Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

ĐỊNH DANH CÁC bộ PHẬN CỦA đồ vật BẰNG CÁC từ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA CHỈ bộ PHẬN cơ THỂ NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.43 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ THỊ NGUYỆT

ĐỊNH DANH CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐỒ VẬT BẰNG CÁC
TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA CHI
BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Bùi Minh Toán

SƠN LA -2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả

Lê Thị Nguyệt


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn và quý thầy


cô giáo trường Đại học Tây Bắc. Vì vậy, chúng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành đến:
- Thầy Bùi Minh Toán - người trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt
thời gian thực hiện và hồn thiện luận văn này.
- Q thầy cơ giáo trường Đại học Tây Bắc nói chung và q thầy cơ
giáo bộ mơn Ngơn ngữ nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong
q trình thực hiện cũng như đóng góp các ý kiến thiết thực để luận văn được
hồn thiện.
Tơi xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân u ln quan tâm, chia sẻ động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Với sự nỗ lực cố gắng tìm tịi và học hỏi nghiêm túc, chúng tơi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 11 năm 2015
Học viên thực hiện

Lê Thị Nguyệt


MỤC LỤC
1.Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................4
4.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................4
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................5
5.1. Phương pháp khảo sát:.......................................................................5
5.3. Phương pháp phân tích ngơn ngữ.......................................................5
6. Đóng góp của luận văn..............................................................................6
7. Cấu trúc luận văn.......................................................................................6
Chương 1...........................................................................................................7
1.1. Cơ sở từ vựng - ngữ nghĩa......................................................................7
1.1.1. Từ và ý nghĩa của từ tiếng Việt.......................................................7
1.1.2. Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt.................................................10
1.1.3. Trường nghĩa. Các loại trường nghĩa............................................11
1.1.4. Khái niệm định danh và các phương thức định danh của ngôn ngữ.
.................................................................................................................16
1.2. Cơ sở văn hóa.......................................................................................19
1.2.1. Khái niệm văn hóa.........................................................................19
1.2.2. Mơi trường văn hóa của tiếng Việt................................................20
1.3. Cơ sở thực tiễn......................................................................................20
1.3.1. Các từ định danh bộ phận cơ thể người.........................................20
1.3.2. Đặc điểm định danh các bộ phận cơ thể người của tiếng Việt......21
Tiểu kết chương 1............................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................81


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Từ vựng là một bộ phận quan trọng của một ngơn ngữ nói chung. Tiếng
Việt là một ngơn ngữ có hệ thống từ vựng vô cùng phong phú để định danh
những mẩu, những mảnh của hiện thực khách quan và những khái niệm trừu
tượng. Trong hệ thống từ vựng và cụm từ cố định tiếng Việt, có các hệ thống
từ mượn, từ ngoại lai từ tiếng Hán (từ Hán Việt) hay từ Ấn - Âu nhưng bên
cạnh đó, hệ thống từ thuần Việt ln đồng hành và khẳng định được những

giá trị bản sắc riêng của mình. Nhất là ý nghĩa sắc thái của từ trong tiếng Việt
đã tạo nên màu sắc phong cách của từ tiếng Việt trong sử dụng ngôn ngữ của
người Việt. Thậm chí có những từ chỉ thấy ở tiếng Việt mà không ngôn ngữ
nào dịch cho đúng với cấu trúc biểu niệm của nó như khởng lờ, to đùng, to
kềnh, tí hon, tí tẹo, tí xíu, lênh khênh, lồng ngồng, văn hiến, văn vật...
Cách định danh từ vựng và hệ thống từ vựng của các ngơn ngữ nói
chung có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng có những điểm riêng khác nhau
để tạo nên diện mạo cấu trúc biểu niệm riêng mang tính đặc trưng văn hóa ngơn
ngữ riêng. Tiếng Việt là một ngơn ngữ có chung loại hình ngơn ngữ đơn lập với
các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Thái Lan, tiếng Lào, tiếng Mông... Về các
phương thức ngữ pháp như hư từ, trật tự từ và ngữ điệu; phương thức cấu tạo từ
giống với các ngôn ngữ đơn lập nhưng vẫn mang những phẩm chất riêng. Có
thể thấy trật tự quan hệ ngữ pháp của tiếng Việt được quy định là chính trước phụ sau (từ ghép chính phụ, cụm danh từ, động từ, tính từ) khác với nhiều ngôn
ngữ đơn lập. Cấu trúc câu tiếng Việt là đơn vị có sẵn trong ngơn ngữ nhưng
trong hành chức của chúng, khả năng thay đổi trật tự thành phần câu, vị trí của
các thành phần trong câu rất linh hoạt, làm cho ý nghĩa của câu thay đổi. Về từ
láy tiếng Việt, có thể thấy đây là một lớp từ vựng mang sắc thái hóa cao độ và
có những phương thức, quy luật láy rất riêng không giống một ngôn ngữ nào lo
do, lờ dờ, rón rén, móm mém, vẹo vọ, lè tè, le te, tóe loe, lèo tèo, lải nhải, đẹp

1


đẽ, xanh xao, vàng vọt, lênh khênh, lẩy bẩy... Hệ thống từ đồng nghĩa, trái
nghĩa tiếng Việt cũng luôn mang theo nét nghĩa sắc thái giữa chúng kều - lùn,
khổng lồ - tí hon, đắt - rẻ, cao - hạ...Nhất là hệ thống từ đồng nghĩa chết/ mất/
toi/ ngoẻo/ đi...; tắm/ rửa/ vo/ gội/ thau/ gột...; ăn/ xơi/ hốc/ đớp/ tọng/ nhồi/
xốc/ nhậu...; long/ dạ/ ruột/ phèo...
Tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, các học giả
trong nước và ở nước ngoài nghiên cứu nhiều trong mấy chục năm qua ở

nhiều phương diện ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong cách học,
ngữ dụng học. Đối với từ vựng - ngữ nghĩa, nhiều hệ thống từ vựng - ngữ
nghĩa (trường nghĩa) vẫn còn là mảnh đất màu mỡ tiềm năng để tiếp tục khai
thác. Trong đó, hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa chỉ bộ phận đồ vật là một vấn đề
cần được nghiên cứu. Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu là:
“Định danh các bộ phận của đồ vật bằng các từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ
bộ phận cơ thể người”. Với mong muốn đóng góp vào nghiên cứu các hệ
thống từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt ngày càng đầy đủ, phong phú hơn và
khẳng định được vị thế của tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề.
Giáo trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Cơ sở ngữ nghĩa học từ
vựng của Giáo sư – Tiễn sĩ Đỗ Hữu Châu là một cơng trình lớn đã trở thành
kim chỉ nam cho các nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt sau này.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về các hệ thống trường từ vựng ngữ nghĩa
như: Nguyễn Diệu Hiền (2010), Trường từ vựng núi, rừng và ý nghĩa biểu
trưng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ
văn, trường ĐHSP Hà Nội; Mai Thị Vui (2001), Trường từ vựng lúa trong
tục ngữ Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường Đại học sư
phạm Hà Nội. Các cơng trình nghiên cứu này đã đề cập một phần đến trường
nghĩa đồ vật, vật thể núi, rừng, lúa.
Tác giả Nguyễn Văn Nở trong Ngữ học trẻ (2006) viết về biểu trưng

2


đồ dùng trong tục ngữ Việt Nam đã đề cập đến đồ vật trong văn hóa Việt Nam
ở thể loại tục ngữ. Nội dung nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập đến đồ dùng
trong gia đình, tức là một phần trong hệ thống đồ vật, vật thể xung quanh
cuộc sống của con người Việt Nam nói chung. Trong bài nghiên cứu của
mình, tác giả Nguyễn Văn Nở chỉ đề cập đến tên gọi đồ dùng và ý nghĩa biểu

trưng của chúng trong tục ngữ, chưa đề cập đến chức năng định danh của các
bộ phận đồ vật.
Cho đến nay, hệ thống từ ngữ gọi tên bộ phận của các loại đồ vật, vật
thể vẫn đang đồng hành cùng ngôn ngữ Việt nhưng vẫn chưa có cơng trình
khoa học ngơn ngữ học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về chúng trong
ngôn ngữ Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Tình nhiều nghĩa biểu vật của các từ nhiều nghĩa chỉ bộ phận cơ thể
người định danh bộ phận đồ vật trong tiếng Việt.
- Sự chuyển nghĩa định danh, phương thức chuyển nghĩa của các từ
thuộc trường nghĩa bộ phận cơ thể người định danh bộ phận đồ vật.
- Các đơn vị cấu tạo và phương thức cấu tạo từ chỉ bộ phận đồ vật bằng
các từ thuộc trường nghĩa bộ phận cơ thể người.
- Phương pháp nhận thức của việc định danh bộ phận đồ vật bằng các
từ thuộc trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể.
- Các giá trị ngữ nghĩa thể hiện ở các từ chỉ bộ phận đồ vật định danh
bằng các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Toàn bộ tên gọi bộ phận của các đồ vật, đồ dùng do con người tạo ra
được định danh bằng từ ngữ thuộc trường nghĩa bộ phận cơ thể ngưởi trong
tiếng Việt.

3


Toàn bộ tên gọi bộ phận của các vật thể, sự vật, cây cối trong tự nhiên
được định danh bằng các từ thuộc trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người
trong tiếng Việt.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.

4.1. Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ được con đường chuyển nghĩa, phương thức chuyển nghĩa,
phương thức cấu tạo và phương thức định danh của các từ chỉ bộ phận đồ vật
bằng các từ chỉ bộ phận cơ thể.
Phân tích làm rõ phương pháp nhận thức thế giới sự vật, hiện tượng của
người Việt thông qua phương pháp nhận thức về hệ thống từ ngữ chỉ bộ phận
đồ vật. Đánh giá về các giá trị nhận thức, giá trị ngữ nghĩa và giá trị sử dụng
của các từ chỉ bộ phận đồ vật trong tiếng Việt.
Thơng qua đó, thấy được trong văn hóa ngơn ngữ và quan niệm nhận
thức của người Việt, con người là trung tâm của nhận thức và trở thành lăng
kính để nhận thức thế giới đồ vật.
Tự hào về bản sắc văn hóa ngơn ngữ Việt thông qua việc định danh các
bộ phận đồ vật bằng các từ chỉ bộ phận cơ thể người. Từ đó có ý thức giữ gìn,
phát huy các giá trị văn hóa ngơn từ của tiếng Việt trong sử dụng cũng như
trong việc tạo từ.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho nghiên cứu của
đề tài về ngơn ngữ, văn hóa…Nghiên cứu các nghĩa biểu vật trong cấu trúc
biểu niệm của từ gốc được chuyển nghĩa. Các phương thức chuyển nghĩa và
cấu tạo từ của các từ chỉ bộ phận đồ vật được định danh từ các từ chỉ bộ phận
cơ thể người.
- Thống kê các từ chỉ bộ phận đồ vật định danh từ chỉ bộ phận cơ thể
người theo hệ thống tiểu trường nghĩa về bộ phận cơ thể người.

4


- Phân tích tính nhiều nghĩa, hướng chuyển nghĩa, phương thức chuyển
nghĩa, phương thức định danh, phương thức cấu tạo từ của các từ chỉ bộ phận
đồ vật trong hệ thống.

- Phân tích các giá trị văn hóa ngơn ngữ tiếng Việt về giá trị nhận thức,
giá trị ngữ nghĩa, giá trị sử dụng của các từ chỉ bộ phận đồ vật được định danh
bằng các từ chỉ bộ phận cơ thể người.
- Đối chiếu với một số ngôn ngữ để làm rõ tính hệ thống và phương
pháp nhận thức và các giá trị văn hóa của tiếng Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp khảo sát:
- Khảo sát các từ chỉ bộ phận đồ vật, vật thể trong tiếng Việt. Trước
hết, lập biểu về các đồ vật và khảo sát các từ chỉ bộ phận của chúng. Các từ có
thể là từ thuần Việt hoặc từ ngoại lai, có thể là các từ được chuyển nghĩa định
danh từ bộ phận cơ thể người, động vật.
5.2. Phương pháp thống kê phân loại:
- Phân loại các từ chỉ bộ phận đồ vật được định danh từ các từ chỉ bộ
phận cơ thể người theo hệ thống của các bộ phận đầu, thân và chân của người.
Thống kê số lượng của các từ chỉ bộ phận trong từng loại đồ vật.
5.3. Phương pháp phân tích ngơn ngữ.
Phân tích tính nhiều nghĩa biểu vật của các từ đa nghĩa trong hệ thống
và phương thức chuyển nghĩa, phương thức tạo từ, giá trị nhận thức và tính
biểu cảm của các từ chỉ bộ phận đồ vật được định danh bằng các từ chỉ bộ
phận cơ thể người. Phân tích các nét khu biệt, các hướng chuyển nghĩa trong
các từ nhiều nghĩa chỉ bộ phận đồ vật.
5.4. Phương pháp đối chiếu.
Khi phân biệt các phương thức chuyển nghĩa, tính khu biệt giữa các
đơn vị nghĩa, các đơn vị cấu tạo từ và đặc điểm riêng về nhận thức về hệ

5


thống tên gọi đồ vật của các từ đa nghĩa trong nghiên cứu của đề tài cần phải
đối chiếu các đơn vị đồng loại để làm rõ ranh giới và diện mạo của chúng.

5.5. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này thể hiện ở việc kết luận, đánh giá các kết quả vừa
phân tích, đối chiếu của các nội dung nghiên cứu trong đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ được tính nhiều nghĩa biểu vật và đặc điểm phân hóa các nét
nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể để định danh bộ phận đồ vật.
- Phân tích được các giá trị nhận thức (thế giới quan) của người Việt
trong việc sử dụng từ chỉ bộ phận cơ thể người để định danh bộ phận đồ vật.
Các giá trị tình cảm biểu hiện qua hệ thống từ vựng chỉ bộ phận đồ vật được
định danh bằng các từ chỉ bộ phận cơ thể.
- Phân tích được tính văn hóa riêng của người Việt trong việc đặt tên
cho bộ phận đồ vật từ các từ chỉ bộ phận cơ thể, đồng thời góp phần vào nâng
cao ý thức sử dụng và sáng tạo ngôn từ của người Việt đối với tiếng Việt.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp vào phương pháp giảng dạy
từ vựng sử dụng làm tư liệu giảng dạy và học tập ở nhà trường, làm tài liệu
tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu khoa học ngơn ngữ học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu định danh
các bộ phận đồ vật bằng các từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể
người trong tiếng Việt.
Chương 2: Phương thức định danh các bộ phận đồ vật bằng các từ các
từ ngữ thuộc trường nghĩa bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt.
Chương 3: Đặc trưng văn hóa Việt trong việc định danh các bộ phận
đồ vật bằng các từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ bộ phận cơ thể.

6



NỢI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ ḶN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
ĐỊNH DANH CÁC BỘ PHẬN ĐỒ VẬT BẰNG CÁC TỪ NGỮ THUỘC
TRƯỜNG NGHĨA CHI BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Cơ sở từ vựng - ngữ nghĩa.
Từ vựng - ngữ nghĩa là cơ sở lí luận quan trọng về mặt ngôn ngữ học
để nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi tập trung vào phương diện từ vựng - ngữ
nghĩa để xem xét các khả năng của vấn đề về mặt trường nghĩa.
1.1.1. Từ và ý nghĩa của từ tiếng Việt.
Từ là đơn vị ngơn ngữ có chức năng định danh hoàn chỉnh để biểu thị
một đối tượng mà nó gọi tên của hiện thực khách quan và xã hội. Một từ (một
tín hiệu ngơn ngữ) bao gồm 2 mặt âm thanh và ý nghĩa. Ý nghĩa của từ là tập
hợp nhiều nét nghĩa biểu thị sự vật hiện tượng, quá trình và các khái niệm trừu
tượng… mà hình thức âm thanh của từ biểu thị. Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Hữu
Châu: “Từ tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những
đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả
ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhở nhất để
tạo câu.” [5; 16]. Một từ gồm các nét nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa
biểu thái. Ý nghĩa biểu vật là loại nghĩa “chỉ trỏ” gọi tên loại sự vật, hiện tượng,
trạng thái, hoạt động, màu sắc, tính chất, đường nét, hình khối, khái niệm trừu
tượng…của hiện thực khách quan. Ý nghĩa biểu niệm của từ là những khái
niệm, nhận thức của con người về đối tượng được gọi tên bao gồm cả hình thức
và nội dung được sắp xếp thành một cấu trúc logic và có quan hệ nhất định. Từ
có thể có nhiều nghĩa biểu niệm. Ý nghĩa biểu niệm của từ và khái niệm khơng
đồng nhất. Khái niệm có tính khách quan, có tính nhận thức, ý nghĩa biểu niệm
là nhận thức có tính chủ quan phù hợp với hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng

7



Các nét nghĩa này tạo nên một cấu trúc biểu niệm làm cho ý nghĩa của từ rõ
ràng. Chúng là một tập hợp các nét nghĩa có quy tắc và quan hệ nhất định bao
gồm các nét nghĩa chung cho nhiều từ và các nét nghĩa riêng cho từng từ. Nhờ
đó, từ trở nên đa dạng và có tính khu biệt nghĩa trong hệ thống.
Có thể nhận thấy: có những ý nghĩa biểu niệm hoặc nét nghĩa biểu niệm
có trong ngơn ngữ này mà khơng có trong ngơn ngữ khác. Ví dụ: văn vật, văn
hiến (Việt) khơng có trong ngơn ngữ khác. Cách khái quát cùng một sự vật hiện
tượng của các ngôn ngữ trong cấu trúc biểu niệm không giống nhau. Ví dụ: Xe
đạp, mặt trời, mặt trăng...(Việt), ngựa sắt (Mơng). Có những từ cấu trúc biểu
niệm giống nhau nhưng vẫn có nét nghĩa khu biệt. Ví dụ: ăn - uống, rửa - gội…
Nghĩa biểu thái của từ tiếng Việt là sự biểu thị sắc thái cảm xúc hay sắc thái của
từ, hoàn cảnh sử dụng từ trong giao tiếp. Tiếng Việt, ý nghĩa biểu thái rất đa
dạng, phong phú ngay trong từ. Ngoài ra, ý nghĩa biểu thái cịn sinh ra trong
những hồn cảnh giao tiếp nhất định. Ví dụ: ăn, xơi, uống, hốc, nốc (Việt)...
Trong các ngơn ngữ và tiếng Việt, sự chuyển biến ý nghĩa của từ từ một từ
gốc vẫn thường xảy ra. Có thể sự chuyển biến ý nghĩa xảy ra theo lối móc xích
hoặc nhánh. Theo Giáo sư – Tiễn sĩ Đỗ Hữu Châu: “Sự chuyển biến ý nghĩa cũng
là một phương thức để tạo nên từ mới bên cạnh phương thức ghép hoặc láy” [5;
148]. Trong ngơn ngữ có những từ chỉ có một nghĩa, tức là chỉ gọi tên một sự vật
hiện tượng bằng một âm hoặc nhiều âm tiết. Có những từ lại gọi tên nhiều sự vật
hiện tượng khác nhau trên cơ sở giống nhau ở một số nét nghĩa. Các nghĩa biểu
vật trong một từ nhiều nghĩa thường chia thành từng nhóm, mỗi nhóm thường
xoay quanh một cấu trúc biểu niệm nào đó. Các ý nghĩa biểu vật trong nhóm
quanh một cấu trúc biểu niệm trung tâm thường phát triển trên cơ sở một hoặc
một vài nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm đó. Ví dụ: nét nghĩa “tốc độ” trong từ
nhiều nghĩa “chạy” như chạy làng, chạy máy, chạy thầy, chạy tiền….
Các nét nghĩa khác nhau của từ lập nên hệ thống ngữ nghĩa trong lòng
một từ nhiều nghĩa. Ví dụ: từ “đứng” như đứng lại, cở áo đứng, may đứng


8


quần...
Các nguyên nhân của sự chuyển biến ý nghĩa của từ có thể do sự hữu
hạn của đơn vị ngơn ngữ và cái vô hạn của thế giới khách quan và xã hội. Do
sự liên tưởng, so sánh trong nhận thức của con người từ cụ thể đến trừu tượng
đối với hiện thực khách quan vào ngôn ngữ. Do hệ thống cấu trúc của ngôn
ngữ, phương thức tạo từ mới, phương thức ngữ pháp (kết hợp). Sự chuyển
biến ý nghĩa của từ có thể dẫn tới kết quả là “ý nghĩa từ sinh sau khác với ý
nghĩa của từ trước. Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến
cho nó trở thành đồng nghĩa với từ trái nghĩa trước kia của nó.” (Đỗ Hữu
Châu) [5; 150].
Trong cấu trúc ý nghĩa của từ, khi xảy ra hiện tượng nhiều nghĩa và
chuyển biến ý nghĩa có thể là nhiều nghĩa biểu vật, nhiều nghĩa biểu niệm.
Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật biểu hiện: cùng một hình thức âm thanh gọi
tên nhiều sự vật hiện tượng khác nhau nhưng trên cơ sở một vài nét nghĩa của
từ gốc. Có một số từ nhiều nghĩa biểu vật từ vựng (nhiều nghĩa ngôn ngữ) và
một số từ nhiều nghĩa ngôn bản (nhiều nghĩa lời nói). Căn cứ để sử dụng, tách
nghĩa biểu vật chỉ mang tính tương đối, ranh giới khơng xác định rõ rệt mà do
văn hóa sử dụng của ngơn ngữ. Từ nhiều nghĩa biểu vật có chung đặc điểm về
từ loại và nghĩa gọi tên (giống nhau về âm thanh). Theo Đỗ Hữu Châu: “Căn
cứ để xác định tính nhiều nghĩa biểu vật là các phạm vi, các lĩnh vực sự vật,
hiện tượng thực tế khác nhau ứng với từ.” [5; 134]. Hiện tượng nhiều nghĩa
biểu vật biểu hiện: một hình thức ngữ âm (từ) có cấu trúc biểu niệm khác
nhau và do đó ý nghĩa từ loại của các cấu trúc biểu niệm cũng khác nhau hoặc
biến đổi. Đặc điểm ngữ pháp của các từ nhiều nghĩa biểu niệm đi kèm là ý
nghĩa ngữ pháp của từ loại nhỏ trong từ loại lớn (cấp độ). Các nét nghĩa trong
cấu trúc biểu niệm sẽ có cùng cấu trúc biểu niệm của các từ khác. Các từ

nhiều nghĩa biểu niệm khác nhau về từ loại, giống nhau về một vài nét nghĩa

9


biểu niệm và giống nhau về âm thanh.
Ý nghĩa của từ và các mối quan hệ ý nghĩa trong cấu trúc biểu niệm, sự
biến đổi ý nghĩa của từ tiếng Việt là cơ sở quan trọng để xác định tư cách của
các từ định danh bộ phận đồ vật trong tiếng Việt. Phương thức chuyển nghĩa
của từ hoán dụ hay ẩn dụ sẽ tạo nên số lượng từ vựng là các hoán dụ hay ẩn
dụ từ vựng trong hệ thống các đơn vị ngơn ngữ. Các từ này có hình thức âm
thanh khác nhau, ý nghĩa khác nhau nhưng lại dựa trên cơ sở của sự liên
tưởng, tưởng tượng ở một vài nét nghĩa giống nhau của các sự vật, hiện
tượng. Phương thức phái sinh từ vựng tạo nên các từ đa nghĩa (từ nhiều
nghĩa) trên cơ sở một hay một vài nét nghĩa của từ gốc và mang hình thức âm
thanh của từ gốc. Việc định danh các bộ phận của đồ vật trong tiếng Việt
cũng có thể xảy ra theo các phương thức này. Khi xem xét có thể thấy được
các từ chỉ bộ phận đồ vật được định danh theo phương thức nào và thuộc loại
từ định danh biểu vật hay định danh miêu tả...
1.1.2. Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt.
Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt tạo nên các từ có hình thức cấu trúc
khác nhau và có quan hệ về ý nghĩa trong nội hàm của từ. Đối với tiếng Việt
có các phương thức cấu tạo từ sau đây:
Thứ nhất, phương thức láy: từ hình vị gốc tạo ra các hình vị gần giống
hoặc giống với hình thức âm đoạn của hình vị gốc. Ví dụ : đèm đẹp, tre trẻ…
Thứ hai, phương thức ghép: ghép 2 hình vị đồng loại hoặc khác loại để tạo
nên một từ mới có tính chất phức về nghĩa. Ví dụ : cóc nhái, cóc tía, nhà cửa…
Thứ ba, từ hóa hình vị: từ một hình vị (âm tiết) trở thành từ đơn đơn âm
hay đa âm. Ví dụ: nhà, cửa, đi, ăn, đỏ, bồ hịn, bồ hóng…
Từ các phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt đã tạo nên các loại từ

đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) và từ ngẫu hợp.
Việc định danh các bộ phận đồ vật của tiếng Việt có thể xảy ra theo các

10


phương thức cấu tạo từ. Trong các từ thuộc một trường nghĩa từ vựng về đồ
vật của tiếng Việt có thể xảy ra tên gọi của chúng là võ đoán (ngẫu nhiên)
hoặc có lí do (được phái sinh) hay đồng âm, đồng nghĩa… với từ chỉ bộ phận
cơ thể. Hình thức cấu tạo từ của các từ chỉ bộ phận đồ vật theo phương thức
cấu tạo nào để chúng có cấu trúc biểu niệm và có tính khu biệt với nhau.
Phương thức cấu tạo từ làm cơ sở cho cách thức tạo từ vựng mới trong việc
phát triển từ vựng của tiếng Việt.
Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt là cơ sở để xem xét phương thức sản
sinh từ vựng về cấu tạo loại từ và của các từ chỉ bộ phận đồ vật được định
danh từ các từ chỉ bộ phận cơ thể trong nghiên cứu của luận văn.
1.1.3. Trường nghĩa. Các loại trường nghĩa.
1.1.3.1. Trường nghĩa.
Về khoa học trường nghĩa ngôn ngữ trên thế giới đã ra đời từ thập kỷ
20 và 30 của thế kỷ XX bởi một số nhà ngôn ngữ học Đức và Thụy Sĩ. Trước
đó đã có một số tác giả như Herder (1772), W.Humboldt (1836), Boas (1911),
Sapir (1921),…Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, các từ ngữ đồng
nhất về mặt nghĩa được tập trung thánh các nhóm và được gọi là “trường
nghĩa” hay là trường ngữ nghĩa; trường từ vựng – ngữ nghĩa (Semantic filed,
lexcal filed)… Năm 1990, H.Osthoff viết: “Có những hệ thống nhất định có
những ý nghĩa phụ thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có
thể hiểu rõ nhờ vào cấu trúc của từng hệ thống đó”. Nhà ngôn ngữ học F.De
Saussure cho rằng: “Gía trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung
quanh quy định”, và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thánh một khối
để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” đã thúc đẩy một cách quyết

định sự hình thành nên lý thuyết về các trường. Ở Đức, lý thuyết về trường
gắn liền với tên của các nhà nghiên cứu như: J.Trer và L.Weisgerber.
Ở Việt Nam, lý thuyết về trường từ vựng được giới thiệu từ năm 1970
và được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm, nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu,

11


Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng,…
Theo Đỗ Hữu Châu, đặc thù của tiếng Việt là ngơn ngữ đơn lập âm tiết
tính, từ khơng biến đởi về hình thái nên ơng ít quan tâm tới trường cấu tạo từ
mà quan tâm tới trường từ vựng – ngữ nghĩa của tiếng Việt. Đỗ Hữu Châu
đưa ra nhận định: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường
nghĩa. Đó là tập hợp đồng nhất với nhau về nghĩa” [5; 172]. Quan niệm này
lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa. Đây là quan
niệm có tính chất định hướng cho các quan niệm về trường nghĩa của các nhà
Việt ngữ học sau ông.
Tác giả Đỗ Việt Hùng trong Nhập môn ngôn ngữ học đưa ra quan niệm
về trường nghĩa: “Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa tập hợp
thành trường nghĩa” [20; 227].
Như vậy, trong một số lượng từ vựng có sự giống nhau về nghĩa tạo thành
một trường nghĩa. Chúng phải có quan hệ với nhau trên cơ sở nét nghĩa trong cấu
trúc biểu niệm chứ khơng phải là đồng nhất hồn tồn các nét nghĩa trong cấu
trúc biểu niệm của các từ. Có thể sự “đồng nhất” là sự giống nhau về cách định
nghĩa từ vựng cụ thể nhưng cũng có thể là nét nghĩa “khái quát” chung. Ví dụ:
chỉ hoạt động dời chỗ (đi, chạy, bay, nhảy, bò, trườn, lăn…), mùa trong năm
(xuân, hạ, thu, đông, ấm, chồi, tươi…). Trong một trường nghĩa lớn chứa các
trường nghĩa nhỏ hơn. F. De Sausure trong “Giáo trình ngơn ngữ học đại cương”
đã chỉ ra hai dạng quan hệ của ngơn ngữ: quan hệ ngang (hình tuyến, tuyến tính,
ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Hai dạng quan

hệ này có thể có hai loại trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường
nghĩa dọc (trường trực tuyến). Các trường nghĩa dọc theo Đỗ Hữu Châu: “hai
trường nghĩa dọc là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm” [5; 172]
và trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên tưởng.
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu khác về trường từ vựng ngữ nghĩa

12


trên thế giới và Việt Nam. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiếng Việt thường
dựa trên các quan điểm của các nhà ngơn ngữ học nước ngồi và căn cứ vào
thực tế tiếng Việt để đưa ra các lý thuyết về trường nghĩa. Ở luận văn này,
chúng tôi ưu tiên sử dụng cơng trình nghiên cứu của Giáo sư Đỗ Hữu Châu
làm cơ sở lí luận nghiên cứu cho đề tài.
1.1.3.2. Các loại trường nghĩa
Bản thân các từ vựng trong một ngơn ngữ đã nằm trong một trường
nghĩa nào đó do mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng. Trong mỗi ngôn ngữ, mối
quan hệ giữa các từ trong cùng một trường nghĩa lại có những điểm khác
nhau nhất định do tính khái qt của các ngơn ngữ tạo nên.
*Trường nghĩa biểu vật: một trường biểu vật là một tập hợp những từ
đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật.” (Đỗ Hữu Châu) [5; 173]. Ví dụ:
-Trường nghĩa biểu vật (kích thước): cao, thấp, dài, ngắn, to, nhỏ, lớn,
bé, lùn, lênh khênh, rộng, hẹp, nông, sâu…
-Trường nghĩa biểu vật (màu): xanh, đỏ, tím, vàng, hung hung, nâu,
trắng, xám, đen, huyền, thâm, nhọ, son, tía, xanh lè, đỏ lom…
Khi xác lập trường nghĩa biểu vật của một nhóm từ vựng, cần căn cứ
vào nét nghĩa biểu vật chung giữa chúng. Một trường nghĩa biểu vật ngôn ngữ
ở dạng tĩnh thường là một khối lượng từ vựng lớn có tính khái qt về “loại”.
Trong trường biểu vật lớn có thể chứa các trường biểu vật nhỏ. Ví dụ trường
nghĩa biểu vật “người” là trường nghĩa lớn bao chứa các trường biểu vật nhỏ

như nghề nghiệp, quan hệ thân tộc, giới…
*Trường nghĩa biểu niệm. Một trường nghĩa biểu niệm cũng như
trường biểu vật, căn cứ vào các nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của chúng.
Trong đó, các từ cùng trường biểu niệm sẽ phải có chung cấu trúc biểu niệm,
tức là các nghĩa biểu niệm của một từ trung tâm. “một trường nghĩa biểu
niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm.” (Đỗ Hữu

13


Châu) [5; 179]. Ví dụ:
-Trường nghĩa biểu niệm (hoạt động của người, dời chỗ bằng chân): đi,
lết, chạy, lao, nhảy…
-Trường nghĩa biểu niệm (hoạt động của người, dùng nước làm sạch):
rửa, gội, vo, gột, tắm, giặt…
Trong một trường nghĩa cần phân biệt giữa ý nghĩa của từ và khái
niệm. Tập hợp các từ trong một trường nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ chứ
không phải là sự tư duy thuần túy. Một trường nghĩa biểu niệm thường có số
lượng về từ vựng ít hơn so với trường nghĩa biểu vật. Trường nghĩa biểu niệm
địi hỏi nhiều tiêu chí về nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm giống nhau của
các từ tức là phạm vi bó hẹp hơn. Do đó, một trường nghĩa biểu niệm phải xác
lập được ở các từ có cùng giống nhau nhiều nét nghĩa, nhất là nghĩa biểu vật
và nghĩa biểu niệm của từ. Nhiều từ trong một trường nghĩa biểu niệm của
tiếng Việt chỉ phân biệt với nhau (khu biệt) ở nét nghĩa biểu thái. Ví dụ: phu
nhân/vợ/bà xã/bà nhà…; tắm/gội/rửa…
Các từ chỉ bộ phận cơ thể với định danh các từ chỉ bộ phận đồ vật trong
tiếng Việt có tương đương hay khơng hay chúng chỉ chiếm một số lượng nhỏ
trong toàn bộ các đồ vật đã được định danh. Tức là chúng có thành lập được
một trường nghĩa cho tất cả các từ hay chỉ chiếm số lượng nhất định. Điều
này cho thấy các giá trị về nhận thức, tình cảm và phong cách văn hóa ngơn

ngữ của người Việt đối với việc định danh. Mối quan hệ dọc (biểu vật, biểu
niệm) của các từ trong cùng một trường nghĩa là yếu tố quan trọng trong việc
xác lập trường nghĩa của các từ trong trường “bộ phận đồ vật” của đề tài sẽ
nghiên cứu sau đây.
*Trường nghĩa tuyến tính. Tính chất “tuyến tính” của ngôn ngữ thể
hiện ở sự xuất hiện “lần lượt” theo thời gian. Một trường tuyến tính của
ngơn ngữ khơng phải là đọc thuần túy các từ trong từ vựng mà các từ đó

14


phải cùng chung một ý nghĩa nào đó. Đối với trường tuyến tính, ý nghĩa
chung giữa các từ trong cùng một trường nghĩa là ý nghĩa ngữ pháp chứ
không phải ý nghĩa từ vựng. Do đó “Các từ trong mợt trường tuyến tính là
những từ thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại ngôn bản.” (Đỗ
Hữu Châu) [5; 188]. Ví dụ:
-Trường tuyến tính của từ người là các từ chỉ giới, trang phục, nghề
nghiệp, hoạt động, hình dáng, tính nết…như: anh vận đợng viên cao lớn mặc
áo màu xanh vui vẻ nói về c̣c thi của mình.
Tính chất “lần lượt” của các từ trong một trường tuyến tính cịn phụ
thuộc vào quy tắc cú pháp của từng ngơn ngữ.
*Trường nghĩa liên tưởng. Theo Đỗ Hữu Châu dẫn: “Nhà ngôn ngữ
học Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường liên tưởng. Theo
ông, mỗi từ có thể là từ trung tâm của một trường liên tưởng như từ bo của
tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra do liên tưởng: 1.bo cái, bo mộng, bê,
sừng, gặm cỏ, nhai trầu…2.Sự cày bừa, cái cày, cái ách…” [5; 189]. Sự xuất
hiện các từ trong cùng một trường nghĩa liên tưởng trong các ngôn ngữ cũng
không giống nhau do mỗi thế giới quan, nhân sinh quan và mơi trường văn
hóa của mỗi cộng đồng có khác nhau ảnh hưởng tới thói quen và trí tưởng
tượng của họ. Như vậy, “các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực

hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm…” [5;
190]. Sự hiện thực hóa của các từ trong trường nghĩa liên tưởng “khiến cho
các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và cá nhân.” [5; 190]. Ví
dụ: khi nói đến cái ấm đựng nước, người Việt thường liên tưởng đến voi, quai
cầm, tai xách, núm, nắp, bầu, rót, chè, nước sôi, chén…
Trường liên tưởng bao gộp các từ nằm trong trường biểu vật, biểu
niệm, tuyến tính tức là có cả quan hệ ngang và quan hệ dọc của hệ thống từ
vựng. Trường liên tưởng khơng có tác dụng nhiều trong việc phát hiện quan

15


hệ cấu trúc nghĩa nhưng có hiệu lực trong việc giải thích khả năng, hồn cảnh
sử dụng từ trong ngữ cảnh và loại ngôn bản. Nhất là tiếng Việt. Sự liên tưởng
dẫn đến sự sáng tạo ra sản phẩm, định danh tên gọi sự vật hiện tượng, sản
phẩm theo quan niệm và cách nhận thức riêng của từng ngôn ngữ. Ví dụ: khi
nói đến cơng cụ lao động cái bừa chúng ta nghĩ đến hàm răng và gọi răng
bừa và mùa màng, ngấu, màu mỡ, vất vả, sắc, nhào…
1.1.3.3. Hiện tượng chuyển trường nghĩa.
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu và các nhà ngữ nghĩa học, khi mới xuất hiện
thì từ chỉ mang một nghĩa gốc để chỉ một đối tượng. Trong quá trình phát triển
của đời sống xã hội, xuất hiện nhiều nghĩa biểu vật mới đồng thời cấu trúc biểu
niệm và ý nghĩa biểu thái cũng có thể thay đổi cho phù hợp. Vậy nên, sự biến đổi
ý nghĩa của từ dẫn đến các biến đổi trong trường nghĩa mà chúng có mặt. Do
phương thức chuyển nghĩa hốn dụ hay ẩn dụ làm cho các từ ban đầu khác
trường nhưng chúng lại trở thành cùng trong một trường nghĩa…
Ví dụ: chết/mất/đi trong tiếng Việt có thể ở các trường nghĩa khác nhau
như các trường trạng thái sinh học, trạng thái vật lí, hoạt động dời chỗ. Trong
trường hợp khác, các từ này lại cùng trường nghĩa chỉ trạng thái sinh học
nhưng có điểm khác ở nghĩa sắc thái của các từ.

Các mối quan hệ ngang và dọc ở các loại trường nghĩa là yếu tố để các
từ có thể di chuyển trường nghĩa. Sự di chuyển trường nghĩa trong các ngơn
ngữ kể cả cùng loại hình cũng khơng giống nhau. Tùy thuộc vào rất nhiều
yếu tố của sự phát triển của xã hội, sự giao thoa văn hóa và ngôn ngữ, bản
thân cấu trúc ngôn ngữ và phong cách văn hóa dân tộc, khả năng biến đởi của
ngơn ngữ… mà các từ ngữ có thể biến đởi ý nghĩa và di chuyển trường nghĩa
linh hoạt. Đương nhiên sự biến đổi không phải là tùy tiện mà theo các quy
tắc, cách thức nhất định của ngơn ngữ và văn hóa.
1.1.4. Khái niệm định danh và các phương thức định danh của ngôn ngữ.

16


1.1.4.1. Khái niệm định danh.
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Chức năng định danh chỉ là một dạng
của chức năng biểu vật. Từ đã có chức năng định danh thì có chức năng biểu
vật. Nhưng không phải bất cứ sự biểu vật nào cũng theo lối định danh.” [5;
97]. Ta có 2 dạng biểu vật: biểu vật định danh và biểu vật miêu tả. Nghĩa biểu
vật hay nghĩa sở chỉ của ngôn ngữ là một loại nghĩa trong từ xuất hiện khi con
người gán âm thanh vào một đối tượng của hiện thực khách quan và theo
nguyên tắc võ đoán. Nghĩa biểu vật định danh thường hướng trực tiếp vào
hình ảnh đối tượng mà không thông qua các đặc điểm của nó. Đối với nghĩa
biểu vật miêu tả của ngơn ngữ có thể xảy ra với các từ, cụm từ trên ngun
tắc có lí do tức là từ nền tảng cái đã xuất hiện trước (ý nghĩa võ đoán). Giáo
sư Đỗ Hữu Châu đã viết: “Biểu vật theo lối miêu tả là biểu vật theo cách
phân tích. Ở đây, nhận thức về đặc điểm đi trước nhận thức về sự vật.” [5;
98]. Trong cái vô hạn của hiện thực cuộc sống, của tư duy bay bổng ngày
càng phát triển, tinh tế và cái hữu hạn của đơn vị ngôn ngữ đã nảy sinh ra lối
miêu tả biểu vật. Sự phức tạp của các hiện tượng, q trình, sự vật…khơng
thể định nghĩa nó bằng một thứ âm thanh theo kiểu võ đốn nữa. Tiếng Việt

là ngơn ngữ có cách biểu vật miêu tả rất phong phú, phức tạp nhất là xuất hiện
trong văn học. Đối với từ vựng, nhiều từ được tiếng Việt định danh theo lối
miêu tả (đi sau).
Ví dụ: mặt đất, chân mây, lưng trời, cỏ mật, kính lão, kính cận, cá voi…
Các hình vị trong các từ trên là các từ đơn đã được định danh biểu vật,
các từ này đã được biểu vật miêu tả trên cơ sở cái có trước đó. Tình hình này
được sử dụng linh hoạt trong thực tế cuộc sống và tạo nên sắc màu đa dạng
cho ngôn ngữ và ý nghĩa của các từ ngữ. Ví dụ: Lâm Voi (to như voi), đồ Chí
Phèo, tuổi xanh, áo nâu…
1.1.4.2. Các phương thức định danh của tiếng Việt.

17


Phương thức đặt tên là cách thức đặt tên gọi cho sự vật, hiện tượng,
khái niệm vào âm thanh ngôn ngữ. Có thể thấy một số cách đặt tên gọi cho
các sự vật, hiện tượng, khái niệm trong vốn từ vựng hay tu từ ngữ cảnh trong
tiếng Việt thể hiện ở các phương thức cấu tạo từ, phương thức chuyển biến ý
nghĩa của từ. Từ đó, có thể tạm đưa ra một số phương thức định danh trong
tiếng Việt: phương thức võ đoán, phương thức ghép, phương thức ẩn dụ,
phương thức hốn dụ.
1.1.5. Vấn đề nghĩa biểu trưng của ngơn ngữ.
F. De. Saussure trong cuốn Ngôn ngữ học đại cương viết: “Người ta dùng
từ “biểu trưng” (symbole) để chỉ tín hiệu ngôn ngữ, hay nói đúng hơn, để chỉ cái
mà chúng ta gọi là cái biểu hiện. Nếu chấp nhận danh từ này thì có những chỗ
bất tiện, mà như vậy, chính là nguyên lí thứ nhất (tính võ đoán của tín hiệu) đã
nói. Biểu trưng có một đặc tính là khơng bao giờ hoàn toàn võ đốn, nso khơng
phải là trống rỗng, ở đây có một yếu tố tương quan thơ sơ nào đấy giữa cái biểu
hiện và cái được biểu hiện.”. Tính biểu trưng của ngơn ngữ là biểu hiện của một
hệ thống đơn vị ngôn ngữ mà chúng ta nhận thấy, suy diễn ra như một loại tín

hiệu chung từ chúng. Tính biểu trưng là một loại dấu hiệu do người dùng nhận
thức chứ không phải là nghĩa cụ thể trong các từ. Có thể cái biểu trưng đó do
từng nền văn hóa, từng ngơn ngữ quy định. Trong cuộc sống có nhiều loại tín
hiệu có tính biểu trưng: biểu trưng hình tượng, biểu trưng màu sắc, biểu trưng
chất liệu, âm thanh, cách thức sáng tạo…
Giáo sư Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Nguồn gốc của ngôn ngữ không có
gì khác chính là sự sử dụng những yếu tố, những chi tiết của đời sống hiện
thực vào mục đích thẩm mĩ. Khi đi vào tác phẩm (câu nói) dưới dạng ngôn từ
những yếu tố, những chi tiết ấy sẽ không con là bản thân nó như trong thực
tại mà trở thành hình thức do một nội dung ý nghĩa mang tính khái quát, vượt
ra ngoài phạm vi ngữ nghĩa thông dụng của những yếu tố ngôn từ được sử

18


dụng. Ta gọi đó là nghĩa biểu trưng nghệ thuật.” [6; 7].
Ví dụ: cây tre Việt Nam tượng trưng cho ý chí, cho hịa bình, màu vàng
là màu của quyền lực, giàu có, trung tâm, đồng (kim loại) biểu trưng cho tính
bền vững, sắt biểu trưng cho sức mạnh, trầu cau biểu trưng cho hơn nhân,
đồn kết, bền vững, tình yêu, gia đình, hoa sen biểu trưng cho sự trong sạch,
nghị lực, bất khuất…
Trường từ vựng bộ phận đồ vật, nghĩa biểu trưng của chúng nằm ở các giá
trị nhận thức, thói quen tư duy, phương thức định danh, tình cảm, sắc thái biểu cảm
có trong hệ thống từ. Có thể xuất hiện ở một trường từ vựng này hoặc ở nhiều
trường từ vựng khác của tiếng Việt. Điều này có thể trở thành biểu trưng lớn hơn
trong văn hóa định danh từ vựng của người Việt, ngôn ngữ Việt.
1.2. Cơ sở văn hóa.
1.2.1. Khái niệm văn hóa.
Văn hóa là một thuật ngữ chỉ toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh
thần có giá trị do con người tạo ra trong quá trình phát triển của xã hội được

lưu truyền từ đời này sang đời khác. Các giá trị văn hóa thể hiện ở nội dung,
hình thức, chất liệu, phương pháp chế tác của sản phẩm, tiêu biểu cho trình
độ đạt được của cộng đồng. Con người sáng tạo văn hóa nhưng đồng thời văn
hóa tạo nên con người xã hội. Mỗi cộng đồng dân tộc có những đặc trưng văn
hóa riêng, đó là bản sắc văn hóa dân tộc. Theo tác giả Phan Mậu Cảnh: “Đặc
trưng văn hóa của một dân tộc chính là những giá trị tiêu biểu về tinh thần và
vật chất mà dân tộc ấy đã tích lũy được trong quá trình lịch sử. Nó có tính
bền vững, có ý nghĩa lâu dài, có giá trị khu biệt.” (Phan Mậu Cảnh, Đặc
trưng văn hóa, cội nguồn văn hóa và sự thể hiện chúng trong ca dao người
Việt, nguồn: www.vienvhnn.net.idex.php).
Ngôn ngữ tiếng Việt cũng là một sản phẩm văn hóa của người Việt.

19


Tiếng Việt ngày nay được nghiên cứu rộng rãi trong nước và trên thế giới,
hơn nữa cũng đạt được các kết quả tốt đẹp. Điều đó khẳng định tiếng Việt là
một ngơn ngữ lâu đời và có trình độ phát triển cao.
1.2.2. Môi trường văn hóa của tiếng Việt.
Sản phẩm văn hóa nào của xã hội đều do con người tạo ra. Dù sản phẩm
văn hóa ở lĩnh vực nào cũng phải có mơi trường tiên quyết để làm nên chúng.
Những nơi khí hậu ơn đới, hàn đới các lồi rùa lớn, voi, trâu không qua khỏi mùa
đông hoặc không sống được thì đương nhiên sừng, ngà, mai của chúng làm sao
có được để con người nơi đó “khắc chữ” và trở thành sản phẩm văn hóa? Các giá
trị văn hóa khơng chỉ phụ thuộc vào các yếu tố địa lí, khí hậu, vật chất mà cịn là
sự nhận thức thế giới khách quan, các quan niệm nhân sinh của một cộng đồng
làm nên. Ví dụ: trống đồng, đàn bầu, đàn đá (Việt Nam)
Môi trường vật chất và tinh thần của tiếng Việt là hệ thống các đơn vị
ngữ âm dồi dào, đa dạng, cấu trúc ngữ pháp đa dạng và số lượng từ vựng rất
lớn có nhiều sắc thái biểu cảm và tính ngữ dụng phong phú, phong cách tạo

từ…Cách nhận thức thế giới khách quan và xã hội của người Việt ảnh hưởng
vào trong ngôn ngữ tiếng Việt làm cho tiếng Việt có những đặc trưng bản sắc
riêng. Nhất là sắc màu phong cách của từ tiếng Việt.
1.3. Cơ sở thực tiễn.
1.3.1. Các từ định danh bộ phận cơ thể người.
Đối với tiếng Việt, các bộ phận cơ thể người có thể có một tên gọi hoặc
hai tên gọi. Có những bộ phận có tên gọi giống với bộ phận cơ thể của động
vật nhưng cũng có thể được phân biệt bởi từ khác đồng nghĩa nhưng có sắc
thái biểu cảm (nghĩa sở dụng) khác nhau. Cụ thể:
* Phần đầu mặt gồm các từ:
Mặt, tóc, râu, ria, lông, môi, miệng, mồm, má, hàm, lợi, răng, lưỡi, cổ
họng, cằm, mép, mũi, lỗ mũi, sống mũi, mắt, khóe mắt, mí, mày, khóe môi, cổ,

20


yết hầu, họng, gáy, đỉnh, thóp, trốc, chóp, chỏm, mai, mái, thái dương, mang
tai, tai, chẩm, trán, con ngươi, óc, não, đầu, sỏ, sọ.
Một số bộ phận được phân biệt với động vật: mồm, miệng - mỏ, mõm;
tóc, râu - lơng, bờm. Người Việt ít ai gọi là “miệng gà, mồm chó, tóc ngựa”
mà là mỏ gà, mõm chó, mõm ngựa, bờm sư tử, bờm ngựa, lông mèo, lông gà.
Nhưng lại có thể nói: “râu hùm, ria mèo”.
*Phần thân gồm các từ:
Thân, mình, eo, tay, khuỷu, cùi, cánh tay, bắp, cẳng, cổ tay, ngón, đốt,
móng, bàn, mu, long, vai, bả vai, sườn, lườn, lưng, sống lưng, cật, thận, ngực,
bụng, gan, tim, long, phổi, dạ, ruột, nách, vú, thắt lưng, hông, mơng, đít, bẹn,
háng, mu, rớn, trơn, khớp.
Một số từ ít hoặc không dùng ở động vật như tay, hông. Các từ đồng
nghĩa khác sắc thái: mông - đít - trôn, háng - bẹn, long - ṛt. Một số từ ít
dùng cật, trôn.

*Phần tứ chi gồm các từ:
Đùi, cẳng, chân, gio, bắp, vế, đầu gối, cổ chân, bàn chân, móng, ngón,
đốt, gót, mu, ớng, khoeo, bánh chè…
Các từ này có thể dùng giống các bộ phận ở động vật trừ gót.
1.3.2. Đặc điểm định danh các bộ phận cơ thể người của tiếng Việt.
* Định danh biểu vật theo kiểu võ đoán. Đa số các bộ phận cơ thể
người đều được định danh theo kiểu võ đoán. Một số bộ phận có 2 tên gọi
khác nhau và chúng là những từ thuần Việt (lịng/ruột, lưng/cật, mơng/đít,
đầu/sọ/sỏ, óc/não, mồm/miệng). Tên gọi thường là bằng 1 âm tiết (một từ đơn
âm). Tên của các bộ phận cơ thể người khá nhiều và phát âm khác nhau bằng
một âm tiết (1 tiếng, 1 từ đơn âm) cho thấy nguồn nguyên liệu ngữ âm dồi
dào của tiếng Việt.
* Định danh biểu vật theo kiểu miêu tả. Từ các từ và đặc điểm của từ có
trước, một vài bộ phận lại được đặt tên theo kiểu ghép nghĩa cổ tay, cổ chân,

21


×