Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

NGũ GIớI, THậP THIệN TRONG đạo PHậT và ý NGHĩA của nó đối với GIáO dục đạo đức CHO THANH NIÊN VIệT NAM HIệN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.59 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TỪ THỊ MÙI

NGò GIíI, THËP THIÖN TRONG §¹O PHËT Vµ ý NGHÜA
CñA Nã §èI VíI GI¸O DôC §¹O §øC CHO THANH NI£N
VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Chín

HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
1


Em xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Phạm Văn Chín - người hướng dẫn
khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho chúng em trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn phòng Sau Đại học, Thư viện trường, Thư
viện khoa - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung
cấp cho em nguồn tài liệu quý giá.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân
đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên
cứu.


Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Từ Thị Mùi

2


3



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo Phật là một trong những tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
Hơn hai mươi lăm thế kỷ trôi qua nhưng ngọn đuốc mà Đức Phật thắp lên vẫn
có sức lan tỏa mãnh liệt và soi rọi cho chúng sinh trên mọi bước đường khổ
đau. Đạo Phật xuất hiện vì thế gian và cũng tồn tại vì thế gian. Giáo lý nhà Phật
đề cập tới rất nhiều vấn đề khác nhau của cuộc sống, trong đó có giá trị vĩnh
hằng là đạo đức.
Đạo đức nhà Phật lấy ngũ giới, thập thiện làm nền tảng căn bản. Đây là
nền tảng đạo đức vững chãi nhất để bảo vệ hòa bình, an lạc và đem đến hạnh
phúc cho nhân loại. Nó thể hiện sự bình đẳng, nhân bản, dân chủ và cũng là
chuẩn mực đạo đức chung của con người sống trên hành tinh này. Giá trị toàn
cầu của nó đã được các nhà Đạo đức học, Xã hội học, Triết học trên thế giới
công nhận. Albert Schweitzer, nhà triết học người Đức viết: Đức Phật đã sáng
tạo ra nền đạo đức nội tâm hoàn thiện qua năm điều răn cấm đầu tiên của
Ngài. Đức Phật là một trong những nhà Đạo đức học vĩ đại kỳ tài nhất mà thế
giới có được. Nhận định trên đã phần nào nói nên tầm vóc, sự quan trọng của
đạo Phật nói chung, của ngũ giới, thập thiện nói riêng đối với giáo dục đạo

đức con người.
Ở Việt Nam, đạo Phật từ khi được du nhập vẫn luôn đồng hành
cùng dân tộc trên con đường dựng nước và giữ nước. Giáo lý nhà Phật
ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa, tinh thần cũng như đạo đức của
nhân dân. Những lời dạy của đức Phật vẫn luôn là khuôn phép, chuẩn mực
để con người điều chỉnh hành vi, tu thân dưỡng tính và giáo dục con cháu.
Ngày nay, cùng với công cuộc đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đem lại cho đất
nước những biến đổi sâu sắc, đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng
5


trên nhiều phương diện. Song thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn,
được và mất luôn đồng hành cùng nhau. Bên cạnh những thành quả đạt
được, trong vòng xoáy của quá trình toàn cầu hóa cũng như những tác động
của làn sóng hội nhập, nhiều giá trị truyền thống bị đảo lộn, con người chịu
tác động của nhiều yếu tố tiêu cực dẫn đến sự tha hóa nhân cách, xuống cấp
về đạo đức.
Làn sóng mở cửa ảnh hưởng đặc biệt tới thế hệ thanh niên. Những biểu
hiện của lối sống buông thả, thích hưởng thụ, vô cảm, phai nhạt lý tưởng,
sống thiếu mục đích… những năm gần đây của bộ phận không nhỏ thanh niên
đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện tượng suy thoái đạo đức trong giới
trẻ. Nó đặt ra yêu cầu với toàn xã hội cần phải có biện pháp, hướng đi tích cực
và cụ thể để giáo dục đạo đức cho toàn xã hội nói chung, cho thế hệ thanh
niên nói riêng. Chính vì vậy con người quay trở lại với những giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp trong đó có những giáo lý sâu xa của đạo Phật, đặc biệt
là tư tưởng về ngũ giới, thập thiện để giáo dục thế hệ thanh niên – chủ nhân
tương lai của dân tộc, rường cột của đất nước.
Với những suy nghĩ như trên, tác giả chọn đề tài: “Ngũ giới, thập thiện
trong đạo Phật và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức cho thanh niên

Việt Nam hiện nay” làm luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Các tư liệu về đạo Phật
Ngũ giới, thập thiện là một trong những hạt nhân cơ bản của đạo Phật.
Đây là một trong những giới luật cơ bản mà bất kì một môn đồ nào của Phật
cũng phải tu tập để đạt đến giải thoát và nó có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với
mọi người. Chính vì vậy khi nghiên cứu về đạo Phật không thể bỏ qua những
tư tưởng này.
Đầu tiên chúng ta phải kể đến bộ sách “Phật học cơ bản”gồm 4 tập,
6


được biên soạn bởi nhiều tác giả do Ban Hoàng pháp Trung Ương, Giáo Hội
Phật giáo Việt Nam biên soạn. Tác giả đã trình bày theo thứ tự từ các vấn đề
Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, tuy nhiên ngũ giới,
thập thiện thì chỉ mới điểm qua những nội dung cơ bản mà chưa có sự đi sâu
phân tích, chưa chỉ ra được giá trị của tư tưởng này với cuộc sống.
Cuốn sách tiếp theo không thể bỏ qua là cuốn “An bình trong từng
bước đi - Con đường thức tỉnh trong cuộc sống hàng ngày” của Thích Nhất
Hạnh. Tác giả đã trình bày một cách sâu sắc về sự vận động của cuộc sống và
chỉ ra cách để chúng ta tìm được an bình cho bản thân và thương yêu chúng
sinh. Tác giả cũng đã bàn về tư tưởng ngũ giới, thập thiện và chỉ ra đó là một
trong những con đường đến với sự an bình trong cuộc sống, song mới chỉ
dừng lại ở bước khái quát sơ lược mà chưa đưa ra những phân tích đánh giá
về vai trò của tư tưởng này đối với thực tiễn cuộc sống.
Trong giai đoạn hiện nay những nhận thức về đạo Phật đã có nhiều sự
thay đổi. Chính vì thế khi nghiên cứu về tư tưởng ngũ giới, thập thiện của đạo
Phật với vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay, chúng ta không thể
bỏ qua một cuốn sách rất hay về Phật giáo mà những quan điểm nhận thức
mới về đạo Phật trong xã hội hiện nay đã được trình bày một cách sâu sắc

trong cuốn sách của Thạc Đức với tựa đề “Đạo Phật qua nhận thức mới”. Tác
giả đã phân tích khá sâu sắc về tư tưởng ngũ giới, thập thiện và chỉ ra được
tinh thần nhập thế của nó trong nhịp sống hiện nay.
Như vậy, có thể thấy rằng những nghiên cứu về ngũ giới, thập thiện của
đạo Phật đã có rất nhiều công trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy
nhiên, chúng ta cũng thấy rằng những công trình nghiên cứu về ngũ giới, thập
thiện vẫn còn thiếu tính hệ thống và hầu như chưa có sự gắn kết với việc giáo
dục đạo đức - một vấn đề bức xúc đặt ra cho xã hội Việt Nam hiện nay. Đó
cũng là một khó khăn thử thách đối với công trình nghiên cứu này và đó cũng
chính là nhu cầu cần tìm hiểu hơn về ngũ giới, thập thiện và ý nghĩa của tư
7


tưởng này đối với vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Tư liệu về giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam
Trong cuốn sách “Về đạo đức” của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trình bày
quan điểm chung về đạo đức và lý tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một số nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức mới đối với các tầng lớp nhân dân
theo quan điểm của Người. Con đường hình thành đạo đức mới
Trong cuốn “Thanh niên với đạo đức cộng sản” (1962) Tác giả Đào
Tùng đã bàn về các vấn đề như: Giáo dục đạo đức cộng sản cho thanh niên;
giác ngộ tinh thần cách mạng, phát huy tính tự giác và nhiệt tình lao động,
lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo cộng sản đối với thanh niên Việt Nam,
Tác giả Văn Tùng trong tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
đạo đức cách mạng cho đoàn viên, thanh niên” đã khái quát về tình hình
thanh niên nước ta trong mấy năm đầu bước vào thế kỷ XXI; tính toàn diện và
hệ thống về giáo dục và bồi dưỡng đạo đức cách mạng trong tư tưởng của chủ
tịch Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho
cán bộ, đoàn viên, thanh niên
“Đạo đức học”:dùng cho các trường đại học và cao đẳng Sư phạm của

tác giả Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương đã trình bày tổng quan
về đạo đức học; mối quan hệ giữa đạo đức và các hình thái ý thức xã hội; một
số phạm trù cơ bản của đạo đức học; trình bày những truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc ta và vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông cũng
như học tập, tu dưỡng đạo đức cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh; giới
thiệu một số phương pháp giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh trong
nhà trường phổ thông.
“Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường
ở Việt Nam hiện nay” của tập thể tác giả Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt
(chủ biên), Hoàng Anh đã phân tích tầm quan trọng và nội dung giáo dục đạo
đức mới cho sinh viên, khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc
8


giáo dục đạo đức mới cho sinh viên. Đồng thời nhóm tác giả đã đề xuất một
số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức mới cho
sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu khác. Trong đó cần phải kể
đến là luận văn tiến sĩ của Trần Sỹ Phán với nhan đề“Giáo dục đạo đức đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay”. Trong công trình này, tác giả làm sáng tỏ những nhân tố tác động
đến sự hình thành, phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam hiện nay, từ
đó làm nổi bật vai trò của giáo dục đạo đức. Tìm hiểu nét đặc thù của mối
quan hệ giữa giáo dục đạo đức với sự hình thành phát triển nhân cách sinh
viên, đề xuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Với đề tài này, tác giả muốn tiếp cận vấn đề giáo dục đạo đức cho thế
hệ thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hiện nay từ góc độ triết học mà chủ
yếu là dưới góc nhìn của ngũ giới, thập thiện trong triết học đạo Phật. Từ đó
đề xuất một số giải pháp góp phần giáo dục đạo đức cho thế hệ thanh niên

một cách hiệu quả và thiết thực.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu với mục đích chỉ ra những điểm tích cực
của ngũ giới và thập thiện để từ đó vận dụng vào vấn đề giáo dục đạo đức cho
thanh niên Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm: những yếu tố của ngũ giới
(không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống
rượu), thập thiện (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp) trong đạo Phật và
thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
9


Phạm vi nghiên cứu của luận văn được khoanh vùng trong các yếu tố
của ngũ giới, thập thiện trong đạo Phật với một số vấn đề nổi cộm trong thanh
niên Việt Nam như vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống bạo lực, xây đắp
lý tưởng, văn hóa giao tiếp ứng xử.
4. Tóm tắt những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
4.1. Tóm tắt những luận điểm cơ bản
Đề tài phân tích sâu sắc, làm rõ nội dung của ngũ giới, thập thiện trong
đạo Phật.
Làm rõ các vấn đề xoay quanh thực trạng đạo đức của thế hệ thanh niên
Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa của ngũ giới, thập thiện đối với giáo dục đạo đức cho thanh
niên Việt Nam hiện nay
4.2.

Đóng góp mới của luận văn

Luận văn đã khẳng định những giá trị kết tinh trong ngũ giới, thập thiện,
đặc biệt là giá trị của nó với vấn đề giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện
nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,học
tập và giảng dạy các môn lịch sử triết học, tôn giáo học hay các chuyên đề
liên quan đến chuyên ngành tôn giáo.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể: Đề tài sử dụng các phương
pháp phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, thống kê, phương pháp liên ngành…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 2 chương và 5 tiết.
NỘI DUNG
Chương 1
10


NGŨ GIỚI, THẬP THIỆN - MỘT TRONG NHỮNG GIÁO LUẬT
CƠ BẢN CỦA ĐẠO PHẬT
1.1.

Ngũ giới trong đạo Phật
Đạo Phật là một trào lưu triết học – tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối
thế kỷ VI trước công nguyên. Khi ấy, xã hội Ấn Độ đang diễn ra tình trạng
phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt. Chính trong bối cảnh đó, Phật giáo đã ra
đời nhằm chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội. Đạo Phật với triết lý đạo
đức nhân sinh sâu sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ của phong trào

đòi tự do và bình đẳng của xã hội Ấn Độ đương thời.
Tư tưởng triết lý của đạo Phật được tập trung trong ba bộ kinh lớn gọi
là Tam tạng bao gồm: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng.
Về thế giới quan, đạo Phật đưa ra hệ thống quan niệm về thế giới, cho
rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng xung quanh con người cũng như bản thân
con người là không có thực, chỉ là ảo, là giả, là vô minh của con người đem
lại. Thế giới được cấu tạo do sự nhóm hợp của các yếu tố vật chất (sắc) và
tinh thần (danh). Nhưng danh và sắc chỉ hội tụ với nhau trong một thời gian
ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Bản chất của sự tồn tại của thế giới
là một dòng biến đổi liên tục (vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu
tiên, do vậy không ai tạo ra thế giới và cũng không có cái gì là vĩnh hằng.
Thế giới luôn ở trong một chu trình biến hóa không ngừng là sinh - trụ
- dị - diệt. Đó là quá trình biến hóa theo quy luật nhân quả mãi mãi. Một sự
vật ra đời là do nguyên nhân trước nó, nhưng đồng thời nó lại trở thành của
cái nguyên nhân sau nó. Lý thuyết Duyên khởi của đạo Phật đã giải thích về
thực chất mối quan hệ nhân - quả trong sự vận động, biến hóa của thế giới.
Về nhân sinh quan, đạo Phật đưa ra tư tưởng luân hồi, nghiệp báo.
Luân hồi, nghiệp báo dựa trên luật nhân - quả. Sự sống chết của con người là

11


sự hợp tan của ngũ uẩn. Sau khi chết đi, con người có thể tái sinh trở lại trong
các kiếp khác, sự luân hồi giống như bánh xe quay tròn không dứt.
Đạo Phật đã vạch ra nguồn gốc nỗi khổ của con người và con đường
dẫn đến sự diệt khổ nhằm giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ của cuộc đời
bằng “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên” và “Bát chính đạo”. Đây là tư
tưởng triết lý đạo đức nhân sinh cơ bản nhất của đạo Phật.
Đạo Phật được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ I,
thứ II sau công nguyên. Trải qua nhiều thăng trầm biến cố của lịch sử, đạo

Phật vẫn ăn sâu bám rễ và có ảnh hưởng sâu sắc đến con người Việt Nam.
1.1.1. Khái quát về “giới”, “luật”, “giới luật”
Cách đây hơn 2500 năm, đạo Phật đã ra đời cùng với các tôn giáo khác.
Trong quá trình thuyết pháp, truyền đạo để giúp cho hàng đệ tử tại gia cũng
như xuất gia ngăn ngừa các hành động xấu ác, làm mọi điều thiện để có được
cuộc sống an vui Đức Phật đã đưa ra giới luật. Cho đến ngày nay, khi xã hội
loài người ngày càng phát triển thì những giới luật đó của đạo Phật không
những không bị lỗi thời mà nó ngày càng tỏ ra thích ứng với xã hội hiện đại,
đặc biệt là tư tưởng ngũ giới, thập thiện. Ngũ giới, thập thiện không quá
nghiêm khắc như các giới luật khác của đạo Phật nhưng nó lại đem đến nhiều
lợi ích cho cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, nếu chúng ta hiểu và áp dụng ngũ
giới, thập thiện vào trong cuộc sống hàng ngày sẽ đem lại những điều tốt lành
không chỉ cho bản thân ta mà còn có ích cho gia đình và xã hội.Trước hết,
chúng ta cần hiểu “Giới” là gì? “Luật” là gì? “Giới luật” là gì?
“Giới” theo tiếng Phạn là Sila, phiên âm là Thi-la, nghĩa là những điều
ngăn cấm do Đức Phật đặt ra khiến các đệ tử xuất gia và tín đồ tại gia giữ gìn
để ngăn ngừa tội lỗi.
“Luật” theo tiếng Phạn là Vinaya, phiên âm là Tỳ-nại-gia, nghĩa là những
nguyên tắc, những quy phạm để sống hài hòa, hạnh phúc theo giáo pháp.
12


Giới cũng là luật nhưng phạm vi của luật lớn hơn giới, luật bao gồm
nhiều lĩnh vực hơn giới. Nói một cách khái quát, giới là tự phát tâm giữ quy
luật, luật là bao hàm các phép tắc, luật lệ. Giới luật là những quy định ngăn
ngừa những điều sai trái, tà ác của các đệ tử Đức Phật nói riêng và của mọi
chúng sinh nói chung. Giới luật của đạo Phật không phải xuất phát từ mệnh
lệnh, từ ý chí của Thần Thánh như ở các tôn giáo khác. Giới luật của đạo Phật
dựa vào yêu cầu của luân lý đạo đức xã hội và có tính chất đơn thuần lý tính.
Như vậy, giới nói một cách ngắn gọn là “phòng phi chỉ ác” nghĩa là

phòng ngừa điều phi pháp và ngăn cấm việc ác, xấu. Giới còn là “chỉ ác tác
thiện” nghĩa là đừng làm điều ác và phát triển điều thiện. Giới là nếp sống
thanh tịnh, là nền tảng của sự giác ngộ giải thoát. Do vậy, người học Phật đầu
tiên phải học giới luật để cho mọi hành động trong cuộc sống của chúng ta
đúng theo lời Phật dạy.
Giới luật căn bản của đạo Phật gồm ngũ giới, thập thiện, bát giới và
thập giới của người xuất gia, giới luật của tỳ kheo, tỳ kheo ni, ngoài ra còn có
giới luật Bồ tát của đại thừa. Nhưng tất cả đều lấy ngũ giới, thập thiện là nền
tảng, các giới luật khác đều chỉ dựa vào ngũ giới, thập thiện mà nâng cao lên
hay phân biệt chi tiết thêm mà thôi.
1.1.2. Nội dung của ngũ giới
Sau khi quy y Tam bảo phải sống đúng theo giới luật mà Ðức Phật đã
đề ra, để tiến bước trên đường đạo. Quy luật ấy là ngũ giới. Nếu người theo
đạo Nho phải sống đúng theo “tam cương”, “ngũ thường”, thì người theo Ðạo
Phật cũng không thể chỉ thọ tam quy mà không trì “ngũ giới”.
Ngũ giới là năm điều ngăn cấm mà Phật đã đề xướng, để ngăn những
tưởng niệm ác, nói năng chẳng lành, hành động bất chính. Năm điều răn ấy là:
Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống
rượu.Về ngũ giới, nếu so sánh với ngũ thường của đạo Nho thì ta thấy có khá
13


nhiều nét tương đồng, không sát sinh là nhân, không trộm cướp là nghĩa,
không tà dâm là lễ, không nói dối là tín, không uống rượu là trí. Kẻ nho sĩ nếu
cương thường chẳng vẹn thì không đủ thành nhân; hàng Phật tử như quy giới
chẳng tròn, không những đã hư phẩm cách, mà kiếp sau còn mất thân người
(Ngũ giới bất toàn, nhân thiên lộ tuyệt).
Mỗi một điều răn được trình bày rất lôgic, bao gồm: luận giải về điều
răn, lý do vì sao Phật răn cấm và lợi ích của việc thực hiện điều răn cấm ấy.
Giới cấm thứ nhất là Không sát sinh

Trong Sa di luật giới có viết : “Thượng chí chư Phật, thánh nhân, sư
tăng, phụ mẫu, hạ chí quyên phi nhuyễn động, vi tế côn trùng, đản hữu mạng
giả bất đắc cố sát, hoặc giáo tha sát, hoặc kiến sát tùy hỷ” [46;131]. Nghĩa là,
trên chư Phật, thánh nhân, sư tăng, cha mẹ, dưới đến loài bò, bay, quậy cựa,
vi tế côn trùng, hễ có sinh mạng thì không được cố giết, hoặc thấy người giết
mà mình mừng theo.
Không sát sinh là để cho mọi vật được sống trọn kiếp của nó từ loài
người cho đến loài vật. Đã là con người ai chẳng muốn mưu cầu hạnh phúc, ai
cũng biết quý trọng thân thể, thân thể là tài sản quý giá nhất mà bất cứ ai cũng
không có quyền xâm phạm. Con người cũng như loài vật đều có hình thể, đều
có tâm thức, đều có hoạt động, có cảm giác, đều biết đau đớn, buồn vui. Bởi
vậy, không nên xâm phạm, hủy diệt đời sống của những sinh linh, không giết
hại hay gây tổn thương cho thân thể người khác. Những hành động đó phải
được lên án mạnh mẽ và ngăn chặn kịp thời. Phật dạy:
“Mọi người sợ hình phạt,
Mọi người sợ tử vong.
Lấy mình làm ví dụ,
Không giết, không bảo giết.” [8;40].
Nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ đúng giới thứ nhất của
Phật dạy, thì chiến tranh sẽ không có, mà các nghiệp sinh tử luân hồi cũng
14


đươc giải thoát.
Phật cấm sát sinh bởi nhiều lý do
Thứ nhất, tôn trọng sự công bằng. Chúng ta coi sinh mạng mình là quý,
là của báu tuyệt đối. Nếu ai mưu hại, là mình chống trả triệt để bảo vệ sinh
mạng. Mình đã biết quý trọng thân mạng mình, tại sao lại muốn chà đạp sinh
mạng người? Suy rộng ra, các loài vật cũng biết quý trọng mạng chúng. Theo
lẽ công bằng, điều ta không muốn ai làm cho ta, thì cũng đừng làm cho người

khác hay loài khác.
Thứ hai, tôn trọng Phật tính bình đẳng. Chúng sinh mỗi loài tùy thân
hình khác nhau, mà vẫn đồng một Phật tính. Phật tính đã bình đẳng thì không
thể viện một lý do gì để nói rằng Phật tính ở người có giá trị hơn ở vật, ở giai
cấp này, màu da này có giá trị hơn ở giai cấp kia, màu da kia. Sát hại một sinh
vật là sát hại Phật tính.
Thứ ba, nuôi dưỡng lòng từ bi. Lòng từ bi của đức Phật xem mọi loài
như con, nên Ngài không đồng ý cho Đệ tử của Ngài sát hại sinh vật bất cứ
trong trường hợp nào. Bởi vì đem tâm giết hại sinh mạng là lòng độc ác đã
cực thịnh, tâm từ bi bị bóp chết. Nhẫn tâm vô cớ giết một con vật, tính bạo ác
không kém giết một con người. Nhẫn tâm làm cho kẻ khác hay vật khác phải
giẫy giụa, rên siết, quằn quại trong máu đào, trong lệ nóng trước khi trút hơi
thở cuối cùng, là tự giết lòng từ bi của mình, là bóp chết cái mầm thương yêu
rất quý báu trong tâm. Như thế, khó mà tu hành để thành chính quả được. Đức
Khổng tử có dạy: Văn kỳ thanh bất nhẫn kiến kỳ thực, kiến kỳ sinh bất nhẫn
kiến kỳ tử. (Nghe tiếng kêu la của con vật, không nỡ ăn thịt nó; thấy nó sống,
không đành thấy nó chết). Như vậy, người có tâm từ bi hay lòng nhân đều
không nỡ sát hại người hay vật.
15


Thứ tư, tránh nhân quả báo ứng oán thù. Khi ta giết một người hay một
con vật thì sự oán hận của họ tràn trề khó dập tắt được. Họ vì cô thế, vì yếu
sức nên bị ta giết hại. Trong khi ấy, họ ôm lòng căm hận, chờ gặp dịp báo thù
lại. Cứ thế, mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật, tích lũy lâu ngày,
khối oan gia ấy to hơn sức ta, ta sẽ bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng
lao mình vào vòng đau khổ, mãi xoay vần trong sinh tử, không có ngày ra khỏi.
Vì những lý do trên, đức Phật cấm Phật tử giết hại. Không giết hại, sẽ
có những điều lợi sau đây:
Về phương diện cá nhân: một người không tàn nhẫn sát nhân, hại vật,

không độc ác làm đổ máu, không lóc da, xẻ thịt, chặt đầu, thắt cổ, thì trong
lòng không bứt rứt, hối hận, thân tâm được nhẹ nhàng, thanh thản, giấc ngủ
được an lành, nét mặt được hiền hòa, trong sáng.
Về phương diện xã hội: nếu tất cả nhân loại trên thế giới này đều giữ
đúng giới thứ nhất của Phật dạy đây, thì chiến tranh sẽ không có, mà các
nghiệp sinh tử luân hồi cũng được giải thoát. Cho nên nếu người người không
sát sinh, nhà nhà làm việc thiện thì sẽ chẳng bao giờ có giết chóc, chiến tranh;
xã hội luôn thái bình, thịnh trị.
Trường hợp ngoại lệ: vẫn biết giết hại là tạo nhân khổ, nhưng người tại
gia còn ăn mặn, còn làm công kia việc nọ, thì tránh sao khỏi phạm giới sát. Ở
đây không bắt buộc chúng ta phải giữ triệt để như thế, chỉ cần giữ phần quan
trọng là không giết người. Còn các con vật nếu tránh giết được bao nhiêu thì
quý bấy nhiêu. Nhất là không nên giết hại sinh vật một cách vô lý, giết để
thỏa lòng của kẻ sát sinh.
Trong khi giữ giới sát, chúng ta nên đề phòng hai điều sau:
16


Một là, không nên để cho ác ý sinh khởi. Giết một con vật lớn mà vì vô
ý hay vì tự vệ, thì cái quả của nó còn nhẹ hơn là giết một con chuồn chuồn với
cái ác ý muốn giết cho vui tay.
Hai là, nên tránh sự huân tập trong hoàn cảnh giết hại: những đứa trẻ bé
lên 3, lên 5 ra sân gặp chuồn chuồn, bươm bướm chụp bắt rồi ngắt cánh, rứt
đầu, nếu cha mẹ thấy mà không la rầy; đến 12, 13 tuổi, chúng sắm ná, giàn
thun bắt chim, đến 20, 25 tuổi, chúng đâm họng heo, giết chó, vẫn không bị
ngăn cấm thì sau này, quen với tính hung bạo, trong cơn giận dữ, chúng có
thể giết người không gớm tay. Vậy không những chúng ta không nên để tự do
cho con cái quen với sự giết hại sinh vật, mà cũng không nên cho chúng mục
kích những cảnh chém giết ở trong phim hay ở giữa đời.
Giới cấm thứ hai là Không trộm cắp

Không chỉ thân thể là tài sản quý giá mà những tài sản do con người tạo
ra bằng mồ hôi nước mắt cũng đáng quý, đáng trân trọng. Những của cải vật
chất ấy, không ai được phép chiếm đoạt, cướp bóc. Vì vậy Đức Phật đã đưa ra
giới cấm thứ hai là Không trộm cắp. Tức là không làm những điều tàn ác, xấu
xa, gian dối, phi nhân nghĩa. Trộm cướp là lấy những tài vật thuộc quyền sở
hữu của người mà không có sự ưng thuận, hay cưỡng ép người ta ưng thuận
bằng vũ lực hay quyền hành. Những vật quý giá như nhà cửa, ruộng vườn,
tiền bạc, ngọc ngà... cho đến vật hèn mọn như lá trầu, trái ớt... người ta không
cho mà mình tự lấy đều là trộm cướp. Trộm cướp có nhiều hình thức: ỷ mạnh
bè đảng lấy của người là ăn cướp; cậy thế ỷ quyền làm tiền kẻ yếu là ăn cướp;
bắt chẹt người ta trong lúc túng thiếu để cho vay nặng lãi, cầm bán giá rẻ mạt
là ăn cướp; tích trữ đầu cơ để bán giá chợ đen là ăn cướp. Dùng mưu mẹo rình
rập, lén lút lấy của người là ăn trộm; cân non, đong thiếu, lậu thuế lừa gạt,
17


tham ô, tham nhũng, được của người ta mà không tìm cách trả lại là ăn trộm.
Bất cứ hình thức nào, do lòng tham lam lấy của người bất chính đều là trộm
cướp cả. Những hiện tượng này trong xã hôi hiện nay vẫn còn khá phổ biến
và gây nên những bức xúc. Ai cũng mong muốn giữ gìn của cải của mình, ai
cũng sợ mất mát thì không nên lấy của người khác. Mình sợ mất của thì người
khác cũng sợ mất của, lấy tâm mình để suy ra tâm người và vì sự công bằng
của cá nhân mình cũng như xã hội mà tôn trọng vật sở hữu của người khác.
Muốn xã hội không có cảnh người lo sợ, nhà đề phòng thì mỗi người cần thực
hiện lời khuyên này của Đức Phật.
Phật cấm trộm cướp vì những lý do sau đây:
Một là, tôn trọng sự công bằng: chúng ta không muốn ai lấy của mình,
tại sao mình lại chăm chăm muốn đoạt của người? Quyền sở hữu cá nhân của
ta, ta biết tôn trọng, thì tại sao ta lại chà đạp lên quyền sở hữu của người?
Làm như thế là trái lẽ công bằng. Một xã hội mà thiếu công bằng thì không

thể tồn tại lâu dài được.
Hai là, tôn trọng sự bình đẳng: mỗi người đều có Phật tính như nhau
nên không thể làm khổ người khác để bản thân được sung sướng. Không thể
vì lợi ích của cá nhân mình mà làm mất hay lấy đi lợi ích của người khác.
Ba là, nuôi dưỡng lòng từ bi: một khi vô ý đánh mất một vật gì hay một số
tiền, ta buồn khổ, ăn không ngon, ngủ không yên, vì vậy, không thể nỡ tâm lấy
của người để cho người phải khóc than, đau khổ. Người ta thường nói: "Tiền tài
là huyết mạch". Như vậy, kẻ cướp đoạt của người tức là cướp đoạt xương máu
người, sát hại sinh mạng người vậy. Chỉ những người không có lòng thương
người, tán tận lương tâm mới làm những việc đen tối như vậy.

18


Bốn là, tránh nghiệp báo oán thù: trong xã hội có tổ chức, tôn trọng lẽ
công bằng, thì tội trộm cướp bao giờ cũng bị trừng trị. Ăn trộm thì bị đưa ra
tòa án tiểu hình, ăn cướp thì đưa ra tòa án đại hình. Khi chưa bị bắt, kẻ trộm
cướp phải tìm trăm phương ngàn kế để trốn tránh, sống chui rúc trong bóng
tối. Khi bị bắt, người trộm cướp phải bị trói buộc, tra khảo, ngồi tù, nhốt
khám. Phận mình đã cực thân khổ trí, lại cho gia đình mình, cha mẹ, vợ con
cũng buồn rầu, xấu hổ, và mất hết cả hy vọng ở tương lai.
Nhưng nếu luật pháp thế gian không trừng trị, thì người trộm cướp không
thoát khỏi luật nhân quả nghiệp báo. Trộm cướp của người thì sẽ bị người trộm
cướp lại, gây bao thù oán khổ đau. Phật dạy: "Tài sắc đối với người, người
không bỏ được, chẳng khác nào trên lưỡi dao có dính chút mật, không đủ một
bữa ăn ngon, thế mà đứa bé liếm vào quyết sẽ bị cái họa đứt lưỡi" [44;100].
Chính thế, vì tham tiền của, lắm người đã tự gieo mình vào khám đường, vào địa
ngục. Chúng ta hãy lắng nghe bài kệ cảnh tỉnh của vua Trần Thái Tông:
“Tạc bích xuyên tường ý bất hư,
Thiên ban bách kế, khổ vinh cầu;

Kim sanh cầu đắc tha nhân vật,
Bất giác chung thiên thọ mã ngưu.
Dịch:
Khoét vách xoi tường chí những đâu,
Ngàn mưu trăm kế luống tham cầu;
Của người dầu có đời nay được,

19


Đời khác luôn luôn kiếp ngựa trâu.”
Vì những lý do trên, nên đức Phật cấm Đệ tử trộm cướp.
Lợi ích của sự không trộm cướp
Về phương diện cá nhân: người không gian tham thì đời sống hiện tại
được yên ổn, không bị đòi hỏi, giam cầm, tù tội, đi đâu cũng được người khác
tin cậy, giao phó cho mình những địa vị quan trọng. Người không gian tham
thì đời sau được hưởng phước báu giàu sang, an vui, và con cháu nhiều đời
cũng nhờ thừa hưởng âm chất của ông bà, cha mẹ mà được vinh hiển.
Về phương diện xã hội: nếu một ngày nào trong xã hội không ai có tâm
gian tham, trộm cướp thì nhà không cần đóng cửa, của khỏi giữ gìn, vật đánh
rơi không mất, thật không còn gì sung sướng hơn. Người ta khổ bởi không có
của, nhưng kẻ có của nhiều cũng vẫn khổ, vì phải lo giữ gìn. Người không
trộm cướp tức là đã âm thầm ban cho người khác sự an ổn rồi. Dân gian có
câu: Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi nghĩa bất thủ.
Hành vi trộm cắp xét cho cùng là tâm tham đứng đầu, cũng có khi vì
ghanh ghét mà làm cho người bị tổn hại. Hạn chế những hành vi, ý nghĩ
trộm cướp không những không gây ra khổ đau cho người mà còn giữ cho
bản thân được an lành. Cuộc sống nhờ vậy không bị xáo trộn và xã hội nhờ
vậy mà ổn định.
Nói một cách khách quan hơn, đã là con người ai cũng mưu cầu hạnh

phúc. Một hạnh phúc chân chính không thể xây dựng trên sự trộm cắp. Trái
lại, trộm cắp, bóc lột, cướp đoạt, lừa gạt dưới mọi hình thức khiến cho người
khác bị mất mát tiền bạc, của cải, công sức và thời gian... đều đem lại nỗi khổ
đau cho người và cho bản thân. Hạnh phúc hay khổ đau của mình và của
người luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Mình không thể hạnh phúc khi
20


người khác đau thương và ngược lại. Hạnh phúc thực sự mà chúng ta có được
phải là kết quả của lao động chân chính chứ không thể lợi dụng hay bóc lột
sức lao động hoặc cướp đoạt tài sản của người khác. Hiểu được điều đó nên
Đức Phật khuyên chúng ta không trộm cướp. Nếu ai cũng thực hiện được điều
này thì xã hội sẽ yên bình, tốt đẹp biết bao. Xã hội không có trộm cắp thì tình
lương thiện cần cù của con người sẽ phát triển. Niềm tin giữa con người và
con người ngày một vững chắc.
Giới cấm thứ ba là Không tà dâm
Tà dâm ở đây là muốn nói về sự dâm dục phi lễ phi pháp. Khi vợ chồng
có cưới hỏi đủ lễ gọi là chính; ngoài ra, lén lút lang chạ làm việc phi pháp gọi
là tà. Nhưng nếu vợ chồng chính thức đi nữa, mà ăn nằm không phải chỗ, gần
gũi nhau không chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm cả. Đó là nói về mặt thô
thiển. Nói một cách vi tế hơn, thì phàm những sự phóng tâm đắm sắc, nghĩ
ngợi bất chính, chơi bời lả lơi, cũng thuộc về tà dâm cả. Phật dạy: người tại
gia phải tiết chế dục vọng, hạn chế tà dâm, người xuất gia phải đoạn tuyệt
hoàn toàn với dâm dục. Phật pháp có câu: Sinh tử căn bổn, dục vi đệ nhất
(nghĩa là luân hồi sinh tử của con người do ái dục quyết định). Giới này
không những ngăn ngừa được những dục vọng thấp hèn mà còn giúp chúng ta
hướng đến một nếp sống lành mạnh. Việc thực hành giới này sẽ giúp cho
chúng ta ngày một nỗ lực hơn trong việc ngăn ngừa và hạn chế dục vọng
trong giới hạn của luân lý xã hội cho phép. Trong chương XXV kinh Tứ thập
nhị chương có ghi: “Người ái dục cũng như kẻ cầm đuốc nghịch gió mà đi, tất

không khỏi cái nạn cháy tay” [44;104].
Con người ai cũng mong muốn mình có một gia đình hạnh phúc.
Nhưng có được hạnh phúc đâu phải là chuyện dễ dàng, giữ được hạnh phúc
21


lại là việc khó khăn. Việc giữ hạnh phúc của gia đình mình có liên quan đến
hạnh phúc của gia đình nhà khác. Mình không thể giữ hạnh phúc cho gia
đình mình khi đang tâm phá hoại hạnh phúc gia đình khác. Trong thời đại
ngày nay, khi lối sống phương Tây đang có ảnh hưởng không nhỏ đến nước
ta, chủ nghĩa vật chất được ưa chuộng hơn triết lý về cuộc sống, nhiều bạn
trẻ đã bước chân vào quan hệ nam nữ trong khi chuyện lập gia đình trong
tương lai còn chưa chắc chắn, tình cảm còn chưa ổn định nên họ có khuynh
hướng và hành động thiếu trách nhiệm đối với bản thân và gia đình, dẫn đến
chuyện hôn nhân bị hạ xuống hàng không quan trọng, làm ảnh hưởng đến
quá trình ràng buộc thiêng liêng của đời sống vợ chồng. Mức độ chín chắn
và ổn định tình cảm là cần thiết để đảm bảo cho một quan hệ tình dục lành
mạnh và tốt đẹp cho cả đôi bên.
Phật cấm tà dâm vì những lý do sau đây
Một là, tôn trọng sự công bằng. Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình
đầm ấm yên vui, vợ con mình đoan chính, thì sao lại đi phá hại gia cương,
làm nhục nhã tông môn người, đưa vợ con người vào con đường dâm loạn.
Hai là, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Không gì đau khổ, đen tối hơn, khi
một gia đình mà người chồng hoặc vợ có dạ riêng tư, tà vạy. Hạnh phúc đâu
còn, khi chồng vợ không tin nhau. Khi một gia đình lâm vào cảnh ấy, thì con
cái sẽ xấu hổ, bê tha, côi cút, bà con không đoái hoài đến, sự nghiệp tan tành,
làng xóm chê bai, danh giá hoen ố. Điều kiện thiết yếu để giữ vững hạnh phúc
gia đình chính là lòng chung thủy của hai vợ chồng. Người ta thường bảo:
Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn. Vì sự tà tâm của một trong hai
người bạn đường mà trong gia đình thường xảy ra ghen tuông, cãi vã, đánh đập

có khi đến gây án mạng. Có khi, để trả thù, người ta thường thấy xảy ra cái
22


cảnh "ông ăn chả, bà ăn nem". Một người chồng đang tâm dò ngó vợ con
người, thì chính vợ con họ cũng lăm le vạch rào sang nhà kẻ khác rồi. Họ phá
hạnh phúc gia đình người, thì chính hạnh phúc gia đình họ cũng đã tan rã trước.
Cho nên cấm tà dâm là một điều kiện cần thiết để xây dựng hạnh phúc
cho gia đình mình và gia đình người.
Ba là, tránh oán thù và quả báo xấu xa. Đức Phật dạy: “Người ái dục cũng
như kẻ cầm đuốc nghịch gió mà đi, tất không khỏi cái nạn cháy tay”[44; 104].
Thật vậy, người nào có tâm xấu xa đắm mê sắc dục, không sớm thì
muộn quyết bị hại: nếu không tan nhà mất nước, thì cũng gãy chân mất mạng
bởi mũi súng, ngọn gươm. Xưa nay những kết quả thảm khốc đen tối do sự
đắm mê sắc dục gây ra không thiếu gì; chúng ta chỉ cần giở những cuốn sách
lịch sử hay chồng báo hằng ngày, sẽ thấy đầy rẫy trong mỗi trang, mỗi
đoạn.Trong các sự oán thù, không có sự oán thù nào mãnh liệt bằng sự oán
thù do sự lừa dối phụ rẫy về tình ái gây ra. Các cuộc án mạng xảy ra hằng
ngày, phần lớn là kết quả của tà dâm.
Vì thế nên sự giữ giới cấm tà dâm sẽ có những lợi ích sau đây:
Về phương diện cá nhân. Kinh Thập Thiện nói: "Người thế gian không
tà hạnh thì được hưởng bốn điều lợi như sau:
Các căn (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý) đều thuận.
Xa lìa rộn ràng.
Được đời khen ngợi.

23


Vợ (hay chồng) không bị xâm phạm"[69; 75].

Về phương diện xã hội. Trong xã hội mà ai cũng không tà hạnh, thì gia
đình được yên vui hạnh phúc, những sự thương luân bại lý sẽ tiêu tan, những
cảnh thù hiềm, chém giết không xảy ra nữa; con cái được mạnh khỏe, nâng
niu, xã hội sẽ cường thịnh.Nói tóm lại, cõi Ta Bà ô trọc, đau khổ này sẽ biến
thành thế giới thanh tịnh, an vui.
Như vậy, trong giới này, Đức Phật không những dạy riêng cho hàng
Phật tử tại gia mà còn là lời khuyên đối với con người nói chung phải biết tự
kiềm chế những hành vi dâm dục của mình. Phật dạy con người cần phải biết
kính trọng vợ hoặc chồng của mình cũng như vợ hoặc chồng của người. Đức
thủy chung có được là nhờ biết giữ giới không tà dâm mang lại. Thực hiện lời
dạy của Đức Phật giúp cho xã hội ổn định, truyền thống thuần phong mỹ tục
của tổ tiên ta từ mấy ngàn năm được giữ gìn.
Giới cấm thứ tư là Không nói dối
Không nói dối tức là không bịa đặt, không nói điều ác, điều xấu. Nói
dối là chuyện có nói không, chuyện không nói có, nói trái với sự thật để mưu
quyền thế, danh lợi… cho mình. Ngược lại, nói đúng với sự thật là không nói
dối. Phật dạy không nói dối mà phải biết nói lời chân thật. Như tất cả các nhu
cầu khác để sinh sống, con người có nhu cầu giao tiếp và tư duy. Họ tự hình
thành cho mình một hệ thống ngôn ngữ và dùng nó để trao đổi, chia sẻ những
tâm tư nguyện vọng của mình. Giới luật không nói dối dạy cho con người biết
nói những lời chân thật, biết nghe những lời nói bằng cả sự cảm thông để
tránh làm tổn thương tình cảm, gây mất hòa khí và hạ thấp nhân phẩm của
mình lẫn người. Con người muốn tạo niềm tin và giữ vững niềm tin của mình
trong các mối quan hệ xã hội, trước tiên họ cần phải biết nói lời chân thật.
Không nói dối cũng là một yếu tố liên quan đến vấn đề tôn trọng sự
24


thật. Con người biết tôn trọng sự thật họ sẽ không nói dối. Ngược lại, nếu con
người không biết tôn trọng sự thật thì không có một biện pháp nào để ngăn

chặn các hành vi sai trái của họ. Ít có hành vi bất thiện nào mà một kẻ nói dối
không làm được. Ngăn ngừa việc nói dối cũng là cách giữ gìn uy tín, danh dự
và giá trị của bản thân. Giới luật này của Phật không chỉ vun bồi lòng tôn
trọng sự thật mà còn dạy cho con người biết sống chân thật.
Phật cấm nói sai sự thật vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, tôn trọng sự thật. Người tu theo đạo Phật phải tôn trọng sự
thật. Người quen với dối trá, không thiết tìm sự thật thì khó có thể chứng quả
được. Chúng ta đang sống trong vọng tưởng, công việc chính của người tu
hành là cố gắng phá tan vọng tưởng ấy để thấy được bản nguyện; nếu không
làm được như thế mà trái lại còn chồng chất thêm cái vọng tưởng ấy với
những sự dối trá lừa phỉnh nữa, thì thật là vô cùng trái đạo.
Thứ hai, nuôi dưỡng lòng từ bi. Cái động lực chính của sự dối trá là
lòng ích kỷ, ác độc, muốn hại người để thỏa lòng dục vọng đen tối của mình.
Người bị lừa dối, phỉnh gạt phải đau khổ vì mình, có khi phải mắc thù vương
oán, tan gia bại sản. Người tu hành mà làm như thế là đã tán tận lương tâm, đã
bóp chết tình thương trong lòng họ rồi. Một khi lòng từ bi không có nữa,
nghĩa là cái động lực chính đã mất, thì sự tu hành chỉ còn là giả dối, lừa bịp
người, và tất nhiên không bao giờ có kết quả tốt.
Thứ ba, bảo tồn sự trung tín trong xã hội. Trong một gia đình, một đoàn
thể, một xã hội mà không ai tin ai, thì mọi công cuộc từ nhỏ đến lớn đều thất
bại. Trong đạo Nho, một trong 5 đức tính căn bản là lòng tin. "Nhân vô tín bất
lập", đó là lời dạy của Khổng Tử. Hạnh phúc gia đình và xã hội không thể có
được trong sự dối trá nghi ngờ, đố kỵ.
25


×