Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ QUẢNG CÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.69 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

1


A. Lời nói đầu

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ
giưa các thương nhân thông qua hoạt động mua bán là điều kiện quan trọng cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội. khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên
cũng như tính chất , thời cơ của từng thương vụ, thương nhân có thể lựa chọn
phương thức xúc tiến thương mại cho phù hợp.
Trong lịch sử phát triển thương mại có rất nhiều phương thức xúc tiến
thương mại khác nhau.Các phương thức thường gặp như Khuyến mại; Quảng
cáo thương mại; Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; Hội chợ, triển lãm
thương mại. Nhưng trong đó, hoạt động Quảng cáo thương mại là phổ biến nhất,
với đa dạng cách thức và hình thức khác nhau
Quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tuyên truyền giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ, hay hoạt động của hãng kinh doanh về hàng hóa dịch vụ đó,
nhằm tạo sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm. Trong pháp luật việc
nam có nhiều quy định về quảng cáo thông qua Luật Quảng cáo, Luật Thương
mại,...Tuy nhiên, việc vận dụng những quy định này vào thực tiễn cũng gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, thông qua đề tài tiểu luận này, em xin làm rõ hơn quy
định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo thương mại.

2


B. Nội dung

Khái quát chung về Quảng cáo


1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định: "Quảng cáo là việc sử
dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ
chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin
thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân."
Điều 102 Luật thương mại 2005 cũng quy định: " Quảng cáo thương mại là
hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về
hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình."
I-

Như vậy, có thể hiểu đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt
động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức,
cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện một mục tiêu chính trị, văn
hóa, xã hội nào đó. Trong đó, hoạt động quảng cáo về hoạt động kinh doanh, về
hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời của thương nhân, hoạt động quảng cáo
cho thương nhân khác để thu phí dịch vụ chính là hoạt động quảng cáo thương
mại.
Nói cách khác, trong pháp luật hiện hành quảng cáo thương mại chỉ là
một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung.
2. Đặc điểm của hoạt động quảng cáo thương mại:
Phân biệt với hoạt động quảng cáo nói chung và các hoạt động xúc tiến
thương mại nói riêng, quảng cáo thương mại có các đặc điểm chính sau:
2.1. Về chủ thể
Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại là thương nhân. Với tư cách là
người kinh doanh, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại để hỗ trợ cho
hoạt động kinh doanh của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương
nhân khác theo hợp đồng để tìm kiếm lợi nhuận. Đây là đặc điểm khác biệt của
quảng cáo thương mại đối với các hoạt động thông tin, cổ động do cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội… thực hiện nhằm tuyên truyền về đường

lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
Với bản chất là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, quảng cáo
thương mại khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc
điểm là một quá trình thông tin.
3


2.2. Về tổ chức thực hiện:
Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng
cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch
vụ. Do quảng cáo có tác động rất lớn đến hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ
nên thương nhân sử dụng quảng cáo để khuếch trương hàng hóa dịch vụ của
mình tặng cường cơ hội thương mại và tăng cường lợi nhuận.
Trong nến kinh tế thị trường, dịch vụ quảng cáo được pháp luật thừa nhận là một
loại dịch vụ thương mại mà thông qua phí dịch vụ, thương nhân thu được lợi
nhuận một cách trực tiếp. Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt được
hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân kahcs thực hiện
quảng cáo cho mình và phải chịu chi phí dịch vụ vì việc đó.
2.3. Về cách thức xúc tiến thương mại:
Trong hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân sử dụng sản phẩm
và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến
khách hàng. Những thông tin bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết về hàng hóa
dịch vụ cần giới thiệu… được truyền tải đến công chúng thông qua các phương
tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm. Đặc điểm này là đặc điểm riêng biệt của
quảng cáo thương mại với hình thức xúc tiến thương mại cũng có mục đích giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ như trưng bày, hội trợ triển lãm.
2.4. Về mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại:
Mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại là giới thiệu về hàng hóa,
dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi
nhuận của thương nhân. Thông qua các hình thức truyền đạt thông tin, thương

nhân giới thiệu về một loại hàng hóa, dịch vụ mới, tính ưu việt về chất lượng,
giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng… Như vậy, thương nhân có thể tạo sự
nhận biết và kiến thức về hàng hóa, dịch vụ, có thể thu hút khách hàng đang sử
dụng hàng hóa, dịch vụ của công ty khác thông qua việc nhấn mạnh đặc điểm và
lợi ích của một nhãn hiệu cụ thể hoặc thông qua việc so sánh tính ưu việt của
sản phẩm với các sản phẩm cùng loại. Có thể nói đây là những lợi thế mà
thương nhân có thể khai thác vì nó có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng nhu
cầu tiêu dùng xã hội bao gồm nhu cầu tiêu dùng cá nhân và sản xuất.
4


Các đặc điểm trên đây là cơ sở để phân biệt quảng cáo thương mại với các
hoạt động không phải quảng cáo thương mại như: Hoạt động thông tin truyên
truyền, cổ động mang tính chính trị, xã hội do cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức xã hội thực hieenk, hoạt động thông tin của các tổ chức cá nhân
không nhằm mục đích kinh doanh.
3. Vai trò của quảng cáo thương mại:
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, quảng cáo thương mại
ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội:
3.1 Đối với thương nhân :
Quảng cáo thương mại là một công cụ hữu hiệu để xúc tiến thương mại.
Đối với sản phẩm mới xuất hiện hoặc sắp tung ra thị trường thì giúp giới thiệu
thông tin đến người tiêu dùng gây được chú ý của họ, tìm kiếm cơ hội thi lợi
nhuận. Đối với các sản phẩm đã có mặt và quen thuộc thì duy trì sự tín nhiệm,
lòng trung thành của người tiêu dùng đối với sản phẩm, húc đẩy việc bán sản
phẩm để chiếm lĩnh thị trường, thu lợi nhuận, tăng doanh số bán hàng.
3.2. Đối với người tiêu dùng:
Vai trò đầu tiên mà quảng cáo thương mại mang lại đó là thông tin về
hàng hóa, sản phẩm dịch vụ đồng thời mang tới cho họ sự lựa chọn và quyết
định mua hay sử dụng sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó. Tùy từng lứa tuổi, sở

thích, giới tính, nhu cầu khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy cho mình loại mặt
hàng phù hợp nhất...
3.3. Đối với nền kinh tế:
Đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh thương mại mạnh mẽ như hiện nay,
vai trò của quảng cáo thương mại là không thể phủ định. Quảng cáo thương mại
là một hình thức xúc tiến thương mại, đóng vai trò là cầu nối giữa người bán
hàng và người mua, người sản xuất với người tiêu dùng. Góp phần thúc đẩy lưu
thông, tiêu thụ hàng hóa dịch vụ trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy hoạt động
sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh và tạo động lực phát triển mạnh
mẽ cho nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế thị
trường của quốc gia đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

5


II1.

Quy chế pháp lý về quảng cáo thương mại
Hoạt động quảng cáo
1.1 Thẩm quyền quảng cáo
Theo quy định tại Điều 103 Luật thương mại Việt Nam 2014 thì nhà nước

công nhận và cho phép các tổ chức cá nhan sau có quyền thực hiện hoạt động
quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam:
Đối với thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam,
Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại
Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ của
mình hoặc có thể thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc
quảng cáo thương mại cho mình.
Đối với văn phòng đại diện của thương nhân thì không được trực tiếp thực

hiện hoạt động quảng cáo thương mại mà trong trường hợp được thương nhân
ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh
doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân
mà mình đại diện chứ không thể tự mình thực hiện hoạt động quảng cáo.
Đối với thương nhân nước ngoài khi muốn quảng cáo thương mại về hoạt
động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam thì phải thuê thương
nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.
1.2

Sản phẩm quảng cáo và điều kiện quảng cáo

Theo quy định tại điều 105 Luật thương mại 2014 thì sản phẩm quảng cáo
thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói,
6


chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương
mại.
Về điều kiện quảng cáo, theo quy định tại điều 20 luật quảng cáo năm 2012
thì để hoạt động quảng cáo cần có các điều kiện sau:
-

Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy

-

chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu
chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ


-

theo quy định của pháp luật.
Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng
nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận

-

quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các
điều kiện sau đây:
+ Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y
tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ
hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
+ Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo
quy định của pháp luật về y tế;
+ Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong
lĩnh vực gia dụng và y tếphải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ
Y tế cấp;
+ Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc
quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu
chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh
dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì
phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền
của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
+ Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng
ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc
danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy
tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
7



đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu
chuẩn;
+ Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ
tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
+ Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị
y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế
nhập khẩu;
+ Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật
tư bảo vệ thực vậtphải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép
kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
+ Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản
phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
+ Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn
chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận
-

chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế. “ Cụ thể được quy định
trong Nghị định 181/2013NĐ/CP Quy định chi tiết thi hành một số điều

1.3

của Luật Quảng cáo”
Nội dung quảng cáo

Về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo pháp luật quy định trong các sản

phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ hai trường hợp
sau:
-

Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước
ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng

-

Việt;
Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản
bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát
thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước
ngoài.
8


Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một
sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ
tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh,
truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng
nước ngoài.
Về nội dung quảng cáo yêu cầu phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ
ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận
quảng cáo.
Như vậy pháp luật đã quy định chi tiết cụ thể về nội dung của các quảng
cáo để tránh trường hợp quảng cáo sai sự thật đánh lừa người tiêu dùng, cạnh
tranh không lành mạnh trong hoạt động thương mại.
1.4


Phương tiện quảng cáo
Theo quan điểm cá nhân thì phương tiện quảng cáo là những phương thức

cách thức mà các chủ thể quảng cáo sử dụng để quảng cao hàng hóa dịch vụ của
mình.
Hiện nay pháp luật Việt Nam thừa nhận và cho phép sử dụng các phương
tiện quảng cáo sau:Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu
cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và
các thiết bị công nghệ khác, bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn
hình chuyên quảng cáo, phương tiện giao thông hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ
chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao, người chuyển tải sản
phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
Như vậy các phương tiện được pháp luật cho phép sử dựng khá đầy đủ và
đa dạng giúp các chủ thể có thể lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp với điều
kiện và nhu cầu cần quảng cáo hàng hóa dịch vụ của mình.
1.5

Quảng cáo có yếu tố nước ngoài
Quảng cáo có yếu tố nước ngoài xuất hiện trong các trường hợp sau:
9


Thứ nhất, khi tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam quảng
cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam thì áp
dụng như cá nhân, tổ chức trong nước.
Thứ hai, khi tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam
có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại
Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực
hiện.
Thứ ba, khi cá nhân, tổ chức nước ngoài hợp tác đầu tư với tổ chức cá

nhân trong nước thì áp dụng theo quy định của luật đầu tư.
Thứ tư, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại
Việt Nam pháp luật việt nam chỉ cho phép chủ thể này thực hiện hoạt động xúc
tiến quảng cáo không được kinh doanh quảng cáo.
2.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo
2.1 Người quảng cáo
Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm,

hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.
Khi thực hiện hoạt động quảng cáo người quảng cáo có quyền quảng cáo
về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình; quyết định hình
thức và phương thức quảng cáo; được cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của
địa phương thông tin về quy hoạch quảng cáo ngoài trời đã phê duyệt; yêu cầu
thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Về nghĩa vụ, người quảng cáo có nghĩa vụ cung cấp cho người kinh
doanh dịch vụ quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo thông tin cần thiết,
trung thực, chính xác về cơ quan, tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,
các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo và chịu trách nhiệm về các thông
tin đó; bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nội dung
quảng cáo; chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo của mình trong trường hợp
10


trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các phương tiện; liên đới chịu trách nhiệm về
sản phẩm quảng cáo trong trường hợp thuê người khác thực hiện; cung cấp tài
liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu và thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.

2.2

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một,

một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung
ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có quyền quyết định hình thức và
phương thức kinh doanh dịch vụ quảng cáo; được người quảng cáo cung cấp
thông tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
được quảng cáo và các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo; tham gia ý
kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch quảng cáo của địa phương và được cơ
quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương thông tin về quy hoạch quảng
cáo ngoài trời; yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo.
Ngoài ra, người kinh doanh dịch vụ quảng cảo còn phải tuân thủ các nghĩa
vụ như hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng
cáo; kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân,
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan
theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo; chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do
mình trực tiếp thực hiện; cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi
người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ
khác theo quy định của pháp luật.

11


2.3


Người phát hành quảng cáo
Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng

cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến
công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện
tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng
phương tiện quảng cáo khác.
Trong quá trình hoạt động của mình, người phát hành quảng cáo có quyền
được quảng cáo trên phương tiện của mình và thu phí dịch vụ theo quy định của
pháp luật; kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá
nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo;yêu cầu thẩm định sản phẩm
quảng cáo.
Bên cạnh đó phải có nghĩa vụ cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm
quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
yêu cầu.Thực hiện hợp đồng phát hành quảng cáo đã ký kết và chịu trách nhiệm
trực tiếp về sản phẩm quảng cáo thực hiện trên phương tiện quảng cáo thuộc
trách nhiệm quản lý của mình.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.4. Người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo
Người cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo có quyền lựa chọn người
quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Có nghĩa vụ chịu trách nhiệm
về căn cứ pháp lý của việc cho thuê địa điểm quảng cáo, phương tiện quảng cáo
và an toàn của phương tiện quảng cáo; thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp
đồng cho thuê địa điểm, phương tiện quảng cáo đã ký kết. Liên đới chịu trách
nhiệm trong trường hợp lắp, dựng công trình quảng cáo không đúng với giấy
phép xây dựng hoặc chưa được cấp giấy phép xây dựng.
2.5.

Người tiếp nhận quảng cáo


12


Người tiếp nhận quảng cáo có quyền được thông tin trung thực về chất
lượng, tính năng, tác dụngcủa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; được từ chối tiếp
nhận quảng cáo; được yêu cầu người quảng cáo hoặc người phát hành quảng cáo
bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội
dung khác mà tổ chức, cá nhân đã quảng cáo; được tố cáo, khởi kiện dân sự theo
quy định của pháp luật.
Người tiếp nhận quảng cao có nghĩa vụ khi tố cáo hoặc yêu cầu bồi
thường thiệt hại, phải cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm
pháp luật về quảng cáo với cơ quan quản lý nhà nước và chứng cứ chứng minh
thiệt hại mà quảng cáo gây ra; được quyền yêu cầu người kinh doanh dịch vụ
quảng cáo, người phát hành quảng cáo hoặc người quảng cáo cung cấp tài liệu
liên quan đến sản phẩm quảng cáo.
3.

Quản lý nhà nước về quảng cáo
Cũng như các hoạt động kinh tế khác thì quảng cáo cũng chịu sự chi phối

điều chỉnh của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật. Mục đích điều chỉnh của
nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động quảng cáo phát triển cùng với sự phát triển
của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tạo điều kiện
thuận lợi để hoạt động quảng cáo phát triển đấu tranh và phòng chống các tiêu
cực đi ngược lại sự phát triển trong hoạt động quảng cáo. Sự quản lý của nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo được thể hiện thông qua:
3.1.

Chính sách của nhà nước đối với các hoạt động quảng cáo


Nhà nước ta quản lý thông qua các chính sách và quy định pháp luật cụ
thể như Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân
trong hoạt động quảng cáo. Khi các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo được
đặt dưới sự bảo hộ của nhà nước bằng pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để tổ
chức, cá nhân phát triển các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng
cáo.Nhà nước tạo các điều kiện cần thiết để các tổ chức cá nhân phát triển các
13


loại hình quảng cáo ngày càng đa dạng, phong phú, thu hút người tiêu dùng
đồng thời chú trọng đến việc nâng cao chất lượng quảng cáo phù hợp với thuần
phong mỹ tục của Việt Nam, quảng cáo đúng sự thật đảm bảo chất lượng hàng
hóa. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học
và công nghệ hiện đại vào việc thiết kế, xây dựng sản phẩm quảng cáo, đầu tư
có hiệu quả vào quảng cáo. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi co
các cá nhân, tổ chức ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực quảng cáo vì khoa
học kỹ thuật giúp cho quảng ngày càng phát triển hơn nhanh chóng, thuận tiện
và sinh động hơn. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển nguồn
nhân lực cho hoạt động quảng cáo; ưu tiên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Do nhu cầu quản lý hoạt động quảng cáo cần đội ngũ am hiểu về quảng cáo để
thuận tiện cho việc quản lý được hiệu quả. Nhà nước mở rộng hợp tác quốc tế về
hoạt động quảng cáo. Nhà nước tích cực xúc tiến hội nhập nền kinh tế thế giới
và tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức trong nước hợp tác quốc tế để phát triển
nền kinh tế trong nước.
Nhà nước quản lý hoạt động quảng cáothông qua việc ban hành và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo. Xây
dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển
hoạt động quảng cáo.Phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quảng cáo. Chỉ

đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động
quảng cáo. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho
hoạt động quảng cáo.Tổ chức thực hiện công tác khen thưởng trong hoạt động
quảng cáo. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quảng cáo. Thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo
Về Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quảng cáo thì
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về hoạt động quảng cáo. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,
14


quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Ủy ban nhân dân các
cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa
phương theo thẩm quyền.
3.2.

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các hành vi bị cấm trong hoạt
động quảng cáo

Ngoài việc ban hành các chính sách quản lý nhà nước còn quản lý hoạt
động quảng cáo thông qua việc ban hành danh sách các loại sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ và hành vi mà nhà nước cấm các tổ chức cá nhân trong hoạt động quảng
cáo
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm gồm hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh theo quy định của pháp luật; Thuốc lá; Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở
lên; Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm
dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân
tạo; Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;
Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; Súng săn và đạn súng săn, vũ
khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực; Các
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có
phát sinh trên thực tế.
Những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo bao gồm những hoạt
động như quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm
quảng cáo, quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ
quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; quảng cáo làm
ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; quảng
cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca,
Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà
15


nước; quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật; quảng cáo xúc
phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; quảng cáo có sử dụng
hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ
trường hợp được pháp luật cho phép; quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn
về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng,
giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức
phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã
được công bố; quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về
giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với
giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
tổ chức, cá nhân khác; quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt
nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp

chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; quảng cáo có
nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh
tranh; quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ; quảng cáo tạo cho trẻ em
có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em; ép
buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo
trái ý muốn; treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột
tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

3.3.

Xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Để đảm bảo các quy định của nhà nước về hoạt động quảng cáo được thực
thi nhà nước và pháp luật đã quy định các hình thức xử lý vi phạm trong hoạt
động quảng cáo theo đó, nếu tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật
quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải
16


bồi thường theo quy định của pháp luật. Đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy
định của Luật quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo phải
chịu trách nhiệm về quyết định xử lý của mình; trường hợp quyết định sai, gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định cụ
thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
quảng cáo.

Ngoài các hình thức quản lý trên nhà nước còn quản lý hoạt động quảng cáo
thông qua việc cấp phép xây dựng công trình quảng cáo và quy hoạch quảng cáo
ngoaì trời…

17


C.

Kết luận

Như vậy, pháp luật Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi
và hoạt động của thương nhân và doanh nghiệp. Bên cạnh những ưu điểm, các
quy định còn bộc lộ những tồn tại khiến các thương nhân vô cùng bối rối trong
việc áp dụng. Để giải quyết tình trạng trên, tránh việc lách luật và tranh chấp
đáng có, cần có những quy định bổ sung và sửa đổi để ngành thương mại nói
chung và lĩnh vực quảng cáo nói riêng phát huy được đúng tinh thần của nền
kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình Luật Thương mại trường Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Luật Thương mại trường Đại học Cần Thơ
Luật Thương mại 2014
Luật Quảng cáo 2012
Nghị định 181/2013NĐ/CP Quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật Quảng cáo

19



×