Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

CHẤT DU ký TRONG TIỂU THUYẾT DƯƠNG THỤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.29 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN

CHẤT DU KÝ
TRONG TIỂU THUYẾT DƯƠNG THỤY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thu Thủy

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất tới
TS. Đặng Thu Thủy – Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác
giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm Hà
Nội, ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo bộ môn đã tham gia
giảng dạy, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn khoa học, đóng góp ý kiến quý
báu và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tại trường cũng như quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ,
động viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tác giả hoàn thành
tốt chương trình học tập và nghiên cứu đề tài khoa học này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả



Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền văn học nước ta đang có những chuyển
biến rõ rệt. Nhiều cây bút đã có những tác phẩm tạo được sự quan tâm, chú ý
của độc giả và tạo nên nhiều luồng ý kiến khác nhau trên văn đàn: Nguyễn
Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương... Bên cạnh những cây bút ấy,
Dương Thụy nổi lên như một hiện tượng khá độc đáo. Số lượng tác phẩm của
chị khá lớn và mỗi tác phẩm ra đời đều nhận được sự chào đón nồng nhiệt của
độc giả. Nhiều tác phẩm đã tạo nên những cơn sốt trên thị trường sách. Có
những tác phẩm sau chưa đầy một tháng phát hành đã tái bản 3000 cuốn,
thậm chí tác phẩm “Nhắm mắt thấy Paris” (2010) sau bốn ngày đã tái bản
5000 cuốn. Trong bối cảnh văn hóa đọc đang dần bị mai một thì những tác
phẩm của Dương Thụy quả là một hiện tượng hiếm hoi trên văn đàn hiện nay.
Dương Thụy đã có sáng tác được đăng từ khi còn là thành viên của hội
bút Hương đầu mùa và thể loại sở trường của chị trong những năm đầu sáng tác
là truyện ngắn. Đến năm 2007, tiểu thuyết đầu tiên của chị, “Oxford thương yêu”
được xuất bản. Tác phẩm đã tạo ra một cơn sốt trên thị trường sách mà độc giả
đa phần là thế hệ trẻ. Điều đó đã cho thấy sự thành công của chị với một thể loại
mà chị cho rằng phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Sau này, chị có viết cả
du ký nhưng những tác phẩm tạo được sức hút nhất đối với độc giả vẫn là tiểu
thuyết. Đề tài của các tác phẩm không quá mới nhưng những điều chị thu lượm
được và đưa vào tác phẩm của mình thì luôn được “làm mới” sau những chuyến
công tác, chuyến du lịch nước ngoài. Chính điều này đã khiến cho tác phẩm của

chị luôn tạo được sức hút đối với độc giả, nhất là độc giả trẻ.
Bên cạnh đó, thể du ký – một thể tài xuất hiện từ lâu, được hồi sinh và
trỗi dậy mạnh mẽ vào đầu thế kỉ XXI. Nhiều cây bút trẻ có nhu cầu được “xê
dịch”, họ muốn đi để khám phá, dấn thân, trải nghiệm và viết văn trên đường
đi. Những tác phẩm của họ đã làm “nóng” lên thị trường sách của Việt Nam
1


trong những năm gần đây. Tiêu biểu là các cây bút: Trang Hạ, Ngô Thị Giáng
Uyên, Phan Việt, Dương Thụy, Huyền chip, Tran Hung John... Không chỉ tạo
nên những “cơn sốt” trên thị trường sách mà du ký còn ảnh hưởng đến các thể
loại văn xuôi khác, trong đó có tiểu thuyết. Tìm hiểu những tiểu thuyết của
Dương Thụy, người viết thấy rằng màu sắc du ký trong tác phẩm của chị khá
đậm nét. Đây cũng là một trong những nhân tố góp phần làm nên sức hấp dẫn
của những tác phẩm ấy đối với độc giả trẻ. Bởi lẽ, độc giả trẻ là những người
có chí tò mò, thích vượt ra khỏi những không gian quen thuộc hàng ngày để
khám phá những miền đất xa lạ, tìm hiểu những nền văn hóa mà họ chưa
được biết đến. Những tác phẩm của Dương Thụy đã giúp các bạn trẻ được
“du lịch” đến nhiều nước khác nhau qua những trang văn lôi cuốn. Nhiều bạn
trẻ còn xem tác phẩm của chị như một hành trang cho hành trình khám phá
thế giới của họ. Với những bạn đang “ôm” giấc mộng đi du học, tác phẩm của
Dương Thụy càng thôi thúc họ phấn đấu để đạt được ước mơ của mình và
những trải nghiệm mà nhà văn chia sẻ cũng giúp họ bớt bỡ ngỡ, giúp họ tự tin
hơn khi bước chân ra ngoài thế giới. Điều đó lí giải vì sao mỗi khi tác phẩm
của chị được ra mắt là một lần thị trường sách lại nóng lên, nhiều bạn trẻ
truyền tay nhau những cuốn sách của chị.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách công phu về những tác phẩm của Dương Thụy mà mới chỉ xuất hiện
một vài bài báo mạng nhận xét về từng tác phẩm cụ thể của chị. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài “Chất du ký trong tiểu thuyết Dương Thụy” với hi

vọng đem lại một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết của Dương Thụy. Qua việc
lí giải sức hút của tiểu thuyết Dương Thụy đối với độc giả trẻ, chúng tôi mong
rằng có thể phần nào nắm bắt được thị hiếu của các bạn trẻ hiện nay. Đồng
thời đây cũng là cơ hội để người viết giới thiệu với độc giả một tác giả còn
khá mới mẻ đối với nhiều người.
2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngay từ khi còn là một cây bút của báo Hoa học trò, Dương Thụy đã
được nhiều độc giả trẻ biết đến. Sau này, mỗi khi Dương Thụy có tác phẩm ra
mắt bạn đọc, chị lại nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ phía độc giả. Tuy
nhiên, những bài nghiên cứu về các tác phẩm của chị còn khá khiêm tốn.
Năm 2007, khi cuốn tiểu thuyết đầu tay của chị, “Oxford thương yêu”,
được xuất bản, đã có một số bài bình luận, đánh giá về sự thành công của Dương
Thụy. Tiêu biểu là bài của tác giả Nguyễn Đông Thức trên trang Tuoitre.vn ngày
16 tháng 05 năm 2007: “Những khóa du học dài hạn và ngắn hạn tại Bỉ, Pháp,
Anh … không chỉ giúp cô trở thành một trong số ít cây bút trẻ có vốn tri thức
dày dặn mà còn đủ vốn sống về mảng đề tài mà các nhà văn trong nước rất khó
đụng đến: cuộc sống của giới sinh viên Việt ở châu Âu”. [30] Tác giả cũng cho
rằng: “Viết trong tư thế của một người đi nhiều, học nhiều, ghi chép nhiều, hầu
hết tác phẩm của Thụy đều có ít nhiều màu sắc báo chí với nhiều chủ động đưa
vào các thông tin về vùng đất, con người, cuộc sống của bối cảnh diễn ra câu
chuyện.” [30]Chuyện tình của nhân vật nữ Thiên Kim với chàng trai người Bồ
Đào Nha được coi là một “chuyện tình hiếm hoi”. Nhiều độc giả đã đọc liền một
mạch hết tác phẩm bởi tác phẩm lạ cả về cốt truyện lẫn văn phong. Và với cả
những độc giả “không còn trẻ” thì tác phẩm vẫn tạo được sức hút đặc biệt.
Năm 2012, sau khi tiểu thuyết “Cung đường vàng nắng”, cuốn tiểu
thuyết thứ ba của tác giả được xuất bản, trên các trang báo mạng xuất hiện
khá nhiều bài bình luận, bài viết, bài chia sẻ của độc giả về tác phẩm. Tác giả

Như Quỳnh cho rằng: “Cung đường vàng nắng của Dương Thụy đưa đến cho
tôi cảm giác vừa quen vừa lạ. Quen vì những nhân vật của Dương Thụy luôn
có điểm chung đâu đó, vì cái cách tác giả kể chuyện, về kết cấu, lối viết của
tác phẩm. Còn lạ vì truyện của cô luôn có sức hút riêng, dẫu chỉ là nhan đề,
là cách mở đầu hay những suy nghĩ, chiêm nghiệm rút ra từ tác phẩm.” [20]
Còn nhà báo Hồng Ngọc sau khi đọc tác phẩm có chia sẻ: “Truyện của
3


Dương Thụy đang ăn khách trên các tiệm sách ở Việt Nam có lẽ nhờ viết về
những chuyện tình có yếu tố nước ngoài của những thành phần có “chữ
nghĩa”, riêng “Cung đường vàng nắng” còn chia sẻ kinh nghiệm của một du
học sinh sau đại học, của một người làm việc trong một thời gian rồi mới đi
học để có kiến thức từ doanh nghiệp rồi quay lại giảng đường…” [17] Cũng
theo tác giả thì “Truyện của Dương Thụy viết bằng một giọng văn tự nhiên,
tưng tửng, từ lối kể chuyện đến ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, giúp người
đọc tiếp thu dễ dàng, thích thú và tránh làm đầu óc độc giả bận rộn để có thể
cùng chia sẻ với tác giả những quan niệm sống, những nhìn nhận về sự kiện,
về con người.” [17] Nhìn chung các bài viết đều chỉ ra sự thành công của
Dương Thụy ở thể loại tiểu thuyết mặc dù chị vẫn viết về một đề tài quen
thuộc, đề tài sở trường của chị: cuộc sống của du học sinh Việt Nam ở nước
ngoài. Một vài yếu tố khiến cho tác phẩm của chị quen mà vẫn lạ chính là
cách mở đầu, cách đặt nhan đề truyện, nhan đề cho từng chương truyện…
Đây cũng là điều làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Ở thể loại du ký, độc giả biết đến Dương Thụy qua hai tác phẩm: “Venise
và những cuộc tình gondola” và “Trả lại nụ hôn”. Thể tài du ký đã ra đời từ rất
sớm và thu hút được sự quan tâm của nhiều cây bút, nhiều nhà nghiên cứu.
Trong bài viết “Đọc du ký Việt Nam trên Nam Phong tạp chí”, tác giả Vũ Tuấn
Anh cho rằng trong sự hình thành nền văn xuôi hiện đại, du ký là thể văn đi đầu,
tạo một mũi khoan phá vào sự chinh phục thể loại văn xuôi quốc ngữ đang còn

hoàn toàn mới mẻ buổi ban đầu. Ý kiến đó cho thấy vai trò mở đường của thể du
ký trong nền văn xuôi quốc ngữ. Còn tác giả Nguyễn Hữu Sơn trong bài nghiên
cứu “Thể tài du ký trên tạp chí Nam Phong (1917 – 1934)” đã phân loại du ký
thành năm dòng: Dòng du ký mang tính quan phương, sự vụ; dòng du ký viễn
du; dòng du ký thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử; dòng du ký hướng tới khảo
sát, giới thiệu cả một vùng văn hóa; dòng du ký mang đậm yếu tố “vị nghệ
thuật”. Cùng với việc phân loại, tác giả đã dẫn giải những đặc điểm chính của
4


mỗi dòng. Ngoài những bài nghiên cứu trên, còn có một số luận văn cao học
nghiên cứu về sự phát triển của thể du ký thế kỉ XX.
Đầu thế kỉ XXI, thể du ký hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự ra
đời của những tác phẩm du ký là sự xuất hiện của những bài bình luận đánh giá
về thể tài du ký và về các cây bút trẻ được in trên các tạp chí. Bài viết “Loại
hình văn học du ký nở rộ” của tác giả Đỗ Hiền trên trang
Phebinhvanhoc.com.vn năm 2013 đã có những nhận xét chung về sự trở lại của
một thể loại tưởng chừng đã lùi sâu vào dĩ vãng. Theo tác giả, những cây bút
như Trần Hùng John, Phương Mai, Phan Việt, Huyền Chíp,… đã góp phần làm
nên sự tái sinh của thể du ký. Tác giả cho rằng: “Hàng loạt tác phẩm thuộc thể
loại du ký được xuất bản và nhanh chóng tái bản gần đây. Các cuốn sách đa
dạng về nội dung, phong phú về phong cách, bút pháp với đầy ắp tư liệu chính
là điểm làm nên cơn sốt “văn học du ký” cho thị trường xuất bản.” [9]
Trên báo Thể thao – văn nghệ ngày 29/06/2013, nhà báo Mi Ly có bài
viết “Trào lưu du ký, những nhà du hành nữ giới”. Tác giả đưa ra quan niệm
về phụ nữ thế kỉ XXI “đã qua rồi thời phụ nữ ngồi nhà giữ chồng” và “hình
ảnh phụ nữ đang dần thay đổi trong mắt xã hội, đông đảo công chúng hiện
không thiên về ngưỡng mộ những phụ nữ xinh đẹp mà ngưỡng mộ những phụ
nữ khám phá thế giới, mạnh mẽ và khao khát sống, những người có tri thức
cao và tự tin thể hiện bản thân mình. Điều đó thể hiện qua những trải nghiệm

mà họ kể lại trong các cuốn sách du ký.” [15] Điều đáng nói là đa phần
những tác giả sáng tác du ký thế kỉ XXI đều là nữ. Họ dám đi và kể lại nhằm
chia sẻ với độc giả những trải nghiệm của bản thân.
Năm 2014, Luận văn thạc sĩ “Thể du ký đương đại qua một số cây bút
trẻ” của tác giả Trịnh Thị Quyên đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về thể du
ký đương đại qua tác phẩm của những cây bút trẻ như: Trần Hùng John,
Phương Mai, Phan Việt, Huyền Chíp,… “Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bước
5


chân của những cây bút trẻ chu du trên khắp mọi miền đất, mọi châu lục
không biết mệt mỏi. Họ đi và ghi chép lại cảm xúc, suy nghĩ của mình về thế
giới. Trước hiện thực cuộc sống ở bên ngoài thế giới mới, trong giây phút
đắm chìm vào tầng sâu văn hóa và cảnh đẹp xứ người, họ lại có sự trở về
trong tâm tưởng để nhìn nhận hiện thực cuộc sống dân tộc mình, từ đó cháy
lên một khát khao được đổi mới đất nước. Không chỉ thế, các nhà du ký đi
còn để hoàn thiện bản thân, để tìm lại chính mình ...” [19] Như vậy có thể
thấy, du ký đương đại luôn gắn liền với bước chân của những cây bút trẻ trên
hành trình khám phá thế giới để từ đó khám phá chính mình. Dù chưa nhiều
nhưng bước đầu đã có những công trình khẳng định được vị trí và sức ảnh
hưởng của những tác phẩm du ký đương đại. Tuy nhiên trong những công
trình đó, Dương Thụy và các tác phẩm du ký của chị chưa được đề cập đến.
Ngoài những bài viết trên các trang báo mạng và một vài bài giới thiệu
của nhà xuất bản về từng tác phẩm cụ thể của Dương Thụy, trên Tạp chí Văn
học số 6 năm 2014, Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh có bài viết “Hiện tượng “đi”
và “về” của các nhà văn đương đại Việt Nam”. Trong bài viết, tác giả dành
một phần nhỏ nói về Dương Thụy: “Qua tác phẩm của mình, cô (Dương
Thụy) muốn chia sẻ về những tâm tư của một người đi tìm kiến thức ở nơi xa,
hạnh phúc nhiều nhưng khó khăn cũng không ít. Tâm trạng của một người trẻ
chênh vênh giữa việc làm sao giữ được cá tính dân tộc của mình, nhân dạng

của mình (identity) mà vẫn phải hòa nhập với văn hóa các nước khác. Những
mối tình khác quốc tịch xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của Dương Thụy
(“Nhắm mắt thấy Paris”, “Oxford thương yêu”, ...) và đi kèm với tình yêu
luôn là những khác biệt văn hóa.” [32]
Việc điểm lại những bài viết, những công trình trên cho thấy lịch sử
nghiên cứu về văn xuôi Dương Thụy còn rất mỏng manh, mới chỉ dừng lại ở
những bài báo mạng mang tính chất bình luận, chia sẻ của độc giả. Người viết
6


cũng nhận thấy chưa hề có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về tiểu
thuyết Dương Thụy nói chung, về chất du ký trong tiểu thuyết của chị nói
riêng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm có một sự nhìn nhận, đánh
giá tổng quát về chất du ký trong những tiểu thuyết của Dương Thụy, thấy
được vị trí của Dương Thụy trong dòng chảy của văn xuôi đương đại.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích để làm rõ chất du ký
trong những tiểu thuyết của nhà văn Dương Thụy từ hai phương diện nội
dung và nghệ thuật. Qua đó, luận văn khẳng định vai trò, sự đóng góp của
Dương Thụy đối với nền văn học đương đại. Đồng thời luận văn cũng lí giải
về sức hấp dẫn của các tác phẩm ấy để từ đó phần nào nắm bắt được thị hiếu
của độc giả, nhất là những độc giả trẻ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng người viết hướng tới là các tiểu thuyết của Dương Thụy,
trong đó tập trung nghiên cứu chất du ký trong các tác phẩm đó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu bốn tiểu thuyết của nhà văn
Dương Thụy:
- “Oxford thương yêu” (2007)

- “Nhắm mắt thấy Paris” (2010)
- “Cung đường vàng nắng” (2012)
- “Chờ em đến San Francisco” (2014)
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu theo lí thuyết thi pháp học: Chúng tôi sử dụng

7


phương pháp này nhằm mục đích phát hiện, tìm tòi về cách nhìn nhận và đóng
góp riêng biệt của nhà văn trong việc khám phá, thể hiện con người và thế giới.
Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi đặt những tiểu thuyết của
Dương Thụy trong toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn và trong lịch trình
tiểu thuyết – du ký đương đại Việt Nam để thấy được những nét mới và
những đóng góp của chị.
Phương pháp so sánh văn học: Mục đích của chúng tôi khi sử dụng
phương pháp này là để tìm ra được nét riêng trong các tiểu thuyết – du ký của
Dương Thụy so với các tác phẩm truyện ngắn, du ký của chị và so với các cây
bút cùng thời có viết du ký hoặc tiểu thuyết – du ký.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp người viết có
thể đi sâu khám phá những khía cạnh cụ thể của từng tác phẩm, từ đó khái
quát được những đặc điểm cơ bản về chất du ký trong các tiểu thuyết của
Dương Thụy.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Luận văn xem xét các vấn đề
trong tiểu thuyết của Dương Thụy từ cái nhìn văn hóa để thấy được tính nhân
văn, giá trị của các tác phẩm đó.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về thể loại và tác giả Dương Thụy
Chương 2. Chất du ký trong tiểu thuyết Dương Thụy nhìn từ phương
diện nội dung
Chương 3: Tiểu thuyết Dương Thụy với một vài phương diện nghệ
thuật đặc sắc.

NỘI DUNG
8


Chương 1
HỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI VÀ TÁC GIẢ DƯƠNG THỤY
1.1. Thể loại
1.1.1. Khái lược về du ký
1.1.1.1. Khái niệm
Trước khi bàn về những đặc trưng của du ký so với các tiểu loại khác,
thiết nghĩ cần đưa ra những lý thuyết chung nhất về thể ký mà người viết sử
dụng làm nền tảng lý thuyết để triển khai nội dung của luận văn. Theo nhà
nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn: “Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết vốn có sự
ổn định tương đối về đặc trưng thể loại, các tác phẩm ký tuy cùng nằm trong
loại hình văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung cho một nhóm thể tài có
tính giao thoa giữa báo chí (chính luận, điều tra, ghi chép tư liệu, tường thuật
sự kiện, ....) với văn học, in đậm “sự hợp nhất truyện và khảo cứu” và thường
có tính xã hội, tính thời sự sâu sắc, bao gồm nhiều tiểu loại thể văn như: bút
ký, ký sự, phóng sự, tiểu thuyết phóng sự, du ký, hồi ký, nhật ký, ...” [21,17]
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì cho rằng:“Ký là
một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, bao gồm
nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự,
nhật ký, tùy bút, ...” [8,162] Trong “Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký”, tác
giả Tạ Duy Anh chủ biên, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến Cho rằng: “Ký

là thể loại nằm giữa văn báo chí và văn học”. Tính báo chí thể hiện ở tính thời
sự, sự kiện nóng bỏng; còn tính văn học thể hiện ở giọng điệu, tính đa nghĩa
của văn bản, câu văn có hồn. Nói về đặc trưng của thể ký, Hoàng Phủ Ngọc
Tường cho rằng “sức mạnh của thể ký trước hết là ở tính sự kiện” tức là thiên
về tính báo chí của thể ký. Hoàng Ngọc Hiến thì có phần nghiêng hơn về
thuộc tính văn học của ký khi ông nhấn mạnh “ký là sự nhức nhối của trí
tuệ”. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng thừa nhận sự hài hòa giữa văn học và báo
9


chí ở thể ký khi cho rằng ký cũng cần phải có hư cấu tức là phải tưởng tượng
ra. Tuy nhiên hư cấu không phải là tách rời thực tiễn và thực tế đời sống mà
chính là gắn bó với thực tế cuộc sống. Vốn sống càng nhiều thì càng hư cấu
được nhiều, sức tưởng tượng càng mạnh, sâu, cao, rộng hơn. Tóm lại, đặc
trưng cơ bản của thể ký là sự hợp nhất giữa báo chí và văn học, tùy từng tác
phẩm mà phẩm chất báo chí đậm hơn hoặc phẩm chất văn học đậm hơn. Là
một trong những tiểu loại của thể ký, du ký mang đầy dủ những đặc điểm
chung của ký. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam, so
với các tiểu loại như bút ký, hồi ký, phóng sự thì du ký chưa được nhìn nhận
một cách xứng đáng.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử và Nguyễn Khắc Phi đưa ra khái niệm du ký: “Du ký là một loại hình văn
học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch,
ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở
xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến.” [8,108]
Trong lời giới thiệu cho tập sách Du ký Việt Nam – Nam Phong tạp chí
(1917 – 1934), Nguyễn Hữu Sơn nhận định: “Du ký là một thể tài đặc biệt
của văn học. Một tác phẩm du ký hay không chỉ đơn thuần là một tác phẩm
văn chương mà còn dung chứa trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa lí, văn hóa,
giáo dục và đôi khi còn phản ánh cả phương diện chính trị nữa. Nói cách

khác, du ký cùng với bút ký, hồi ký, nhật ký, ký sự, phóng sự, tùy bút, ... nằm ở
phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học .” [24,5] Tác giả cũng nhấn
mạnh thêm: “Khi nói đến thể tài du ký, cần được hiểu nhấn mạnh hơn là ở
phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật chứ không phải ở phía thể
loại.” [24,5] Thể tài du ký theo tác giả được mở rộng hơn. Những tác phẩm
thơ, phú được sáng tác trên đường đi du ngoạn, thăm thú danh lam thắng cảnh
mà trong đó nhà thơ nặng về ghi chép, miêu tả, đem đến cho người đọc nhiều

10


thông tin về cảnh quan, nhân vật, sự kiện có thể được định danh là những tác
phẩm mang dáng dấp một thiên du ký.
Trên trang web Wikipedia, du ký được định nghĩa: “là loại có cốt
truyện ghi chép về những vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời,
những cảm nhận, suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn. Du
ký phản ánh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ
của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa
lạ, nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến. Hình thức du ký có thể bao
gồm các ghi chép, ký sự, hồi ký, thư tín, hồi tưởng, ... Tác giả của du ký
thường bộc lộ niềm say mê, khát khao tìm kiếm, khám phá những điều mới
lạ”. Cách định nghĩa này không chỉ khẳng định nội dung phản ánh của du ký
mà còn cho thấy sự dung hợp thể loại ở du ký.
Nhìn chung các khái niệm, định nghĩa trên đã phần nào khái quát được
những đặc thù của du ký so với các thể tài khác. Về nội dung, du ký thiên về ghi
chép những điều mắt thấy tai nghe cùng với những suy ngẫm, cảm xúc của tác
giả trên đường đi. Về hình thức, du ký là sự dung hợp của nhiều thể loại khác
nhau. Thể tài du ký đã mở ra khả năng bao quát, phản ánh hiện thực trên những
chiều rộng đến tối đa. Không gian càng được mở rộng, thời gian càng được kéo
dài thì bức tranh cuộc sống càng được soi chiếu ở nhiều góc độ với tất cả sự bộn

bề của nó. Điều này càng đúng hơn khi chúng ta nói về du ký trong văn xuôi
đương đại của thế kỉ XXI. Những đặc thù của thể tài du ký vừa nói sẽ là những
cơ sở để chúng tôi tìm hiểu một số tiểu thuyết của Dương Thụy.
1.1.1.2. Vài nét về du ký đương đại
1.1.1.2.1. Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của du ký thế kỉ XXI.
Giống như các loại hình văn hóa nghệ thuật khác, văn học nói chung,
thể tài du ký nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng từ các sự kiện kinh tế, chính trị,
xã hội. Cuối thế kỉ XX, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã trở thành dấu
mốc quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc, nền kinh tế nước ta
11


đang có nhiều khởi sắc, dần thoát khỏi những khủng hoảng của thời hậu
chiến. Sang thế kỉ XXI, cánh cửa hội nhập với thế giới càng được mở rộng
hơn. Nền kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống. Sự
giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, châu lục đã dẫn đến sự giao lưu về văn hóa
– xã hội - tư tưởng, trong đó có văn học. Những luồng tư tưởng mới được du
nhập vào nước ta và tác động mạnh mẽ đến người viết cũng như độc giả. Con
người ta cởi mở hơn trong việc tiếp nhận những cái mới và cách tân những cái
cũ. Cũng trong giai đoạn này, những tác phẩm văn học nước ngoài được dịch
sang tiếng Việt nhiều hơn, ngược lại nhiều tác phẩm văn học Việt Nam cũng
đến được với độc giả các nước. Như vậy, sự hội nhập về kinh tế kéo theo sự
hội nhập văn chương, thúc đẩy văn chương phát triển.
Toàn cầu hóa cũng tạo điều kiện cho du ký phát triển mạnh mẽ. Toàn
cầu hóa thể hiện ở sự gia tăng mạnh mẽ các liên kết không chỉ giữa quốc gia
với quốc gia, mà còn giữa cộng đồng này với cộng đồng kia, giữa cá nhân này
với cá nhân khác. Biểu hiện rõ rệt của toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ
của các công ti, các tập đoàn hay các tổ chức xuyên quốc gia. Môi trường mở
đó hình thành nên những người công dân toàn cầu, họ mang trong mình hơi
thở của văn hóa đương đại. Họ được sinh ra hoặc lớn lên rồi làm việc trong

những môi trường đa văn hóa. Cũng có khi họ là những con người thích “xê
dịch”, có khát khao được đi đến nhiều vùng đất mới để khám phá và trải
nghiệm. Những cảm nhận, những xúc cảm mang tính chủ quan trên những
chặng đường họ qua được chia sẻ trên những blog hay facebook và nhanh
chóng được mọi người chú ý. Điều đó góp phần làm cho du ký đến được với
đông đảo bạn đọc hơn.
Trong “thế giới phẳng”, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông
tin, đặc biệt là Internet và điện thoại đã tạo nên sự biến đổi lớn về lực lượng
sáng tác, phương thức sáng tác, truyền bá và sự tương tác giữa tác giả với độc
giả. Với Internet, lực lượng sáng tác lúc này không chỉ là các nhà văn mà cả
12


các nhà báo, thậm chí là những người thích “xê dịch” và cởi mở trong việc
chia sẻ thông tin, cảm xúc của mình như: Huyền Chíp, Dương Thụy,... Nhờ
Internet, con người có điều kiện tìm hiểu và chia sẻ thông tin toàn cầu một
cách nhanh chóng. Những làn sóng văn hóa nhờ đó cũng lan truyền nhanh
hơn, phá bung các rào cản văn hóa quốc gia và trở thành những trào lưu trên
thế giới. Bên cạnh đó, những trang cá nhân ra đời là nơi để các cây bút du ký
chia sẻ với độc giả những thông tin, những cảm xúc về những vùng đất đã đi
qua. Nhờ đó, tác phẩm của họ đến được với đông đảo bạn đọc hơn, và tốc độ
truyền bá cũng nhanh hơn. Cũng nhờ truyền thông mà sự tương tác giữa tác
giả với độc giả nhanh hơn, tức thời hơn. Trong cuộc sống hiện đại, Internet
đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó khiến cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn
nhưng lại giúp cho văn học, nhất là du ký có điều kiện phát triển rực rỡ.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng lưới giao thông
khắp thế giới phát triển đã góp phần nối dài hành trình của những nhà văn.
Đầu thế kỉ XXI, những tác giả viết du ký hầu hết là những cây bút trẻ. Họ là
những người thành công trong sự nghiệp: Trang Hạ là phóng viên, Dương
Thụy làm PR cho công ty dược phẩm Sanofi, Ngô Thị Giáng Uyên làm việc

cho tập đoàn được Wyeth, Phan Việt là giáo sư tại Mĩ, .... Nhờ sự thành công
và niềm đam mê “xê dịch” của mình những cây bút trẻ có điều kiện đi khắp
nơi trên thế giới bằng những phương tiện hiện đại và nhanh nhất. Giao thông
phát triển đã rút ngắn khoảng cách giữa các châu lục, các quốc gia, các vùng
miền, tạo điều kiện cho con người đi và khám phá cả những vùng đất xa xôi.
Du ký nhờ đó mà có sự phát triển rực rỡ.
Ngoài ra, sự thay đổi trong thị hiếu của người đọc cũng góp phần quan
trọng vào sự phát triển của du ký. Trong những năm gần đây, vấn đề văn hóa
đọc đã được đề cập khá nhiều. Văn hóa đọc giảm sút gắn liền với việc sách văn
học đang dần mất đi độc giả. Họ thích đọc các bài viết trên mạng xã hội liên
quan đến cảm nhận và khám phá đời sống. Bởi ở đó người đọc không chỉ được
13


khám phá về những vùng đất khác nhau mà họ còn được chia sẻ những cảm xúc,
chiêm nghiệm của người viết. Theo chân tác giả, người đọc được khám phá
những nét đẹp về thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực và con người, giúp họ được mở
mang vốn tri thức. Tính chân thực trong du ký đã giúp tiểu loại này có sức lôi
cuốn đối với độc giả. Độc giả càng hào hứng tìm đọc, thì các tác giả càng có
động lực, có hứng thú để đi và chia sẻ về những chuyến đi của mình.
1.1.1.2.2.Diện mạo của du ký đương đại.
Theo GS Nguyễn Đăng Na, ký bắt đầu xuất hiện trong văn học Việt
Nam từ thế kỉ X nhưng dấu ấn của thể tài du ký trong giai đoạn này còn mờ
nhạt. Đến “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác, tính chất du ký mới được
thể hiện rõ nét. Thế kỉ XIX, ảnh hưởng từ sự tiếp xúc với phương Tây đã tạo
điều kiện cho ký có bước chuyển biến mới: không gian nghệ thuật và phạm vi
phản ánh của ký được mở rộng, không chỉ trong nước mà mở ra phạm vi toàn
cầu. Tác phẩm “Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, 1876” của Trương Vĩnh Ký
đã đánh dấu một bước ngoặt mới của du ký. Trong khoảng 30 năm đầu thế kỉ
XX, du ký có bước phát triển mạnh mẽ. Phạm Quỳnh cùng với tờ báo Nam

Phong do ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút đã có công lao rất lớn trong sự
phát triển của thể ký nói chung, du ký nói riêng. Bởi lẽ Nam Phong tạp chí là
tờ báo duy nhất mở hẳn một chuyên mục dành cho du ký, mở đất cho thể tài
này sinh sôi, phát triển và nở rộ. Khoảng hơn 60 tác phẩm du ký đã được đăng
trên Nam Phong tạp chí. Tuy nhiên, cuối thế kỉ XX, khi cả nước đang gồng
mình với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thì du ký ít được
quan tâm. Lúc này văn học tập trung vào hai cuộc kháng chiến của dân tộc và
những con người kháng chiến. Chỉ sang thế kỉ XXI, sách du ký mới lại giành
được vị thế của mình trên thị trường sách cùng với tên tuổi những cây bút trẻ.
Họ là những người trẻ tuổi, trẻ lòng, dám đi, dám dấn thân và trải nghiệm ở
những chân trời xa lạ. Thậm chí có những cây bút trẻ như Huyền Chíp ở tuổi
20, dám từ bỏ công việc mơ ước ở Singapore để đi vòng quanh thế giới chỉ
14


với cái tặc lưỡi “đi bừa đi”. Tác phẩm của họ thể hiện rất rõ đặc trưng của văn
học du ký: đi và viết, phản ánh những nét đặc sắc về văn hóa và con người ở
những vùng đất mà họ đi qua. Có thể thấy được sự nở rộ của du ký đầu thế kỉ
XXI qua danh mục một số tác phẩm:
STT

Tác phẩm

1
2

Mùa hè Singapore
Tây Tạng – giọt hoa trong nắng
Ngón tay mình còn thơm mùi oải
hương

Những đốm lửa bên vịnh Tây Tử
Bánh mỳ thơm, cà phê đắng
Thơ thẩn Paris
Chia tay trên sông
Bên mộ vua Tần
Venise và những cuộc tình Gondola
Đảo thiên đường
Nước Ý – câu chuyện tình của tôi
Một mình ở châu Âu
Nước Mỹ, nước Mỹ
Dưới nắng trời Âu
Đường mây qua xứ tuyết
John đi tìm Hùng
Mộng đời bất tuyệt
Phút 90 + + … Ký sự Nam Phi,
Ukraina và 10.000 cây số
Hẹn hò với châu Âu
Xách ba lô lên và đi, Châu Á là
nhà. Đừng khóc! (tập 1)
Xách ba lô lên và đi, Đừng chết ở
châu Phi (tập 2)
Lên đường với trái tim trần trụi –
Tôi là một con lừa (tập 1)
Lên đường với trái tim trần trụi –
Con đường hồi giáo (tập 2)
Lữ khách gió bụi xa gần
Ngày đàng sàng khôn

3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Tác giả
Lê Hoài Nam
Văn Cầm Hải

Năm xuất
bản
2000
2005


Ngô Thị Giáng Uyên

2007

Trang Hạ
Ngô Thị Giáng Uyên
Phan Quang
Phan Quang
Phan Quang
Dương Thụy
DiLi
Trương Anh Ngọc
Phan Việt
Phan Việt
Hoàng Yến Anh
Nguyên Phong
Trần Hùng John
Nguyễn Tường Bách

2007
2010
2010
2010
2010
2011
2012
2012
2013
2013

2013
2013
2013
2013

Trương Anh Ngọc

2013

Bùi Mai Hương

2013

Huyền Chíp

2013

Huyền Chíp

2014

Nguyễn Phương Mai

2013

Nguyễn Phương Mai

2014

Tiến Đạt

Nguyễn Văn Mỹ

2014
2014

Qua danh mục những tác phẩm du ký được xuất bản trong những năm
15


vừa qua, chúng ta có thể thấy được một số đặc điểm cơ bản của du ký đương
đại. Trước hết, về tác giả, đa phần những tác giả du ký là những cây bút nữ
còn khá trẻ và thành công trong sự nghiệp của mình. Đó là những Huyền
Chíp, Phương Mai, Phan Việt, Dương Thụy, ... Họ không còn chấp nhận quan
niệm phụ nữ ở nhà chăm lo gia đình và giữ chồng. Họ sống với những đam
mê của mình, đam mê trong công việc, đam mê theo đuổi những sở thích cá
nhân, trong đó có niềm đam mê cái sự “đi”, đi những nơi mình thích, đi
không hề sợ hãi, đi để khám phá, để trải nghiệm và viết về những chuyến đi
của họ. Họ là những người phụ nữ năng động, thành đạt, dám theo đuổi ước
mơ của bản thân. Họ đã giúp cho độc giả có một cái nhìn hoàn toàn mới về
phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Đặc điểm thứ hai của du ký thế kỉ XXI là sự biến đổi về không gian và
thời gian so với du ký giai đoạn trước. Ở các tác phẩm du ký đầu thế kỉ XX,
không gian được trải dài theo mọi miền của tổ quốc, xa hơn nữa là sang Pháp
hay một vài nước châu Á. Sang thế kỉ XXI, bước chân của các tác giả đã trải
dài khắp thế giới, đến cả vịnh Tây Tử xa xôi (“Những đốm lửa bên vịnh Tây
Tử”, Trang Hạ), đến những vùng đất cằn cỗi châu Phi, nơi bệnh dịch
HIV/AIDS vẫn là hiểm họa đe dọa tới bất kỳ ai, (“Phút 90 + + - Ký sự Nam
Phi, Ukraina và 10.000 cây số”, Trương Anh Ngọc), đến những thành phố nổi
tiếng của châu Âu, châu Á và cả nước Mĩ. Không gian được mở rộng, thời
gian cũng được kéo dài hơn. Những chuyến đi của những nhà du ký có thể

kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm trời: chuyến đi qua 20 tỉnh của Trần
Hùng John kéo dài 80 ngày, chuyến đi của Huyền Chíp qua 25 quốc gia trong
gần 2 năm. Có những chuyến đi được tác giả thực hiện thành những hành
trình ghép lại tạo thành một seri và được viết dưới hình thức những cuốn tự
truyện: đó là trường hợp của Huyền Chíp trong “Xách ba lô lên và đi” (Tập I:
“Châu Á là nhà, đừng khóc!”, tập II: “Đừng chết ở châu Phi”); hay Phương
16


Mai trong “Lên đường với trái tim trần trụi” (Tập I: “Tôi là một con lừa”, tập
II: “Con đường Hồi giáo”)
Bên cạnh những đặc điểm trên, du ký đương đại còn cho thấy sự sôi
động trong hoạt động tiếp nhận văn học, nhất là văn học du ký. Có thể thấy,
những cuốn sách du ký hầu hết được viết bởi các cây bút không chuyên
nhưng lại rất hút khách và nhanh chóng được tái bản nhiều lần. Cùng với sự
đa dạng về nội dung, sự phong phú về phong cách bút pháp và sự đầy đặn về
tư liệu, chúng đã và đang tạo nên một cơn sốt văn học du ký cho thị trường
xuất bản nước nhà. Chẳng hạn, seri hai tập “Xách ba lô lên và đi” của Huyền
Chíp đã tạo nên những cuộc tranh luận trên cộng đồng mạng về việc tác giả
có thực sự đi qua 25 nước và trong cuốn sách đó có bao nhiêu phần trăm là sự
thực, bao nhiêu phần trăm là hư cấu. Độc giả hào hứng chờ đợi và tìm đọc các
tác phẩm du ký để được trải nghiệm qua những trang văn ăm ắp thông tin thú
vị. Nhờ những tác phẩm đó, họ có dịp khám phá những vùng đất mà bản thân
chưa được tới. Những tác phẩm đó cũng khơi dậy ở người đọc niềm đam mê,
thôi thúc họ “xách ba lô lên và đi”. Cũng có những độc giả đã đi qua nhiều
nơi nhưng khi đọc trải nghiệm của các tác giả về những vùng đất đó thì họ
vẫn bị lôi cuốn, cảm thấy được khơi gợi nhiều cảm xúc mới. Như vậy, văn
học du ký với lượng thông tin cao sẽ ngày càng được bạn đọc ưa chuộng và
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và văn học.
1.1.2. Khái lược về tiểu thuyết

1.1.2.1. Khái niệm
Thuật ngữ “tiểu thuyết” đã xuất hiện khá sớm trong các tài liệu nghiên
cứu ở phương Tây và trong thư tịch Trung Quốc. Thuật ngữ ấy khi vào Việt
Nam thường được dịch và hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, “trong
tiếng Việt hiện đại, người ta dùng thuật ngữ “tiểu thuyết” để chỉ tác phẩm
truyện có qui mô lớn, còn qui mô nhỏ và vừa vẫn gọi là truyện nhưng thực
17


chất vẫn là một.” [25, 292]
Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả cho rằng: “Tiểu
thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở
mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận
của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.” [8, 328]
Trên trang Wikipedia, tiểu thuyết được xem là “một thể loại văn xuôi
có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã
hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất
tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề
xác định.”
Nhìn chung, khi bàn về thể loại tiểu thuyết, các nhà nghiên cứu đều coi
tiểu thuyết là một thể loại có qui mô lớn và khả năng phản ánh hiện thực
không bị giới hạn. Nét đặc trưng của thể loại tiểu thuyết là tính chất hư cấu.
Tiểu thuyết không thể hiện quá khứ anh hùng của dân tộc như sử thi trước đó
mà miêu tả cuộc sống “hiện tại” không ngừng biến đổi nên yếu tố hư cấu phải
dựa trên tính chân thật của đời sống. Nhân vật trong tiểu thuyết là “con người
nếm trải”, được miêu tả trong sự gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh. Là thể loại
chủ chốt của văn học hiện đại, tiểu thuyết có khả năng tổng hợp nhiều nhất
các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác. Về mặt hình thức, theo
Bakhtin, tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi.”

1.1.2.2. Vài nét về tiểu thuyết đương đại
Là thể loại chủ chốt của nền văn học nhưng tiểu thuyết Việt Nam chỉ
thực sự được khẳng định nhờ tài năng của các cây bút Tự lực Văn đoàn và các
nhà văn hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 như: Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,
Nguyễn Công Hoan... Giai đoạn 1945 - 1975, tiểu thuyết đã tự điều chỉnh
hướng đi để trở thành vũ khí phục vụ cho kháng chiến và công cuộc xây dựng
18


chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này, các tác phẩm mang tinh thần sử thi là
dạng thức điển hình của tiểu thuyết. Từ sau năm 1975, tiểu thuyết không cắt
lìa truyền thống nhưng ý thức làm mới đã và đang trở thành khát vọng và nhu
cầu mạnh mẽ của các nhà văn. Những tác phẩm có tính chất dự báo cho quá
trình đổi mới tiểu thuyết của Việt Nam là “Miền cháy”, “Lửa từ những ngôi
nhà” của Nguyễn Minh Châu; “Cha và con và...” của Nguyễn Khải, “Đất
trắng” của Nguyễn Trọng Oánh... Những tác phẩm này đã cho thấy ý thức
khắc phục cái nhìn lý tưởng hóa một chiều về hiện thực, một trong những đặc
điểm cơ bản của tiểu thuyết nói riêng, văn xuôi nói chung trong giai đoạn
1945 – 1975. Những năm sau đó, tiểu thuyết vừa mở rộng đề tài, vừa thoát
dần khỏi màu sắc sử thi và gia tăng dần chất đời tư, thế sự. Chân dung các
nhân vật tích cực cùng những mối quan hệ đa chiều của nó đã có thêm nhiều
nét mới. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này: “Gặp gỡ cuối
năm” của Nguyễn Khải, “Mưa mùa hạ” và “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma
Văn Kháng, “Đứng trước biển” của Nguyễn Mạnh Tuấn... Trong những tiểu
thuyết này, bên cạnh cảm hứng ngợi ca đã xuất hiện cảm hứng nhận thức lại;
góc độ quan sát, đánh giá con người cũng dịch chuyển dần về phía đạo đức
sinh hoạt chứ không còn nhìn nhận con người với tư cách là những hình mẫu
tiêu biểu của cộng đồng. Nhiều chủ đề mới cũng được các nhà văn quan tâm
nhấn mạnh: vai trò giáo dục của gia đình, bản lĩnh cá nhân, khả năng thích
ứng với thời thế... Những yếu tố này ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân

cách một con người, vì thế nhân vật “bắt đầu có hình thức tồn tại phổ biến
của kiểu nhân vật tiểu thuyết” [4, 125]
Từ giai đoạn đổi mới đến cuối thế kỉ XX, thể loại tiểu thuyết phát triển
nở rộ, đội ngũ các nhà văn đông đúc hơn, số lượng tác phẩm dồi dào hơn, đặc
biệt có nhiều tác phẩm thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Đó là
trường hợp: “Thời xa vắng” của Lê Lựu, “Bên kia bờ ảo vọng” của Dương
19


Thu Hương, “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài, “Bến không chồng” của Dương
Hướng, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường... và hàng
loạt các tác phẩm khác. Ở chặng này, nét mới của tiểu thuyết là các nhà văn
chú ý đến số phận cá nhân trong môi trường mới chứ không chỉ soi chiếu vào
các sự kiện lịch sử. PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã nhận xét: “Nỗ lực đổi mới
tiểu thuyết nói riêng, văn học nói chung chặng đường này chủ yếu dồn vào
cách xử lí hiện thực: một hiện thực đa chiều, hiện thực vừa có tính tất định,
vừa đáng ngờ, vừa hữu lí vừa phi lí. vừa trật tự vừa hỗn loạn, vừa thuộc về
cái rành rõ lí trí vừa như thuộc cõi siêu linh bí ẩn huyền hồ... Đó là sự nới
rộng đáng kể biên độ hiện thực so với tiểu thuyết trước 1975.” [4, 125] Tuy
nhiên, dù nhu cầu đổi mới văn học đã trở thành phổ biến và cấp thiết nhưng
tiểu thuyết lúc này mới chỉ tập trung vào sự đổi mới nội dung tác phẩm mà
chưa tạo được một bước ngoặt trong tư duy thể loại. Trong cái chung ấy của
nền văn học, chỉ riêng “Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài và “Nỗi buồn chiến
tranh” của Bảo Ninh là những tác phẩm đã biến hình thức của tiểu thuyết
thành nội dung của chính nó. Hứng thú của người đọc tiểu thuyết vì thế
chuyển dần từ nội dung câu chuyện sang các nguyên tắc tạo lập văn bản.
Trong những năm đầu thế kỉ XXI, sự đổi mới nội dung và hình thức
tiểu thuyết theo hướng của “Thiên sứ” trước đó đã được nhiều cây bút lựa
chọn. Một số tác phẩm được dư luận đặc biệt quan tâm: “Chinatown”, “Paris
11 tháng 8”, “T mất tích” của Thuận, “Người sông mê” của Châu Diên,

“Thoạt kì thủy”, “Ngồi” của Nguyễn Bình Phương… Trong bối cảnh công
nghệ thông tin phát triển như vũ bão, văn hóa đọc đang dần bị mai một, văn
học nghệ thuật đang phải cạnh tranh với các loại hình giải trí khác thì các tác
phẩm trên đã góp phần làm sôi nổi thêm thị trường sách, kéo độc giả trở về
với những tác phẩm văn chương nghệ thuật. Trong những năm gần đây, hiện
tượng dung hợp thể loại ở tiểu thuyết ngày càng rõ nét hơn. Tiểu thuyết được

20


chia ra thành nhiều dạng khác nhau: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết trinh thám,
tiểu thuyết tâm lí, tiểu thuyết tự thuật… Sự dung hợp thể loại cũng cho thấy
du ký, một thể văn nở rộ ở thế kỉ XXI đang dần ảnh hưởng đến tiểu thuyết.
1.2. Tác giả Dương Thụy
1.2.1. Con người nhà văn.
Nhà văn Dương Thụy, tên thật là Dương Thụy Phương Khanh, sinh
năm 1975 tại sài Gòn. Có thể nói chị là cây bút “100% Hồ Chí Minh” vì chị
sinh ra đúng vào năm 1975, tại đúng thành phố vừa được đổi tên là Hồ Chí
Minh. Chị từng chia sẻ: “Tôi sinh năm 1975 tại Sài Gòn và rất hạnh phúc
được làm “người Sài Gòn” sau ngày đất nước thống nhất...” [28] Khi chị
được sinh ra, Sài Gòn vừa trải qua một cơn biến động lớn kéo theo bao biến
cố của mọi gia đình. Vì vậy, chị may mắn hơn thế hệ cha mẹ trước đó là chị
không phải chứng kiến những biến động của thời cuộc và không có sự so sánh
cuộc sống ở Sài Gòn những năm sau 1975 so với trước 1975. Trong đầu chị
cũng không hề có khái niệm phe thua cuộc hay phe thắng cuộc. Chị hồn nhiên
lớn lên, hồn nhiên sống cuộc sống đầy khó khăn, thiếu thốn như bao người
dân Sài Gòn lúc bấy giờ. Điều đó đã giúp chị có một sự đánh giá khách quan
khi viết về Sài Gòn những năm đầu sau sự kiện 30/4/1975.
Nói về Dương Thụy, chị được những cây bút cùng thời đánh giá là
người đơn giản, vui vẻ và hóm hỉnh. Trong cuộc sống cũng như trong công

việc, chị khá giản dị và rõ ràng. Điều đó đã để lại dấu ấn trong các tác phẩm
văn chương của chị.
1.2.2. Môi trường học tập và làm việc của Dương Thụy.
Dương Thụy từng là học sinh của trường Trung học phổ thông Lê Qúi
Đôn (thành phố Hồ Chí Minh). Có năng khiếu và sở thích viết văn, ngay từ
khi còn là học sinh lớp 10, chị đã đến với độc giả thanh thiếu niên qua truyện
ngắn “Búp bê băng giá”. Quá trình học tập và làm việc của chị:
Năm 1990 – 1993: Chị học trường Trung học phổ thông Lê Quí Đôn
21


Năm 1993 – 1997: Chị là sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Chị tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp.
Năm 1997 – 1999: Chị học tại Trung tâm Pháp – Việt, tốt nghiệp Thạc
sĩ quản trị, MBA.
Năm 2001 – 2002: Chị du học hệ cao học (học bổng toàn phần) tại
trường Đại học Lìege – Bỉ, tốt nghiệp Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Ngoài thời gian du học ở nước ngoài, trong quá trình làm việc, chị còn
tham gia nhiều khóa tu nghiệp ngắn hạn ở một số nước:
Năm 1998, chị đi tu nghiệp một tháng: Bồi dưỡng ngôn ngữ (học bổng
toàn phần của Bộ Ngoại giao và chính phủ Pháp) tại “Trung tâm quốc tế về
ngôn ngữ - Internationnal Centre of the Languages”, thành phố Brest, Pháp.
Năm 2000, khi đang là phóng viên của báo Sinh viên Việt Nam – Hoa
học trò, chị tham gia khóa tu nghiệp kéo dài ba tháng: Quản lí hành chính tại
tòa báo và nghề báo (Học bổng toàn phần của đại sứ quán Pháp) tại báo
“Ouest – France”, thánh phố Rennes, Pháp.
Năm 2005, chị tham gia khóa tu nghiệp trong một tuần: Chiến lược ra
sản phẩm mới (của tập đoàn Sanofi – Aventis) tại Barcelone, Tây Ban Nha.
Năm 2006, chị có chuyến tu nghiệp một tháng: Truyền thông - Đối
ngoại (tập đoàn Sanofi-Aventis) tại Guildford, Vương quốc Anh.

Như vậy có thể thấy trong quá trình học tập của mình, Dương Thụy gặp
khá nhiều thuận lợi, chị được học tập trong nhiều môi trường khác nhau: học
tại các trường Đại học nổi tiếng của Anh, Bỉ; học trong thời gian đi làm qua
các chuyến tu nghiệp tại các tập đoàn lớn. Môi trường học tập đó đã giúp chị
có được phương pháp học tập hiệu quả, giúp chị có kĩ năng sống phong phú
hơn, và hơn hết giúp chị trưởng thành hơn cả về kiến thức và kinh nghiệm
sống khi được học tập trong một môi trường “đa văn hóa”. Với vốn kiến thức
22


×