A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay ngành khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ vào tất cả
các ngành trong đời sống xã hội, trong đó thông tin và xử lý thông tin là vấn đề
được quan tâm hàng đầu. Đối với ngành giáo dục trong thời cuộc hiện nay công
nghệ thông tin giúp cho nhà quản lý giáo dục được tầm bao quát hơn và xử lý
các công việc được nhanh hơn.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ đến nền giáo
dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng dạy
học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Vì vậy phát
triển mạng lưới hạ tầng công nghệ thông tin nói chung và phát triển công nghệ
thông tin trong nhà trường nói riêng đang nói riêng diễn ra vô cùng mạnh mẽ.
Vào ngày 17/10/2000, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 58CT/TW về đẩy mạnh
và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa chỉ thị nêu rõ cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học và xây dựng một hệ thống mạng kết
hợp phần mềm để quản lý thông tin dữ liệu nhờ đó để nắm bắt thông tin nhanh
hơn.
Là một người làm trong lĩnh vực tin học được Ban giám hiệu cử đi tham
gia tập huấn về công nghệ thông tin do Sở Giáo Dục tổ chức, đồng thời bản thân
cũng là người đã đi dạy và làm các chương trình phần mềm nên tôi đã rút ra cho
mình những kinh nghiệm quý.
Từ những lí do đó tôi muốn chia sẽ với các đồng nghiệp kinh nghiệm:
“Một số giải pháp ứng dụng hiệu quả hệ thống phần VEMIS
ở Trường THPT Triệu Sơn 2”
(Dùng cho phân hệ quản lý Nhân sự & phân hệ quản lý Học sinh)
II. Phạm vi, mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu hệ thống phần mềm VEMIS ở trường THPT Triệu Sơn 2
tôi đi sâu nghiên cứu ứng dụng hai phân hệ đó là phân hệ Quản lý nhân sự và
phân hệ Quản lý học sinh đây là hai nội dung quan trọng giúp cho BGH nhà
trường nắm bắt các thông tin diễn biến và kết quả học tập trong nhà trường.
Mục tiêu của đề tài là đưa ra những giải pháp để ứng dụng hiệu quả hệ
thống phần mềm VEMIS nghĩa là ứng dụng hệ thống phần mềm VEMIS trong
quản lý của nhà trường được xuyên suốt từ học sinh, giáo viên, BGH và các cấp
quản lý xây dựng cầu nối thông tin giữa nhà trường và cấp sở, cấp bộ; giúp nhà
trường quản lý học sinh giữa sổ truyền thống và sổ điểm điện tử để báo cáo lên
cấp trên được nhanh hơn và chính xác.
III. Phương pháp và đối tượng sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm
1. Các phương pháp sử dụng trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm
1
Phương pháp tổ chức phòng máy.
Phương pháp tập huấn phần mềm cho cán bộ giáo viên.
Phương pháp xuất file mẫu trong phần mềm và nhập trực tiếp trên phần mềm.
Phương pháp quản lý thu dữ liệu theo file mẫu trong phần mềm.
Phương pháp nhập trực tiếp dữ liệu.
Phương pháp tổ chức.
2. Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm
Một số phương pháp ứng dụng phần mềm VEMIS tại Trường THPT
Triệu Sơn 2, Huyện Triệu Sơn, Tỉnh Thanh Hóa dùng cho phân hệ quản lý
Nhân Sự và Quản lý Học Sinh.
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề “Một số giải pháp ứng dụng hiệu quả hệ thống
phần VEMIS ở Trường THPT Triệu Sơn 2”
Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ra
quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về sử dụng thống nhất phần mềm VEMIS trong
các trường phổ thông nhằm xây dựng Cơ Sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo
dục.
Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) được bắt đầu thực hiện
vào tháng 4 năm 2006, được sự hỗ trợ tài chính từ Cộng đồng Châu Âu
(EC).Thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và cấp vốn trực tiếp, mục tiêu
tổng thể của dự án SREM nhằm hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các
mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam. Mục tiêu của
dự án SREM đó là nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở cấp Bộ, Sở và Phòng
giáo dục và các trường. Xây dựng hệ thống tin học cho hệ thống quản lý giáo
dục đổi mới. Nhiệm vụ của SREM có các nội dung chủ yếu trong kế hoạch hoạt
động tổng thể của Dự án SREM đó là hỗ trợ Bộ giáo dục và đào tạo đạt các mục
tiêu chương trình cải cách hành chính tăng cường quản lý giáo dục; xây dựng hệ
thống công nghệ thông tin tích hợp cho công tác quản lý ở khối Giáo dục phổ
thông. Phần cốt lõi là hệ thống phần mềm quản lý giáo dục VEMIS.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng của việc sử dụng hệ thống VEMIS trong giáo dục
Từ năm 2006 đến 2012 với sự nỗ lực của Cộng Đồng Châu Âu (EC), Bộ
giáo dục đã triển khai thực hiện Dự án Hổ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM)
một trong những mục tiêu trọng tâm của dự án là xây dựng hệ thống công cụ
quản lý thông tin chuẩn mực để thống nhất trong ngành. Hệ thống này sẽ đóng
vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo
dục thực hiện các chức năng quản lý trên cơ sở một hệ thống dữ liệu tin cậy, kịp
thời, thống nhất chuẩn mực. Việc triển khai hệ thống VEMIS nhằm thực hiện
thống nhất thông tin giáo dục để đổi mới quy trình thu nhậpquản lý, lưu trữ cung
cấp và phổ biến thông tin giáo dục; đảm bảo độ chính xác của dữ liệu; giảm chi
phí và tiết kiệm các nguồn lực. Hệ thống VEMIS sẽ hỗ trợ việc khai thác, tìm
kiếm thông tin giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc, Cơ sở dữ
liệu quốc gia về giáo dục sẽ tích hợp, phân tích và phổ biến cho các bên quan
tâm nhằm đưa ra các quyết định một cách hiệu quả và đúng mục tiêu của dự án.
Ngày 13 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ra
quyết định số 558/QĐ-BGDĐT về sử dụng thống nhất phần mềm VEMIS trong
các trường phổ thông nhằm xây dựng Cơ Sở dữ liệu điện tử dùng chung về giáo
dục theo quyết định hệ thống phần mềm quản lý trường học VEMIS gồm 07
phân hệ cụ thể như sau:
1. Phân hệ Quản lý học sinh;
3
2. Phân hệ Quản lý thư viện;
3. Phân hệ Quản lý thiết bị;
4. Phân hệ Quản lý nhân sự;
5. Phân hệ Quản lý giảng dạy;
6. Phân hệ Quản lý tài chính – tài sản;
7. Phân hệ giám sát – đánh giá;
Việc sử dụng hệ thống phần mềm này giúp cho Ban giám hiệu nhà trường
tiết kiệm được thời gian về việc nắm bắt các thông tin diễn biến và kết quả hoạt
động trong nhà trường để báo cáo lên cấp trên.
2. Đối với trường THPT Triệu Sơn 2
Năm học 2012 – 2013 nhà trường đã ứng dụng hiệu quả đặc biệt là đối
với hai phân hệ quản lý nhân sự và quản lý học sinh. Từ đó giúp ban giám hiệu
nhà trường nắm bắt nhanh được tình hình học tập của học sinh, tổ chức các kỳ
thi được phân trên phần mềm và in ấn dữ liệu kết quả ngay trên phần mềm cho
các giáo viên vào sổ cái để thống nhất giữa sổ điện tử và sổ truyền thống. Khi có
kết quả học tập của học sinh điểm sẽ được đưa lên mạng nhờ đó mà phụ huynh
nắm bắt được tình hình học tập.
3. Mô tả hệ thống phần mềm
Do chương trình được xây dựng theo mô hình máy chủ và các máy trạm
và được hoạt động trên hệ thống mạng nội bộ (mạng LAN) của nhà trường do
đó việc quản lý dữ liệu sau khi nhập từ các máy trạm đến máy chủ được kết nối
nhanh; từ máy chủ sau khi dữ liệu đã được hoàn chỉnh thì việc kết xuất thông tin
để gửi lên cấp trên được dễ dàng.
Hệ thống chương trình của phần mềm VEMIS
Hệ thống
Danh mục
Thông tin
Báo cáo thống kê
- Máy chủ CSDL
- Danh mục hành
- Hệ thống
- Các biểu thống kê số
- Danh mục
chính
- Hồ sơ giáo viên
lượng học sinh
- Đồng bộ PEMIS
- Danh mục đơn vị
- Hồ sơ học sinh.
- Thống kê chất lượng
- Sao lưu DL
- Danh mục quản
- Ban học/ môn học.
học kỳ, năm học
- Phục hồi DL
lý học sinh.
- Kiểm tra và thi.
…..
- Khai báo tham
- Danh mục quản
- Thống kê báo cáo
số hệ thống.
lý giảng dạy.
…..
…..
…..
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
4
1. Chuẩn bị phòng máy
Dựa vào tình hình máy tính cụ thể của nhà trường nên tôi thực hiện thiết
kế hệ thống phòng máy kết nối mạng LAN theo mô hình máy chủ và máy trạm
(Mô hình kết nối mạng LAN của trường THPT Triệu Sơn 2)
2. Tổ chức thực hiện
2.1. Cài đặt phần mềm
Cài đặt máy chủ để nhập và lưu dữ liệu và các máy trạm để nhập dữ liệu
sau khi đã kết nối nối với máy trạm.
Đăng nhập
5
Chọn đơn vị làm việc
Để làm việc được với đơn vị khác thì cần phải thay đổi đơn vị làm việc. Các
bước thực hiện:
Bước 1: Từ menu hệ thống NSD chọn
Hệ thống, chọn Chọn đơn vị làm việc
Bước 2: Chọn
để mở giao diện
chọn đơn vị, sau đó chọn đơn vị cần làm
việc. Ví dụ: THPT Triệu Sơn 2.
Bước 3: Chọn
quả vừa chọn.
để lưu lại kết
Lưu ý: Việc thay đổi chỉ thực sự cần
thiết cho các cấp quản lý giáo dục.
Hoặc sau khi chúng ta khởi động và đăng nhập vào xong thì việc kết
nối về cơ sở dữ liệu của máy trạm với máy chủ
6
(Đăng nhập vào phân hệ quản lý học sinh)
2.2. Thao tác dữ liệu ở phân hệ quản lý nhân sự
Đối với phân hệ quản lý nhân sự thì tôi trực tiếp nhập các thông tin cho cán
bộ giáo viên trong toàn trường thông qua bộ phận quản lý hồ sơ nhà trường thực
hiện các chức năng trong phân hệ này nhằm giúp ban giám hiệu nhà trường nắm
bắt thông tin chi tiết và gửi lên cấp trên báo cáo kịp thời.
7
Lưu ý khi nhập thông tin như sau:
Khi nhấp chuột vào nút "Sửa", NSD có quyền sửa cả các thông tin ở phần
đầu, kể cả nhập mới hoặc thay thế ảnh cán bộ.
Muốn nhập ảnh mới, NSD nhấp chuột vào từ "Chọn ảnh" phía dưới
khung ảnh, màn hình yêu cầu NSD chọn 1 tập tin ảnh đã lưu trữ. Nếu kích
thước tập tin ảnh lớn hơn 10 Kb, chương trình sẽ cảnh báo trước khi nhập
vào CSDL. (Chương trình không cho nhập ảnh lớn hơn 50KB)
2.3. Tập huấn phần mềm VEMIS phân hệ quản lý học sinh cho giáo viên
Tôi xác định mục đích và thời gian cập nhật thông tin hồ sơ cán bộ giáo
viên hồ sơ thông tin học sinh và cập nhật điểm cho học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường cùng với tôi đã triển khai tập huấn về công
nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ giáo viên trong trường, 100% cán bộ giáo
viên đi dự và tham gia đầy đủ.
2.4. Phân chia giáo viên theo nhóm
Trong lớp học được phân chia theo nhóm và cử làm nhóm trưởng để tiện
cho việc hướng dẫn các thành viên.
Stt
Họ và tên
1
2
3
Thi Văn Chung
Nguyễn Đình Thanh
Vũ Văn Quảng
4
Lê Thị Hà(toán)
5
Nguyễn Thị Hiền
6
Nguyễn Thị Thức
7
Lê Thị Thu Lý
8
Lê Thị Hiền
9
Hồ Văn Quảng
10
Lê Sỹ Thanh
11
Lê Thị Hường
12
Lê Thị Huy
13
Hồ Sỹ Phúc
14
Nguyễn Thọ Tuấn
15
Đinh Thị Nhung
16
Hoàng Thị Hường
17
Đỗ Thị Loan
18
Vũ Văn Lộc
19
Lê Ngọc Thuận
20
Trịnh Thị Huế
21
Nguyễn Văn Dương
22
Nguyễn Văn Hào
23
Hoàng Thị Chiên
Tên nhóm
Nhóm trưởng
Nhóm 1
Thi Văn Chung
Nhóm 2
Hồ Sỹ Phúc
Nhóm 3
Nguyễn Văn Hào
Ghi chú
8
24
Trương Lệ Anh
25
Trần Thị Minh Loan
26
Nguyễn Thị Tuyên
27
Hoàng Thị Huyên
28
Trịnh Ngọc Anh
29
Lê Xuân Phong
30
Trần Thị Ngọc
31
Lê Thị Hoa
32
Nguyễn Thị Hà
33
Nguyễn Nữ Thu Hà
34
Lê Thị Hà(địa)
35
Đặng Văn Sáu
36
Nguyên Xuân Quý
37
Nguyễn Thị Hiên
38
Nguyễn Thị Thu Lan
39
Nguyễn Thị Phượng
40
Phạm Thị Biên
41
Lê Thị Thuý
42
Lê Đình Thắng
43
Lê Đình Trọng
44
Lê Thị Nguyệt
45
Vũ Văn Quảng
Nhóm 4
Nguyễn Xuân Qúy
Nhóm 5
Nguyễn Thị Thu Lan
2.5. Nội dung tập huấn
Nội dung tập huấn tôi đưa ra có 4 phần lớn như sau:
- Giới thiệu phần mềm VEMIS.
- Cách nhập thông tin học sinh và nhập điểm cho học sinh.
- Cách vào Email của ngành.
- Cách lấy tệp để nhập thông tin học sinh và nhập điểm trên Website nhà
trường
- Phương pháp thu dữ liệu.
- Cách đăng nhập vào từng phân hệ của phần mềm.
- Cách khắc phục đối với môn đánh giá.
2.6. Thao tác với phần mềm
2.6.1.Giới thiệu về phần mềm VEMIS
Phần này tôi đã giới thiệu cho các cán bộ giáo viên biết và hiểu về tính
năng của phần mềm, nguồn gốc của phần mềm và vì sao phần mềm VEMIS này
được Bộ Giáo Dục, các Sở Giáo Dục, các Phòng Giáo Dục sử dụng cho toàn
quốc trong năm học 2012 – 2013.
9
2.6.2. Cách đăng nhập vào phân hệ quản lý học sinh của từng giáo viên bộ môn
Để tránh tình trạng nhập nhầm hay sửa đổi thông tin và điểm của học sinh
tôi đã tạo cho mỗi giáo viên bộ môn một tài khoản và mật khẩu riêng để khi
đăng nhập vào làm việc không bị nhầm môn hoặc lớp. cụ thể tôi tạo tài khoản
mật khẩu và cung cấp luôn mã riêng cho từng người ở phần quản lý nhân sự.
Ở phần phân hệ quản lý giảng dạy tôi nhập phân công giảng dạy mà Ban
giám hiệu đã giao cho từng giáo viên bộ môn. Nhờ đó mà tất cả các giáo viên
vào nhập điểm trực tiếp vào phần mềm tốt.
2.6.3. Cách sử dụng phần mềm VEMIS cho tất cả giáo viên
Phần này tôi hướng dẫn cụ thể về các tính năng của hệ thống chương trình
đăng nhập vào hệ thống và các chức năng cơ bản phân hệ Quản lý học sinh (bao
gồm thông tin học sinh và điểm của học sinh) cấp trường.
Đăng nhập vào hệ thống
Sau khi khai báo thông tin đầy đủ chương trình chính thức hoạt động.
10
Hoặc sau khi chúng ta khởi động và đăng nhập vào xong thì việc kết nối
với máy chủ.
Nhập thông tin học sinh
11
Nhập điểm môn học theo hệ số,
học kỳ
Đối với phần quản lý điểm khi
đăng nhập và kết nối dữ liệu với
máy chủ chúng ta làm tương tự
thao tác với quản lý thông tin học
sinh
Sau khi chúng ta khởi động và
đăng nhập máy trạm vào xong thì
kết nối với máy chủ
Tiến hành nhập điểm cho từng học sinh trong lớp hay nạp điểm bằng file
Excel cho từng lớp.
12
Tổng kết điểm các môn cho học sinh
Xếp lọai hạnh kiểm học kỳ hay cả năm cho từng học sinh trong lớp
Sau khi hướng dẫn xong giúp mọi người thao tác dễ dàng, tôi đã làm mẫu
cách nhập thông tin học sinh và nạp điểm cho các em học sinh trong lớp để
nhằm giúp giáo viên hiểu cách làm.
13
2.6.4. Hướng dẫn cách vào Email
Tôi đã kết nối Internet với các máy tính trên phòng thực hành để giúp giáo
viên truy cập thông tin nhanh trên mạng để tiện cho việc trao đổi các thông tin
tài liệu giữa các giáo viên trong bộ môn với nhau và trong toàn trường. Chính về
vậy trong phân hệ quản lý học sinh tôi đã thực hiện chức năng rút trích thông tin
học sinh và nhập điểm để gửi về cho các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên ở
từng bộ môn để tiện cho việc nhập điểm khi không đến phòng máy của nhà
trường được.
2.6.5. Cách lấy tệp để nhập thông tin và nhập điểm của học sinh trên Website
nhà trường
Ngoài phương án nhập thông tin cán bộ giáo viên, thông tin học sinh và
điểm của học sinh qua hệ thống mạng nội bộ trong nhà trường thì tôi đã sử dụng
tính năng của phần mềm này là rút trích thông tin dữ liệu mẫu của phần mềm
dưới dạng file Excel. Nhằm mục đích những giáo viên nào làm việc ở nhà thì
cũng làm đầy đủ thông tin như trong dữ liệu mẫu đó và gửi lại để tôi nạp vào
phân hệ của phần mềm. Cụ thể lấy tệp để nhập thông tin học sinh và nhập điểm
trên Website nhà trường. Dữ liệu mẫu file thông tin về học sinh và file nhập
điểm gửi cho tất cả các giáo viên thông qua Website (cổng thông tin điện tử) nhà
trường với đường dẫn thpt-trieuson2.edu.vn, nhờ đó mà phần dữ liệu mẫu từ
trong phần mềm được chuyển tới tất cả cán bộ giáo viên.
14
2.7. Nhập thông tin và điểm cho học sinh thông qua file Excel
Trong quá trình thực hiện các chức năng của đó thì nhập phải tuần tự theo
đúng cấu trúc của chương trình phần mềm
(file Excel nhập điểm cho học sinh)
15
2.8. Phương thức thu dữ liệu thông tin và điểm của học sinh
Trường hợp này thì các giáo viên lên lên Website nhà trường tải dữ liệu
lớp đang dạy, sau đó tiến hành nhập thông tin và điểm cho học sinh và nộp lại
cho ban giám hiệu nhà trường.
2.9. Cách khắc phục đánh giá đối với môn thể dục ở phiên bản VEMIS
Update
1.2.2
Trong hệ thống trường THPT thì môn dùng cho đánh giá về phần rèn
luyện của học sinh đó là môn thể dục. Qúa trình nhập điểm trực tiếp hơặc nạp
điểm vào phần mềm thì kết quả tổng kết phải đạt từ 75% tổng số điểm “Đ” thì
kết quả của học sinh mới “Đ” còn nếu dưới 75% thì cho kết quả “CĐ”
16
Kiểm tra kiểm nghiệm tổng quát qua file Excel tổng kết được xuất ra từ phần
mềm
Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về đánh giá chất lượng giáo dục
mà Bộ GD& ĐT đã ban hành thì đối với môn thể dục dành cho việc đánh giá thì
các điểm thành phần thực hiện đúng như điều 8 khoản 1,2,3 và số điểm 2/3 “Đ”
thì được đánh giá là “Đ”. Theo phần mềm thì rất thiệt cho học sinh khi đánh giá
học lực. Trước tình hình đó tôi đã đưa ra phương án cho các giáo viên môn thể
dục áp dụng đánh giá theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT mà Bộ đã ban hành
sau đó tôi cập nhật trực tiếp từ File Excel vào trong phần mềm từ đó đã đánh giá
và xác định chính xác học lực cho học sinh. Như vậy phiên bản này môn thể dục
không tính theo thông số 58/2011/TT-BGDĐT.
IV. Hiệu quả của SKKN
1. Đối với Sở Giáo Dục và Đào Tạo
Sau khi gửi báo của nhà trường thì lãnh đạo Sở Giáo Dục nắm bắt thông
tin nhanh và chính xác về chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
Qua bản tổng hợp nhanh về kết quả học tập tôi cung cấp. Ban giám hiệu
nhà trường nắm bắt được tình hình, năng lực học tập của học sinh. Từ đó đưa ra
những giải pháp để nânh cao chất lượng giáo dục. Cũng trong năm học 2012 –
2013 nhà trường cũng đã sử dụng phần mềm này để in điểm thành phần các
17
môn, điểm tổng kết học kỳ và tổng kết năm học cho các giáo viên trong sổ cái
và học bạ cho học sinh nhằm mục đích toàn bộ dữ liệu trong phần mềm sổ điểm
điện tử và sổ lưu nhà trường khớp với nhau.
3. Đối với giáo viên
Việc sử dụng phần mềm VEMIS giúp giáo viên cộng điểm nhanh chóng
hạn chế được những sai sót.
4. Đối với phụ huynh học sinh
Sau khi có kết quả học tập của học sinh tôi đưa lên mạng thì đó là kênh
thông tin về tình hình học tập của học sinh giữa nhà trường đối với phụ huynh
nhờ đó mà phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của học sinh.
Qua những kết quả ứng dụng và phương hướng triển khai đạt được
của phần mềm VEMIS đối với hai phân hệ quản lý nhân sự và phân hệ quản
lý học sinh. Tôi có thể khẳng định những phương pháp thực hiện và những
tính năng của phân hệ trong phần mềm VEMIS mang lại hiệu quả tốt về hổ
trợ đổi mới quản lý giáo dục ở trường THPT Triệu Sơn 2.
18
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Qua kết quả đã đạt được trong quá trình ứng dụng phần mềm VEMIS ở
trường THPT Triệu sơn 2, Triệu sơn, Thanh hóa đã giúp tôi tự tin trong việc
nghiên cứu triển khai các phần mềm ứng trong nhà trường và đồng thời thông
qua đó giúp tôi tiếp tục phát huy trong lĩnh vực tin học.
1. Điểm mạnh của phần mềm VEMIS
- Dễ sử dụng, dữ liệu nhập vào không bị nhầm.
- Cung cấp dữ liệu bằng sổ điện tử cho cấp trên chi tiết và hiệu quả.
- Nhà trường có thể nhanh chóng tổng hợp số liệu báo cáo thống kê về tình hình
dạy và học.
- Dữ liệu của trường luôn được đảm bảo tính an toàn và bảo mật. Các sự cố luôn
được đảm bảo khắc phục trong thời gian nhanh nhất bằng tính năng sao lưu dự
phòng.
- Có hệ thống giao diện đẹp và các tính năng ứng dụng dễ tìm
2. Những hạn chế của phần mềm VEMIS
- Đây là phần mềm ứng dụng với nhiều phân hệ quản lý có liên quan với nhau
nên việc tiếp thu và triển khai ở tất cả các phần hệ đòi hỏi phải có một thời gian
nghiên cứu dài.
- Khi cài đặt phần mềm vào hệ điều hành thì bức tường lửa phải tắt, chương
trình diệt virut phải tắt.
- Cài đặt phần mềm trên máy tính có cấu hình cao để giúp cho chương trình
chạy nhanh.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT
1. Bài học kinh nghiệm
Qua một số phương pháp ứng dụng phần mềm VEMIS ở trường THPT
Triệu sơn 2 với những kết quả bước đầu đạt được tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm như sau:
Các phương pháp, tôi đã sử dụng để ứng dụng phần mềm VEMIS ở
trường THPT triệu sơn 2 đã mang lại kết quả cao đó là:
+ Báo cáo kịp thời thông tin về tình hình học tập của học sinh cho ban giám hiệu
+ Báo cáo bằng văn bản, gửi dữ liệu lên cấp trên kịp thời và nhanh chóng.
+ Các dữ liệu được kết xuất từ phần mềm gửi cho giáo viên qua Website nhà
trường, nhận trực tiếp và qua thư điện tử.
+ Trong quá trình làm của giáo viên không hiểu thì tư vấn hướng dẫn trực tiếp.
Trong quá trình triển khai để ứng dụng phần mềm VEMIS ngoài việc sử
dụng các phương pháp, phương tiện về máy tính của nhà trường cần phải có sự
nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao khi ban giám hiệu
đã giao phó và luôn luôn học hỏi, sáng tạo trong cách làm.
19
2. Đề xuất
Để nâng cao hiệu quả triển khai ứng dụng phần mềm VEMIS tại trường
THPT Triệu sơn 2 cho phép tôi có một số kiến nghị như sau:
* Đối với nhà trường:
- Trang thiết bị máy vi tính trong trường phải được nâng cấp về cấu hình máy
để giúp cho người khi sử dụng chương trình được chạy nhanh hơn.
- Máy chủ sử dụng có cấu hình máy cao, phải có các thiết bị ngoài để sao
lưu dự phòng dữ liệu qua các năm.
- Đối với nhà trường cần có sự quan tâm động viên hơn nữa về tinh thần và
vật chất cho giáo viên cũng như đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất như phòng máy
vi tính.
* Đối với sở Giáo Dục và Đào Tạo:
- Cần xem xét và chỉnh lại cách đánh giá trong phần mềm cho môn thể dục.
- Cần tổ chức tập huấn trong năm học cho các cán bộ tin học và giáo viên tin học
của nhà trường để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, với khả năng còn nhiều giới hạn
cũng như thời gian ngắn nhưng bằng sự nhiệt tình và tâm huyết với nghề tôi
mạnh dạn trình bày những phương pháp làm mà bản thân đã áp dụng và bước
đầu cũng đã đạt được hiệu quả. Nhưng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến và
học hỏi thêm những kinh nghiệm quí giá khác của quý vị chủ nhiệm dự án, các
chuyên viên công nghệ thông tin, giáo viên tin học đã hoặc đang trực tiếp hướng
dẫn giảng dạy phần mềm VEMIS đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Triệu Sơn, ngày 23 tháng 4 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Tống Văn Hưng
20