Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN lý sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN ĐÔNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.97 KB, 23 trang )

Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN 1.................................................................................................................2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BÌNH.....................................2
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đông Bình.........................................2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đông Bình...............2
1.2.1 Lịch sử hình thành của Công ty Cổ phần Đông Bình..................................2
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đông Bình .........................3
1.3 Các hoạt động chính của doanh nghiệp...........................................................4
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận.....................................................5
1.5 Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ........................................................7
PHẦN 2.................................................................................................................9
CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐÔNG BÌNH......................................................................................9
2.1 Đặc điểm về các nguồn lực của công ty.........................................................9
2.1.1 Đặc điểm về lao động..................................................................................9
Bảng 3 : Bảng Thống kê số lượng máy móc thiết bị sản xuất năm 2014...........12
(đv: chiếc)............................................................................................................12
2.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................13
PHẦN 3...............................................................................................................19
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA CÁC ĐỀ XUẤT......................................................19
3.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty..................19
3.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Đông Bình..................19
3.1.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty Cổ phần
Đông Bình...........................................................................................................19
3.1.3 Công tác quản lý lao động- tiền lương của Công ty Cổ phần Đông Bình..20
3.2 Đưa ra các đề xuất........................................................................................20


KẾT LUẬN.........................................................................................................21

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các doanh nghiệp Việt
Nam không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà còn từ
phía các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu
và trình độ quản lý. Do vậy, để tồn tại và phát triển, một doanh nghiệp phải luôn
tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình, từ đó đòi hỏi trình độ của
người quản lý ngày càng cao. Với chức năng, sứ mệnh của mình là đào tạo ra
những cử nhân quản lý kinh doanh tương lai phục vụ cho sự phát triển của đất
nước, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã tạo cho chúng em
cơ hội được áp dụng những kiến thức mình học được vào thực tiễn thông qua
thời gian thực tập đầy ý nghĩa vừa qua tại Công ty Cổ phần Đông Bình.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trong những năm qua
ngành công nghiệp Dệt May đã đạt được những thành tựu đáng kể. Liên tục
trong nhiều năm, công nghiệp Dệt May luôn là ngành có giá trị xuất khẩu cao,
mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, đồng thời là ngành thu hút được nhiều lao
động, góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm cho người lao động. Công
ty Cổ phần Đông Bình cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của
toàn ngành.
Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã có được một cái nhìn tổng thể
về quá trình sản xuất kinh doanh ở đây, thấy rõ được vai trò và tầm quan trọng
của việc quản lý điều hành doanh nghiệp. Bài “Báo cáo thực tập” này là sự vận

dụng đầu tiên các kiến thức e đã được học trong trường vào một môi trường của
doanh nghiệp trong thực tế. Do kinh nghiệm của e còn ít nên việc phân tích hoạt
động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông Bình trong bài báo cáo này còn
nhiều thiếu sót. Nên em rất mong có sự góp ý của các thầy cô và các bạn để sự
hiểu biết của em về cỏc vấn đề của nền kinh tế được trọn vẹn hơn. Để sau này
giúp ích nhiều hơn nữa cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị trong công ty,
đặc biệt em xin dành lời cảm ơn sau sắc tới cô Trần Thị Tuyết Trang và thầy cô
trong khoa giúp đỡ, chỉ bảo,hướng dẫn em hoàn thành tốt bản báo cáo thực tập
này.

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

1


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BÌNH
1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đông Bình
Loại hình DN:

Công ty cổ phần

Tên gọi:

Công ty Cổ phần Đông Bình


Tên quốc tế:

Dong Binh joint stock company

Viết tắt:

DOBICO

Trụ sở chính:

Thị Trấn Gia Bình, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh

Tel:

(84)02413670388

Fax:

(84)02413670328

Mã số thuế:

0103986755

Số ĐKKD:

2300321784

Website:




Email:



Công ty Cổ phần Đông Bình hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh
doanh số 2300321784 do Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bắc Ninh cấp lần 1 ngày 08/01/2008 và thay đổi bổ sung lần 2 ngày
04/06/2012, với ngành nghề chính là sản xuất và mua bán vải, phụ liệu và sản
phẩm may mặc.
Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất kinh doanh nguyên phụ liệu hàng dệt may và các sản phẩm may mặc.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đông Bình
1.2.1 Lịch sử hình thành của Công ty Cổ phần Đông Bình
Được thành lập ngày 26/12/2007 trên cơ sở nền tảng của Tổng Công ty
May 10 - CTCP và Công ty may Đồng Nai.DOBICO chính thức đi vào hoạt
động vào tháng 04/2009, sản xuất các mặt hàng áo sơ mi, quần âu, jacket,
veston..... phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các thị trường lớn
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

2


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

như EU, Mỹ, Nhật,… cho nhiều khách hàng có uy tín lớn : Sei densticke, Promi

nent, Ellis, Bodoni…
Tuy chặng đường phát triển chưa dài so với nhiều doanh nghiệp trong
ngành may mặc nhưng công ty đã có sự trưởng thành nhanh chóng về khả năng
quản lý hiện đại, quản lý kinh doanh theo hệ thống quản lý chất lượng tích hợp
ISO 9001:2000, SA 8000, 5S và thực hiện một cách bài bản quy trình sản xuất
khoa học trong từng dây chuyền nên đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm,
tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty.
Với những thành tích và nỗ lực không ngừng của cán bộ và công nhân
viên, trong thời gian qua, Công ty cổ phần Đông Bình đã được vinh danh Doanh
nghiệp tiêu biểu năm 2013 do UBND tỉnh Bắc Ninh trao tặng, giải thưởng Quản
Lý Năng Lượng Hiệu Quả trong công nghiệp và toà nhà năm 2013 do Bộ Công
Thương trao tặng. Mới đây, Công ty Cổ phần Đông Bình được vinh danh Doanh
Nghiệp Việt Nam đổi mới sáng tạo năm 2014 của Đài Tiếng Nói Việt Nam và
Bộ Khoa Học Công Nghệ công nhận.
1.2.2

Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đông Bình
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề

ra, sản xuất kinh doanh theo dúng ngành nghề đăng ký, đúng mục đích thành lập
doanh nghiệp.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá
trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh
doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước.
- Thực hiện nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng
như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị
trường trong và ngoài nước.
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người
lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát

triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

3


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty cổ phần Đông
Bình.
1.3 Các hoạt động chính của doanh nghiệp
- Sản xuất sợi, sản xuất vải dệt thoi, hoàn thiện sản phẩm dệt
- Sản xuất các sản phẩm may mặc : quần áo, veston, jacket,..
- Tất cả các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, hoặc bán cho
một số công ty mặc may khác.
- Thị trường xuất khẩu chính: EU, Mỹ, Nhật...
- Hoạt động nhập khẩu: các máy móc,trang thiết bị phục vụ ngành dệt
may( máy cắt ,máy giặt,máy vắt gấu, máy thêu..) đều được nhập từ nước ngoài
như Đức, Nhật, Hàn Quốc…

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

4


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh


1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC

Phòng
nhân
sự

Phòng
XNK

Phòng
quản lý
chất lượng

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng
tài chính
kế toán


Phân
xưởn
g cắt

Bộ
phận
sản
xuất

Phân
xưởng
may

Phòng
kế
hoạch

Phân
xưởng


Phòng

thuật

Phân
xưởng
hoàn
thiện


(Nguồn : Công ty cổ phần may Đông Bình)
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
∗ Đại hội đồng cổ đông
◊ Thông qua định hướng phát triển của công ty
◊ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS
◊ Thông qua báo cáo tài chính hằng năm
◊ Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

5


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

đông công ty
◊ Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty
∗ Hội đồng quản trị
◊ Quyết định chiến lược, kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
◊ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng với
Tổng giám đốc và những người quản lý khác trong công ty
◊ Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công
việc kinh doanh của công ty
∗ Tổng giám đốc
◊ Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của
công ty, xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành các bộ phận trong công ty cổ
phần Đông Bình
◊ Trực tiếp chỉ đạo bộ phận tài chính, kế toán

∗ Phó Tổng giám đốc
◊ Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, thay mặt Tổng giám đốc điều hành
hoạt động của Công ty Cổ phần Đông Bình khi Tổng giám đốc đi vắng, trực tiếp
quản lý bộ phận nhân sự, kỹ thuật, kho.
∗ Phòng nhân sự
◊ Phụ trách về công tác ổ chức quản lý nhân sự
◊ Quản lý Lao động, tiền lương.
* Phòng XNK:
◊ Quản lý theo toàn bộ quá trình hoạt động xuất -nhập khẩu của công ty.
◊ Chịu trách nhiệm liên lạc với các ngân hàng trong và ngoài nước để tiến
hành thu hồi tiền từ phía đối tác và thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
* Phòng quản lý chất lượng:
◊ Kiểm tra vật tự,nguyên vật liệu đầu vào
◊ Phân loại chất lượng sản phẩm theo chất lượng
◊ Kiểm tra và quản lý chất lượng đầu ra cũng như toàn bộ quá trình sản xuất.
∗Phòng tài chính, kế toán
◊ Tổ chức hạch toán
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

6


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

◊ Lận tích báo cáo tài chính
∗Bộ phận sản xuất
◊ Lập kế hoạch và quản lý hoạt động sản xuất của công ty
* Phòng kế hoạch:

◊ Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kì theo chiến lược
chung , mở rộng thị trường,đàm phán ký kết các hợp đồng thương mại.
◊ Trên cơ sở các hợp đồng được ký kết, phòng lên kế hoạch làm việc cho các
phòng ban.Xác định thời điểm nhập hàng,xuất hàng.
* Phòng kỹ thuật:
◊ Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra và sửa chữa máy móc trong khu văn
phòng và khu vực xưởng sản xuất.
◊ Xây dựng tiêu chí kinh tế kĩ thuật cho từng mã hàng,nghiên cứu các định
mức tiêu hao vật tư,lao động góp phần khảo sát và tính lương chính xác.
* Các bộ phận sản xuất: tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất sản phẩm
theo một quy trình khép kín và liên tục,bộ phận này tốt sẽ hỗ trợ tốt cho bộ
phận kia.
1.5 Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
Công ty cổ phần Đông Bình tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ
liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức sản
xuất kinh doanh chủ yếu là gia công theo đơn dặt hàng và hình thức mua nguyên
vật liệu tự sản xuất để bán.
Ở Công ty Cổ phần Đông Bình, công tác chỉ đạo hướng dẫn kĩ thuật được
triển khai từ các phòng ban xuống các tổ sản xuất và từng công nhân.Mỗi bộ
phận, mỗi công nhân đều phải có hướng dẫn, quy định cụ thể về quy cách may,
lắp giáp và thông số kỹ thuật của từng sản phẩn. Việc giám sát và chỉ đạo, kiểm
tra chất lượng bán thành phẩm được tiến hành thường xuyên và kịp thời, qua đó
mà những thông tin phản hồi cũng phản ánh lại cho biết quá trình sản xuất đang
diễn ra như thế nào để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo cho tới khi sản phẩm sản
xuất ra hoàn thiên với chất lượng cao.Với công ty May10 trong cùng một dây
truyền sản xuất có sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhìn chung có thể khái
quát quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau :
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

7



Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

Nguyên

Cắt trải vải → đặt

May:may bộ phận

phụ liệu

mẫu →dắt sơ đồ→ cắt

phụ→ ghép thành

Là,gấp

phẩm

thêu

Giặt,mài,tẩy

Đóng gói

Nhập
kho


Trên đây là sơ đồ dây chuyền sản xuất của công ty
Công đoạn cắt : Nguyên liệu được đưa lên xưởng. Sau khi trải vải, công
nhân tiến hành giát sơ đồ sao cho tiết kiệm được nguyên liệu nhưng phải đảm
bảo chất lượng sản phẩm. Tùy theo thiết kế mà sau khi cắt xong, sản phẩm cắt
có thể được đem đi thêu hay không.
Công đoạn may: Các sản phẩm cắt ở bộ phận phụ trợ được đưa lên tổ
may để ghép các sản phẩm cắt thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó các sản phẩm
này được đưa tới các phân xưởng mài, giặt, tẩy trắng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và chất lượng.
Công đoạn là: Các thành phẩm đã được làm sạch, làm trắng được đưa
xuống bộ phận là để chuẩn bị đóng gói.
Công đoạn gói: Tổ hoàn thiện thực hiện nốt giai đoạn cuối là đóng gói
thành phẩm.
Công đoạn nhập kho: Bộ phận bảo quản tiếp nhận những sản phẩm hoàn
thiện đã được đóng gói, lưu trữ và xuất kho tiêu thụ trên thị trường.
Nhìn chung ,ở từng giai đoạn công ty đều sử dụng công nghệ mới có thể
sản xuất những mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao; hao phí nguyên vật liệu
thấp. Vì vậy, có thể giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của
công ty.
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

8


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

PHẦN 2

CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG BÌNH
2.1 Đặc điểm về các nguồn lực của công ty
2.1.1 Đặc điểm về lao động
Bảng 1 : Bảng cơ cấu lao động công ty 2012 -2014
Đơn vị : người

Năm 2012

Tổng số
lao động

Năm 2013

So sánh tăng

So sánh tăng

giảm

giảm

2013/2012

2014/2013

Năm 2014

Số


Tỷ trọng

Số

Tỷ trọng

Số

Tỷ trọng

lượng

( %)

lượng

( %)

lượng

( %)

300

100%

352

100%


418

+/-

%

+/-

%

100%

52

17,33%

66 18,75%

Phân theo tính chất lao động
Lao động
trực tiếp
Lao động
gián tiếp

223

74,48%

266


75,67%

316

75,61%

43

19,28%

90 18,80%

77

25,52%

86

24,33%

102

24,39%

9

11,69%

16 18,60%


Phân theo giới tính
Nam

113

37,88%

126

35,82%

147

35,31%

13

11,50%

21 16,67%

Nữ

187

62,12%

226

64,18%


271

64,69%

39

20,86%

45 19,91%

Phân theo trình độ học vấn
ĐH và

47

15,76%

57

16,29%

71

17,14%

10

21,28%


24 24,56%

CĐ và TC

59

19,70%

68

19,46%

80

19,18%

9

15,25%

12 17,65%

THPT

194

64,54%

227


64,25%

267

63,67%

33

17,01%

40 17,62%

trên ĐH

(Nguồn:Phòng Tài chính-Kế toán)

Do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên tổng số lao động
tăng đều theo từng năm. Cụ thể từ năm 2013 tăng thêm 52 người tương ứng với
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

9


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

mức tăng 17,33% và sang năm 2014 tăng 66 người tương ứng mức tăng 18,75%.
Phân theo tính chất lao động,tổng số lao động của công ty trong năm 2012
là 300 người trong đó có 74,48% lao động trực tiếp tương ứng với 223 người và

lao động gián tiếp là 77 người tương đương 25,52%.Hai năm sau đó,số lượng
lao động tiếp tục tăng và mang lại cho công ty số công nhân trực tiếp lần lượt là
266 và 316,số công nhân gián tiếp tăng thêm tất cả 16 người sau 2 năm.
Phân theo giới tính,số lao động nam ít hơn số lao động nữ trong suốt 3
năm từ 2012-2014 với tốc độ tăng đáng kể. Số lao động nam tăng thêm 21 người
sau 2 năm,còn số lao động nữ tăng thêm 45 người.
Phân theo trình độ học vấn,số người có trình độ học vấn trên ĐH và ĐH
chiếm tỉ trọng thấp hơn so với cao đẳng, trung cấp và THPT.Cụ thể trong năm
2012 tỉ lệ người có trình độ trên ĐH và ĐH chiếm 15,76% tương đương 47
người trong khi tỉ lệ người có trình độ cao đẳng và trung cấp,THPT lần lượt là
59 và 194 người ứng với 19,7% và 64,54%. Hai năm sau có sự tăng lên về số
người lao động ở trình độ ĐH và trên ĐH, cụ thể năm 2014 tăng thêm 24 người
tương ứng 24,56% thể hiện sự thay đổi nhanh về cơ cấu lao động theo trình độ,
tức là tăng lao động trình độ cao và giảm về lao động trình độ phổ thông, cao
đẳng và trung cấp.
Tóm lại trong 3 năm qua,công ty vẫn mở rộng quy mô cho thấy những
bước đi vững chắc.Số lượng lao động ngày càng tăng với tỉ lệ lao động có trình
độ học vấn cao được tăng thêm, và dần cân đối tỉ lệ nam và nữ,chứng tỏ công ty
đang chú trọng hơn công tác đào tạo và nâng cao tay nghề và trình độ công
nhân viên.

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

10


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh


2.1.2 Đặc điểm về vốn
Bảng 2 : Bảng cơ cấu vốn công ty năm 2012 -2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2012

Năm 2013

So sánh tăng

So sánh tăng

giảm

giảm

2013/2012

2014/2013

Năm 2014

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số


Tỷ

lượng

trọng

lượng

trọng

lượng

trọng

Tổng

56.985

100%

65.810

100%

77.836

100%

8.825 15,49% 12.026 18,27%


VCĐ

41.568

73%

47.495

72%

54.715

70%

5.927 14,26%

7.220

15,20%

VLĐ

15.417

27%

18.315

28%


23.121

30%

2.898 18,79%

4.806

26,24%

VCSH 44.448

78%

51.980

79%

62.268

80%

7.532 16.95% 10.288 19.79%

22%

13.830

21%


15.568

20%

1.293 10.31%

Vốn
Vay

12.537

+/-

%

+/ -

%

1.738

12.57%

( Nguồn: phòng tài chính kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng số vốn của công ty có sự tăng trưởng
rõ rệt trong ba năm qua, đặc biệt tăng nhanh vào năm 2014. Tổng số vốn 2012
là: 56985 triệu đồng, năm 2013 tăng 15,49% tương ứng với 8825 triệu đồng .
Năm 2014 có sự tăng nhanh về vốn, cụ thể: tổng vốn chỉ tăng 12026 triệu đồng,

tăng lên 18,27% so với năm 2013. Có nghĩ là quy mô sản xuất và hiệu quả kinh
doanh của công ty tăng.
Với đặc thù là công ty sản xuất nên vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn. Năm
2012 vốn cố định chiếm 73% tổng vốn tương đương với 41568 triệu đồng trong
khi vốn lưu động chỉ chiếm 27 ứng với 15417 triệu đồng. Vốn cố định tăng đều
sau 3 năm, năm 2013 tăng 14,26%, tăng thêm 5927 triệu đồng so với năm 2012.
Sang 2014 vốn cố định tăng thêm 15,20% so với năm trước. Có sự tăng lên về
vốn cố định là do trong 3 năm gần đây, công ty đã mở rộng sản xuất bằng việc
nhập khẩu các loại máy móc , thiết bị ngành may mặc hiện đại cũng như mở
rộng mặt bằng, xây dựng nhà xưởng phục vụ sản xuất.
Nếu xét về cơ cấu vốn phân theo sở hữu, ta thấy vốn chủ sở hữu luôn
chiếm tỷ trọng lớn qua các năm : năm 2012 (44448 tr đồng) ứng với 78% tổng
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

11


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

số vốn, năm 2013 tăng thêm 16,95%. Đến năm 2014, vốn chủ sở hữu đạt 62268
tr đồng ( chiếm 80% tổng số vốn) và tăng thêm 19,79% so với năm 2013. Tức
là, Công ty tự chủ về nguồn vốn và khá độc lập về mặt tài chính cho thấy sự ổn
định trong sử dụng vốn. Vốn vay năm 2012 là 12537 tr đồng, chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ 22%, tới năm 2014 chỉ còn chiếm 20% tổng số vốn, ứng với mức vay là
15568 tr.đồng.
2.1.3 Đặc điểm về máy móc, thiết bị
Bảng 3 : Bảng Thống kê số lượng máy móc thiết bị sản xuất năm 2014
(đv: chiếc)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Tên thiết bị
Máy may 1 kim “BROTHER”
Máy may 2 kim “BROTHER”
Máy vắt sổ “JUKI”
Máy thùa tròn “JUKI”
Máy đính cúc “JUKI”

Máy đính bọ “BROTHER”
Máy vắt gấu “JUKI”
Máy dập cúc
Máy cắt tay “KM”
Máy xén bông
Nồi hơi là phom
Máy san chỉ
Máy cạp chun “KANSAI”
Máy đính nhãn “SUNSTAR”
Máy thêu
Máy may mác
Máy ép chữ
Máy cắt lót
Máy nẹp sơmi
Máy tra cạp quần Jean
Máy giặt
Máy sấy
Tổng

Nước sản xuất
Đức
Đức
Nhật
Nhật
Nhật
Đức
Nhật
Nhật
Nhật
Đức

Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Đức
Hàn Quốc
Mỹ
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hồng Kông
Nhật,
Đài Loan

Số lượng
80
90
15
15
10
08
15
18
20
12
08
07
08
08
05
05

08
05
21
07
20
15
400

(Nguồn từ phòng kĩ thuật)
Nhận xét:
Qua bảng thống kê trên ta nhận thấy tuy máy móc thiết bị có nguồn gốc khác
nhau nhưng khá hoàn thiện và đồng bộ. Xưởng đều được trang bị đầy đủ máy
móc thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất. Với trình độ công nghệ
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

12


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

khá tiên tiến như vậy, công ty đủ khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng
cao. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục đầu tư cải tiến máy móc thiết bị mới phù hợp
với tiến độ chung của các nước phát triển, nhiều phương án công nghệ đang
được tiếp tục xây dựng và thực hiện, đưa thêm máy móc thiết bị tự động hiện
đại vào để sản xuất mặt hàng cao cấp hơn, chủng loại cũng đa dạng hơn, đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa.
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

13


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

Bảng 4 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014
TT

1
2
3

Các chỉ tiêu
chủ yếu

Chênh lệch
2013/2012
% so với
Số tuyệt
năm
đối
trước

Chênh lệch
2014/2013

% so với
Số tuyệt
năm
đối
trước

83.104

10.008

17,08%

14.519

21,17%

66.120

82.774

8.763

15,28%

16.654

25,19%

300


352

418

52

11,73%

66

11,87%

Tr.đồng

56.985

65.810

77.836

8.825

15,49%

12.026

18,27%

Tr.đồng


41.568

47.495

54.715

5.927

14,26%

7.220

15,20%

b Vốn lưu động Tr.đồng
Lợi nhuận sau
Tr.đồng
thuế
Nộp ngân sách Tr.đồng
Tỷ suất lợi
nhuận/ doanh
Chỉ số
thu
Thu nhập bình
Tr.Đồng
quân một CNV
Vòng quay vốn
lưu động
Chỉ số
( doanh thu/vốn

lưu động)
Năng suất lao
động một CNV Tr.đồng
(1:3)

15.417

18.315

23.121

2.898

18,79%

4.806

26,24%

1.482

1.904

2.566

422

28,48%

662


34,77%

494

634,67

641,50

140,67

28,48%

6,83

1,08%

0,025

0,028

0,031

0,003

12%

0,003

10,71%


4,34

5,14

5,54

0,8

18.43%

0,4

7,78%

3,73

3,68

3,58

-0,05

-2%

-0,1

-3%

195,26


194,84

198,81

-0,42

-1%

4,33

2,22%

Giá trị tổng sản
lượng ( Giá trị
sản xuất công
nghiệp)
Doanh thu tiêu
thụ
Tổng số công
nhân viên
Tổng số vốn
kinh doanh

Đơn vị
tính

năm
2012


năm
2013

năm
2014

Tr.đồng

58.577

68.585

Tr.đồng

57.357

Người

4
a Vốn cố định
5
6
7
8
9

10

(Nguồn từ phòng Tài chính – Kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy,nhìn chung doanh thu liên tục tăng qua 3 năm,

mạnh nhất là năm 2014 tăng doanh thu lên 16654 triệu đồng ứng với tăng
25,19% so với năm 2013. Do công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất để nâng cao
sản lượng sản xuất, điều đó đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng lên không ngừng
và thể hiện hiệu quả của việc đầu tư.
- Lợi nhuận công ty cũng tăng, cụ thể tăng năm 2013 tăng 28,48% từ
1482 triệu đồng lên đạt mức 1904 triệu đồng. Đến năm 2014 đạt 2566 triệu đồng
ứng với 34,77%.
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

14


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

- NSLĐ có xu hướng giảm nhẹ từ 195,26 triệu đồng (2012) xuống 194,48
triệu đồng (2013), song đã tăng lên 2,22% , đạt năng suất 198,81 triệu đồng năm
2014. Tuy năng suất lao động còn thấp nhưng đã có sự tăng trưởng nhanh giai
đoạn 2013-2014 do ứng dụng công nghệ sản xuất tinh gọn và sử dụng máy móc
hiện đại nên người lao động đã rút ngắn được thời gian, loại bỏ những lãng phí
trong quá trình sản xuất.
- Tỉ suất LN/DT trong giai đoạn 2012-2014 có tăng nhưng tăng chậm.
Năm 2013 đã tăng lên 0,028 ứng với tăng 12% so với năm 2012. Đến năm 2014
chỉ tăng 10,71% so với 2013 tương đương tỉ lệ 0,031. Điều này cho thấy kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tốt, chi phí cho hoạt động sản
xuất kinh doanh là hợp lý.
- Số vòng quay vốn LĐ của công ty có sự giảm nhẹ sau 3 năm từ
3,73(2012) xuống còn 3,58(2014) chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng
luân chuyển hàng hoá đã tăng lên, luân chuyển vốn nhanh nên làm tăng hiệu quả

hoạt động của doanh nghiệp.
- Thu nhập BQ một CNV cũng tăng lên theo các năm, từ 4,34 triệu vào
năm 2012 đã tăng lên mức 5,14 triệu vào năm 2013 đạt mức tăng 18,43%. Sau
đó năm 2014 tăng thêm 7,78% so với năm 2013 ứng với 5,54 triệu đồng.
- Nộp ngân sách tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2013 từ 494 triệu đồng
lên 634,67 triệu tương đương với tăng 28,48%. Sau đó tăng chậm vào năm 2014
chỉ tăng 1,08% ứng với mức nộp ngân sách là 641,5 triệu. Có sự giảm về nộp
ngân sách là do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước
mở rộng đầu tư bằng cách giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25%
xuống còn 20%.

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

15


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

2.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Bảng 5 :Bảng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2012 -2014
Đơn vị tính: nghìn chiếc
Năm 2012

Tổng

Năm 2013

So sánh tăng


So sánh tăng

giảm

giảm

2013/2012

2014/2013

Năm 2014

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ

lượng

trọng

lượng


trọng

lượng

trọng

1.343

100%

1.552

100%

1.870

43

3,2%

52

3,35%

70

1.300

96,8%


1.500

+/-

%

+/ -

%

100%

209

15,56%

318

20,48%

3,74%

9

20,93%

18

34,61%


200

15,38%

300

20%

Bán
trong
nước
Xuất
khẩu

96,65% 1.800 96,26%

Nguồn: phòng tài chính kế toán

Từ bảng trên ta thấy hoạt động chủ yếu của công ty là xuất khẩu(chiếm
hơn 95%), thị trường trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 5%). Nhìn chung, sản
lượng qua các năm 2012-2014 tăng nhanh. Năm 2012, tổng sản lượng tiêu thụ
sản phẩm là 1343 nghìn chiếc, trong đó sản lượng bán trong nước là 43 nghìn
chiếc (3,2%), sản lượng xuất khẩu là 1300 nghìn chiếc (96,8%). Đến năm 2013,
tổng sản lượng tăng nhanh tới 1552 nghìn chiếc, tức tăng 15,56% so với năm
2012. Trong đó, sản lượng bán trong nước và xuất khẩu cũng tăng nhanh : sản
lượng bán trong nước đạt 52 nghìn chiếc, tăng 20,93%; sản lượng xuất khẩu đạt
1500 nghìn chiếc, tăng 15,38% so với năm 2012. Tổng sản lượng tiêu thụ sản
phẩm năm 2014 đạt 1870 nghìn chiếc, tăng 20,48% so với năm trước. Điều đó
cho thấy sự tăng đều về tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, và sản lượng

tiêu thụ trong nước đã tăng lên đáng kể qua ba năm : từ 43 nghìn chiếc (2012)
tăng lên 70 nghìn chiếc (2014).

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

16


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

Đối với thị trường trong nước : Công ty đã xây dựng được hệ thống đại
lý rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước : Hà Nội, Thái Bình, Nam Định và
trong miền Nam..
Công ty Cổ phần Đông Bình cung cấp cho thị trường trong nước nhiều
loại sản phẩm trong số đó thì sản phẩm áo sơ mi và sản phẩm veston là hai mặt
hàng chủ lực của công ty. Hai mặt hàng này của công ty chiếm một thị phần khá
lớn so với các doanh nghiệp khác.
Đối với thị trường nước ngoài
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ
và một số thị trường khác. Đây đều là những thị trường lớn và đòi hỏi khá cao
chất lượng sản phẩm. Do đó, phòng XNK chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường,
khách hàng và tiếp nhận đơn hàng của đối tác sau đó chuyển giao cho phòng kế
hoạch.
2.2.3 Công tác quản lý nhân sự
*Tuyển dụng:
Tùy vào từng công việc mà công ty đề ra các tiêu chí tuyển dụng cho các đối
tượng khác nhau,cụ thể:
- Đối với các phòng hành chính nhân sự,kế toán,kế hoạch,xuất nhập khẩu,kĩ

thuật yêu cầu phải là sinh viên đã tốt nghiệp ĐH trở lên với các chuyên nghành
phù hợp cho từng vị trí.
- Đối với công nhân phải tốt nghiệp THPT có năng lực,khỏe mạnh và chăm
chỉ.
. Các hình thức đào tạo
* Đào tạo tại chỗ: Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên để mọi
ngời nâng cao trình độ tay nghề của mình thông qua việc thi nâng bậc,
nâng lương hàng năm .
Khi có sự thay đổi về công nghệ Công ty đều tổ chức các khoá học cho
những bộ phận liên quan và do phòng kỹ thuật đảm nhiệm .

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

17


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

Sau mỗi đợt đào tạo đều được đánh giá kết quả thông qua các hình thức :
Phiếu điểm , bằng, chứng chỉ , các hồ sơ đào tạo đều được lập cho các cá nhân
theo mẫu thống nhất và được là giữ quản lý chặt chẽ theo từng phân cấp .
* Đào tạo từ bên ngoài: Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh hàng năm
Công ty gửi cán bộ công nhân viên đi học tại trờng chuyên theo mục tiêu
đào tạo gồm :
- Đi học thoát ly.
- Đi học tại chức theo kỳ triệu tập của trờng: Các cán bộ công nhân viên
được cử đi học báo cáo kết qủa học tập thờng xuyên về cơ quan, hết khoá học
nộp các văn bằng chứng chỉ và nhận xét của nhà trường về Công ty để theo dõi

và cập nhật

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

18


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

PHẦN 3
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA CÁC ĐỀ XUẤT
3.1 Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Với tuổi đời 5 năm không phải là thời gian dài với một công ty nhưng Đông
Bình đã và đang không ngừng lớn mạnh. Bằng chứng là đơn vị đã và đang
khẳng định mình trên cả thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm của công ty
đã đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường, doanh thu tăng mạnh qua các
năm, đời sống lao động trong công ty ngày càng nâng cao.
3.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Đông Bình
Mặt đạt được: Công ty Cổ phần Đông Bình chủ yếu là sản xuất và xuất
khẩu hàng may mặc nên có doanh thu tiêu thụ lớn và thường xuyên nhận được
những đơn hàng lớn.Các sản phẩm của công ty hiện nay được người tiêu dùng
và khách hàng chấp nhận và được đánh giá hàng Việt Nam chất lượng cao.
Hàng xuất khẩu của Công ty Cổ phần Đông Bình luôn được bạn hàng đánh giá
là sản phẩm chất lượng cao.
Hạn chế: Do nguyên vật liệu chủ yếu là hàng nhập khẩu nên lợi nhuận
không cao. Công ty Cổ phần Đông Bình có hệ thống phân phối trong nước rất
hẹp nên sản phẩm chưa được dùng và giới thiệu rộng rãi nên việc cạnh tranh với
các hãng cùng sản xuất quần áo cũng rất khó khăn .

3.1.2. Công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty Cổ
phần Đông Bình.
Mặt đạt được: Tại Công ty Cổ phần Đông Bình công tác quản lý nguyên
vật liệu được thực hiện tương đối chặt chẽ và có hiệu quả trong từng khâu như:
Thu mua, bảo quản. Việc làm này góp phần tích cực trong quá trình thi công.
Mặc dù với khối lượng tương đối lớn, chủng loại khá đa dạng nhưng công ty cổ
phần Đông Bình vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu trong
quá trình sản xuất.
Hạn chế: xậy dựng hệ thống kho chưa tốt nên chưa đảm bảo chất lượng
cho nguyên vật liệu.
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

19


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

3.1.3 Công tác quản lý lao động- tiền lương của Công ty Cổ phần Đông Bình
Mặt đạt được: Công ty đã phân chia cơ cấu lao động theo nhiều hình
thức, như vậy sẽ dễ theo dõi và tính lương cho công nhân cũng dễ dàng và chính
xác hơn.Hình thức trả lương của công ty theo sản phẩm giúp thúc đẩy công nhân
viên làm việc hiệu quả hơn và công ty luôn hoàn thành hợp đồng theo đúng kì
hạn hoặc vượt định mức. Người lao động được hưởng các chế độ đãi ngộ tốt.
Hạn chế: Chi phí công đoàn chưa được đề cao.Hình thức trả lương theo
sản phẩm đúng là phát huy được năng lực sản xuất của công nhân nhưng lúc đơn
hàng nhiều thì công nhân phải làm việc với công suất cao để hoàn thành đơn
hàng đúng với tiến độ, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng người lao
động

3.2 Đưa ra các đề xuất
* Giảm lượng hàng tồn kho: Hiên tại lượng hàng tồn kho của công ty
đang tăng nhanh. Vì vậy công ty cần cân bằng sản xuất, không nên chỉ chú ý tới
năng suất mà quên tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
* Nâng cao hiệu quả các khoản phải thu : Công ty có mối quan hệ mua
bán rất lớn với khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài nên cần áp dụng
chính sách tín dụng thương mại hợp lí. Hiện tại công ty đang thu hút khách hàng
với chính sách bán chịu. Vòng quay các khoản phải thu tăng. Tuy nhiên hiên tại
công ty còn nhiều khoản nợ khó đòi nên cần xem xét lại chính sach này cho phù
hợp. Thay vì bán chịu có thể áp dụng chính sách giảm giá hàng bán. Đồng thời
phải có kế hoạch thu hồi các khoản nợ mà khách hàng đang chiếm giữ.
* Quản lý lao động- tiền lương: Nên có các chính sách đãi ngộ nhân sự tốt
để kích thích khả sáng tạo, năng lực làm việc, Cần phải tạo môi trường làm việc
tôt hơn nữa để có thể đạt được kết quả cao hơn, khai thác được tối đa khả năng
của người lao động.
* Phát triển sản phẩm: Công ty cần thường xuyên đưa ra các mẫu mã sản
phẩm mới, phù hợp thời trang và xu hướng của thời đại.Công ty cần có các
chiến lược cho từng sản phẩm, từng thị trường… thật cụ thể và chi tiết
* Mở rộng thị trường nội địa: Thị trường trong nước hiện nay chưa có
nhiều thương hiệu cạnh tranh, trong khi nhu cầu của người dân cũng rất lớn. Vì
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

20


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

vậy công ty nên có chiến lược phát triển cả thị trường trong nước. Vì đây cũng

là thị trường rất tiềm năng khi mà thị hiếu người dân, nhu cầu ăn mặc đẹp ngày
càng cao.
* Sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chưa cao biểu
hiện thông qua các chỉ số như chỉ số khả năng sinh lời, chỉ số hiệu quả sử
dụng… Vì vậy, cần lập và phân tích trước khi sản xuất kinh doanh. Công ty cổ
phần Đông Bình cần phân tích thị trường cẩn thận để tránh bị lỗ do chênh lệch
lãi suất và tỷ giá hối đoái.

KẾT LUẬN
Trên đây là những hiểu biết của em về lịch sử hình thành của Công ty Cổ
phần Đông Bình. Đó là những kiến thức bổ ích và thực tiễn mà em đã tìm hiểu
được trong thời gian thực tập tại công ty. Với những mục tiêu và phương hướng
đề ra, em tin tưởng rằng Công ty Cổ phần Đông Bình sẽ gặt hái được nhiều
thành công hơn nữa trong năm 2015 cũng như hoàn thành tốt những kế hoạch đề
ra trong thời gian tới. Trong những năm qua công ty tìm được chỗ đứng của
mình trên thi trường trong và ngoài nước,tạo uy tín với những sản phẩm có chất
Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

21


Báo cáo thực tập

Khoa quản lý kinh doanh

lượng và đa dạng về kiều dáng, chủng loại, và đội ngũ nhân viên cũng không
ngừng tìm tòi, cải tiến để cho ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế cần khắc
phục. Đó là những đòi hỏi và thách thức đối với bất cứ một doanh nghiệp nào
đang trên con đường hoàn thiện mình và muốn khẳng định vị thế của mình trong

tương lai.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Trần Thị Tuyết Trang và Ban lãnh
đạo Công ty Cổ phần Đông Bình cùng các anh chị trong Phòng Hành chính,
Phòng tài chính – kế toán, Phòng kinh doanh…em đã hoàn thành bản báo cáo
tổng hợp này. Tuy nhiên vì thời gian hạn hẹp nên bản báo cáo không tránh khỏi
những thiếu sót.Vì vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung để
có thể hoàn thiện tốt hơn nữa báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !

Trần Thị Dạ Ngân_MSV : 11A18643N

22



×