Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ TÍNH dễ bị tổn THƯƠNG DO BIẾN đổi KHÍ hậu của hệ SINH THÁI RỪNG NGẬP mặn VEN BIỂN cửa SÔNG lèn, TỈNH THANH hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.36 MB, 90 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

LI TH THO

NGHIÊN CứU ĐáNH GIá TíNH Dễ Bị TổN THƯƠNG
DO BIếN ĐổI KHí HậU CủA Hệ SINH THáI RừNG NGậP MặN
VEN BIểN CửA SÔNG LèN, TỉNH THANH HóA
Chuyờn ngnh: Sinh thỏi hc

Mó s: 60 42 01 20

LUN VN THC S KHOA HC SINH HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Mai S Tun

H NI 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học “Nghiên cứu đánh giá
tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven
cửa sông Lèn tỉnh Thanh Hóa” đã hoàn thành tháng vào 10 năm 2015. Trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS Mai Sỹ Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo bộ môn Thực vật
học, Khoa Sinh học, phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
hỗ trợ rất nhiều để luận văn được hoàn thành.


Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh
nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Lại Thị Thảo


MỤC LỤC
Xu thế biến đổi của mực nước biển ven bờ Việt Nam là các kết quả ước lượng xu thế
biến đổi của mực nước biển dọc bờ Việt Nam theo số liệu thu thập được của các trạm
quan trắc.......................................................................................................................65


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Biến đổi khí hậu
Rừng ngập mặn
Tính dễ bị tổn thương

Kí hiệu
BĐKH
RNM
TDBTT



DANH MỤC BẢNG
Xu thế biến đổi của mực nước biển ven bờ Việt Nam là các kết quả ước lượng xu thế
biến đổi của mực nước biển dọc bờ Việt Nam theo số liệu thu thập được của các trạm
quan trắc.......................................................................................................................65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Xu thế biến đổi của mực nước biển ven bờ Việt Nam là các kết quả ước lượng xu thế
biến đổi của mực nước biển dọc bờ Việt Nam theo số liệu thu thập được của các trạm
quan trắc.......................................................................................................................65


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu trong thời gian vừa qua đã gây ra nhiều tổn thất to lớn
về người, tài sản và tài nguyên thiên thiên, hủy hoại môi trường. Các thiên tai
như bão, siêu bão, triều cường, lũ lụt, hạn hán ngày càng xảy ra nhiều hơn,
với mức độ, cường độ cao hơn gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Rừng
ngập mặn (RNM) là một trong những hệ sinh thái quan trọng được nhắc đến
khi bàn về biện pháp, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu.
Rừng ngập mặn được ví như lá chắn xanh bảo vệ vùng cửa sông, cửa
biển để chống xói lở, hạn chế tác hại của gió bão, mở rộng đất liền. Rừng
ngập mặn phòng chống gió, bão, sóng thần, lũ. Rừng ngập mặn làm giảm
mạnh độ cao của sóng khi triều cường và bảo vệ đê biển, theo Phan Nguyên
Hồng (1996) [6] độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải rừng ngập mặn
với mức biến đổi từ 75% đến 85% (tức là từ độ cao sóng từ 1,3m xuống còn
0,2-0,3m)…Rừng ngập mặn không chỉ hấp thụ một lượng CO2 do hoạt động
công nghiệp và sinh hoạt thải ra mà còn sản sinh ra một lượng O 2 rất lớn làm
cho bầu không khí trong lành.

Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và
nước biển dâng. Theo báo cáo “Chương trình Sáng kiến về tính dễ tổn thương
do khí hậu của tổ chức Quốc tế và Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương vì biến
đổi khí hậu” (2012) [2] biến đổi khí hậu ở Việt Nam ước tính làm thiệt hại 5%
GDP, tương đương với 15 tỷ USD mỗi năm. Nếu không có những biện pháp
giải quyết hiệu quả, những tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam
tổn thất nhiều hơn (dự kiến 11% GDP vào năm 2030). Nước biển dâng làm
Việt Nam thiệt hại ước tính 4 tỷ USD hàng năm”. Đặc biệt là khu vực miền
Trung hàng năm luôn phải hứng chịu những tác động nặng nề và kéo theo là
những thiệt hại không nhỏ về người và của.

1


Bảo vệ, phát triển RNM cũng như đề ra chiến lược bảo vệ, phát triển
rừng ngập mặn có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng.
Đánh giá tính dễ bị tổn thương của rừng ngập mặn là một trong những bước
đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng những biện pháp để giảm nhẹ các
thiệt hại do các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu gây ra.
Từ những phân tích nêu trên và trong khuôn khổ đề tài thạc sĩ, tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển cửa sông Lèn, tỉnh Thanh Hóa”.
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
2.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thương đối với biến đổi khí hậu
Khái niệm tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua.
Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu
tố để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ
liên quan đến tính dễ bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực khác nhau cũng
khác nhau.
Có nhiều khái niệm về tính dễ bị tổn thương (TDBTT) và việc sử dụng

thuật ngữ liên quan đến tính dễ bị tổn thương. TDBTT thường đi kèm với các
nguy cơ tự nhiên như lũ lụt, hạn hán và nguy cơ xã hội như nghèo đói…Gần
đây, khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh BĐKH để biểu thị
mức độ thiệt hại mà một khu vực dự kiến sẽ bị ảnh hưởng do các tác động khác
nhau của BĐKH. Có nhiều nghiên cứu về TDBTT trên thế giới và khái niệm
về TDBTT cũng khác nhau tùy theo quan điểm của những nhà nghiên cứu.
Chamber (1983) [15] định nghĩa TDBTT có 2 mặt. Một mặt là rủi ro
bên ngoài, các cú sốc mà một cá nhân hoặc hộ gia đình phải chịu từ các tác
động của BĐKH và một mặt là nội bộ bên trong đó là sự không có khả năng
bảo vệ, có nghĩa là thiếu phương tiện để đối phó mà không bị thiệt hại.
O'brien và Mileti (1992) [29] đã thử nghiệm TDBTT đối với BĐKH và
khẳng định rằng bên cạnh sự ổn định và giàu có về kinh tế, khả năng chống
2


chịu của dân cư với các cú sốc về môi trường, cấu trúc và tình trạng sức khỏe
của người dân có thể đóng một vai trò quan trọng quyết định đến TDBTT.
Tuổi tác là một vấn đề quan trọng vì người già và trẻ em vốn là những đối
tượng dễ bị tổn thương do những rủi ro môi trường và nguy cơ phơi lộ. Dân
số trong độ tuổi lao động và có sức khỏe tốt có nhiều khả năng đối phó và do
đó ít bị tổn thương hơn khi đối mặt với nguy cơ phơi lộ.
Blaikie và cộng sự (1994) [14] định nghĩa TDBTT là các đặc điểm của
một người hoặc một nhóm người về khả năng của họ để dự đoán trước, đối
phó với, chống chịu và phục hồi từ các tác động của các nguy cơ tự nhiên và
khẳng định rằng TDBTT có thể được đánh giá thông qua khả năng chống chịu
và mức độ nhạy cảm.
Watson và cộng sự (1996) [33] định nghĩa TDBTT như mức độ mà
BĐKH có thể gây thiệt hại hoặc gây tổn hại cho một hệ thống, không chỉ phụ
thuộc vào mức độ nhạy cảm của hệ thống đó mà còn về năng lực thích ứng
với các điều kiện khí hậu mới.

Atkins và cộng sự (1998) [13] đã nghiên cứu các phương pháp đo
lường TDBTT và xây dựng một sự kết hợp chỉ số TDBTT thích hợp cho các
nước đang phát triển. Các chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp đã được trình bày
cho một mẫu của 110 nước phát triển có số liệu thích hợp có sẵn. Các chỉ số
cho thấy rằng các quốc gia nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương khi so sánh với các
quốc gia lớn. Giữa các quốc gia nhỏ, Cape Verde và Trinidad và Tobago,
được ước tính có TDBTT tương đối thấp còn phần lớn được ước tính có
TDBTT tương đối cao; và các nước như Tonga, Antigua và Barbedas có
TDBTT cao đối với các yếu tố kinh tế và môi trường bên ngoài.
Handmer và cộng sự (1999) [21] đã nghiên cứu các cơ chế đối phó với
cú sốc môi trường hoặc nguy cơ gây ra tổn thương về mặt sinh lý. Các yếu tố
như sự ổn định về thể chế và chất lượng của cơ sở hạ tầng công cộng là rất

3


quan trọng trong việc xác định TDBTT đối với BĐKH. Một xã hội với cơ sở
hạ tầng công cộng thích hợp sẽ có thể đối phó với một mối nguy một cách
hiệu quả và do đó làm giảm TDBTT. Một xã hội như vậy có thể được xem
như một xã hội có TDBTT thấp. Nếu không có năng lực thể chế liên quan đến
các kiến thức về các hiện tượng và năng lực đối phó, thì TDBTT cao có khả
năng chuyển rủi ro về sinh lý thành một tác động đến dân số.
Theo Adger (1999) [12], TDBTT là mức độ mà một hệ thống tự nhiên
hoặc xã hội dễ bị thiệt hại do BĐKH. Nó được coi là một hàm của hai thành
phần: ảnh hưởng có thể có của một hiện tượng đến con người, được gọi là
năng lực hoặc TDBTT về mặt xã hội và rủi ro về một hiện tượng như vậy có
thể xảy ra, thường được gọi là sự phơi lộ (exposure).
Kasperson và cộng sự (2000) [26] định nghĩa TDBTT như mức độ mà
một hệ thống dễ bị thiệt hại do bị phơi lộ với một nhiễu loạn hoặc căng thẳng
và thiếu năng lực hoặc các biện pháp để đối phó, phục hồi hoặc thích ứng một

cách cơ bản để trở thành một hệ thống mới hoặc sẽ bị mất đi vĩnh viễn.
Chris Easter (2000) [16] đã xây dựng một chỉ số TDBTT đối với các
quốc gia khối thịnh vượng chung, dựa trên hai nguyên tắc. Đầu tiên là tác
động của các cú sốc bên ngoài mà quốc gia này đã bị ảnh hưởng và thứ hai là
khả năng chống chịu của một quốc gia để chống cự và phục hồi từ những cú
sốc như vậy. Phân tích sử dụng mẫu của 111 nước đang phát triển trong đó có
37 nước nhỏ và 74 nước lớn mà có sẵn dữ liệu có liên quan. Kết quả cho thấy
trong số 50 nước dễ bị tổn thương nhất, có 33 nước nhỏ trong đó có 27 nước
kém phát triển nhất và 23 hòn đảo. Trong 50 quốc gia ít bị tổn thương nhất,
chỉ có hai tiểu bang.
Moss và cộng sự (2001) [28] đã xác định mười đại diện cho năm lĩnh
vực nhạy cảm liên quan đến khí hậu đó là mức độ nhạy cảm về định cư, an
ninh lương thực, sức khỏe con người, hệ sinh thái và nguồn nước và bảy đại

4


diện cho ba lĩnh vực đối phó và năng lực thích ứng, năng lực kinh tế, nguồn
nhân lực và năng lực tài nguyên môi trường hay tự nhiên. Các đại diện đã
được tổng hợp thành các chỉ số ngành, các chỉ số về mức độ nhạy cảm và các
chỉ số đối phó hoặc năng lực thích ứng và cuối cùng là xây dựng các chỉ số về
khả năng chống chịu TDBTT đối với BĐKH.
Dolan và Walker (2003) [25] đã thảo luận các khái niệm về TDBTT và
trình bày một khung tích hợp đa cấp để đánh giá TDBTT và năng lực thích
ứng. Những yếu tố quyết định năng lực thích ứng bao gồm khả năng tiếp cận
và phân phối của cải, công nghệ, và thông tin, nhận thức và quan điềm về rủi
ro, vốn xã hội và các khung thể chế quan trọng để giải quyết các nguy cơ của
BĐKH. Chúng được xác định ở cấp độ cá nhân, cộng đồng và nằm trong
phạm vi khu vực thiết lập, quốc gia và quốc tế. Kiến thức của người dân là
chìa khóa để thiết kế, thực hiện nghiên cứu và cho phép kết quả có liên quan

tại địa phương có thể hỗ trợ trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và quản lý
hiệu quả hơn tại các khu vực ven biển xa xôi hẻo lánh.
Katharine Vincent (2004) [27] đã tạo ra một chỉ số để đánh giá thử
nghiệm mức độ tương đối của dễ TDBTT về mặt xã hội đối với sự thay đổi
nguồn nước do tác động của BĐKH và cho phép so sánh chéo giữa các nước
ở châu Phi. Một chỉ số tổng hợp TDBTT về mặt xã hội được tính bằng cách
lấy trung bình của năm chỉ số phụ thành phần, đó là các chỉ số về sự giàu có
và ổn định về mặt kinh tế, cơ cấu dân số, ổn định thể chế và chất lượng cơ sở
hạ tầng công cộng, sự kết nối toàn cầu và sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên
nhiên. Kết quả chỉ ra rằng thông qua việc sử dụng các dữ liệu hiện tại, Niger,
Sierra Leone, Burundi, Madagascar và Burkina Faso là những nước dễ bị tổn
thương nhất ở châu Phi.
USEPA - Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (United State Environment
Protection Agency, 2006) [32] định nghĩa tính tổn thương của một hệ thống là

5


mức độ tổn thất của hệ thống đó dưới tác động của một áp lực nào đó từ bên
ngoài hay bên trong hệ thống. Trong các báo cáo của Ủy ban liên chính phủ
về biến đổi khí hậu (IPCC), khái niệm này vẫn được sử dụng khác nhau qua
các thời kỳ.
Trên thực tế, IPCC đã đưa ra các khái niệm khác nhau về TDBTT đối
với BĐKH qua các năm.
Năm 1992, TDBTT được định nghĩa như mức độ mà một hệ thống
không có khả năng đối phó với những hậu quả của BĐKH và nước biển dâng.
Năm 1996, báo cáo lần thứ 2 (SAR) [23] của IPCC đã định nghĩa TDBTT là
mức độ mà BĐKH có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; không chỉ phụ
thuộc vào độ nhạy cảm của hệ thống mà còn phụ thuộc vào năng lực thích
ứng của cộng đồng với điều kiện khí hậu mới. Định nghĩa này bao gồm sự

phơi lộ, mức độ nhạy cảm, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các
mối nguy hiểm do ảnh hưởng của BĐKH.
Năm 2001, báo cáo lần thứ 3 (TAR) [24] của IPCC đã định nghĩa tính
dễ bị tổn thương là mức độ một hệ thống tự nhiên hoặc xã hội bị nhạy cảm
với các thiệt hại do BĐKH gây ra. TDBTT là một hàm của mức độ nhạy cảm
của một hệ thống đối với những thay đổi của khí hậu (mức độ mà một hệ
thống sẽ ứng phó với một sự thay đổi của khí hậu, bao gồm những tác động
có lợi và có hại), năng lực thích ứng (mức độ mà sự điều chỉnh trong thực
tiễn, quá trình thực hiện, hoặc cơ cấu có thể giảm nhẹ hoặc bù lại được những
thiệt hại tiềm ẩn hoặc tận dụng được những cơ hội tạo ra từ sự thay đổi khí
hậu đó), và mức độ phơi lộ của hệ thống với các nguy cơ khí hậu.
Năm 2007, báo cáo lần thứ 4 (AR4) [25] của IPCC đã định nghĩa tính
dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH là mức độ một hệ thống bị nhạy cảm
hoặc không thể chống chịu trước các tác động có hại của BĐKH, bao gồm
dao động khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan. TDBTT là một hàm

6


của các đặc tính, cường độ và mức độ (phạm vi) của các biến đổi và dao dộng
khí hậu mà hệ thống đó bị phơi lộ, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng
của hệ thống đó. Theo định nghĩa mới nhất này, khi các biện pháp thích ứng
được tăng cường thì TDBTT theo đó sẽ giảm đi.
Trong luận văn, định nghĩa của IPCC lần thứ 4 (2007) [25] về tính dễ bị
tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là cơ sở để áp dụng và bổ sung
cách đánh giá tính dễ bị tổn thương cho rừng ngập mặn tại địa điểm nghiên
cứu.
2.2. Nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu trên thế giới

Trên thế giới, tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đã được nghiên
cứu ở nhiều quy mô khác nhau, như đối với một vùng lãnh thổ/khu vực (đới
ven biển, hệ thống đảo...), một hệ sinh thái, một hệ thống tự nhiên hay một
cộng đồng người... Trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - xã hội, môi trường, tự
nhiên, thiên tai và đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực BĐKH. Tính dễ bị tổn
thương trong các nghiên cứu cụ thể được xem xét trong những hoàn cảnh và
nguyên nhân rất đa dạng như sự BĐKH toàn cầu, sự biến động giá cả hàng
hóa trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế,
chiến tranh, khủng bố, những tai biến thiên nhiên, suy thoái môi trường…
Khi nghiên cứu về tính dễ tổn thương có 2 phương pháp tiếp cận chính:
“Tiếp cận theo tác động” và “Tiếp cận theo tổn thương”. Tiếp cận theo tác
động liên quan đến vấn đề đánh giá tiềm năng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đối với hệ thống các thành phần theo các kịch bản khác nhau; tiếp cận theo tổn
thương bằng việc đánh giá nhạy cảm xã hội, khả năng thích ứng bẳng các
thông tin nghiên cứu về tác động. Trong hai phương pháp tiếp cận này, phương
pháp tiếp cận theo tổn thương thường phù hợp hơn; phương pháp tiếp cận theo

7


tác động thì không đáp ứng được quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho thích
ứng xã hội do sự không chắc chắn và các vấn đề về quy mô. Để so sánh rõ nét
hơn giữa hai phương pháp tiếp cận trong việc đánh giá tác động của BĐKH,
nhóm tác giả thuộc tổ chức “Modelling and Simulation Society of Australia
and New Zealand” đã ứng dụng phương pháp đánh giá theo tác động cho vùng
cảng Western của Victoria và ứng dụng phương pháp đánh giá theo tổn thương
cho vùng biển Sydney. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong cả hai phương pháp
tiếp cận đều cung cấp những thông tin hữu dụng và có thể sử dụng ở tầm quốc
tế. Tuy nhiên đối với phương pháp tiếp cận tổn thương cho phép đa dạng
nguồn thông tin, bao gồm cả các chỉ số về khả năng thích ứng, các chỉ số dễ

lượng hóa ngay cả khi mối quan hệ giữa các biến số khác nhau và không được
xác định rõ. Khó khăn nhất là việc chuyển đổi và lượng hóa các biến số trong
đánh giá tổn thương (ví dụ so sánh tổn thương về vấn đề nước biển dâng,
không xác định được chi phí –lợi ích trong lĩnh vực quản lý), phương pháp tiếp
cận theo tổn thương chỉ mang tính chất bán lượng hóa. Trái lại, phương pháp
đánh giá theo tác động có tiềm năng cung cấp thông tin được lượng hóa rất
chính xác. Tuy nhiên thuận lợi cơ bản của cách tiếp cận đánh giá theo tổn
thương là việc xây dựng và tách biệt rõ mối quan hệ của hệ thống phức tạp của
các nhân tố phơi nhiễm, nhạy cảm, khả năng thích ứng. Vì vậy, trong các
nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây thường kết hợp cả hai phương pháp
đánh giá để đưa ra những mô hình cho từng khu vực nghiên cứu.
Lịch sử nghiên cứu TDBTT được ghi nhận từ hơn 20 năm qua và đặc
biệt được quan tâm nhiều từ những năm 90 của Thế kỷ XX, thể hiện trong các
công trình của Watts, M.J. và Bohle, H.G. (1993); Blaikie và nkk (1994);
Adams, R.H. (1995); Adger, W.N. 91996); Cục Quản lý đại dương và khí
quyển quốc gia Mỹ – NOAA (1999); Sander Evan der Leeuw và Chr.
Aschan-Leygonie (2000); Adger, W.N. và Kelly, P.M. (2001); Poul Mathieu

8


(2001); Holger Hoff (2001). Vào cuối Thế kỷ XX, một số mô hình về tổn
thương và phương pháp đánh giá TDBTT dựa trên các thông số được lượng
hóa có hệ thống đã được định hình trên thế giới như phương pháp của NOAA,
phương pháp của Cutter. Các mô hình này tập trung vào nghiên cứu xây dựng
các bản đồ về phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ phân bố các
đối tượng dễ bị tổn thương, từ đó thành lập bản đồ đánh giá TDBTT. Để làm
được điều đó phải có một cơ sở dữ liệu tin cậy, chi tiết, và được thu thập một
cách có hệ thống nhờ sự phối hợp của rất nhiều cơ quan khác nhau (khoa học
tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội). Các phương pháp này đã

chứng tỏ được tính ưu việt của chúng trong việc dự báo TDBTT do những tai
biến tiềm tàng, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro
và thiệt hại và là cơ sở quan trọng trong nghiên cứu TDBTT.
Các công trình nghiên cứu TDBTT do BĐKH của IPCC (2007) [25] đã
chỉ ra 7 yếu tố quan trọng khi đánh giá TDBTT, đó là:
1) Cường độ tác động
2) Thời gian tác động
3) Mức độ dai dẳng và tính thuận nghịch của tác động
4) Mức độ tin cậy trong đánh giá tác động và TDBTT
5) Năng lực thích ứng
6) Sự phân bố các khía cạnh của tác động và TDBTT
7) Tầm quan trọng của hệ thống khi gặp nguy hiểm
Các yếu tố này có thể được sử dụng kết hợp với việc đánh giá những hệ
thống có mức độ nhạy cảm cao với các điều kiện về khí hậu như đới ven biển, hệ
sinh thái, các chuỗi thức ăn...Kết quả của nghiên cứu này có giá trị rất cao trong
điều kiện hiện nay do phù hợp với xu thế của BĐKH đang diễn ra trên toàn cầu
và có thể áp dụng được tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Áp dụng các mô hình đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tính dễ bị
tổn thương của do biến đổi khí hậu được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên các

9


nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương của rừng ngập mặn lại rất ít.
2.2.2. Lịch sử nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu tại Việt Nam
Năm 1994, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP) [11] đã xếp Việt Nam,
đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có
nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước
biển dâng.

Năm 1999, Adger [12] và cộng sự đã nghiên cứu TDBTT ở khía cạnh
xã hội và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi ở huyện
Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự đổi mới về
kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 đã làm tăng tính bất công bằng trong thu
nhập và phúc lợi địa phương gây ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người
dân địa phương khi phải đối mặt với cả sự thay đổi về thể chế tổ chức và
những ảnh hưởng của sự BĐKH.
Hiệp định khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (UNFCCC,
2003) [2] đã dẫn chứng “Thông báo Đầu tiên của Việt Nam về Biến đổi Khí
hậu” (SRV, MONRE 2003) cho biết trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước
quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ Tài nguyên và
Môi trường ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33 cm và
đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1 mét. Với nguy cơ này, Việt Nam là đất nước
chịu tổn thương mạnh mẽ của biến đổi khí hậu theo dự đoán sẽ chịu tổn thất
mỗi năm chừng 17 tỉ USD (chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP).
Năm 2005, nghiên cứu về TDBTT tại đới ven biển Hải Phòng do Lê
Thị Thu Hiền thực hiện đã thành lập được bản đồ TDBTT. Trong công trình
nghiên cứu này, khu vực có TDBTT cao tập trung ở khu vực khu nội thành
cũ, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn
san hô. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần vào việc quản lý tổng hợp và

10


phát triển bền vững đới ven biển Hải Phòng.
Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương của đới duyên hải
Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất
bền vững” đã được Mai Trọng Nhuận (2004) [5] và nhóm nghiên cứu thực hiện
trong giai đoạn 2001-2002. Trong công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây
dựng được phương pháp luận và quy trình đánh giá TDBTT cho đới duyên hải.

Qua đó, bước đầu thiết lập được quy trình công nghệ thành lập bản đồ TDBTT
của tài nguyên và môi trường đới duyên hải Nam Trung Bộ. Các nghiên cứu này
đã góp phần quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại do tai biến, bảo vệ tài
nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền
Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung.
Cùng với đó, trong bối cảnh BĐKH đang là vấn đề quan tâm của toàn
xã hội, Mai Trọng Nhuận (2004) [5] đã có những nghiên cứu tổn thương do
BĐKH (áp dụng cho thành phố Hạ Long, cửa sông Hồng, Chân Mây - Lăng
Cô). Trên cơ sở đó, tập thể tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm sử
dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai
và thích ứng với BĐKH vùng như quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên
môi trường (với các mô hình phát triển kinh tế bền vững như nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái, khai thác khoáng sản sạch,…), giải
pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, giải pháp giảm thiểu thiệt hại
tai biến do BĐKH và giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
Một số nghiên cứu khác như đánh giá TDBTT do lũ lụt, chủ yếu tập
trung vào đánh giá sự mất mát trong lĩnh vực nông nghiệp (FAO, 2004) [20].
Giảm thiểu TDBTT do lũ lụt và bão ở tỉnh Quảng Ngãi và khả năng phục hồi
của cộng đồng dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long do tai biến thiên nhiên
(chính phủ Úc hỗ trợ thực hiện năm 2004-2009)…

11


Năm 2008, tại hội thảo ở Quảng Ninh về “Địa chất biển Việt Nam và
phát triển bền vững” Nguyễn Thị Minh Ngọc (2008) [3] đã trình bày báo cáo
“Đánh giá mức độ tổn thương của vịnh Tiên Yên – Hà Cối (tỉnh Quảng
Ninh), phục vụ quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường”.
Năm 2009, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường [9] đã
triển khai dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi

trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi
trường tại các vùng biển” gồm nhiều hợp phần, trong đó có “Điều tra, đánh
giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và đới
ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững”. Gần
đây các yếu tố gây tổn thương (các yếu tố tự nhiên và các hoạt động nhân
sinh), các đối tượng bị tổn thương (dân cư, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp,
khu đô thị, các loại tài nguyên…) và khả năng ứng phó của hệ thống kinh tế
xã hội đối với BĐKH cũng được đề cập đến trong một số công trình nghiên
cứu khác. Có thể nhận thấy rằng trong thời gian qua chủ đề của những nghiên
cứu về tổn thương do BĐKH chủ yếu nhằm vào các đối tượng ở vùng đồng
bằng và biển ven bờ. Rất ít gặp những nghiên cứu về tổn thương ở miền trung
du và đặc biệt rất ít các nghiên cứu về tính tổn thương của hệ sinh thái rừng
ngập mặn đối với biến đổi khí hậu.
Năm 2012, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã thực hiện và xuất bản
“Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai tại
Việt Nam” [2]. Những phát hiện chính của nghiên cứu này đó là việc xây
dựng được cơ sở dữ liệu về các kịch bản nước biển dâng, tác động của nước
biển dâng và xác định tính dễ bị tổn thương do nước biển dâng.
Năm 2011, với sự tài trợ của Tổ chức quốc tế UNDP, Viện Khoa học
Khí tượng Thủy văn và Môi trường [32] đã triển khai dự án “Tăng cường
năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động
12


và kiểm soát phát thải khí nhà kính” trên địa bàn các tỉnh Bình Định, Bình
Thuận và Cần Thơ, trong đó nhiệm vụ đánh giá tác động, TDBTT do BĐKH
ở huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất biện pháp thích ứng là một
hợp phần của dự án trên.
“Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực nước và vệ sinh môi
trường tại tỉnh Bến Tre” thực hiện bởi AECOM Asia và kết thúc năm 2011

[11]. Nghiên cứu này nêu tổng quan về TDBTT do BĐKH tại tỉnh Bến Tre,
và xác định những huyện dễ bị tổn thương nhất đối với các lĩnh vực như tài
nguyên nước, nghèo đói, các hệ thống sinh kế và cơ sở hạ tầng và dịch vụ cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường.
“Nghiên cứu tác động của BĐKH đến Đồng bằng sông Cửu Long và đề
xuất các giải pháp thích ứng”, dự án do Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB
tài trợ (2011) [11] với 2 giai đoạn, giai đoạn 1 tập trung vào việc đánh giá các
tác động và TDBTT do BĐKH đối với 3 lĩnh vực chính tại 2 tỉnh Kiên Giang
và Cà Mau, đó là: Năng lượng và Công nghiệp, Giao thông vận thải và Quy
hoạch đô thị, Nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản. Giai đoạn 1 kết thúc năm
2011. Giai đoạn 2 bắt đầu năm 2012 và kết thúc năm 2013, tập trung vào việc
xác định các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu các tác động của BĐKH và
lựa chọn ra những dự án ưu tiên để thu hút vốn đầu tư.
“Nghiên cứu Đánh giá TDBTT đối với BĐKH của thành phố Cần Thơ”
thuộc gói thầu Tư vấn xác định các phương án thích ứng và phòng ngừa tác
động của Biến đổi khí hậu cho Thành phố Cần Thơ, dự án Tăng cường năng
lực quốc gia ứng phó vớI biến đổi khí hậu ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác
động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” (thuộc Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Môi trường) (2012) [2]. Nghiên cứu này tập trung đánh giá
TDBTT do BĐKH đối với các lĩnh vực cụ thể của TP. Cần Thơ như dân cư,

13


nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cơ sở hạ tầng và vấn đề vệ sinh môi
trường. Mức độ tổn thương ở hiện tại và tương lai (ứng với các mốc thời gian
năm 2020, năm 2050 và năm 2100) sẽ được đánh giá.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá TDBTT của một hệ
thống kinh tế - xã hội - môi trường do BĐKH và khả năng chống chịu, thích
ứng của nó được áp dụng vào Việt Nam. Dù với những cách tiếp cận khác

nhau nhưng cũng đều xem xét tới cả những yếu tố bên trong và bên ngoài hệ
thống trong việc đánh giá TDBTT do BĐKH. Nhìn chung hiện nay, Việt Nam
đã có khá nhiều nghiên cứu về đánh giá TDBTT do BĐKH nhưng lại có rất ít
các nghiên cứu đánh giá về TDBTT của rừng ngập mặn.
Các hệ sinh thái rừng ngập mặn là đối tượng dễ bị tổn thương do tác
động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng. Rừng ngập mặn bị tác
động của thủy triều xảy ra trên bờ biển trầm tích độ dốc thấp, nơi mà nếu thời
gian ngập lụt gia tăng thì sức khỏe rừng, năng suất và chất lượng rừng bị ảnh
hưởng. Điều này có thể trầm trọng hơn do gió và sóng tác động của cơn bão
khắc nghiệt. Tăng không khí và nhiệt độ nước biển cùng với tăng cường
carbon dioxide trong khí quyển có thể làm thay đổi các quy trình trong rừng
ngập mặn của sự hô hấp, quang hợp và năng suất rừng. Những thay đổi về
lượng mưa và độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình đầu vào phù sa, nước ngầm và
độ mặn, và dẫn đến thay đổi năng suất và độ cao của bùn. Các phản ứng của
rừng ngập mặn ở vùng ven biển khác nhau do tác động biến đổi khí hậu tùy
thuộc vào vị trí, tác động của thủy triều, chế độ mặn, trầm tích và bồi
tụ...Đánh giá tính dễ tổn thương của tác động biến đổi khí hậu đối với rừng
ngập mặn bằng sự tổng hợp của các yếu tố khác nhau, và cho phép các hành
động thích ứng phù hợp được ưu tiên để ứng phó với biến đổi khí hậu. Các
nghiên cứu trước đây chỉ tập trung nghiên cứu vào các yếu tố ảnh hưởng đến
rừng ngập mặn như nhiệt độ, lượng mưa, sự bồi tụ, nước biển dâng hay các
dự đoán phản ứng của rừng ngập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
14


Có các nguyên nhân gây tổn thương của rừng ngập mặn như sau
Theo kết quả nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái
rừng ngập mặn Việt Nam cho thấy, có 6 yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn từ đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng
dễ bị tổn thương của hệ sinh thái nhạy cảm này đó là: (i) nhiệt độ không khí;

(ii) lượng mưa; (iii) gió mùa Đông Bắc; (iv) bão; (v) triều cường; và (vi) hoạt
động của con người (Phan Nguyên Hồng, 1993) [6] .
Ngoài ra, cũng có sự liên quan gián tiếp giữa tính dễ tổn thương do
biển đổi khí hậu và hệ sinh thái rừng ngập mặn thông qua sự thay đổi về mực
nước biển. Một số yếu tố có thể tác động ngay, trong lúc các yếu tố khác có
thể tác động sau đó, như gió mùa Đông Bắc, sự tăng cường của dòng chảy
sông, mưa lớn ở địa phương, sự tích tụ phù sa và các tác động của con người
(Phan Nguyên Hồng, 1993) [6]. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số
đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong điều kiện
khí hậu cũng như các tác động của con người như ảnh hưởng đến diện tích
rừng ngập mặn, chất lượng rừng ngập mặn…
- Gió mùa Đông Bắc góp phần quan trọng làm tăng mực nước biển ở
Việt Nam. Gió mùa xuất hiện vào mùa khô, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4
năm sau, vào thời kỳ thủy triều cao nhất trong năm (tháng 10 đến tháng 12).
Kết quả là nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, đặc biệt là ở đồng bằng sông
Cửu Long. Theo các tài liệu của Ủy ban Sông Mê Kông Việt Nam (1993), khi
tốc độ gió là 5 m/s thì nước biển tăng cao 10 cm, khi tốc độ gió tới 10 m/s thì
nước biển tăng lên 20 cm; còn khi không có gió thì nước biển chỉ tăng 4 cm.
Nước mặn, lợ vào đến đâu thì các loài cây ngập mặn theo dòng nước vào sâu
trong nội địa đến đó. Điều này là cơ sở để giải thích số lượng cây ngập mặn
cũng như diện tích cây ngập mặn tăng lên hay giảm đi trong điều kiện gió mùa.
- Sự tăng dòng chảy của sông cũng là một nguyên nhân, nhưng thường

15


chỉ xảy ra vào mùa mưa và chỉ ảnh hưởng trong thời gian ngắn. Đặc biệt,
nước biển dâng cao nhất trong những ngày có mưa bão kết hợp với triều
cường, gây ra thiệt hại to lớn về tài sản của cộng đồng ven biển, làm cho bờ
biển bị xói lở, kể cả những vùng có các dải RNM phòng hộ. Ở vùng núi, do

rừng nguyên sinh bị suy thoái nghiêm trọng, nên xảy ra lũ quét, trượt lở đất
khi có mưa lớn. Diện tích rừng ngập mặn sẽ bị suy giảm trong điều kiện khí
hậu gió, bão ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Tác hại của con người từ việc phá RNM, đắp đập để trồng lúa, đắp bờ
các đầm nuôi tôm tràn lan trong vùng bãi triều đã ngăn cản sự vận động của
thủy triều, qua đó, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài
cây ngập mặn, làm mất nơi dinh dưỡng của hải sản và động vật vùng triều,
làm thay đổi dòng chảy, giảm sự phân tán nước ở các bãi triều và vùng ven
biển. Việc sử dụng nước ngầm để điều chỉnh độ mặn trong các vùng nuôi tôm
rộng lớn cũng như sử dụng lãng phí nước trong sinh hoạt đã dẫn đến sự suy
giảm nghiêm trọng nguồn nước ngầm cần thiết cho các loài cây ngập mặn và
các sinh vật sống trong đất bùn và đồng thời ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất
của vùng ven biển (Phan Nguyên Hồng và cs., 2007) [8].
- Nước biển dâng cùng với gió mùa, bão, triều cường đã làm xói lở bờ
biển. Ở phía Đông bán đảo Cà Mau, gió mùa Đông Bắc (gió chướng) cùng
với triều cường đã làm xói lở hàng chục km từ Ghềnh Hào xuống đến xóm
Đất Mũi, mỗi năm có chỗ mất 20-30 m chiều rộng, như ở cửa sông Bồ Đề,
Rạch Gốc, khu vực Khai Long…, làm đổ các cây RNM, trong đó có nhiều
Mắm biển (Avicennia marina) lâu năm. Triều cường đưa cát vào bờ, làm cho
nhiều loài cây ngập mặn có rễ thở trên mặt đất bị vùi lấp và cây chết đứng
(Phan Nguyên Hồng và cs., 1999) [6].
- Nước biển dâng đã tạo điều kiện cho một số loài cây ngập mặn xâm
lấn sâu vào đất nội địa, đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở Quảng Bình và

16


miền Tây Nam Bộ, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng lương thực và đa dạng
sinh học. Một số loài động thực vật nước ngọt bị biến mất và thay thế vào đó
là các loài nước lợ.

- Nước biển dâng cũng ngăn cản sự bồi tụ các bãi triều, ngăn cản sự tái
sinh tự nhiên của các loài cây ngập mặn tiên phong như mắm, bần chua.
Biểu hiện rõ ràng nhất của biến đổi khí hậu là nóng lên của trái đất từ
đó làm tăng nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng trên diện rộng và
qua đó là mức tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Biến đổi khí hậu tác
động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm cả các lĩnh vực của môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khoẻ con người tác động đến độ
nhạy cảm, khả năng thích ứng của các thành phần, đó các chỉ số quan trọng để
đánh giá tính dễ bị tổn của hệ sinh thái rừng ngập mặn do sự thay đổi của các
điều kiện tự nhiên. Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ vào cuộc sống con
người, con người lại là những tác nhân quan trọng tác động đến sự bền vững,
độ nhạy cảm của rừng ngập mặn từ đó liên quan mật thiết đến tính dễ bị tổn
thương rừng. Chính vì vậy xét đến khía cạnh biến đổi khí hậu tác động đến
đời sống con người cũng chính là xét đến sự gián tiếp tác động đến tính dễ bị
tổn thương của biến đổi khí hậu gây ra đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Điều đó có nghĩa là để thích ứng với BĐKH cần phải biết BĐKH đã và
sẽ biến đổi như thế nào, tác động ra làm sao đến con người và các hệ sinh thái
tự nhiên khác. Đặc biệt phải nhấn mạnh đến vai trò của hệ sinh thái rừng ngập
mặn trong việc giảm thiểu cũng như tác động đến biến đổi khí hậu toàn cầu.
Từ đó sẽ giảm thiểu tính dễ bị tổn thương cho chính hệ sinh thái cũng như con
người. Tuy nhiên, diện tích RNM hiện nay suy giảm một cách đáng báo động
trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt
đới và một vài loài ở vùng á nhiệt đới.Ước tính năm 1997, toàn thế giới có

17


khoảng 181.000 km2 hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhưng theo một ước tính
gần đây thì con số này hiện nay giảm xuống dưới 150.000 km 2 (FAO, 2004)

[20], khu vực có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất là Châu Á với diện tích
khoảng 77169 km2 và Châu Mỹ với diện tích khoảng 43161 km 2 (Spalding et
al. 1997). Quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất là Indonesia (4.25 x
104 km2; Spalding et al. 1997), thứ hai là Brazil (1.34 x 104 km 2; Spalding et
al. 1997), Nigeria (1.05 x 104 km 2; Saenger and Bellan 1995), and Australia
(1.00 x 104 km2; Robertson and Duke 1990).
Khoảng 35% diện tích rừng ngập mặn đã bị mất đi trong 2 thập kỉ vừa
qua, nhưng điều này nhận được rất ít sự quan tâm của cộng đồng, chủ yếu sự
biến mất của rừng ngập mặn được đề cập trong các tạp chí và sách báo
chuyên ngành. Sự suy giảm về chất lượng, số lượng và sự quan tâm chưa
đúng mức tới vai trò cũng như ảnh hưởng của rừng ngập mặn tới biến đổi khí
hậu toàn cầu làm tăng khả năng tổn thương của hệ sinh thái quan trọng này.
Ở Việt Nam, theo IUCN đánh giá hệ sinh thái rừng ngập mặn đã mất
đi khoảng 50% diện tích rừng ngập mặn ban đầu và là một trong các quốc
gia mất rừng ngập mặn nhanh nhất trên thế giới cùng với các nước Ấn Độ,
Philippin.
Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, diện tích rừng ngập mặn tính đến
ngày 21/12/1999 là 156.608 ha, trong đó diện tích rừng ngập mặn tự nhiên là
59.732 ha chiếm 38,1% và diện tích rừng ngập mặn trồng là 96.876 ha chiếm
61,95%. Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2008) [1], hiện nay
cả nước chỉ còn khoảng trên 209741 ha tập trung chủ yếu ở vùng ven biển
Nam Bộ (128 537 ha).
Muốn dự đoán được tác động cũng như giảm thiểu ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu thì chúng ta cần đánh giá được tính dễ bị tổn thương do biến đổi
khí hậu gây ra đối với hệ sinh thái có vai trò quan trọng như rừng ngập mặn

18


đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, cần tiếp tục các nghiên

cứu về tính tổn thương của rừng ngập mặn một cách toàn diện trước các nguy
cơ biến đổi khí hậu trong tương lai.
Vì vậy, đây là hướng nghiên nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu sâu và
toàn diện trong tương lai.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Sông Lèn là một phân lưu phía bắc của Sông Mã tại Thanh Hóa, Việt
Nam. Sông được tách ra từ sông Mã tại địa phận xã Vĩnh An, Vĩnh Lộc và xã
Hà Sơn, huyện Hà Trung, chảy theo hướng đông đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cửa
Sung (Lạch Sung) nằm giữa hai xã Nga Thủy, Nga Sơn và Đa Lộc, Hậu Lộc.
Sông Lèn là ranh giới tự nhiên của các huyện Hà Trung, Nga Sơn (thuộc tả
ngạn) với huyện Hậu Lộc (thuộc hữu ngạn).
Sông Lèn có tổng chiều dài khoảng 34 km, chảy cắt qua quốc lộ
1A tại cầu Đò Lèn, cách Hà Nội khoảng 130 km về hướng nam. Quốc lộ 1A
bắc ngang sông Lèn bằng cây cầu Đò Lèn. Ven sông có diện tích rừng ngập
mặn khá lớn được trải dài qua hai huyện Hậu Lộc và Nga Sơn.
Tuy nhiên trong phạm vi luận văn chúng tôi nghiên cứu tập trung tại
rừng ngập mặn ven sông Lèn chủ yếu tại xã Đa Lộc.
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Đa Lộc
Đa Lộc là xã thuộc vùng đồng bằng ven biển của của huyện Hậu Lộc,
cách thị trấn Hậu Lộc khoảng 18 km về phía Đông, có trục tỉnh lộ 5 chạy qua
thuận lợi cho giao lưu với các xã lân cận và với vùng.
Diện tích tự nhiên toàn xã năm 2010 là 1352,82 ha.
Tổng dân số năm 2010 là: 8244 người; mật độ dân số 609 người/km2.
Đa Lộc có địa hình khá bằng phẳng, độ cao chênh lệch ít, sản xuất chủ
yếu là, trồng lúa, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, có hệ thống tưới tiêu

19



×