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề về lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam
trong thời kì đổi mới và lịch sử địa phương huyện Thanh Thủy. Với những lý
do đó, tôi đã chọn đề tài “ Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Xã Đồng
Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ năm 2010 đến năm 2015” để

làm luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử.
Từ thực tế trên, thiết nghĩ việc nghiên cứu về vấn đề xây dựng nông
thôn mới ở xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ vừa có giá trị
khoa học, vừa có giá trị thực tiễn.
Về khoa học, nhìn nhận vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong tổng
thể nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình phát triển và tốc độ đô thị hóa
ngày càng cao dẫn tới sự chênh lệch về mức sống dân cư ở thành thị với nông
thôn và giữa các khu vực nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông
dân và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển kinh
tế ở đại bàn xã Đồng Luận nói riêng, cả nước nói chung.
Về thực tiễn, đề tài góp phần bổ sung, làm sáng tỏ, đầy đủ hơn vấn đề
xây dựng nông thôn mới ở xã Đồng Luận, góp phần đưa ra giải pháp thực

3


hiện đồng bộ thiết thực với lộ trình phù hợp để góp phần thực hiện thắng lợi
mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXX đề ra.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng nông thôn mới không phải là vấn đề mới lạ ở trên thế giới,
trước đó đã có mồi vài quốc gia như Hàn Quốc, Israel tiến hành xây dựng
nông thôn mới và đã đạt được những kết quả quan trọng, làm thay đổi nhanh
chóng bộ mặt nông thôn ở các quốc gia.
Ở Việt Nam, chương trình xây dựng nông thôn mới đã được đưa ra
trong mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Từ năm 2010, Thủ
tướng chính phủ Quyết định 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình rà soát quy
hoạch xây dựng nông thôn mới và Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2010 về

việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Nhiều địa phương trong cả
nước tích cực bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, mỗi địa phương có những

đặc thù khác nhau nên các giải pháp để xây dựng nông thôn mới ở mỗi nơi có
những cách riêng. Trước những yêu cầu phát triển nông thôn trong tình hình
mới, việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ xung, hoàn thiện. Chương trình xây dựng nông
thôn mới hiện nay đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trong nước. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tập thể, cá
nhân nhà khoa học về công tác xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
Luận án “Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây
thành phố Hà Nội” của nghiên cứu sinh Nguyễn Mậu Thái năm 2015 đã hệ
thống hóa và góp phần hoàn thiện vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đánh giá những kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế và những tác nhân ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông
thôn mới của các huyện phía Tây thành phố Hà Nội. Thông qua đó đề xuất
các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của
các huyện phía tây Hà Nội.
4


Trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp khoa học và công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với
quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mói vùng Bắc Trung Bộ” của
chủ nhiệm đề tài PGS.TS Trần Trí Trung, năm 2012. Trong đó, các tác giả tập
trung đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy
lợi nội đồng, quy hoạch làng xã vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời nêu ra các giải
pháp khoa học và công nghệ phát triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ
thống thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã vùng Bắc Trung Bộ, và đề xuất
mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu về giao thông và thủy lợi, xây dựng mô
hình ứng dụng cho một xã điển hình. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc
đề xuất các giải pháp thuộc một phần của chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới của một khu vực nói chung.

Một số luận văn của các tác giả chỉ nghiên cứu về quá trình xây dựng
kinh tế nông nghiệp, các mô hình kinh tế, hoặc đưa ra các giải pháp nhằm xây
dựng nông thôn mới ở các huyện, tỉnh. Luận văn của Đặng Thị Nhung " Thực
trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hạ
Hòa tỉnh Phú Thọ". Luận văn của Nguyễn Ánh Hồng “ Đảng bộ huyện Thanh
Thủy - Phú Thọ lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1999 đến năm 2013”
Đặc biệt, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về quá trình tiến hành
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn một xã, mà trực tiếp là xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2010 – 2015.

5


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: việc tổ chức thực thi Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã Đồng
Luận. Mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham gia quá trình xây dựng nông thôn
mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổ chức đoàn thể thuộc xã Đồng
Luận, Huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian:
Xã Đồng Luận, Huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
* Phạm vi về thời gian
Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn từ tình
hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Luận trong 5
năm từ 2010 đến 2015.


4. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện, xã và những thay đổi trong kinh tế- xã hội sau khi thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và xây
dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

- Đánh giá thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây dựng nông
thôn mới ở xã Đồng Luận thời gian qua.
6


- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn
mới ở địa bàn nghiên cứu.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này tác giả đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:
- Nguồn tài liệu thành văn gồm:
+ Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ.
+ Các báo cáo, tổng kết, đánh giá của địa phương
+ Các nghiên cứu đã được công bố, các hội thảo khoa học
- Tư liệu được điều tra thực địa, điền dã, nhân chứng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu.
Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích sử liệu, phương pháp thống kê, tổng
hợp, khái quát hóa. Ngoài ra, tác giả luận văn cũng trực tiếp tiến hành khảo
sát thực tế tại địa phương để thu thập thông tin và quan sát để có thêm cơ sở
tư liệu giải quyết những vấn đề khoa học của đề tài.

6. Đóng góp của luận văn
Trên phạm vi huyện Thanh Thủy luận văn là công trình đầu tiên được
nghiên cứu ở quy mô và phạm vi một luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử
Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho những người học tập, nghiên cứu
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giúp cho các nhà lãnh đạo ở các địa
phương có những chủ trương, giải pháp phù hợp trong phát triển nông nghiệp

7


7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có ba chương:
Chương 1: Các yếu tố tác động đến công cuộc xây dựng nông thôn mới
ở xã đồng luận từ năm 2010 đến năm 2015.
Chương 2: Qúa trình xây dựng nông thôn mới ở xã đồng luận từ năm
2010 đến năm 2015.
Chương 3: Một số nhận xét về công cuộc xây dựng nông thôn mới ở xã
đồng luận từ năm 2010 đến năm 2015.

8


9


NỘI DUNG
Chương 1
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ ĐỒNG LUẬN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015

1.1. Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Địa giới hành chính
Thanh Thuỷ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ,
cách thành phố Việt Trì 50 km và cách thủ đô Hà Nội 65 km. Huyện Thanh
Thủy có 12 xã và thị trấn, chiều dài của huyện chạy dọc theo con sông Đà bắt
đầu từ xã Xuân Lộc lên hết xã Tu Vũ. Các xã của Thanh Thủy, một số xã của
huyện Thanh Sơn, huyện Tân Sơn và một số xã của huyện Ba Vì của Hà Nội
được che chắn ở xa bằng hai dãy núi lớn núi Ba Vì từ phía Đông và núi Lưỡi
hái ở phía Tây. Uốn chảy dưới chân dãy núi Ba Vì là dòng sông Đà hùng vĩ
đã từng đi vào rất nhiều tác phẩm thi ca của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.
Sông Đà đi qua các xã của huyện Thanh Thủy đồng thời tạo thành ranh giới
tự nhiên với các xã của huyện Ba Vì- Hà Nội. Sự hòa quyện của núi và sông
tạo nên một nét riêng biệt cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây.
Xã Đồng Luận là xã trung du nằm ở phía Nam huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ cách Ủy ban nhân dân huyện Thanh Thủy 9 km. Xã Đồng Luận
giáp danh với các xã: Phía Đông giáp xã Minh Quang – Ba Vì – Hà Nội, Phía
Nam giáp xã Trung Nghĩa, Phía Tây giáp xã Trung Thịnh, Phía Bắc giáp xã
Đoan Hạ. Đồng Luận và một số xã ven sông thuộc xã đồng bằng, song nằm
trong vùng trung du nên địa hình đất đai Đồng Luận bên cạnh những khu đất
bằng phẳng vẫn đan xen nhiều vùng đồi gò, đất đai khô cằn, sỏi đá.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử thì vùng đất quê hương đã đổi thay
nhiều tên gọi. Theo những tài liệu còn lưu lại thì vào cuối triều Lê, đầu triều
Nguyễn, xã Đồng Luận thuộc tổng Hoàng Xá, huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai,
10


tỉnh Sơn Tây. Đến năm Thành Thái thứ X (1898) tổng Hoàng Xá được mở
rộng, bao gồm các làng Hoàng Xá, Trung Thịnh, Đồng Luận, Đoan Hạ và
Sơn Thuỷ, thuộc tỉnh Hưng Hoá.
Ngày 5-5-1903, toàn quyền Pháp tại Đông Dương ra Nghị định:
Chuyển tỉnh lị Hưng Hoá từ làng Trúc Phê, tổng Thượng Nông, huyện Tam

Nông về làng Phú Thọ, thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi, tỉnh Phú Thọ,
điều chuyển địa giới hành chính một số tổng, làng. Thời điểm này, tổng
Hoàng Xá có 9 làng gồm Đoan Hạ, Đoan Thượng, Đồng Luận, Đồng Phú,
Hoàng Xá, Phù Lao, Sơn Vi, Thủy Trạm, Trung Lập.
Sau ngày Cách mạng tháng 8 năm 1945, thực hiện chủ trương của
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc sáp nhập một số làng
nhỏ thành liên xã, đổi tên làng thành thôn. Tháng 6 năm 1946, các thôn Đoan
Thượng, Đồng Luận, Đồng Phú (gồm Phú Thượng và Phú Hạ), Trung Hậu,
Đoan Hạ và Đồng Chùa được sáp nhập lại thành một xã lấy tên là Văn Minh.
Năm 1954, cấp trên quyết định chia xã Văn Minh thành 2 xã là Đồng Luận và
Đoan Hạ.
Ngày 26 tháng 01 năm 1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá III nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH về việc hợp
nhất tỉnh Phú Thọ với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú; xã Đồng Luận
thuộc huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178QĐ/CP “Về việc hợp nhất các huyện trong tỉnh Vĩnh Phú”, trong đó huyện
Tam Nông hợp nhất với huyện Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh, Đồng
Luận là một trong 34 xã của huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 26 tháng 11 năm 1996, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã ra
Nghị quyết chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ngày
24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định số 59-NĐ/CP chia tách huyện
11


Tam Thanh thành hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy, Đồng Luận thuộc
huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
Xã Đồng Luận gồm có 5 thôn: Đoan Thượng, Đồng Luận, Đồng Phú,
Trung Hậu và Đồng Chùa. Đồng Luận có 09 khu dân cư, dân số 5.478 người,
với tổng diện tích đất tự nhiên là 657,07 ha (6,57km2). Vị
trí địa lý mang lại những lợi thế hết sức quan trọng cho địa phương:

Thứ nhất, đó là sự thuận lợi về luân chuyển, trao đổi hàng hóa, vật tư. Thứ
hai, đó là có được thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất rộng lớn, đa
dạng đặc biệt là thị trường khu vực trung tâm thành phố Hà Nội với số lượng
dân cư đông đúc và lượng tiêu thụ hàng hóa cũng như các sản phẩm từ nông
nghiệp rất lớn. Thứ ba, đó là xã Đồng Luận có thể dễ dàng trao đổi cũng như
tiếp thu nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất cũng như vấn
đề đào tạo nguồn lao động.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
* Địa hình, thổ nhưỡng
Xã có địa hình bán sơn địa, cao ở phía Tây Nam, thấp dần về phía
Đông Bắc: Phía Nam và phía Tây có đồi thấp, phía Đông và phía Bắc địa hình
tương đối bằng phẳng. Nằm ở ven sông, song bên cạnh những khu đất bằng
phẳng đan xen nhiều vùng đồi gò thoai thoải. Vùng gò, đồi đất đỏ vàng sen
lẫn sỏi nhỏ, độ dinh dưỡng thấp chủ yếu dùng để trồng cây lâu năm như xoan,
mít, vải, nhãn, sắn…vùng này 320 ha, chiếm gần 50% diện tích tự nhiên toàn
xã. Vùng đồng bằng thấp có nhiều ao, hồ, đầm, trong đó lớn nhất là đầm Bạch
Thuỷ. Đầm này có diện tích gần 300 ha cả chân một vụ, trong đó riêng diện
tích mặt nước trắng chiếm tới gần 50 ha. Ngoài chứa nước mùa khô, tiêu úng
mùa mưa, đầm còn đem lại nguồn thuỷ sản lớn cho nhân dân sống xung
quanh hồ đồng thời tạo môi trường sinh thái, địa lý tự nhiên khá đẹp, không
12


khí mát dịu, trong lành. Phần lớn đất canh tác của Đồng Luận nằm dọc theo
ven sông Đà và được chia làm 2 phần: phần trong đê và phần ngoài đê. Phần
trong đê chiếm 32%, loại đất này có cấu tượng đất tốt, thành phần cơ giới là thịt
nhẹ, khá giàu dinh dưỡng được nhân dân cấy lúa, xen rau màu hoặc cây công

nghiệp ngắn ngày. Phần đất phía ngoài đê chiếm gần 20%, đất cát ven sông có
thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Diện tích loại đất này

không lớn và đã bố trí sản xuất các loại rau màu ngắn ngày chủ yếu trồng ngô,

khoai, đậu và rau xanh các loại. Nhìn chung đất đai của xã khá thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp bởi phù sa của sông Đà bồi đắp khá dày, đất có
màu nâu đậm, thành phần cơ giới trung bình, đất thịt pha cát có độ pH lớn
hơn 5,5, thành phần cơ giới thịt nặng và trung bình có độ pH nhỏ hơn 4,5.
* Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4
mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 38 oC (tháng 6 - 7), nhiệt độ thấp
nhất khoảng 9 - 12oC (tháng 02 - 03). Lượng mưa trung bình hàng năm 1300 1500 mm: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ
trung bình 23 độ C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6
độ C. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm).
Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa
lớn nhất là tháng 8 (339,6mm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào
tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20 độ C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8 độ C;
Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là
tháng 12 chỉ đạt 15mm [ 46, tr 3]. Lượng mưa dồi dào hàng năm cung cấp
nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.Với nguồn nước ổn định đảm bảo
quanh năm, Đồng Luận có thể sản xuất thâm canh tăng vụ, trồng xen kẽ các
loại cây trong năm.
Chế độ gió một năm có hai mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa Đông
Bắc, thường từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mùa hè có gió Đông Nam
13


thường từ tháng 3 đến tháng 7. Gió Đông Nam chiếm ưu thế trong năm, sau
đó là gió Đông Bắc. Các hướng gió khác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần
xuất thấp không thành hệ thống.
Độ ẩm không khí bình quân 84%.
* Tài nguyên nước: Là xã có lượng cung cấp nước khá phong phú bởi
sông Đà và các hồ, đập chứa nước nhân tạo trong huyện.

Sông Đà là con sông lớn của khu vực miền Bắc (còn gọi là sông Bờ
hay Đà Giang, có sách gọi là sông Đen) là một nhánh lớn của sông Hồng bắt
nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ở độ cao trên 5000 mét so với mực
nước biển. Sông Đà có chiều dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), chảy vào
nước ta theo hướng Tây bắc - Đông nam. Sau khi qua các tỉnh Lai Châu, Sơn
La, đến Hoà Bình gặp núi Ba Vì chặn lại, dòng sông chảy quặt lên phía Bắc
và chảy dọc qua huyện Thanh Sơn, qua nhiều xã, trong đó có xã Đồng Luận
của huyện Thanh Thuỷ1, sau đó đổ vào sông Hồng tại xã Hồng Đà, huyện
Tam Nông. Sông Đà có lưu lượng nước lớn tới 1.760 m3/s, gấp 2 lần sông
Thao, gấp 10 lần sông Lô, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là
một nguồn tài nguyên thuỷ lợi lớn cho ngành công nghiệp điện của nước ta.
Về mùa mưa, lưu lượng nước lúc cao có khi lên đến 16.200 m 3/s, gây nên lũ
lụt, ngập úng, thiệt hại nhiều về tài sản và tính mạng của nhân dân, điển hình
là các trận lũ năm 1945, 1969, 1971...
Sông Đà có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho
các địa phương nó đi qua trong đó có huyện Thanh Thủy. Từ nguồn nước
sông Đà đã cấp nước cho các trạm bơm, cống ven sông đảm bảo tưới, tiêu
nước thường xuyên.
Đập Vai Vịt: Dự án tưới cây vùng đồi huyện Thanh Thủy đã được
UBND tỉnh phê duyệt từ cuối năm 2003 và điều chỉnh cuối năm 2005 khởi
Sông Đà chảy vào địa bàn huyện Thanh Thuỷ từ xã Tu Vũ, sau đó đến các xã Yến Mao, Phượng Mao,
Trung Nghĩa, Đồng Luận, Đoan Hạ, Bảo Yên, La Phù, Tân Phương, Thạch Đồng, Xuân Lộc.
1

14


công năm 2006. Đây là công trình thủy lợi kết hợp du lịch sinh thái quy mô
tương đối lớn ở phía nam huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn, khái toán đầu tư
sấp xỉ 136 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Dự án sẽ xây dựng một số hạng

mục chủ yếu: Đắp đập chính dài trên 1.352m cách đập Vai Vịt (hồ Phượng
Mao) phía dưới 1km, đập cao 17m, cao trình đỉnh đập + 43,4m, mặt đập rộng
6,5m được thiết kế kết hợp làm đường giao thông mặt thảm bê tông nhựa, lắp
đèn cao áp chiếu sáng. Đập phụ dọc đường tránh lũ dài gần 100m cao rộng
bằng đập chính, gia cố đập Vai Vịt hiện có, lắp đèn chiếu sáng xây dựng hệ
thống cống và tuyến kênh dài 6.420m. Đặc biệt đi cùng với hệ thống thủy lợi
sẽ có cả mạng lưới giao thông được xây dựng quy mô gồm cầu dài 45m chia
làm 3 nhịp bắc trên đập chính. Năm tuyến đường quản lý dài 9,4 km được xây
dựng đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi nhờ quản lý. Theo thiết kế lưu vực hồ
chứa là 15,9km2, dung tích 11,6 triệu m3 khối nước, trong đó dung tích hữu
ích 4,5 triệu m3. Hồ ngoài phục vụ tưới cho 1.000 ha đất nông nghiệp, nuôi
thủy sản ở Thanh Thủy, công trình còn phục vụ cấp nước sinh hoạt, nước
công nghiệp, phục vụ du lịch sinh thái.
Đầm Bạch Thủy: Nằm giáp danh giữa Đồng Luận với các xã Trung
Nghĩa, Trung Thịnh, đầm có diện tích mặt nước khoảng 35 ha là hồ chứa
nước tự nhiên vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho hàng chục ngàn ha
đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời, tạo nên
không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi vãn cảnh cho du
khách.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã tương đối dồi dào chia
làm hai dạng: nước ngầm mạch nông và nước ngầm mạch sâu. Nước ngầm
mạch nông được khai thác rộng rãi bằng các giếng đào ở độ sâu 4-15 m, lưu
lượng khai thác từ 0,02 - 2,4 l/s. Nước ngầm mạch sâu được khai thác bằng

15


giếng đào công nghiệp ở độ sâu 30 - 39 m, chiều dầy tầng chứa nước từ 112 115 m, lưu lượng khai thác từ 0,1-2,22 l/s [ 46, tr. 4]
Nhìn chung khí hậu và thời tiết hàng năm trên địa bàn xã Đồng Luận cơ
bản thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.

1.2.Thực trạng nông thôn xã Đồng Luận trước khi thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Về cơ sở hạ tầng
* Giao thông vận tải
Xã Đồng Luận có vị trí chiến lược để phát triển kinh tế của huyện
Thanh Thủy, tiếp giáp với huyện Ba Vì- Hà Nội nên thuận tiện cho việc
giao lưu kinh tế với với thị trường rộng lớn của Hà Nội. Đồng Luận có vai
trò khá quan trọng trong việc tiếp nối hệ thống giao lưu trong vùng, liên xã,
liên huyện và liên tỉnh. Hệ thống giao thông trong xã có hai đường giao
thông chính chạy qua là: Tỉnh lộ 317 chạy theo chiều Bắc - Nam có chiều
dài khoảng 4 km. Tỉnh lộ 317, là tuyến giao thông huyết mạch của xã Đồng
Luận nói riêng và huyện Thanh thủy nói chung, nó kết nối Thanh Thủy với
nhân dân các xã của huyện Thanh Sơn và nhất là với thành phố Hòa bình
và các tỉnh phía Tây Bắc. Tỉnh lộ 317B chạy theo chiều Đông - Tây có
chiều dài khoảng 1,7 km [ 46, tr. 4] kết nối với xã Hoàng Xá, một trung
tâm thương mại của khu vực cụm thượng huyện Thanh Thủy và các các xã
phía Đông Nam của huyện Thanh Sơn.
Cầu Đồng Quang là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội không chỉ đối với tỉnh Phú Thọ mà còn
đối với nhiều tỉnh miền núi phía Tây Bắc và thủ đô Hà Nội. Cầu kết nối tỉnh
lộ 414 của Hà Nội với tỉnh lộ 317 của Phú Thọ, góp phần hoàn thiện hệ thống
hạ tầng giao thông, kết nối Phú Thọ với Thủ đô Hà Nội và giao thông trong
16


×