Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÌNH HÌNH THỰC tế tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN tại CÔNG TY TNHH NEW HOPE hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.5 KB, 23 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NEW
HOPE HÀ NỘI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn New Hope Hà Nội
- Địa chỉ: Khu công nghiệp Sài Đồng B – Phường Phúc Lợi – Long Biên – Hà
Nội.
- Giám đốc/Đại diện pháp luật: Shao Jun
- Mã số thuế: 0101044677
- Ngày hoạt động: 27/04/1999
- Hoạt động chính: Sản xuất thức ăn chăn nuôi
NEW HOPE có tiền thân là là một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, năm 2001 để đáp
ứng nhu cầu phát triển, New Hope đã chuyển đổi thành Công ty TNHH New
Hope Hà Nội.
Khi mới bắt đầu thành lập, New Hope chỉ hoạt động mua bán hàng nông
sản. Tháng 11 năm 2001, công ty TNHH New Hope Hà Nội đổi tên và mở rộng
quy mô kinh doanh, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi
Từ năm 2001 đến nay, NEW Hope không ngừng đổi mới và phát triển trên
mọi mặt, và luôn luôn hoàn thiện mình để từ đó đưa ra được những dòng sản phẩm
tốt nhất và giá cả rẻ nhất.
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của công ty
* Chức năng:
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi, ...
- Kinh doanh các mặt hàng Nông Sản
-…
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về các khoản phải nộp, như: Thuế, phí, lệ
phí, ...


- Đảm bảo mức sống cho cán bộ, công nhân viên
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

- Tuân thủ pháp luật, ...
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 01)
Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, bộ máy của
công ty được tổ chức một cách chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống dưới.
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
- Hội đồng thành viên: cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty.
Thành viên của công ty hiện tại là 35.
- Chủ tịch hội đồng thành viên: Là người đứng đầu hội đồng thành viên,
do hội đồng thành viên bầu ra. Là người đưa ra các quyết định mang tính chiến
lược tại công ty.
- Giám đốc: là người do chủ tịch hội đồng thành viên bổ nhiệm, người điều
hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội
đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Là người đại
diện theo pháp luật của công ty.
- Ban kiểm soát: là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát các
hoạt động của công ty, ban kiểm soát của công ty gồm 11 thành viên.
- Phó giám đốc phụ trách mặt sản xuất: là người do giám đốc bổ nhiệm,

chịu trách nhiệm và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Phó giám đốc phụ trách mặt kinh doanh: là người cũng do giám đốc bổ
nhiệm, chịu trách nhiệm và điều hành hoạt động kinh doanh bán hàng của doanh
nghiệp.
- Phòng kế toán: kiểm tra giám sát các hoạt động của giám đốc, lập kế
hoạch giá thành sản phẩm, quản lý vật tư,…
- Phòng kiểm dịch: có nhiệm vụ kiểm tra và đảm bảo vệ sinh an toàn cho
các sản phẩm tại doanh nghiệp.
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

- Phòng nhân lực: có nhiệm vụ tuyển dụng quản lý toàn bộ các nhân viên
công nhân tại công ty.
- Các phân xưởng: có nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh thật
hợp lý để sản phẩm của công ty được tiêu thụ một cách tốt nhất.
- Phòng tiếp thị và bán hàng: có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm của công ty
tới người sử dụng một cách đầy đủ nhất, và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
1.4 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm 2012– 2013
* Phân tích tình hình tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
(Phụ lục 02)

Qua bảng phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:
+ Doanh thu của công ty năm 2013 tăng 1.583.298.032 đồng so với năm 2012,
tương ứng với tốc độ tăng 20,54%. Giá vốn hàng bán năm 2013 cũng tăng
1.228.392.230 đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng 19,99%. Do đó
lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 22,85% tương ứng với
347.823.239 đồng.
+ Về doanh thu hoạt động tài chính năm 2013 so với năm 2012 tăng thêm
1.372.118 đồng tương ứng là 55,42% trong khi đó chi phí tài chính tăng
21.234.232 đồng tương ứng 18,16%; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp năm 2013 tăng 26,42% tương ứng 249.986.299 đồng so với năm 2012.
Từ đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 đạt 539.364.329 đồng
so với năm 2012 tăng thêm 77.974.826 đồng tương ứng 16,90%.
+ Về lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2013 tăng 79.649.728 đồng, tăng
16,77 % so với năm 2012. Điều này cho thấy, trong năm 2013 doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả.
+ Về thu nhập bình quân đầu người của doanh nghiệp năm 2013 tăng 135.000
đồng so với năm 2012, chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đến chế độ ưu đãi đối
với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

Đạt được kết quả này đó là do sự cố gắng không ngừng hoàn thiện của cán bộ

công nhân viên toàn công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ngày càng phát triển và ổn định, bởi vậy doanh nghiệp đạt được những thành tích
rất đáng tự hào

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH NEW HOPE HÀ NỘI
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH New Hope Hà Nội (phụ lục 03)
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Kế toán trưởng: chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc công ty, chịu
trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức thực hiện công tác kế toán. Phụ trách chung
về kế toán của công ty.
- Kế toán tính giá thành: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chi phí phát sinh
và tính giá thành trong từng loại sản phẩm.
- Kế toán vật tư và TSCĐ: theo dõi tình hình tồn, nhập xuất nguyên vật liệu
một cách chính xác về cả số lượng và chất lượng. Theo dõi tình hình biến động của
TSCĐ, lập và lưu giữ chứng từ liên quan đến TSCĐ.
- Kế toán tiền lương, và thống kê: căn cứ vào bảng chấm công tính tiền
lương và trích các khoản theo lương của công nhân. Ghi chép, theo dõi, phản ánh

đầy đủ chính xác toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Kế toán bán hàng và doanh thu: theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và
xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp trong
tháng, quý, năm.
- Kế toán tiền gửi và thủ quỹ: theo dõi tình hình thu chi của toàn doanh
nghiệp.
2.2. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN HIỆN CÔNG TY ĐANG ÁP DỤNG.
- Chế độ kế toán: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành
theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính ngày 20/03/2006.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thức vào ngày 31/12.
- Kỳ kế toán: theo tháng.
- Đơn vị tiền tệ : Đồng Việt Nam.
- Hình thức kế toán: Hình thức Nhật ký chung. (phụ lục 04 )
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp xác định giá trị hàng hóa vật tư xuất kho: Phương pháp Nhập
trước – xuất trước.
2.3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ

YẾU TẠI CÔNG TY.
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền.
2.3.1.1. Kế toán tiền mặt.
- Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn GTGT, ...
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 111 – “ Tiền mặt” ( TK 111(1) – “Tiền Việt
Nam”; TK 111(2) – “ Tiền gửi ngân hàng”; TK 111(3) – “ Vàng bạc, kim khí, đá
quý” ).
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ 01: Ngày 02/05/2014, Theo phiếu thu số 015/30 (Phụ lục 05), Anh Nguyễn
Quang hoàn ứng tiền công tác phí, số tiền 1.350.000 đồng. Kế toán lập định khoản
vào sổ nhật ký chung và các sổ liên quan như sau:
Nợ TK 111(1)

: 1.350.000 đ

Có TK 141 ( NQ) : 1.350.000 đ
Ngày 02/5/2014, Mua 4,5 tấn bột xương theo hóa đơn GTGT 0000578, đơn
giá mua chưa có thuế GTGT 4.000 đồng (Thuế suất thuế GTGT là 10%) phục vụ
cho nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp đã thanh toán tiền cho số vật liệu trên bằng
tiền mặt theo phiếu chi số 105 (Phụ lục 06). Kế toán ghi
Nợ TK 152

: 18.000.000 đ

Nợ TK 1331

: 1.800.000 đ

Có TK 111(1)


: 19.800.000 đ

Nghiệp vụ trên được phản ánh vào sổ nhật ký chung (Phụ lục 11), sổ cái TK 111
2.3.1.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, ủy nhiệm thu, ...
- Tài khoản sử dụng: TK 112 – “ Tiền gửi ngân hàng” (TK 112(1) – “ Tiền Việt
Nam”; TK 112(2) – “ Ngoại tệ”; TK 112(3) – “ Vàng bạc, kim khí, đá quý” ).
- Phương pháp kế toán:
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

Ví dụ 01: Ngày 03/05/2014, Nộp tiền vào ngân hàng, số tiền 100.000.000
đồng. Kế toán lập định khoản vào sổ nhật ký chung và các sổ liên quan như sau:
Nợ TK 112(1)

: 100.000.000 đ

Có TK 111(1)

: 100.000.000 đ

Ví dụ 02: Ngày 04/05/2014, Thanh toán tiền hàng kỳ trước bằng chuyển

khoản cho công ty thương mại Đức Hòa, số tiền 53.500.000 đồng. Kế toán lập định
khoản vào sổ nhật ký chung và các sổ liên quan.
Nợ TK 331 ( ĐH) : 53.500.000 đ
Có TK 112(1)

: 53.500.000 đ

Nghiệp vụ trên được phản ánh trên sổ nhật ký chung (Phụ lục 11), sổ cái TK 112
2.3.1.3. Kế toán tiền đang chuyển.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, ...
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 113 – “ Tiền đang chuyển” (TK113(1) – “ Tiền
Việt Nam”; TK 113(2) – “ Ngoại tệ”).
- Phương pháp kế toán:
Ngày 05/05/2014, Đại lý Nguyễn Văn Sáng thanh toán tiền mua cám gà
bằng chuyển khoản, nhưng doanh nghiệp chưa nhận được giấy báo có, số tiền
150.000.000 đồng. Kế toán lập định khoản vào sổ nhật ký chung và các sổ liên
quan.
Nợ TK 113(1)

: 150.000.000 đ

Có TK 131

: 150.000.000 đ

Ngày 06/05/2014, Nhận được giấy báo có số 031 của ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Long Biên về số tiền mà đại lý Nguyễn
Văn Sáng thanh toán ngày 05/05/2014. Kế toán định khoản vào sổ nhật ký chung
và các sổ liên quan.
Nợ TK 112(1)


: 150.000.000 đ

Có TK 113(1)

: 150.000.000 đ

Nghiệp vụ trên được phản ánh vào sổ nhật ký chung (Phụ lục 11), sổ cái TK 113

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

2.3.2. Kế toán nguyên vật liệu.
2.3.2.1. Phân loại nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu của doanh nghiệp bao gồm: Bột xương, ngô hạt, muối, ... .
2.3.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu.
* Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho: Theo giá thực tế (giá ghi trên hóa đơn và chi
phí vận chuyển).
Ngày 07/05/2014, Hóa đơn GTGT số 0000702 (Phụ luc 6b) công ty mua 15
tấn Ngô hạt của công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đại Phát, giá mua chưa thuế
10.000.000 đồng/ tấn, thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển lô hàng trên là
1.500.000 đồng, thuế suất thuế giá trị gia tăng 5 %. Doanh nghiệp đã thanh toán

toàn bộ số tiền trên bằng tiền mặt.
Kế toán tính toán như sau:
Giá mua ghi trên hóa đơn (bao gồm các loại thuế không hoàn lại) + chi phí
thu mua – chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, giá trị hàng mua bị trả lại.
Giá thực tế của Ngô hạt: (15 x 10.000.000) + 1.500.000 = 151.500.000 đ.
• Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp
Nhập trước – xuất trước để đánh giá nguyên vật liệu xuất kho.
Ví dụ: Trong tháng 05 năm 2014, tình hình nhập xuất nguyên vật liệu của công ty
như sau:
I.

Đầu tháng tồn 05 tấn Ngô hạt ĐG: 10.000.000 đ/ tấn.

II.

Trong tháng vật tư Ngô hạt biến động như sau:

- Ngày 01/05, xuất 02 tấn Ngô hạt phục vụ cho nhu cầu sản xuất cám gà lông
màu từ 1 đến 22 ngày tuổi.
- Ngày 07/05, nhập 15 tấn Ngô hạt, ĐG: 10.000.000 đ/ tấn.
- Ngày 09/05, xuất 8 tấn Ngô hạt phục vụ cho nhu cầu sản xuất
Tính giá thực tế của Ngô hạt:
Giá trị vật liệu xuất dùng ngày 01/05 = 2 x 10.000.000 = 20.000.000 đ
Giá trị vật liệu xuất dùng ngày 09/05 = (3 x 10.000.000) + (5 x 10.000.000) =
80.000.000 đ

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938


Page 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

II.3.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
Tại kho: Kế toán dùng thẻ kho để phản ánh và theo dõi tình hình Nhập – Xuất –
Tồn về mặt số lượng. Cuối tháng thủ kho phải tổng hợp lại số lượng Nhập – Xuất –
Tồn theo từng loại Nguyên liệu, vật liệu khác nhau.
Tại phòng kế toán: Kế toán nguyên liệu, vật liệu sử dụng sổ chi tiết Nguyên liệu
vật liệu để phản ánh số lượng Nhập – Xuất – Tồn cả về mặt số lượng và giá trị.
II.3.2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
• Tài khoản kế toán sử dụng: TK 152 – “ Nguyên liệu, vật liệu”
• Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn
GTGT ...
• Phương pháp kế toán:
- Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu.
Ngày 08/05/2014, theo phiếu nhập kho số 89 ngày 08/05/2014 (Phụ lục 07),
nhập 80 lít dầu máy với đơn giá 23.800 đồng / lít, thuế suất thuế GTGT 10% (hóa
đơn GTGT0010867), công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 152 (DM) : 1.904.000 đ
Nợ TK 133(1)

: 190.400 đ

Có TK 111(1)

: 2.094.400 đ


- Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu:
Ngày 09/05/2014, công ty xuất 1.500 kg cám mỳ cho sản xuất theo phiếu xuất
kho số 90 ngày 06/05/2014 ( Phụ lục 08), ĐG: 4.500 đ/kg.
Nợ TK 621

: 6.750.000 đ

Có TK 152

: 6.750.000 đ

II.3.3. Kế toán Tài sản cố định.
2.3.3.1. Phân loại Tài sản cố định.
- Tài sản cố định hữu hình: Văn Phòng công ty, Máy móc thiết bị.
- Tài sản cố định vô hình: Phần mềm kế toán, ...
2.3.3.2. Đánh giá tài sản cố định.

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

Nguyên giá TSCĐ do mua sắm = Nguyên giá TSCĐ (chưa bao gồm thuế

GTGT) + CP mua + CP lắp đặt (nếu có) + lệ phí trước bạ (nếu có)
Ví dụ: Ngày 10/05/2014, doanh nghiệp mua một chiếc ô tô con nhập khẩu từ Nhật
Bản, giá mua chưa thuế là 30.000 USD (thuế suất thuế GTGT là 10%), thuế nhập
khẩu 50%, lệ phí trước bạ 650 USD. Tỷ giá giao dịch ngày 10/05/2014 là 20.150
VNĐ/USD. Tài sản này được khấu hao trong 10 năm.
Thuế nhập khẩu = 30.000 x 50% = 15.000 USD
Nguyên giá TSCĐ = ( 30.000 + 15.000 + 650) x 20.150 = 919.847.500 đồng.
2.3.3.3. Kế toán tài sản cố định.
* Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên
bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên
bản kiểm kê TSCĐ, Sổ TSCĐ, Thẻ TSCĐ
* Tài khoản sử dụng:
TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
TK 213 – Tài sản cố đinh vô hình
* Kế toán tăng TSCĐ.
Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố đinh số 15 ngày 15/05/2014, hóa đơn
GTGT số 0011562 về việc mua dàn máy trộn phối liệu, với tổng số tiền thanh toán
là 495.000.000 đồng (thuế suất thuế giá trị gia tăng: 10%), doanh nghiệp chưa
thanh toán số tiền trên cho nhà cung cấp.
Kế toán ghi:Nợ TK 211
Nợ TK 133(2)
Có TK 331

: 450.000.000 đ
: 45.000.000 đ
: 495.000.000 đ

• Kế toán giảm TSCĐ.
Ngày 05/05/2014, doanh nghiệp thanh lý máy trộn phế liệu. Theo biên bản
thanh lý TSCĐ số 25 (Phụ lục 09). Nguyên giá 350.000.000 đồng, đã khấu hao

320.000.000 đồng. Thu từ thanh lý 20.000.000 đồng, thuế suất thuế giá trị gia
tăng 10%.
Kế toán ghi sổ như sau:
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

BT1:

Khoa Kế Toán

Nợ TK 214 : 320.000.000 đ
Nợ TK 811 : 30.000.000 đ
Có TK 211 : 350.000.000 đ

BT2:
Nợ TK 131

: 22000.000 đ

Có TK 711

: 20.000.000 đ

Có TK 333(1)


:

2.000.000 đ

• Kế toán khấu hao TSCĐHH.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ
Mức khấu hao được tính theo công thức:
Mức khấu hao năm

Mức khấu hao tháng

Nguyên giá
Số năm sử dụng

=

=

Mức khấu hao năm
12

Tính khấu hao ( ví dụ mua ô tô con từ Nhật Bản).
Giá tính khấu hao = ( 30.000 + 15.000 + 650) x 20.150 = 919.847.500 đ
Mức khấu hao năm = (919.847.500 / 10) = 91.984.750 đ
Mức khấu hao tháng = ( 91.984.750 / 12) = 7.665.396 đ
- chứng từ kế toán sử dụng: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, ...
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 214 – “ Khấu hao TSCĐ”
- Phương pháp kế toán:
Ngày 31/05/2014, Kế toán tính toán và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho bộ

phận quản lý doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế
toán ghi sổ theo định khoản như sau:

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

Nợ TK 642 : 21.665.396 đ
Có TK 214 : 21.665.396 đ
II.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
2.3.4.1. Hình thức trả lương và phương pháp tính lương.
Hình thức trả lương: Doanh nghiệp thanh toán lương cho công nhân viên
theo thời gian làm việc.
Lương

Lương hợp đồng
=

thực tế

X

Bậc lương


26

x

Số ngày làm
việc thực tế

Phụ

+

cấp

VD: Nhân viên Hoàng Văn Mạnh mức lương Hợp đồng trong tháng 05/2014 là
2.750.000 đ/tháng, bậc lương 3,05 số ngày làm việc thực tế 24 ngày, phụ cấp
520.000 đ/tháng
Lương tháng 02/2014 là:
L = 2.750.000 *3,05 * 24 + 520.000 = 8.262.308 đ
26
2.3.4.2. Nội dung và phương pháp xác định các khoản trích theo lương.
Khoản mục
Tính vào chi phí
SXKD
Khấu trừ vào lương
Cộng

BHXH

BHYT


BHTN

KPCĐ

Cộng

18

3

1

2

24

8
26 %

1,5
4,5 %

1
2%

0
2%

10,5

34,5 %

LCB
LCB
LCB
LTT
2.3.4.3. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

LCB

- Chứng từ kế toán sử dụng tại công ty: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương,
Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Bảng kê trích nộp
các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
-Tài khoản kế toán sử dụng:
Tk 334 “ Phải trả công nhân viên”
TK 338 “ Phải trả, phải nộp khác”. Có 4 tài khoản cấp 2 sử dụng để thực
hiện các khoản trích:
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

TK 3382 – Kinh phí công đoàn
TK 3383 – Bảo hiểm xã hội

TK 3384 – Bảo hiểm y tế
TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp.
- Phương pháp kế toán:
Ngày 31/05/2014, tính lương 05/2014 cho cán bộ, nhân viên quản lý doanh
nghiệp: 285.400.000 đồng. Ngày 05/06/2014, doanh nghiệp thanh toán lương tháng
05/2014 cho cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Kế toán lập định
khoản vào sổ nhật ký chung và các sổ liên quan.
BT1: Tính lương: Nợ TK 642 : 285.400.000 đ
Có TK 334 : 285.400.000 đ
BT2: Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy đinh:
Nợ TK 642 : 68.496.000 đ
Nợ TK 334 : 29.967.000 đ
Có TK 338 : 98.463.000 đ
Chi tiết:

TK 338(2) : 5.708.000 đ
TK 338(3) : 74.204.000 đ
TK 338(4) : 12.843.000 đ
TK 338(9) : 5.708.000 đ

BT3: Thanh toán lương bằng chuyển khoản:
Nợ TK 334 : 255.433.000 đ
Có TK 112 : 255.433.000 đ
BT4: Nộp bảo hiểm: Nợ TK 338
Chi tiết:

: 98.463.000 đ

TK 338(2) : 5.708.000 đ
TK 338(3) : 74.204.000 đ

TK 338(4) : 12.843.000 đ
Có TK 112: 98.463.000 đ

II.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.3.5.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
2.3.5.1.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho, ...
- Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mở chi tiết cho
từng sản phẩm.
- Phương pháp kế toán:
Ngày 16/05/2014, mua 5 tấn Sắn khô của công ty Đại Phát, đơn giá
5.500.000 đồng / tấn, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, xuất thẳng cho sản xuất
cám gà.
Nợ TK 621

: 27.500.000 đ

Nợ TK 133(1)


:

Có TK 331

2.750.000 đ

: 30.250.000 đ

Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất cám gà từ 22 ngày
tuổi đến trưởng thành trong tháng 5 là 1.650.789.265 đồng.
2.3.5.1.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, hợp
đồng lao động, ...
- Tài khoản sử dụng: TK 622 – “ Chi phí nhân công trực tiếp”, mở chi tiết cho các
sản phẩm.
- Phương pháp kế toán:
Ngày 31/5/2014, kế toán tính lương tháng 05/2014 cho công nhân trực tiếp
sản xuất, số tiền 215.650.735 đồng. Kế toán ghi:
Nợ TK 622 : 215.650.735 đ
Có TK 334

: 215.650.735 đ

Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 05/2014 là 215.650.735
đồng.

2.3.5.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
- Chứng từ kế toán sử dụng: bảng phân bổ và khấu hao TSCĐ, hóa đơn GTGT, ...

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG


- MSV: 12403938

Page 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

- Tài khoản sử dụng: TK 627 – “ Chi phí sản xuất chung” , mở chi tiết cho từng
sản phẩm.
- Phương pháp kế toán.
Ngày 05/05/2014, xuất 20 chiếc xẻng, giá 25.000 đồng/ cái phục vụ nhu cầu
sản xuất.
Nợ TK 627 : 500.000 đ
Có TK 153

: 500.000 đ

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 05/2014 là 320.516.730 đồng.
2.3.5.2. Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang.
- Tài khoản sử dụng: TK 154 – “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, mở chi tiết
cho từng sản phẩm.
Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cám gà từ 22 ngày tuổi đến
trưởng thành trong tháng 05/2014 như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 1.650.789.265 đồng
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 215.650.735 đồng
+ Chi phí sản xuất chung: 320.516.730 đồng
Cộng chi phí phát sinh trong tháng 05/2014 phục vụ nhu cầu sản xuất cám gà từ 22

ngày tuổi đến trưởng thành: 1.866.760.516 đ
Do doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang cuối tháng, nên không phải
đánh giá sản phẩm dở dang của công ty (do chu kì sản xuất của sản phẩm ngắn, sản
xuất theo mẻ nhập nguyên liệu đến đâu sản xuất hết đến đó).
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 154

: 1.866.760.516 đ

Có TK 621

: 1.650.789.265 đ

Có TK 622

:

215.650.735 đ

Có TK 627

:

320.516.730 đ

2.3.5.3. Tính giá thành sản phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí: từng sản phẩm
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938


Page 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

- Giá thành thực tế được xác định như sau:
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp đối với các loại sản phẩm
của công ty. Do cuối kỳ không có sản phẩm dở dang nên tổng giá thành chỉ gồm chi phí
sản xuất trong kỳ. cuối tháng căn cứ vào các chi phí phát sinh và số sản phẩm nhập kho
của từng loại sản phẩm để tính giá thành cho từng loại.
Công thức:
Z=C
Trong đó:
Z: tổng giá thành.
C: chi phí phát sinh trong kỳ.
Z
Sản lượng thực tế hoàn thành

Zđ/v =

Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí để tính giá thành của sản phẩm cám gà từ
22 ngày tuổi đến trưởng như sau:
+ Số dư đầu kỳ: 0 đồng
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 1.650.789.265 đồng
+ Chi phí nhân công trực tiếp: 215.650.735 đồng
+ Chi phí sản xuất chung: 320.516.730 đồng
+ Số dư cuối kỳ: 0 đồng

Giá thành thực tế của cám gà từ 22 ngày tuổi đến trưởng = 0 + 1650.789.265
+ 215.650.735 + 320.516.730 = 1.866.760.516 đồng.
Nợ TK 155

: 1.866.760.516 đ

Có TK 154 : 1.866.760.516 đ
Bảng tính giá thành – Phụ lục 11

Phần 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT.
3.1. Thu hoạch

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH New Hope Hà Nội nhờ được sự giúp đỡ
của các anh (chị) trong phòng tài chính kế toán, giúp em hiểu được thực trạng công
tác kế toán trên cơ sở vận dụng các lý luận chung và dựa vào đó để giải quyết
những vấn đề thực tế đồi hỏi.
Đối với công tác kế toán trên máy vi tính là công cụ quản lý hữu hiệu, máy
vi tính tự động hóa cho phép thu thập xử lý lưu trữ và tìm kiếm thông tin một cách
nhanh chóng, chính xác, giảm đáng kể khối lượng sổ sách lưu trữ so với kế toán

thủ công. Đồng thời, qua mạng lan kế toán trở thành hệ thống trao đổi cung cấp và
xử lý thông tin ứng dụng tin học vào công tác kế toán thực hiện nhiệm vụ của mình
mà không gây lãng phí lao động do công việc không gây chồng chéo, trùng lặp,
phục vụ đắc lực cho công tác quản lý doanh nghiệp.
3.2. Nhận xét.
3.2.1. Ưu điểm.
Việc luân chuyển chứng từ được thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn
của Bộ Tài Chính.
Chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ thu chi và các nhiệm vụ thanh toán
cũng như các chứng từ của các phần khác phục vụ cho công tác kế toán của đơn vị
được quản lý rất chặt chẽ và khoa học. Việc sắp xếp chứng từ như vậy đã giúp ích
rất nhiều cho cán bộ và nhân viên trong phòng và trong công ty khi có nhu cầu tìm
lại thông tin nhằm góp phần cải thiện và nâng cao dần chất lượng công tác kế toán
ở đơn vị.
3.2.2. Tồn tại.
Công ty không sử dụng nhật ký đặc biệt để ghi sổ nên tất cả các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đều được hạch toán vào sổ nhật ký chung, dẫn đến tình trạng là số
liệu trên sổ dày đặc, khó theo dõi và kiểm soát được tình hình tiêu thụ của Công ty.
Về hạch toán các khoản phải thu, phải trả nói chung là thực hiện đúng các quy
định của nhà nước về tình hình theo dõi chi tiết và tổng hợp các khoản phải thu,
phải trả. Nhưng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để có nguồn tài
chính bù đắp những thiệt hại xảy ra trong niên độ kế toán tiếp theo, các doanh
nghiệp thường lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng Công ty chưa thực hiện việc
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 17



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
3.3. Một số ý kiến.
- Doanh nghiệp nên mở sổ nhật ký đặc biệt, như vậy các bút toán ghi vào sổ nhật
ký chung sẽ giảm bớt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu, ...
- Doanh nghiệp nên lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.
Cuối niên độ kế toán, kế toán tính toán xác định mức lập dự phòng các khoản nợ
phải thu khó đòi: Nợ TK 642
Có TK 139: Dự phòng phải thu khó đòi
Cuối niên độ kế toán sau, nếu số dự phòng cần lập < số dự phòng đã lập còn lại thì
kế toán tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi còn lại:
Nợ TK 139
Có TK 642: hoàn nhập phải thu khó đòi
Ngược lại nếu số dự phòng cần lập > số dự phòng đã lập còn lại thì kế toán tiến
hành trích lập bổ sung.

Nợ TK 642
Có TK 139: Lập bổ sung

Đồng thời kế toán tiếp tục tính và xác định mức trích lập dự phòng cho các khoản
thu khó đòi ở niên độ kế toán tiếp theo.
 Trong niên độ kế toán tiếp theo nếu xóa sổ các khoản nợ phải thu đã lập dự
phòng, sau khi trừ đi số tiền đã thu, số thiệt hại còn lại sữ được trừ vào dự
phòng sau đó trừ tiếp vào chi phí quản lý:
Nợ TK 111, 112, 139, 642
Có TK 131,138…: Toàn bộ số nợ xóa
Đồng thời ghi dơn vào bên Nợ TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý

 Nếu sau khi xóa nợ Công ty lại đòi được nợ đã xóa trên, kế toán ghi:
Nợ TK 111
Có TK 711
Đồng thời ghi bên Có TK 004

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938

Page 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
KẾT LUẬN

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là công việc bắt buộc đối với mỗi sinh viên trước khi ra
trường. Nó giúp cho sinh viên có thể tiếp cận được với thực tế, vận dụng kiến thức
lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá, giải quyết những bất
cập của cơ sở thực tập. Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, thời gian thực tập
là thời gian cho sinh viên tiếp cận thực tế công tác hạch toán tại cơ sở. Qua đó sinh
viên có thể biết được các doanh nghiệp họ đang vận hành chế độ kế toán như thế
nào, tổ chức chứng từ, sổ sách, báo cáo ra sao. Đồng thời, thấy được những quy
định phù hợp cũng như những quy định bất cập ở chế độ, chuẩn mực. Bất kỳ một
sinh viên nào cũng mong muốn được thực tập tại cơ sở có bộ máy kế toán hoàn

chỉnh, có nhiều nghiệp vụ phát sinh, các nghiệp vụ đa dạng, phong phú để có thể
kiểm nghiệm lý thuyết được nhiều hơn và học được từ thực tế cũng nhiều hơn.
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH New Hope Hà Nội, dưới sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của tập thể cán bộ công ty cũng như các phòng ban trong công ty,
đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S. Đặng Thị Hồng Thắm – giảng
viên trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội em đã hoàn thành báo cáo
thực tập này. Đây là kết quả của quá trình thực tập tại công ty TNHH New Hope
Hà Nội, đồng thời kết hợp với những kiến thức mà em đã học được tại trường. Mặc
dù, đã có nhiều cố gắng để hoàn thành báo cáo thực tập nhưng trong quá trình viết
bài em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự góp
ý của thầy cô và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty để bài báo cáo thực
tập của em hoàn thiện hơn nữa.
Báo cáo thực tập của em gồm có 3 phần chính.
Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH New Hope Hà Nội.
Phần 2: Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH New
Hope Hà Nội.
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.

DANH MỤC VIẾT TẮT
BHYT
BHXH

BHTN
KPCĐ
TSCĐ
TSCĐHH
KHTSCĐ
GTGT
BT

Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
Kinh phí công đoàn
Tài sản cố định
Tài sản cố định hữu hình
Khấu hao tài sản cố định
Giá trị gia tăng
Bút toán

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán trường Học Viện Tài chính.
2. Giáo trình kế toán quản trị trường Học Viện Tài chính.

3. Quyết định 15 của Bộ Tài Chính.
4. Tài liệu kế toán tại công ty TNHH New Hope Hà Nội.
5. Một số tài liệu tham khảo khác.

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

KẾT LUẬN
Sau thời gian khoảng 2 tháng thực tập tại công ty TNHH New Hope Hà Nội
em đã tìm hiểu và nắm bắt được sự hình thành cũng như tìm hiểu bộ máy tổ chức
của công ty. Điều quan trọng là em đã tìm hiểu kỹ càng, sâu sắc về bộ máy kế toán
tại công ty và thấy rõ được tính hợp lý của nó, đặc biệt việc tổ chức đó đã phát huy
được vai trò quan trọng trong công tác hạch toán kế toán và công tác quản trị, quản
lý doanh nghiệp.
Do trình độ có hạn và thời gian thực tập không dài nên bài báo cáo của em
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung
của các thầy cô trong bộ môn kế toán doanh nghiệp và các cán bộ phòng kế toán
tài chính thống kê của công ty TNHH New Hope Hà Nội để giúp cho bài báo cáo
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong
bộ môn kế toán doanh nghiệp cũng như sự chỉ dẫn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Th.S. Đặng Thị Hồng Thắm giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ
trong công ty TNHH New Hope Hà Nội đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 31 tháng 01 năm 2015
Sinh viên
Bùi Thị Lan Trang

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa Kế Toán

PHỤ LỤC

Sv: BÙI THỊ LAN TRANG

- MSV: 12403938



×