Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại vietinbank thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.57 KB, 36 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

MỤC LỤC

Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã
thu được những thành công đáng kể. Trong mối quan hệ đa phương, nhiều chiều
đó, thanh toán xuất nhập khẩu đã ra đời như một đòi hỏi mang tính tất yếu
khách quan. Thanh toán xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong kinh
doanh quốc tế cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển tiến dần tới nền kinh
tế thị trường, mở cửa hội nhập thị trường. Ngành ngân hàng trong nước đã và
đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển
đó. Là một sinh viên ngành ngân hàng, em nhận thấy, những hiểu biết về nghiệp
vụ ngân hàng cũng như những yếu tổ tác động đến hoạt động của hệ thống ngân
hàng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, được sự giúp đỡ của khoa Tài chính – Ngân
hàng, chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Thăng Long và sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo Th.sĩ Nguyễn Thị Vân Khánh, em đã có cơ hội được hiểu
biết thêm những về hoạt động ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TTQT, qua quá trình học tập


tại trường ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội, cùng với khoảng thời gian thực
tập tại Vietinbank Thăng Long, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thực trạng và
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại
Vietinbank Thăng Long” để nghiên cứu trong quá trình thực tập của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận luận văn của em được chia làm 3 phần:
Chương 1: Những lý thuyết cơ bản về nâng cao hiệu quả thanh toán quốc
tế
Chương 2: Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế tại Vietinbank Thăng
Long
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế
tại Phòng thanh toán quốc tế Vietinbank Thăng Long

2
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Vietin bank
TTQT
XNK
TCKT-XH
NHTM
NHNN
LN

CP
HQ
DVNH
DT

Ngân hàng TMCP Công Thương
Thanh toán quốc tế
Xuất nhập khẩu
Tổ chức kinh tế xã hội
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng nhà nước
Lợi nhuận
Chi phí
Hiệu quả
Dịch vụ ngân hàng
Doanh thu

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Vietinbank Thăng Long
Bảng 2: Tình hình dư nợ của ngân hàng Vietinbank Thăng Long
Bảng 3: Tổng hợp kết quả kinh doanh tại ngân hàng Vietinbank Thăng Long
Bảng 4 : Kết quả hoạt động chuyển tiền của Vietinbank Thăng Long
Bảng 5: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu Vietinbank Thăng Long
Bảng 6: Kết quả hoạt động thanh toán L/C của Vietinbank Thăng Long
Bảng 7 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT

3
Phan Thị Tính

MSV:11A07866



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Khái quát chung về thanh toán quốc tế
Có thể nói hoạt động TTQT được bắt nguồn từ hoạt động ngoại thương, và
mục đích chính của hoạt động TTQT là để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu giữa các nước diễn ra một cách trôi chảy và hiệu quả hơn. Bởi vậy
ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là hoạt động TTQT và ngược lại,
nhưng hoạt động ngoại thương là cơ sở, còn hoạt động TTQT là hoạt động phái
sinh. Bên cạnh đó, vì hoạt động TTQT được thực hiện thông qua hệ thống các
NHTM cho nên nó gắn liền với hoạt động thanh toán cả các NHTM và trở thành
trọng tâm phát triển mà các NHTM luôn hướng đến.
1.1.1. Khái niệm:
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ
phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ
chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
1.1.2. Vai trò :
TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân
hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của
khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp
ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín ngân hàng và tạo dựng niềm tin với
khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà
còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị
trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn

là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ
sung và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.
Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện
ngiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi
4
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Ngân hàng
của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các
khoản ký quỹ chờ thanh toán.
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng
sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực iện nhanh chóng,
kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng
lưới ngân hàng.
Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân
hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của
mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân
hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu
cầu về vốn của ngân hàng.
Thông qua cung cấp dịch vụ TTQT cho khách hàng, ngân hàng thu một
khoản phí để bù đắp chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cần
thiết. Một thực tế là đối với NHTM hiện đại thì thu nhập từ phí dịch vụ có xu
hướng ngày càng tăng không những về số lượng mà còn cả về tỷ trọng. Do đó
khi các ngân hàng ngày càng chú trọng mở rộng hoạt động TTQT thì việc phân
tích đánh giá hiệu quả hoạt động này cũng không kém phần quan trọng và để
làm được điều này ta phải cần đến một hệ thống chỉ tiêu toàn diện.

1.1.3.Các phương thức thanh toán quốc tế :


Phương thức ứng trước
Người mua chấp nhận giá hàng của người bán bằng đơn đặt hàng chắc

chắn (không hủy ngang) đồng thời chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn
bộ cho người bán, nghĩa là việc thanh toán được thực hiện trước khi hàng hóa
được người bán chuyển giao cho người mua.
• Phương thức ghi sổ
Là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành
giao hàng khi Nợ tài khoản cho bên nhập khảu vào một cuốn sổ theo dõi và việc
thanh toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã
thoả thuận.
5
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

• Phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng(người trả
tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng ở một địa điểm nhất định.
• Phương thức nhờ thu (ủy thác thu)
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong dó người bán sau khi giao hàng

hóa cung ứng dịch vụ : người xuất khẩu giao hối phiếu và chứng từ cho ngân
hàng, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền từ người mua.
• Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng
theo
yêu cầu của khách àng, cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ
hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do khách hàng kí phát trong phạm vi số tiền
đó, nếu người này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp. Trong phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ thì thư tín dụng (L/C) là văn bản pháp lý
quan trọng nhất trong thanh toán.
1.2. Hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT :
1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động TTQT :
Hiệu quả hoạt động TTQT là một phạm trù hiệu quả kinh tế , phản ánh
chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực TTQT tại NHTM. Nó được đo bằng hiệu
quả giữa doanh thu hoạt động TTQT và chi phí hoạt động TTQT
Hiệu quả hoạt động TTQT : HQTTQT = DTTTQT - CPTTQT
Trong đó : HQTTQT : Hiệu quả hoạt động TTQT
DTTTQT : Doanh thu hoạt động TTQT
CPTTQT : Chi phí hoạt động TTQT
Hiện chưa có một chuẩn mực cụ thể nào đánh giá hiệu quả hoạt động
TTQT tại NHTM , tuy nhiên dưới góc độ kinh tế thì ta có thể xem xét chỉ tiêu hiệu
quả thông qua các nhóm chỉ tiêu gián tiếp và trực tiếp nhằm đánh giá một cách
tổng quát , toàn diện hiệu quả hoạt động TTQT .
6
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

1.2.2. Các chỉ tiêu gián tiếp

Khoa Ngân hàng

• Uy tín của ngân hàng :
Uy tín kinh doanh luôn là những tài sản vô hình quan trọng của bất kỳ
ngân hàng nào . Bảo vệ uy tín kinh doanh đồng nghĩa với việc bảo vệ giá trị và
hình ảnh của mình trong con mắt các đối tác kinh doanh và khách hàng, Vì vậy
ngân hàng nào càng có uy tín thì càng có cơ hội để chiến thắng trong cạnh tranh
và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động của mình.
• Mối quan hệ giữa hoạt động TTQT với các hoạt động kinh doanh khác :
 Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ : đề cập đến mỗi quan
hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT và doanh số kinh doanh ngoại tệ của
NHTM qua các thời kỳ.
 Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ XNK : đề cập đến mối quan hệ lượng
hóa giữa doanh số TTQT với doanh sô tài trợ XNK qua các thời kỳ.
 Tăng cường các hỗ trợ dịch vụ ngân hàng khác (chiết kháu hối phiếu, bảo
lãnh …) : Đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữa doanh số TTQT với doanh
số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh của ngân hàng.
 Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng: đề cập đến mối quan hệ lượng hóa
giữa doanh số TTQT với dư nợ tin dụng bình quân qua các thời kỳ.
 Tăng cường nguồn vốn ( đặc biệt là vốn ngoại tệ ): đề cập đến mối quan hệ
lượng hóa giữa doanh số TTQT với số dư tiền gửi ngoiaj tệ tại ngân hàng,
hay doanh số TTQT với số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế là như
thế nào.
 Tăng cường và củng cố uy tín ngân hàng trong nước và quốc tế: chỉ tiêu này
được thể hiện bởi thứ bậc xếp hạng hay các giải thưởng do các tổ chức quốc
tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng.
• Trình độ sử dụng công nghệ hiện đại trong TTQT :
Ngày nay việc ứng dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại là

vấn đề tất yếu, vấn đề sống còn của các ngân hàng nhằm để nâng cao năng lực
hoạt động, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong quá trình hội nhập .
7
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

• Mức độ an toàn , nhanh chóng của các khoản thanh toán :
TTQT là một sản phẩm dịch vụ vô hình , chất lượng của nó được thể hiện ở
độ an toàn , nhanh chóng của các khoản thanh toán. Mức độ này càng cao càng
tốt , vừa giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian trong thanh toán , tiết kiệm
chi phí trong việc lưu trữ xử lý chứng từ vừa giúp ngân hàng nâng cao được uy
tín của mình.
• Chất lượng đội ngũ nhân viên :
Nếu một ngân hàng có đội ngũ nhân viên có chất lượng cao : chuyên
nghiệp , có trình độ chuyên môn cao , có tinh thần trách nhiệm trong công
việc ..... thì ngân hàng đó sẽ hoạt động hiệu quả hơn , chất lượng dịch vụ cũng
được nâng cao và ngược lại.
1.2.3. Các chỉ tiêu trực tiếp
- Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối:
+ Doanh thu từ hoạt động TTQT (DTQT)
+ Lợi nhuận từ hoạt động TTQT (LNQT)
LNQT = DTQT – CFQT
CFQT: các chi phí cho hoạt động TTQT)
+ Số vụ khiếu nại do lỗi ngân hàng gây ra (SKN)

- Nhóm chỉ tiêu tương đối :
+ Tỷ số “ Lợi nhuận TTQT / Doanh thu TTQT” : Cho biết 1 đồng doanh thu
TTQT đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT.
+ Tỷ số “ Lợi nhuận TTQT / tổng lợi nhuận ngân hàng” : Cho biết lợi
nhuận TTQT chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng lợi nhuận ngân hàng .
+ Tỷ số “ Lợi nhuận TTQT / tổng lợi nhuận dịch vụ” : Cho biết lợi nhuận
TTQT chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng lợi nhuận dịch vụ .
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM
1.3.1. Nhân tố khách quan
• Môi trường kinh tế , bao gồm :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
8
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Ngân hàng
- Hệ số mở cửa của nền kinh tế ( tỷ lệ “Doanh số XNK/GDP)
- Mội trường đầu tư nước ngoài
- Sự linh hoạt, mức độ mở cửa và sự liên kết của thị trường tài chính trong
nước với thị trường tài chính quốc tế
- Tầm cỡ trung tâm tài chính quốc tế của quốc gia
• Mội trường chính trị :
Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới hoạt động TTQT, bởi chắc chắn ở những
qốc gia có tình hình chính trị không ổn định, thường xuyên xảy ra chiến
tranh, các cuộc bạo động, khủng bố, xung đột tôn giáo, đảo chính biểu tình…
thì hoạt động TTQT không thể phát triền và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
• Mội trường pháp lý:

Liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế cũng như kẽ
hở của chúng cũng như những mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp
tập quán quốc tế. Chính vì vậy, để hoạt động TTQT có thể diễn ra thuận lợi và
phát triền, thì đòi hỏi phải có sự nhất quán giữa luật pháp quốc gia và chuẩn
mực của quốc tế.
1.3.2. Nhân tố chủ quan của ngân hàng
Chính sách đối ngoại của ngân hàng : Chính sách đối ngoại của NHTM thể
hiện chiến lược phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài. Chính
sách đối ngoại phù hợp giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý và
tạo dựng mối quan hệ bền vững. Từ đó ngân hàng có thể thực hiện TTQT nhanh
chóng, chính xác và an toàn hơn để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng. Từ đó, ngân hàng nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trên
thị trường tài chính quốc tế.
Chiến lược kinh doanh của ngân hàng : đây là một yếu tố vô cùng quan
trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Ngân hàng luôn phải có một chiến
lược kinh doanh độc đáo, vững chắc nhưng cũng luôn luôn mới mẻ để phù hợp
với khách hàng.
9
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Ngân hàng
Nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ : môi trường hoạt động
TTQT đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ lãnh đạo và quản lý có trình độ năng
lực thực sự sáng tạo trong kinh doanh, phẩm chất đạo đức tốt, đội ngũ nhân
viên giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết về kinh tế và pháp luật, có tinh thần trách nhiệm
cao với công việc. Đó chính yếu tố quyết định trong việc mở rộng hoạt động

TTQT cũng như tồn tại và phát triển của một NHTM.
Nền tàng công nghệ thông tin : ứng dụng rộng rãi các thành tựu công
nghệ thông tin hiện đại tạo điều kiện cho giao dịch TTQT nhanh chóng, an toàn
và hiệu quả.
Chính sách khách hàng : Chính sách khách hàng tốt đồng nghĩa với việc
ngân hàng ngày càng tạo được mối quan hệ khăng khít với khác hàng truyền
thống và thu hút thêm các khách hàng tiềm năng mới, từ đó tăng thị phần và
doanh số TTQT, tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Giá trị truyền thống : luôn luôn giữ và phát huy các yếu tố, giá trị truyền
thống của ngân hàng đã có từ trước. Đó sẽ là những giá trị đẹp của ngân hàng

10
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIETINBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Khái quát về chi nhánh Vietinbank Thăng Long
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển :
-VietinBank Thăng Long là một đơn vị thành viên của Ngân hàng
TMCPCông thương Việt Nam. Chi nhánh NHCT Thăng Long trụ sở tại Tòa nhà
Vinaconex9, Lô HH2, Khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, TP.Hà Nội được
nâng cấp từ chi nhánh cấp II trực thuộc NHCT Hà Tây thành chi nhánh cấp I phụ
thuộc NHCT Việt Nam từ ngày 01/07/2006 với quy mô 4 phòng chức năng, ba

quỹ tiết kiệm hoạt động và 3 phòng giao dịch. “Chuyển đổi và đổi tên Chi nhánh”
từ chi nhánh Ngân hàng Công thương - Chi nhánh Nguyễn Trãi đổi tên thành
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
- Hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn giáp danh thủ đô là khu
vực hoạt động kinh tế rất sôi động và phát triển, dân cư đông đúc nên có nhiều
thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời do áp lực cạnh
tranh ngày càng gay gắt với các NHTM dày đặc trên địa bàn. Với một quyết tâm
phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh doanh mà ban lãnh đạo NHCT Việt
Nam giao cho. Hai năm liền hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều được
NHCT Việt Nam xếp loại Khá.
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh:
NHCT Thăng Long là một chi nhánh chịu sự quản lí của NHCT Việt Nam.
Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo bao gồm 1 giám đốc
và 2 phó giám đốc.

11
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

Sơ đồ 1.1 .Cơ cấu tổ chức bộ máy
GIÁM ĐỐC

PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ
PHÒNG KHÁCH HÀNG


CÁC PHÒNG GIAO
DỊCH HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ
PHÒNG

PHÒNG GIAO
PHÒNG
DỊCH GIAO
ĐẠI AN
DỊCH NAM
PHÒNG
TRUNG
GIAO
YÊN
DỊCH THÀNH TÂY

( Nguồn : Phòng hành chính và nhân sự )
- Giám đốc:là người chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của ngân hàng,
là người ra quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh và chỉ đạo hoạt động
của các phòng ban.
- Phó giám đốc :gồm 2 người, là những người giúp việc cho giám đốc, phân
công phụ trách từng mảng công việc khác nhau tùy cheo quyền hạn chức năng
mà họ đảm nhiệm .

12
Phan Thị Tính

MSV:11A07866



Luận văn tốt nghiệp
Khoa Ngân hàng
- Phòng kế toán:hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh. Đảm bảo an toàn tài sản, kiểm tra mở và sử dụng TK của KH 1
cách thường xuyên liên tục, thu nợ và thu lãi đảm báo đúng chế độ quy định.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn chi nhánh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài
chính, quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các chi nhánh trên địa bàn, thực hiện
nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nộp ngân sách theo luật.
+Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hoạch toán kế toán và thực hiện báo cáo theo
chế độ quy định. Tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn cho quỹ.
+ Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh doanh
theo quy định của NHCT - chi nhánh Thăng Long
+Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong chi nhánh để tiếp thị nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân cư đạt kết quả tốt.
-Phòng tiền tệ kho quỹ: thực hiện công tác kiểm kê tiền mặt ,giấy tờ có giá, tài
sản thế chấp cầm cố theo đúng quy định và đảm bảo an toàn chính xác. Phát
hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đảm báo chất lượng khi đưa
tiền ả lưu thông tạo sự tin tưởng cho KH, nâng cao uy tin cho chi nhánh
+thực hiện điều chuyển nhận tiền từ các chi nhánh khác và NHNN, NHCT Việt
Nam .
- Phòng hành chính, nhân sự:Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công
tác, giao tiếp với khách đến làm việc.
Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của hành chính, văn
thư, đánh máy, chụp văn bản, lưu trữ các văn bản, theo yêu cầu của Ban giám
đốc, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của cơ quan.
Thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn phòng
phẩm... quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ cơ quan.
Phòng khách hàng:bám sát các khách hàng truyền thông là các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh để mở rộng đầu tư, cho vay các dự án, phương
án mới. Đông thời tiếp cận thu hút khách hàng mới, cơ cấu lãi suất theo hướng

có lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
13
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp
+Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại bảo lãnh

Khoa Ngân hàng

+Phân tích tình hình tài chính các doanh nghiệp và phân loại khách hàng, tính
toán kiểm tra bảo đảm nợ vay, đầu tư khách hàng làm ăn có hiệu quả, đôn đốc
thu nợ đến hạn và thu lãi hàng tháng, không có nợ quá hạn và lại treo phát sinh.
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại. Muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng thì các ngân hàng phải mở rộng hoạt
động này. Do đó, toàn hệ thống VietinBank nói chung và VietinBank – chi nhánh
Thăng Long nói riêng đã và đang không ngừng củng cố hoàn thiện và phát triển
hoạt động này.
Bảng 1:Bảng báo cáo tình hình huy động của chi nhánh Vietinbank Thăng Long
2012-2014
Đơn vị: Triệu đồng

14
Phan Thị Tính


MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Thăng Long)
Chỉ Tiêu

31/12/2012

A. Vốn huy

Số

động

tiền

31/12/2013

31/12/2014

Tỷ

Tỷ

Tỷ

trọng

Số tiền

(%)

trọn
g

Số tiền

(%)

Chênh lệch

Chênh lệch

2013/2012

2014/2013

trọn

Số

g

tiền

(%)


Tỷ lệ
(%)

Số
tiền

Tỷ lệ
(%)

I. Theo
nhóm
khách
hàng
1. Từ các
định chế tài
chính
2. Từ các tổ
chức, cá
nhân
TỔNG
VỐN HĐ
II. Theo

50.45
7
780.2
10
830.6
67


sản phẩm
1. Tiền gửi

274.1

thanh toán
2. Tiền gửi

32
515.8

có kỳ hạn
3. Tiên gửi

14

khác của
các TC, CN
4. Phát
hành GTCG
TỔNG
VỐN HĐ
Chỉ số Vốn

33.62
8
7.093
830.6
67


huy động/
Tổng

6,07

93,93

100

33,00
62,10

4,05

0,85
100

32,45

33.182

3,03

96.352

1.062.7

96,9


1.088.1

12

7

84

1.095.
894

100

1.184.
536

258.59

23,6

337.94

1
812.69

0
74,2

9
834.99


4

0

7

13.507

11.102
1.095.
894

1,23

0,97
100

40,5

11.590

1.184.
536

8,13

91,87

100


28,53
70,50

0,97

100

-

-

17.275

34,24

282.50

63.170

36,21

25.472

265.2

31.9

88.64


27

3

2

-5,70

79.358

57,56

22.303

2

15.541
296.88
0

190,
4

2,40

8,10

30,7
0
2,74

-

-

-

20.121

59,83

4.009

56,53

265.2

31.9

11.102
88.64

27

3

2

-1.917

14,1

9

-

-100
8,10

41,1

nguồn vốn

Nhận xét:
Dựa vào số liệu bảng 1

15
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

+Nguồn vốn huy động chia theo tiêu thức nhóm khách hàng : nguồn vốn
huy động từ các tổ chức cá nhân chiếm tỉ trọng cao trong tổng cơ cấu vốn huy động,
đều đạt trên 90% trong vòng 3 năm 2012-2014, năm 2012: chiếm 93,93% . Năm 2013
vốn huy động từ các tổ chức cá nhân chiếm 96,97%, tăng hơn 282 tỷ đồng tương ứng
tăng 36,21% so với năm 2012. Cho đến năm 2014, thì có sự thay đổi hơn trong cơ cấu
vốn huy động chia theo nhóm khách hàng, tỉ trọng vốn huy động từ các định chế tài

chính tăng đáng kể, năm 2014 tăng hơn 63 tỷ đồng, tương ứng tăng 190,4% so với
năm 2013.
+Nguồn vốn huy động chia phân theo sản phẩm: tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỉ
trọng cao trong tổng cơ cấu, năm 2012: 62,10%, năm 2013 là 74,20%, năm 2014 là
70,50%. Lượng tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể
năm 2013, số tiền gửi có kỳ hạn tăng 296,88 tỷ đồng, tương ứng tăng 57,56% so với
năm 2012, môt con số tăng đáng kể so với chi nhánh. Bên cạnh đó thì lượng tiền gửi
thanh toán năm 2013 có chút giảm nhẹ so với năm 2012, cụ thể giảm hơn 15 tỷ đồng,
tương ứng giảm 5,7% so với năm 2012, nhưng sau đó lại hồi phục và tăng lên vào năm
2014. Năm 2014 lượng tiền gửi thanh toán chiếm 28,53% trong tổng cơ cấu nguồn
vốn huy động, tăng hơn 79 tỷ đồng, tương ứng tăng 30,70% so với năm 2013. Lượng
tiền gửi các của các tổ chức cá nhân và phát hành GTCG có số lượng tiền không đáng
kể so với tổng nguồn vốn.
Qua bảng trên ta nhận thấy lượng vốn huy động năm 2013 tăng nhanh so với
năm 2012, và đến năm 2014 thì chậm lại, do bối cảnh thị trường tài chính vẫn ảm
đạm, tính cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường tài chính ngân hàng, các doanh
nghiệp vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn như lạm phát vẫn gia tăng, thị trường
chứng khoán vẫn chưa mấy khởi sắc, điều đó làm cho việc huy động vốn của chi nhánh
cũng gặp nhiều khó khăn. Vào năm 2014, với sự nỗ lực không ngừng từ đội ngũ nhân
viên cùng những hướng đi mới trong chiến lược kinh doanh, lượng vốn huy động được
của chi nhánh đã tăng 88,642 tỷ đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong vấn đề
huy động vốn tiền gửi của chi nhánh VietinBank Thăng Long song vẫn chưa thực sự
xứng đáng với tiềm năng của một ngân hàng cấp I.

2.2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2: Tình hình hoạt động cho vay của VietinBank chi nhánh Thăng Long

16
Phan Thị Tính


MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ
Tiêu
A. Tài

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

Tỷ

Tỷ

Tỷ

Số tiền

sản

trọn
g


Số tiền

(%)

trọn

Số tiền

g
(%)

trọn
g

Chênh lệch

Chênh lệch

2013/2012

2014/2013

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

(%)


(%)

Tỷ lệ
(%)

II. Cho
vay

2.137.2

nền

53

100

2.116.
743

2.106.

100

971

100

-


-

20.510

0,96

-

-

128.129

12,26

-9.772

0,46

kinh tế
1. Cho
vay

1.045.3

ngắn

10

48,9


917.181

43,33

874.001

41,48

-43.180

hạn
2. Cho
vay

239.297

trung

11,20

228.239

10,78

125.426

hạn
3. Cho
vay dài


845.027

39,54

967.867

1.107.4

45,72

64

hạn
4. Cho
vay tài
trợ ủy

7.619

0,36

3.456

0,17

80,00

5,95

52,56


0,01

thác
Tỷ lệ

-11.058

122.840

-4.163

-4,62

14,54

102.813

137.597

-4,71

45,0
5
14,4
2
-

54,64


-3.376

97,6
8

dư nợ
trung
dài
hạn/

50,7

56,5

58,5

3

1

1

Tổng
dư nợ

(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Thăng Long)
-Nhận xét về hoạt động cho vay
Đối với một ngân hàng thương mại thì công tác cho vay giữ vai trò chính và
quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh. Dư nợ tín dụng của chi nhánh luôn
chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu tài sản. Tuy nhiên có sự biến động dư nợ tín dụng

qua các năm. Năm 2012 đạt 2137,253 tỷ đồng, năm 2013 đạt 2116,743 tỷ đồng giảm

17
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

20,51 tỷ đồng tương ứng giảm 0,96% so với năm 2012, năm 2014 đạt 2106,971 tỷ
đồng giảm 9,772 tỷ đồng tương ứng giảm 0,46% so với năm 2013. Nguyên nhân của
sự biến động này là do tình hình kinh tế khách quan của thị trường tài chính, thị
trường tài chính suy thoái dẫn đến nhu cầu đi vay của khách hàng là các cá nhân và
doanh nghiệp cũng giảm.
Qua bảng 2 trên ta thấy, cho vay ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu cho vay, chiếm trong khoảng từ 40-50% tổng cơ cấu cho vay nền kinh tế, cho
vay cho khoản tài trợ ủy thác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tuy nhiên, ta thấy, cho
vay ngắn hạn và trung hạn có xu hướng giảm dần và cho vay dài hạn của chi nhánh lại
có xu hướng tăng dần. Cụ thể, cho vay ngắn hạn năm 2013 giảm hơn 128 tỷ đồng
tương ứng giảm 12,26% so với năm 2012, năm 2014 giảm 43,18 tỷ đồng tương ứng
giảm 4,71% so với năm 2013. Cho vay trung hạn năm 2014 cũng giảm mạnh, giảm
102,8 tỷ đồng tương ứng giảm 45,05% so với năm 2013. Ta có thể nhận thấy rõ rệt
trong bảng trên, cho vay dài hạn của chi nhánh tăng đều qua các năm, năm 2013
khoản cho vay dài hạn tăng 122,84 tỷ đồng tương ứng tăng 14,54% so với năm 2012,
và đến năm 2014 tăng 135,597 tỷ đồng, tương ứng tăng 14,42% so với năm 2013. Các
khoản vay của chi nhánh trong giai đoạn 2012-2014 chủ yếu tập trung vào các khoản
cho vay dài hạn, còn cho vay ngắn hạn và trung hạn thì giảm dần. Tỷ lệ dư nợ trung

dài hạn/ Tổng dư nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay, trong khoảng từ
50-59%, và tăng qua các năm, đặc biệt là dư nợ cho vay dài hạn. Năm 2012 dư nợ cho
vay trung dài hạn chiếm 50,73% tổng dư nợ, đến năm 2013 chiếm 56,51% tổng dư nợ,
và cho đến năm 2014 thì tăng lên khá cao, chiếm 58,51% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ
cho vay trung dài hạn của chi nhánh luôn cao hơn mức kế hoạch NHCT giao và cao
hơn trung bình Khu vực.

2.2.1.3. Diễn biến giá cổ phiếu của Vietinbank
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – VietinBank có mã cổ phiếu là CTG, được
niêm yết vào ngày 16/07/2009, với mệnh giá là 10000 đồng/ cổ phiếu, tổng số cổ
phiếu niêm yết là 1.323.199.600 cổ phiếu với mức giá lên sàn là 40.100 đồng/ CP. CTG
hiện đang niêm yết tại sàn HSX.
Năm 2013 là một năm kinh doanh khởi sắc của Vietinbank với tổng tài sản tăng
trưởng 14,4% so với đầu năm, đạt 107,7% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế 7.750 tỷ

18
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

đồng, đạt 103,3% kế hoạch; Tổng nguồn vốn huy động tăng 11%; Tổng đầu tư, cho vay
nền kinh tế tăng 14,7% so với năm trước. Chỉ số ROA và ROE đạt tương ứng 1,45% và
13,9%. Cổ tức dự kiến chi trả 10%.Năm 2013, với việc nộp ngân sách trên 4000 tỷ
đồng, VietinBank lần thứ tư liên tiếp nằm trong Top 10 DN nộp thuế thu nhập DN lớn
nhất Việt Nam.

Ngày 07/5/2014, VietinBank (HOSE: CTG) chính thức công bố thông tin về ngày đăng
ký cuối cùng chốt danh sách (ngày 23/5/2014) để thanh toán cổ tức năm 2013 với tỷ
lệ 10% bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu.
Đây là tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao so với các ngân hàng trong hệ
thống. Theo đó, ngày 21/5/2014 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức năm
2013 bằng tiền mặt. Theo tính toán, với giá đóng cửa ngày 20/5/2014 là 15.300
đồng/cp thì giá tham chiếu ngày 21/5/2014 của cổ phiếu CTG sau khi điều chỉnh là
14.300 đồng/cp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua đã có những diễn biến khá mạnh với
việc cổ phiếu bị bán tháo ồ ạt (chỉ sau 7 phiên giao dịch trong đầu tháng 5/2014, VNIndex đã mất hơn 11%). Cổ phiếu CTG cũng bị ảnh hưởng của tác động này khiến cho
giá cổ phiếu tiếp tục giảm, nhưng với mức giảm thấp hơn so với VN-Index.
Kể từ ngày VietinBank thông báo chốt danh sách trả cổ tức năm 2013 đến ngày
20/5/2014, giá cổ phiếu CTG chỉ giảm 2,5%, trong khi mức giảm của VN-Index là
4,01%. Theo kết quả kinh doanh Quý 1/2014, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau
thuế của VietinBank tăng 6,4% và 9,4% so với cùng kỳ năm trước lên 1.458 tỷ đồng và
1.140 tỷ đồng. Tại ngày 29/01/2015, giá của cổ phiếu hiện đang ở mức 18.800 đồng/
cổ phiếu, tăng 0,10 điểm, tương ứng 0,53% so với ngày hôm trước.
Với vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, với kết quả kinh
doanh ấn tượng và tỷ lệ cổ tức duy trì ở mức cao trong những năm qua, cùng với việc
hệ số P/B đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của VietinBank, CTG vẫn là một cổ
phiếu hấp dẫn để đầu tư.

2.2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.

19
Phan Thị Tính

MSV:11A07866



Luận văn tốt nghiệp
Khoa Ngân hàng
Bảng 3: Tổng hợp kết quả kinh doanh tại ngân hàng Vietinbank Thăng
Long
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

A.THU NHẬP
I. Thu nhập lãi thuần
II. Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ
III. Lãi thuần từ hoạt
động kinh doanh
ngoại hối
IV. Lãi/lỗ từ hoạt động
kinh doanh khác
B. CHI PHÍ

2012

2013

2014

509.498,

640.095,

373.669,


84
500.534,

77
630.674,

48
364.623,

3

5

3

7.309,84

7.489,07

1021

633,7
461.349,
6

So sánh

So sánh


2013/2012
Tỷ
Số tuyệt
lệ
đối
(%)
130.596, 25,6

2014/2013
Tỷ
Số tuyệt
lệ
đối
(%)
(266.426, (41,

93

3

130.140,2

26,0

7.582,68

179,23

1.400


976

379

532,2

487,5

(101,5)

351.125,

145.717,

6

4

23.607

13.498

(15.578)

(6.303,1)

(3.374,8)

17.303,9


10.123,2

607.067

C. Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh

39.185

doanh trước thuế
D. Chi phí thuế thu

(9.796,25

nhập doanh nghiệp
E. Lợi nhuận sau

)
29.388,7

thuế

5

29)
(266.051,2

6)
(42,


)

2)

2,45

93,61

1,25

37,1

(424)

(16,
0)
31,6
(39,
7)

(12.084,

(41,

85)

1)

(30,
3)


(44,7)

(8,4)

(255.941,

(42,

4)

2)

(10.109)

(7.180,7)

(42,
8)

(41,
5)

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thăng Long )
Nhận xét và đánh giá:
Từ nửa cuối năm 2012 đến nay nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam
nói riêng lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Sự phá sản của các ngân hàng Mỹ do
bong bóng bất động sản, khủng hoảng nợ công của Hi Lạp và nguy cơ tan vỡ của
đồng tiền chung Châu Âu. Tại Việt Nam, tốc độ lạm phát cao đã khiến Chính phủ
đưa ra các biện pháp mạnh tay để kiểm soát nền kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát,

kiểm soát tiền tệ. Các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt

20
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

là các ngành bất động sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng xa xỉ… VietinBank
Thăng Long là một đơn vị trẻ, vì vậy cũng gặp rất nhiều khó khăn từ những ảnh
hưởng trên. Một đôi nét về tình hình kinh doanh của đơn vị ở bảng trên đã giúp ta
có được cái nhìn chi tiết hơn.
Ta thấy thu nhập của chi nhánh nhìn chung giảm trong giai đoạn 20122014. Năm 2012, thu nhập của chi nhánh đạt gần 509,5 tỷ đồng, năm 2013 là
640,095 tỷ đồng, tăng hơn 130,5 tỷ tương ứng tăng 25,63% so với năm 2012.
Nhưng cho đến năm 2014, sự tăng trưởng này chững lại và suy giảm, thu nhập
của chi nhánh giảm 266,426 tỷ đồng tương ứng giảm 41,6% so với năm 2013, còn
373,7 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định này do trong giai
đoạn này, năm 2012 được xác định là 1 năm rất khó khăn của nền kinh tế nói
chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng, cho đến năm 2013 thì lãi suất giảm
mạnh, đây là cơ hội và cũng là thách thức cho ngành ngân hàng. Tuy nhiên, với
những bước đi đúng đắn, tăng cường hoạt động cho vay, hoạt động dịch vụ…. do
đó thu nhập trong năm 2013 của chi nhánh được tăng lên đáng kể, nhưng chi phí
cũng tăng cao nên lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm so với năm 2012 (giảm
12,085 tỷ đồng, tương đương giảm 41,1%, từ 29,388 tỷ xuống còn 17,303 tỷ
đồng). Đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận của chi nhánh là thu nhập lãi thuần, tuy
nhiên cũng không ổn định qua các năm, năm 2013 tăng 130,14 tỷ đồng, tương

ứng tăng 26% so với năm 2012 nhưng đến năm 2014 thì lại giảm hơn 266 tỷ
đồng, tương ứng giảm 42,2% so với năm 2013. Nguyên nhân giảm do nợ xấu, nợ
nhóm 2 tăng khiến cho dư nợ sinh lãi giảm đồng thời trích lập dự phòng rủi ro lại liên
tục tăng lên.
Lãi thuần từ hoạt động dịch cụ cũng đóng góp một phần tương đối vào thu nhập
của chi nhánh và tăng trưởng khá ổn định, đạt trong khoảng từ 7,3- 7,6 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đóng góp không đáng kể vào
thu nhập của chi nhánh, do chi nhánh có quy mô còn nhỏ, hoạt động kinh doanh
ngoại tệ chủ yếu phụ thuộc vào Hội sở chính, hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu
để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của khách hàng và trả nợ gốc, lãi tiền
vay.
Phần lớn lãi từ hoạt động kinh doanh khác là từ hoạt động kinh doanh

21
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Ngân hàng

chứng khoán và bất động sản đầu tư. Lãi từ nguồn này cũng đóng góp 1 phần nhỏ
vào thu nhập của chi nhánh, tuy nhiên giảm qua các năm. Nguyên nhân của sự sụt
giảm này là do giai đoạn này thị trường chứng khoán vẫn ảm đạm và liên tục
giảm.
Chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2012 là 461,4 tỷ đồng, năm 2013 là
607,067 tỷ đồng, tăng 145,7 tỳ đồng tương ứng tăng 31,6% so với năm 2012, tuy
nhiên đến năm 2014 thì chi phí của chi nhánh chỉ còn 351,1 tỷ đồng, giảm 255,9 tỷ

đồng, tương ứng giảm 42,2% so với năm 2013. Chi phí của chi nhánh cũng giảm
tương ứng với thu nhập lãi thuần trong giai đoạn này.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh có sự sụt giảm qua các
năm, năm 2013 chỉ đạt 23,067 tỷ đồng, giảm 39,7% so với năm 2012, và đến năm
2014 chỉ đạt 13,498 tỷ đồng, giảm 42,8% so với năm 2013. Do nền kinh tế vẫn
chưa có dấu hiệu hồi phục thực sự, ngành ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn,
VietinBank Thăng Long là 1 chi nhánh còn non trẻ, cách khá xa trung tâm nên
hoạt động vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn

2.2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT tại Vietinbank Thăng Long
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động TTQT tại Vietinbank Thăng Long
Hệ thống pháp lý quốc tế về TTQT :
- Điều kiện thương mại quốc tế năm 2010 ( Incoterm 2010 )
- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ , bản sửa đổi số 600.ICC
- Quy tắc thống nhất về nhờ thu , bản sửa đổi số 522.ICC
- Luật thống nhất về hối phiếu theo công ước Giơ-ne-vơ năm 1930
- Công ước Giơ-ne-vơ về séc 1931
• Hệ thống pháp lý trong nước về TTQT :
Song song với việc tuân thủ các văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế , hoạt
động TTQT của các NHTM cũng chịu sự điều tiết và cần tuân theo một số văn
bản pháp lý mang tính chất quốc gia như sau :
- Bộ luật dân sự năm 2005
- Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
- Luật ngân hàng nhà nước năm 2010, số 46/200/ QH 12
22
Phan Thị Tính

MSV:11A07866



Luận văn tốt nghiệp
- Luật thương mại có hiệu lực từ 01/01/2006

Khoa Ngân hàng

- Pháp lệnh quản lý ngoại hối , ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày
13/12/2005 , có hiệu lực từ ngày 01/07/2006
- Quyết định số 711/2001/QĐ- NHNN ban hành về quy chế mở thư tín dụng
nhập hàng trả chậm
- Quyết định số 61/2001 /QĐ- TTG ngày 25/04/2001 của thủ tướng chính
phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán .
- Quyết định số 1092/2002/QĐ - NHNN ngày 15/10/2004 về việc ban hành
thủ tục thanh toán thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Quyết định số 1325/2004/ QĐ - NHNN ngày 15/10/2004 về việc ban hành
quy chế chiết khấu , tái chiết khấu giấy tờ có giá.
- Quyết định số 44/2006/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 05/09/2006
quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua NHTM
- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006 quy định chi tiết
thị hành pháp lệnh ngoại hối
- Quyết định 1232/QĐ- NHNo/ TCKT ngày 07/07/2008 Quy định biểu phí
dịch vụ áp dụng tại hệ thống NHTMCPCT
2.2.2.2. Kết quả hoạt động chuyển tiền của Vietinbank Thăng Long
Bảng 4 : Kết quả hoạt động chuyển tiền của Vietinbank Thăng Long
Đơn vị: triệu USD
Năm 2012
Chỉ tiêu

Tỷ
Số tiền


trọng
(%)

Năm 2013
Tỷ
Số

trọn

tiền

g

Năm 2014
Tỷ
Số tiền

trọng
(%)

(%)

So sánh 2013

So sánh 2014

với 2012

với 2013


Mức

Tỷ lệ

Mức

Tỷ lệ

tăng

(%)

tăng

(%)

30,04

12,8

35,55

Tổng
Chuyển
đi
Chuyển
đến

27,86


100

36,23

100
54,9

49,11

100

8,37

%
38,84

8

%
31,89

14,34

51,47

19,91

5
45,0


26,26

53,47

5,57

%
20,71

6,35

%
40,01

13,52

48,53

16,32

5

22,85

46,53

2,8

%


6,53

%

tiền
tiền

23
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Ngân hàng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2014
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số chuyển tiền ở Vietinbank Thăng
Long năm 2013 tăng 5,57 triệu USD ứng với tốc đọ tăng trưởng là 38,84% so
với năm 2012. Năm 2014, tuy thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính nặng
nề và cơn bão lạm phát gây khó khăn cho kinh tế Việt Nam nhưng không vì thế
mà hoạt động chuyển tiền tại Vietinbank Thăng Long không bị ảnh hưởng
nhiều . Năm 2014 tăng 6,35 triệu USD (tăng 31,89%). Điều này chứng tỏ thành
công của Vietinbank Thăng Long trong hoạt động chuyển tiền này, và sự nỗ lực
của Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng cũng như tạo dựng được chỗ
đứng trong ngành Ngân hàng. Trong đó phần lớn vẫn là hoạt động thanh toán
chuyển tiền đi. Năm 2014 hoạt động này chiếm 53,47% trong tổng doanh số
chuyển tiền.
2.2.2.3. Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu của Vietinbank Thăng
Long
Bảng 5: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu Vietinbank Thăng Long

năm 2012-2014
Đơn vị: triệu USD
So sánh 2013
Chỉ tiêu

Năm 2012
Số
Tỷ trọng
tiền

Tổng

(%)

7,32 100%

Năm 2013
Số
Tỷ trọng
tiền

Năm 2014
Số
Tỷ trọng

So sánh 2014 với

với 2012
Mức Tỷ lệ (%)


Mức

tăng

tăng

2013
Tỷ lệ (%)

(%)

tiền

(%)

9,54 100%

11,8

100%

2,22 30,33%

2,3

24,11%

67,23%

0,82 19,11%


2,85

55,77%

32,77%

1,4

-0,55

-12,42%

Nhờ thu 4,29

58,61%

5,11

53,56%

4
7,96

đi
Nhờ thu 3,03

41,39%

4,43


46,44%

3,88

46,20%

đến

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2014

24
Phan Thị Tính

MSV:11A07866


Luận văn tốt nghiệp
Khoa Ngân hàng
Từ bảng kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu ta thấy , doanh số từ hoạt
động nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế của
hội sở Vietinbank Thăng Long . Nguyên nhân một phần xuất phát từ các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, họ không muốn lựa chọn phương thức này vì nó không
đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu, gây cho nhà xuất khẩu rủi ro cao hơn các
phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên ngân hàng cũng tư vấn cho khách
hàng sử dụng phương thức thanh toán này khi khách hàng muốn chào bán sản
phẩm dịch vụ của mình, hay hàng hóa bị tồn đọng chưa tiêu thụ được do vậy từ
năm 2012 đến năm 2014 doanh số của thanh toán nhờ thu tại Vietinbank Thăng
Long tăng khá cao. Năm 2013 so với 2012 tăng 2,22 triệu USD ứng với tốc độ
tăng 30,33% và sang năm 2014 so với 2013 tăng 2,3 triệu USD với tốc độ tăng

trưởng là 24,11% . Trong đó, thanh toán nhờ thu đi chiếm phần lớn doanh số.
Năm 2014 hoạt động thanh toán nhờ thu đi đạt 7,96 triệu USD (67,23%) , tăng
2,85 triệu USD (tăng 55,77%) so với năm 2013. Tuy thanh toán nhờ thu đến
trong năm 2014 chiếm tỷ trọng không cao là 3,88 triệu USD (32,77%) do so với
năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng giảm 12,42%. Điều này chứng tỏ ngân hàng
Vietinbank Thăng Long luôn luôn tìm cách cố gắng đẩy mạnh mọi hoạt động
dịch vụ của mình.
2.2.2.4. Kết quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của Vietinbank
Thăng Long
Bảng 6: Kết quả hoạt động thanh toán L/C của Vietinbank Thăng Long
2012-2014
Đơn vị: triệu USD
Năm 2012
Chỉ
tiêu

Năm 2013

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ


tiền

trọng

tiền

trọng

tiền

trọng

(%)
Tổng

Năm 2014

120,3
1

(%)
183,5

100%

25
Phan Thị Tính

5


So sánh 2014

với 2012
Mức
Tỷ lệ

với 2013
Mức
Tỷ lệ

tăng

(%)

tăng

63,2

52,56

4

%

(%)

(%)
211,6

100%


So sánh 2013

7

100%

15,32
28,12

MSV:11A07866

%


×