Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

HÔN NHÂN của NGƯỜI THÁI ĐEN ở HUYỆN THUẬN CHÂU ( TỈNH sơn LA) TRUYỀN THỐNG và HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 111 trang )

B GIO DC & O TO
TRNG I HC S PHM H NI


Lề VIT DNG

HÔN NHÂN CủA NGƯờI THáI ĐEN ở HUYệN THUậN CHÂU
( TỉNH SƠN LA): TRUYềN THốNG Và HIệN ĐạI
Chuyờn ngnh: Lch s Vit nam
Mó s : 60220313

LUN VN THC S KHOA HC LCH S

Ngi hng dn khoa hc: TS. Lờ Hin Chng


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Hôn nhân của người Thái đen truyền
thống và hiện đại ở huyện Thuận Châu Tỉnh Sơn La”, dưới sự giúp đỡ của TS.
Lê Hiến Chương, Phòng Văn hóa huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La đã tạo điều
kiện cho tôi đi sâu, cung cấp các tư liệu cho tôi tìm hiểu những kiến thức, nội
dung còn thiếu sót.
Với đề tài này, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu giữa truyền thống và hiện đại, từ
đó đã đưa ra các kinh nghiệm, hiểu biết cho bản than trong việc tổ chức cưới xin,
bản sắc văn hóa của người Thái lại được thể hiện ở chu trình của lễ cưới từ bước đi
tìm hiểu cho đến khi kết thúc đám cưới.
Do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế, vì vậy luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong sự góp ý kiến của thầy cô, phòng Văn hóa


huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn TS. Lê Hiến Chương đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tôi cũng đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể phòng Văn hóa huyện Thuận
Châu tỉnh Sơn La; Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, phòng sau Đại
học, quý thầy cô khoa Sử; tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Cuối cùng tôi xin trân thành cám ơn Ban Giám Hiệu nhà trường phổ thông
dân tộc nội trú tỉnh Sơn La và các đồng nghiệp trong thời gian tôi học tập và nghiên
cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành công việc.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 17 tháng 10 năm
2015
Tác giả

Lò Việt Dũng


MỤC LỤC
Thịt trâu gác bếp...................................................................................................................33
Lưu luyến vị ngọt bùi bùi của thịt khi nhai trong miệng và rồi phải tấm tắc khen tài ẩm
thực của người Thái, đó là cảm nhận của tất cả những ai đã từng một lần thưởng thức món
thịt trâu gác bếp....................................................................................................................33

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Thái là một trong 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt nam,
Cho đến nay theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Thái có số dân là

1.328.725 người, chiếm 1,74 % dân số cả nước, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai
Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (số
lượng người Thái tại 8 tỉnh này chiếm 97,6 % tổng số người Thái ở Việt Nam).
Trong đó tại Sơn La có 482.485 người (54,8 % dân số), Nghệ An có 269.491 người
(9,4 % dân số), Thanh Hóa có 210.908 người (6,1 % dân số), Lai Châu cũ (nay là
Lai Châu và Điện Biên) có 206.001 người (35,1 % dân số).
Nhóm Thái Đen (Tay Lằm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên. Các
nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa (Tân
Thanh-Thường Xuân - Thanh Hóa), Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển
xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư
dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi từ Lào
vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần
gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào.
Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha,
Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm,
Lịm), Lý, Lò (Lô, La), Lộc (Lục), Lự, Lường (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông,
Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm,
Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Vang, Vì (Vi), Xa (Sa), Xin.
Đối với một dân tộc, di sản văn hoá cổ truyền là một tài sản vô giá mà văn
hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tình thần do con người sáng tạo ra
và tích luỹ qua quá trình thực tiễn trong sự tương tác giữa con ngươi với môi trường
tự nhiên và xã hội. Qua quá trình tồn tại và phát triển mỗi một cộng đồng người đều
để lại một di sản văn hoá lâu đời được lưu truyền từ đời này sang đời khác, nó được
khẳng định đứng vững rồi trở thành văn hoá cổ truyền của một dân tộc.
Sơn La là miền đất còn hoang sơ thuần khiết của rừng, của núi, của những

1


dòng suối nước trong veo, của những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ và cả

tấm lòng chân chất, hiếu khách của người dân sở tại. Mùa xuân về, hoa ban, hoa
đào, hoa mơ, hoa mận nở trắng khắp núi rừng Tây Bắc càng tô đẹp thêm cho quê
hương giàu truyền thống cách mạng và bản sắc văn hoá. Bên cạnh những đóng góp
to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, người Thái cũng tạo dựng
những nét văn hóa độc đáo, có bản sắc riêng.
Cũng như nhiều dân tộc khác, hôn nhân là một trong những sự kiện quan
trọng trong chu kỳ đời người của người Thái. Nó là mốc quan trọng đánh dấu bước
trưởng thành và khẳng định vai trò của mỗi con người trong gia đình, dòng họ và
trong xã hội. Lệ xưa việc lấy vợ, gả chồng là việc của cha mẹ, vậy con cái đến tuổi
trưởng thành thì cha mẹ tiến hành kén rể, kén dâu. Kén rể, kén dâu là một công việc
tiền hôn lễ nhưng rất quan trọng. Trước hết là việc xem xét gia đình dự định trở
thành thông gia xem thuộc loại gia đình như thế nào, có môn đǎng hộ đối không ?
Ca dao cổ có câu “Mua thịt thì chọn miếng mông, lấy chồng thì chọn con tông nhà
nòi” cho bên gái. Lại có câu “Lấy vợ kén tông lấy chồng kén giống” cho cả hai
bên. Đó là ý thức của gia đình đối với dòng họ và đối với nam nữ thanh niên đến
tuổi trưởng thành. Với dân tộc ta, ở bất cứ địa bàn nào, hôn nhân không phải là việc
làm đơn giản, nhưng mọi người đều có chung quan niệm rằng:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Cả ba việc ấy đều là khó thay”
Người đàn ông giỏi trong mắt ông cha ta thật đơn giản nhưng không phải ai
cũng thực hiện được trong cuộc đời mình.
Nhưng ông bà ta có câu “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” điều này cho
thấy việc xây dựng hạnh phúc gia đình đã trở thành một quy luật tất yếu khi chúng
ta bước vào tuổi trưởng thành. ở đời người ta hạnh phúc nhất là trải qua những
khoảnh khắc trong ngày hôn lễ, nó đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mỗi
con người, đánh dấu kết kết quả của một tình yêu, cũng như gắn kết 2 con người với
nhau về mặt tình cảm, xã hội hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Về mặt pháp luật,
đó là việc đăng ký kết hôn. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự

2



chính thức của hôn nhân. Hôn nhân là mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết
xã hội, gia đình là tế bào của xã hội, sự bền vững của gia đình là nền tảng cho sự
phát triển của xã hội.
Trong những năm gần đây, dưới tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội,
đời sống văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, trong đó có hôn nhân, cưới xin,
đã có những thay đổi về nhiều mặt. Cùng các yếu tố văn hóa mới cũng góp phần tác
động nhiều đến đời sống xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu các phong tục tập quán
truyền thống, trong đó có hôn nhân và cưới xin đặt ra như nhiệm vụ cấp thiết.
Theo thời gian, luật tục của các dân tộc cũng đang đứng trước sự mai một
phá hoại bởi thời gian và con người. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải cứu
lấy di sản quí báu đó, vì vậy tôi chọn đề tài “Hôn nhân của người Thái đen ở huyện
Thuận Châu tỉnh Sơn La” để giữ gìn phong tục cưới hỏi của người Thái đen đang
dần bị mai một, giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc Thái.
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung tìm hiểu hôn nhân của người
Thái đen truyền thống và hiện đại tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Về thực tiễn, việc nghiên cứu về hôn nhân và cưới xin của người Thái đen ở
Thuận Châu cũng sẽ cho thấy những giá trị tích cực cũng như những yếu tố không
phù hợp với đời sống văn hóa mới, cùng với sự thay đổi của nó, nhằm giúp cho các
nhà quản lý ở địa phương có thêm cơ sở khoa học trong việc hoạch định chính sách
và tìm ra những giải pháp thích hợp trong việc bảo lưu, gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị TW 5, khóa VIII về xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay hôn nhân của người Thái đen Tây bắc được đề cập trong các
tài liệu, một số công trình đã được công bố. Về mặt thực tiễn , việc nghiên cứu
về hôn nhân và cưới xin của người Thái huyện Thuận Châu cũng cho thấy được
những giá trị tích cực cũng như những yếu tố không phù hợp với đời sống văn

hóa mới, cùng với sự thay đổi của nó, nhằm giúp cho các nhà quản lý địa phương

3


thêm cơ sở tìm ra giải pháp thích hợp cho việc bảo lưu, gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc.
Ngay từ sau khi giải phóng Điện Biên 1954, với việc thành lập khu tự trị Thái –
Mèo ( sau này đổi thành Khu tự trị Tây Bắc), Người thái được nhiều người biết đến
qua các báo cáo của Ban Dân tộc Khu Ủy Tây Bắc.. Cầm Trọng: Người thái ở Tây Bắc
Việt nam – Nxb KHXH 1977. [16,Tr.345] sách này là tập hợp những luật tục đồng bào
Thái mà soạn giả Cầm Trọng đã sưu tầm được. Đáng chú ý hơn đây là tài liệu được tập
hợp không phải đều là truyền miệng mà một số là luật tục đã được viết thành văn, trong
đó có tập tục cưới hỏi của người Thái Đen huyện Thuận Châu. “Quam Tô Mương“ –
Bản tiếng Thái sưu tầm ở Mương Muổi, Mường la, đây là sách cổ của người Thái Đen
vùng Tây Bắc viết kể lại lịch sử dân tộc mình từ đời Tạo Xuông. Tạo Ngân thế kỷ thứ
X ở mường Ôm, Mường Ai đến Xây dựng mường lò. Sách được lưu giữ từ đời này
sang đời khác. Người cai quản các châu mường có trách nhiệm tổ chức. Mỗi châu
mường có những cuốn theo quy định, nhưng quy định có mường tổng cũng có. Vào
những năm 1955 – 1982 Sở văn hóa khu Tây bắc cũ đã sưu tầm thấy đến 30 cuốn
“Quam Tô Mương“ khác nhau trong tổng số 14 châu Thái Xưa và phong tục cưới xin
của mỗi châu trong đó có châu Mương muổi [ 18,Tr.11]
Từ những năm 90 của thế kỉ trước, các công trình nghiên cứu liên quan đến
người thái đen và các luật tục của người Thái bắt đầu được công bố như: “ Nghệ
thuật trang phục thái “, Lê Ngọc thắng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1990; “ Văn
hóa Thái Việt nam“;Cầm Trọng, Phan Hữu Dật, Nxb Văn hóa Dân Tộc, Hà
Nội,1995; “ Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam “, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà
Nội, 1996; “ Bản Mường – một cấu trúc xã hội truyền thống Thái,“ Báo cáo khoa
học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ 4, Chiềng mai – Thái lan,
( 10 - 1996), Cầm Trọng. Đề Tài Khoa học KX.03.97: “ Nghiên cứu văn hóa

dân tộc Thái Đen, trên cơ sở đó đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng mô hình văn
hóa“, 1999, UBND tỉnh Sơn La; “ Vài nét về người Thái ở Sơn La “, Vì Trọng
Liên, Nxb Văn Hóa dân tộc, Hà Nội, 2002. “ Hoa Văn Thái“, Hoàng Lương, Nxb
Lao động, Hà Nội, 2003; “ Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống ở vùng núi

4


Bắc Trung Bộ hiện nay“, Cao Văn Thanh ( chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2004. Và nhiều các bài viết trên các dân tộc tạp chí: Dân tộc học, nghiên cứu
lịch sử... Nhìn chung: Các công trình, tác phẩm đều đã đi vào khai thác những đặc
điểm chung về bản sắc văn hóa; văn hóa dân tộc thiêu số; văn hóa dân tộc Thái ở
nước ta. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những
giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người thái ( nói chung ), người Thái Tây
Bắc ( nói riêng ) nhằm giới thiệu về người thái; những nét đặc sắc – cái hay, cái đẹp
của văn hóa dân tộc thái
Trong các công trình, bài viết kể trên, người Thái đã được giới thiệu đầy đủ
từ góc độ tộc danh, dân số, địa bàn cư trú… cho đến các hoạt động kinh tế truyền
thống, các dạng thức văn hóa cổ truyền thống của họ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
còn thiếu vắng một khảo cứu mang tính chuyên sâu về phong tục hôn nhân và cưới
xin của họ. Đặc biệt, vẫn còn rất ít công trình, bài viết riêng về dân tộc Thái Đen ở
Thuận Châu nói chung và các phong tục hôn nhân và cưới xin nói riêng.
Mặc dù rất nhiều các tác phẩm, tạp chí và một số các công trình cá nhân tập
thể nghiên cứu về vấn đề hôn nhân của dân tộc Thái Đen. Tuy nhiên cho đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về vấn đề hôn
nhân của dân tộc Thái Đen huyện Thuận Châu – Tỉnh Sơn la. Đây là cơ sở để người
viết kế thừa những gợi mở, thành quả của những người đi trước tiếp tục đi sâu
nghiên cứu một cách toàn diện hơn về vấn đề này.
3. Đối tượng,nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ thực trạng hôn nhân giữa cổ truyền và hiện đại của dân tộc
Thái Tây Bắc nói chung và hôn nhân của người Thái đen ở huyện Thuận Châu tỉnh
Sơn La nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra của đề tài, người viết đưa ra những
nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

5


Một là, phải làm rõ lịch sử văn hóa truyền thống của người Thái đen ở huyện
Thuận Châu – tỉnh Sơn La
Hai là, làm nổi bật quan niệm, quy tắc và nghi lễ hôn nhân của người Thái
đen huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La
Ba là, những chuyển biến quan niệm, quy tắc và nghi lễ hôn nhân của người
Thái đen huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay
Bốn là, đánh giá rút ra nhận xét về những đặc điểm và những giá trị tinh
thần, ảnh hưởng của nó đối với người Thái Đen ở huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hôn nhân trên địa bàn huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La. Có
so sánh với một số địa phương khác.
- Về thời gian: Từ nguồn gốc đến nay.
- Vê nội dung : Hôn nhân của dân tộc Thái Đen huyện Thuận Châu – tỉnh
Sơn La.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Tài liệu gốc: bao gồm các tác phẩm người Thái Tây Bắc, Luật tục Thái ở
Việt Nam, Quan hệ hôn nhân của người Thái Tây Bắc.
- Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu của phòng Văn hóa - xã hội huyện
Thuận Châu, Ủy ban Dân tộc huyện Thuận Châu, các tạp chí về vấn đề hôn nhân.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp luận: phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử, phương
pháp lôgic.
- Phương pháp cụ thể: thu thập tư liệu, đính chính tư liệu, chỉnh lí tư liệu,
phân loại, hệ thống tư liệu, Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp, khảo sát,
điều tra dân tộc, phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng tại địa bàn nghiên cứu, khóa
luận có sử dụng tài liệu, số liệu của phòng Văn hóa - xã hội huyện Thuận Châu, Ủy
ban Dân tộc huyện Thuận Châu và một số tài liệu khác.

6


5. Đóng góp của đề tài
Luận văn dự kiến hướng đến những đóng góp sau :
- Thứ nhất, là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về
quan niệm, quy tắc, nghi lễ hôn nhân của người Thái Đen huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn la.
- Thứ hai, là tài liệu tham khảo nghiên cứu về giảng dạy trong các giờ ngoại
khóa của các trường PTDT nội trú về vấn đề hôn nhân.
- Thứ ba, do chịu sự tác động nhiều mặt của nền kinh tế thị trường, nhiều nét
bản sắc văn hoá của người Thái cũng đã bị mai một lãng quên hoặc bị đơn giản hoá.
Do vậy, để giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hoá đó ta cần phải tìm hiểu và
nhận thức đúng đắn về nết văn hóa này
Thông qua việc tìm hiểu Phong tục cưới hỏi của người Thái Đen ở huyện
Thuận Châu tỉnh Sơn La, luận văn sẽ giúp người đọc có được một cái nhìn tổng
quát, có hệ thống và sâu sắc hơn về các giá trị văn hoá trong tập tục cưới xin của
người Thái Đen nói chung và người Thái đen ở huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La nói
riêng. Không những thế đề tài còn nêu lên những bất cập, những phong tục lạc hậu

cần bài trừ để làm trong sáng hơn một tục lệ đã trở thành một nét đẹp văn hóa của
đồng bào Thái Đen ở huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La.
6. Bố cục luận văn
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về truyền thống và hiện đại người Thái Đen huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
Chương 2: Hôn nhân của người Thái Đen huyện Thuận Châu , tỉnh Sơn La
Chương 3: Một số nhận xét về hôn nhân của người Thái Đen huyện Thuận
Châu, tỉnh Sơn La.

7


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA VÀ VĂN HÓA
NGƯỜI THÁI ĐEN Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái quát về huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn la
1.1.1.Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và thay đổi về địa giới hành chính.
1.1.1.1.Vị trí địa lí
Thuận Châu là một huyện miền núi thuộc Tỉnh Sơn La, huyện Thuận Châu
nằm ở phía Tây Bắc Tỉnh Sơn La nằm dọc trên đường quốc lộ 6 (Hà Nội – Hòa
Bình – Sơn La – Điện Biên), cách thành phố Sơn La 34 km, cách huyện Tuần Giáo
tỉnh Điện Biên 52 Km.
Tọa độ địa lý: 21012’ đến 21041’ vĩ độ bắc, 103020’ đến 103059’ kinh độ đông.
- Phía Đông giáp huyện Mường La và thành phố Sơn La.
- Phía Tây giáp Điện Biên Đông, huyện Mường Ảng và huyện Tuần Giáo
tỉnh Điện Biên.
- Phía Nam giáp huyện Mai Sơn và huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.
- Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Mường La tỉnh Sơn La.

1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 154.126 ha. Trong đó, đất nông nghiệp
91.195,54 ha (chiếm 59,17%); đất phi nông nghiệp 3.143,93 ha (chiếm 2,04%); đất
chưa sử dụng 59.786,53 ha (chiếm 38,79%). [ 8,Tr.45]
Địa hình Thuận Châu bị chia cắt mạnh, cao và dốc, có đỉnh núi Copia cao
1.817m. Huyện Thuận Châu thuộc lưu vực Sông Đà, có nhiều suối lớn như: Suối
Muội, Suối Ty, Suối Nậm Húa, Suối Nậm Nhứ,... tạo thành mạng lưới sông suối khá
dày, đây là nguồn nước quan trọng phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân, tạo
ra các tiểu vùng thích hợp với nhiều loại hình sản xuất nông lâm - nghiệp, chăn nuôi
đại gia súc, phát triển nghề rừng…
Đèo Pha Đin có độ dài 32 km với điểm cao nhất là 1.648m, là ranh giới hai
huyện Thuận Châu (Sơn La) và Tuần Giáo (Điện Biên). Tên gọi đèo Pha Đin

8


nguyên gốc xuất phát từ tiếng Thái, nghĩa là “Trời và Đất”, hàm nghĩa nơi đây là
chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Đường quốc lộ 6 chạy qua Thuận Châu nên việc đi lại, giao lưu hàng hóa
tương đối thuận tiện. Tuy nhiên địa hình dốc và mùa mưa kéo dài có những trận
mưa lớn gây sạt lở ách tắc giao thông, gây nhiều khó khăn cho việc vận chuyển
hàng hóa và đi lại của nhân dân
Trên địa bàn có 2 con sông Đà, Nậm Ma chảy qua, tạo ra các tiểu vùng thích
hợp với nhiều loại hình sản xuất nông lâm - nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển
nghề rừng…
Tài nguyên: Ở Thuận Châu có vàng sa khoáng, mỏ đồng ở xã Mường Bám
và nguồn nước phong phú, chất lượng tốt cung cấp cho toàn bộ thị trấn Thuận Châu
(mó nước ở bản Bó).
Rừng Thuận Châu chiếm 70,2% diện tích tự nhiên, chủng loại động thực vật
phong phú, có nhiều loại gỗ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao như: gỗ lát, nghiến,

pơ mu và nhiều dược liệu quý. Tuy nhiên việc khai thác chưa được quản lý chặt
chẽ, tập quán phá rừng làm nương rẫy… rừng đã bị tàn phá một cách nhanh chóng,
nguồn tài nguyên quý hiếm bị khai thác một cách cạn kiệt, hiện nay chỉ còn rất ít
những khu rừng nguyên sinh như: Copia nằm trên hai xã Co Mạ và Chiềng Bôm.
Khí hậu ở huyện Thuận Châu thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai
mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9
âm lịch, mưa nhiều, độ ẩm cao (độ ẩm không khí trung bình là 81%), lượng mưa
trung bình hàng năm là 1200-1600 mm. Mùa khô trùng với mùa đông lạnh, ít mưa,
khô hanh từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau theo âm lịch, trong mùa khô
này còn chịu ảnh hưởng của gió Lào. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,4 độ C,
nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27 độ C, trung bình thấp nhất 16 độ C.
1.1.1.3. Sự thay đổi địa giới hành chính
Thuận Châu tên địa phương còn gọi là Mường Muổi, là một mảnh đất hình
thành từ rất sớm. Một loạt các di chỉ khảo cổ thuộc loại hình di chỉ thềm sông, hang
động, mái đá được phát hiện ở Thuận Châu cho thấy những đặc điểm cư trú của các

9


bộ lạc săn bắn, hái lượm của thời đại đá mới, điều đó chứng tỏ nơi đây đã có người
Việt cổ sinh sống.
Dưới thời Pháp thuộc, có một thời gian Thuận Châu bị đặt dưới chế độ
quân quản. Năm 1895, Thuận Châu thuộc tỉnh Vạn Bú (được tách từ tỉnh Hưng
Hoá); năm 1904 tỉnh Vạn Bú đổi thành tỉnh Sơn La. Sau chiến dịch Tây Bắc
1952, Thuận Châu trực thuộc tỉnh Lai Châu. Đến tháng 2 năm 1954, Thuận Châu
trực thuộc tỉnh Sơn La.
Đến năm 1955 thành lập khu Tự trị Thái - Mèo, bỏ cấp tỉnh, Thuận Châu
trực thuộc khu Tự trị. Ngày 27/12/1962, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II đã ra nghị
quyết đổi tên khu Tự trị Thái - Mèo thành khu tự trị Tây Bắc, lập lại 2 tỉnh Sơn La,
Lai Châu và thành lập tỉnh Nghĩa Lộ; huyện Thuận Châu thuộc tỉnh Sơn La. Đến năm

2003 toàn huyện có 34 xã và 1 thị trấn, huyện lỵ đặt tại thị trấn Thuận Châu.[8,Tr.34]
Thực hiện Nghị quyết số 43/2002/NQ - HĐND ngày 11/1/2002 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XI - kỳ họp thứ 5, về xây dựng phương án điều
chỉnh địa giới hành chính một số huyện, xã của tỉnh do ảnh hưởng di dân tái định cư
xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La [7,Tr.25]. Ngày 2 tháng 12 năm 2003, chuyển
25.911 ha diện tích tự nhiên và 26.659 nhân khẩu gồm toàn bộ các xã Mường
Giàng, Chiềng Bằng, Mường Sại, Liệp Muội, Nặm Ét, Chiềng Khoang của huyện
Thuận Châu về huyện Quỳnh Nhai quản lý. Đến nay huyện Thuận Châu có 28 xã và
01 thị trấn.
Huyện Thuận Châu với 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn
Thuận Châu (huyện lỵ) và 28 xã.
1. Phổng Lái

15. Chiềng Ngàm

2. Thôm Mòn

16. Mường É

3. Bon Phặng

17. Co Mạ

4. Mường Khiêng

18. Pá Lông

5. Bản Lầm

19. Tông Cọ


6. Noong Lay

20. Mường Bám

7. Co Tòng

21. Chiềng La

10


8. Liệp Tè

22. Nậm Lầu

9. Muổi Nọi

23. Chiềng Pấc

10. Bó Mười

24. Long Hẹ

11. Púng Tra

25. Phổng Lăng

12. Tông Lệnh


26. Chiềng Bôm

13. Chiền Pha

27. Chiềng Ly

14. E Tòng

28. Phổng Lập
29. Thị trấn Thuận Châu

1.1.2. Dân cư, kinh tế, văn hóa
1.1.2.1. Dân cư
Thuận Châu là địa bàn sinh sống của các dân tộc thiểu số là chủ yếu: Tổng
dân số năm 2014 là 14.7073 người, bao gồm các dân tộc anh em cùng chung sống.
Trong đó dân tộc Thái: 10.2788 người; dân tộc Mông: 15.643 người; dân tộc Kinh:
5.019 người; dân tộc Khơ Mú: 1.956 người; dân tộc Kháng: 3.388 người; dân tộc
La Ha: 2399 người; dân tộc khác 137 người.[ 17,Tr.89]
Dân tộc Thái
Trong đại các gia đình dân tộc Việt nam, có một cộng đồng dân tộc tự nhận
mình bằng tên riêng Tăy hay Thăy và được chính thức gọi là Thái.
Dân tộc Thái có dân số rất đông, theo thống kê năm 1973 là trên 36 vạn
người. Đến năm 1999, dân số của người Thái có 1.328.725 người sống trải khắp
vùng quê miền Tây và Tây Bắc Việt Nam. Bắt đầu từ phía Đông miền đất người
Thái gọi là Mường Lò quê tổ ở Tây Bắc tỉnh Yên bái (nay chia thành 3 huyện thuộc
tỉnh Yên bái: Văn Chấn, Mù Cang Chải, Trạm Tấu và thị xã Nghĩa Lộ). Sang phía
Tây gồm toàn bộ địa phận ba tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Sơn la. Phía Nam người
Thái sinh sống ở miền Tây Bắc Hòa Bình ( nay là huyện Đà Bắc và Mai Châu),
miền Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Cuối cùng còn thấy những nhóm sống rải
rác trong các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trong đó huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng là

nơi họ ở đông hơn cả. [ 13,Tr.125]
Dân tộc Thái là dân tộc đông nhất ở huyện Thuận Châu, chiếm trên 78,3%
dân số của huyện. Người Thái có mặt ở Sơn La từ rất sớm, bao gồm hai ngành là

11


Thái đen (Tay lằm) và Thái trắng (Tay lón). Nhưng đa số người thái ở Thuận Châu
là Người Thái Đen. Họ có ngôn ngữ và chữ viết riêng, tiếng Thái thuộc ngữ hệ
Nam Á, nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.
Nhà của người Thái là nhà sàn, đối với các gia đình thuộc dòng dõi quý tộc
và các gia đình giàu sang, có thế lực thường trang trí “khau cút” ở hai đầu hồi mái
nhà. Bản của người Thái ở vùng thấp, gần nguồn nước, gắn với nghề trồng lúa nước
trong hệ thống thủy lợi được đúc kết như một thành ngữ: mương, phai, lai, lin.
Trang phục của dân tộc Thái: Nam giới mặc quần áo ta nhuộm chàm, màu
gạch non. Phụ nữ mặc áo cóm đính hàng khuy bạc hình con bướm hoặc hình ve
sầu chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với váy dài, khăn piêu
thêu nhiều hoa văn cùng với lối trang sức rất độc đáo làm tôn thêm vẻ đẹp của
người phụ nữ Thái.
Họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước
làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng
làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia
súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người
Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.
Hôn nhân của người Thái rất phong phú và đa dạng với những phong tục, tập
quán đặc sắc như: Tục “Tẳng cẩu” Cô gái Thái đi lấy chồng phải búi tóc; Tục “Ở rể”...
Người Thái có đời sống văn hóa rất đặc sắc - là đặc trưng của văn hóa vùng
Tây Bắc, có tiếng nói, chữ viết riêng. Trong sinh hoạt văn hóa dân gian đồng bào
Thái có rất nhiều lễ hội: Lễ xên bản - xên mường, lễ hội cầu mưa, lễ kin pang then,
xên lảu nó, tết xíp xí,… Về văn học nghệ thuật người Thái có kho tàng truyện cổ

dân gian, truyện thơ, ca dao dân ca,… với những tác phẩm nổi tiếng như: “Xống
chụ xôn xao”, “Khun Lu nang Ủa”, “Tản chụ xống xương”, “ Tản chụ xiết xương”,
… Đồng bào Thái rất yêu thích văn nghệ đặc biệt là Khắp và Xòe. Điệu múa xòe,
múa sạp là đặc sản của đồng bào Thái, được cả nước biết đến.
1.1.2.2. Kinh tế
* Nông nghiệp

12


Ở Thuận Châu có 100% số xã có đường ô tô, điện lưới quốc gia, trên 90%
dân số được nghe đài, 70% số hộ được xem truyền hình.
Đất đai ở Thuận Châu thích hợp trồng các loại cây như: chè, cà phê, cao su,
sắn, đậu tương, mía, hồng không hạt, nhãn, đào, xoài, lúa, ngô, hành, tỏi … và chăn
nuôi trâu, bò, cá, gia cầm.
Người Thái ở huyện Thuận Châu nói riêng, ở Tây Bắc nói chung đều
làm kinh tế nông nghiệp. Ruộng của họ được chia theo nguồn nước: Ruộng
nước mưa và ruộng nước ngâm. Ruộng nước mưa thường thấy ở khu vực vùng
đất cao, hoặc ven các sườn và chân đồi, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước mưa.
Ruộng loại này chỉ cấy được một vụ. Ruộng nước ngâm thường tập trung ở các
thung lũng, dọc theo ven sông, ven suối, khi canh tác, đồng bào chủ động được
nguồn nước tưới. Loại ruộng này cho phép canh tác một năm hai vụ. Như thế:
“Trong trồng trọt thì điều kiện tự nhiên đã dẫn dắt con người tới việc thiết chế đồng
ruộng. Theo con đường đó, người Thái là một cộng đồng tộc người sớm có nền văn
hóa lúa nước ở trong các cánh đồng thung lũng, lòng chảo”.
Giống lúa nước của người Thái canh tác trước đây chủ yếu là lúa nếp. Việc
trồng lúa tẻ chỉ phổ biến từ 1954 đến nay. Thời vụ sản xuất nông nghiệp thường bắt
đầu từ tháng 5, 6 (tháng 11,12 theo lịch Thái) với quy trình: tháng 5, 6 cày bừa, gieo
mạ, tháng 7, 8 cấy xong, tháng 9, 10, 11 thu hoạch lúa.
Công cụ sản xuất nông nghiệp ruộng nước của người Thái Thuận Châu

cũng giống như các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở các nơi khác. Họ sớm biết
chế tác và sử dụng một số công cụ như: cày, cuốc, hái, liềm, mai chiếc cày là công
cụ không thể trong công việc đồng áng, tiếng Thái gọi là “Thay”, được làm bằng
gỗ, lưỡi sắt. Hình ảnh chiếc cày đối với dân tộc Thái không chỉ thân quen trong lao
động sản xuất, mà còn chiếm lĩnh một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của
họ. Sau vụ cày cấy, người ta thường dựa cày vào bên vách gian cúng tổ tiên. Trong
lễ khai trương nhà mới, có nghi lễ chủ gia đình cầm bắp cày đẩy đi, đẩy lại ba vòng
trên gian Hoóng tượng trưng cho việc cày ruộng, nhằm biểu đạt sự thỉnh cầu làm ăn
phát đạt. Người Thái rất giỏi và có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng

13


nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt bằng các loại cọn, guồng nước,
hệ thống mương, phai, lai.
Người Thái ở Thuận Châu cũng phát rừng làm nương rẫy, trồng lúa cạn và
các loại hoa màu khác, phổ biến là ngô, khoai, sắn, các loại rau đậu, bầu bí
Do điều kiện đất đai, tập tục, nên trong sản xuất kinh tế nông nghiệp, ruộng nước
vẫn mang tính chất quyết định, nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Kinh tế nông
nghiệp nương rẫy chiếm vị trí thứ yếu, chỉ mang tính chất hỗ trợ cho kinh tế nông
nghiệp trồng lúa nước. Ý thức về tầm quan trọng của ruộng nước đối với người
Thái khá rõ ràng, thể hiện qua câu ngạn ngữ:
“Nương hút tầm mắt không bằng ruộng một thửa”.
Công cụ làm nương gồm có: dao, rìu, cuốc công cụ gieo hạt là chiếc gậy vót
nhọn dùng để chọc lỗ. Nơi được chọn làm nương là những cánh rừng già hoặc rừng
bãi, độ dốc không lớn lắm thuận lợi cho việc gieo trồng và thu hoạch. Thời gian đốt
nương thường là vào mùa khô tháng 1, 2 âm lịch (tháng 7, 8 lịch Thái). Qua quá
trình thời gian, người Thái đã đúc rút kinh nghiệm:
“Cá tẳng lao hay đông, cá phông lao hay đầu”
“Bông gianh nở phát nương rừng già, bông gianh rụng phát nương rừng bãi”

Sau khi phát nương xong đợi cho cây cỏ khô mới đốt. Ngô và lúa là hai cây
trồng chính. Lúa nương thường được tra vào khoảng tháng 3 âm lịch (tháng 9 lịch
Thái). Họ dùng gậy chọc lỗ, mỗi lỗ tra từ 3 đến 4 hạt lúa, ngô thì mỗi lỗ tra một hạt.
Sau khi tra hạt xong là mùa mưa, một tháng sau lúa, ngô lên cao thì có thể vun gốc
và làm cỏ. Mỗi mảnh nương thường chỉ canh tác tối đa là 3 năm, sau đó bỏ hoang
vài năm mới quay trở lại làm tiếp. Canh tác nương rẫy có mặt tích cực là bổ sung
nguồn lương thực, giải quyết nạn đói trong những năm mất mùa, đặc biệt giải quyết
đất canh tác cho những người nghèo không có ruộng nước (trước đây trong xã hội
phong kiến Thái, bọn thống trị đã chiếm hết ruộng nước). Luật tục xã hội Thái thừa
nhận nương là đất tự do của người lao động. Tuy nhiên canh tác nương rẫy lại
có mặt tiêu cực là con người gần như hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên đến 90%,

14


hiệu quả kinh tế thấp, rừng bị tàn phá, đời sống của những cư dân sống bằng nương
rẫy không ổn định. Vì thế tục ngữ Thái có câu nói về những người làm nương rẫy
“pì lảy quai, pì khài lu”
Dịch:
(Năm được trâu, năm bán con)
Những bản người Thái ở ven sông, suối còn biết đánh bắt cá bằng chài, lưới
đan bằng sợi gai, bắt bằng tay, chém cá ngủ vào ban đêm, hay ruốc cá bằng các loại
lá độc, lá đắng như than mat, cây cơi.
Trong mỗi gia đình người Thái ở Thuận Châu đều có những nghề phụ phục
vụ cho canh tác và sinh hoạt như rèn, đan lát, dệt vải không thấy xuất hiện nghề
gốm. Rừng ở đây có nhiều tre, nứa, giang, song Từ nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn
có này, người Thái ở đây đã tạo ra các sản phẩm như gùi đi nương, ghế ngồi, ếp, các
đồ đựng trong gia đình.
* Thủ công
Cũng như Hoà Bình, tỉnh Sơn La cũng khá nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm

của người Thái trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Những nơi nổi tiếng được biết
đến với nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở đây là xã Thôm Mòn (huyện Thuận
Châu), xã Chiềng Đông (huyện Yên Châu), bên cạnh đó còn có rất nhiều các nhóm
nhỏ lẻ ở thị xã Sơn La (Chiềng Xôm, Chiềng An…), huyện Sông Mã (xã Chiềng
Khoong), thị trấn Mộc Châu (xã Đông Sang), huyện Mai Sơn (xã Cò Nòi)…
Thổ cẩm của người Thái gồm các sản phẩm dệt và thêu, có một nhóm ở bản
Thèn Luông (xã Chiềng Đông) đứng đầu là một số chị em rất năng động trong việc
đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường Hà Nội và xuất
khẩu. Bên cạnh người Thái, còn có một số nhóm người dân tộc thiểu số Mường và
H’mong ở Sơn La cũng dệt thổ cẩm và địa bàn triển vọng nhất là xã Vân Hồ (thị
trấn Mộc Châu) nơi mà người Mường làm với số lượng rất lớn (với các mẫu mã của
người H’mong) để bán cho người H’mong ở cả Sơn La và Hoà Bình để trang trí vải.
Người H’mong ở Vân Hồ (Mộc Châu) và một số huyện khác như Bắc Yên, Phú
Yên, Thuận Châu, Sông Mã…vẫn giữ được nghề dệt lanh truyền thống sử dụng

15


khung dệt thủ công nhưng do điều kiện đất đai nghèo nàn nên cây lanh rất khó phát
triển ở đây bởi vậy số lượng người dệt sợi lanh cũng rất hạn chế. Hiện nay người
H’mong thay vì tự dệt cho nhu cầu sử dụng của mình lại có xu hướng mua vải công
nghiệp hay quần áo may sẵn của Trung Quốc bán sẵn ở các chợ địa phương, mà giá
cả lại hợp lý. Giống như ở Hoà Bình, hầu như tất cả thợ dệt người Thái ở Sơn La
vẫn sử dụng sợi tổng hợp là nguyên liệu chính cho sản phẩm thổ cẩm của mình.
Rèn công cụ là nghề có từ lâu trong xã hội cổ truyền Thái. Khi các dân
tộc ở Đông Nam Á bước vào thời kỳ đồ đồng, đồ sắt, thì người Thái cũng biết
sử dụng và rèn kim khí, thời gian chênh lệch không đáng kể. Người Thái
trao đổi sắt với dân tộc Kinh, Hoa. Kĩ thuật rèn sắt của người Thái còn kém,
họ chưa có kĩ thuật nấu, đúc, khoan, mà chỉ biết rèn, gò ở trình độ thô sơ,
không lấy gì làm đặc sắc lắm.

Một số người đã biết chế tạo súng kíp, làm mỹ nghệ, chế tác các loại cúc bướm,
xà tích, vòng tay, hoa tai. Công việc này cũng chỉ tập trung ở một vài bản với số thợ ít ỏi.
So với các dân tộc khác cùng cư trú trên địa bàn, dân tộc Thái là dân tộc có
nghề dệt phát triển nhất. Họ trồng bồng và cây chàm để phục vụ cho việc nhuộm sợi và
dệt vải. Hiện nay mặc dù vải vóc được bán trên thị trường nhiều, song đồng bào Thái
vẫn duy trì nghề dệt. Ngoài việc dệt vải, họ còn dệt thổ cẩm, khăn Piêu, túi xách.
Trong nền kinh tế truyền thống của người Thái còn thấy phổ biến một số hình
thức hái lượm các sản phẩm trong thiên nhiên hay săn bắt. Hái lượm chất bột (củ sắn,
củ mài) thay cho lương thực vào những năm thiếu ăn, tìm các loại rau, măng, quả cây
làm thực phẩm, thu hái các cây thuốc để chữa bệnh.
Trong lao động có sự phân công theo giới tính, đàn ông làm các việc nặng, phụ
nữ làm các việc nhẹ như dệt vải, nội trợ. Tóm lại nền kinh tế của người Thái ở huyện
Thuận Châu trước Cách mạng tháng Tám 1945 là nền kinh tế mang nặng tính chất tự
cung, tự cấp và còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Những năm qua, để đảm bảo phát triển kinh tế toàn diện, huyện đã xây dựng
định hướng cho mỗi vùng riêng biệt của huyện. Với các xã vùng dọc quốc lộ 6 gồm
12 xã thị trấn Muổi Nọi, Bon Phặng, Chiềng Pấc, Tông Cọ, Tông Lạnh, Thôn Mòn,

16


Thị trấn Thuận Châu, Chiềng Ly, Phổng Lăng, Chiềng Pha, Phổng Lái, Mường É
tiếp tục khẳng định là vùng kinh tế động lực của huyện, có vai trò thúc đẩy các vùng
kinh tế khác: phát triển mạnh các vùng sản xuất tập trung chuyên canh cây chè, cà
phê gắn với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
* Thương mại – Dịch vụ
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện, có quốc lộ 6 đi qua nên
thị trấn Thuận Châu (Thuận Châu) có nhiều điều kiện phát triển kinh doanh thương
mại- dịch vụ. Những năm qua, thị trấn đã xác định được lợi thế, tầm quan trọng của
thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đầu

tư kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống
nhân dân.
Đến nay, thị trấn có 325 hộ sản xuất kinh doanh. Cấp ủy, chính quyền địa
phương luôn khuyến khích các hộ dân đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh
thương mại - dịch vụ trong đó, chú trọng phát triển dịch vụ: cơ khí, sửa chữa, xây
dựng, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc. Phối hợp thực hiện tốt cải cách
thủ tục hành chính, tạo mặt bằng hành lang pháp lý cho các hộ kinh doanh. Chỉ đạo
các tổ chức đoàn thể tranh thủ các nguồn vốn vay, tín chấp với Ngân hàng CSXH
huyện tạo điều kiện cho các hộ vay vốn mở rộng các hoạt động kinh doanh. Tổng
thu nhập 6 tháng của thị trấn đạt hơn 9 tỷ đồng, trong đó thương mại dịch vụ đạt 6
tỷ đồng. Nhờ đó, nhiều cơ sở kinh doanh hiệu quả, đã đóng góp đáng kể trong việc
thu ngân sách trên địa bàn.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại, cấp ủy, chính quyền thị trấn đã chỉ đạo Đội thuế thị trấn kiểm tra việc
đăng ký kinh doanh các mặt hàng; tuyên truyền các hộ kinh doanh thực hiện tốt
Luật kinh doanh. Phối hợp với Đội quản lý thị trường, tổ trưởng tiểu khu tăng
cường công tác quản lý thị trường; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở
kinh doanh. 6 tháng đầu năm, các hộ kinh doanh trên địa bàn đã đóng góp ngân
sách Nhà nước gần 1 tỷ đồng.

17


Tiêu biểu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, như: cửa hàng bách
hóa tổng hợp Tòng The, Hương Vững; nhà hàng ăn uống Hùng- Ngân; cửa hàng
điện tử, điện lạnh Hòa- Khoa…Bà Tòng Thị The, chủ cửa hàng, nói: Trước kia, tôi
thuê 1 quầy nhỏ trong chợ bán hàng tạp hóa, nhờ được vay vốn, gia đình tôi đã mở
đại lý phân phối các mặt hàng tạp hóa, bán thêm đồ điện gia dụng; mở rộng quy mô
bán hàng, thuê 2 nhân viên bán hàng với mức lương từ 2 triệu- 2,5 triệu đồng/tháng.
Doanh thu mỗi năm của gia đình đạt gần 1,5 tỷ đồng.
Khai thác thế mạnh, tiềm năng của địa phương bằng những giải pháp đúng

hướng, phù hợp đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển thu nhập bình quân đầu
người đạt 2.000.000 đồng/tháng; tăng tỷ lệ hộ giàu, khá lên 56,3%, giảm tỷ lệ hộ
nghèo xuống còn 0,7%. Phát huy những thành tích đạt được, thị trấn Thuận Châu
tiếp tục lãnh đạo, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, góp
phần tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu đến
năm 2015 giá trị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại chiếm từ 60% trong tổng
thu nhập trên địa bàn thị trấn.
Riêng các xã vùng sâu, xa, vùng cao còn nhiều khó khăn như Mường Bám,
Co Tòng, Pá Lông, É Tòng, Co Mạ, Long Hẹ...tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng
kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa các
vùng trong huyện. Với các xã vùng dọc sông Đà như Liệp Tè, Mường Khiêng,
Chiềng Ngàm, Bó Mười, Noong Lay, Chiềng La đẩy mạnh các cây công nghiệp
như cà phê, cao su, phát triển sản xuất rừng, khai thác tốt mặt nước hồ sông Đà nuôi
trồng thủy sản, các dịch vụ du lịch lòng hồ.
Thời gian tới, huyện Thuận Châu tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật,
giống mới vào sản xuất, đẩy mạnh phát triển các cây, con có giá trị kinh tế cao như
cao su (hiện đứng thứ 2 toàn tỉnh), chè, cà phê, sơn tra, cây dược liệu...Huyện phấn
đấu năm 2015, sản lượng lương thực có hạt đạt 53.735 tấn, năm 2020 đạt 57.550
tấn; cây cà phê năm 2015 đạt 3.314 ha, năm 2020 đạt 4.314 ha; cây chè năm giai
đoạn 2014 -2015 trồng mới thêm 291 ha, giai đoạn 2016- 2020 trồng mới 500 ha,

18


sản xuất theo quy trình VietGap; cây cao su đến năm 2020 trồng mới đạt 1.800 ha;
tỷ lệ che phủ rừng tăng 49% vào năm 2015…
1.1.2.3. Văn hóa
* Tôn giáo – Tín ngưỡng
Người Thái ở Thuận Châu hầu như không chịu ảnh hưởng hay theo một tôn
giáo nào. Tín ngưỡng của họ là tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh. Hệ thống tín

ngưỡng này vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Vũ trụ quan của người Thái gồm ba thế giới, một thế giới ở trên trời cao và
hai thế giới cùng tồn tại ở mặt đất, một bên là thế giới của những người sống và một
bên là thế giới của ma. Thế giới trên trời có Then Luông là đấng tối cao nhất cai
quản trời đất, loài người và vạn vật, Then Luông được các quần thần giúp việc.
Dưới trần gian, bất cứ ở nơi nào cũng có các ma (phi) cai quản. Muốn lập bản, khai
phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, ma
nương, ma rừng, ma suối… Những vị thần trên trời, các ma dưới trần kể trên cùng
với ma nhà “phi hươn”, ma họ “phi đẳm”, những tổ tiên đã khuất “Pẩu pú” là những
lực lượng phù hộ, bảo vệ người. Họ quan niệm, chết là tiếp tục “sống” ở thế giới
bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về “mường trời”.
Người Thái quan niệm, trên thân thể con người có hai phần, phần thể xác và
phần linh hồn “Khuân” khi chết, phần thể xác về với đất, còn phần linh hồn sẽ lên
trời với tổ tiên dòng họ “Đẳm”, sống ở trong ngôi nhà muôn vạn gian của Then
“Hươn then xam xíp xen pặn hoỏng”, sống và cày cấy bình thường trên những thửa
ruộng cùa nhà Then “Nạ then”.
Người Thái cũng thờ tông tộc, dòng họ và có nơi thờ riêng, “Co lo hóng” là
một gian nhà nằm phía bên trái nhà “quan”, nơi đế cúng vái và thờ phụng “Pẩu pú”,
chỉ có người lớn tuổi, nam giới mới được bước vào gian nhà để bàn thờ “Co lo
hóng”, con dâu “Lu pau” không được phép vào đó là điều kiêng kỵ của người Thái.
Các họ hàng liên kết với nhau qua việc thờ chung con ma của dòng họ, còn gia đình
quần tụ nhau qua việc thờ chung ma nhà. Người Thái cũng có các ông mo làm thầy

19


cúng và vai trò của những người này khá quan trọng. Mo vừa là thầy cúng vừa là
thầy chữa bệnh như kiểu mới của người Mường.
Người Thái cũng tin nhiều vào các sức mạnh của ma, quỷ, thần… theo quan
niệm vạn vật hữu linh truyền lại từ xa xưa. Tuy nhiên, do sự phát triển của xã hội,

những hiện tượng này đã giảm bớt rất nhiều. Cũng như vậy, việc bùa, yểm, chài,
điềm lành, điềm dữ… vẫn còn là nỗi lo lắng trong tâm thức dân gian.
Người Thái có nhiều họ, mỗi họ thường có những quy định kiêng kỵ khác
nhau. Họ Lò không ăn thịt chim Táng Lò. Họ Quàng kiêng con hổ. ”Ðồng bào Thái
thờ cúng tổ tiên, cúng trời đất, cúng bản mường. Gắn liền với sản xuất là những lễ
nghi cầu mùa. Mở đầu hàng năm bằng lễ đón tiếng sấm năm mới.
* Lễ hội
Lễ cầu mùa hay Lễ cơm mới “Lệ hạy- Kin khảu maứ”: là một lễ hội bày tỏ
lòng thành kính của mình đối với những thế lực siêu nhiên thần linh, ma quỷ theo
quan niệm của người Thái.
Phần nghi lễ được tiến hành ngay tại nương rẫy, đặc biệt là nơi tập trung
nhiều hộ gia đình cùng làm nương rẫy nhất (Tủng hảy). Họ thường tổ chức tại chòi
canh rẫy của một nhà có diện tích rẫy nhiều nhất, năng suất cao nhất và đó phải là
những gia đình có uy tín, khéo ăn ở được cả nhóm và cộng đồng tôn trọng kính nể.
Họ cắt lấy những bông lúa chin sơm những nơi tốt nhất trong đám rẫy của gia đình
mình rồi đun lúa làm cho hạt nếp nứt và chín (tiếng Thái gọi là "khẩu hang"). Sau
đó lúa được phơi khô trên chạn bếp hoặc phơi nắng mục đích là họ tạo ra một loại
gạo rất thơm và dẻo hương vị gần giống mùi cốm, hạt gạo có mùa xanh và có mùi
thơm rất đặc trưng. Trong dịp này họ thường chọn một loại lúa dẻo nhất và quý nhất
để dành cho cầu cúng thể hiện tấm lòng với các vị thần linh.
Ngoài những đĩa xôi được đò từ thứ gạo đã được luộc chín, phơi khô ra thì
mâm cúng của mỗi gia đình còn mổ thêm 2-4 con gà (bắt buộc phải có một con gà
trống). Gà được luộc lên và đưa đến mỗi đám nương và nghi lễ cúng bái bắt đầu.
Rượu được rót ra chén, trầu cau mỗi mâm 9 đôi, cùng với đó là một bát nước chè
xanh và một bát nước lã.

20


Công việc cầu cúng thuộc các thầy mo cần có một cái đĩa và hai đồng xu để

tung đồng xu, tiếng Thái gọi là thìm lé. Năm nào mà các thầy mo tung đồng xu chỉ
một lần là được ngay (một bên trắng và một mặt đen) thì coi như năm đó ma nương
hài lòng với lễ lạt của con cháu; họ quan niệm rằng năm đó mùa màng có nhiều
thuận lợi, hy vọng năm ấy sẽ được mùa màng bội thu. Ngược lại năm nào mà thầy
mo tung đồng xu hai ba lần mà vẫn không được thì coi như năm đó mùa màng sẽ
gặp nhiều khó khăn, trở ngại thất thu. Sau khi cúng xong, mọi người làm lễ lạy tả
ơn theo sự điều khiển của thầy mo, họ lạy trước bàn thờ dựng ngay tại đám rẫy, sau
đó rượu được té xuống nương, Nghi thức này nhằm thể hiện sự kính trọng và tấm
lòng chân thực của con cháu với thần linh, họ mong rằng trời đất nhận lễ và chấp
nhận lòng thành kính của con cháu.
Xong phần nghi lễ, họ tổ chức ăn uống ngay tại nương hoặc trên chòi của
nhà chủ lễ năm đó. Hôm đó ai cũng phải ăn uống no say để cầu mong một năm mùa
màng phát đạt, cuộc sống no đủ và hạnh phúc. Cuối cùng những điệu khắp lăm,
nhuôi, xuôi cất lên hoà cùng nhịp múa, họ nói cho nhau nghe về kinh nghiệm làm
ăn bằng những lời ca tiếng hát.
Trong dịp này đôi trai gái nào quý nhau thì chúc và trao nhau những đùi gà
thật ngon, những lời hát thật dằm thằm ngọt ngào. Sau khi ăn uống và ca hát, người
ta chia tay nhau hẹn mùa lúa sau sẽ gặp lai, hy vọng sẽ có nhiều nương, nhiều lúa
gạo hơn và sẽ tổ chức lễ hội cầu mùa thật to hơn, linh đình hơn, đông vui hơn. Họ
cầu mong có một cuộc sống ấm lo và hạnh phúc hơn.
Đây là dịp để mọi người sau một vụ mùa cùng ngồi lài với nhau, truyền cho
nhau những kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm phòng trừ thiên tai, địch hoạ, tỏ sự
đoàn kết của con người trước những thế lực thiên nhiên siêu hình.
Lễ cầu mưa “Xền xò Phồn”: Người Thái vùng Tây Bắc quan niệm rằng
rằng thần linh cai quản mưa gió thương những đứa trẻ sinh ra không có cha để làm
nhà cho nên đã không làm mưa khiến cho trời hạn hán, vì vậy trời không mưa là lỗi
của những người phụ nữ chửa hoang. Vì vậy dân bản phải làm lễ Xển Xó Phốn,
cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối (thuồng luồng, tiếng Thái gọi là Tô Ngược)

21



×