Đại học quốc gia Hà Nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa triết học
lê đình thảo
t- t-ởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ
và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh
giá cán bộ ở n-ớc ta hiện nay
luận văn thạc sỹ triết học
Hà Nội- 2007
Đại học quốc gia Hà Nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa triết học
lê đình thảo
t- t-ởng hồ chí minh về đánh giá cán bộ
và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh
giá cán bộ ở n-ớc ta hiện nay
luận văn thạc sỹ triết học
Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 60.22.80
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. D-ơng Văn Duyên
Hà Nội- 2007
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ
5
1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ và sự cần
thiết phải đánh giá cán bộ
5
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, quy trình và phƣơng
pháp đánh giá cán bộ
12
1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tiêu chí đánh giá cán bộ
23
Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
35
2.1. Thực trạng công tác đánh giá cán bộ ở nƣớc ta hiện nay
35
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đánh
giá cán bộ ở nƣớc ta hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
49
2.2.1. Quán triệt các nguyên tắc khoa học trong đánh giá cán bộ
49
2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện quy trình và phƣơng pháp đánh giá
cán bộ
54
2.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá cán bộ
59
2.2.4. Đánh giá cán bộ một cách khoa học và phải tạo ra động lực
trong công tác đánh giá cán bộ
62
KẾT LUẬN
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
71
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời, Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến công tác đánh giá
cán bộ. Người đã phát hiện, đào tạo bồi dưỡng cho cách mạng những đội ngũ
cán bộ vừa có đức, vừa có tài, “vừa hồng, vừa chuyên”. Ở trong lĩnh vực công
tác đánh giá cán bộ, Người đã để lại cho Đảng ta rất nhiều tư tưởng vô cùng
quý báu.
Ngay từ khi ra đời, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam. Trong
quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh
về cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng của Người về công tác đánh giá
cán bộ.
Nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đánh giá cán bộ
là một trong những cơ sở giúp cho Đảng ta luôn có được những cán bộ đáp
ứng được những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. Đây là cơ sở giúp
cho Đảng ta lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành được những thắng lợi to lớn
trong hơn 70 năm qua.
Song thực tế cho thấy, công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiện nay còn
có nhiều tồn tại yếu kém. Sự yếu kém trong công tác đánh giá cán bộ là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trong cán bộ còn có nhiều người
không thực sự có tinh thần trách nhiệm trong công việc, rơi vào thoái hóa biến
chất, quan liêu, tham nhũng Tình trạng yếu kém này cần nhanh chóng được
khắc phục.
Nghiên cứu quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đánh giá cán bộ
đang là một nhu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Bởi vì, sự nghiên cứu này
chắc chắn sẽ giúp cho chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học bổ ích cho
việc khắc phục những tồn tại yếu kém, nâng cao hiệu quả của công tác đánh
giá cán bộ ở nước ta hiện nay.
2
Với những lý do như đã nêu, chúng tôi đã chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đánh giá cán bộ và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ
ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến
tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, trong đó có tư tưởng của Người về
đánh giá cán bộ.
Trịnh Gia Ban, Phạm Văn Trường, Tô Văn Gia với công trình Vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong sự nghiệp
đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, có đề cập đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ và công tác cán bộ.
Vũ Văn Hiền và Đinh Xuân Lý (chủ biên) với công trình nghiên cứu Tư
tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2003, tập hợp nhiều bài viết, trong đó có nhiều bài có đề cập đến
tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và đánh giá cán bộ.
Lê Văn Lý (chủ biên), Mạch Quang Thắng, Đặng Đình Phú, Trần Trung
Quang, Nguyễn Văn Bền với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2002, có đề cầp đến tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, tiêu chuẩn cán
bộ, lựa chọn cán bộ.
Bùi Đình Phong với công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002, có đề cập đến tư tưởng
Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác đánh giá cán bộ, vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Thang Văn Phúc và Nguyễn Thị Minh Phương (chủ biên) với công trình
Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005, có một chương nói về tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác đánh giá cán bộ, trong đó có đề cập đến tư tưởng của Người về vai
trò của cán bộ, kiểm tra, kiểm soát cán bộ, tuyển chọn cán bộ.
3
Phạm Quốc Thành với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện
đạo đức cho cán bộ, đảng viên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, có đề
cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của cán bộ, những chuẩn mực đạo
đức cơ bản của cán bộ, những "căn bệnh" cần tránh của cán bộ.
Mạch Quang Thắng với công trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, có đề cập đến tư tưởng
Hồ Chí Minh về tư cách cán bộ, đảng viên, hiểu và đánh giá đúng cán bộ,
đảng viên.
Nguyễn Thế Thắng với công trình Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí
Minh, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000, có đề cập đến đạo đức người lãnh đạo,
đánh giá cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các công trình nghiên cứu trên, ở những mức độ khác nhau, trực tiếp
hoặc gián tiếp đã đề đến tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của cán bộ, những
yêu cầu đối với cán bộ, đánh giá cán bộ.
Song các công trình như đã nêu chỉ mới đề cập đến tư tưởng Hồ Chí
Minh về đánh giá cán bộ như một trong nội dung nghiên cứu. Có thể nói, tư
tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ vẫn còn là một vấn đề mới mẻ, chứa
đựng nhiều nội dung vô cùng quý báu, đòi hỏi cần phải được tiếp tục nghiên
cứu làm sáng tỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ tư tưởng cơ bản của Hồ Chí
Minh về đánh giá cán bộ, từ đó rút ra ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá
cán bộ ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục đích như đã nêu, luận văn đi vào nghiên cứu giải quyết
các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Một là, nghiên cứu và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về đánh giá cán bộ.
- Hai là, nghiên cứu và làm rõ thực trạng công tác đánh giá cán bộ hiện
nay ở nước ta.
4
- Ba là, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ, nghiên cứu
tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá cán bộ ở
nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá
cán bộ. Đây là một vấn đề lớn và phức tạp. Ở trong phạm vi của luận văn này,
chúng tôi bước đầu đi vào nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và ý nghĩa của nó đối với công tác đánh giá
cán bộ ở nước hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận trực tiếp cho sự nghiên cứu của luận văn là những quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ.
Các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng
hóa, từ trừu tượng đến cụ thể, lôgíc và lịch sử là các phương pháp chủ yếu
được luận văn sử dụng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn bước đầu đã nghiên cứu và đề cập đến một cách có hệ thống
những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và ý
nghĩa của nó đối với công tác đánh giá cán bộ ở nước ta hiên nay.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc làm tốt công tác đánh giá
cán bộ ở nước ta hiện nay. Nó đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho việc
học tập, nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có hai chương, năm tiết.
5
Chƣơng1
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ
1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ và sự cần
thiết phải đánh giá cán bộ
1.1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ
Hồ Chí Minh đã có nhiều bài nói, bài viết có đề cập đến người cán bộ.
Trước Cách mạng tháng Tám, cán bộ được Hồ Chí Minh đề cập đến là những
người làm công tác tuyên truyền tư tưởng cách mạng, mục tiêu lý tưởng của
Đảng, gây dựng phong trào cách mạng trong các tầng lớp nhân dân. Nhiệm vụ
của cán bộ thời kỳ này là tuyên truyền, cũng cố vai trò lãnh đạo của Đảng,
vận động và thực hiện đoàn kết các tầng lớp nhân dân đấu tranh hướng tới
giành chính quyền.
Sau Cách mạng tháng Tám, cán bộ mà Hồ Chí Minh đề cập đến là những
người làm việc trong các cấp lãnh đạo của Đảng, các cấp chính quyền, các
đoàn thể xã hội, trong các nhà máy xí nghiệp, bệnh viện, trường học Họ có
thể là đảng viên hoặc cũng có thể chưa phải là đảng viên. Đó có thể là cán bộ
lãnh đạo quản lý, phụ trách, hoặc chỉ là người làm công tác chuyên môn,
nhưng đều là những người chịu trách nhiệm nặng nề, to lớn trước Đảng và
trước nhân dân.
Trong Pháp lệnh cán bộ, công chức, năm 2003, của Nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, người được coi là cán bộ, công chức là "công dân
Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một
công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành
chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các
6
cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn
nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;
4. Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
5. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà
không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp[47, 8].
Cán bộ, công chức được đề cập trong Pháp lệnh cán bộ, công chức là thể
hiện sự nhận thức và vận dụng quan niệm của Hồ Chí Minh về cán bộ trong
điều kiện hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Khi đề cập đến cán bộ, Hồ Chí
Minh, Đảng và Nhà nước ta đều khẳng định đây là những người tồn tại trong
mối quan hệ với nhân dân, là "công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của
nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao
trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được
giao"[47; 8, 9].
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng
định đó là sự nghiệp của “dân chúng số đông, chứ không phải là công việc
của một hai người”. Vì vậy, cách mạng muốn giành được thắng lợi thì phải
phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân. Song, Hồ Chí Minh cũng
khẳng định vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy khi
phải có sự lãnh đạo của Đảng. Người nói: Cách mạng "Trước hết phải có
Đảng cách mạng lãnh đạo Đảng có vững mạnh thì cách mạng mới thành
công".
Sự ra đời và lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố có ý nghĩa hàng đầu
đến mọi thắng lợi của cách mạng. Vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện
thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên. Họ là những người đề ra chủ trương,
chính sách, pháp luật và cũng là những người có nhiệm vụ tuyên truyền, giải
thích cho nhân dân hiểu về những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước và tổ chức cho nhân dân thực hiện.
7
Thực tiễn cách mạng luôn vận động biến đổi. Nó vô cùng khó khăn,
phức tạp. Chủ trương, chính sách của Đảng đề ra là xuất phát từ nhu cầu đòi
hỏi của thực tiễn. Song nó không thể là câu trả lời cụ thể cho mọi vấn đề cụ
thể của thực tiễn cách mạng. Vì vậy, cán bộ là những người có nhiệm vụ cụ
thể hoá những chủ trương, chính sách của Đảng cho phù hợp với tình hình
của thực tế ở mỗi nơi, mỗi lúc. Có như vậy, những chủ trương, chính sách của
Đảng mới được nhân dân “hiểu và thi hành”, mới có thể đi vào thực tế cuộc
sống.
Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ đúng đắn khi
phản ánh được suy nghĩ và tình cảm, tâm tư và nguyện vọng của nhân dân.
Trách nhiệm của cán bộ không chỉ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn phải lắng
nghe và báo cáo với Đảng và Chính phủ về tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân, tổng kết thực tiễn, đóng góp ý kiến nhằm giúp cho Đảng và Chính phủ
kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện về đường lối chủ trương,
chính sách.
Khi nói về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định đây "là những
người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu
rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho
Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”[25, 269].
Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả
dân tộc. Đảng chỉ có thể được nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo khi thực sự
là đạo đức, là văn minh, được nhân dân tin yêu, tín nhiệm. Song uy tín của
Đảng như thế nào là phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ,
đảng viên. Bởi vì, họ chính là những người tham gia vào xây dựng, đề ra
đường lối, chính sách và cũng chính họ là những người tuyên truyền, tổ chức
nhân dân thực hiện.
Nhân dân biết về Đảng và Chính phủ thông qua đội ngũ cán bộ. Họ có
thể không hiểu được một cách rõ ràng, đầy đủ về Đảng và Chính phủ, nhưng
lại có thể thấy được một cách rõ ràng, tường tận về những lời nói và việc làm
8
của cán bộ. Vì vậy, lời nói và việc làm của cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến
uy tín của Đảng và Chính phủ. Nếu “cán bộ tốt” thì uy tín của Đảng và Chính
phủ được cũng cố và phát triển. Ngược lại, nếu “cán bộ dở”, “cán bộ kém” thì
không những chính sách của Đảng và Chính phủ không được thực thi, mà uy
tín của Đảng và Chính phủ cũng sẽ bị giảm sút trong nhân dân.
Như vậy, cán bộ là những người có vai trò rất lớn đối với cách mạng. Họ
không chỉ là những người đề ra đường lối, chính sách, mà còn là những người
có trách nhiệm tuyên truyền và tổ chức nhân dân thực hiện. Uy tín lãnh đạo
của Đảng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ. Vì vậy,
Hồ Chí Minh khẳng định cán bộ là gốc của mọi công việc, “có cán bộ tốt thì
việc gì cũng thành”, “không có cán bộ tốt thì hỏng việc”, “muôn việc thành
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[25, 240].
1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải đánh giá cán bộ.
Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng vẻ vang mà Đảng và nhân
dân giao cho, đòi hỏi cán bộ phải là người vừa có đức vừa có tài, vừa hồng
vừa chuyên, trong đó đạo đức cách mạng là “gốc của người cách mạng”.
Đạo đức cách mạng không phải là bẩm sinh vốn có ở mỗi người. Nó
không bất biến. Thực tế cho thấy, có người thông qua rèn luyện tu dưỡng, đấu
tranh cách mạng, mà ngày càng trưởng thành, có tình cảm niềm tin đối với
Đảng, đối với cách mạng; có người với sự khoan dung độ lượng của cách
mạng, của Đảng, từ chỗ lầm đường lạc lối đã quay về với cách mạng, làm
nhiều việc có lợi cho dân, cho nước. Song cũng có nhiều người do không
thường xuyên rèn luyện tu dưỡng, không vượt qua được những hy sinh gian
khổ, những cám dỗ của tiền tài danh vọng, từ chỗ có đạo đức cách mạng đã
mắc phải những sai lầm khuyết điểm, có những việc làm đi ngược lại lợi ích
của cách mạng, lợi ích của nhân dân.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng là phải quan tâm làm tốt công tác cán
bộ, trong đó có đánh giá cán bộ. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Bởi
vì, có như vậy Đảng mới có thể phát hiện, đào tạo bồi dưỡng được những
người có tài, có đức cho cách mạng. Đồng thời, đây cũng là cơ sở giúp cho
9
Đảng kịp thời phát hiện ra những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, để
loại ra khỏi hàng ngũ cách mạng.
Song trên thực tế, ở nhiều nơi nhiều khi không quan tâm đến việc quản
lý, đánh giá cán bộ. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện và phê phán về tình trạng
này. Người đã chỉ ra sự cần thiết của việc phải thường xuyên quan tâm làm tốt
công tác đánh giá cán bộ. Người khẳng định: Không thường xuyên đánh giá
cán bộ “là một khuyết điểm to”, kinh nghiệm cho thấy mỗi lần đánh giá cán
bộ “một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới, một mặt khác thì làm cho
những người hủ hóa cũng lòi ra”[25, 274].
Đánh giá cán bộ là cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt, cất nhắc cán bộ. Có
đánh giá cán bộ đúng thì mới có thể sử dụng cán bộ đúng. Sử dụng cán bộ
không chỉ căn cứ vào đạo đức của cán bộ, mà đòi hỏi còn phải căn cứ vào
năng lực của cán bộ. Cán bộ có năng lực làm việc gì thì sử dụng vào công
việc ấy, tránh tình trạng phân công công việc không phù hợp với năng lực của
họ. Về điều này, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Người nào có năng lực làm
việc gì, thì đặt vào việc ấy. Nếu dùng không đúng, người giỏi thợ mộc thì
giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc, như thế
thì hai người đều thất bại cả hai”[26, 633].
Cách mạng là một quá trình đầy khó khăn phức tạp. So với nhu cầu đòi
hỏi của thực tiễn, năng lực của cán bộ bao giờ cũng hữu hạn, không có người
cán bộ nào có thể làm tốt được mọi công việc, có người có năng lực ở lĩnh
vực này, nhưng lại có thể không có năng lực ở lĩnh vực khác và ngược lại. Vì
vậy, theo Hồ Chí Minh, khi phân công công việc cho cán bộ, đòi hỏi phải dựa
trên cơ sở không chỉ đánh giá đúng về phẩm chất chính trị, đạo đức của cán
bộ, mà còn phải đánh giá đúng về năng lực của họ, có như vậy mới có thể
giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao và do đó, mới có lợi cho cách
mạng. Người khẳng định “Nếu người có tài mà không dùng đúng tài của họ
cũng không được việc”[25, 274].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, khi sử dụng, đề bạt, cất nhắc cán bộ, đòi hỏi
phải căn cứ vào đức và tài, phẩm chất và năng lực của mỗi người. Cán bộ có
10
năng lực gì thì sử dụng vào công việc đó, ai mắc sai lầm khuyết điểm thì phải
đào thải, loại bỏ. Để làm được điều đó thì đòi hỏi phải hiểu cán bộ, đánh giá
đúng cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định có “biết rõ cán bộ mới có thể cất nhắc
cán bộ một cách đúng mực”[25, 282].
Phẩm chất và năng lực của cán bộ là kết quả của quá trình giáo dục và tự
giáo dục. Như Hồ Chí Minh khẳng định: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần
nhiều là do giáo dục mà nên”. Vì vậy, để có được những người cán bộ có
phẩm chất và năng lực đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của cách mạng,
đòi hỏi Đảng ta phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ.
Giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đòi hỏi phải có nội dung khoa học,
cụ thể, thiết thực, phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Thực tiễn đòi hỏi
cán bộ phải có những phẩm chất và năng lực như thế nào thì giáo dục đào tạo
phải có nội dung và phương pháp tương ứng như thế ấy. Song trên thực tế, ở
nhiều nơi giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn chung chung, hình thức, xa
rời thực tế. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra tình trạng này. Trong Sửa đổi
lối làm việc, Người phê phán việc “huấn luyện cho cán bộ trong các cơ quan
hành chính mà không đụng đến công việc hành chính. Còn dạy chính trị thì
mênh mông mà không thiết thực, học rồi không dùng được”[25, 269]
Hồ Chí Minh đòi hỏi việc học tập nghiên cứu lý luận phải luôn xuất phát
từ nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn, tránh chung chung, hình thức, xa rời thực tế.
Để việc học tập nghiên cứu của cán bộ, đảng viên luôn cụ thể thiết thực,
Người đã đưa ra chỉ dẫn:
Phải thực hành khẩu hiệu: Làm việc gì học việc ấy Thí dụ: Cán bộ về
môn tài chính, phải hiểu rõ chính sách tài chính và những nghị quyết về
tài chính của Chính phủ Cán bộ quân sự thì phải nghiên cứu khoa học
quân sự, cán bộ y tế phải nghiên cứu y học. Cán bộ môn nào thì nghiên
cứu lý luận của môn ấy[25, 270].
Kết quả học tập nghiên cứu, rèn luyện tu dưỡng ở cán bộ, đảng viên như
thế nào xét đến cùng là do chính bản thân họ quyết định. Nó phụ thuộc vào ý
11
thức và khả năng của mỗi người. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết cần phải hình thành được ở họ ý thức tự giác
trong học tập nghiên cứu, rèn luyện tu dưỡng. Nó cũng đòi hỏi những người
làm công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào trình độ của
cán bộ để từ đó xác định nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo, bồi
dưỡng cho phù hợp.
Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử. Là sản
phẩm của một nền kinh tế tiểu nông, nhiều người, trong đó có cán bộ, đảng
viên không tránh khỏi mang trong mình nhiều tư tưởng tôn ty trật tự theo kiểu
phong kiến. Mang nặng những tư tưởng tôn ty tật tự phong kiến, trong giáo
dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhiều người dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức,
không có được những cách thức tổ chức thực hiện cụ thể thiết thực.
Hồ Chí Minh là người sớm nhận thấy tình trạng như đã nêu. Người đã có
những chỉ dẫn khoa học về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người
khẳng định việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ “phải theo trình độ văn hóa cao
hay thấp mà đặt lớp, chứ không theo cấp bậc cán bộ cao hay thấp”[25, 271].
Với những cán bộ trình độ văn hóa còn hạn chế thì “trước hết phải dạy cho họ
những thưởng thức: Lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội,
chính trị, cách viết báo cáo, nghĩa vụ và quyền lợi người công dân”[25, 271].
Còn với những cán bộ có “trình độ văn hóa khá thì ngoài việc học tập chính
trị và nghề nghiệp đều cần học thêm lý luận”[25, 271].
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, trong giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
cần phải xuất phát từ chính bản thân người cần được đào tạo bồi dưỡng. Đó là
phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng đắn về ưu điểm cũng như những tồn tại yếu
kém của cán bộ. Có như vậy thì mới có thể xác định được nội dung và
phương pháp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách khoa học, thiết
thực, tránh tình trạng chung chung, hình thức, xa rời thực tế.
Giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đòi hỏi phải thường xuyên liên tục.
Thực tiễn luôn đòi hỏi mỗi người, trước hết là cán bộ, đảng viên phải không
ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất và năng lực về mọi mặt. Nhìn chung, đa
12
số cán bộ, đảng viên là những người luôn cố gắng phấn đấu để đáp ứng được
những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Song không phải ai, lúc nào cũng đáp
ứng được những nhu cầu đòi hỏi thực tiễn cách mạng. Có người ngày hôm
qua hoàn thành tốt các công việc được giao, nhưng hiện tại có thể không đáp
ứng được những nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn cách mạng. Vì vậy, nhiệm vụ
đặt ra cho các cấp lãnh đạo Đảng là phải thường xuyên đánh giá cán bộ, nhằm
kịp thời giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giúp họ phấn đấu để đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn cách mạng.
Thực tiễn cách mạng luôn đòi hỏi mỗi người cán bộ phải thường xuyên
có sự nhận thức, đánh giá đúng đắn về bản thân. Song không phải ai lúc nào
cũng có thể nhận thức đúng về bản thân mình, đặc biệt là về những tồn tại yếu
kém. Theo Hồ Chí Minh, thường xuyên làm tốt công tác đánh giá cán bộ là cơ
sở giúp cho mỗi người có thể nhận thức đúng về bản thân họ, từ đó “rút kinh
nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm”[25, 276].
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chỉ đạt được kết quả tốt khi bản thân người
cán bộ phải có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Thực tiễn là
động lực của nhận thức. Song nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn tự nó không phải
là động lực học tập nghiên cứu, rèn luyện tu dưỡng đối với mọi cán bộ, đảng
viên. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, để mọi cán bộ, đảng viên đều phải thực sự
quan tâm học tập, rèn luyện tu dưỡng nhằm đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi
của thực tiễn thì phải thường xuyên quan tâm làm tốt công tác đánh giá cán
bộ.
Như vậy, cán bộ luôn giữ vai trò quan trọng đối với mọi thắng lợi của
cách mạng. Vì vậy, Đảng ta phải quan tâm làm tốt công tác đánh giá cán bộ.
Đây là cơ sở giúp cho Đảng có thể làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
sử dụng cán bộ, đề bạt và cất nhắc cán bộ, đồng thời phát hiện và xử lý kịp
thời những cán bộ yếu kém, mắc sai lầm khuyết điểm. Theo Hồ Chí Minh, để
có thể đánh giá đúng đắn về cán bộ, đòi hỏi Đảng phải xác định được các
nguyên tắc đánh giá, quy trình và phương pháp đánh giá, các tiêu chí đánh giá
khách quan, khoa học, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn cách mạng.
13
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, quy trình và phƣơng
pháp đánh giá cán bộ
1.2.1. Về nguyên tắc đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ đòi hỏi phải đánh giá toàn diện cả về đức lẫn tài, cả về
phẩm chất chính trị, đạo đức cũng như về năng lực công tác, không được coi
nhẹ mặt nào. Không những thế, trong đánh giá cán bộ, đòi hỏi phải xác định
được đâu là ưu điểm cũng như đâu là tồn tại yếu kém, đâu là mặt mạnh cũng
như đâu là mặt yếu kém, trong đó mặt nào là cơ bản chủ yếu ở người cần
đánh giá.
Theo Hồ Chí Minh, con người, trong đó có người cán bộ, bên cạnh mặt
tốt có thể có mặt xấu, bên cạnh cái thiện có thể có cái ác. Vì vậy có đánh giá
được toàn diện về cán bộ thì Đảng mới có thể sử dụng được cán bộ một cách
đúng đắn và mới có thể giúp cho phần tốt ở họ phát triển, "nảy nở như hoa
mùa xuân và làm cho phần xấu ở họ mất dần đi".
Cũng như mọi người, suy nghĩ và tình cảm của cán bộ không bất biến.
Có người trước đây là người có đạo đức cách mạng trong sáng, nhưng hiện tại
có thể không còn trong sạch, vững mạnh, mắc sai lầm khuyết điểm. Ngược
lại, có người trước đây có những tồn tại yếu kém, có lúc mắc sai lầm khuyết
điểm, nhưng hiện tại có thể đã trở thành người tốt, có những suy nghĩ và việc
làm đúng đắn, có lợi cho cách mạng. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, khi đánh giá
cán bộ, đòi hỏi người đánh giá phải có quan điểm phát triển, lịch sử cụ thể.
Người nói:
Xem xét cán bộ quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa.
Thí dụ, có người khi trước theo cách mạng mà nay lại phản cách mạng.
Có người khi trước không cách mạng mà nay lại tham gia cách mạng.
Thậm chí có người nay đang theo cách mạng, nhưng sau này có thể phản
cách mạng. Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà
sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau
này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người
không phải luôn giống nhau[25, 278].
14
Quan điểm phát triển, lịch sử cụ thể đòi hỏi việc đánh giá cán bộ phải
thường xuyên, chứ không phải một lần là xong. Theo Hồ Chí Minh, quán triệt
quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể là cơ sở để có thể đánh giá
đúng về cán bộ, tránh rơi vào định kiến hẹp hòi, đồng thời phát hiện và khắc
phục kịp thời những sai lầm khuyết điểm, tồn tại yếu kém ở người cán bộ.
Đánh giá cán bộ trong sự vận động phát triển nhưng không có nghĩa là
rơi vào những sai lầm mang tính hữu khuynh. Hồ Chí Minh là người luôn
khoan dung độ lượng trước những sai lầm khuyết điểm mà cán bộ, đảng viên
mắc phải. Người luôn quan tâm phê bình, giáo dục nhằm giúp cán bộ, đảng
viên không ngừng tiến bộ. Song, theo Người, với những người bằng phê bình,
giáo dục mà không có tiến bộ, "cứ ì ra", mắc sai lầm khuyết điểm lớn, nghiêm
trọng thì phải xử lý kỷ luật nghiêm minh, thậm chí phải đưa ra tử hình để làm
gương cho những cán bộ, đảng viên khác.
Nhận thức là quá trình con người phản ánh về các sư vật hiện tượng.
Song kết quả nhận thức như thế nào lại phụ thuộc vào năng lực nhận thức, lập
trường quan điểm của mỗi người. Trên những lập trường quan điểm khác
nhau, nhận thức của con người sẽ có sự khác nhau. Trên lập trường quan điểm
của giai cấp bóc lột, vì lợi ích cá nhân ích kỷ, con người dễ rơi vào phản ánh
xuyên tạc sự thật. Thực tế cho thấy chỉ trên cơ sở lập trường quan điểm tiến
bộ, cách mạng của giai cấp công nhân, con người mới có khả năng phản ánh
đúng đắn về hiện thực khách quan.
Để đấu tranh tự giải phóng khỏi mọi áp bức bất công đòi hỏi giai cấp
công nhân phải có những nhận thức đúng đắn về các quy luật khách quan, các
quy luật vận động phát triển của lịch sử. Trong đánh giá cán bộ, đòi hỏi người
đánh giá phải đứng vững trên lập trường quan điểm, lợi ích của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, phải vì lợi ích chung, phải khách quan công tâm.
Theo Hồ Chí Minh, đây là yêu cầu không thể thiếu nhằm giúp người đánh giá
có thể đánh giá đúng về cán bộ.
Khách quan công tâm là đối lập với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân. Rơi vào chủ nghĩa cá nhân, người đánh giá không tránh khỏi có những
15
nhận xét, đánh giá không đúng về cán bộ. Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra
những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong đánh giá cán bộ. Đó là những tư
tưởng gia đình dòng tộc chủ nghĩa, địa phương cục bộ, ích kỷ hẹp hòi, yêu
nên tốt, ghét nên xấu, kéo bè, kéo cánh Người luôn đấu tranh phê phán mọi
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, nếu rơi vào chủ nghĩa cá nhân
thì người đánh giá không tránh khỏi tình trạng:
Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là
hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì
người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha,
nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó
làm hại đến sự thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực
hành được đầy đủ chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết
giữa đồng chí. Nó gây ra những mối nghi ngờ[25, 257].
Khách quan công tâm là một yêu cầu của đạo đức cách mạng. Để có thể
đánh giá đúng về cán bộ, đòi hỏi người đánh giá phải có đạo đức cách mạng,
phải luôn luôn tự phê bình, biết nhận thức được về những điều phải trái ở
mình. Theo Hồ Chí Minh, nếu người đánh giá “không tự biết mình thì khó mà
biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước phải biết
sự phải trái của mình, nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể
nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu”[25, 277].
Trong nhận thức, con người dễ rơi vào những đánh giá mang tính chủ
quan như tự cao tự đại, ưa người ta nịnh mình, mang lòng yêu ghét của mình
mà đối với người, "đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất
cả mọi người khác nhau”. Theo Hồ Chí Minh, phạm vào một trong những căn
bệnh đó thì người đánh giá như "mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái
mặt thật của những cái mình trông”[25, 277]
Như vậy, để có thể đánh giá đúng đắn về cán bộ, đòi hỏi người đánh giá
phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, trong đánh
giá cán bộ, người đánh giá “muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng
16
đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình
càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”[25, 278].
Trong đánh giá cán bộ, nhiều người còn có tình trạng không khách quan
công tâm, không vì công việc chung để đánh giá và sử dụng cán bộ. Họ rơi
vào chủ nghĩa cá nhân, gia đình dòng tộc chủ nghĩa, địa phương cục bộ, yêu
nên tốt, ghét nên xấu…Để có thể khắc phục tình trạng như đã nêu, hình thành
ở người đánh giá tinh thần khách quan công tâm thì cần phải thực hiện tốt
nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai trong đánh giá cán bộ.
Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm phát huy dân chủ trong đánh giá
cán bộ. Theo Người, nếu không phát huy dân chủ thì mọi người dù có ý kiến
cũng không dám nói ra, không dám phê bình. Hậu quả là “cấp trên và cấp
dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng rời xa nhau. Trên thì tưởng cái gì
cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra”[25, 243].
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai là cơ sở để phát
huy phê bình và tự phê bình, khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong đánh
giá và sử dụng cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, đây còn là cơ sở cần thiết để phát
huy tư duy, trí tuệ của tập thể, của nhân dân, giúp cho những người làm công
tác cán bộ có thể đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về cán bộ.
1.2.2. Về quy trình và phƣơng pháp đánh giá cán bộ.
Cán bộ là những người nói phải đi đôi với làm. Song, trên thực tế có tình
trạng nhiều cán bộ nói không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều nhưng làm ít. Nói
không đi đôi với làm thì không có ý nghĩa thực tế, nhiều khi là đạo đức giả,
biểu hiện của sự thoái hoá biến chất về đạo đức ở nhiều người. Vì vậy, theo
Hồ Chí Minh, khi đánh giá về cán bộ, đòi hỏi người đánh giá "chẳng những
xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có
đúng với lời nói, bài viết của họ hay không"[25, 281].
Đánh giá cán bộ cần phải căn cứ trước hết vào kết quả công việc của
người cần đánh giá. Bởi vì, đây là cơ sở để có thể phân biệt được người thực
sự có đức, có tài với người không có đức, không có tài. Nó đồng thời cũng là
cơ sở để phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Song khi đánh
17
giá và sử dụng cán bộ, nhiều người chỉ dừng lại ở những điều cán bộ nói, mà
không căn cứ vào những việc cán bộ làm. Đánh giá và sử dụng cán bộ như
vậy thì không tránh khỏi sai lầm. Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện và phê phán
tình trạng này. Người nói:
Trong Đảng ta, có những nơi thường dùng những người văn hay, nói
khéo, nhưng không làm được việc, không ra tranh đấu. Mà những đồng
chí viết không hay nói không thạo nhưng rất trung thành, hăng hái, rất
gần gũi quần chúng, thì bị dìm xuống. Chúng ta phải sửa ngay những
điểm đó[25, 275, 276)
Cán bộ là gốc của mọi công việc. Với cán bộ lãnh đạo quản lý, kết quả
công việc của họ được thể hiện thông qua thực tiễn phong trào quần chúng.
Trong thời kỳ đất nước có giặc ngoại xâm, “cán bộ tốt” là những người tuyên
truyền, giác ngộ, thống nhất được ý chí và hành động của nhân dân, đoàn kết
nhân dân, phát huy được truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh dũng cảm
của nhân dân. Trong thời kỳ hòa bình, “cán bộ tốt” là những người có khả
năng phát huy được tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và
bảo vệ đất nước.
Vì vậy, thực tiễn phong trào quần chúng là cơ sở để đánh giá về cán bộ.
Nói cách khác, khi đánh giá về cán bộ, cần căn cứ vào tình hình phát triển của
cơ quan đơn vị mà họ phụ trách. Với ý nghĩa đó, khi nói về xây dựng hợp tác
xã, Hồ Chí Minh khẳng định nơi nào "hợp tác xã nào sản xuất khá là do cán
bộ lãnh đạo khá”. Ngược lại, theo Người, ở đâu trong nông nghiệp cũng như
ở trong công nghiệp, sản xuất không phát triển, rơi vào trì trệ yếu kém, lãng
phí là do cán bộ lãnh đạo quản lý kém và cán bộ phải là người đầu tiên “chịu
trách nhiệm chính”[32, 406].
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý phải
có trách nhiệm đối với sự phát triển của cơ quan đơn vị mà họ phụ trách.
Người khẳng định: “đảng viên nào sản xuất và lãnh đạo sản xuất tốt, tức là
đảng viên tốt. Đảng viên nào sản xuất và lãnh đạo sản xuất không tốt, tức là
đảng viên kém”[34, 100].
18
Như vậy, khi đánh giá về cán bộ, Hồ Chí Minh đòi hỏi không được dừng
lại ở những điều cán bộ nói, mà phải căn cứ vào kết quả công việc của họ.
Người khẳng định:
Nơi nào có cán bộ tốt, thì cảnh tượng tốt bày ngay ra trước mắt Nơi
nào có cán bộ tốt, thì cả vùng đó hoạt động như một bộ máy. Và cả vùng
đó tỏ ra một bầu không khí hăng hái, vui vẻ. Nơi nào cán bộ xoàng, thì
vùng đó như đang ngủ say. Trên giấy thì cái gì cũng có. Nhưng sự thật,
thì việc gì cũng uể oải, úi sùi[24, 139, 140].
Suy nghĩ và tình cảm của con người không bất biến. Có người thông qua
thực tiễn đấu tranh cách mạng mà đạo đức cách mạng ngày càng được rèn
luyện củng cố. Song cũng có nhiều người không vượt qua được những khó
khăn gian khổ và do đó đã mắc phải những sai lầm khuyết điểm. Vì vậy, Hồ
Chí Minh khẳng định: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hóa. Tư tưởng của
con người cũng biến hóa. Vì vậy, cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp
nhất, vì nó cũng phải biến hóa”[25, 278].
Thực tiễn là nơi có thể thể hiện một cách chân thực suy nghĩ và tình cảm
của con người. Song đó không phải là thực tiễn nhất thời, mà là thực tiễn
trong cả một quá trình. Khi đánh giá cán bộ, cần phải căn cứ vào kết quả công
việc của người cần đánh giá, nhưng đó không phải là kết quả công việc ở một
nơi, một lúc nào đó, mà phải là kết quả công việc của cả một quá trình. Hồ
Chí Minh nói: "Xem xét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà phải xem
xét tính chất của họ. Không chỉ xem xét một việc, một lúc mà phải xem toàn
cả lịch sử, toàn cả công việc của họ"[25, 278].
Suy nghĩ và việc làm của con người luôn chịu sự chi phối của điều kiện
hoàn cảnh. Trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, kết quả công việc
của cán bộ có thể có sự khác nhau. Vì vậy, trong đánh giá cán bộ, Hồ Chí
Minh khẳng định cần phải căn cứ vào kết quả công việc của người cần đánh
giá, nhưng phải đặt kết quả công việc của họ trong những điều kiện hoàn cảnh
cụ thể để đánh giá.
19
Con người, trong đó có người cán bộ chỉ có thể thể hiện đầy đủ, đúng
đắn những suy nghĩ và tình cảm của mình khi có điều kiện hoàn cảnh cho
phép. Trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, người cán bộ thường chỉ thể
hiện những gì mà công việc của họ đòi hỏi và khi họ thấy cần thiết và có lợi.
Do đó, nếu chỉ căn cứ vào thực tế công việc của cán bộ, thì khó có thể đánh
giá được hết về năng lực của cán bộ.
Đánh giá cán bộ là nhằm để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Nó đòi hỏi phải đánh giá được đầy đủ, đúng
đắn về những phẩm chất và năng lực của cán bộ. Đó là phải đánh giá đúng về
những gì cán bộ đã thể hiện, cũng như đánh giá về những điều còn chưa thể
hiện ở cán bộ. Vì vậy, khi đánh giá cán bộ, đặc biệt là đánh giá để từ đó đề
bạt, bổ nhiệm cán bộ, đòi hỏi không được dừng lại ở những gì mà cán bộ đã
làm, mà còn phải đặt họ vào trong những điều kiện hoàn cảnh giả định để tìm
hiểu, đánh giá.
Thực tế cho thấy có người làm tốt công việc A nhưng lại có thể không có
khả năng làm tốt công việc B. Ngược lại, có người hiện tại chưa bộc lộ năng
lực nhưng lại có khả năng giải quyết tốt các công việc được giao. Vì vậy,
những người ít nhiều có thành tích trong công việc thì không được chủ quan,
kiêu ngạo, tự mãn khi đánh giá về mình, cũng như đánh giá về người khác.
Hồ Chí Minh là người đã sớm phát hiện và phê phán căn bệnh kiêu ngạo, tự
mãn ở nhiều cán bộ. Khi phê phán căn bệnh này, Người nói:
Có những đồng chí hay có tính kiêu ngạo, tự mãn, cho mình là cựu
chính trị phạm, là người của mặt trận thì giỏi hơn ai hết, ai cũng không
bằng mình Nhưng hẳn rằng ngoài Việt Minh còn biết bao nhiêu người
hay, người giỏi mà Việt Minh chưa tổ chức được. Vả lại nếu chính trị
phạm, nếu những người của mặt trận là giỏi hơn ai hết thì những người
không có hân hạnh ở tù, những người chưa vào mặt trận đó là vô tài vô
dụng cả sao?[22, 74].
Con người thường hiểu về bản thân mình hơn ai hết. Vì vậy, để có thể
đánh giá được đầy đủ, đúng đắn về cán bộ thì cần phải căn cứ vào ý kiến của
20
chính bản thân họ. Đánh giá cán bộ không được dừng lại ở những điều cán bộ
nói, nhưng như thế không có nghĩa là không quan tâm phát huy tự đánh giá
của cán bộ. Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm lắng nghe ý kiến của cán bộ.
Theo Người, trước khi giao một công việc nào đó cho cán bộ thì “cần phải
trao đổi kỹ với cán bộ. Nếu họ gánh không nổi, chớ miễn cưỡng trao việc đó
cho họ"[25, 280].
Song cán bộ không phải ai khi nào cũng nói đúng sự thật về bản thân họ.
Thực tế cho thấy, nhiều khi trong tự đánh giá, nhiều người hoặc rơi vào chủ
quan, kiêu căng ngạo mạn, hoặc rơi vào giả dối, không nói đúng về sự thật
của bản thân. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để phát huy được ý
thức, tinh thần trách nhiệm trong tự đánh giá của cán bộ, đảng viên.
Đạo đức cách mạng đối lập với bệnh giả dối, “kiêu ngạo, tự cao tự đại,
ham địa vị, hay lên mặt, bệnh háo danh, tự cho mình là anh hùng, vĩ đại”.
Người có đạo đức cách mạng là người luôn tôn trọng chân lý, lẽ phải. Vì vậy,
để phát huy ý thức tự đánh giá, tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật ở cán bộ, đảng viên, thì cần phải quan tâm làm tốt công tác tuyên
truyền giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
Tự đánh giá là cơ sở giúp cho mỗi người nhận ra được ưu điểm, cũng
như những tồn tại yếu kém của bản thân. Nó là cơ sở để mỗi người rèn luyện,
tu dưỡng, xác định được cho bản thân những việc cần phải làm, cũng như
những việc cần phải tránh. Song do rơi vào chủ nghĩa cá nhân, nhiều người đã
không nghiêm túc trong việc tự đánh giá về bản thân.
Con người làm gì xét đến cùng cũng là vì lợi ích. Vì vậy, Theo Hồ Chí
Minh, để phát huy ý thức tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, thì cần
phải có những quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm cá nhân, trước hết là
quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo quản lý. Hồ Chí Minh luôn đòi
hỏi cán bộ lãnh đạo quản lý phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm về tình
hình phát triển của đơn vị mà họ phụ trách.
Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng.
Người chủ trương khen thưởng và kỷ luật phải nghiêm minh và công bằng, ai
21
hoàn thành tốt công việc thì được khen thưởng, ai không hoàn thành hoặc
không hoàn thành tốt công việc thì phải bị phê bình kỷ luật, tránh nể nang, né
tránh, phê bình cảnh cáo qua loa, che đậy, tha thứ cho nhau. Theo Người, nếu
phê bình kỷ luật không nghiêm thì sẽ làm cho cán bộ “không những không
biết sửa lỗi mà còn khinh thường kỷ luật”[22, 73].
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc đổi mới quản lý nhà
nước, quản lý hợp tác xã, quản lý nhà máy xí nghiệp…Trong kỳ họp Hội
đồng Chính phủ cuối năm 1966, Người khẳng định sự cần thiết "phải ra sức
nghiên cứu sớm và kiên quyết thực hiện việc cải tiến quản lý kinh tế tài chính
cho phù hợp với hoàn cảnh chiến tranh hiện nay và hợp với hướng tiến lên
sau này"[39, 185, 186]
Đổi mới quản lý, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, khen
thưởng và kỷ luật nghiêm minh, công bằng là cơ sở để phát huy ý thức tinh
thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Theo Hồ Chí Minh, đây là cơ sở để
cán bộ, đảng viên phải thường xuyên, nghiêm túc trong tự đánh giá về bản
thân cũng như đánh giá về người khác.
Hồ Chí Minh khẳng định "cách mạng là sự nghiệp của dân chúng số
đông, chứ không phải là công việc của một hai người". Vì vậy, đánh giá cán
bộ cần phải dựa vào nhân dân, căn cứ vào ý kiến của nhân dân. Người khẳng
định: “có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được.
Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều
vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi mấy,
những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”[25, 295]. Theo Người:
Dân chúng so sánh đúng, giải quyết đúng, là vì tai mắt họ nhiều, việc gì
họ cũng nghe, cũng thấy Đối với cán bộ cũng vậy, cán bộ nào tốt, cán
bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay,
việc gì quấy, dân chúng cũng do cách so sánh đó, mà họ biết rõ ràng. Vì
vậy, để cho dân chúng phê bình cán bộ, dựa vào ý kiến họ mà cất nhắc
cán bộ, nhất định không xảy ra thiên tư thiên vị, nhất định hợp lý và công
bằng[25, 296].
22
Dựa vào ý kiến của dân chúng, song không có nghĩa là chạy theo đuôi
quần chúng. Trong nhân dân có thể có nhiều ý kiến khác nhau, có nhiều người
có ý kiến đúng, nhưng cũng có người có ý kiến sai, có những nhu cầu đòi hỏi
không chính đáng. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, “không phải dân chúng nói gì,
ta cũng cứ nhắm mắt theo. Người cán bộ phải đem các ý kiến khác nhau để
so sánh kỹ, phân tích kỹ Xem rõ cái nào đúng, cái nào sai. Chọn lấy ý kiến
đúng”[25, 297].
Cán bộ là người công tác trong nhân dân, phục vụ nhân dân. Nếu được
dân tin, dân mến thì mọi công việc sẽ được thực hiện dễ dàng, thuận lợi. Để
nhân dân tham gia vào đánh giá cán bộ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của
nhân dân là cơ sở để nâng cao trình độ làm chủ của nhân dân. Nó cũng là cơ
sở để cán bộ được dân tin, dân yêu và từ đó mà lãnh đạo được nhân dân.
Nhân dân chỉ thực sự tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ khi có hiểu
biết về những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về
những thông tin có liên quan đến người cần đánh giá. Vì vậy, để phát huy vai
trò của nhân dân tham gia vào quản lý, đánh giá cán bộ, thì cần phải làm tốt
công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân.
Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm nâng cao trình độ hiểu biết về chủ
trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về những thông tin có
liên quan đến cán bộ cho nhân dân. Người luôn yêu cầu các cơ quan đơn vị
phải công khai hoá về các chế độ chính sách, về tài chính để nhân dân biết.
Người khẳng định quản lý "phải dân chủ, tài chính phải công khai, sổ sách
phải minh bạch"[38, 595].
Là sản phẩm của nền kinh tế tiểu nông nên trình độ làm chủ của nhân
dân không tránh khỏi còn nhiều hạn chế. Nhiều người còn mang nặng tư
tưởng "dĩ hoà vi quý", không dám nhận xét đánh giá về cán bộ, đặc biệt là
nhận xét đánh giá về tồn tại yếu kém, sai lầm khuyết điểm của họ. Hồ Chí
Minh đã thấy được tình trạng này. Theo Người, để lấy được ý kiến của nhân
dân về cán bộ thì cần phải có những phương pháp thực hiện phù hợp. Năm
1947, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người viết: