Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

22 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 11 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.78 MB, 91 trang )

KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

ĐỀ THI MÔN VĂN LỚP 11
(Thời gian làm bài 180’)
Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên 01 tờ giấy riêng biệt.

Câu 1: ( 10 điểm )
Khóc Dương Khuê là nỗi đau mất bạn hay nỗi cô đơn thống thiết của nhà
thơ Nguyễn Khuyến giữa cuộc đời ?
Câu 2: ( 10 điểm )
Từ hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam
Cao, em hãy trình bày suy nghĩ về tấm lòng nhà văn gửi gắm qua trang viết.
*************************


KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4
LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

ĐÁP ÁN MÔN VĂN LỚP 11

Câu 1 :
I. Kỹ năng:
1. Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
2. Hiểu đúng yêu cầu đề bài : Luận đề là một câu hỏi hướng đến việc xác định
và phân tích tâm trạng chủ đạo của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.
3. Biết lựa chọn những ý thơ tiêu biểu để phân tích và chứng minh; cảm nhận
tinh tế, sâu sắc.
4. Hình thức diễn đạt: bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có hình ảnh, cảm xúc.
II. Nội dung :
1. Trình bày ý kiến về luận đề: Khẳng định được bài thơ bày tỏ nỗi đau mất


bạn nhưng chiều sâu tâm trạng của nhà thơ là nỗi cô đơn giữa cuộc đời.
2. Phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến đã nêu:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật hai
ý sau:
a. Nỗi đau mất bạn ( ý phụ ):
Qua sự phân tích âm điệu, biện pháp tu từ, từ ngữ hình ảnh trong bài thơ, học
sinh làm nổi bật nỗi bàng hoàng, đau đớn, xót xa, nghẹn ngào…
b. Nỗi cô đơn thống thiết ( ý chính ):
Tập trung phân tích những đoạn thơ sau:
 “ Rượu ngon………..mà đưa”
Cần làm nổi bật sự trống trải, cô đơn thống thiết, thiếu vắng tri âm (chú ý phân
tích nhịp thơ, kết cấu trùng điệp)
 “ Giường kia ……….. tiếng đàn”
Cần làm nổi bật sự hụt hẫng chơi vơi trong nỗi cô đơn (chú ý phân tích bút
pháp ước lệ, sử dụng sáng tạo điển tích, từ láy biểu cảm).
3. Nguyên nhân tâm trạng : Nỗi cô đơn của nhà thơ giữa cuộc đời vì mất
người bạn tri âm khi đang nhiều tâm sự u uất, ít người thấu hiểu, sẻ chia.
III. Biểu điểm:
* Điểm 9 – 10 : Đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, bài viết giàu cảm xúc, mạch
lạc, sáng tạo, lỗi diễn đạt không đáng kể.
* Điểm 7 – 8 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; cảm nhận khá sâu sắc,
tinh tế; mắc một số lỗi diễn đạt.


* Điểm 5 – 6 : Tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng
nhưng câu văn rõ ý.
* Điểm 3 – 4 : Hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc
nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 1 – 2 : Bài viết lạc đề.
Câu 2 :

I. ĐÁP ÁN.
1. Yêu cầu chung:
Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học, hiểu và phân tích đúng
trọng tâm yêu cầu của đề về tấm lòng nhân đạo cua nhà văn Nam Cao qua hình
tương nhân vật Chí Phèo; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác.
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau, tập trung vào
tấm lòng nhân đạo của nhà văn Nam Cao thể hiện qua các khía cạnh sau:
-

Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự xót
thương đồng cảm chân thành với số phận người nông dân bị lưu manh hoá,
bị huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình, bị cự tuyệt quyền làm người lương
thiện và chết ngay trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời.

-

Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thể hiện sự trân
trọng, ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn người nông dân trong hoàn cảnh bị lưu
manh hoá với khát khao sống lương thiện và được yêu thương, khẳng định
bản chất lương thiện, khẳng định sức mạnh cảm hoá của tình thương, tình
người.

-

Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao còn lên án những thế
lực đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng, đồng tình và đấu tranh
cho khát vọng sống lương thiện của con người.

* Trong bài viết học sinh cần nêu được nét mới mẻ trong tư tưởng của Nam

Cao: Trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo truyền thống, nhà văn đã có những
phát hiện riêng về người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
II. BIỂU ĐIỂM.
* Điểm 9 – 10 : Đáp ứng tốt những yêu cầu của đề, bài viết giàu cảm xúc,
mạch lạc, sáng tạo, lỗi diễn đạt không đáng kể.
* Điểm 7 – 8 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu của đề; cảm nhận khá sâu sắc,
tinh tế; mắc một số lỗi diễn đạt.


* Điểm 5 – 6 : Tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng
nhưng câu văn rõ ý.
* Điểm 3 – 4 : Hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc
nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 1 – 2 : Bài viết lạc đề.


UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Năm học 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC

( Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (8,0 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) có nhan đề Con lật đật.
Câu 2 (12,0 điểm)
Bàn về nhân vật trong tác phẩm văn học có ý kiến cho rằng:
“ Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của
mình về cuộc đời”.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua nhân vật trong một truyện ngắn mà em
đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11 THPT.
------Hết------

Họ và tên thí sinh:………………………………………….SBD:…………………….


UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 THPT
(Gồm có 03 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài
làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh
hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm
xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25
và không làm tròn.
II. Đáp án và thang điểm

Câu 1
A. ĐÁP ÁN
Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo
những yêu cầu sau:
1. Về kiến thức
a. Giải thích: con lật đật - đồ chơi quen thuộc
- Lật đật có nguồn gốc từ Nhật Bản, về sau du nhập vào Nga , tại đây nó được
cải tiến và truyền bá rộng rãi trở thành nét văn hóa đặc sắc của đất nước bạch dương.
Với trẻ em ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, lật đật là thứ đồ chơi
quen thuộc và hấp dẫn.
- Con lật đật có nhiều đặc điểm rất đáng chú ý: vẻ mặt vui vẻ, tươi tắn, vì có bộ
phận giữ thăng bằng rất tốt nên dù có bị tác động thế nào cũng luôn trở lại tư thế
thẳng đứng.
b. Suy nghĩ của bản thân
Dù chỉ đơn giản là một món đồ chơi nhưng con lật đật lại gợi cho chúng ta nhiều
suy nghĩ:
- Con lật đật luôn mang vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ, đó chính là biểu hiện của sự lạc
quan yêu đời. Điều này rất có ý nghĩa. Bởi, trong cuộc sống chúng ta cần phải lạc
quan, vững vàng vượt qua thử thách và hơn thế chúng ta còn phải biết mỉm cười chấp
nhận những thất bại để có thể tiếp tục làm lại.
- Con lật đật luôn luôn đứng thẳng dù có bị lật qua lật lại. Trong cuộc sống, con
người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách, điều quan trọng là không


được cúi đầu gục ngã trước bất kì hoàn cảnh nào, phải biết đứng dậy sau mỗi thất bại
để luôn hướng về phiá trước.
- Vì có một trọng tâm vững chắc nên nó có thể đứng vững dù có bị tác động thế
nào. Điều này giúp mỗi chúng ta hiểu rằng mỗi người cần phải có bản lĩnh sống để có
thể vững vàng dù trong mọi tình huống của cuộc sống.
c. Bài học cho mọi người

- Trong cuộc sống luôn lạc quan, sẵn sàng đối diện với những thử thách và biết
chấp nhận thất bại để đi đến thành công.
- Mỗi người cần tự rèn luyện cho mình một bản lĩnh vững vàng để có thể tự tin,
chủ động trong cuộc sống vốn rất nhiều những khó khăn, bất trắc.
* Lưu ý: Khi làm bài thí sinh cần đưa dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
2. Về kĩ năng
- Biết cách làm một bài văn NLXH về một tư tưởng đạo lý.
- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp…
B. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số
lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 3- 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về
diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình.
- Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc
quá sơ sài.
- Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài.
Câu 2
A. ĐÁP ÁN
Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
1. Về kiến thức
a. Giải thích nhận định
Ý nghĩa, vai trò của nhân vật trong truyện là góp phần thể hiện tư tưởng, tình
cảm và quan niệm của nhà văn về cuộc đời.
+ Tư tưởng: nhận thức, sự lý giải và thái độ của nhà văn đối với đối tượng, với
những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm.
+ Tình cảm (tình cảm thẩm mĩ): những rung động, những xúc cảm thẩm mĩ đối
với thực tại bộc lộ thế giới tinh thần cũng như cá tính và kinh nghiệm xã hội của nhà

văn.
+ Quan niệm (quan niệm nghệ thuật) về cuộc đời: nguyên tắc tìm hiểu, cắt
nghĩa thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề sáng tác, kiểu
nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật, ở cách xử lí các biến cố…của nhà văn.
b. Làm sáng tỏ nhận định


- Chọn được nhân vật tiêu biểu trong một truyện ngắn đặc sắc của chương trình
Ngữ văn lớp 11.
- Phân tích nhân vật ở các góc độ: Ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, hành động,
biến cố, mối quan hệ với các nhân vật khác….
- Trên cơ sở đó giúp người đọc thấy rõ được tư tưởng, tình cảm, quan niệm của
nhà văn về cuộc đời thông qua nhân vật.
c. Bình luận
- Tư tưởng, tình cảm và quan niệm của nhà văn gửi gắm trong nhân vật giúp tác
giả chuyển tải tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và thông điệp của mình tới người đọc.
Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nhờ đó mà gắn bó, hoàn thiện. Tác phẩm dễ
thành công hơn.
- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định. Đó là căn cứ để đánh giá, thậm định
đồng thời cũng là yêu cầu đối với người cầm bút và định hướng cho sự khám phá, tiếp
nhận tác phẩm.
2. Về kỹ năng
- Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức Ngữ văn đã học để làm bài văn
NLVH.
- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo.
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
B. BIỂU ĐIỂM
- Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo.
- Điểm 9- 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi

nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả...
- Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu,
còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp…
- Điểm 5- 6: Hiểu được yêu cầu của đề, nhưng giải thích, chứng minh và bình
luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp…
- Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn
thuần. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi.
- Điểm 0: Lạc đề, không làm bài.
------------------ Hết-----------------


UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 11 THPT
NĂM HỌC: 2012 – 2013
Khóa thi ngày: 11/4/2013

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4 điểm)
a. Em hiểu thế nào về tính phi ngã, tính ước lệ trong Văn học trung đại Việt Nam?
b. Câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu:
“ Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”
nói đến một đặc điểm nội dung gì của Văn học trung đại Việt nam?

Câu 2. (4 điểm)
Sắp tới em tham gia một cuộc thi viết ngắn bàn về thái độ sống với chủ đề:
“Người ta lớn hơn, vì biết cúi xuống”.
Hãy viết tham luận của mình trong khuôn khổ 500 từ.
Câu 3. (12 điểm)
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du.
Bản phiên âm:
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Bản dịch thơ:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh chết còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
(Bản dịch của VŨ TAM TẬPThơ chữ Hán của Nguyễn Du, NXB Văn học,
Hà Nội, 1965)

---HẾT--Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích gì thêm



SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HSG LỚP 11 MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2012-2013

Câu 1. 4 điểm
a. Đề chỉ yêu cầu nêu “cách hiểu” nên HS có thể không diễn đạt chính xác, chỉ cần nêu
được như sau:
- tính phi ngã : là sự coi nhẹ biểu hiện cá tính của con người ở cả hai đối tượng: chủ thể
sáng tác và hình tượng nghệ thuật. Đây là hệ quả của thói quen sùng cổ, làm hạn chế khả
năng sáng tạo của tác giả, đồng thời làm cho cá tính nhân vật trong nhiều TP trở nên rập
khuôn, lặp lại. Cái tôi trở nên thiếu sức sống, bị hòa lẫn trong cái phổ biến, lệ thuộc các giá
trị và lợi ích của cộng đồng, của giòng họ, của đất nước…
HS có thể nêu dẫn chứng; có thể mở rộng so sánh biểu hiện cái tôi trong VH giai đoạn nửa
đầu thế kỉ XX. (1,5 điểm)
- tính ước lệ: là biểu hiện của nghệ thuật nói chung, diễn tả con người và đời sống bằng các
các hình thức có sẵn, các điển tích, các hình ảnh tượng trưng quen thuộc. Tính ước lệ một
mặt phản ánh hiện thực một cách khái quát, súc tích; mặt khác cho thấy được chân dung văn
hóa của người viết, nhằm hạn chế những cách nói năng dung tục, trần trụi, suồng sã. (1,5
điểm)
b. HS chỉ cần nêu được: Câu thơ trên là một quan niệm của tác giả nhưng đồng thời
nói đến chức năng giáo huấn và tính chiến đấu của văn học: Văn dĩ tải Đạo. Văn học được
viết ra không chỉ để nói về cái Tâm, cái Chí của con người mà còn để “chở Đạo”, để “diệt
tà”. (1 điểm).
Câu 2. 4 điểm
Yêu cầu chung
Về nội dung
Hiểu được nghĩa khái quát: Câu trên thể hiện một thái độ sống rất bình thường nhưng

cũng rất khó thực hiện được. Con người có thể lớn hơn bản thân mình và đồng loại bằng
nhiều cách, nhưng biết sống khiêm nhường (cúi xuống) thì được tôn trọng hơn (lớn hơn).
1 điểm
Diễn đạt, trình bày: mạch lạc, súc tích; dẫn dắt các ý hợp lý, từ dùng chọn lọc; văn
phong phù hợp với hình thức một tham luận.
Yêu cầu cụ thể. HS nêu được các ý sau:
1. Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người; Không
nên nghĩ rằng cúi xuống đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn
DC: Các triết gia, các lãnh tụ có nhân cách lớn đều là những người sống khiêm
nhường, giản dị và khoan dung: Nê-ru, Găng- đi, Bác Hồ…và luôn được tôn kính ngưỡng vọng.
2. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên; Cúi xuống cũng là để
hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên;
Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc
nhở người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn..
Các ý 1 & 2, mỗi ý 1 điểm, tùy theo mức độ để xem xét.
3. Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống
- Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao, ý chí. Đó là
một thuộc tính tâm lý thông thường và rất đáng trân trọng.
- Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu
nhường nhịn, không khiêm tốn
- Vì quá tự tôn nên đôi khi không chấp nhận thành công của người khác, không chịu học


tập người khác.
- Vì thế, thái độ khiêm nhường bao giờ cũng được mọi người coi trọng, như là một biểu
hiện của văn hóa và đạo đức của mọi thời.
Các ý nhỏ này 2 điểm, tùy theo mức độ để xem xét.
Câu 3. 12 điểm
Yêu cầu chung:
- HS nắm được suy nghĩ của Nguyễn Du qua câu chuyện nàng Tiểu Thanh, về nỗi bất hạnh

của những người có tài văn chương nghệ thuật. Từ đó có thể hiểu thấu tâm sự sâu kín làm
ông “thổn thức” suốt cuộc đời mình. Nhân vật phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh không chỉ là
đối tượng cảm thông mà còn là đối tượng để nhà thơ ký thác nỗi niềm tâm sự của tầng lớp
nghệ sĩ như mình.
- HS phát hiện được tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành công một thể thơ
hàm súc và ngôn ngữ ước lệ để biểu lộ tư tưởng nhân đạo cao cả của mình.
Yêu cầu cụ thể: HS có thể làm bài bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng pahỉ bảo đảm
nêu được giá trị tư tưởng (là chủ yếu) và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Các ý chính- Có thể phân tích lần lượt theo bố cục cắt ngang của bài thơ.
1.
Cái nhìn đầy ưu tư từ một hiện tượng: “hoa uyển tẫn thành khư” và suy
nghiệm về một nỗi đau: cảnh vật hoang phế tượng trưng cho cái đẹp bị mai
một, biến dạng trong kiếp bể dâu. Chú ý chữ “ điếu” trong từ “độc điếu” ,
nên hiểu là thương cảm, thương xót, bản dịc đã cố gắng làm toát lên tinh
thần của chữ nay.
2.
Sự tương đồng về thân phận kiếp người hồng nhan và tài hoa nghệ sĩ: họ
luôn phải chịu “liên và lụy” trong cuộc đời ô trọc biến suy. Chú ý cách dùng
hình anh hoán dụ, tượng trưng “son phấn” và “văn chương” và giọng điệu
xót xa ngậm ngùi trong hai câu thực.
3.
Bất lực trước những sự thật đau lòng, nghiệt ngã “cổ kim hận sự thiên nan
vấn” và vẫn dấn thân chấp nhận “phong vận lì oan” như là một nghiệp
chướng , một thân phận đã sơm buộc vào. Cách dịch “Cái án phong lưu…
phần nào khiên cưỡng, thiếu chiều sâu.
4.
Dự cảm về một tấm lòng tương tri trong hậu thế cũng là một cách thể hiện
tâm trạng hoài nghi với đương thời. Chú ý chữ “khấp” trong bản phiên âm,
được hiểu là khoác thầm, thương xót, đồng cảm, rất phù hợp với chữ “điếu”
trong câu thứ hai.

Các ý nâng cao
1.
Từ thân phận nàng Kiều, Đạm Tiên, Tiểu Thanh, nhà thơ vận đến số mệnh
của mình cùng nhiều kẻ tài hoa khác, “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”,
“Trời kia đã bắt….phong trần phải phong trần”. Những người này cách ông
có thể hàng trăm năm như Tiểu Thanh, mà cũng có thể hàng ngàn năm như
Đỗ Phủ, Khuất Nguyên…
2.
Bài thơ được viết theo cấu trúc “vật cảm thuyết” với việc chọn 3 yếu tố
Cảnh-Sự-Tình. Tuy nhiên, Nguyễn Du có một ý tưởng riêng khi xây dựng
cấu trức tam hợp này theo tỷ lệ 1/2/6. Dành 6 câu thơ nói về tình. Điều đó lý
giải sự trĩu nặng của suy tư nhà thơ về đề tài này.
Hướng dẫn cho điểm câu 3
- Đạt các YC chung: 1 điểm;
- Các ý chính: mỗi ý 2 điểm- công 8 điểm;
- Các ý nâng cao: ý 1- 1 điểm; ý 2 0,5 điểm- cộng 1, 5 điểm;


- Đạt các tiêu chuẩn về hành văn, từ ngữ, chính tả: mức độ cao: 1, 5 điểm, các mức
độ còn lại tuy fthực tế GK vận dụng phù hợp.


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012

-------------

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN


ĐỀ CHÍNH THỨC

(Dành cho học sinh các trường THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------

Câu 1 (3,0 điểm).
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

Câu 2 (7,0 điểm).
Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý
kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh
người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân
đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân
tộc. (Nguyễn Lộc).

---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh……………………………..


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN


(Dành cho học sinh các trường THPT)
------------------------------------------

Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng
chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ.
- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng
không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui
luật tất yếu của tự nhiên.
- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ,
nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến
được với cảnh huy hoàng của cuộc sống.
- Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh
thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng:
+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những
trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục
đích cuộc sống của mình.
+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu
đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của
ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin
đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ
vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS

có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là
dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách,
về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng).
1


- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước
những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công
thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được
điều ta mong muốn.
- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần
vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và
rèn luyện.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng
chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong
phú. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có
cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh phân tích hình tượng người nông dân trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc”, liên hệ với hình tượng người nông dân trong các tác phẩm trước và cùng
thời với Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Lộc: Chỉ có đến
Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới
chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã
hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. Thí sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau:

2


1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần
Giuộc”.
- Trong văn học dân gian: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ
cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống
thuyền nước mắt như mưa).
- Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người
thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân
vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to
lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung
chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới).
2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút
làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở
trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới
trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).
- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin quan như trời hạn trông mưa), căm
thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống
khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối

xa thư đồ sộ….treo dê bán chó).
+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai
bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này
dốc ra tay bộ hổ…)
- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ
đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông,
lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến
nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn thiếu thốn (nào đợi tập
rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…).

3


+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công
đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt
khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn
nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ,
đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công
đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa
sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự
tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng
sĩ trong các thiên anh hùng ca.
3. Đánh giá:
- Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến
Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp
tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc.
- Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của
Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà.
III. Biểu điểm:

- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài
viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn
đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích
được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng
tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến
0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.
4


ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH - NGỮ VĂN 11
Năm học: 2013 – 2014
ĐỀ SỐ 1
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Sở GD&ĐT Quảng Bình

Câu 1 (4,0 điểm)
Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ.
(Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)
Những suy ngẫm của anh /chị về quan niệm trên.

Câu 2 (6,0 điểm)

Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng:
Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất
mới mà cần một đôi mắt mới.
Anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về nhận định trên ?

...............................HẾT................................

TaiLieu.VN

Page 1


HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm có 03 trang)
A. Chung
- Giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ
năng để cho từng ý điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Điểm toàn bài là tổng số điểm của hai câu, không làm tròn số, có thể cho: 0; 0,25;
0,5; 0,75...đến tối đa là 10.
- Cần khuyến khích những bài viết có lập luận chặt chẽ, văn viết sáng tạo, giàu cảm
xúc, trình bày sạch đẹp, chuẩn chính tả.
- Những nội dung để trong dấu (...) chủ yếu chỉ có tính gợi ý, không buộc học sinh
phải trình bày tương tự; giám khảo cần linh động khi vận dụng đáp án.
II. Yêu cầu nội dung:
Câu

Yêu cầu về nội dung
Điểm
HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần phải hiểu đúng và
bàn luận được ý nghĩa câu nói. Bài viết phải chân thành, thể hiện

1
4,0đ được sự hiểu biết và nhận thức sâu sắc đối với vấn đề, đồng thời biết
đưa ra những suy ngẫm cần thiết cho bản thân để hoàn thiện nhân
cách.
a. Giải thích ý nghĩa câu nói
HS cần chỉ rõ:
0,5
- Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình
Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời
Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người
Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác
0,5
- Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn
nếu biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.
b. Bàn luận về ý nghĩa câu nói
HS khẳng định tính đúng đắn của vấn đề trên cơ sở triển khai những
nội dung sau:
0,5
- Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những
khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và
hướng đến một khát vọng sống tốt đẹp (HS lấy dẫn chứng, phân tích). 0,5
- Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ
để sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn (HS lấy dẫn chứng, phân
tích).
0,5
- Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để
sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người (HS lấy dẫn 0,5
chứng, phân tích).
- Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp,
và nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác (HS

TaiLieu.VN

Page 2


lấy dẫn chứng, phân tích).
0,5
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn thiện nhân
cách của mỗi người. Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống
tinh thần, tình cảm của bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi
mặt trái của cuộc sống hiện đại.
- Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực,
có ý nghĩa với mình và mọi người.

0,5

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cơ bản đạt được
2
6,0 đ các nội dung sau:
a. Giải thích vấn đề
- Cuộc thám hiểm thực sự: quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn
để sáng tạo nên tác phẩm đích thực.
- Vùng đất mới: hiện thực đời sống chưa được khám phá
- Đôi mắt mới: cái nhìn và cách cảm thụ đời sống mới mẻ

0,25
0,25
0,25


- Hàm ý câu nói: Trong quá trình sáng tạo, điều cốt yếu là nhà văn
phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con
người và cuộc đời.
b. Khẳng định vấn đề
(HS dựa vào tri thức lí luận về đặc trưng phản ánh của văn học,
phong cách nghệ thuật của nhà văn, tư chất nghệ sĩ ... để triển khai
luận điểm).

0, 25

- Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá
trị của một tác phẩm.
+ Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác
phẩm. Với một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo
lối chụp ảnh thì không mang lại giá trị đích thực cho tác phẩm.
+ HS lấy dẫn chứng: (Phong trào Thơ mới đã hướng đến đề tài mới
là thế giới của cái tôi cá nhân cá thể song không phải tác phẩm nào
cũng có giá trị...).

0,25

0,5

0,25

1,0
- Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn được
quyết định bởi cái nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm
bút .
+ Dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện và

khám phá, nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho
tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc.
+ HS chọn dẫn chứng và phân tích:
(Chí Phèo, không chỉ là nỗi khổ vật chất mà đau đớn hơn là bi kịch
TaiLieu.VN

0,5

1,5
Page 3


tinh thần, nỗi đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt
quyền làm người. Nhà văn còn phát hiện được đốm sáng nhân tính ẩn
chứa bên trong cái lốt quỷ dữ của Chí Phèo...)
(Vội vàng là kết quả của cái nhìn tươi mới, của cặp mắt “xanh non,
biếc rờn” trước vẻ đẹp mùa xuân, đã bày ra trước mắt người đọc một
thiên đường mặt đất, một bữa tiệc trần gian. Hơn nữa, với nhận thức
mới mẻ về thời gian tuyến tính, nhà thơ đã đề xuất một quan niệm
sống tích cực...)
c. Mở rộng, nâng cao vấn đề
- Nếu đã có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với
một đề tài mới mẻ thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của
tác phẩm càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của “đôi mắt
mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới”
trong thực tiễn sáng tác.
- Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài
năng (sự tinh tế, sắc sảo...), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm
đẹp với con người và cuộc đời...) và xác lập một tư tưởng, quan điểm
đúng đắn, tiến bộ.


0, 5

0, 5

............................HẾT.............................

TaiLieu.VN

Page 4


Năm học: 2010-1011

Sở GD&ĐT Thanh Hoá
Mã đề: 171

Môn : Ngữ văn- lớp 11
Thời gian : 90 phút.
Đề thi chất l-ợng học kì II

đề bài
A.Phần chung cho tất cả thí sinh.
Câu I:( 2 điểm).Chọn ph-ơng án đúng cho mỗi câu hỏi sau.
1, Tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện thể hiện rõ nhất ý nghĩa gì?
a,Sự bất mãn với đời.
b,Sự căm uất.
c,Sự phá phách cao ngạo của một kẻ du côn.
d,Sự bế tắc vì bị cự tuyệt làm ng-ời và niềm khao khát đ-ợc mọi ng-ời quan
tâm.

2,Dòng nào d-ới đây không phải là mâu thuẫn trào phúng cơ bản trong trích
đoạn Hạnh phúc của một tang gia.
a,Hạnh phúc và bất hạnh.
b,Thực và ảo.
c,Vui s-ớng và buồn khổ.
d,Trang nghiêm, thành kính với bát nháo, nhố nhăng.
3,Những con ng-ời đ-ợc miêu tả trong tác phẩm Hai đứa trẻ gợi cho ng-ời
đọc cảm giác gì?
a, Sự th-ơng cảm đối với những kiếp ng-ời nghèo khổ
b,Nỗi buồn về một cuộc sống nh- đang tàn lụi.
c,Cả a và b đều đúng.
d,Cả a và b đều sai.
4,Anh (Chị) hiểu như thế nào là Biệt nhỡn liên tài?
a,Là biết ng-ời tài.
b,Là biết cái đẹp, cái tài.
c,Là ng-ời có tài cao, có mắt nhìn đời, nhìn ng-ời.
d,Là lòng kính trọng đặc biệt đối với ng-ời có tài.
5,Trong bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu đã thể hiện một quan điểm mĩ học hoàn
toàn mới so với truyền thống.
a,Con ng-ời là chuẩn mực của cái đẹp trong vũ trụ.
b,Thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp.
c,Cái đẹp chỉ có ở chốn thiên đ-ờng, bồng lai tiên cảnh.
d,Cái đẹp là h- ảo, không thể nào nắm bắt.


6,Nhận định nào d-ới đây không đúng?
a,Hàn Mặc Tử có đem lòng yêu một cô gái Huế, và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ ít
nhiều có liên quan đến mối tình đơn ph-ơng ấy.
b,Bài thơ đ-ợc khơi nguồn cảm hứng từ một bức b-u ảnh do Hoàng Cúc ( một cô
gái Huế) gửi tặng thi sĩ.

c,Bài thơ đ-ợc viết tr-ớc khi Hàn Mặc Tử qua đời, khi ông trở lại thăm xứ Huế
mộng mơ.
d,Bài thơ có cảm xúc trong trẻo, nhưng Hàn Mặc Tử vẫn đưa vào tập Thơ
điên.
7,Theo Ăngghen, cống hiến quan trọng nhất của Cac Mac là:
a, Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài ng-ời.
b,Tìm ra quy luật riêng của ph-ơng thức sản xuất T- bản chủ nghĩa hiện nay và
của xã hội T- sản do ph-ơng thức đó đẻ ra.
c,Kết hợp lý luận với thực tiễn, biến các lý thuyết cách mạng khoa học thành
hành động cách mạng.
d,Cả ba ý trên.
8,Chi tiết nghệ thuật nào d-ới đây đã đẩy đám tang lão Gôriô đến cảnh bi đát
tột cùng.
a,Tổ chức các nghi lễ một cách hình thức, hời hợt, nặng về đồng tiền.
b,Đám ma diễn ra trong thời gian một ngày tàn.
c,Sự xuất hiện của hai chiếc xe không có ng-ời ngồi.
d,Sự bế tắc của Raxtinhăc cuối đoạn trích.
Câu II.(1 điểm)
Nêu đặc tr-ng của phong cách ngôn ngữ chính luận.
B.Phần riêng.
Câu III ( 7 điểm )
a,Dành cho thí sinh ban cơ bản.
Bức tranh thơ và vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ trong tác phẩm Chiều tối.
b,Dành cho thí sinh ban cơ bản C, D.
Sức hấp dẫn của bài thơ Vội vàng.
..................hết...................


Sở GD&ĐT Thanh Hoá
Tr-ờng THPT Lam Kinh

Gợi ý chấm
Môn: Ngữ văn - Khối 11
Năm học : 2010-2011
I. Yêu cầu chung:
. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng:kỹ năng làm văn tốt. Bố cục
rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình hảnh và sức biểu cảm, ít
mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều cách trình bày, nhiều
ph-ơng thức: Thuyết minh, phân tích, nghị luận phát biểu cảm nghĩ...
II. Yêu cầu cụ thể:
Câu I:
Mỗi câu trắc ngiệm đúng, cho 0,25 điểm.
Mã đề 171 : 1
Mã đề
Mã đề
Mã đề
Câu II : HS nêu đủ 3 đặc tr-ng của PCNN Chính luận:
-Tính công khai về chính kiến, t- t-ởng, lập tr-ờng chính trị, xã hội.
-Tính chặt chẽ trong lập luận.
-Tính truyền cảm mạnh mẽ.
Câu III
a.Bài thơ Chiều tối đ-ợc gợi cảm hứng từ cuộc chuyển lao từ nhà ngục Tĩnh
Tây đến Thiên Bảo năm 1942
-Là một trong những bài thơ hay nhất của tập Nhật ký trong tù, thể hiện rõ vẻ
đẹp tinh thần của ng-ời tù vĩ đại Hồ Chí Minh. ( 1 điểm).
-Tác phẩm là một bức tranh thơ xinh xắn vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng.
+Hình ảnh trung tâm : Cánh chim, làn mây...
+Không gian rộng lớn, hiu quạnh...
+Thời gian ngả về chiều...
+Tâm trạng của ng-ời tù : Cô đơn, mỏi mệt...
+ Vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ :Đồng cảm, hoà hợp với thiên nhiên ; Phong thái

ung dung, tự do tự tại ; Niềm khao khát tự do, khao khát xum vầy... ( 2 điểm).
-Hai câu cuối : Cảnh sinh hoạt nơi thôn dã.
+Hình ảnh trung tâm :Ng-ời thiếu nữ xay ngô...
+Không gian : Xóm làng ấm cúng..
+ Thời gian trôi dần về buổi tối.
+Sự lặp lại Ma bao túc bao túc ma : Vòng quay của cối xay ; Sự vận động
của thời gian...
+Hình ảnh lò than rực hồng :Chỉ bóng tối đã buông xuống ; Không gian sáng
lên, ấm áp vui vẻ...
+Tâm trạng của thi nhân : Vui vẻ, lạc quan...


+Vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ :Tấm lòng nhân đạo cao cả, sự đồng cảm,xẻ chia cùng
mọi ng-ời ;bản lĩnh kiên c-ờng, niềm lạc quan, luôn hứng về t-ơng lai về mặt
trời hồng... ( 3 điểm ).
-Kết luận : bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại. Đó là những nét vẽ
đơn giản nhất tạc nên bức chân dung ng-ời cộng sản Hồ Chí Minh. ( 1 điểm ).
b,Bài thơ Vội vàng.
-Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt ch-a từng có ở chốn n-ớc non
lặng lẽ này... Vội vàng là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước
Cách mạng. ( 1 điểm ).
-Sức hấp dẫn của bài thơ :
+ Tình yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt mê say, ở niềm khát khao giao cảm với
cuộc đời ở mức độ mãnh liệt nhất. ( 1 điểm )
*Nhà thơ đã từng có khát vọng đoạt quyền tạo hoá, níu giữ từng khoảnh khắc
của thời gian để tận h-ởng mọi h-ơng sắc của cuộc đời...
*Nhà thơ cổ vũ cho cách sống mãnh liệt :Tận tâm, tận lực, toàn ý toàn hồn...
+Thế giới nghệ thuật trong bài thơ đầy xuân sắc và tình tứ đ-ợc cảm nhận bằng
cặp mắt t-ơi non biếc rờn ngơ ngác...ở đó có hoa thơm, quả ngọt, ánh sáng, sắc
h-ơng... ( 1,5 điểm )

+Bài thơ chứa đựng những quan niệm nhân sinh hết sức mới mẻ, tiến bộ :Với
Xuân Diệu, cuộc đời trần thế rất t-ơi đẹp, thiên đ-ờng nằm ngay quanh ta, ngay
trong những phút giây hiện tại... Đẹp nhất trong thế giới ấy là con ng-ời, giữa
tuổi xuân và tình yêu...Thời gian của vụ trụ là vô biên, đời ng-òi thì ngắn
ngủi...Vậy nên chúng ta phải biết quý trọng từng phút, từng giây của cuộc sống...
(1,5 điểm ).
+Bài thơ có nhịp điệu dồn dập, cuống quýt, ý t-ởng táo bạo, hình ảnh tân kỳ,
mang cảm giác nhục thể... ( 1 điểm )
- Kết luận :Vội vàng là một bài thơ rất Xuân Diệu. Đó là thông điệp
về tình yêu cuộc sống, yêu con ng-ời... ( 1 điểm ).

.


×