Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo nhân lực tại công ty TNHH meiko electronics vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.47 KB, 38 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MEIKO
ELECTRONICS VIETNAM
I.
1.
-

Tổng quan về công ty TNHH Meiko Electronics Vietnam
Quá trình hình thành và phát triển:
Tên công ty: Công ty TNHH Meiko Electronics Vietnam
Loại hình: Công ty TNHH
Trụ sở chính: Lô LD4, khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng

Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội, Việt Nam
- Mã số thuế: 0105763974
- Điện thoại: 043.368.9888 máy lẻ: 130
- Mail:
- Công ty TNHH Meiko Electronics Vietnam được thành lập từ năm 2003
theo giấy phép kinh doanh số: 0111410165 do phòng đăng ký kinh doanh số 1,
sở kế họach và đầu tư tỉnh Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh ngày 11 tháng 08
năm 2003, với mức vốn điều lệ: 15.000.000.000VNĐ (năm tỷ đồng).
- Năm 2009: Công ty soạn thảo và thông qua điều lệ hoạt động lần thứ 2.
Với vốn điều lệ tăng thêm ở mức 20.000.000.000 VND. Trong giai đoạn từ năm
2009 đến nay, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song với những bước
đi đúng đắn, công ty đã và đang tiếp tục có những thành công tốt đẹp, xây dựng
một công ty đứng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy tính và các trang thiết
bị công nghệ thông tin tại Việt Nam.
2. Chức năng hoạt động của công ty:


Sau khi chính thức đăng ký hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty
TNHH, công ty đã và đang hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực:
- Xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng điện tử điện lạnh, máy lọc
nước.
- Hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động thương mại xuất nhập khẩu
các thiết bị điện tử điện lạnh, máy lọc nước của các hãng nổi tiếng trên thế giới
và tại Việt Nam.
BẢNG 1 – DANH SÁCH SẢN PHẨM BÁN CHẠY CỦA MEIKO
ELECTRONICS VIETNAM
SẢN PHẨM

SV: Phạm Văn Thanh

ĐƠN GIÁ (VNĐ)

1

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Asus P550 LDV

14.990.000

Dell Ins 5542


9.990.000

HP Pavilion14-v024TU

13.990.000

Ipad Mini 3

12.890.000

Samsung A500

8.470.000

Samsung Galaxy Note 4

15.998.000

Samsung Grand Prime G530

4.670.000

Sony Xperia Z3

15.940.000

Sony Xperia C3

6.970.000


Iphone 6Plus

20.290.000

Iphone 5S

13.798.000

Canon 700D

13.990.000

Canon SX400

3.890.000

Canon Lxus 145

2.290.000

Nguồn: Phòng kinh doanh
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý kinh doanh và quản lý tài chính của công ty được tổ chức
theo mô hình trực tuyến. Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban được phân
định rõ ràng và có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban trong quá trình hoạt
động.

SV: Phạm Văn Thanh

2


MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

SƠ ĐỒ 1- SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
Giám đốc

Phó giám đốc kinh
doanh

Phòng
kinh
doanh

Phòng
chăm sóc
KH

Phó giám đốc hành
chính

Phòng tài
chính – kế
toán

Phòng

hành
chính

Phòng kỹ
thuật

(Nguồn: Phòng Hành Chính)
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Công ty như sau:
ghhhh

Giám đốc là người giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, là đại diện
pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ quyền lợi cán bộ
công nhân viên trong Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh
doanh của toàn công ty và đưa ra định hướng phát triển trong từng giai đoạn cho
công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc các vấn đề kinh
doanh và phụ trách phòng thương mại, phòng tài vụ và phòng hành chánh. Thiết
lập mục tiêu, kế hoạch phù hợp, xây dựng các kênh phân phối, quảng bá hình
ảnh của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư
của công ty neeys phát sinh.
Phó giám đốc hành chính: phụ trách các công việc hành chính, kế toán,
quản lý nhân sự và tuyển dụng nhân viên mới theo nhu cầu của công ty. Đảm

SV: Phạm Văn Thanh

3

MSV: 11A06940



Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

bảo về hợp đồng, thủ tục pháp lý, nhân sự của công ty luôn theo đúng và kịp với
các định hướng phát triển của toàn công ty.
Phòng kinh doanh: Thực hiện công việc tiếp thị - bán hàng tới khách
hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần, lập các kế hoạch chiến lược giúp
mở rộng thị trường, phát triển công ty.
Phòng Hành chính: Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý sắp
xếp nhân sự, tiền lương, chủ trì xây dựng các phương án về chế độ, chính sách
lao động, đào tạo; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các phương án tổ chức bộ
máy quản lý trong các đơn vị trực thuộc công ty; theo dõi công tác pháp chế,
phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật.
Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật các sản phẩm bị lỗi, hỏng,
bào hành bảo trì sản phẩm; nhập hàng và kiểm soát chất lượng sản phẩm khi
nhập về cũng như đảm bảo về toàn bộ phần mềm cho các dòng máy bán ra cho
khách hàng. Nghiên cứu, tập hợp đưa ra các giải pháp công nghệ mới, đề xuất
giám đốc đưa ra quyết định khen thưởng; chịu trách nhiệm quản lý qui trình, qui
phạm, đảm bảo không bị thất thoát phụ kiện cũng như nhập máy kém chất lượng
bán ra ngoài gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty.
Phòng Tài chính – Kế toán: Cung cấp thông tin giúp lãnh đạo quản lý
các dòng máy nhập về - tài sản - tiền vốn, các quỹ trong quá trình nhập hàng và
kinh doanh đúng pháp luật và có hiệu quả cao. Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh
kế toán - thống kê, tổ chức hạch toán kế toán chính xác, trung thực các chi phí
phát sinh trong quá trình nhập hàng và bán hàng. Đề xuất các ý kiến về huy
động các khả năng tiềm tàng của các nguồn vốn có thể huy động để phục vụ
kinh doanh. Thực hiện các khoản thu nộp đối với ngân sách Nhà nước. Các
khoản công nợ phải thu, phải trả được kiểm tra, kiểm soát kịp thời, thường
xuyên, hạn chế các khoản nợ đọng dây dưa kéo dài. Lập kịp thời, chính xác các

báo cáo tài chính, quý, năm theo quy định hiện hành.

SV: Phạm Văn Thanh

4

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Phòng chăm sóc khách hàng: Đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách
hàng, quản lý, duy trì mối quan hệ giữa các công ty với các khách hàng. Giải
đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và giải thích các quy trình làm
việc của công ty tới khách hàng tránh trường hợp khách hàng hiểu nhầm về các
chính sách của công ty.
II.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty TNHH Meiko Electronics
Vietnam:

1. Về trình độ trang bị kĩ thuật của công ty:
Do trước đây công ty chủ yếu là thực hiện các hoạt động nhập khẩu và
buôn bán các sản phẩm nên trang thiết bị sử dụng không quá hiện đại, tương đối
lạc hậu. Năm 2011, sau khi triển khai các hoạt động nhập khẩu sản phẩm tương
đối ổn định, công ty bắt đầu tập trung triển khai phát triển các trang thiết bị hỗ
trợ việc kinh doanh như sau:









1 Trụ sở chính, 5 chi nhánh phụ
2 showroom tại các quận lớn là Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm
45 máy tính bàn
6 máy in, 1 máy photo copy
35 điện thoại bàn.
2 máy chiếu, phòng họp vip cho hội đồng quản trị
Bàn, ghế, tủ đựng hồ sơ, tủ trưng bày sản phẩm, …

2. Nguồn cung ứng sản phẩm
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty khá đa dạng nên chủng loại sản
phẩm và phụ kiện đi kèm của công ty sử dụng cũng khá nhiều (như máy ảnh kỹ
thuật số, máy ảnh bán chuyên, điện thoại thông minh, phụ kiện điện thoại và
máy ảnh đi kèm... ). Nguồn sản phẩm và phụ kiện công ty nhập về là hoàn toàn
ngoại nhập chủ yếu là từ Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á thông qua các
cảng quốc tế. Do vậy, sản phẩm nhập khẩu vào có chất lượng tốt, độ bền cao.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tỷ giá nên giá sản phẩm và phụ kiện còn biến động

SV: Phạm Văn Thanh

5

MSV: 11A06940



Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

nhiều gây khó khăn trong việc nhập nguyên liệu, thương mại và tính giá thành
sản phẩm.
3. Đặc điểm sản phẩm:
Sản phẩm của công ty Meiko Electronics Vietnam được nhập khẩu 100% từ
các các hang như Apple, Sony, Nokia, Asus,… nhằm đảm bảo được sự an toàn
của sản phẩm cũng như sự uy tín và tạo niềm tin đối với khách hàng khi sử dụng
sản phẩm của Meiko Electronics Vietnam. Là một công ty chuyên hoạt động
thương mại song các sản phẩm của Meiko Electronics Vietnam vẫn có sự đổi
mới công nghệ như việc Meiko Electronics Vietnam đã sản xuất ra 1 số sản
phẩm điện tử điện lạnh dựa trên sự kết hợp công nghệ của các hãng lại với nhau
và bước đầu tạo ra được 1 thị phần riêng cho mình với thương hiệu Meiko
Electronics Vietnam.
4. Đặc điểm nguồn lực về Vốn:
Qua bảng cân đối kế toán ba năm 2011 – 2013, chúng ta có thể thấy rõ
tổng nguồn vốn của công ty tuy có tăng qua từng năm nhưng chưa thực sự có
được sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể năm 2011, tổng nguồn vốn của công ty là
41.269 triệu đồng. Sang năm 2012 tổng vốn tăng lên thành 42.357 triệu đồng
tương đương tăng lên 822 triệu đồng (1,94%) và năm 2013 tăng thành 43.179
triệu đồng tương đương tăng 1.477 triệu đồng (8,77%) so với năm 2012 điều này
tuy thể hiện rằng công ty chưa có sự bứt phá nào về tổng nguồn vốn trong suốt 3
năm nhưng lại cho thấy được sự ổn định và vững vàng trong thời kì kinh tế suy
thoái như hiện nay.

SV: Phạm Văn Thanh


6

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Bảng 2: tình hình nguồn vốn công ty giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2012 so với
2011

Năm 2013 so với
2012

Chênh
lệch

Chênh
lệch


NGUỒN VỐN
Số tiền
Tổng nguồn vốn

Tỷ trọng
%

Số tiền

Tỷ trọng
%

Số tiền

Tỷ trọng
%

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)

41.269

100

42.357

100


43.179

100

1.088

2,64

822

1,94

1. Vốn cố định

30.372

73,60

31.724

74,90

32.18

74,53

1.352

4,45


456

1,44

2. Vốn lưu động

10.897

26,40

10.633

25,10

10.999

25,47

-264

-2,42

366

3,44

1. Vốn tự có

32.757


79,37

33.261

78,53

34.628

80,20

504

1,54

1.367

4,11

2. Vốn vay

8.512

20,63

9.096

21,47

8.551


19,80

584

6,86

-545

-5,99

A. Chia theo tính chất

B.Chia theo sở hữu

(nguồn: Phòng kế toán)

SV: Phạm Văn Thanh

7 MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Chia theo tính chất, Tổng nguồn vốn của Công ty Meiko Electronics
Vietnam được chia thành Vốn cố định và Vốn lưu động. Trong đó năm 2011 Vốn
cố định của công ty là 30.372 triệu đồng chiếm 73,6% tổng nguồn vốn cho thấy
công ty đầu tư khá mạnh tay vào cơ sở vật chất trang thiết bị để hỗ trợ việc kinh

doanh. Sang năm 2012 và 2013 số vốn cố định được tăng thêm 1.352 triệu cho năm
2012 và tăng 456 triệu cho năm 2013 cho thấy công ty chú trọng việc phát triển cơ
sở vật chất để hỗ trợ việc kinh doanh của công ty như phát triển thêm các chi nhánh
tại các tỉnh, thành phố hay trang bị thêm cơ sở vật chất, hạ tầng để tăng thêm quy
mô và tạo nên uy tín cho công ty trong thời kì suy thoái vẫn còn đang khó lường
như hiện nay.
Vốn lưu động của công ty trong năm 2011 là 10.897 triệu đồng chiếm 26,4%
tổng nguồn vốn. Sang năm 2012, tổng vốn lưu động giảm đi 264 triệu đồng tương
đương 2,42% song năm 2013 lại tăng thêm 366 triệu đồng tương đương 3,44% so
với năm 2012 cho thấy công ty khá là thân trọng trong việc phát triển quy mô của
vốn lưu động do công ty cũng nhận thức được rõ một điều rằng trong thời kì lạm
phát như hiện nay thì việc duy trì kinh doanh, đầu tư vào vốn cố định tạo thêm chi
nhánh, tăng uy tín cho công ty sẽ tốt hơn là đầu tư thêm vào vốn lưu động. Đây là
một cách nhìn có thể coi là khá hay vì tuy không tăng thêm tiền vốn cho vốn lưu
động nhưng công ty vẫn có thể trụ vững trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay.
Chia theo sở hữu, tổng vốn chủ sở hữu của công ty có được trong năm 2011 là
32.757 triệu đồng tương đương 79,37% cho thấy công ty có tiềm lực về tài chính
khá dồi dào vì trong thời kì lạm phát hiện nay việc trả nợ là một điều làm giảm
doanh thu của công ty một cách đáng kể. Và công ty công ty cũng nhận thức rõ
được điều đó nên năm 2012, tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên 504
triệu đồng tương đương 1,54% thành 33.261 triệu đồng và năm 2013 con số vốn tự
có tăng thành 34.628 triệu tương đương tăng 1.367 triệu (4,11%) so với năm 2012.
SV: Phạm Văn Thanh

8

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp


Khoa quản lý kinh doanh

Năm 2012 tuy số lượng tăng vốn chủ sỡ hữu tăng không cao như năm 2013 nhưng
cũng thể hiện được rằng công ty luôn tập trung giữ vững mức vốn chủ sở hữu của
mình ở triệu trọng từ 80% trở lên cho thấy công ty muốn kinh doanh chủ yếu trên
vốn chủ sở hữu nhằm hạn chế các rủi ro cũng như công nợ không mong muốn có
thể xảy tới.
Cuối cùng là Vốn vay của Meiko Electronics Vietnam, tại năm 2011 số vốn
vay của công ty là 8.512 triệu đồng chiếm 20,63% tổng nguồn Vốn của công ty.
Tới năm 2012, số vốn vay của công ty tăng nhẹ thành 9096 triệu đồng tương đương
tăng 584 triệu (6,86%) cho thấy công ty luôn muốn hạn chế tối đa số vốn vay để
tăng thêm lợi nhuận cho công ty trong thời kì suy thoái ảm đạm hiện nay. Năm
2013 số vốn vay của công ty giảm xuống còn 8.551 triệu đồng tương đương giảm
545 triệu (5,99%) song công ty vẫn kiểm soát nguồn vốn vay của mình rất tốt để
con số về Vốn vay của công ty không vượt quá 20% để bị vượt tầm kiểm soát và bị
phụ thuộc vào Vốn vay để kinh doanh.
III.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm trở lại đây:
Ở biểu 3, ta có thể thấy được kết quả kinh doanh của công ty TNHH Meiko

Electronics Vietnam qua các chỉ tiêu trong bảng như sau:

SV: Phạm Văn Thanh

9

MSV: 11A06940



Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Bảng 3 – kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm

STT

Các chỉ tiêu chủ yếu

1

Doanh thu tiêu thụ theo giá hiện
hành

2

Tổng số lao động

3a. Vốn cố định bình quân

So sánh tăng, giảm
2013/2012

Số tuyệt
đối

Tỷ
trọng %


Số tuyệt
đối

Tỷ
trọng %

Đơn vị
tính

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

triệu đồng

45.029

46.987

49.205

1958

4,35


2218

4.72

người

85

102

125

17

20

23

22,55

41.269

42.357

43.179

1088

2,64


822

1,94

30.372

31.724

32.18

1352

4,45

456

1,44

10.897

10.633

10.999

-264

2,42

366


3,44

Tổng vốn kinh doanh bình quân
3

So sánh tăng, giảm
2012/2011

triệu đồng

3b. Vốn lưu động bình quân
4

Lợi nhuận

triệu đồng

12.638

13.497

14.631

859

6,80

1134


8,40

5

Nộp ngân sách

triệu đồng

3159,5

3374,25

3657,75

214,75

6,80

283,5

8,40

6

Thu nhập BQ 1 lao động

1trđ/tháng

5,1


5,6

6,2

0,5

9,80

0,6

10,71

7

Năng suất lao động BQ

triệu đồng

143,40

121,73

114,96

-21,68

-15,12

-6,76


-5,56

8

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tiêu
thụ

chỉ số

0,28

0,29

0,30

0,01

2,35

0,01

3,52

9

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn kinh doanh

chỉ số

0,31


0,32

0,34

0,01

4,05

0,02

6,34

10

Số vòng quay vốn lưu động

vòng

4,13

4,42

4,47

0,29

6,94

0,05


1,24

(Nguồn: Phòng Kế toán)

SV: Phạm Văn Thanh

10

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Tổng doanh thu của công ty bao gồm từ tiền kinh doanh các sản phẩm và
tiền đầu tư các khoản mục khác là 45.029 triệu trong năm 2011 và tăng lên 1958
triệu trong năm 2012 tương đương 4,35% và tăng thành 49.205 triệu trong năm
2013 thể hiện công ty đang có được một lương Khách hàng trung thành cũng
như có chính sách kinh doanh đảm bảo được doanh số bán ra trong suốt 3 năm
qua không để bị tụt xuống. Với Tổng số lao động của công ty dựa theo bảng
nhân lực biểu 1 thì trong năm 2011 tổng số lao động của Công ty Meiko
Electronics Vietnam là 85 người. Năm 2012 tăng thêm 17 người và năm 2013
tăng lên 23 người cho thấy công ty tuyển nhân viên trong suốt 1 năm khá là khắt
khe vì số lượng tuyển không quá cao. Lợi nhuận của Công ty Meiko Electronics
Vietnam năm 2011 sau khi trừ hết các khoản chi phí còn lại là 12.638 triệu
đồng. Trong năm 2012 tăng thành 13.497 triệu tương đương tăng 6,8% và năm
2013 là 14.631 triệu đồng tương đương tăng 8,4%, thể hiện chính sách của công
ty tính tới thời điểm hiện nay vẫn khá tốt mặc dù chưa có sự đốt biến về doanh

thu nhưng cũng nói lên sự ổn định của công ty tại thời điểm hiện tại.
Nộp ngân sách Nhà nước của Công ty Meiko Electronics Vietnam luôn là
25% số lợi nhuận kiến được hàng năm nên năm 2011 công ty đã nộp số tiền là
3159,5 triệu đồng. Năm 2012 là 3374,25 triệu và năm 2013 nộp là 3757,75 triệu
đồng cho thấy công ty rất chú trọng việc tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Thu nhập bình quân 1 lao động của công ty tùy thuộc vào số lượng sản
phẩm mà nhân viên kinh doanh bán ra và các đóng góp cho việc kinh doanh của
công ty. Doanh thu của cả 3 năm đều tăng khá đều nên lương bình quân cho 1
lao động của công ty cũng tăng đều từ 5,1tr/người năm 2012 lên 5,6tr/người và
6,2tr/người năm 2013. Năng suất lao động của công ty tại năm 2011 là 143,4
triệu đồng. Song năm 2012 con số này giảm xuống còn 121,73 triệu và năm
2013 tiếp tục giảm xuống còn 114,96 triệu đồng cho thây nhân viên làm việc
chưa đạt được hết năng suất và chính sách kiểm soát nhân viên của công ty chưa
thực sự đáp ứng tốt yêu cầu của công ty.
SV: Phạm Văn Thanh

11

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Tỉ suất lợi nhuận bình quân/doanh thu tiêu thụ là tỉ số giữa số tiền doanh
nghiệp nộp ngân sách Nhà nước với doanh thu thuần của công ty nên chỉ số của
Công ty Meiko Electronics Vietnam cũng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
công ty và lên xuống thất thường như năm 2011 chỉ số đó là 0,28 của năm 2012
là 0,29 và tới 2013 là 0,30. Tỉ suất lợi nhuận/vốn biểu hiện khả năng phát triển

của doanh nghiệp. Công ty Meiko Electronics Vietnam cũng như vậy với chỉ số
năm 2011 là 0,31. Năm 2012 là 0,32 và năm 2013 là 0,34 tương đương tăng
6,34% so với năm 2012 song đã thể hiện được khả năng ổn định và duy trì kinh
doanh trong thời kì suy thoái hiện nay của công ty Meiko Electronics Vietnam.
Tiếp theo là số vòng quay vốn lưu động của công ty thể hiện khả năng
thanh toán các khoản chi phí của công ty. Năm 2011 số vòng này là khá cao khi
con số thể hiện là 4,13, trong 2 năm tiếp theo là 2012, 2013 con số đó liên tục
tăng lên thành 4,42 – tăng 6,9% so với năm 2011 là 4,47 tương đương tăng lên
1,24% so với năm 2012 cho thấy công ty làm chính sách về thanh toán rất tốt vì
nếu khả năng thanh toán tiền kém hoặc vốn quay vòng chậm ( tương đương <1 )
sẽ dẫn tới việc công ty không có đủ tiền mặt để mua hàng hóa cũng như chi trả
chi phí cho công ty.

SV: Phạm Văn Thanh

12

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TNHH MEIKO ELECTRONICS VIETNAM
I. Tình hình nhân lực của công ty TNHH Meiko Electronics Vietnam
Ở bảng 4, chúng ta xét đến cơ cấu nhân lực của Công ty TNHH Meiko
Electronics Vietnam, có 5 yếu tố có thể làm rõ cho cơ cấu nhân lực của công ty
như sau:

Tổng số lao động của công ty, năm 2011 nhân sự của công ty có là 85
người sau 2 năm phát triển. Con số về nhân sự tăng không đáng kể nhưng khá
đồng đều qua từng năm. Cụ thể là 102 người trong năm 2012 và 125 người trong
năm 2013 tương đương với 20% và 22,55% tỷ trọng.
Theo tính chất lao động, tổng số lao động của Meiko Electronics Vietnam
trong năm 2011 là 85 người trong đó nhân viên trực tiếp của công ty là 68 người
chiếm 80% trong khi số người làm nhân viên văn phòng hỗ trợ chỉ có 17 người
chiếm 20% tỷ trọng. Năm 2012 và 2013 với sức tăng không cao chỉ mang lại
cho Meiko Electronics Vietnam số nhân viên trực tiếp tăng lên là 23 người sau 2
năm và nhân viên gián tiếp tăng chỉ 17 người sau 2 năm 2012 và 2013.
Xét theo giới tính, số lao động Nữ thường nhiều hơn lao động Nam trong
suốt 3 năm từ 2011 đến 2013 với tốc độ tăng không đáng kể. Số lao động Nam
tăng lên 28 người sau 2 năm bên cạnh đó số nữ tăng 12 người.

SV: Phạm Văn Thanh

13

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Bảng 4: tình hình nhân sự công ty giai đoạn 2011 – 2013
(đơn vị: người)
Năm 2011

So sánh tăng, giảm

2012/2011

Năm 2013

So sánh tăng, giảm
2013/2012

85

100

102

100

125

100

Số
tuyệt
đối
17

68
17

80
20


74
28

72,55
27,45

91
34

72,8
27,2

6
11

8,82
64,71

17
6

22,97
21,43

36
49

42,35
57,65


47
55

4608
53,92

64
61

51,2
48,8

11
6

30,56
12,24

17
6

36,17
10,91

61
15
9

71,76
17,65

10,59

66
21
15

64,71
2059
14,71

82
25
18

65,6
20
14,4

5
6
6

8,2
40
66,67

16
4
3


24,24
19,05
20

12
25
41
7

14,12
29,41
48,24
8,24

15
28
50
9

14,71
27,45
49,02
8,82

18
32
61
14

14,4

25,6
48,8
11,2

3
3
9
2

25
12
21,95
28,57

3
4
11
5

20
14,29
22
55,56

Số
lượng
Tổng số lao động
Phân theo tính chất lao động
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp

Phân theo giới tính
Nam
Nữ
Phân theo trình độ học vấn
ĐH và trên ĐH
Cao Đẳng và TC
PTTH và THCS
Phân theo độ tuổi
Trên 45 tuổi
Từ 35 đến 45 tuổi
Từ 25 đến 35 tuổi
Dưới 25 tuổi

Năm 2012

Tỷ trọng
(%)

Số
lượng

Tỷ trọng
(%)

Số
lượng

Tỷ trọng
(%)


Tỷ trọng
(%)

Số tuyệt
đối

Tỷ trọng
(%)

20

23

22,55

(nguồn: Phòng hành chính)

SV: Phạm Văn Thanh

14MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Theo trình độ, số người có trình độ Đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng
cao nhất trong công ty. Cụ thể là trong năm 2011, tỷ trọng của người có trình độ
từ Đại học và đại học trở lên chiếm 71,76% trong khi của cao đẳng và trung cấp
chỉ là 17,65% và PTTH, THCS chiếm 10,59%. Hai năm sau đó là 2012 và 2013

con số trên dao động không đáng kể với tỷ trọng lớn vẫn nghiêng về phía người
có trình độ Đại học và trên đại học với 65,6% tỷ trọng cho năm 2013.
Cuối cùng là độ tuổi, những người làm việc cho Meiko Electronics
Vietnam có độ tuổi không quá chênh lệch nhau và cho thấy rằng đây là môi
trường làm việc dành cho tất cả mọi người ở mọi độ tuổi khác nhau. Qua 3 năm
từ 2011 đến 2013, số lao động từ 25 đến 35 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất trong
công ty là 48,24%. Tiếp đến là độ tuổi từ 35 đến 45 chiếm tỷ trọng là 29,41%
tương đương 25 người và chiếm thấp nhất là độ tuổi dưới 25 là 8,24% tương
đương 7 người. Trong 2 năm tiếp theo sự biến đổi không lớn và dẫn đầu vẫn là
độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm 48,8% tỷ trọng tổng nhân lực làm việc tại Meiko
Electronics Vietnam.
 Chất lượng nhân sự của công ty:
Qua bảng 5 dưới đây ta có thể thấy rõ hơn về chất lượng nhân sự hiện tại
của công ty Meiko như sau:

SV: Phạm Văn Thanh

15

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Bảng 5: cơ cấu nhân lực công ty theo chuyên môn, nghiệp vụ
(Đơn vị: Người)

STT


Chuyên môn,
nghiệp vụ

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số
người

Tỷ lệ
(%)

Số
người

Tỷ lệ
(%)

Số
người

Tỷ lệ
(%)

1


Quản lý

14

16.47

19

18.63

23

18.40

2

Kinh tế

38

44.71

45

44.12

48

38.40


3

Kế toán

5

5.88

7

6.86

10

8.00

4

Tài chính

7

8.24

8

7.84

11


8.80

5

Ngoại ngữ

16

18.82

17

16.67

22

17.60

6

Kỹ thuật

5

5.88

6

5.88


11

8.80

7

Tổng nhân viên

85

100

102

100

125

100

(Nguồn:Phòng hành chính)

Lao động có trình độ chuyên môn về kinh tế, kế toán và ngoại ngữ của
công ty tăng nhanh, thể hiện một xu thế chung của nền kinh tế hội nhập của Việt
Nam khi có quan hệ kinh tế với đối tác là người nước ngoài. Nhân viên có
chuyên môn về quản lý, kinh tế tăng hàng năm. Nhân viên có trình độ quản lý
tăng từ 14 người năm 2011 lên 23 người năm 2013. Còn nhân viên có trình độ
chuyên môn về kinh tế tăng từ 38 người năm 2011 lên 48 người năm 2013.
II. Thực trạng công tác đào tạo nhân lực tại công ty:
1.

Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực:
Việc xác định nhu cầu đào tạo căn cứ vào chiến lược phát triển, được xác
định từ các bộ phận trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và những đòi hỏi về trình độ,
khả năng đáp ứng công việc cụ thể của người nhân viên bao gồm:
-

Nhu cầu đào tạo được xác định từ các bộ phận và cá nhân: Theo quy định

của Công ty, khi các bộ phận hoặc cá nhân trong Công ty có nhu cầu đào tạo
phải trình lên lãnh đạo Công ty và đều được xem xét giải quyết.

SV: Phạm Văn Thanh

16

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Nếu người có nhu cầu đào tạo mà được Công ty cử đi học thì sẽ được
Công ty trả học phí và cho hưởng lương với mức 100% sau đó cam kết sau khi
hoàn thành khóa học phải làm việc cho Công ty trong một thời gian nhất định.
Nếu người có nhu cầu đào tạo mà không phù hợp với nhu cầu của Công ty
(không được Công ty cử đi học) thì tùy theo đối tượng cụ thể và tùy từng trường
hợp mà có thể được hưởng 50% học phí và 50% lương cho việc đi học.
Nhu cầu đào tạo và phát triển được xác định khi có sự thay đổi về công
nghệ máy móc thiết bị và công việc mới. Khi có sự thay đổi kỹ thuật thì tất yếu

phải đòi hỏi sự thích nghi trình độ nhân viên để đáp ứng sự thay đổi đó. Công ty
sẽ căn cứ vào những thay đổi thực tế đó để xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào
tạo nhân viên nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên giúp họ nắm bắt kịp thời và
nhạy bén với những thay đổi trong kinh doanh của Công ty.
Nhu cầu đào tạo được xác lập theo thời gian nhất định: Ở Công ty chỉ việc
xác lập định kỳ là mỗi năm một lần đối với các đối tượng lao động làm việc tại
các vị trí quan trọng nhưng có thể xác lập một cách bất thường chỉ có những
thay đổi đột ngột ở Công ty.
Bảng 6 – bảng nhu cầu đào tạo nhân lực của công ty qua 3 năm 2011 – 2013
Đơn vị tính: Người
Số lượng đào tạo
STT

Phòng
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1

Kinh doanh

4

5

7


2

Kế toán

1

2

1

3

Kỹ thuật

4

6

3

4

Marketing

2

4

1


5

Nhân sự

1

1

3

12

18

15

Tổng

Nguồn: Phòng nhân sự

SV: Phạm Văn Thanh

17

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh


2. Đối tượng đào tạo
Cán bộ quản lý: Với sự lớn mạnh về khối lượng và tính phức tạp của hoạt
động kinh doanh, các cán bộ quản lý ngày càng giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Vai trò chính của người cán bộ là đảm bảo chỉ đạo toàn diện việc quản lý, phối
hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động toàn bộ lực lượng tham
gia thực hiện mục tiêu chung của công ty. Cấp quản lý cũng đòi hỏi phải có trình
độ sáng tạo và nghệ thuật điều hành quản lý.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý. Công ty đã
quan tâm đến chất lượng đội ngũ này. Công ty đã có kế hoạch xây dựng một đội
ngũ cán bộ quản lý không những giỏi về quản lý, vững vàng trong chuyên môn
mà còn phải biết khai thác tiềm năng của người lao động, khai thác phát huy
tiềm năng trí tuệ của cả một tập thể cán bộ nhân viên của Công ty để đóng góp
cho sự phát triển của Công ty.
Để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, áp dụng những thành tựu
mới của khoa học kỹ thuật vào công việc hàng ngày để nâng cao năng suất, chất
lượng công việc đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết lĩnh hội những tri thức
mới. Nhưng cần phải xác định nên học cái gì, học ở đâu, trong bao lâu để thực
hiện công việc tốt hơn. Và trong khuôn khổ của chi phí, để chương trình đào tạo
và phát triển đạt kết quả cao nhất thì đối tượng nào được ưu tiên hơn cả. công
việc này cần có sự bàn bạc thảo luận giữa cán bộ kỹ thuật với hội đồng đào tạo
của Công ty.
- Nhân viên mới (đào tạo lại): Hàng năm do nhu cầu của kinh doanh, Công
ty luôn có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho nhân viên mới. Số nhân viên mới
tuyển sẽ được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn trong vòng 1 tháng.
Đào tạo nhân viên bán hàng: đối với nhân viên bán hàng công ty thường
xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ bán hàng, kỹ năng giao tiếp với khách
hàng, và khi có những sản phảm mới ra đời thì nhân viên bán hàng phải hiểu rõ
về công dụng của những sản phẩm đó để tư vấn bán cho khách.


SV: Phạm Văn Thanh

18

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

- Mục tiêu đào tạo: Việc xác định mục tiêu đào tạo nhân lực dựa trên nhu
cầu đào tạo cần phải được xác định rõ ràng, bao gồm: Những kiến thức, kỹ năng
cụ thể cần đào tạo, kiến thức, kỹ năng đạt được sau đào tạo, Số người cần đào
tạo và cơ cấu học viên, thời gian đào tạo.
Bảng 7 – đối tượng đào tạo của công ty qua 3 năm 2011 – 2013
Số lượng đào tạo
STT

Cấp
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Thời gian
đào tạo

1


Cán bộ quản lý

3

2

2

2 tháng

2

Nhân viên Kế toán

2

2

1

1 tháng

3

Nhân viên Kỹ thuật

1

3


2

4 tháng

4

Chuyên viên Marketing

1

1

1

2 tuần

5

Chuyên viên Nhân sự

2

1

1

1 tháng

9


9

7

Tổng

Nguồn: Phòng nhân sự

3. Nội dung đào tạo
 Lĩnh vực quản lý:
- Đào tạo trình độ quản lý doanh nghiệp.
- Đào tạo kỹ năng nghiên cứu thị trường, nghiệp vụ kinh doanh
- Đào tạo kỹ năng chuyên môn theo chuyên ngành quản lý.
- Đào tạo kỹ năng quản lý tài chính, quản lý nhân sự
 Các lĩnh vực khác:
- Đào tạo kiến thức về an toàn bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ.
- Đào tạo lại nghề cho người lao động khi nâng bậc, nâng lương khi thay
đổi công nghệ hoặc sắp xếp lại tổ chức.
- Đào tạo dạy nghề cho cho nhân viên mới.
SV: Phạm Văn Thanh

19

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh


Mỗi năm công ty tổ chức 2 khóa đào tạo vào đầu năm và giữa năm để nhân viên
công ty luôn có thể bắt kịp và không ngừng học hỏi kiến thức mới để tránh
trường hợp chỉ tập trung làm việc mà không quan tâm tới kiến thức cập nhật trên
thị trường hiện nay.
4. Các phương pháp đào tạo nhân lực tại công ty
4.1. Đào tạo trong công việc (đào tạo tại chỗ)
• Đào tạo cán bộ quản lý
Đối với những cán bộ quản lý, để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng
cao của người lao động như: tạo ra động lực để người lao động tích cực làm
việc, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc đòi hỏi người quản lý có cách
thức quản lý mới sáng tạo hiện đại hơn, có như vậy người quản lý mới khai thác
và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong Công ty thực hiện mục tiêu của Công ty.
Bảng 8 – số lượng nhân viên được đào tạo qua hình thức đào tạo nội bộ qua
3 năm 2011 – 2013
Số lượng đào tạo
STT

Cấp bậc nhân viên
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1

Cán bộ Quản lý

0


0

1

2

Nhân viên Kế toán

1

0

1

3

Nhân viên Kỹ thuật

2

1

0

4

Chuyên viên Marketing

0


0

1

5

Chuyên viên Nhân sự

1

0

0

4

1

3

Tổng

Nguồn: Phòng nhân sự

Để làm được điều này người lãnh đạo phải thường xuyên học tập, tiếp cận
phương thức, cách thức quản lý khoa học hiện đại trên thế giới, không ngừng
bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho mình.
Trong năm 2011, Công ty đã tổ chức một số lớp bồi dưỡng cho các cán bộ
phòng ban tại Công ty để tạo thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển cán bộ.

SV: Phạm Văn Thanh

20

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

Lớp bồi dưỡng về tài chính kế toán: Lớp học này chuyên viên ở Phòng Tài chính
Kế toán khi làm báo cáo tổng kết cuối tháng, cuối quý hoặc các công việc có
liên quan hàng ngày. Lớp bồi dưỡng về công tác lao động, tiền lương.
Đối với cán bộ kỹ thuật nhu cầu học để nâng cao trình độ ngoại ngữ rất
lớn. Ngày nay các cán bộ kỹ thuật phải có trình độ ngoại ngữ khá cao để đọc các
tài liệu, hiểu được các sản phẩm, dịch được các tài liệu nước ngoài. Cũng như
với cán bộ kinh doanh có thể giao dịch ký kết các hợp đồng kinh tế lớn với các
đối tác nước ngoài. Nhận thức được điều đó Công ty cũng đã tổ chức được một
số lớp bồi dưỡng tiếng Anh trong Công ty. Cán bộ các phòng ban học ngay tại
hội trường của Công ty, tự thuê giáo viên về giảng dạy cho mình.
• Đào tạo nhân viên
Để có được những nhân viên lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao, Công ty
luôn có kế hoạch tiến hành đào tạo và phát triển thường xuyên liên tục. Trong
quy chế về đào tạo và phát triển nhân viên kỹ thuật của Công ty thì việc đào tạo
và phát triển bao gồm: đào tạo nhân viên mới và đào tạo quản lý.
Đào tạo tuyển mới: Do nhu cầu mở rộng kinh doanh nên số lao động
hàng năm luôn bị thiếu hụt nên việc tuyển dụng lao động mới vào làm việc là
yêu cầu cần thiết, Công ty phải tiến hành đào tạo cho số nhân viên này. Thực tế,
trước khi tiến hành công việc họ được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ do Trưởng

các đơn vị hay do những nhân viên có kinh nghiệm tại nơi làm việc.
Thời gian học tập kinh nghiệm và làm quen với công việc diễn ra ở chính
những nơi họ sẽ làm việc. Khi kết thúc thời gian tập huấn cho nhân viên mới,
các phòng ban sẽ thông báo lên Công ty để cán bộ phòng nhân sự, xuống tận nơi
kiểm tra việc nhân viên làm thực tế. Các phòng ban lập kế hoạch chi phí cũng
như nội dung chương trình đào tạo trình Công ty duyệt. Công ty tạm duyệt nội
dung, số lượng tiết bồi huấn thường xuyên và bồi huấn nâng bậc. Đồng thời
Công ty có văn bản yêu cầu đơn vị phải chủ động triển khai công tác bồi huấn,
đặc biệt chú trọng công tác bồi huấn cho số đối tượng đã được Công ty xét đưa
vào diện nâng bậc trong năm.
SV: Phạm Văn Thanh

21

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp
4.2.

Khoa quản lý kinh doanh

Đào tạo bằng hình thức gửi học ở các trường ĐH và tự đăng ký học
Hiện nay, có khá nhiều cán bộ công nhân viên của Công ty đang theo học

Đại học tại các trường đại học trong trong địa bàn thành phố Hà nội. Đi học ở
đây thường là cá nhân có nguyện vọng đi học hoặc do Công ty có nhu cầu nâng
cao trình độ cho đội ngũ nhân viên. Việc gửi đi học ở các trường đại học giúp
cho Công ty có được một đội ngũ cán bộ quản lý. Cán bộ lãnh đạo có trình độ
cao, có khả năng và kỹ năng làm việc tốt. Đây là một trong những yếu tố góp

phần nâng cao khả năng và lợi thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Tuy nhiên có vấn đề đặt ra là làm sao để khai thác phát huy hết khả năng
về trí tuệ, khả năng làm việc của số cán bộ có trình độ này để góp phần vào sự
tăng trưởng và phát triển của công ty.
Bảng 9 – số lượng nhân viên được đào tạo qua hình thức đào tạo tại trường
đại học qua 3 năm 2011 – 2013
Số lượng đào tạo
STT

Cấp bậc nhân viên
Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1

Cán bộ Quản lý

1

1

1

2

Nhân viên Kế toán


0

3

0

3

Nhân viên Kỹ thuật

2

0

0

4

Chuyên viên Marketing

1

2

0

5

Chuyên viên Nhân sự


1

2

3

5

8

4

Tổng

Nguồn: Phòng nhân sự

SV: Phạm Văn Thanh

22

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp
4.3.

Khoa quản lý kinh doanh

Đào tạo dưới hình thức hội thảo, hội nghị, tham gia công tác
Đây là hình thức đào tạo được đánh giá cao trong thời gian qua ở Công ty.


Bởi vì kết quả của từng cuộc hội thảo, hội nghị, chuyến thăm quan đến giải
quyết được một vấn đề thực tế nào đó. Qua công tác này cán bộ nhân viên có thể
tham quan, học hỏi kinh nghiệm, tổ chức quản lý của các đơn vị bạn từ đó có thể
rút kinh nghiệm hoặc liên kết hợp tác kinh doanh. Để thực hiện Công ty có thể
đứng ra tổ chức hoặc kết hợp với các chủ quan, tổ chức bên ngoài Công ty cùng
tổ chức. Cụ thể năm 2011, công ty tổ chức 3 cuộc hội thảo, năm 2012 là 5 cuộc
và năm 2013 là 4 cuộc hội thảo nhằm đào tạo nhân viên trực quan và sinh động
nhất khi tham gia.
4.4.

Nguồn kinh phí và chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tất yếu phải tốn nhiều thời gian và kinh

phí. Điều này phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính cũng như chính sách đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty. Tuy nhiên,việc thiêt lập và xây
dựng chính sách cho đào tạo vẫn là con số khiêm tốn cũng như chưa có sự quan
tâm đúng mức của cán bộ quản lí. Chính vì thế, trong nhiều năm qua nhân viên
muốn được học để nâng cao nghiệp vụ cũng như chuyên môn chủ yếu đều phải
tự lo 40%. Chính sách đào tạo của công ty mang tính chất chắp vá, công ty cũng
chưa xây dựng cho mình một ngân sách đào tạo cụ thể.
Nguồn vốn đào tạo nhân viên được công ty trích ra 15% lợi nhuận từ kinh
doanh trong cả năm để tiến hành đào tạo cho nhân viên. Trong đó tập trung đào
tạo cho cán bộ quản lý là chi phí tốn kém nhất chiếm 35% tổng chi phí đào tạo
hàng năm của công ty trong khi các bộ phận khác chi phí đào tạo nhận được ít
hơn.

SV: Phạm Văn Thanh

23


MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp
4.5.

Khoa quản lý kinh doanh

Kết quả của công tác đào tạo:
Bảng 10 – kết quả công tác đào tạo tại công ty
Đơn vị: người

STT

Cấp bậc nhân viên

Đào tạo

Số lượng đạt

Tỷ lệ %

1

Cán bộ Quản lý

4

4


100

2

Nhân viên Kế toán

3

1

33,33

3

Nhân viên Kỹ thuật

1

1

100

4

Chuyên viên Marketing

4

3


75

5

Chuyên viên Nhân sự

3

3

100

15

12

80

Tổng

Phòng: Hành chính nhân sự

Nhìn vào bảng 10 tuy số lượng đào tạo được công ty chú trọng nhưng chất
lượng đào tạo thì vẫn chưa được như mong muốn khi tỉ lệ chưa làm được việc
sau khi đào tạo vẫn còn cao. Điều này chứng tỏ công ty còn chưa sát sao khi đào
tạo nhân viên nhưng chưa có bước đi đúng đắn để nhân viên và các cán bộ quản
lý có thể toàn tâm toàn ý học tập và phát triển sự nghiệp tại công ty.
III. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nhân lực của công ty TNHH
1.


Meiko Electronics Vietnam
Những kết quả đạt được
Trong 3 năm qua, tuy kết quả đào tạo và phát triển nhân sự của Công ty

còn chưa tốt nhưng Công ty cũng có những sự quan tâm và coi trọng việc thực
hiện công tác này. Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty em thấy rằng
công tác đào tạo và phát triển có những ưu điểm sau.
- Công ty đã biết cách sử dụng tối đa nội lực của mình trong công tác đào
tạo nhân sự để từ đó đề bạt, phát triển nhân sự và giúp họ làm tốt công việc hiện
tại của Công ty. Cụ thể: Đối với nhân viên Công ty áp dụng chủ yếu phương
pháp dạy kèm tại chỗ. Phương pháp này được Công ty áp dụng khá hợp lý và đã
SV: Phạm Văn Thanh

24

MSV: 11A06940


Luận văn tốt nghiệp

Khoa quản lý kinh doanh

phát triển được kỹ năng công nghệ của công nhân. Đối với nhà quản trị Công ty
áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống kinh doanh, giúp cho người học
làm quen và xử lý. Dẫn đến việc thăng tiến, bổ nhiệm nhân sự vào cấp quản trị
được chính xác và có hiệu quả. Đồng thời, nó đã giúp cho hoạt động kinh doanh
của Công ty được liên tục, tránh gián đoạn trong quá trình đào tạo. Hơn nữa, hạn
chế được mức tối đa sự suy giảm về năng suất lao động bình quân chung của
toàn Công ty, giảm được sự lãng phí về chi phí chung và chi phí phát triển nhân

sự.
- Sau nhiều năm thực hiện công tác đào tạo, hiện nay Công ty đã xây dựng
được đội ngũ lao động trẻ, trình độ chuyên môn cao về cơ bản đáp ứng được yêu
cầu kinh doanh của Công ty, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh
của Công ty.
- Công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên tự
nâng cao trình độ học vấn cũng như tay nghề của bản thân bằng cách như; giới
thiệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian để nhân viên có thể tham dự các
hội nghị hội thảo chuyên sâu, các bài nói chuyện chuyên đề, các lớp tại chức...
2. Những hạn chế còn tồn tại
Việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty chưa đáp ứng đầy đủ với yêu
cầu của công việc: Điều này thể hiện ở năng lực làm việc thực tế của nhân viên
còn thấp so với yêu cầu đặt ra của công việc. Bởi vì công ty chưa làm tốt công
tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Trong Công ty, các bộ phận chưa coi trọng,
chưa tiến hành một cách thường xuyên, chính thức công tác đánh giá công việc.
Vì vậy, việc xác định đúng nhu cầu về trình độ chuyên môn, những kỹ năng,
kiến thức còn thiếu dẫn đến việc bổ sung người lao động đi đào tạo khó khăn,
không được chính xác và đầy đủ. Có lẽ vì vậy mà công việc nâng cao trình độ
cho cán bộ quản lý chưa ngang tầm với các thiết bị hiện đại trong quản lý.
Về tổ chức quản lý quá trình đào tạo:

SV: Phạm Văn Thanh

25

MSV: 11A06940


×