Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP GIÁ CỦA CHÍNH PHỦ NHẰM BÌNH ỔN GIÁ SẮT THÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.2 KB, 22 trang )

Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
MỤC LỤC
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1.Các khái niệm 1
1.1.1. Chính sách 1
1.1.2. Phân tích chính sách 1
1.2.Các chính sách can thiệp giá của chính phủ 1
1.2.1. Giá trần (giá tối đa) 1
1.2.2. Giá sàn (giá tối thiểu) 2
1.2.3. Trợ giá và hạn ngạch sản xuất 2
1.2.3.1.Trợ giá 2
1.2.3.2.Hạn ngạch sản xuất 2
1.2.4. Đánh thuế (đặc thù là thuế đánh trên mỗi đơn vị sản phẩm) 3
1.2.5. Trợ cấp 3
1.2.6. Hạn ngạch và thuế nhập khẩu 3
1.2.6.1.Thuế nhập khẩu 3
1.2.6.2.Hạn ngạch nhập khẩu 4
1.2.7. Hạn ngạch và thuế xuất khẩu 4
1.2.7.1.Thuế xuất khẩu 4
1.2.7.2.Hạn ngạch xuất khẩu 4
1.3.Ưu và nhược điểm của các chính sách can thiệp 5
II.THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SẮT THÉP Ở VIỆT NAM 8
2.1.Đặc điểm ngành thép Việt Nam 8
2.1.2. Hiện trạng dư thừa và thiếu hụt 11
2.2.Diễn biến giá cả và chính sách can thiệp của chính phủ 14
2.2.1. Diễn biến giá cả trong vòng năm năm trở lại 14
2.2.2. Chính sách can thiệp của Chính phủ 14
2.2.2.1.Quy định giá trần đối với những thành viên Hiệp hội thép 14
2.2.2.2.Bảo hộ hàng trong nước: đánh thuế nhập khẩu 15
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc mở cửa tạo ra một cơ hội lớn để
các quốc gia phát triển thương mại nâng cao hiệu quả sản xuất và trao đổi hàng
hóa. Tuy nhiên cũng phải kể đến các mặt tiêu cực do nó gây ra. Như sự cạnh tranh
của hàng nhập khẩu, sự biến động của giá cả thế giới, sự lấn át từ các tập đoàn nước
ngoài đối với các doanh nhiệp trong nước.
Tất cả những tác động kể trên đều có tác động lớn đến giá cả của hàng hóa trong
nước. Ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân và nền
sản xuất vẫn còn non kém. Vấn đề đặt ra cho chính phủ các nước là làm sao để hạn
chế những tác động tiêu cực này. Điều đó phụ thuộc vào chính sách và cơ chế quản
lý của chính phủ mỗi nước.
Nước ta đang trong tiến trình công nhiệp hóa. Một số ngành hàng giữ vai trò hết
sức quan trọng như lúa gạo, sắt thép, Việc bình ổn giá trong nước các mặt hàng
này trước những thách thức về lạm phát, suy thoái và biến động của thế giới là điều
hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Nhà nước đã dùng những chính sách nào để
can thiệp vào thị trường ? kết quả của những tác động này ra sao ? Liệu chúng ta có
những giải pháp khác tốt hơn hay không ? Đó là ba vấn đề chúng tôi muốn trình bày
trong nội dung bài tiểu luận này.
Vì thời gian hạn hẹp và kiến thức còn nhiều hạn chế nên mặc dù chúng tôi đã cố
gắng rất nhiều nhưng bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ giảng viên và tất cả các bạn.
Trân trọng
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Chính sách
Từ “chính sách” được sử dụng hết sức phổ biến, từ những nội dung vĩ mô như
chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tầm vi mô trong chính sách của các công
ty. Mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội, công chúng trông chờ vào những
phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách

chính thức được gọi dưới cái tên “chính sách”. Chính sách cũng có thể hàm chứa
những tính toán, định hướng của Chính phủ, mối quan tâm đến một số nhóm đối
tượng đặc biệt nào đó hay đơn thuần chỉ là sự áp đặt mang “tính gia trưởng” của
Nhà nước.
Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một
nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson
2003).
1.1.2. Phân tích chính sách
Phân tích chính sách là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học, các phương
pháp và kỹ thuật đa dạng để xử lý thông tin thực tế về chính sách và trong quy trình
chính sách, từ đó rút ra những điều cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu lực và
hiệu quả của chính sách (Lê Chi Mai - 2001).
Các bước thực hiện: xác định vấn đề, mục tiêu cụ thể
- Đưa ra các lựa chọn
- Dự đoán các kết quả
- Đánh giá tác động
- Đưa ra lựa chọn và kiểm soát việc thực thi.
1.2. Các chính sách can thiệp giá của chính phủ
Trong thực tế, hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do. Hệ thống
kinh tế ở hầu hết các nước không hoàn toàn là hệ thống kinh tế thị trường tự do
thuần túy mà là hệ thống kinh tế hỗn hợp. Chính phủ thường can thiệp trực tiếp hay
gián tiếp vào thị trường bằng một số biện pháp. Sự can thiệp này nhằm mục đích
bình ổn giá cả trên thị trường hàng hóa và dịch vụ .
1.2.1. Giá trần (giá tối đa)
Để tránh tình trạng giá cao bất thường đối với một số hàng hóa và dịch vụ thiết
yếu, chính phủ có thế ấn định giá trần, theo luật giá không được tăng vượt giá trần
đã định.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 1
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
 Mục đích: Bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng

 Tác động:
- Lượng cung giảm, lượng cầu tăng so với trước.
- Tạo ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt hàng hóa trên thị trường.
- Cần cơ chế phân phối hàng hóa và dịch vụ phi giá cả.
- Dễ nảy sinh tiêu cực.
1.2.2. Giá sàn (giá tối thiểu)
Để tránh tình trạng giá thấp bất thường đối với một số hàng hóa và dịch vụ,
chính phủ có thể ấn định giá sàn, theo luật giá không được giảm dưới giá sàn đã
định.
 Mục đích: Đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất.
 Tác động:
- Lượng cung tăng, lượng cầu giảm so với trước
- Tạo ra tình trạng dư thừa hàng hóa trên thị trường
1.2.3. Trợ giá và hạn ngạch sản xuất
1.2.3.1. Trợ giá
Là quy định giá cả cao hơn giá cân bằng thị trường và chính phủ sẽ mua hết
lượng hàng dư thừa.
Chính sách này đôi khi còn kết hợp với chính sách khuyến khích giảm sản lượng
hoặc giới hạn hạn ngạch sản xuất.
Thường áp dụng cho các sản phẩm ngành nông nghiệp.
 Mục đích của việc trợ giá là để cho các nhà sản xuất có thể nhận được thu nhập
cao hơn.
 Tác động của chính sách trợ giá:
- Lượng cung tăng, lượng cầu giảm
- Tạo ra tình trạng dư thừa hàng hóa
1.2.3.2. Hạn ngạch sản xuất
Là một giới hạn về số lượng người sản xuất trong thị trường hoặc giới hạn về số
lượng mà mỗi người sản xuất có thể bán. Hạn ngạch thường có mục tiêu là đặt một
giới hạn lên tổng số lượng mà những người sản xuất có thể cung cấp cho thị trường.
 Mục đích: Làm cho giá cả của sản phẩm tăng.

 Tác động: Lượng cung giảm, lượng cầu giảm.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 2
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
1.2.4. Đánh thuế (đặc thù là thuế đánh trên mỗi đơn vị sản phẩm)
Thuế trên từng mặt hàng (hay thuế tính theo đơn vị hàng hóa) là khoản tiền do
người tiêu dùng hoặc người sản xuất trả trên mỗi đơn vị hàng hóa tại thời điểm bán
 Mục đích:
Một hình thức phân phối lại thu nhập hay hạn chế việc sản xuất hay tiêu dùng
một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
 Tác động:
- Người sản xuất sẽ chịu phần lớn khoản thuế nếu cầu co giãn nhiều hơn so với
cung
- Người tiêu dùng sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế nếu cầu ít co giãn so với
cung .
1.2.5. Trợ cấp
Là hình thức hỗ trợ cho người sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch
vụ nào đó. Trợ cấp có thể xem như là một khoản thuế âm, tác dụng tương tự như
thế, nghĩa là bên nào co giãn ít hơn sẽ hưởng trợ cấp nhiều hơn.
 Mục đích: Hỗ trợ cho người sản xuất hay tiêu dùng
 Tác động:
Người mua hay người bán hưởng lợi từ chính sách trợ cấp của chính phủ phụ
thuộc vào độ co giãn của cung và cầu. Người sản xuất sẽ hưởng phần lớn khoản
trợ cấp nếu cầu co giãn nhiều so với cung.
1.2.6. Hạn ngạch và thuế nhập khẩu
1.2.6.1. Thuế nhập khẩu
Là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có
nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu
 Mục đích:
- Bảo hộ các ngành sản xuất trong nước
- Là công cụ kinh tế khuyến khích hay hạn chế đối với sản xuất và tiêu dùng.

- Tạo nguồn thu ngân sách.
 Tác động:
- Giá trong nước tăng
- Lượng cung trong nước tăng
- Lượng cầu trong nước giảm
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 3
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
- Lượng nhập khẩu giảm
1.2.6.2. Hạn ngạch nhập khẩu
Là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một
nhóm hàng được phép nhập từ một thị trường ngoài nước trong một thời gian nhất
định thông qua hình thức cấp giấy phép
 Mục đích:
- Bảo hộ các ngành sản xuất trong nước
- Là công cụ kinh tế khuyến khích hay hạn chế đối với sản xuất và tiêu dùng.
 Tác động:
- Giá trong nước tăng
- Lượng cung trong nước tăng
- Lượng cầu trong nước giảm
- Lượng nhập khẩu giảm
1.2.7. Hạn ngạch và thuế xuất khẩu
1.2.7.1. Thuế xuất khẩu
Là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có
nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu
 Mục đích:
- Bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước .
- Là công cụ kinh tế khuyến khích hay hạn chế đối với người tiêu dùng và người
sản xuất.
- Tạo nguồn thu cho chính phủ.
 Tác động:

- Giá trong nước giảm
- Lượng cung trong nước giảm
- Lượng cầu trong nước tăng
- Lượng xuất khẩu giảm
1.2.7.2. Hạn ngạch xuất khẩu
Là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một
nhóm hàng được phép xuất sang thị trường nước ngoài trong một thời gian nhất
định thông qua hình thức cấp giấy phép.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 4
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
 Mục đích:
- Bình ổn giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước.
- Là công cụ kinh tế khuyến khích hay hạn chế đối với người tiêu dùng và người
sản xuất.
 Tác động:
- Giá trong nước giảm
- Lượng cung trong nước giảm
- Lượng cầu trong nước tăng
- Lượng xuất khẩu giảm
1.3. Ưu và nhược điểm của các chính sách can thiệp
ST
T
Chính sách
can thiệp
giá
Ưu điểm Nhược điểm
1 Giá trần
Bình ổn được giá cả của các mặt
hàng thiết yếu khi giá trị trường
quá cao trong một thời gian nhất

định.
- Nó không thể ngăn ngừa các thị
trường di chuyển đến điểm cân bằng
- Nó có thể gây ra khan hiếm trầm
trọng kéo dài so với thị trường tự do.
- Chỉ có một số người tiêu dùng
được lợi từ chính sách này.
- Để chính sách có hiệu lực Chính
phủ phải cung ứng đủ lượng hàng
thiếu hụt, nếu xuất hiện trị trường
chợ đen.
- Có tổn thất xã hội
2 Giá sàn
Bình ổn (nâng giá ) được giá cả
khi giá thị trường quá thấp trong
một thời gian nhất định
- Nó không thể ngăn ngừa các thị
trường di chuyển đến điểm cân bằng
- Gây ra thặng dư trầm trọng kéo dài
so với thị trường tự do
- Chính phủ phải tốn chi phí cho
việc mua và lưu trữ hàng hóa dư
thừa trên thị trường.
- Có phát sinh tổn thất xã hội
3 Trợ giá Nâng giá cả của một hàng hóa và
dịch vụ khi giá thị trường quá
thấp trong một thời gian nhất định
- Tổn thất trong phúc lợi xã hội có
thể rất lớn
- Chính phủ phải tốn chi phí cho

việc mua và lưu trữ hàng hóa dư
thừa trên thị trường
- Ảnh hưởng đến nhà xuất khẩu
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 5
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
trong nước nếu Chính phủ bán “phá
giá” một phần trong sản phẩm đã
mua.
4
Hạn ngạch
sản xuất
- Làm cho giá cả sản phẩm tăng
đối với một số mặt hàng giá quá
thấp
- So với trợ cấp giá bằng cách
mua sản lượng lợi ích của người
sản xuất đều không thay đổi.
- Người tiêu dùng bị thiệt hại vì mua
với giá cao
- Gây ra những tổn thất xã hội
- Có thể chi phí Chính phủ phải trả
nhiều hơn so với trợ cấp giá.
5 Thuế
- Bình ổn giá cả hàng hóa và dịch
vụ khi lượng cầu hoặc lượng cung
quá lớn trên thị trường.
- Xác định một cách tương đối
chính xác ai phải chịu phần lớn
khoản thuế để phân phối lại thu
nhập, hạn chế sản xuất hay tiêu

dùng
- Gây ra tổn thất xã hội
6 Trợ cấp
- Bình ổn giá cả hàng hóa và dịch
vụ khi lượng cầu hoặc lượng cung
quá lớn trên thị trường.
- Xác định một cách tương đối
chính xác ai được hưởng phần lớn
lợi ích từ khoản trợ cấp
- Trợ cấp bằng tiền tiết kiệm được
lượng tổn thất xã hội so với trợ
giá
- Chính phủ phải bỏ ra một khoản
chi phí lớn để trợ cấp
- Gây ra tổn thất xã hội
7
Hạn ngạch
nhập khẩu
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản
xuất then chốt, chẳng hạn nông
nghiệp
- Bảo vệ các ngành công nghiệp
non trẻ cho đến khi chúng đủ
vững mạnh để có thể cạnh tranh
sòng phẳng trên thị trường quốc
tế
- Cải thiện cán cân thương mại
- Dẫn tới sự lãng phí nguồn lực của
xã hội
- Không đem lại thu nhập cho chính

phủ
- Có thể biến một doanh nghiệp
trong nước thành một nhà độc
quyền.
8 Thuế nhập
khẩu
- Chống lại các hành vi phá giá
bằng cách tăng giá hàng nhập
khẩu của mặt hàng phá giá lên tới
mức giá chung của thị trường.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản
xuất then chốt, chẳng hạn nông
nghiệp
- Khuyến khích sản xuất phi hiệu
quả trong nước
- Do sự yếu kém của một số nhà sản
xuất trong nước gây ra tổn thất lợi
ích ròng của toàn xã hội.
- Làm cho người tiêu dùng giảm sút
độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 6
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
- Bảo vệ các ngành công nghiệp
non trẻ cho đến khi chúng đủ
vững mạnh để có thể cạnh tranh
sòng phẳng trên thị trường quốc
tế
- Cải thiện cán cân thương mại
- Tăng thu ngân sách cho nhà
nước

- Có thể phát sinh trả đũa đối với
hàng xuất khẩu sang nước khác
9
Hạn ngạch
xuất khẩu
Giảm xuất khẩu do nhà nước
không khuyến khích xuất khẩu
các mặt hàng sử dụng các nguồn
tài nguyên khan hiếm đang bị cạn
kiệt hay các mặt hàng mà tính
chất quan trọng của nó đối với sự
an toàn lương thực hay an ninh
quốc gia được đặt lên trên hết.
- Khuyến khích công nghiệp
trong nước phát triển, tăng cường
xuất khẩu thành phẩm hơn là xuất
khẩu sản phẩm thô .Hạn chế nhập
khẩu
- Gây ra tổn thất xã hội
- Cán cân thương mại khôn g được
cải thiện .
10
Thuế xuất
khẩu
- Giảm xuất khẩu do nhà nước
không khuyến khích xuất khẩu
các mặt hàng sử dụng các nguồn
tài nguyên khan hiếm đang bị cạn
kiệt hay các mặt hàng mà tính
chất quan trọng của nó đối với sự

an toàn lương thực hay an ninh
quốc gia được đặt lên trên hết.
- Khuyến khích công nghiệp
trong nước phát triển, tăng cường
xuất khẩu thành phẩm hơn là xuất
khẩu sản phẩm thô. Hạn chế nhập
khẩu
- Tăng ngân sách cho chính phủ.
- Gây ra tổn thất xã hội
- Cán cân thương mại khôn g được
cải thiện
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 7
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SẮT THÉP Ở VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm ngành thép Việt Nam
2.1.1. Thực trạng phát triển ngành thép
Ngành thép Việt Nam còn rất non trẻ, được xây dựng từ những năm 60 của thế
kỷ 20, với sự ra đời mẻ gang đầu tiên vào năm 1963, nhưng phải đến năm 1975 mới
có mẻ thép đầu tiên ra đời tại công ty gang thép Thái Nguyên. Trong giai đoạn từ
1975 đến 1990, ngành thép Việt Nam phát triển rất chậm, phần lớn sử dụng nguồn
thép của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, sản lượng trong giai đoạn này duy trì ở
mức 40.000 – 80.000 tấn/năm.
Từ năm 1990 đến nay ngành thép Việt Nam có nhiều đổi mới và tăng trưởng
mạnh. Sự ra đời của Tổng Công ty thép Việt Nam năm 1990 đã góp phần quan
trọng vào sự bình ổn và phát triển của ngành. Năm 1996 là năm đánh dấu sự chuyển
mình của ngành thép với sự ra đời của 4 công ty liên doanh sản xuất thép là , Liên
doanh thép Việt Nhật (Vinakyoei), Việt Úc (Vinausteel), Việt Hàn (VPS) và Việt
Nam – Singapore (Nasteel) với tổng công suất khoảng 840.000 tấn/năm. Từ 2002 -
2005 nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được
thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ với tổng công suất lên

tới trên 6 triệu tấn/năm.
Cả nước hiện có 74 Dự án sản xuất gang, thép thành phẩm có công suất thiết kế
từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Ngoài ra, còn một số nhà máy sản xuất thép do
Tổng công ty Thép Việt Nam quản lý. Tổng số vốn đầu tư các dự án lên tới gần
42.000 tỷ đồng và hơn 20.000 triệu USD. Trong đó số các doanh nghiệp sản xuất
thép xây dựng có 3 doanh nghiệp có công suất lớn trên thị trường hiện nay là Công
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 8
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
ty thép Miền Nam với công suất 910.000 tấn/năm, tập đoàn thép Việt – Pomina với
công suất 600.000 tấn/năm, công ty Gang thép Thái Nguyên với công suất 550.000
tấn/năm. Có khoảng 20 doanh nghiệp tầm cỡ trung bình có công suất từ 120.000 –
300.000 tấn/năm. Ngoài ra còn rất nhiều các nhà máy với quy mô công suất nhỏ
dưới 120.000 tấn/năm, trong đó vẫn tồn tại nhiều nhà máy nhỏ với công suất
10.000 – 50.000 tấn/năm.
Về cơ bản, sản phẩm thép gồm 2 loại là thép dài và thép dẹt. Hiện nay Việt Nam
đang mất cân đối trong sản xuất 2 loại thép trên. Thép dài là các loại thép dùng
trong ngành xây dựng như thép thanh, thép cuộn. Hầu hết các nhà máy cán thép ở
Việt Nam chỉ sản xuất các loại thép dài, các sản phẩm thông thường như thép thanh
tròn trơn, thép vằn D10 - D41, thép dây cuộn f6 - f10 và một số loại thép hình cỡ
vừa và nhỏ phục vụ cho xây dựng và gia công. Các loại thép dài cỡ lớn (lớn hơn
D41) phục vụ cho xây dựng các công trình lớn hiện vẫn chưa tự sản xuất được mà
phải nhập khẩu từ nước ngoài. Công suất cán thép dài của Việt Nam hiện nay lên
trên 6 triệu tấn, nghĩa là gần gấp đôi nhu cầu. Thép dẹt sử dụng trong công nghiệp
như đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất các máy móc thiết bị công nghiệp. Từ năm
2006 trở về trước nước ta không có doanh nghiệp nào sản xuất thép dẹt. Năm 2007
có 4 doanh nghiệp sản xuất thép tấm đi vào hoạt động là Nhà máy thép tấm Phú Mỹ
(thép cán nguội) có công suất 0,25 triệu tấn, công ty Sunsco (thép cán nguội) với
công suất 0,2 triệu tấn, công ty Tôn Hoa Sen công suất 0,18 triệu tấn và thép tấm
cán nóng Cửu Long – Vinashin với công suất 0,5 triệu tấn (tuy nhiên theo thông tin
từ phía công ty thì do mới đi vào hoạt động và chưa có nhiều nguồn tiêu thụ nên

hiện nay hoạt động sản xuất của công ty chưa liên tục). Như vậy công suất sản xuất
thép tấm của cả nước đến nay mới là 1,1 triệu tấn. Trong khi đó nhu cầu hiện nay
khoảng 4-5 triệu tấn, nếu hoạt động hết công suất thì nước ta vẫn phải nhập khẩu
khoảng 80% thép dẹt. Ngành thép Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung sản xuất các
sản phẩm thép dài do đầu tư vào sản phẩm này cần vốn ít, thời gian xây dựng nhà
máy ngắn, hiệu quả đầu tư tương đối cao. Đối với sản phẩm thép dẹt, để đảm bảo
hiệu quả thì yêu cầu công suất nhà máy phải lớn, cần vốn đầu tư lớn, nhưng thời
gian thu hồi vốn lâu, các doanh nghiệp trong nước không đủ vốn đầu tư nên đến nay
chưa phát triển. Tuy nhiên hiện có nhiều tập đoàn lớn đang đầu tư vào xây dựng các
nhà máy thép quy mô lớn hoặc khu liên hiệp và tập trung nhiều vào sản phẩm thép
dẹt, nên trong tương lai cơ cấu sản xuất thép dài và thép dẹt tại Việt Nam sẽ không
mất cân đối như hiện nay.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 9
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
Tại các nước công nghiệp phát triển cơ cấu tiêu thụ là khoảng 55% là thép dẹt và
45% là thép dài. Tuy nhiên ở Việt Nam do nhu cầu xây dựng cơ bản lớn nên tỷ lệ
trên là khoảng 50% thép dẹt và 50% thép dài. Theo chiến lược quy hoạch ngành
thép 2007 - 2015 có định hướng tới 2025 thì năm 2025 cơ cấu tiêu thụ thép dài và
thép dẹt của Việt Nam sẽ tương tự như các nước phát triển hiện nay.
Cũng giống với các nước đang phát triển khác, sự phát triển của ngành Thép
Việt Nam bị coi là đi theo chiều ngược khi công nghiệp cán có trước công nghiệp
luyện, phần lớn do hạn chế về vốn đầu tư, do chính sách phát triển ngành. Ý kiến
khác lại cho rằng ngành Thép sở dĩ phát triển ngược là do Việt Nam không có chính
sách bảo hộ đúng mức cho phần gốc là luyện phôi thép, cho nên mặc dù thời gian
gần đây ngành Thép phát triển được là nhờ nguồn phôi nhập khẩu, không tận dụng
được lợi thế giàu tài nguyên của Việt Nam.
Tuy có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển ngành Thép, nhưng ngành
Thép Việt Nam lại lệ thuộc 60% vào phôi thép nhập từ nước ngoài, 40% là do trong
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 10
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh

nước tự chủ động được. Nguồn tài nguyên trong nước chưa tận dụng được, các sản
phẩm Thép phục vụ hoạt động quốc phòng, đóng tàu Việt Nam chưa thể sản xuất
được và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đóng góp phần lớn vào sự phát triển ngành
Thép Việt Nam phần nhiều do công sức đóng góp của doanh nghiệp ngoài nhà nước
như Hòa Phát, Thép Việt Ý, Thép Đình Vũ…. Các doanh nghiệp này phải tự bươn
chải tìm hướng ra trong điều kiện nguồn phôi thép phải nhập khẩu phần lớn, giá
thành phụ thuộc vào sự biến động của giá phôi thép thế giới. Hạn chế sự phụ thuộc
vào phôi thép thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam dùng tới biện pháp là nhập phế
liệu từ nước ngoài về và sử dụng phế liệu cũ để tạo phôi thép. Chính vì vậy mà công
nghệ cán có trước công nghệ luyện. Đây là hướng đi tích cực trong khi nhà nước
chưa có nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy công nghệ sản xuất phôi thép. Ngành thép
Việt Nam vẫn ở tình trạng phân tán, thiếu bền vững. Sản phẩm các doanh nghiệp
làm ra dùng để tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp đã không hợp tác với nhau để
cùng phát triển, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khiến Thép lậu giá rẻ
tràn vào chiếm thị phần của Thép Việt.
Do kinh tế thế giới và thị trường bất động sản chững lại, mặt khác do sức tiêu
thụ thép trong nước thời gian gần đây giảm, giá thép xây dựng giảm khiến nhiều
doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản
phẩm. Phôi thép và thép thành phẩm tồn kho nhiều, các doanh nghiệp gặp khó khăn
khi không huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và có nguy cơ phá sản.
Ngược lại với quy luật cung cầu, khi giá thép giảm đáng ra sức cầu ngành thép
phải được cải thiện. Đứng trước tình trạng này, các doanh nghiệp ngành thép mong
muốn Chính phủ nên thành lập quỹ dự trữ phôi thép nhằm bình ổn giá thép trong
nước khi giá thép thế giới có biến động.
2.1.2. Hiện trạng dư thừa và thiếu hụt
Ngành thép hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng dư cung nội địa tại thị
trường thép thành phẩm. Trong khi đó nguyên liệu đầu vào là phôi thép vẫn đang
phải nhập khẩu từ nước ngoài chiếm đến 60%. Như vậy có thể nhận thấy sự thiếu
cân bằng trong ngành hiện nay khi nguyên liệu đầu vào đang thiếu mà các dự án
đầu ra sẽ vượt quá cầu trong tương lai.

Mặc dù năng lực sản xuất các sản phẩm thép hiện có vượt quá xa với nhu cầu
thực tế của thị trường trong nước. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép xây dựng ở các địa
phương vẫn được tiếp tục. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đến cuối tháng
8/2009, có tới 32 dự án thép khác được địa phương cấp phép, nhưng chưa có ý kiến
chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng. Ngoài ra cả nước còn có 65 dự án
gang, thép, công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên đã đi vào sản xuất, hoặc đang
triển khai đầu tư. Trong đó có 17 Dự án thuộc danh mục được quy hoạch, 16 dự án
được ý kiến thỏa thuận của Bộ Công Thương.
Hiện có 3 dự án sản xuất thép tấm cán nóng, có trong quy hoạch, nhưng khả
năng triển khai đang gặp nhiều khó khăn. Đó là các Dự án Nhà máy thép liên hợp
Hà Tĩnh của Tập đoàn Tata, Dự án Khu liên hợp Cà Ná - Ninh Thuận của Lion
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 11
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
Group -Vinashin và Dự án Nhà máy thép tấm cán nóng Bà Rịa - Vũng Tàu
(VNSTeel mua lại của Tập đoàn Essar).
Nhiều chuyên gia đã dự báo, nếu tính sản lượng thép sản xuất và mức độ đầu tư
quá lớn vào ngành thép thời gian qua, đến năm 2030 ngành thép sẽ gặp “khủng
hoảng thừa”. Thế nhưng cho đến nay, hàng chục dự án thép vẫn được cấp phép.
Nếu cứ đầu tư dàn trải không hiệu quả như thời gian qua, ngành thép sẽ có 6 “điểm
yếu”. Đó là ngành công nghiệp có giá trị gia tăng rất thấp; Phát triển ngành thép
Việt Nam không thu nhận được nhiều từ quá trình chuyển giao công nghệ; số lao
động được giải quyết việc làm không đáng kể khi mỗi nhà máy luyện thép lớn chỉ
cần khoảng 1.000 nhân công; huỷ hoại môi trường; tiêu tốn hàng loạt các loại tài
nguyên quý báu như đất, nước, năng lượng…
Sản xuất thép được bắt đầu bằng việc luyện phôi thép mà nguyên liệu chính
được dùng ở đây là quặng sắt hoặc thép phế liệu. Một nguyên liệu quan trọng không
kém được sử dụng trong quá trình luyện là than cốc. Tuy nhiên hiện nay các công ty
kinh doanh trong ngành mới chỉ dừng lại ở bước thứ hai tức là chủ yếu vẫn nhập
khẩu phôi thép từ nước ngoài về thực hiện gia công, chế tạo sản phẩm (phôi sản
xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu, 60% còn lại là nhập khẩu).

Thực tế hiện nay cũng cho thấy, trong khi nước ta đang dư thừa các dự án sản xuất
thép thì các dự án luyện phôi vẫn còn ít. Nguyên nhân sâu xa của sự mất cân đối
trong quy trình hiện nay đó là sự mất cân đối trong việc đầu tư các dự án giai đoạn
trước. Các dự án sản xuất phôi thường có chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn
tương đối lâu cho nên các nhà đầu tư tập trung vào các dự án sản xuất chế tạo (vốn
bỏ ra ít, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn). Theo thống kê của bộ Kế hoạch đầu tư
cho thấy, cả nước hiện nay đang có 74 dự án sản xuất thép với dây chuyền có công
suất hơn 100,000 tấn/năm trong đó có 65 dự án cán thép. Các dự án tập trung ở
khoảng 30 tỉnh thành trên cả nước trong đó nhiều nhất tập trung tại tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu (18 dự án) trong đó có thể kể đến các công ty trong nước cũng như các
công ty liên doanh nước ngoài.
Thiếu nguồn cung phôi trong nước dẫn đến phải nhập khẩu sẽ gây nên rủi ro
tiềm ẩn về biến động giá (không chủ động nguồn cung nguyên liệu được) và rủi ro
về tỷ giá. Do đó những công ty nào sở hữu những dây chuyền luyện phôi ngay từ
đầu sẽ thuận lợi hơn so với các đối thủ khác trong ngành. Hiện nay HPG đang sở
hữu một nhà máy sản xuất phôi có công suất 200,000 tấn/năm đáp ứng được khoảng
80% lượng phôi cần dùng cho cán thép. VIS đang nắm cổ phần tương đối lớn tại
CTCP Luyện thép Sông Đà có trụ sở tại Hải Phòng công suất lên tới 400,000 tấn
phôi/năm và ngay năm nay có thể đạt công suất 240,000 tấn/năm. Công suất hiện tại
của POM lên tới 500,000 tấn phôi thép và 1,1 triệu tấn thép cán trong năm. Đại diện
của miền Trung DNY cũng đang sở hữu dây chuyền luyện với công suất 120,000
tấn cán và 150,000 tấn phôi thép /năm. Công suất nhà máy của POM hiện nay đang
dẫn đầu và trong tương lai chắc khi các dây chuyền hoàn thiện sẽ tiếp tục là công ty
sản xuất thép xây dựng lớn trên cả nước.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 12
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 13
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
2.2. Diễn biến giá cả và chính sách can thiệp của chính phủ
2.2.1. Diễn biến giá cả trong vòng năm năm trở lại

2.2.2. Chính sách can thiệp của Chính phủ
Ngành thép được coi là một trong những ngành xương sống, mặt hàng thiết yếu
của nền kinh tế bởi nó cung cấp đầu vào cho các ngành xây dựng, sản xuất máy
móc công nghiệp, đóng tàu và công nghiệp quốc phòng. Sản phẩm của ngành gồm
hai loại chính là thép xây dựng và thép công nghiệp. Nếu như sản xuất thép xây
dựng có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc với các ngành như xây dựng và bất
động sản thì thép công nghiệp lại có sự tương quan đến tốc độ phát triển ngành
công nghiệp. Những sản phẩm làm từ thép vô cùng phong phú về thể loại và kích cỡ
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng trong nước. Là một trong những ngành
kinh tế quan trọng nên đứng trước thực trạng trên Chính phủ có những chính sách
cải thiện, bình ổn giá cả.
2.2.2.1. Quy định giá trần đối với những thành viên Hiệp hội thép
Đầu năm 2007, giá thép chỉ ở mức 8,5 triệu đồng/tấn thì đến cuối năm tăng vọt
lên ở mức 13-14 triệu đồng/tấn,. Giá thép trên thị trường thế giới tăng mạnh, đã tác
động đến thị trường thép trong nước, trong khi đó nhu cầu về thép trong nước vẫn
tăng mạnh từ 17% - 19%.
Sang đầu năm 2008, giá thép trên thế giới tăng cao và đạt đỉnh vào đầu tháng 7
với giá chào phôi thép lên 1.000-1.100 USD/tấn, thậm chí là 1.200 USD/tấn. Trong
khi đó, Chính phủ đưa ra hàng loạt biện pháp kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh
xã hội hướng tới tăng trưởng bền vững, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp giữ giá
bán thép. Chính điều này tạo ra sự chênh lệch lớn giữa giá thép trong nước và giá
thế giới.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 14
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
Đến cuối tháng 7 năm 2008, khủng hoảng toàn cầu bùng phát. Giá nguyên liệu
bất ngờ giảm mạnh. Chỉ trong vòng 3 tháng, từ tháng 8 đến tháng 12, giá nguyên
liệu thép đã giảm 2/3 (giá phôi chỉ còn khoảng 300 USD/tấn) so với thời kỳ đỉnh
cao. Do nhu cầu thép giảm mạnh nên các nhà sản xuất vẫn không tiêu thụ được sản
phẩm .
Ngành thép hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng dư cung nội địa tại thị

trường thép thành phẩm. Chính phủ quy định giá trần với mục đích kích thích tăng
lượng cầu tiêu thụ trong nước (vì giá bán thấp hơn giá cân bằng), đồng thời nhà sản
xuất sẽ cân nhắc di chuyển sang lĩnh vực sản xuất phôi thép thay vì nhập khẩu hoặc
có biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó gói kích cầu trị giá khoảng 6 tỷ
USD có tác động rất tốt đến sức tiêu thụ sản phẩm thép, khiến thị trường thép trong
nước mở rộng đáng kể. Nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng nhà ở nông
thôn, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà
ở cho sinh viên được tiếp thêm vốn đã được triển khai. Qua đó cân đối lại lượng
cung cầu trên thị trường.
Kết quả đạt được:
- Đầu năm 2009, giá thị trường giảm gần 70% (thép xây dựng từ mức giá bán gần
20 triệu đồng/ tấn hạ xuống còn từ 7-9 triệu đồng/tấn).
- Theo mô hình thì quy định giá trần thì lượng hàng hóa sẽ thiếu hụt nhưng thực
tế cho thấy kết quả ngược lại, thay vì thiếu hụt thì hàng lại quá thừa. Đầu năm
2009 lượng tồn kho quá lớn và dự đoán trong tương lai thì sẽ khủng hoảng thừa.
Quy định giá trần của chính phủ chỉ mang yếu tố tâm lý chứ không thực sự có
tác dụng can thiệp giá thị trường trong giai đoạn này. Chính phủ đã lựa chọn giải
pháp kích cầu hơn là bảo hộ nhà sản xuất thép trong nước.
Nguyên nhân:
- Không xét hiệu quả của các dự án, cấp phép kinh doanh quá đại tràng mà không
có biện pháp hạn chế, Lượng cung thành phẩm thép trong thực tại và tương lai
dư thừa, theo quy luật cạnh tranh, quy luật cung giá sẽ điều chỉnh thấp xuống.
- Nhiều công trình xây dựng dở dang bị ảnh hưởng do không tiếp tục triển khai
được. Do đó lượng cầu về thép giảm.
- Chưa có chính sách hiệu quả, thiết thực cho việc khuyến khích phát triển phôi
thép. Phụ thuộc nhiều vào giá phôi thép thế giới với ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu.
- Ngân sách Chính phủ bội chi nên việc đầu tư vào các dự án xây dựng còn gặp
nhiều khó khăn. Chưa đủ tăng cầu đầu ra cho sản phẩm thép.
2.2.2.2. Bảo hộ hàng trong nước: đánh thuế nhập khẩu

Trong quý 1/2009, thép nước ngoài được nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam với mức
bình quân 38 nghìn tấn/tháng thép cuộn phi 6,8 làm cho thị phần tiêu thụ thép cuộn
của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước giảm sút từ 25 – 30% xuống còn
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 15
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
20%, đặc biệt là thép cuộn từ Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
trong nước bắt đầu thấy chao đảo.
Trong 3 tháng đầu năm, tiêu thụ thép giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008, có
lúc chỉ còn một nửa. Với thép xây dựng, sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn nhất,
trong tháng 1/2009, tiêu thụ thép xây dựng chỉ bằng 56,24% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, tình trạng còn ảm đạm hơn với thép cán nguội (50,4%), ống thép
hàn (44,29%) và tôn mạ kẽm, sơn phủ màu (41,87%).
Cung lớn hơn cầu, nhưng khả năng cạnh tranh không cao, các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh thép trong nước chịu thêm sức ép từ nhập khẩu thép xây dựng.
Theo đánh giá của Hiệp hội Thép, Việt Nam là một trong những nước bị thép ngoại
cạnh tranh khốc liệt nhất.
Do có giá bán rẻ hơn thép sản xuất trong nước từ 500-700 nghìn đồng/tấn.
Lượng thép cuộn nhập khẩu năm 2009 từ các nước ASEAN và Trung Quốc vào
Việt Nam tăng vọt lên khoảng 500 nghìn tấn, tương đương khoảng 11% sản lượng
sản xuất, tiêu thụ của năm 2009 (4,6 triệu tấn), đẩy thị phần tiêu thụ thép cuộn xây
dựng trong nước giảm từ 25% xuống dưới 20%.
Trong khi đó, thị trường Việt Nam ngày càng liên thông, ảnh hưởng nhanh và
trực tiếp của việc tăng giảm giá những nguyên liệu cơ bản sản xuất thép như quặng
sắt, than mỡ, phôi thép, thép phế và một số vật tư phụ kiện khác.
Ở trong nước, thị trường thép còn chịu tác động lớn từ biến động giá cả nguyên
liệu đầu vào quan trọng như điện, than, xăng dầu. Thêm vào đó, việc tăng lương
cho cán bộ công nhân viên cũng làm tăng chi phí đầu vào…
Diễn biến giá bán thép xây dựng (loại cuộn) năm 2009.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 16
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh

Bước sang quý 2/2009 và tiếp đến cuối năm, thị trường có chiều hướng tốt
hơn. Dù không có đột biến, nhưng từ sau quý 1/2009, lượng thép tiêu thụ bắt đầu
tăng lên, kéo theo giá bán cũng tăng tương ứng.
Trong 9 tháng cuối năm, lượng thép xây dựng tiêu thụ luôn đạt khoảng 300
nghìn tấn đến trên 450 nghìn tần mỗi tháng. Trong khi đó, giá thép loại này cũng
liên tục duy trì mặt bằng giá cao hơn, nhiều lúc, giá bán thấp nhất cũng trên 11.500
đồng/kg.
Các chính sách về thuế nhập khẩu cũng được điều chỉnh theo hướng có lợi cho
sản xuất thép trong nước, như tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 5% lên 8%; tăng
thuế nhập khẩu thép xây dựng từ 12% lên 15%, thép cuộn cán nguội từ 7% lên 8%,
thép lá mạ kẽm và sơn phủ màu từ 12% lên 13%; tăng thuế nhập khẩu thép cuộn
hợp kim bora dùng trong xây dựng từ 0% lên 10%; tăng thuế nhập khẩu cáp thép từ
0% lên 3%…
Kết thúc năm 2009, ngành thép Việt Nam đã đạt được kết quả khá tốt. Sản
xuất thép xây dựng tăng trưởng 25%, tiêu thụ vượt trên 30% so với năm 2008. Sản
xuất và tiêu thụ thép cán nguội khoảng 500 nghìn tấn; ông thép hàn khoảng 570
nghìn tấn; và tôn mạ kẽm, sơn phủ màu khoảng 850 nghìn tấn.
Khép lại năm 2009, ngành thép trở thành một trong số ít ngành công nghiệp
nặng có tốc độ tăng trưởng hai con số. Sản xuất tăng 25%, tiêu thụ tăng hơn 30% so
với năm 2008 (đối với thép xây dựng), một kỳ tích sau giai đoạn khủng hoảng
tưởng chừng không dễ thoát.
Năm 2010 chỉ mới trải qua nửa đoạn đường nhưng ngành thép trong và ngoài
nước đã có nhiều biến động lớn, gây tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp
trong ngành. Kết thúc Q1-2010, ngành thép đem đến viễn cảnh sinh lợi hấp dẫn khi
giá thép thế giới và trong nước liên tục tăng cao. Tiêu thụ thép cũng tăng đột biến
trong tháng 3 (là mức tiêu thụ trong một tháng cao nhất từ trước đến nay) nhưng
chủ yếu là do yếu tố đầu cơ, góp phần đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá thép ở đỉnh
điểm vào giữa tháng 4, tăng gần 40% so với mức giá lúc đầu năm. Sang Q2-2010,
từ cuối tháng 4, giá thép thế giới và trong nước lao dốc cùng với sự chững lại của
nhu cầu tiêu thụ. Tiêu thụ bình quân hàng tháng trong Q2 giảm chỉ bằng một nửa so

với mức tiêu thụ của tháng 3. Giá phôi thép thế giới giảm mạnh kéo theo sự điều
chỉnh giá trong nước. Hơn nữa, lực mua yếu mặc dù Q2 thường là mùa cao điểm
trong khi các doanh nghiệp còn tồn kho khá nhiều dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về
giá giữa các đơn vị trong nước nhằm giải phóng hàng tồn kho, giải quyết các vấn đề
về tài chính và hoạt động, càng đẩy giá thép trong nước xuống sâu hơn.
Tháng 7-2010 giá thép tăng tới 13 triệu đồng/tấn, bước sang tháng 8, giá thép
được dự báo là sẽ chững lại do ảnh hưởng của mưa bão, các công trình xây dựng
không thể đẩy nhanh tiến độ.
Nhưng tháng 8 vừa qua, cả giá bán và lượng thép tiêu thụ đều tăng mạnh so
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 17
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
với dự báo của VSA. Chỉ trong một tháng, các công ty thép đã điều chỉnh tăng giá
bán thêm từ 700 nghìn đến 1 triệu đồng/tấn. Thép xây dựng được các nhà máy bán
ra phổ biến ở mức 13,3- 13,9 Triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT). Giá tăng mạnh
đã khiến lượng tiêu thụ mặt hàng này cũng tăng đáng kể trong tháng qua, lên mức
khoảng 460 nghìn tấn, cao hơn khá nhiều so với mức dự báo là 350- 400 nghìn tấn
trướcđó.
Tiếp tục đi ngược lại dự báo, những ngày đầu tháng 9, thay vì tăng, giá thép
trên thị trường lại có dấu hiệu chững. Hầu hết các nhà máy vẫn giữ nguyên giá bán
hồi tháng 8. Có nhà máy mặc dù không giảm giá bán, nhưng lại tăng chiết khấu cho
các đại lý.
Nguyên nhân khiến giá thép không tăng những ngày đầu tháng 9 là do những
ngày qua, giá phôi thép trên thế giới chỉ còn khoảng 600 USD/tấn, giảm đáng kể so
với mức giá 610- 630 USD/tấn hồi trung tuần tháng 8. Thép phế từ mức 420
USD/tấn, cũng giảm xuống chỉ ở mức 400- 405 USD/tấn.
Tuy vậy, hiện nay 45-47% phôi thép và 70- 80% thép phế nước ta vẫn phải
nhập khẩu, nên biến động của giá thế giới thời gian tới sẽ tác động nhiều đến giá
bán của mặt hàng thép xây dựng trong nước.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 18
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ năm 2014 trở
đi, khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu thép xuống còn 0-5%
và theo cam kết khu mậu dịch tự do trong khuôn khổ hiệp định ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung CEPT/AFTA từ năm 2006, Việt Nam có 5.000 dòng thuế chỉ còn 0-
5%, trong đó có thép và đến năm 2015 chỉ còn mức 0%. Vì vậy, trong tương lai
ngành thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức lớn hơn hiện nay.
Đặc biệt, sản phẩm thép Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt
về giá bán do chi phí sản xuất phôi thép ở Việt Nam cao gần gấp 2 lần so với thế
giới, trong khi năm 2010 được dự báo là năm mà giá cả các nguyên nhiên liệu đầu
vào như quặng, than, dầu, điện sẽ tiếp tục tăng.
Vì vậy, để ngành thép trong nước, nhất là ngành sản xuất thượng nguồn (phôi
thép) tiếp tục phát triển, Chính phủ nên tiếp tục có chính sách hỗ trợ vốn và lãi suất
đối với việc triển khai các dự án thép có hiệu quả, nhằm tạo đầu ra cho ngành sản
xuất thép. Đồng thời, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục kiểm
soát chặt chẽ các dự án đầu tư mới, các thủ tục cấp phép đầu tư ngoài quy hoạch để
bảo đảm cân đối cung cầu.
Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2010, sản xuất và tiêu thụ thép
xây dựng và các sản phẩm thép khác sẽ tăng 10-12% so với năm nay. Tuy nhiên,
cung ứng phôi thép cho sản xuất thép xây dựng trong nước chỉ đáp ứng khoảng
60%.
Như vậy, từ năm 2010, ngành thép Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt ngay chính trên sân nhà.
Bên cạnh đó, nhiều dự án thép mới đi vào sản xuất trong năm 2010 sẽ tăng thêm
sự mất cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường, dẫn tới sự cạnh
tranh quyết liệt trên thị trường tiêu thụ các sản phẩm thép xây dựng, thép cuộn cán
nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại…Chính phủ cần có chính sách giá linh hoạt và
bám sát thị trường để có những điều tiết thích hợp.
Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cường các biện pháp kiểm soát thép nhập lậu
thông qua các biện pháp thanh tra kiểm soát hải quan, sớm ban hành hàng rào kỹ

thuật nhằm hạn chế các sản phẩm nhập khẩu kém chất lượng. Nghiên cứu phương
án lập quỹ bình ổn giá thép nhằm can thiệp khi giá thế giới biến động mạnh và đồng
thời chống lại hiện tượng đầu cơ trong nước.
Nhóm 3 k19 đêm 9 Page 19
Phân tích chính sách can thiệp giá GVHD: Ts.Hay Sinh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hay Sinh (2010), Bài giảng Kinh Tế Vi Mô, ĐH Kinh tế TPHCM
- Robert S. Pindyck - Daniel L.Rubinfeld (1999), Kinh tế học vi mô
- Vũ Ngọc Anh (2008), những nét cơ bản về chính sách, Viện nghiên cứu
phát triển TP.HCM
- Website Hiệp hội thép Việt Nam,
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, www.fetp.edu.vn
- Cục quản lý cạnh tranh, www.qlct.gov.vn
- Tài liệu khác từ internet, số liệu phân tích các công ty chứng khoán:
/> /> />

×