Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

KHẢO sát văn bản và tìm HIỂU GIÁ TRỊ tồn AM THI tập của bùi HUY BÍCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM ĐÌNH NGỌC

KHẢO SÁT VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU GIÁ TRỊ
TỒN AM THI TẬP CỦA BÙI HUY BÍCH
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 60 22 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Chung


HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn
Thị Thanh Chung - người thầy đã quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tôi về học
thuật, tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Bộ môn Hán Nôm
trường Đại học Sư phạm Hà Nội - những người đã tận tâm dạy bảo chúng tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, khoa Ngữ
Văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người hỗ trợ luôn động viên
tinh thần, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015


Tác giả

Phạm Đình Ngọc


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bùi Huy Bích (1774-1818), còn có tên là Bùi Bích, tự Hi Chương, Ảm
Chương, hiệu Tồn Am, Tồn Am Bệnh Tẩu, Tồn Ông. Bùi Huy Bích là con
cháu gia tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt hay họ Bùi làng Sét (tên Nôm), là dòng
họ nổi tiếng về tài văn chương và có nhiều danh nhân. Bùi Huy Bích sống
trong thanh bần. Thú vui của ông là dạy học, làm thơ, viết sách. Ông thường
mượn thơ văn thể hiện niềm ưu thương, để lại cho người đời nhiều áng thơ
văn bất hủ.
Bùi Huy Bích viết nhiều, các tác phẩm có độ dày, nội dung lớn nhỏ
khác nhau, nhưng đều có giá trị về nhiều mặt văn học, lịch sử, triết học và
giáo dục. Hiện những bài văn trong hoạt động chính trị (biểu, tấu, khải, thư,
trát) cũng như trong đời sống xã hội (bi kí, câu đối, bài tựa, bài bạt, văn tế)
của ông vẫn còn được lưu trong nhiều sách in hay viết tay. Các tác phẩm tiêu
biểu của ông về văn có Tồn Am văn tập, Lữ trung tạp thuyết; về thơ có Nghệ
An thi tập, Bích Câu thi tập, Tồn Am thi cảo, Tồn Am thi tập. Các tập văn thơ
ông sưu tập và hợp tuyển ( ghi chép từ thời Lý Trần đến thời Lê Hiển Tông)
gồm có Hoàng Việt thi tuyển và Hoàng Việt văn tuyển.
Tồn Am thi tập là tập thơ trong hệ thống sáng tác thơ của Bùi Huy
Bích, nhưng qua khảo sát, chúng tôi chưa tìm thấy được công trình nghiên
cứu nào một cách có hệ thống về văn bản cũng như nội dung, nghệ thuật
của tập thơ này.

Là một học viên cao học chuyên ngành Hán Nôm, tôi nhận thấy tìm
hiểu thêm được một tác phẩm văn thơ cổ là việc làm ý nghĩa, giúp cho bản
thân nâng cao kiến thức, có thêm tư liệu cho việc nghiên cứu sau này. Hơn
nữa tác giả Tồn Am thi tập- Bùi Huy Bích, một tác giả có hệ thống nhiều tác
phẩm, đa dạng về thể loại, và có ảnh hưởng nhất định đến phong trào văn học

1


giai đoạn thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cho nên tìm hiểu thêm được tác phẩm của
ông là góp phần hiểu thêm về con người và tài năng trong nghệ thuật thơ ca
của ông cũng như hiểu sâu hơn về thời đại lúc bây giờ.
Vì vậy mong muốn của người nghiên cứu là tìm hiểu về tác phẩm
một cách cơ bản, để có cái nhìn khái quát về tác phẩm, từ đó nắm bắt được
tư tưởng nội dung cũng như nghệ thuật của nó. Chính vì thế chúng tôi tiến
hành đề tài “Khảo sát văn bản và tìm hiểu giá trị Tồn Am thi tập của
Bùi Huy Bích”.
2. Lịch sử nghiên cứ vấn đề
Chúng tôi tiến hành tìm hiểu về các vấn đề như sau:
2.1. Lịch sử nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Huy Bích
Dưới đây là những công trình, bài viết tham luận về cuộc đời và sự
nghiệp của Bùi Huy Bích mà chúng tôi tìm hiểu được:
- Từ điển văn học, Bộ mới ( Nxb Thế giới, 2004) giới thiệu về Bùi Huy Bích.
- Lược truyện các tác gia Việt Nam, Trần Văn Giáp chủ biên (Nxb
KHXH, Hà Nội 1971) giới thiệu sơ lược về tác giả và những tác phẩm của
Bùi Huy Bích ( tr 339- 340).
- Bộ Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (nguồn tư liệu văn học,lịch sử Việt
Nam) của Trần Văn Giáp (NXB Văn hóa Hà Nội, 1984) với mục đích thống
kê, khái quát về hiện trạng các văn bản Hán Nôm đã làm một việc rất giá trị
cho công việc khảo cứu đó là: Giới thiệu về tác giả Bùi Huy Bích ở phần tiểu

truyện ( trang 273, tập I).
- Tìm hiểu Bùi Huy Bích_ Trương Chính, Tạp chí Văn học số 3-1975.
Bài viết gồm 11 trang khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Bùi Huy Bích.
Tác giả ca ngợi Bùi Huy Bích với nhiều tác phẩm nổi tiếng và có giá trị, nên
theo ông cần khai thác, nghiên cứu kỹ về những trước tác của ông để lưu giữ

2


như một tư liệu quý và bổ sung những đóng góp của ông cho nền văn học
nước nhà.
- Danh nhân văn hóa Bùi Huy Bích 1744 – 1818, Bùi Hữu Nghị, Phạm
Đình Nhân- Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt
Nam ( 1998). Trong sách có nhiều bài viết liên quan đến tác giả, tác phẩm của
Bùi Huy Bích.
- Bùi Huy Bích, danh nhân truyện kí- Trúc Khê, Nxb Hà Nội, 1998.
Tác giả đã giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp văn thơ Bùi Huy Bích.
- Bùi Huy Bích, đại danh Nho Việt Nam cuối thế kỷ XVIII- Trí thức
Việt Nam thời xưa, Vũ Khiêu, Nxb Thuận Hóa 2006.
- Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích - Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hiền, Đại học KHXH&NV, 2008. Trong luận văn
tác giả đã trình bày về tiểu sử, sự nghiệp của Bùi Huy Bích và đi sâu nghiên
cứu về văn bản, giá trị của tác phẩm Hoàng Việt văn tuyển trong hệ thống thi
tuyển Việt Nam.
- Nghiên cứu văn bản học Hoàng Việt thi tuyển của Tồn Am Bùi Huy
Bích- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Dung, Đại học KHXHNV, 2010.
Luận văn đã nghiên về tác giả Bùi Huy Bích và đi sâu vào công tác văn bản
học của Hoàng Việt thi tuyển.
- Khảo sát thể loại thơ Ngũ ngôn trong Hoàng Việt thi tuyển - Luận
văn Thạc sĩ của Mai Diệu Thúy, Đại học SPHN, 2012. Luận văn đã nghiên

cứu về tác giả Bùi Huy Bích và đi sâu nghiên cứu về thể loại thơ Ngũ ngôn
trong Hoàng Việt thi tuyển.
Như vậy, các bài viết tham luận, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu
mới chỉ đề cập đến vấn đề về tiểu sử, sự nghiệp chung của Tồn Am Bùi Huy
Bích mà chưa đi vào nghiên cứu sự nghiệp thơ ca và tác phẩm Tồn Am thi tập.

3


2.2. Lịch sử nghiên cứu về tác phẩm Tồn Am thi tập
- Theo khảo sát của chúng tôi, cho đến nay vấn đề tìm hiểu về tác phẩm
Tồn Am thi tập mới chỉ có những bài viết, hoặc các công trình nhắc đến tên
tác phẩm này trong khi giới thiệu các tác phẩm của ông trong đề tài của mình.
Đó là bài viết của tác giả Bùi Hạnh Thẩn trong các sách Danh nhân văn hóa
Bùi Huy Bích (trang 135); sách Bùi Huy Bích, Danh nhân truyện ký - Trúc
Khê, Nxb Hà Nội 1998.
- Về mặt văn bản học và hệ thống nội dung cũng như nghệ thuật của
tập thơ, theo tìm hiểu của chúng tôi hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên
cứu nào tìm hiểu một cách cụ thể.
- Trong quá trình tìm hiểu về thơ Bùi Huy Bích trong các sách như
Tổng tập Văn học Việt Nam, Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam, Danh
nhân Hà Nội, Các tác gia Hán Nôm Thăng Long- Hà Nội, Danh nhân văn
hoá Bùi Huy Bích, chúng tôi đã tìm ra được 14 bài dịch trong hệ thống các bài
thơ trong Tồn Am thi tập. Đó là các bài: Vãn độ Bình Lãng khê ( Phạm Tú
Châu dịch), Đề Cổ Mễ sơn tự lâu chung, Thu hiểu đăng Phổ Linh tự chung
lâu ( Bùi Quảng Tuân dịch), Thu dạ, Khê kiều tế nguyệt, Qua Quang Liệt
thôn quan thủy ngưu ma cam giá tương, Thôn trang hàn dạ nhiên sơn mộc dĩ
tự ôn nhân tác và Túc Thạch Xá (Trúc Khê dịch), Sài Sơn tự ( Bùi Hạnh Cẩn
dịch), Vãn hành quách ngoại ký kiến (Nguyễn Vinh Phúc dịch), Quang Liệt
xã giang thượng ngâm ( Phạm Đình Nhân dịch), Quá Liên Sơn tự ( Bùi Văn

Chất dịch), Phú Nghĩa sơn hành vũ trung tác( Đỗ Ngọc Toại dịch), Kí gia đệ
(Trần Lê Văn dịch). Đây cũng chính là nguồn tư liệu quý báu giúp chúng tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Văn bản Tồn Am thi tập của Bùi Huy Bích kí hiệu là A.2986 tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm.

4


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát văn bản Tồn Am thi tập, kí hiệu là A.2986. Luận văn so sánh
văn bản Hán Nôm khác có liên quan đến tác phẩm Tồn Am thi tập, đó là tác
phẩm Tồn Am thi cảo [存庵詩稿] hiện đang lưu giữ tại Thư viện Viện nghiên
cứu Hán Nôm, kí hiệu VHv.86 – đây là tác phẩm gồm 3 tập thơ: Thoái hiên thi
tập [退軒詩集], Bích Câu thi tập [壁溝詩集], Nghệ An thi tập [乂安詩集] .
- Nghiên cứu giá trị của Văn bản Tồn Am thi tập.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ và dự kiến đóng góp của đề tài
4.1. Mục tiêu
- Xác định được các đặc điểm của văn bản Văn bản Tồn Am thi tập
- Tìm hiểu các đặc trưng và giá trị của tập thơ
- Khẳng định được tài năng thi ca của tác giả Bùi Huy Bích
4.2. Nhiệm vụ
- Khảo sát văn bản Văn bản Tồn Am thi tập.
- Nghiên cứu giá trị Văn bản Tồn Am thi tập để thấy được giá trị nổi
bật của nội dung và nghệ thuật của tập thơ.
- Chú dịch 31 bài thơ trong tập Văn bản Tồn Am thi tập.
4.3. Dự kiến đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài này, chúng tôi dự kiến được những đóng góp như sau:

- Về nghiên cứu văn bản Văn bản Tồn Am thi tập: Xác lập được một
văn bản tốt nhất về tập thơ, làm tiền đề nghiên cứu sâu hơn tác phẩm này
cùng những sáng tác khác của tác giả Bùi Huy Bích.
- Về nghiên cứu giá trị nội dung Văn bản Tồn Am thi tập: Bước
đầu khái quát nội dung, từ đó đánh giá tư tưởng và tình cảm của tác giả
qua tập thơ.
- Về giá trị nghệ thuật Văn bản Tồn Am thi tập: làm nổi bật sự đa
dạng về thể thơ, sự linh hoạt trong trong sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

5


5. Về dịch chú Văn bản Tồn Am thi tập
Đưa ra được bản dịch tương đối rõ ràng, sát với nội dung, làm cơ sở
nghiên cứu sâu hơn về tác phẩm.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp văn bản học: Phương pháp văn bản học, với các thao tác
cụ thể như thống kê, phân loại, so sánh, lý giải các dị văn, dị tự… được tiến
hành trong quá trình khảo sát văn bản nhằm xác định thiện bản.
Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Phương pháp nghiên cứu văn học
sử, với thao tác chủ yếu là so sánh, đối chiếu, được sử dụng để khẳng định giá
trị của thi tập.
Phương pháp dịch chú tác phẩm Hán Nôm: phương pháp này được sử
dụng trong quá trình phiên âm, dịch nghĩa, chú giải các tác phẩm.
Các phương pháp liên ngành: được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
các vấn đề tổng hợp của luận văn.
7. Cấu trúc luận văn
Phần chính văn của luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết
luận. Trong đó, phần Nội dung được chia làm 3 chương, dự kiến các chương
như sau:

Chương 1: Giới thiệu tác giả Bùi Huy Bích và tác phẩm Tồn Am thi tập.
Chương 2: Khảo sát văn bản Tồn Am thi tập.
Chương 3: Nghiên cứu giá trị Tồn Am thi tập.
Ngoài ra còn có phần phụ lục (phần phiên âm dịch nghĩa, văn bản Tồn
Am thi tập) và phần Tài liệu tham khảo.

6


NỘI DUNG
Chương 1
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ BÙI HUY BÍCH
VÀ SỰ NGHIỆP THƠ CA CỦA ÔNG
1.1. Vài nét về Bùi Tồn Am [裴存庵]
1.1.1. Tiểu sử
Bùi Huy Bích là một tác gia lớn của dân tộc đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm, tìm hiểu. Để có được cái nhìn tổng quan về tác giả của Tồn Am
thi tập, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước,
trong đó chủ là cuốn Danh nhân văn hóa Bùi Huy Bích (1998) - Trung tâm
Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam và Luận văn thạc sĩ
Khảo sát thể loại thơ ngũ ngôn trong Hoàng Việt thi tuyển của Mai Diệu
Thúy (2012). Dưới đây, chúng tôi xin trình bày tóm lược về tiểu sử của ông.
Bùi Huy Bích [裴輝壁] còn gọi là Bùi Bích [裴壁] ), tự là Hy Chương
[希章], hiệu là Tồn [存庵], Tồn Ông [存翁], Tồn Am Bệnh Tẩu [存庵病叟].
Ông sinh này 28 tháng 8 năm Giáp Tí [甲子] 1744, tại làng Định Công [定公],
huyện Thanh Trì [叟池], nay thuộc ngoại thành Hà Nội; mất ngày 25 tháng 5
năm Mậu Dần [戊寅] 1818, thọ 75 tuổi.
* Quê hương:
Bùi Huy Bích ở làng Thịnh Liệt [ 盛列 ], là một làng quê rất cổ kính,
nằm cạnh kinh thành Thăng Long [ 昇龍]. Xưa làng có tên Cổ Việt [ 古越],

đến thế kỉ thứ XV mới có tên là Thịnh Liệt, tên Nôm là làng Sét. Gia tộc họ
Bùi làng Thịnh Liệt này bắt đầu từ thôn Giáp Nhị. Vào đầu thế kỉ XIX, làng
Thịnh Liệt, thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn

7


Sơn Nam Thượng. Ngày nay, Thịnh Liệt , thuộc quận Hoàng Mai của thành
phố Hà Nội.
Làng Thanh Liệt quê hương cụ Bùi Huy Bích có truyền thống kính thọ,
không chỉ có văn chỉ mà còn có cả thọ chỉ, rất hiếm thấy ở các làng quê văn
hiến khác. Thọ chỉ, giống như văn chỉ, là một đền trong làng, nhưng không
dùng đẻ tôn vinh các danh nhân văn hóa mà để tôn vinh người lớn tuổi (từ 70
tuổi trở lên, đặc biệt là các cụ trên 100 tuổi), đề cao các đức của các vị cố lão
để con cháu noi theo. Danh sĩ Bùi Huy Bích chính là người viết văn bia cho
đền Ông Thọ của làng. Qua văn bia, biết mỹ tục của làng, những cụ 100 tuổi
trở lên là Quốc lão, được thờ tại đền Thọ Chỉ; các cụ trên 90 tuổi là bậc
Hương lão, cũng được phối thờ theo; các cụ trên thì được đặt bài vị thờ ở hai
bên Tả, Hữu. Hàng năm lấy ngày 10 tháng 2 và 10 tháng 8 làm lễ, có văn tế
và nghi lễ trịnh trọng. Việc thờ, tôn vinh các bậc tiền lão vẫn được duy trì
theo nghi thức cổ truyền. Các cụ thọ 70 tuổi (nam và nữ) vẫn được khắc tên
đặt hai bên bệ thờ trong đền ông thọ ngày xưa. Ngày tế lễ hàng năm (nay do
các cụ cao tuổi trong làng phụ trách) vẫn được các cụ trong làng, trong
phường, kể cả các cụ đang làm ăn, sinh sống ở khắp mọi nơi về tham dự; làm
cho ngày nay thực sự là ngày trọng thọ của dân làng. Những tục lệ tốt đẹp về
trọng thọ, tôn kính các vị tiền lão đã được dân làng nơi đây gìn giữ hàng trăm
năm, nay ngày càng trân trọng.
Dòng họ:
Dòng họ Bùi [裴] làng Thịnh Liệt là một dòng họ nổi tiếng đã đóng góp
nhiều nhân vật quan trọng cho các thời đại trong thời gian đầu thế kỉ XV đến

đầu thế kỉ XX, cũng như nhiều văn hào, tác gia…của nền văn hóa Việt Nam
trong năm thế kỉ đó. Ca ngợi dòng họ Bùi, trong Kiến văn tiểu lục…Lê Qúy
Đôn viết: “Con cháu sinh sôi nảy nở, công nghiệp rạng rỡ vẻ vang. Từ thời Lê

8


trung hưng, bày tôi thế kế, tộc thuộc lớn lao, nói đến nhà quý hiển nhất, chỉ có
họ Bùi mà thôi”.
Dựa theo tài liệu và gia phả của nhiều gia đình thì nguồn gốc của gia
tộc họ Bùi làng Thịnh Liệt là từ làng Cát Xuyên, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà
Trung, trần Thanh Hóa (nay là huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh hóa). Khoảng
cuối thời nhà Hồ, vì chiến tranh giữa Việt Nam với nhà Minh, gia tộc này dọn
đến làng Định Công , huyện Thanh Đàm (sau này là Thanh Trì), phủ Thường
Tín, trấn Sơn Nam Thượng (gần thành Thăng Long). Ngay sau đó, nghe theo
lời của một thầy phong thủy Trung Hoa thông hiểu về phong thủy, gia tộc này
lại dọn sang làng ngay bên cạnh-làng Thịnh Liệt.
Thủy tổ của dòng là người có tên là Chí Đức. Cụ sống trong khoảng từ
cuối thế kỳ XIV đền đầu thế kỷ XV, và cũng là người đã đưa gia đình từ
Thanh Hóa đến gần Thăng Long. Cụ Chí Đức có một người con tên là Trung
Thức.Trung Đức lấy con gái nhà Cao là Cao Thục Tịnh. Về sau, khi gia đình
trở nên quý hiển có nhiều con cháu làm quan trong triều, Trung Đức được vua
nhà hậu Lê phong tước Diễn Phúc Bá, chức tả thị lang và tên hiệu là Tả Dụ.
Như vậy, Hoằng Hóa là quê tổ, Định Công là quê gốc, làng Thịnh Liệt
là nơi khởi phát dòng họ Bùi lừng danh thiên hạ. Từ khi định cư tại làng
Thịnh Liệt, gia tộc họ Bùi này đã đã đóng góp nhiều nhân tài trong lịch sử
Việt Nam. Số người làm quan trong họ rất nhiều, trong đó những người giữ
chức vụ quan trọng và tiêu biểu trong triều đình như: Bùi Xương Trạch [裴昌
叟 ], Bùi Huy Bích[ 裴 輝 璧 ], Bùi Trụ [ 裴 叟 ], Bùi Vịnh [ 裴 詠 ], Bùi Bỉnh
Uyên[裴秉淵], Bùi Công Cẩn[裴公瑾], Bùi Bỉnh Quân[裴秉君], Bùi Xương

Tự[裴昌嗣], Bùi Dụng Tân[裴用賓], Bùi Bỉnh Trục[裴秉軸], Quốc Tử Giám
bạ [國子監簿],...

9


Các văn bia Tiến sĩ tại Văn miếu Hà Nội còn ghi tên của bốn vị Tiến sĩ
của dòng họ này:
- Bùi Xương Trạch: đệ tam giáp tiến sĩ năm 1478
- Bùi Vịnh: bảng nhãn năm 1532
- Bùi Bỉnh Quân: tiến sĩ năm 1619
- Bùi Huy Bích: hoàng giáp năm 1769
Số người thi đỗ cử nhân trong các kỳ thi Hương cũng khoảng 20
người, như Bùi Phổ, Bùi Bỉnh Khiêm, Bùi Xương Nghị, Bùi Xương Tự,
Bùi Nhữ Tích,…
Ngoài ra dòng họ Bùi còn đóng góp rất nhiều vào văn hóa và văn học
Việt Nam với nhiều tác phẩm của nhiều tác gia. Nổi tiếng nhất là Bùi Huy
Bích ( Tồn Am thi tập, Bích Câu thi tập, Nghệ An thi tập, Hoàng Việt thi
tuyển, Hoàng Việt văn tuyển…), Bùi Bỉnh Trục ( Đản trai trích đối, Đản
trai công thi…), Bùi Phổ ( Mão Hiên văn tập, Bùi thị gia phả..),…và nhiều
văn hào khác.
1.1.2. Cuộc đời
*Tuổi thơ:
Bùi Huy Bích là con trai thứ hai trong gia đình có ba người con. Trên
ông có chị gái và dưới ông có em trai. Mẹ ông mất khi ông còn nhỏ, gia đình
rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Cha ông đi dạy học ở Hải Dương, mang theo ba
con đến làng An Lâu, huyện Thanh Miện. “Thủa nhỏ, Bùi Huy Bích thể chất
bạc nhược, thường hay ốm yếu luôn. Miệng ngọng, tiếng rè. Hai cái răng cửa
khểnh lên mà một cái lộ ra hẳn ngoài. Ông bà Trúc Viên đã từng khó khăn về
những lần sinh đầu, nay thấy con yếu ớt kheo khư, lấy làm lo ngại. Một lần

ông bà gọi một ông thầy số đến nhờ xem tuổi, vì ông bà hay tin thuật số. Thầy
số bảo cậu bé sinh năm Giáp Tí, đó là mệnh kim, vậy nên đặt cho cậu cái tên

10


có kèm chứ thổ, để lấy nghĩa “ kim thổ tương sinh”cho tốt. Nhân thế, ông đặt
tên cho con là Bích[壁], vì nửa dưới chữ Bích ghép bằng chữ thổ[土]”1.
Bùi Huy Bích tuy bề ngoài có vẻ ốm yếu, nhưng bên trong lại có khiếu
thông minh.
Năm 17 tuổi, Huy Bích đến học ông nghè Nguyễn Bá Trữ, hiệu Thân
Trai2 người cùng huyện. Học được một tháng, ông Thân Trai hỏi :
- Ngày trước anh học ở đâu?
Huy Bích thưa là học phụ thân ở nhà. Thân Trai khen:
- Ít có một gã thiếu niên thông tuệ như vậy.
Huy Bích đọc sách cốt tìm lấy đại ý của một chương tiết. Mỗi khi hỏi,
tất là những câu hỏi đích đáng. Thầy và bạn đều mến phục lắm, và rất tin ở
Huy Bích sẽ có một tiến trình rộng xa, chưa biết đâu mà hạn lượng được.
*Giai đoạn khoa cử:
Năm 19 tuổi, Bùi Huy Bích đi thi khoa Hương, đỗ ngay Hương cống.
Đó là năm Nhâm Ngọ niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23(1762). Năm sau ông đi thi
Hội, không trúng cách. Từ đó ông đến học ở trường quan bảng nhãn Lê Quý
Đôn3 người huyện Diên Hà, ông bảng Lê rất khen ngợi tài học.
Bấy giờ chúa Trịnh là Tương Vĩnh Sâm, một vị chúa không được lòng
phần nhiều các bậc sĩ phu. Bùi Tồn Am thấy thời chính như vậy thì rất buồn
nản về đường sĩ tiến. Thêm sự việc Thái tử Lê Duy Vỹ bị bắt bỏ ngục, ông
càng thêm chán ngán, chẳng thiết gì đi thi để đỗ đạt làm quan. Nhưng sau
nghe lời khuyên của cha, năm Kỷ Sửu [己丑] 1769, niên hiệu Cảnh Hưng 30,
ông nộp quyển đi thi. Khoa thi Hội năm ấy có 9 người được trúng cách, đứng
đầu là ông Ngô Duy Viên người làng La Khê huyện Từ Liêm. Trong 9 người

1
2

Bùi Huy Bích, Tạp chí Tân Dân, 1944 – VV-D1/249 ĐHPHN
Tiến sĩ khoa Giáp(1754) niên hiệu Cảnh Hưng.

Lê Quý Đôn (chữ Hán: 黎貴惇, 1726 - 1784), tên thuở nhỏ là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu (允厚),
hiệu Quế Đường; là quan thời Lê trung hưng, là nhà thơ, và là "bác học lớn của Việt Nam trong thời phong
kiến"(Theo GS. Văn Tân, "Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn", tr. 306.).
3

11


trúng cách ấy thì Bùi Huy Bích là một. Tiếp sau ông đỗ thi Đình, đỗ Hoàng
Giáp- hạng Tiến sĩ thứ tư sau Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Năm đó,
ông mới 25 tuổi. Sau khi vinh quy bái tổ, ông được bổ nhiệm làm Hiệu lý [ 校
理] ở Hàn lâm viện [翰林院], làm thị giảng. Từ đó, ông bước chân vào chốn
quan trường.

H1.1.
Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Kỷ Sửu niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 30
(1769)
*Thời kỳ làm quan:
Sau khi thi cử đỗ đạt, Bùi Huy Bích được cử giữ chức Hiệu Lý, thuộc
Hàn lâm viện. Đây là một chức quan nhàn rảnh, Tồn Am thường ở nhà đọc
sách, hoặc về làng thăm cha hầu hạ thuốc thang.

12



Năm Cảnh Hưng 31( 1770), Tồn Am được thăng lên chức Thị chế [ 侍
制]. Tiếp đó được thụ chức Thiêm sai1 [叟差], kiêm chức Đông cac hiệu thư
[東閣校書].
Năm Cảnh Hưng 38( 1777), ông vào lãnh chức Đốc đồng 2 [ 督 同 ] ở
Nghệ An. Sau đó ông phụng sai vào Thuận Hóa tuyên dụ. Thuận Hóa nguyên
là đất cưa chúa Nguyễn trước, triều đình mới sai quân vào đánh chiếm được
thừa khi đất ấy có biến- loạn Tây Sơn. Tồn Am vào Thuận Hóa làm xong
công việc trở ra, thảo tờ điều trần về công tội của các tướng sĩ, cũng như là
tình hình sinh sống, bệnh tật ở dân chúng rất là tường tận.
Gặp khi miền Trấn Ninh3 có giặc Mường Thai kéo vào làm loạn, triều
đình sai Tương đông hầu Nguyễn Xuân Phủ đem quân dẹp, và sai Tồn Am đi
với Tương đông hầu, làm chức Tham hiệp nhung vụ. Năm thứ 41 Cảnh Hưng,
ông trở về Vĩnh Doanh, được phong lên chức Hiệp trấn [ 協 鎭 ] Nghệ An,
kiêm chức Tham chính [參政].
Sau 5 năm ở đất Nghệ An, đến năm Tân Sửu [ 辛丑 ] niên hiệu Cảnh
Hưng thứ 42 (1781), ông được chúa Trịnh Tĩnh Vương triệu về, trao cho chức
Nhập nhị bồi tụng [入侍陪從], chỉ sau chức Bồi tụng4 [陪從]. Song về đến
Kinh, ông đệ khải văn vào vương phủ lấy cớ là ốm yếu xin từ chức. Lý do
thực là vì ông nghĩ Tĩnh Vương không phải là vị chúa hiền minh, chính sự
phần nhiều mục nát, nay mình chen chân vào chính phủ, vị tất đã tài gì uốn
1

Chức Thiêm sai có nhiệm vụ xét lại các sự việc kiện tụng. Đặt ra từ thời vua Lê Hy Tông.
Chức Đóc đồng được đạt ra từ thời Lê trung hưng, dùng cho quan tứ phẩm, ngũ phẩm trở xuống.
3
Một phủ ở về thượng du trấn Nghệ An( tỉnh Nghệ An bây giờ).
4
Tương đương chức Phó Thủ tướng ngày nay
2


13


nắn lại được. Nhưng khi mang khải thư vào, Tĩnh Vương nhất định không
chuẩn hứa, Tồn Am không được lui về như ý muốn của mình. Khi chúa Trịnh
Sâm bỏ con trưởng Trịnh Tông [鄭棕] để lập con thứ Trịnh Cán [鄭叟] của
Tuyên phi Đặng Thị Huệ [ 鄧 氏 蕙 ], ông đã ra sức can ngăn, nhưng không
thành. Chính vì Trịnh Sâm phế con trưởng, lập con thứ nên đã xảy ra loạn
trong triều khi chúa qua đời. Trịnh Tông lật đổ Trịnh Cán để lên ngôi, cách
chức Tham tụng của Phan Lê Phiên 1, và mời Bùi Huy Bích ra làm Hành tham
tụng [行參從], tước Kế liệt hầu, hy vọng ông có thể cứu vãn được tình thế do
loạn kiêu binh gây ra. Sau đó, do xảy ra nhiều chuyện ngờ vực, ông từ quan
về dưỡng bệnh tại phường Bích Câu [碧溝], Hà Nội [河叟], gần hồ Tú Uyên
[ 秀 淵 ], năm ấy mới ngoài 40 tuổi2. Đến năm Bính Ngọ, quân Tây Sơn lấy
danh nghĩa “ phù Lê diệt Trịnh” kéo ra Bắc, Trịnh Tông điều ông ra mặt trận
làm đốc chiến. Tây Sơn diệt Trịnh không lâu thì Lê Hiển Tông [黎顯宗] mất,
cháu là Chiêu Thống [ 昭 統 ] lên thay. Chiêu Thống mời ông ra làm Bình
chương sự [ 平章事] kiêm Tham tụng, nhưng ông từ chối. Khi Nguyễn Huệ
[阮惠] lên ngôi vua và đánh tan quân Thanh (1789) có mời các danh thần đời
Hậu Lê [後黎] ra giúp nước nhưng ông không hợp tác. Đến triều Nguyễn [阮
朝 ], ông được trọng đãi nhưng vẫn xin sống thanh nhàn ở quê cho đến khi
mất( 1818).
*Từ khi trí sĩ:
1
2

Cùng phe với mẹ con Trịnh Cán.
Năm Quý Mão, 1789.


14


Tuổi già, ông lấy thơ văn làm vui, thường cùng em là Bùi Cảnh, cháu
họ là cử nhân Bùi Trục 1, anh em chú cháu xướng họa thơ từ. Ngoài ra ông
còn ông còn dạy con cháu học thi lễ. Có khi rong chơi cùng một số người bạn
cũ, người bạn thân thiết nhất của ông là ông Phạm Lập Trai.
Ông thường sai các con biên chép những thơ văn của mình. Những
khi con cháu học hành được lúc nhàn rỗi thường bảo đem ra ngâm đọc để
giảng bảo cho đại ý. Ông mở lớp dạy học, người nào muốn đến học, trước
hết tiên sinh xét trước về tính cách con người, có đáng nhận mới làm lễ
nhập môn. Sự dạy thì cốt khiến kẻ học tìm hiểu nghĩa lý trong sách, chữ
viết phải chon gay ngắn, nói , làm, lui, tới phải cung cẩn, còn sự tập luyện
văn trường ốc chỉ là việc phụ. Những người được ông giảng dạy, trước và
sau chỉ có vài mươi người tất cả, bởi hay đau yếu nên không chịu thu nhận
nhiều. Hai vị danh thần của bản triều là Hà Tôn Quyền và Doan Uẩn đều đã
từng là môn đệ của ông.
Từ năm Nhâm Tuất (1802) trở về sau, ông ở luôn tại quê nhà, cứ những
ngày sóc, ngày vọng và ngày chính đán2, vận mũ áo nhà nho ngay ngắn, cùng
con em vào làm lễ ở từ đường, và giảng giải cho biết ý nghĩa của lễ. Như thế
trong mười mấy năm tuy già yếu nhưng vẫn không trễ nải. Những nhà thân
thích, bạn bè, thông gia khi có việc vui, buồn lớn dù trong khi đau yếu cũng
gắng gượng đến, có khi xa đến nửa ngày cũng không quản ngại.
Tháng 5 năm Mậu Dần [ 戊 寅 ] niên hiệu Gia Long [ 嘉 隆 ] thứ
17(1818), ông bị bệnh, không muốn ăn uống gì cả, hơi thở ngắn và tiếng
nhỏ dần đi. Khi bệnh đã gần nguy, ông còn đọc cho con cháu nghe một bài
thất ngôn tứ tuyệt. Người nhà hỏi về hậu sự, ông nói: Tên hiệu của ta là
1

Trưởng họ Bùi.

Ngày sóc là ngày mồng một, đầu tháng âm lịch (sóc là mở đầu); ngày vọng là ngày rằm âm lịch (vọng là
trông), ngày ấy mọi người thường ra sân ngắm trăng; Sáng mùng Một Tết, còn gọi là ngày Chính đán, người
Việt thường tổ chức tụ họp đông đủ con cháu để cúng tổ tiên và chúc Tết ông bà.
2

15


Tồn Am, vậy lấy ngay đó làm tên thụy. Khi táng trước hết phải làm lễ cáo
ở từ đường. Tang ma cốt cho đủ lễ mà thôi, còn những lối th ế tục vẫn dung,
rất chớ nên bắt chước.
Ngày 25 tháng 05, ông tạ thế, thọ 75 tuổi.
Ông mất đi, sĩ phu xa gần nghe tin, hết thảy đều thương tiếc. Người ta
thương tiếc, không phải vì ông là người đã từng lập nên những sự nghiệp gì to
lớn trong lịch sử, mà bởi ông là một nhà văn học đạo đức, sinh gặp thời suy
kém, lễ giáo tiêu mòn, kỷ cương đổ nát, học đỗ đến Hoàng giáp, làm quan đến
chức tể tướng, mà đến khi về già sống đạm bạc, trước sau vẫn giữ mình một
cách cao sạch, không chịu đắm sa vào những vẩn đục của dòng đời.
1.2. Sự nghiệp thơ ca
Xuất phát từ vốn thông minh tài phú từ nhỏ, Bùi Huy Bích sinh thời vào
buổi chính trị rối ren, nên sự nghiệp quan trường không được mãn ý. Bởi thế
Bùi Huy Bích đã tập trung vào việc sưu tầm và nghiên cứu thơ văn, sáng tác
văn học, mở lớp dạy học trò. Ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm
đồ sộ, có giá trị về nhiều mặt: lịch sử, văn học, triết học, giáo dục. Trước tác
của ông gồm cả hai mảng văn và thơ, hầu hết viết bằng chữ Hán. Về văn, sáng
tác có Lữ trung tạp thuyết [呂忠雜說], Tồn Am văn cảo [存庵文稿], biên soạn
có các tác phẩm Hoàng Việt văn tuyển [皇越文選], Ngũ kinh tiết yếu[五經節
要], Tính lý tiết yếu[性理節要], Chu lễ tiết yếu[周禮節要], Thư kinh tiết yếu
[書經節要], Tứ thu tiết yếu [四書節要], Luận ngữ tiết yếu [論語節要], Ngũ
kinh tiết yếu diễn nghĩa [五經節要演義]....Tuy nhiên do mục đích của luận

văn, nên trong sự nghiệp sáng tác ở đây, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về
sự nghiệp thơ ca của ông.

16


Bùi Huy Bích viết thơ nhiều, qua quá trình tìm hiểu và khảo sát về sự
nghiệp thơ ông, chúng tôi tiến tiến hành lập bảng thống kê các thi tập do ông
sáng tác và tuyển tập Hoàng Việt thi tuyển do ông biên soạn như sau:
Bảng 1.1: Thống kê các tập thơ của Bùi Huy Bích
STT

Tên tập thơ

01
02
03
04
05

Bích Câu thi tập (tiền tập)
Bích Câu thi tập (hậu tập)
Thoái Hiên thi tập (quyển 1)
Thoái Hiên thi tập (quyển 2)
Thoái Hiên thi tập (quyển 3)

06

Nghệ An thi tập (quyển thượng)


07

Nghệ An thi tập (quyển hạ)

Kí hiệu
các biệt tập hoặc vựng tập1
VHv.86/1
VHv.86/2
VHv.86/2
VHv.86/2
VHv.86/2
VHv.86/1, A.602
A.2831
VHv.86/1, A.602
A.2831

08
Hoàng Việt thi tuyển
A.608
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là Tồn Am thi tập, theo khảo
sát của chúng tôi, thực chất đây là tập thơ được tuyển chọn từ các tập thơ
khác của Bùi Huy Bích, đó là Bích Câu thi tập , Nghệ An thi tập và
Thoái Hiên thi tập.
Trong các tập thơ được thống kê trong bảng B1, chỉ có Hoàng Việt thi
tuyển là tác phẩm biên soạn, không có các bài thơ được tuyển chọn trong Tồn
Am thi tập cho nên chúng tôi trình bày khái quát. 7 tập còn lại được gộp lại
thành ba tập là Bích Câu thi tập , Nghệ An thi tập và Thoái Hiên thi tập, và ba
tập này sau lại được gộp lại trong một vựng tập có tên gọi là Tồn Am thi cảo.
Vì thế để nhất quán trong nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
các tập thơ trên trong văn bản của Tồn Am thi cảo để đối chiếu, so sánh với

Tồn Am thi tập, làm rõ vấn đề của đề tài đã đặt ra.
1

Biệt tập: tác phẩm chép riêng tập.Vựng tập: tác phẩm đan xen nhiều tập hoặc nhiều tác giả.

17


Về Tồn Am thi cảo [存庵詩稿], theo như “Di sản Hán Nôm Việt Nam,
thư mục đề yếu” thì tập thơ bao gồm 681 bài thơ viết vịnh thời tiết, danh
thắng, di tích lịch sử, nhân vặt lịch sử, nhân vật lịch sử, đề tặng….
Nhưng hiện nay theo chúng tôi khảo sát cho thấy có sự khác biệt về số
lượng bài thơ: Tập thơ gồm 176 tờ (252 trang) với 507 bài thơ. Tác phẩm
gồm hai tập được chia làm 7 quyển, tập 1 gồm 3 quyển( Bích Câu tiền tập,
Nghệ An tập thượng, Nghệ An tập hạ), tập 2 gồm 4 quyển (Bích câu hậu tập,
Thoái hiên tập 1, Thoái hiên tập 2, Thoái hiên tập 3). Toàn văn bản được
trình bày dưới hình thức viết tay, khổ giấy 29.5cm x 17.5cm, 2 tựa, 4 bạt.
Tập thơ có hai bài tựa, một là của Phạm Nguyễn Du viết năm Nhâm
Dần [壬寅] 1782, một là của Lê Quý Đôn viết lời tựa năm Quý Mão [ 癸卯]
niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4(1783). Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi khảo
sát, đối chiếu phần chữ Hán với tập Tồn Am thi tập.
- Bích Câu thi tập [碧溝詩集] bao gồm tiền tập, là những sáng tác khi
ông mới ra làm quan, trú tại phường Bích Câu và hậu tập là những bài thơ
làm trong thời gian ông trở về kinh đô giữ chức Bồi tùng, Tham tụng. Hiện
nay chúng tôi chỉ tìm được tập thơ mang tên này dưới dạng chép tay trong tập
Tồn Am thi cảo của ông, có ký hiệu VHv.86, được lưu trữ tại Thư viện Viện
nghiên cứu Hán Nôm.
+ Theo khảo sát của chúng tôi Bích Câu tiền tập là tập thơ gồm 69 bài
thơ thuộc thể loại thơ thất ngôn. Thi tập được trình bày dưới dạng viết tay,
khổ giấy 29.5cm x 17.5cm. Tập thơ do một người chép, thể chữ hành đá thảo,

được chép tương đối sạch sẽ, ít dập xóa. Các bài thơ được trình bày theo lối
viết cổ, viết từ trên xuống, từ phải qua trái. Toàn tập có 27 tờ ( 53 trang), mỗi
trang 16 dòng, chia hai mặt mỗi mặt 08 dòng. Nhan đề được chép riêng một
18


dòng và chép thụt so với dòng chính một chữ. Tập thơ được chép trong tác
phẩm Tồn Am thi cảo, quyển 1, ký hiệu VHv.86/1.(Xem 1.2a ).
+ Bích Câu hậu tập là một tập thơ bao gồm 57 bài thơ chủ yếu thuộc
thể loại thất ngôn bài luật, được trình bày dưới dạng viết tay,khổ giấy
29.5cm x 17.5cm. Tập thơ các bài do một người chép, thể chữ chân, rõ ràng
dễ đọc, không bị dập xóa. Cũng như tập Bích Câu tiền tập các bài thơ được
trình bày trình theo lối viết cổ, viết từ trên xuống, từ phải qua trái. Toàn tập có
20 tờ (39 trang), mỗi tờ gồm 16 dòng, chia hai mặt mỗi mặt 08 dòng( những
mặt có chú dẫn dài thường thêm hai dòng nhỏ), mỗi dòng có là mỗi dòng số
chữ không đều nhau( khoảng 20 chữ). Nhan đề bài thơ viết thụt xuống so với
dòng chính 3 chữ. Tập thơ được chép trong tác phẩm Tồn Am thi cảo, quyển
2, có kí hiệu VHv.86/2.( Xem 1.2b ).

H1.2a (Trang 3a)

H1.2b (Trang 1a)
19


- Nghệ An thi tập [乂安詩集] gồm thượng tập và hạ tập, là tập thơ
ông biên soạn và sáng tác khi làm quan (chức Đốc đồng) ở Nghệ An. Sách
có 3 bài tựa, Thạch Động Dưỡng Hiên Nguyễn Du Thanh Thị [石 叟 養 軒
阮 攸 叟 氏] viết tựa năm Nhâm Dần (1782), Vãn tiến, Hoan Châu Tử Cư
Sĩ Nguyễn Đường [叟州子居士阮堂] viết tựa năm Nhâm Dần (1782), Diên

Hà Quế Đường [延何桂堂 ] viết tựa năm Cảnh Hưng 44 (1783). Tập thơ
hiện được lưu giữ và bảo quản tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, kí
hiệu A.602, A.2831 và VHv.86. Theo “Di sản Hán Nôm Việt Nam, thư
mục đề yếu” thì tập thơ có tổng 467 bài thơ (trong lời tựa của Lê Quí Đôn
nói là 200 bài), nhưng khi chúng tôi tiến hành khảo sát văn bản VHv.86 thì
Nghệ An thi tập bao gồm 158 bài thơ với 51 tờ (102 trang). Như vậy kết
quả số lượng bài thơ theo khảo sát của chúng tôi gần giống với của cụ Lê
Quý Đôn khi viết lời tựa cho thi tập này. Tập thơ do hai người chép khác
nhau, phần hạ tập ( xem 1.2d ) được trình bày bằng thể chữ chân, rõ ràng,
sạch sẽ, dễ đọc, phần thượng tập ( xem 1.2c ) được trình bày bằng thể chữ
hành đá thảo, nét bút mềm mại, sạch sẽ, nhưng do cách viết thảo nhiều
đoạn khó đọc. Ở cả hai phần thì mỗi trang đều có 08 dòng, có cước chú hai
dòng nhỏ. Cách thức trình bày theo lối viết cổ, đều viết từ trên xuống dưới,
từ phải qua trái. Tên nhan đề được ngắt thành một dòng riêng và thụt xuống
2 chữ ( ở thượng tập), 3 chữ ( ở hạ tập) so với dòng chính.

20


H1.2c (Trang 30a)

H1.2d ( Trang 61a)

- Thoái hiên thi tập [退軒詩集] gồm 3 quyển. Đây là tập thơ làm
trong thời gian Bùi Huy Bích giải chức về quê hoặc đi lánh nạn tại Tây
Sơn, Hải Dương. Hiện nay chúng tôi cũng chỉ tìm được tập thơ mang tên
này dưới dạng chép trong tập Tồn Am thi cảo, mà chưa thấy bản nào khác.
Toàn tập thơ có 223 bài thơ chủ yếu thuộc thể thơ ngũ ngôn, với 55 tờ
( 110 trang), được trình bày dưới dạng chép tay, trình bày bằng thể chữ
hành đá thảo, nhiều đoạn mờ chữ, dập xóa cùng với lỗi viết thảo nên khó

đọc. Văn bản được trình bày theo lối viết cổ: viết từ trên xuống dưới và từ
trái qua phải. Mỗi tờ có 20 dòng, chia hai mặt, mỗi mặt có 10 dòng. Nhan

21


×