Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

CHỦ đề TRUY tìm bản NGÃ TRONG văn XUÔI NGUYỄN NGỌC tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.63 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LƯƠNG THỊ DUNG

CHỦ ĐỀ TRUY TÌM BẢN NGÃ
TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC TƯ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60.22.01.25

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS Chu Văn Sơn

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng và sâu sắc nhất tới
TS. Chu Văn Sơn – Người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tác giả
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm Hà
Nội, ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo bộ môn đã tham gia
giảng dạy, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn khoa học, đóng góp ý kiến quý
báu và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tại trường cũng như quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ,
động viên nhiệt tình và tạo điều kiện giúp đỡ mọi mặt để tác giả hoàn thành
tốt chương trình học tập và nghiên cứu đề tài khoa học này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015


Tác giả

Lương Thị Dung


MỤC LỤC
HÀ NỘI - 2015..................................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học hiện đại Việt Nam trong vòng một thập niên trở lại đây đã
chứng kiến một bước tiến mới với một loạt những cây bút trẻ nổi lên trên văn
đàn mà đặc biệt là có sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ. Cùng với Y Ban, Võ
Thị Hảo, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy Mai, Đỗ
Hoàng Diệu, Đỗ Bích Thúy, … Nguyễn Ngọc Tư đã được khẳng định như một
hiện tượng nổi bật của văn đàn. Năm 1996, truyện ngắn đầu tay Đổi thay của
Nguyễn Ngọc Tư được đăng trên tờ báo tỉnh đã dẫn dắt chị đi theo con đường
văn chương. Năm 2000, truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của Nguyễn Ngọc
Tư đã đoạt Giải Nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II do Báo
Văn nghệ và Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động. Tiếp đến tác phẩm này của chị
đã nhận được Giải B của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2001, Giải thưởng của
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học - Nghệ Thuật Việt Nam. Đến
năm 2003, Nguyễn Ngọc Tư là một trong mười nhà văn trẻ xuất sắc tiêu biểu
của năm 2002. Năm 2006, với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Ngọc Tư nhận
Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Và tháng 10 năm 2008, tập truyện
ngắn mang tên Cánh đồng bất tận và truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc do Hội
Nhà văn Việt Nam đề cử, đã được dịch sang tiếng Anh và nhận Giải thưởng
văn học quốc tế ASEAN tại Thái Lan. Có thể nói, với những gì đã đạt được
Nguyễn Ngọc Tư đã dần chinh phục được tình cảm của đông đảo bạn đọc

không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Và cho đến nay, chị đã có được vị
trí chắc chắn trong đời sống văn học : tác giả hàng đầu của văn xuôi Nam Bộ,
cây bút sáng giá của văn xuôi Việt Nam đương đại.
1.2. Với sở trường là những tác phẩm viết về con người và vùng đất nơi
miền cực Nam của Tổ quốc, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là nguồn cảm
hứng sớm và lớn cho giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nhà trường suốt

1


từ khi chị xuất hiện đến nay. Số lượng các bài báo lớn nhỏ trong Nam ngoài
Bắc, trên giấy trên mạng đã có đến hàng trăm. Tính riêng số lượng những
công trình là luận văn cử nhân, luận văn thạc sĩ tại các khoa văn Đại học và
Cao đẳng trong nước đã lên tới nhiều chục. Nhiều vấn đề trong sáng tác của
tác giả này đã được đặt ra đề nghiên cứu, nhiều giá trị đã được khám phá.
1.3. Truy tìm bản ngã là một chủ đề lớn trong sáng tác Nguyễn Ngọc
Tư, xuyên suốt các thể loại từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, từ tản văn đến thơ.
Chẳng biết từ bao giờ, các câu hỏi “ta là ai?”, “cái gì làm nên ta?” chưa bao
giờ thôi nhức nhối trong con người có ý thức nói chung và những nhà nhân
văn nói riêng, nhất là khi xã hội càng phát triển trong một cơ cấu phức tạp
hơn, có nhiều hơn những quy tắc lề luật mà con người định ra để ứng xử với
nhau, đánh giá nhau, và dần xiết chặt nhau trong những mối ràng rịt đó… Mỗi
cá thể con người phải đấu tranh để thích nghi, đấu tranh với cái trong mình để
thích nghi với cái ngoài mình, gọt đi cái bản thể tự nhiên của mình cho vừa
với cái vai xã hội mình đang đóng. Con người càng trong xã hội hiện đại càng
cảm thấy mình bơ vơ, mang cái tâm thức lạc loài, mất gốc. Sinh ra và lớn lên
ở một miền sông nước mênh mang, trải nghiệm nhân sinh về nỗi phù du của
phận người càng khiến Nguyễn Ngọc Tư có nhiều trăn trở với câu hỏi đó.
Sáng tác của chị, về mặt nào đó, là câu trả lời mang đậm dấu ấn cá nhân cho
câu hỏi này. Đến nay, chủ đề này trong sáng tác Nguyễn Ngọc Tư vẫn chưa

được đặt ra để nghiên cứu một cách trực diện và toàn diện. Vì thế, luận văn đã
chọn Chủ đề truy tìm bản ngã trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư làm đối
tượng nghiên cứu, với mong muốn góp thêm một tiếng nói vào việc khám phá
và khẳng định những giá trị sáng tạo của tác giả này.
2. Lịch sử vấn đề
Dẫu là một cây bút trẻ cả về tuổi nghề và tuổi đời, nhưng với sự nỗ lực
cố gắng không ngừng, Nguyễn Ngọc Tư đã giành được sự quan tâm đặc biệt

2


của công chúng văn học và giới phê bình. Đã có rất nhiều nhận xét, bài báo,
công trình nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư. Sau đây, chúng tôi xin hệ thống
những ý kiến đáng chú ý:
2.1. Những ý kiến về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Đa số các bài viết đều khẳng định Nguyễn Ngọc Tư là một tài năng văn
chương của nước nhà. Hàng chục bài viết, nhiều cuộc bàn thảo khắp trong
Nam, ngoài Bắc và cả quốc tế đã bao trùm lên văn đàn Việt Nam một bầu
không khí choáng ngợp trước một “hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư”
Nhận xét về tập truyện đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư – tập Ngọn đèn
không tắt, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết: “Ngọn đèn không tắt đã tạo
nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng
của Tổ quốc – mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng,
của sông nước, của biển mà cha ông ta dày công khai phá” [41]
Năm 2005, khi Nguyễn ngọc Tư cho ra đời tập truyện Cánh đồng bất tận
và nhận được phản hồi rất tích cực từ bạn đọc. Nhà văn Hữu Thỉnh đã nhận xét:
“Với Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư có sự bứt phá rất ngoạn mục. tự
vượt lên chính mình và tạo nên những bất ngờ thú vị cho giới nhà văn” [27]
Năm 2012, Nguyễn Ngọc Tư thử sức với một thể loại mới – tiểu thuyết.
Và sự ra đời của tiểu thuyết Sông đã gây được sự tò mò, háo hức cho bạn đọc

khi chị đã gặt hái được quá nhiều thành công với thể loại truyện ngắn và tản văn.
Trần Ngọc Sinh đã có lời nhận xét ngắn gọn nhưng bao quát về tiểu
thuyết Sông như sau: “Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo” [2]
Trong bài viết: Đọc tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư – khảo về
sự biến mất, tác giả Mai Anh Tuấn cũng viết: “Với Sông, trong cách đặt tiêu
đề ngắn gọn đến tưởng như triệt hạ mọi phỏng đoán vươn tới một địa danh
cụ thể, Nguyễn Ngọc Tư càng cho thấy mình là người tận lực với cơ địa văn
hóa vùng miền, bởi, xét rộng hơn, phần lớn những không gian nổi bật, những

3


hình tượng nghệ thuật vươn tới biểu tượng trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư,
một cách chủ ý, đều dấp dính sông nước và những hắt bóng của nó như lời ăn
tiếng nói, phong cảnh tập tục, đến nhân tình thế thái” [48]
Trong số những người yêu mến Nguyễn Ngọc tư phải kể đến Trần Hữu
Dũng – người đã giành nhiều tình cảm đặc biệt cho cô trong trang web tập
hợp những bài nghiên cứu phê bình về văn chương của chị. Với bài Nguyễn
Ngọc Tư “đặc sản” Miền Nam ông đề cao tài năng sử dụng ngôn ngữ Nam
Bộ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, đó là một đặc sắc riêng không thể trộn lẫn
với bất kì nhà văn nào khác.
Huỳnh Công Tín trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư nhà văn trẻ Nam Bộ
đã chú ý không gian Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Đặc biệt
vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được dựng lại bằng
chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiểu chất Nam Bộ của chị”.
Tìm hiểu con đường Nguyễn Ngọc Tư đã đi và đang đi tới, Bùi Công
Thuấn có bài Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi đã mang đến một cách
nhìn tổng quan về hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư từ những tác
phẩm trước Cánh đồng bất tận, đến những tập truyện sau đó như Gió lẻ,
Khói trời lộng lẫy… Tác giả bài báo nhận ra, cầm bút với Nguyễn Ngọc Tư là

để nói ra cái tình người sâu thẳm trong những biểu hiện thật phong phú mà
như chị nói “Có bao nhiêu tình tôi yêu hết”.
Trong số những nhà phê bình, Nguyễn Trọng Bình là một trong những
người có nhiều bài viết nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tư. Với những bài viết
như: Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nghệ
thuật về con người; Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư; Đặc trưng ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; Phong cách
truyện ngắn Nguyễn ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung tự sự; Những
dạng tình huống thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư; Truyện

4


ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn hóa; Nguyễn Ngọc Tư và hành
trình “trở về”. Qua những bài viết này, tác giả đã thấy: Truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư là “bức tranh sống động về cuộc sống của một bộ phận người dân
lao động (nhất là ở thôn quê) vùng đồng bằng sông Cửu Long mà cái nghèo,
cái khổ cứ bám riết lấy họ”.
Nhìn chung, các nhà văn, nhà phê bình đều đánh giá Nguyễn Ngọc Tư
là tài năng của văn học Việt Nam; cây bút già dặn mà điềm đạm; mỗi truyện
ngắn của chị để lại một cái gì đó băn khoăn day dứt …
2.2. Những ý kiến về chủ đề truy tìm bản ngã trong sáng tác NNT
Về chủ đề truy tìm bản ngã có nhiều ý kiến khẳng định, Nguyễn Ngọc
Tư là một nhà văn luôn trăn trở, suy nghĩ về cuộc sống và thân phận của con
người. Chị đã từng nói: “Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối rối thường
trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn ao ước những
trang viết của mình có được sự rung cảm như những giọt nước mắt. Khi ấy,
trong lòng các bạn, tôi không còn là cô gái Việt Nam viết về Việt Nam, mà là
một nhà văn viết về thân phận con người, như các bạn” [20]. Có thể nói,
trong Sông hiện lên thân phận của những con người cô đơn đang lang thang

tìm kiếm bản thể “trên con đường không dấu chân”.
Tác giả Hoài Phương với bài Sông" và hành trình “bản ngã” của
Nguyễn Ngọc Tư viết: “Có phải vì cái áp lực vô hình đó mà ở Sông, ta gặp
một giọng văn dường có chút phân vân, chênh chao, đôi chỗ gồng lên, như
thể muốn dứt khỏi cái mình đã là nhưng chưa tới được cái mình muốn là.
Thật thú vị, cái giọng văn đang đi tìm chính mình ấy, vô tình, hay nếu là chủ
ý thì trong một xếp đặt khéo léo đến mức không còn dấu vết của tính toán, lại
phù hợp kỳ lạ với cái ý tưởng xuyên suốt tiểu thuyết Sông, làm nên cái
“duyên” riêng của nó”. [39]
Tác giả Hòa Bình trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư thèm nghe tiếng

5


người nhận định: “Không có cánh đồng, không có dòng sông, Đảo bắt
đầu bằng nội tâm và kết thúc bằng nội tâm của nhân vật song con đường
đó cũng dài vô tận trong cuộc đấu tranh, chịu đựng, khao khát và bản ngã
của mỗi người. [5]
Với những bài viết trên, đa phần các tác giả dù ít dù nhiều đều đề cập
những vấn đề liên quan đến đề tài. Chúng tôi coi những bài viết và các
công trình khoa học đi trước như là những gợi dẫn quý báu trong quá trình
thực hiện đề tài này. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về
Chủ đề truy tìm bản ngã trong văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư. Vì vậy,
người viết chọn đề Chủ đề truy tìm bản ngã trong văn xuôi Nguyễn Ngọc
Tư với hi vọng đóng góp một cách nhìn mới, toàn diện hơn về văn xuôi
Nguyễn Ngọc Tư.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chủ đề truy tìm bản ngã trong
văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư, thể hiện từ quan niệm được phát biểu trực tiếp

đến sáng tác cụ thể, từ thế giới hình tượng đến hình thức nghệ thuật.
3. 2. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát bao gồm các thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết và
tản văn. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào các truyện ngắn và
tiểu thuyết sau:
1. Ngọn đèn không tắt (Tập truyện, NXB Trẻ, 2000);
2. Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2005);
3. Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2008);
4. Khói trời lộng lẫy (tập truyện ngắn, NXB Thời đại, 2010);
5. Sông (tiểu thuyết, NXB Trẻ, 2012);
6. Đảo (tập truyện ngắn, NXB Trẻ, 2014)

6


7. Sống chậm thời @ (in chung với Lê Thiếu Nhơn, Nxb Thanh
Niên, 2006);
8. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Tạp văn, NXB Trẻ, 2009)
9. Ngày mai của những ngày mai (Tạp văn, NXB Phụ Nữ, 2007);
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề của đề tài, người viết sẽ sử dụng các phương pháp
sau đây:
4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Mỗi một chủ đề lớn trong thế giới nghệ thuật của một tác giả bao giờ
cũng hiển hiện thành một thực thể nghệ thuật xuyên suốt từ nội dung đến hình
thức. Vì thế, thiếu phương pháp này, không thể dựng lại diện mạo của mỗi
chủ đề trong tính hệ thống của nó .
4.2. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu là văn xuôi, trong đó phần nổi
trội nhất là truyện ngắn. Để nắm bắt chính xác một chủ đề xuyên qua nhiều

tác phẩm thuộc về các thể loại văn xuôi khác nhau như thế thì không thể
không vận dụng phương pháp này.
4.3. Phương pháp thống kê phân loại
Để có những căn cứ cụ thể, xác thực trong văn bản làm chỗ dựa
cho những khái quát và nhận định của luận văn, thì không thể không tiến
hành thống kê và phân loại các dữ kiện thuộc cả về nội dung cùng hình
thức của nó.
4.4. Phương pháp so sánh
Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu qua đó làm nổi bật sự độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư ở chủ đề
này. Cụ thể chúng tôi so sánh Nguyễn Ngọc Tư với những tác giả cùng thời;
so sánh Nguyễn Ngọc Tư với các tác giả trước đó để thấy được đóng góp của
Nguyễn Ngọc Tư trong cả tiến trình văn học.

7


5. Đóng góp của luận văn
Với đề tài Chủ đề truy tìm bản ngã trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư,
luận văn hướng đến những đóng góp sau:
- Làm nổi bật một giá trị còn ít được đề cập trong văn xuôi Nguyễn
Ngọc Tư : chủ đề truy tìm bản ngã.
- Góp phần xác định những đóng góp độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư đối
với văn xuôi nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
- Đóng góp một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích tác giả
Nguyễn Ngọc Tư cùng các sáng tác của nhà văn này
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm ba
chương
Chương 1 : Chủ đề truy tìm bản ngã trong văn học và quan niệm về

bản ngã của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2 : Chủ đề truy tìm bản ngã trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư,
nhìn từ thế giới hình tượng
Chương 3 : Chủ đề truy tìm bản ngã trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư,
nhìn từ phương thức nghệ thuật

8


NỘI DUNG
Chương 1
CHỦ ĐỀ TRUY TÌM BẢN NGÃ TRONG VĂN HỌC VÀ QUAN NIỆM
VỀ BẢN NGÃ CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1. Bản ngã
Bản ngã là chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm trong giới nghiên cứu
với các công trình lớn nhỏ và chúng ta có thể hiểu “bản ngã” hay còn gọi
là “cái tôi” theo những cách sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Bản ngã” là “cái tôi, tư cách riêng của mỗi
người tự ý thức cái hiện có, cái duy nhất, cái thực thể của mình”.
“Trong triết học, “bản ngã” hay "cái tôi" được hiểu là cái tôi ý thức
hay đơn giản là tôi, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với
những cá nhân khác.
Trong phân tâm học, "cái tôi" (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên
quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng của tác động xã hội. Theo Sigmund
Freud, "cái tôi" cùng với "nó" (id) và "cái siêu tôi" (superego) là ba miền
của tâm thức. "Cái tôi" được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua
tiếp xúc với thế giới bên ngoài, "cái tôi" học cách cư xử sao cho kiểm soát
được những ham muốn vô thức không được xã hội chấp nhận. "Cái tôi" có
vai trò trung gian hòa giải giữa những ham muốn vô thức và những tiêu
chuẩn nhân cách và xã hội.

Trong triết lý Phật giáo, "cái tôi", thường gọi là "ngã", là "cái tôi"
được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng của tụ tán,
sinh tử. Đạo Phật, đặc biệt là truyền thống nguyên thủy (Nam Tông, Tiểu
thừa), không công nhận sự hiện diện "sự có mặt" của một "ngã" như tâm lý
học. Cái mà người ta hiểu lầm là cái tôi thì nó được cấu thành từ Sắc (phần

9


thân thể) và Danh (phần tâm thức) biến đổi không ngừng trong từng sát na
(đơn vị nhỏ hơn 1 giây). Danh gồm những tiến trình tâm, một tiến trình có
tâm vương (là tâm chủ) và các trạng thái tâm thuộc tâm vương, gọi là các
tâm sở. Danh gồm 4 phần Thọ (cảm giác), Tưởng (tư tưởng, hồi tưởng),
Hành (các hoạt động tâm có tác ý), Thức (đồng sanh và đồng diệt với Thọ
Tưởng Hành). Hành có 50 tâm sở (trạng thái liên kết với Tâm Vương, hay
Tâm Chủ, hay gọi tắt là Tâm, hoặc là Thức). Theo như Phật Thích Ca thuyết
(trong Kinh Vô Ngã Tướng) thì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là vô thường;
cái gì vô thường thì mang bản tính hoại diệt nên khổ; cái gì là khổ, sanh lên
tùy nhân duyên thì là vô ngã (không có cái tôi, không có cốt lõi vững bền)”
[60].
Trong luận văn này, bản ngã được hiểu như là những giá trị làm nên
bản sắc của con người cá nhân. Giá trị ấy có thể là những phẩm hạnh,
những năng lực, những khát khao, những quan niệm tốt đẹp, những trải
nghiệm nhân sinh quý giá... Nó khiến một cá nhân có thể vững tâm kiêu
hãnh làm người trong cõi nhân gian của mình. Bởi lẽ, như một quy luật, là
con người, ai cũng muốn đánh dấu sự hiện diện của mình trong cuộc sống.
Bản ngã là đánh dấu sự hiện diện của con người vừa mang tính bản năng
cùng với sự nỗ lực tự thể hiện của cá nhân. Nhu cầu thể hiện bản ngã khẳng
định tính tồn tại, tính chủ quyền, tính hơn hẳn, tính khác biệt. Bởi vậy bản
ngã quan trọng nhất là giá trị riêng có của một người trong xã hội, được xã

hội đánh giá, thừa nhận tích cực.
1.2. Chủ đề bản ngã trong văn học
Trong tiến trình vận động của Văn học Việt Nam, chủ đề bản ngã đã ít
nhiều được đề cập đến ở nhiều tác phẩm từ trung đại đến hiện đại.
Văn học trung đại ít nhiều đã đề cập tới cái tôi trong tác phẩm của một
số nhà thơ. Chẳng hạn, trong Quốc âm thi tập, cái tôi của Nguyễn Trãi đã hóa

10


thân vào thơ:
Ngoài cửa mận đào là khách đỗ
Trong nhà cam quýt ấy tôi mình
Ai hay, ai chẳng hay thì chớ
Bui một ta khen ta hữu tình
Cái tôi trong Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan mang một tâm
sự u hoài:
...Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân ngoảnh lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Là một hiện tượng độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân
Hương – một nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ đã bày tỏ khát vọng chân chính
về tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ trong một xã hội phong kiến bất
công. Trong thơ bà hình ảnh người phụ nữ được khẳng định cả ở vẻ đẹp thể
lực và vẻ đẹp tâm linh. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bài thơ Bánh
trôi nước sau đây:
Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Nguyễn Công Trứ - một vị quan văn võ song toàn đã đóng góp
nhiều công lao cho đất nước lại thể hiện một cái tôi vừa thách thức vừa
thề bồi trong thơ:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

11


(Vịnh cây thông)
Dù ý thức hay không ý thức được thì những câu thơ trên của các nhà
thơ mang đầy tính bản ngã. Tính bản ngã là một trong những nguyên nhân
sinh ra tính nhân bản của nền văn học dân tộc.
Văn học trung đại chứa đựng tâm sự của cái tôi trữ tình, cái tôi tiềm ẩn
mà thời đại hầu như không chứa nổi, khiến Nguyễn Du phải quay hỏi hậu thế:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Chẳng biết ba trăm năm có lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
(Độc “Tiểu Thanh kí”)
Với tư tưởng “trung quân ái quốc”, xã hội phong kiến coi vua là tuyệt
đối, mọi cá nhân không được nhìn nhận. Thế nhưng, với chức năng bày tỏ
khát vọng, ước mơ, phẫn nộ và dự cảm về số phận con người, cái nhìn của
văn chương không phải là cái nhìn của vua mà là tiếng nói tình cảm khát vọng
của nhân dân, của cá nhân con người trong xã hội. Và trong một chế độ xã hội
không chấp nhận sự tồn tại của cá nhân thì việc nhà thơ đề cập đến cá nhân đã
bị tư tưởng phong kiến coi thường khước từ. Các nhà thơ trung đại người thì
bị coi là nghịch sĩ, người bị coi là nghịch tử và nghịch thần.
Văn học trung đại không hiếm sự tích về ý thức cá nhân, về tri âm, tri

kỷ, tri ngộ. Trong thực tế đời sống và trong văn chương có nhiều cặp quan hệ
là bạn tri âm, tri kỷ như Chung Tử Kỳ - Bá Nha, Lưu Bình - Dương Lễ;
Nguyễn Khuyến - Dương Khuê …
Chuyện kể rằng, Chung Tử Kỳ ngồi nghe đàn mà biết được tâm hồn
của bạn:
Nga Nga hồ chí tại cao sơn
Dương Dương hồ chí tại lưu thủy
(Tiếng đàn lên cao hồn người đang hướng về non

12


Tiếng đàn khoan nhặt hồn người gửi nơi dòng nước chảy)
Quản Trọng coi Bảo Thúc Nha còn hơn cả cha mẹ mình: Thuở thiếu
thời ta thường đi buôn với Bảo Thúc Nha, khi chia tiền của ta thường lấy
phần nhiều, vậy mà Bảo Thúc Nha không cho ta là tham, vì biết ta nghèo
lắm. Ta đã ba lần cầm quân đánh giặc và cả ba lần đều thua chạy, thế mà
Bảo Thúc Nha không cho ta là hèn vì biết ta còn có mẹ già. Ta đã ba lần
làm quan và cả ba lần đều bị cách chức, Bảo Thúc Nha không coi ta là kẻ
bất tài, vì biết thời thế có lúc lợi có lúc không lợi. Than ôi sinh ra ta là cha
mẹ ta, mà biết ta chỉ có Bảo Thúc Nha. Ðó chính là nhu cầu muốn khẳng
định bản ngã – cái tôi.
Thời kì văn học hiện đại, sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn đã thiên về
cảm xúc trữ tình, suy tôn cái tôi, đề cao bản ngã. Văn học lãng mạn không bị
gò bó bất cứ nguyên tắc nào ngoài quy tắc bên trong của bản thân nghệ thuật.
Đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn thể hiện ở chủ nghĩa cá nhân, ở nguyên tắc
chủ quan, ở sự thể hiện, ở xu hướng thiên về mơ mộng.
Văn học trung đại coi thường ý thức cá nhân, không phát triển cái tôi
- cá nhân, không trực tiếp tả nội tâm con người - mà nội tâm con người vô
cùng phong phú và phức tạp. Ðứng trước ý thức hệ phong kiến trói buộc,

lạc hậu, cái tôi trong văn học lãng mạn là một bước ngoặc có ý nghĩa nhân
văn. Nó đánh dấu sự tự ý thức về mình của con người với những ràng buộc
nghiệt ngã của thiết chế phong kiến. Cái tôi trong văn chương lãng mạn
được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, cái tôi trong tôi trong văn chương lãng mạn là cái tôi bản thể
của con người. Đó là cái tôi vốn có từ khi con người xuất nhưng dưới chế độ
xã hội nô lệ và phong kiến, cái tôi ấy bị chà đạp và tỏa chiết. Con người đã
đánh rơi cái tôi của mình ngay từ đầu, cái tôi bị trói buộc hay chìm đắm trong
một mớ giáo lí kinh viện.

13


Thứ hai, cái tôi trong tôi trong văn chương lãng mạn gắn liền với nhu
cầu giải phóng cá tính khi giai cấp Tư sản hình thành và phát triển, nó đánh
thức cái tôi bản thể
Thứ ba, cái tôi trong tôi trong văn chương lãng mạn là cái tôi của cá
tính sáng tạo của nhà văn với tư cách là một nghệ sĩ. Cái tôi nghệ sĩ cũng
chính là cá tính sáng tạo, là bản lĩnh của nhà văn, nhà thơ. Vai trò của nó là
quyết định sự hình thành của phong cách nghệ thuật. Nó được thể hiện ở sự
tìm tòi, khám phá, phát hiện riêng của từng nhà văn, nhà thơ trong việc chọn
đề tài, nêu vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng, tổ chức cốt
truyện, kết cấu tác phẩm …
Như vậy, cái tôi của văn chương lãng mạn chỉ tiến bộ tích cực và mang
ý nghĩa nhân văn ở giai đoạn đầu. Ðến giai đoạn sau, nó trở nên cực đoan, hẹp
hòi - biến thành một thứ chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, đối lập với xã hội.
Sau 1975, đặc biệt là khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, những quy
luật thời bình sớm muộn sẽ chi phối văn học. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân diễn
ra mạnh mẽ, khi giá trị cá nhân được coi trọng. Nếu trước 1975, các nhà văn
có xu hướng thể hiện con người theo tiêu chí giai cấp, lựa chọn nhân vật điển

hình, chú trọng tính chung sao cho phù hợp với quan diểm về sự vận động
tích cực và thuận chiều của đời sống, do đó bỏ qua hoặc coi nhẹ phương diện
riêng tư của con người thì văn chương sau 1975 dần dần quan tâm con người
với tư cách cá nhân độc lập. Cái tôi cá nhân trong văn học biểu hiện phong
phú, đa dạng: Đó là những con người thức tỉnh ý thức cá nhân; con người cô
đơn; con người bi kịch; con người bản năng tính dục; con người tha hóa, thú
tính, méo mó.
Có thể nói, truy tìm bản ngã thuộc vấn đề ý thức cá nhân. Cho nên, chỉ
khi ý thức cá nhân phát triển trong đời sống tinh thần của con người và được
thể hiện trong văn chương như một nguồn cảm hứng lớn của hành trình khám

14


phá con người, thì chủ đề truy tìm bản ngã mới thực sự được đặt ra một cách
phổ biến và phong phú trong văn chương nghệ thuật. Có thể thấy hình hài của
chủ đề này trên hai bình diện cơ bản :
Về đối tượng: truy tìm bản ngã là cuộc tìm kiếm bản thân của cả chủ
thể người viết (hình tượng tác giả là người truy tìm bản ngã bản thể của
con người cá nhân mình) và khách thể nhân vật (thế giới nhân vật là những
người tìm kiếm cái tôi đã mất của bản thân. Tìm kiếm lại những phẩm
hạnh, năng lực, tư tưởng, khát khao, những nguồn hạnh phúc... mà mình đã
đánh rơi, đã để thất lạc, đã tự hủy hoại trong cuộc mưu sinh, trong cái phồn
tạp của dòng đời)
Về hành trình: truy tìm bản ngã là cuộc kiếm tìm gồm cả hướng nội
(đào sâu vào thế giới tinh thần, thế giới nội tâm mình) cả hướng ngoại (phiêu
lưu tìm mình trong sự trôi dạt của đời sống)
Trên đây, chúng tôi đã trình bày, phân tích quan niệm bản ngã trong
văn chương. Đây là cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá quan niệm về
bản ngã của Nguyễn Ngọc Tư trong văn xuôi.

1.3. Quan niệm về bản ngã của Nguyễn Ngọc Tư
Là một nhà văn, Nguyễn Ngọc Tư ý thức sâu sắc về vấn đề bản ngã.
Điều đó được thể hiện như sau:
1.3.1. Bản ngã là phần cốt lõi của con người cá nhân
Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ
thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ
yếu, là nhân vật trung tâm của văn học. Theo J.P. Sartre, con người khác con
vật ở chỗ con người có đời sống nội tâm, có ý thức, và con người có thể tạo
dựng cho thế giới những giá trị. Để khẳng định mình, để “hiện sinh”, con
người luôn có tham vọng đạt tới một cái đích nó mong muốn. Và để khẳng
định bản sắc riêng, trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tôi tồn tại ở cõi

15


đời này vì điều gì? Cái gì khiến cho tôi là chính tôi? con người buộc phải
tham gia vào cuộc kiếm tìm. Tìm những gì họ đã trải qua, đã đánh mất, nhìn
nhận lại những giá trị đích thực của bản thân, đánh giá vị trí của mình trong
cõi nhân sinh.
Sau 1975, khát vọng kiếm tìm, tự vấn của con người trong văn học là
quá trình vận động, phát triển của ý thức cá nhân. Nếu khởi đầu sau hòa bình,
dấu hiệu rõ nhất của cá nhân là sự thức tỉnh, ý thức về giá trị của chính mình,
là mong muốn tách mình khỏi số đông, xác lập quyền tự do lựa chọn cho bản
thân thì giai đoạn sau, con người cá nhân đi đến sự kiếm tìm, đào sâu vào bản
thể. Con người nhận thức về sự phức tạp, đa ngã của bản thân nó và các mối
quan hệ của nó trong gia đình, xã hội. Đó cũng chính là cơ sở để họ có nhận
thức rõ hơn về ý nghĩa đích thực của đời sống.
Là một cây bút trẻ, nhưng Nguyễn Ngọc Tư ý thức được sâu sắc trách
nhiệm và vai trò của người cầm bút trong sáng tác văn chương. Là người luôn
tôn trọng cái tôi, cá tính riêng và khát khao được sống là chính mình với suy

nghĩ đơn giản: “… chọn viết những gì mà người đi trước không viết thôi. Với
những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình
phải tránh qua một bên, hoặc là mình phải vượt trội hơn. Nhưng vượt trội thì
khó quá, ví dụ như để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì... thôi đi, Tư không tự
làm khó mình mà chọn cái mình làm được” [12]. Không khoa trương mà nhẹ
nhàng, chị đã khiến người đọc không khó để có thể nhận ra chất giọng đậm vị
Nam Bộ với những chi tiết éo le mà thấm đẫm tình người, tình đất nơi vùng
sông nước trong các sáng tác của mình. Điều đó tạo nên bản sắc riêng của chị
mà cũng vì thế Trần Hữu Dũng đã gọi chị là “đặc sản Nam Bộ”.
Đến với tiểu thuyết Sông, người đọc bắt gặp trong đó những số phận
trớ trêu bị cuộc đời xô đẩy đến mức tuyệt vọng đau đớn nhưng họ vẫn không
thôi ý thức kiếm tìm lại bản thân để được khẳng định sự tồn tại của mình

16


trước cuộc đời. Thậm chí để được một lần được sống với chính mình, sống
thật với lòng mình, nữ nhà báo tài năng San PP đã chọn cái chết để đi vào
“hang ổ của quên”. Cùng với nỗi đau khổ của San PP, những giằng xé, đau
khổ của nhân vật Ân khi anh quyết định đánh cược với số phận giữa rốn Túi
để tìm kiếm lại bản thân hẳn sẽ còn làm day dứt người đọc nhiều thế hệ.
Những mất mát, thương tổn mà con người phải gánh chịu là cái giá tất yếu để
được trở về với mình, sống cho mình.
Trong Lưu lạc, Diệu sẵn sàng từ bỏ cuộc sống gia đình sau bao nhiêu
năm lang thang để trở về với cuộc sống của một đứa trẻ lưu lạc bởi gia đình
giờ đây không còn chỗ cho cô. Diệu ra đi để được tự do trong cuộc sống của
mình trong “mái nhà che tạm trên lối lên xuống bến đò ngang”.
Nhân vật Nhàn trong Tro tàn rực rỡ, đã chọn cái chết để khẳng định sự
tồn tại của mình trong mắt người chồng, vì chị nghĩ: “chỉ ở giữa đám cháy
Tam mới nhìn thấy chị”

Như vậy, các nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư luôn khao khát
được sống với chính mình, được khẳng định mình. Mặc dù con đường tìm
kiếm bản thân của họ là vô cùng gian nan, đau đớn nhưng tất thảy họ đều
nguyện hi sinh tới cùng cho mục đích sống tốt đẹp ấy. Bởi điều con người
quan tâm là được sống theo những suy nghĩ, những chân lí của mình, tìm ra
nguồn cơn sự thật, được thể hiện, khẳng định mình trong cuộc sống …
1.3.2. Hạnh phúc sâu sắc nhất là được sống với bản ngã của mình
Khi nhận thức về giá trị của cái tôi, con người cá nhân luôn có khát
vọng tìm kiếm những giá trị đích thực của đời sống. Điều đó giúp con người
được sống với bản ngã của mình, cũng có nghĩa là được thể hiện những giá
trị, nét tính cách riêng của mình với những phẩm hạnh, năng lực, khát khao …
của mỗi người.
Để thực hiện đam mê, khát vọng của mình, cá nhân con người luôn

17


có những lựa chọn khác nhau. Vượt qua khuôn thước số đông, có người tìm
đến với tình yêu, có người đam mê nghệ thuật, có người mơ về cái đẹp toàn
mĩ… Kiếm tìm tình yêu lí tưởng là chủ đề trong khá nhiều tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư (Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Nước như nước mắt,
Tình Lơ, Sông …)
Bên cạnh những khao khát kiếm tìm sự hoàn hảo trong tình yêu, con
người trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư còn khao khát kiếm tìm sự nghiệp lí
tưởng. Nhà văn đã không ít lần đề cập đến lí tưởng và khao khát sự nghiệp
chân chính của những nghệ sĩ nghèo miền Tây trong hàng loạt tác phẩm.
Quách Phú Thàn (Cải ơi) vì yêu ca hát, muốn trở thành ca sĩ nối tiếng đã đành
bỏ nhà đi vì cha anh không chấp nhận niềm đam mê đó. Đào Hồng (Cuối
mùa nhan sắc) say mê nghiệp hát đến mức gửi con để đi hát; hát cả khi mang
trọng bệnh; hát đến lịm tiếng, ngã gục trên sân khấu. Phi (Biển người mênh

mông) dù có một gia đình với cuộc sống đủ đầy nhưng vẫn theo nghiệp
xướng ca. Cuộc sống nghệ sỹ đầy cực nhọc vất vả, long đong, đôi khi ê chề,
tủi cực nhưng Phi vẫn yêu cuộc sống này. Đối với Phi, hạnh phúc là khi được
sống với khát vọng, đam mê của mình. Đó là sự lựa chọn của riêng Phi.
Có thể nói, các nhân vật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư đều tìm đến ý
nghĩa của sự sống bằng cách sống như mình mong muốn. Cái mà họ theo đuổi
đôi khi hết sức giản đơn mà cái giá phải trả cho nó thật nghiệt ngã. Ông Năm
Nhỏ (Cải ơi) đã lang thang qua chợ, qua đồng, tới rất nhiều quê xứ gần mười
hai năm để tìm con của vợ, chỉ vì muốn nói một câu với nó, rằng “con là
trọng, chứ đôi trâu cộ nhằm nhò gì”. Rõ ràng, khát vọng bày tỏ tình yêu
thương của ông Năm lớn hơn nhiều lời giải thích để vợ và bà con đừng hiểu
nhầm mình là cư xử tệ với con riêng của vợ. Trong Dòng nhớ, người cha một
ngày vài ba bận xuống đứng nơi bến sông, đăm đăm nhìn dòng nước. Ốm
không đi được thì ông chống gậy để lết. Trong lời trăng trối cuối cùng, ông

18


đòi được chôn ở bến sông. Tình yêu của ông với “bến cũ” đã khiến người vợ
như bị bằm nát ruột gan. Song vì tình yêu lớn hơn, bà mải miết đi tìm người
người đàn bà trong cõi nhớ của chồng, cũng chỉ để “cho dì hay và nói với dì,
nếu sống mà không gần được, chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn
tôi”. Nỗ lực của ông Năm hay cách theo đuổi tình cũ của người cha, cái mong
mỏi tìm vợ cũ cho chồng của người mẹ, thực chất là sự nỗ lực tạo ra cuộc
sống có ý nghĩa riêng theo quan niệm của mỗi người.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Nguyễn Ngọc Tư từng phát biểu:
“Tôi không tự tin là mình mặc áo nào cũng đẹp. Và cũng không biết độc giả
chính của mình là ai, họ muốn gì. Điều quan trọng là tôi muốn gì …” [47].
Đúng vậy, giá trị của con người nằm ở chỗ, người ta đã nhận ra mình nên
sống như thế nào để được là chính mình.

1.3.3. Bản ngã được hiện diện thường trực trong cảm giác
Là một phụ nữ của thời đại mới, hơn nữa lại là một nhà văn, Nguyễn
Ngọc Tư ý thức sâu sắc về giá trị của bản thân. Chị quan niệm: “Thoải mái
và vui vẻ, cảm giác bản thân là quan trọng. Gia đình, chồng con, văn
chương là quan trọng, nhưng cảm giác bản thân quan trọng nhất. Bởi
mình có muốn sống thì mình sẽ sống vì gia đình, sống cho văn chương, cho
những điều quan trọn hơn kia” [12]. Đó là một quan niệm nghe ra có vẻ
ích kỉ. Song, suy nghĩ một chút, ta sẽ thấy chị có lý. Bởi trước khi biết sống
cho người khác, sống vì người khác, mỗi người trước tiên phải biết sống tốt
với bản thân mình. Ý thức về giá trị của bản thân, tôn trọng bản thân mới
có thể biết tôn trọng giá trị của người khác. Một con người phải tìm thấy ý
nghĩa của cuộc sống mới biết cách sống.
Nguyễn Ngọc Tư coi trọng cảm giác cá nhân, muốn có một cuộc sống
“thoải mái và vui vẻ”. Đó là một quan niệm đúng, bởi nghĩ cho cùng, trong
cuộc đời mỗi người đều cố gắng phấn đấu để có được cuộc sống “thoải mái

19


và vui vẻ”. Chỉ khi bản thân thấy hạnh phúc, thỏa mái với những gì mình có
thì sự vật lộn ấy mới có ý nghĩa. Do vậy, muốn sống vì gia đình, vì sự nghiệp
thì trước hết mỗi người phải tự chăm sóc lấy bản thân mình, nuôi dưỡng tinh
thần, rèn luyện sức khỏe, ý chí để có thể đưa tay ra giúp đỡ người khác.
Bên cạnh cuộc sống “thoải mái và vui vẻ”, uớc muốn về một cuộc sống
giản đơn, thanh thản luôn là một nhu cầu thường trực của con người từ xưa
đến nay. Sinh ra và lớn lên giữa những người nông dân hiền lành chất phác,
Nguyễn Ngọc Tư luôn ước muốn một cuộc sống như thế. Trong Nguyệt người bạn không viết văn chị đã suy nghĩ nhiều khi chứng kiến cuộc sống
của Nguyệt và Bèo. Nguyệt chẳng liên quan gì đến văn chương, cô sống thỏa
mái, thanh thản, chỉ biết chăm sóc chồng con. Người bạn tên Bèo cuộc sống
còn nhiều khó khăn, nhà cửa dột nát, nghề nghiệp cũng bấp bênh. Vậy mà cô

vẫn vui vẻ, hạnh phúc, vẫn thấy yêu quý ngôi nhà và cuộc sống hiện tại của
mình. Nhìn hai bạn, chị nghĩ: “Cuộc sống đó, nhiều người vẫn khinh rẻ là
nhàm chám, cạn èo, tầm thường. Rồi một đôi lần trong đời chợt rưng rưng
nhận ra, muốn sống như vậy cũng không dễ” [50,54]. Và khi nhìn lại bản
thân, Nguyễn Ngọc Tư thấy mình vẫn chưa được sống như họ. Chị luôn phải
suy nghĩ, lo toan, dằn vặt trong cõi văn chương. Nó khiến chị không một chút
nhẹ lòng, thanh thản. Khi nhìn lại hai bạn hạnh phúc, chị đã thèm muốn được
như họ. Chị nhận ra rằng, có một mái nhà để che mưa, che nắng, ở đó có
những người yêu thương, khi đi mưa về có người đưa khăn lau đầu, thế là
hạnh phúc lắm rồi. Hạnh phúc giản đơn, bình dị thế, vậy mà con người ta
không dễ kiếm tìm.
Trong nhịp sống hiện đại, con người luôn phải vội vã chạy đua với
thời gian mong thỏa mãn nhu cầu vật chất nên nhiều khi quên mất ý nghĩa
đích thực của cuộc đời. Đến một lúc nào đó, mới nhận ra rằng, được sống
thanh thản, không vướng bận, lo toan, biết hài lòng với cuộc sống là điều

20


hạnh phúc nhất.
Tiểu kết chương 1
Bản ngã là cái làm nên tính cách riêng biệt của từng người. Đó là
những giá trị làm nên bản sắc của con người cá nhân. Trong văn học từ trung
đại đến hiện đại, sự thể hiện cái tôi, việc truy tìm bản ngã thể hiện trên cả hai
phương diện: đối tượng truy tìm và hành trình truy tìm.
Là một nhà văn trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã sớm gặt hái được nhiều
thành công. Chị được coi là một hiện tượng nổi bật của văn đàn bởi những
trang văn đầy băn khoăn, trăn trở về bản thể người. Bằng tài năng của mình,
chị đã để lại trên những trang viết một quan niệm về bản ngã mang đậm dấu
ấn cá nhân.


21


Chương 2
CHỦ ĐỀ TRUY TÌM BẢN NGÃ TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN NGỌC
TƯ, NHÌN TỪ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG
2.1. Hình tượng tác giả đầy trăn trở về bản thể người
Hình tượng tác giả là một trong những thành tố của tác phẩm văn học,
là hình thức có mặt gián tiếp của tác giả ngay bên trong tác phẩm của mình.
Nói đến hình tượng tác giả là nói đến dấu ấn cá nhân của những lớp ngôn từ
nghệ thuật, sự hình 2 thành hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất gắn với cái
“tôi” hoặc “ta”, sự thừa nhận hình ảnh nhà văn như là người nói với độc giả
nhân danh bản thân mình… Trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng tác
giả đầy trăn trở về bản thể người được thể hiện ở ý thức về bản ngã, khẳng
định cái tôi cá nhân, đồng thời cũng là sự khẳng định ý thức về nghề nghiệp,
khẳng định cái tôi nghệ sĩ. Điều này được từ thể hiện trong những phát biểu
trực tiếp của nhà văn trong ở các bài trả lời phỏng vấn trực tiếp đến những tác
phẩm văn xuôi từ tản văn, truyện ngắn cho đến tiểu thuyết, đặc biệt là tản văn.
2.1.1. Ý thức về bản ngã, khẳng định cái tôi cá nhân
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng nghiệm thấy : “Con người
sinh ra ở đâu thì mặt mày giống cha mẹ, còn diện mạo tinh thần thì lại
giống xứ sở nơi nó sinh ra”. Quả thật, ảnh hưởng trực tiếp tới “diện mạo
tinh thần” mỗi người chính là bản sắc quê hương. Bước vào những trang
văn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận một tình yêu rạo rực, một
niềm tự hào tha thiết, một sự thôi thúc kiếm tìm “diện mạo tinh thần” của
chính mình, thể hiện qua sự gắn bó với Cà Mau nói riêng và mảnh đất Nam
Bộ nói chung. Nhà văn đã từng khẳng định, sự gắn bó với quê hương, xứ
sở là một điều hết sức bình dị, tự nhiên trong tâm hồn mình. Đối với chị,
những cái tên như Hà Tiên, Bến Tre, Đất Cháy, Cà Mau … đều mang đến


22


×