Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Thực tiễn áp dụng luật phá sản doanh nghiệp năm 1993

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.15 KB, 16 trang )

Thc tin ỏp dng lut phỏ sn doanh nghip
nm 1993
Lờ Th Hng Anh
Khoa Lut
Lun vn Thc s ngnh: Lut kinh t; Mó s: 5.05.15
Ngi hng dn: TS. Dng ng Hu
Nm bo v: 2002
Abstract: i sõu tỡm hiu ni dung v c im ca lut phỏ sn doanh nghip Vit
Nam v cỏc vn bn hng dn thi hnh. Trờn c s ú kho sỏt v ỏnh giỏ thc tin
ỏp dng lut phỏ sn doanh nghip trong thi gian qua, phõn tớch nhng khú khn gp
phi trong quỏ trỡnh ỏp dng lut phỏ sn doanh nghip. a ra mt s xut phng
hng v gii phỏp nhm tng cng hiu qu ca nú trong vic gii quyt phỏ sn,
thỳc y s phỏt trin ca nn kinh t.
Keywords: Lut kinh t; Lut phỏ sn doanh nghip; Vit Nam
Content
phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở n-ớc ta từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ VI (1986) đến nay đã đem lại những thành quả tốt đẹp, trong đó đổi mới và phát triển
doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản, trọng tâm nhất khi nền kinh tế n-ớc ta
chuyển sang cơ chế thị tr-ờng theo định h-ớng xã hội chủ nghĩa.
Sự ra đời của cơ chế kinh tế mới, một mặt tạo ra tiền đề tích cực cho sự phát triển
của nền kinh tế nh-ng mặt khác cũng bộc lộ những mặt trái của kinh tế thị tr-ờng. Do chịu
sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu, quy luật giá trị ..., bên cạnh
những doanh nghiệp đứng vững và không ngừng phát triển thì một bộ phận không nhỏ các
doanh nghiệp do năng lực quản lý kinh doanh kém và do nhiều lý do khác nữa đã lâm vào
tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, dẫn đến phá sản. Nh- vậy, phá
sản là một hiện t-ợng kinh tế - xã hội, là một hệ quả tất yếu của kinh tế thị tr-ờng với sự
cạnh tranh khốc liệt. Có thể nói, phá sản là một hiện t-ợng gắn với nền kinh tế thị tr-ờng.
Nhờ có phá sản mà các mô hình kinh doanh và quản lý yếu kém bị đào thải, các mô hình
kinh doanh và quản lý mới, hợp lý, phù hợp với các quan hệ kinh tế đ-ợc hình thành và


phát triển.


Với Việt Nam, phá sản và pháp luật về phá sản vẫn còn t-ơng đối mới mẻ. Luật Phá
sản mới đ-ợc Quốc hội thông qua ngày 30/12/1993. Đạo luật này ra đời đã đáp ứng phần
nào yêu cầu của nền kinh tế thị tr-ờng để giải quyết các doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản, tạo ra môi tr-ờng kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên,
về cơ bản, việc áp dụng những quy định của Luật Phá sản trong thực tế còn gặp quá nhiều
khó khăn, v-ớng mắc. Có thể khẳng định rằng, với yêu cầu của thực tiễn đặt ra hiện nay,
Luật Phá sản Doanh nghiệp ch-a phát huy đ-ợc chức năng điều chỉnh các quan hệ phá
sản; do đó, đạo luật này cần sớm đ-ợc khẩn tr-ơng nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung, hoàn
thiện. Chính vì vậy, đề tài luận văn cao học "Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh
nghiệp năm 1993" là đề tài vừa mang tính thời sự vừa mang tính khoa học và thực tiễn sâu
sắc.
2. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
Đối t-ợng nghiên cứu của đề tài là pháp luật phá sản Việt Nam và thực tiễn áp dụng nó
trong những năm vừa qua. Từ việc nghiên cứu về hai hiện t-ợng này, tác giả sẽ tìm ra những
v-ớng mắc cụ thể mà các cơ quan Nhà n-ớc gặp phải khi vận dụng những quy định của Luật
Phá sản Doanh nghiệp trong thực tiễn; đồng thời, kiến nghị các biện pháp để khắc phục chúng.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt ra các mục đích nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng Luật Phá sản hiện hành ở Việt
Nam;
- Đề xuất ph-ơng h-ớng và giải pháp hoàn thiện Luật Phá sản hiện hành nhằm tăng
c-ờng hiệu quả của nó trong việc giải quyết phá sản, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
4. Ph-ơng pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp các ph-ơng pháp nh- ph-ơng pháp
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; kết hợp chặt chẽ giữa các ph-ơng pháp phân tích và tổng
hợp, hệ thống hoá.... Đồng thời, luận văn kết hợp lý luận cơ bản của khoa học quản lý kinh tế
với nội dung quản lý Nhà n-ớc bằng pháp luật trong nền kinh tế thị tr-ờng để giải quyết các

vấn đề đặt ra.
Về mặt thực tiễn, luận văn dùng ph-ơng pháp khảo sát thực tế để xem xét, đánh giá
những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình áp dụng Luật Phá sản. Từ đó, đề xuất những
kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Phá sản hiện hành cho phù hợp với thực trạng
kinh tế - xã hội cũng nh- thực tiễn sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế thị tr-ờng.
5. Những điểm mới của luận văn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời
gian qua cũng nh- tham khảo Luật phá sản của một số n-ớc trên thế giới, luận văn đã tổng
hợp và đ-a ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện Luật Phá sản hiện hành, phục vụ cho việc giải
quyết phá sản đ-ợc tiến hành một cách trôi chảy, thuận lợi.
6. Kết cấu luận văn

2


Với tên gọi "Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993", luận văn đ-ợc
chia làm ba ch-ơng sau:
Ch-ơng 1: Luật Phá sản Doanh nghiệp - Cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho quá trình
giải quyết phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ch-ơng 2: Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp và những tồn tại, v-ớng mắc
trong quá trình áp dụng.
Ch-ơng 3: Một vài kiến nghị về mặt pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng
Luật Phá sản.
Ngoài ra, luận văn còn bao gồm: Phần nói đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu
tham khảo.
Ch-ơng 1
luật phá sản doanh nghiệp - cơ sở pháp lý
quan trọng nhất cho quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp
tại Việt Nam

Trong ch-ơng 1, luận văn đề cập đến vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị
tr-ờng và vai trò chủ đạo của Luật Phá sản Doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật về phá sản
ở Việt Nam. Sau đây là những nội dung chủ yếu của ch-ơng 1:
1.1. Vai trò của pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị tr-ờng
Trong mục 1.1, luận văn nghiên cứu, phân tích và tổng kết vai trò của pháp luật phá sản
trong nền kinh tế thị tr-ờng. Luận văn cho rằng, pháp luật phá sản chỉ là một bộ phận trong
toàn bộ hệ thống pháp luật kinh tế. Bộ phận pháp luật này đóng vai trò hết sức quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nêu ra một số vai trò chủ yếu của pháp luật phá sản nhsau:
- Pháp luật phá sản bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích của các chủ nợ và của chính
bản thân doanh nghiệp mắc nợ.
- Pháp luật phá sản góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của ng-ời lao động trong các
doanh nghiệp bị phá sản.
- Pháp luật phá sản góp phần vào việc tổ chức lại nền kinh tế.
- Pháp luật phá sản góp phần vào việc bảo đảm trật tự, kỷ c-ơng của xã hội.
1.2. Vai trò chủ đạo của Luật Phá sản Doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật về
phá sản
Để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết việc phá sản
doanh nghiệp, Nhà n-ớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong hệ thống
pháp luật về phá sản thì Luật Phá sản Doanh nghiệp là văn bản có vai trò chủ đạo, quyết định
chất l-ợng, hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực phá sản. Luật Phá sản có
đ-ợc vai trò quan trọng nh- vậy vì nó đã quy định những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến

3


việc giải quyết phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam. Với quan điểm đó, trong mục này, luận văn
đề cập đến các nội dung cơ bản của Luật Phá sản cụ thể nh- sau:
1.2.1. Đối t-ợng áp dụng
Luật Phá sản Doanh nghiệp chỉ đ-ợc áp dụng đối với những cơ sở sản xuất - kinh doanh
nào đ-ợc gọi là doanh nghiệp, còn những cơ sở sản xuất - kinh doanh khác nh- tổ hợp tác, hộ

gia đình, hộ kinh doanh cá thể do không đ-ợc coi là doanh nghiệp nên không thể bị phá sản.
Việc qui định đối t-ợng áp dụng của Luật Phá sản xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của
từng quốc gia. Do đó, có thể thấy những mức độ khác nhau của sự điều chỉnh pháp luật đối
với vấn đề này.
1.2.2. Khái niệm tình trạng phá sản
Xác định tình trạng phá sản là một trong những vấn đề hết sức cơ bản của Luật Phá sản
Doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ là căn cứ để Tòa án ra quyết
định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trên cơ sở có đơn yêu cầu của ng-ời có
quyền. Việc quy định dấu hiệu để xác định một con nợ bị coi là lâm vào tình trạng phá sản có
ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt pháp lý, bởi vì đây là căn cứ để cơ quan Nhà n-ớc có thẩm
quyền tiến hành các hành vi pháp lý liên quan đến thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp (thụ
lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, thanh lý tài
sản phá sản, xóa tên doanh nghiệp phá sản...).
1.2.3. Địa vị pháp lý của các chủ thể giải quyết phá sản
Tham gia vào quá trình giải quyết phá sản có sự xuất hiện của nhiều chủ thể khác nhau.
Vì thế, trong phần này, luận văn đi sâu phân tích địa vị pháp lý của Tòa án, Tổ Quản lý tài sản,
Hội nghị chủ nợ, Tổ thanh toán tài sản.
Luận văn chỉ rõ, Toà án là cơ quan đ-ợc Nhà n-ớc trao quyền quyết định để giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản vì Toà án là cơ quan đại diện cho quyền t- pháp của Nhà n-ớc,
quyết định các quyền liên quan đến tài sản, nhân thân của các cá nhân, pháp nhân trong vụ
phá sản. Có thể thấy vai trò đó của Toà án qua xem xét những quan hệ với các chủ thể khác
trong quá trình giải quyết phá sản. Đó là quan hệ của Toà án với Hội nghị chủ nợ, con nợ, với
Tổ quản lý tài sản, Tổ thanh toán tài sản và trong những vấn đề khác của quá trình giải quyết
phá sản.
Đặc biệt, luận văn nêu bật địa vị pháp lý của Hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ là cơ
quan duy nhất của các chủ nợ đ-ợc thành lập để giải quyết một cách công bằng các vấn đề
liên quan đến lợi ích của các chủ nợ. Doanh nghiệp mắc nợ có tiếp tục tồn tại, có hoạt động
kinh doanh nữa hay không tùy thuộc vào ý chí của các chủ nợ. Sự biểu hiện ý chí đó của các
chủ nợ đ-ợc thông qua ở Hội nghị chủ nợ. Nói khác đi, số phận của doanh nghiệp khi đã lâm
vào tình trạng phá sản đ-ợc Hội nghị chủ nợ quyết định. Dĩ nhiên, sự quyết định đó của Hội

nghị chủ nợ phải căn cứ vào thực trạng tồn tại của doanh nghiệp mắc nợ.

4


Ch-ơng 2
Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản doanh nghiệp và những tồn tại,
v-ớng mắc trong quá trình áp dụng
Ch-ơng 2 gồm 2 mục:
- Khái quát chung quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời gian qua;
- Những v-ớng mắc cơ bản đ-ợc rút ra từ quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh
nghiệp.
Sau đây là một số nội dung chủ yếu:
2.1. Khái quát chung quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời gian qua
Qua 8 năm Luật Phá sản Doanh nghiệp đ-ợc đ-a vào thực tiễn, việc áp dụng đạo luật
này cho thấy, số doanh nghiệp đ-ợc Toà án thụ lý và giải quyết phá sản là những con số quá
khiêm tốn. Mỗi năm, toàn ngành Toà án chỉ nhận đ-ợc và thụ lý khoảng 30 đơn yêu cầu tuyên
bố phá sản. Trong số đó khoảng 1/2 số đơn phải đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết hoặc giải
quyết bằng hoà giải thành.
Trong phần này, luận văn đi sâu phân tích về một số vụ giải quyết phá sản điển hình mà
Tòa Kinh tế của các tỉnh, thành phố đã giải quyết bằng cách thức và quyết định khác nhau nhcác vụ đ-ợc Tòa án giải quyết bằng việc ra các quyết định tuyên bố phá sản; các vụ giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản đ-ợc giải quyết bằng việc Tòa án ra quyết định công nhận biên bản
hòa giải thành và tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản; các vụ đ-ợc giải
quyết bằng việc Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản; các vụ giải
quyết phá sản bị khiếu nại, kháng nghị.
Từ thực tiễn của quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời gian qua, luận
văn chỉ rõ những điểm nổi bật sau đây:
Thứ nhất, số l-ợng các vụ việc Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản ch-a phản
ánh chính xác về tình hình tài chính của các doanh nghiệp.
Thứ hai, sự nhận thức ch-a đúng đắn về Luật Phá sản Doanh nghiệp từ phía các doanh

nghiệp, ng-ời lao động kể cả một số cơ quan Nhà n-ớc là tình trạng phổ biến vẫn còn tồn tại.
Thứ ba, Luật Phá sản Doanh nghiệp thực tế đ-ợc áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
Thứ t-, nơi diễn ra các vụ phá sản tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn.
Thứ năm, số quyết định tuyên bố phá sản chiếm tỷ lệ thấp so với số l-ợng đơn yêu cầu
tuyên bố phá sản.
Thứ sáu, việc áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thực tiễn bị vi phạm nhiều về
thời hạn tố tụng.
Thứ bảy, hầu hết các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đều có số nợ quá nhiều so với
giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Thứ tám, quá trình áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp cho thấy nhiều vụ phá sản xảy ra
có liên quan đến các hành vi phạm tội.

5


2.2- Những v-ớng mắc cơ bản đ-ợc rút ra từ quá trình áp dụng Luật phá sản doanh
nghiệp
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp trong thời
gian qua, luận văn chỉ rõ những v-ớng mắc mà các cơ quan chức năng gặp phải trong quá
trình áp dụng Luật. Đó là các v-ớng mắc chủ yếu sau:
- V-ớng mắc trong các qui định liên quan đến nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp:
Các v-ớng mắc chủ yếu mà luận văn đề cập ở đây bao gồm v-ớng mắc trong quy định
về ng-ời có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; v-ớng mắc trong quy
định về ng-ời đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; v-ớng mắc trong quy định về tài liệu nộp
kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; v-ớng mắc trong quy định về nộp tiền
tạm ứng lệ phí giải quyết phá sản.
- V-ớng mắc trong các qui định liên quan đến thụ lý đơn và mở thủ tục giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp:

Trong b-ớc này, v-ớng mắc trong thực tiễn thể hiện ngay từ việc xác định ngày thụ lý
đơn cũng nh- việc xác định doanh nghiệp có thực sự lâm vào tình trạng phá sản hay không vì
điều đó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên đ-ơng sự. Mặt khác, ở b-ớc này, v-ớng mắc
còn thể hiện ở quy định các bên có quyền khiếu nại đối với quyết định không mở thủ tục giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nh-ng lại không có quyền khiếu nại quyết định
mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Hơn nữa, trong thực tế, nhiều
doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản hoàn toàn không còn tài sản mà Toà án vẫn phải
tiến hành các thủ tục luật định, trong khi chi phí giải quyết phá sản lại không phải là nhỏ,
nguồn tài chính Toà án đ-ợc ngân sách cấp rất hạn chế, không thể chi trả mọi chi phí này
đ-ợc.
- V-ớng mắc trong các qui định liên quan đến Tổ quản lý tài sản:
Về thành phần của Tổ quản lý tài sản theo qui định hiện nay là quá cồng kềnh, các
chuyên gia phải hoạt động kiêm nhiệm, lại quá bận rộn nên không thể có đủ năng lực thực tế
để làm tốt nhiệm vụ theo qui định của Luật, dẫn đến hiệu quả hoạt động thực tế của họ là rất
thấp.
Bên cạnh đó, sự kiểm tra, giám sát của Thẩm phán và Tổ quản lý tài sản đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng vì các qui định về giám sát hiện nay còn ch-a cụ thể
trong khi Thẩm phán và các thành viên của Tổ quản lý tài sản lại ch-a có đủ trình độ, kinh
nghiệm để hiểu biết những tình huống ở những lĩnh vực khác nhau trong kinh doanh.
- V-ớng mắc trong các qui định liên quan đến thẩm quyền của Thẩm phán trong việc
giải quyết khiếu nại về danh sách chủ nợ:
Trong việc giải quyết khiếu nại của chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ về danh sách chủ
nợ, Thẩm phán có quyền xem xét khiếu nại về danh sách chủ nợ, nếu thấy có căn cứ thì sửa
đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ chứ không qui định Thẩm phán có quyền giải quyết tranh
chấp giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp. Trong thực tế, vì không có quy định pháp luật cụ thể về vấn đề này nên có Tòa

6



giải quyết những tranh chấp đó để xác định nợ đ-a vào danh sách chủ nợ nh-ng cũng có Tòa
không giải quyết. Khi giải quyết những tranh chấp đó, Thẩm phán của Toà kinh tế cùng một
lúc phải giải quyết rất nhiều vụ án, kể cả các vụ án phức tạp về kinh tế và cả các vụ án dân sự.
- V-ớng mắc trong các qui định liên quan đến Hội nghị chủ nợ:
V-ớng mắc thể hiện trong quy định về điều kiện tổ chức Hội nghị chủ nợ, về việc Toà
án đã phải đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nếu sau 2 lần tổ chức Hội nghị
chủ nợ không thành, về quy định biểu quyết trong hội nghị chủ nợ.
- V-ớng mắc trong các qui định liên quan đến tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
Tòa án chỉ đ-ợc ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản khi đã
có biên bản hòa giải thành của Hội nghị chủ nợ. Thực tế, nhiều vụ cần phải chờ kết quả kiểm
toán hay kết quả giải quyết các vụ án kinh tế, dân sự, chờ ng-ời thay thế làm đại diện cho
doanh nghiệp nh-ng không có căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản,
dẫn đến việc vi phạm thời hạn. Mặt khác, có tr-ờng hợp, sau khi ra quyết định mở thủ tục giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp nh-ng Tòa án lại phát hiện ra quyết định đó là
không chính xác nh-ng Tòa án không có cơ sở pháp lý để đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố
phá sản doanh nghiệp hoặc có tr-ờng hợp, sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản doanh nghiệp, doanh nghiệp mắc nợ lại trả đ-ợc nợ cho các chủ nợ, Tòa án
cũng không có cơ sở pháp lý cho việc chấm dứt giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
- V-ớng mắc trong các qui định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời:
Thực tiễn cho thấy, Thẩm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
th-ờng gặp khó khăn trong tr-ờng hợp tr-ớc thời điểm có quyết định mở thủ tục giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản, doanh nghiệp mắc nợ đã bị Toà án có thẩm quyền xét xử và ra các
bản án dân sự, kinh tế và đã bị kê biên một số tài sản để đảm bảo thi hành án. Tr-ờng hợp này,
nếu để cơ quan thi hành án thực hiện việc thi hành các bản án đã có hiệu lực đó thì tài sản của
doanh nghiệp sẽ chẳng còn là bao để giải quyết phá sản. Khó khăn nữa hiện nay về vấn đề này
là việc thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Thẩm phán vì cơ
quan Thi hành án và Tổ quản lý tài sản đều từ chối không thực hiện quyết định này của Toà án

vì không có thẩm quyền.
- V-ớng mắc trong các qui định liên quan đến ph-ơng án phân chia giá trị tài sản còn lại
của doanh nghiệp:
Vì không qui định rõ ràng về cách thức xác định cho ph-ơng án phân chia giá trị tài sản
còn lại của doanh nghiệp nên các Tòa án th-ờng xác định ph-ơng án phân chia khác nhau, tùy
thuộc vào quan điểm của từng Tòa. Mặt khác, tài sản còn lại của doanh nghiệp đ-ợc nói tới
trong điều 39, Luật Phá sản Doanh nghiệp dùng để phân chia không đ-ợc qui định rõ đã tạo ra
sự không thống nhất của các Toà án địa ph-ơng trong việc vận dụng. Hơn nữa, thứ tự -u tiên
thanh toán đ-ợc qui định ch-a hợp lý và công bằng, hạn chế đến việc làm đơn yêu cầu tuyên
bố phá sản doanh nghiệp của các chủ nợ.
- V-ớng mắc trong các quy định liên quan đến việc thi hành quyết định tuyên bố phá
sản doanh nghiệp:

7


Thực tiễn thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong suốt thời gian qua đã
cho thấy việc áp dụng các quy định pháp luật trong giai đoạn này cũng còn gặp nhiều v-ớng
mắc, gây khó khăn cho quá trình thi hành. Nhìn một cách tổng quát, cơ chế thi hành quyết
định tuyên bố phá sản doanh nghiệp còn là những nguyên tắc chung thiếu tính cụ thể, ảnh
h-ởng đến hiệu quả của việc thi hành.
Thứ nhất, quy định về cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Thứ hai, quy định về thành phần của Tổ thanh toán tài sản.
Thứ ba, quy định về nhiệm vụ thu hồi tài sản của Tổ thanh toán tài sản.
Thứ t-, quy định về việc bán các tài sản của doanh nghiệp.
Thứ năm, quy định về thực hiện thanh toán chi phí thi hành quyết định tuyên bố phá sản
doanh nghiệp (cũng nh- cả quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp)

8



Ch-ơng 3
một vài kiến nghị về mặt pháp lý
nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng
luật phá sản
Trên cơ sở phân tích các v-ớng mắc của quá trình áp dụng Luật Phá sản hiện hành, luận
văn thống nhất rằng: Có rất nhiều nội dung cần điều chỉnh, song điều quan trọng hơn là làm
thế nào để có đ-ợc một thủ tục phá sản tốt, giải quyết các vấn đề một cách khoa học, phù hợp
và chặt chẽ, bảo đảm sự kết hợp hài hòa đ-ợc các mối quan hệ về lợi ích. Luật Phá sản tr-ớc
hết phải -u tiên, tạo điều kiện cho việc phục hồi kịp thời các doanh nghiệp yếu kém, mất khả
năng thanh toán nợ bằng việc tổ chức lại hoạt động kinh doanh đồng thời cũng phải xử lý đ-ợc
một cách nhanh chóng các doanh nghiệp không thể phục hồi đ-ợc, thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, bảo đảm lợi ích của các bên có liên quan.
Từ thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp, luận văn đã đ-a ra một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật phá sản sau đây:
3.1. Về những quy định chung:
Tr-ớc hết, luận văn cho rằng, cần phải mở rộng phạm vi áp dụng của luật phá sản. Qua
thực tiễn áp dụng Luật Phá sản Doanh nghiệp cho thấy, hiện nay cần thiết phải mở rộng phạm
vi áp dụng của Luật Phá sản để không những doanh nghiệp mà các chủ thể kinh doanh khác
cũng sẽ là đối t-ợng áp dụng của Luật Phá sản; bởi vì việc lâm vào tình trạng không thanh
toán đ-ợc nợ không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp mà thực tế xảy ra rất nhiều đối với
các chủ thể kinh doanh khác là các hộ kinh doanh cá thể. Đặc biệt khi Luật Doanh nghiệp có
hiệu lực, vốn pháp định không phải là điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp, do vậy có
thể thấy so với doanh nghiệp t- nhân, quy mô kinh doanh đặc biệt là quy mô vốn của các hộ
kinh doanh cá thể không có sự phân biệt đáng kể. Theo pháp luật hiện hành, doanh nghiệp tnhân đ-ợc h-ởng quy chế phá sản theo luật phá sản doanh nghiệp còn các hộ kinh doanh cá
thể không có quy chế pháp lý dù là riêng để áp dụng khi không thanh toán đ-ợc nợ đến hạn.
Nh- vậy, quy định đó đã tạo ra một sự không bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, không
khuyến khích hoạt động kinh doanh phát triển bằng hình thức tổ chức kinh doanh là hộ kinh
doanh cá thể.
Góp phần tạo ra sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật cũng là lý do để mở rộng

phạm vi áp dụng của Luật Phá sản. Theo quy định tại khoản 1, điều 35, Luật Th-ơng mại,
th-ơng nhân có thể bị tuyên bố phá sản. Th-ơng nhân theo quy định của luật th-ơng mại gồm
cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động th-ơng mại một
cách độc lập, th-ờng xuyên. Nh- vậy, có thể bị phá sản không chỉ bó hẹp trong phạm vi các
doanh nghiệp mà còn là những chủ thể kinh doanh khác.
Tiếp theo, cần xác định lại dấu hiệu của tình trạng phá sản. Hiện t-ợng doanh nghiệp
không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, nợ nần chồng chất không thể thanh toán đ-ợc nh-ng
lại vẫn tiếp tục tồn tại vì không thuộc vào lý do theo luật định để tuyên bố phá sản đã, đang và
sẽ diễn ra nếu nh- chúng ta không kịp thời thay đổi dấu hiệu về mặt pháp lý để xác định con
nợ lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy, luận văn cho rằng, cần thiết phải bỏ đi những hạn chế

9


về mặt nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá sản và quy định theo h-ớng chấp nhận mọi nguyên
nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán đều có thể đ-a ra Tòa án để giải quyết theo
thủ tục phá sản.
Mặt khác, cần bỏ đi quy định con nợ phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nhhiện nay mà xác định tình trạng phá sản một cách đơn giản là đ-ợc coi là lâm vào tình trạng
phá sản khi con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Bên cạnh đó, cần quy định những thủ tục tố tụng phá sản khác nhau để giải quyết con nợ
lâm vào tình trạng phá sản. Mặc dù không xác định rõ các thủ tục khác nhau trong quá trình
giải quyết một doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản song nếu căn cứ vào các quy định
của Luật Phá sản Doanh nghiệp có thể thấy việc giải quyết phá sản gồm có 2 thủ tục cơ bản là
phục hồi và thanh toán giống nh- Luật Phá sản của các n-ớc trên thế giới. Tuy nhiên, việc quy
định không hợp lý về các thủ tục đó trong quá trình giải quyết phá sản nh- hiện nay là một lý
do rất lớn gây cản trở cho quá trình áp dụng nó trong thực tiễn. Với bất kỳ hiện trạng nào của
doanh nghiệp, tài sản còn nhiều hay ít, có khả năng tổ chức lại kinh doanh hay không, việc
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản vẫn tuần tự đ-ợc tiến hành theo các giai đoạn bắt buộc với
một trình tự duy nhất. Sự quy định cứng nhắc nh- vậy đã hạn chế thẩm quyền của Tòa án
trong việc linh hoạt áp dụng các thủ tục để xử lý phá sản một doanh nghiệp căn cứ vào thực

trạng tài chính và khả năng phục hồi của nó. Vì vậy, có thể theo kinh nghiệm của Luật Phá sản
của một số n-ớc để quy định các thủ tục khác nhau khi giải quyết phá sản. Cụ thể là:
Thứ nhất, nếu tài sản của con nợ không còn, Tòa án đ-ợc quyền từ chối nhận giải quyết
yêu cầu tuyên bố phá sản mà không tiến hành bất cứ thủ tục nào ngoài việc ra quyết định trả
lại đơn. Quyết định đó có giá trị nh- quyết định tuyên bố phá sản. Cơ quan đăng ký kinh
doanh sẽ xóa tên con nợ đó trong sổ đăng ký kinh doanh. Làm nh- vậy sẽ tránh đ-ợc các thủ
tục nặng nề và tốn kém.
Thứ hai, thủ tục phục hồi và thanh toán quy định trong Luật Phá sản có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Trong nhiều tr-ờng hợp, thủ tục này có thể là tiền đề của thủ tục kia và
ng-ợc lại. Trên cơ sở phân tích, đánh giá của Thẩm phán đối với tình trạng của con nợ để
quyết định áp dụng hoặc là thủ tục phục hồi, hoặc là thủ tục thanh toán. Thủ tục phục hồi do
Thẩm phán đề xuất và quyết định trên cơ sở có yêu cầu của chủ nợ hay con nợ. Thủ tục này
đ-ợc thiết kế cùng với những điều khoản có thể chuyển đổi từ nó sang thủ tục thanh toán trong
tr-ờng hợp kế hoạch tổ chức lại bị thất bại. Khi tiến hành thủ tục thanh toán, vẫn có thể cho
phép phục hồi nếu có những yếu tố làm tăng khả năng phục hồi lại con nợ.
Đồng thời, luận văn kiến nghị cần bổ sung thêm một số nội dung sau:
+ Cần quy định thống nhất về cơ quan có thẩm quyền quyết định giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản doanh nghiệp và giải quyết khiếu nại, kháng nghị.
+ Cần có quy định thừa nhận việc hòa giải tự nguyện giữa chủ nợ và con nợ.
3.2. Quy định về nộp đơn, thụ lý đơn:
Trong phần này, luận văn kiến nghị về việc sửa đổi quy định đối t-ợng có quyền và
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Luận văn cho rằng, trong tình hình
hiện nay, cả về phía con nợ, chủ nợ cũng nh- ng-ời lao động còn tồn tại phổ biến tâm lý e
ngại khi làm đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp, để tồn tại trên th-ơng

10


tr-ờng một số l-ợng không ít các doanh nghiệp trong tình trạng phá sản. Điều đó làm ảnh
h-ởng đến trật tự kinh doanh, đến lợi ích của xã hội nói chung. Vì vậy, theo luận văn, nên quy

định các đối t-ợng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản trong thời điểm
hiện nay bao gồm con nợ, chủ nợ, ng-ời lao động, cơ quan thành lập doanh nghiệp nhà n-ớc,
Viện Kiểm sát nhân dân.
Đối với quy định về tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, luận văn cho
rằng, nên quy định vấn đề này theo h-ớng trong tr-ờng hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền
yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính mà không bắt buộc phải có tài liệu đã đ-ợc kiểm toán nhhiện nay.
Đối với quy định về ng-ời đại diện của doanh nghiệp, cần phải thống nhất với quy
định về ng-ời đại diện của theo quy định của Bộ luật Dân sự, bao gồm đại diện theo pháp
luật và đại diện theo ủy quyền. Đồng thời, để khắc phục tình trạng ng-ời đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp bị chết hoặc bỏ trốn trong lúc doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản nh-ng ch-a thực hiện việc ủy quyền cho ng-ời khác làm đại diện cho doanh
nghiệp, cần có quy định Tòa án là ng-ời có quyền chỉ định ng-ời đại diện cho doanh
nghiệp trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Về thời điểm thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, luận văn chỉ rõ, thời điểm mà Tòa
án thụ lý đơn đ-ợc xác định là ngày đ-ơng sự đã nộp đơn và đầy đủ các giấy tờ, tài liệu
kèm theo đơn theo quy định của pháp luật.
3.3. Hoàn thiện một số quy định liên quan đến việc mở hay không mở thủ tục giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản:
Xuất phát từ thực tiễn giải quyết phá sản doanh nghiệp, luận văn cho rằng, cần có
quy định về gia hạn để ra quyết định mở hay không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố
phá sản và cần có thêm quy định về thẩm quyền thu thập các tài liệu, chứng cứ của Thẩm
phán để ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Mặt
khác, cần có thêm quy định về thẩm quyền của Thẩm phán để đình chỉ giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản trong tr-ờng hợp quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá
sản đ-ợc phát hiện là không có đủ căn cứ.
3.4. Các quy định về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản sau khi có quyết định mở
thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản:
Luận văn kiến nghị về thành phần của Tổ quản lý tài sản; về các quy định liên quan
đến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; về bổ sung thêm một số tr-ờng hợp để
tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản; về cách thức giải quyết

tr-ờng hợp Thẩm phán phát hiện dấu hiệu phạm tội trong quá trình giải quyết yêu cầu
tuyên bố phá sản; về quy định liên quan đến danh sách chủ nợ; về quy định việc giải quyết
các tranh chấp tài sản giữa các bên mà con nợ là một trong các bên của tranh chấp đó; về
quy định cách xử lý tài sản của con nợ khi phải thi hành các bản án của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật; về quy định Hội nghị chủ nợ; về quy định lại nội dung quyết định tuyên bố
phá sản; về quy định tài sản còn lại của con nợ và việc phân chia giá trị tài sản còn lại; về

11


thẩm quyển của Tòa án nhân dân tối cao trong việc giải quyết khiếu nại, kháng nghị đối
với quyết định tuyên bố phá sản.
3.5. Các quy định về thi hành quyết định tuyên bố phá sản:
Xuất phát từ nguyên tắc giải quyết tập thể trong thủ tục phá sản, thủ tục thi hành
quyết định tuyên bố phá sản ngoài những điểm chung còn mang những nét đặc thù riêng,
khác với thủ tục thi hành án thông th-ờng. Do vậy, theo chúng tôi những quy định đó cũng
cần phải đ-ợc sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện. Cụ thể là:
+ Cần có sự phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan trong việc thi hành quyết
định tuyên bố phá sản.
+ Quy định lại về thành phần của Tổ thanh toán tài sản.
+ Bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên.
+ Quy định bổ sung vấn đề ủy thác thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
+ Quy định rõ việc tạm ứng chi phí cho công tác thi hành quyết định tuyên bố phá
sản.
3.6. Luật Phá sản cần có những quy định liên quan đến việc giải quyết phá sản của
những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đặc thù:
Thực tế cho thấy, do đặc thù của hoạt động kinh doanh nên việc cho giải quyết phá
sản đối với một số loại hình doanh nghiệp là không đơn giản; chẳng hạn nh- đối với các
tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực an ninh quốc phòng, dịch vụ công cộng... Do tầm quan trọng của chúng đối với hoạt

động kinh tế nói chung và tác động mà chúng có thể gây ra đối với xã hội mà việc phá sản
cũng nh- việc áp dụng các quy định hiện hành của pháp luật phá sản cần đ-ợc xem xét để
có thể xử lý đ-ợc một cách phù hợp, hạn chế thấp nhất những hậu quả làm ảnh h-ởng đến
sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
Những đặc thù của từng loại hình tổ chức cần đ-ợc xử lý thông qua những h-ớng
dẫn cụ thể trên cơ sở những nguyên tắc chung. Với quan điểm nh- vậy, luận văn cho rằng,
đối với việc phá sản các doanh nghiệp đặc thù, Luật Phá sản chung sẽ làm cơ sở pháp lý
cho việc ban hành những h-ớng dẫn cụ thể. Đó có thể là một Nghị định của Chính phủ
h-ớng dẫn thực hiện Luật Phá sản đối với doanh nghiệp là các tổ chức đặc thù để xử lý
những vấn đề riêng trên cơ sở của các nguyên tắc chung trong Luật Phá sản.

12


kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn về đề tài "Thực tiễn áp dụng Luật Phá sản doanh
nghiệp năm 1993", có thể rút ra một số kết luận sau:
- Luận văn hệ thống hoá những nội dung cơ bản và các đặc điểm chủ yếu của Luật
Phá sản Doanh nghiệp do Quốc hội thông qua ngày 31/12/1993 và các văn bản h-ớng dẫn thi
hành;
- Luận văn đề cập đến một số vấn đề liên quan đến luật phá sản ở một số n-ớc (mục
đích, đối t-ợng áp dụng, khái niệm phá sản, cơ quan giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản...).
Từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện Luật Phá sản Việt Nam;
- Luận văn tiến hành xem xét, phân tích tình hình áp dụng Luật Phá sản Doanh
nghiệp trong thời gian qua; đồng thời, luận văn đánh giá thực tiễn áp dụng Luật Phá sản
Doanh nghiệp ở Việt Nam;
- Luận văn phân tích các v-ớng mắc gặp phải trong quá trình áp dụng Luật Phá sản ở
Việt Nam và đ-a ra các đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật phá sản hiện hành;
- Luận văn đề xuất ph-ơng h-ớng và giải pháp nhằm hoàn thiện Luật Phá sản hiện
hành nhằm tăng c-ờng hiệu quả của nó trong quản lý hoạt động của các tổ chức kinh doanh,

thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
References
1. Báo cáo kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam
(1998), Kỷ yếu dự án VIE/94/003, Hà nội.
2. Bộ Luật dân sự n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà nội.
3. Bộ T- pháp (2001), Báo cáo phúc trình đề tài "Đánh giá thực trạng, thực hiện nghiên
cứu, phân tích để khuyến nghị hoàn thiện Luật Phá sản doanh nghiệp và các quy định pháp
luật liên quan khác, Hà nội (Chủ nhiệm đề tài: TS. D-ơng Đăng Huệ).
4. TS. Nguyễn Văn Công (2002), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính NXB Tài chính.
5. Ngô C-ờng, Ph-ơng h-ớng và nội dung cơ bản của Dự án Luật Phá sản.
6. Nguyễn Ngọc Dao (6/1994), Luật Phá sản doanh nghiệp, một công cụ hữu hiệu để
ổn định tình hình kinh tế và lành mạnh hóa môi tr-ờng kinh doanh, Tạp chí Thông tin lý luận.
7. David W. Pearce (1999), Từ điển Kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia.
8. Lê Đăng Doanh (8 - 9/1994), Luật Phá sản doanh nghiệp, một tiến bộ quan trọng
trong tạo lập khuôn khổ pháp lý cho cơ chế thị tr-ờng, Tạp chí Công nghiệp nhẹ.
9. Tiến sĩ Trần Kim Hào, Thạc sĩ Nguyễn Kim Anh, Một số vấn đề lý luận về phá sản,
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung -ơng.

13


10. Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với Công ty Tơ tằm xuất khẩu
Thanh hóa.
11. Hồ sơ giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản Công ty xuất - nhập khẩu Ninh bình của
Tòa án nhân dân tỉnh Ninh bình.
12. Luật s- Nguyễn Tấn Hơn (1995), Phá sản doanh nghiệp, một số vấn đề thực tiễn NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
13. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội (1998), Giáo trình lý luận chung về Nhà n-ớc
và pháp luật - NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
14. Luật các tổ chức tín dụng (1998), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

15. Luật Kinh doanh Bảo hiểm (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
16. Luật Phá sản doanh nghiệp (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
17. Luật Phá sản của Trung quốc và một số n-ớc Tây Âu (1990), Tài liệu tham khảo
nội bộ của Viện Nghiên cứu Khoa học Thị tr-ờng - Giá cả,.
18. Luật Th-ơng mại (1997), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
19. Nguyễn Minh Mẫn, D-ơng Đăng Huệ (2/1993), Một số vấn đề về dự án Luật Phá
sản doanh nghiệp, Tạp chí Nhà n-ớc và Pháp luật.
20. Nghị định 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ h-ớng dẫn thi hành
Luật Phá sản doanh nghiệp.
21. Nghị định số 92/CP ngày 19 tháng 12 năm 1995 về giải quyết quyền lợi của ng-ời
lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
22. Nghị định số 7/CP ngày 29 - 01 - 1994 của Chính phủ về ban hành quy chế kiểm
toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân.
23. Pháp lệnh thi hành án dân sự (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
24. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
nội.
25. Quyết định số 528 - QĐ/BT ngày 13 tháng 6 năm 1995 của Bộ tr-ởng Bộ T- pháp
ban hành quy chế làm việc của Tổ Quản lý tài sản và Tổ Thanh toán tài sản.
26. Quyết định số 426 - QĐ ngày 1 tháng 7 năm 1994 về quy chế làm việc của tập thể
Thảm phán phụ trách việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
27. Trần Văn Sự, Tình hình thực hiện giải quyết đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ khi áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp.
28. Tạp chí dân chủ và Pháp luật (11/1995), Số chuyên đề về Bộ Luật Dân sự n-ớc
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
29. Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 01/QĐCNHGT ngày
01/02/1996 công nhận biên bản hòa giải thành và quyết định số 01/QĐTĐC - PS ngày

14



01/02/1996 tạm đình chỉ giải quyết phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Trách nhiệm hữu
hạn th-ơng mại Hiệp Phong.
30. Tòa án Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Quyết định số 01 QĐST/PSDN ngày 15/1/1999 về
việc xin tuyên bố phá sản đối với Công ty Vật t- nông nghiệp Minh hải.
31. Tòa án Nhân dân tỉnh Cần Thơ, Quyết định số 001/QĐPS ngày 29/01/1998 của
Tòa Kinh tế về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với doanh nghiệp t- nhân Kim Thoại
(Cửa hàng xăng dầu 65).
32. Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Quyết định số 01/QĐ - TBPR ngày 11 tháng 12
năm 1995 tuyên bố phá sản Doanh nghiệp t- nhân Tân
33. Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Quyết định số 01/TBPS ngày 28/04/2000 về
tuyên bố phá sản Công ty liên doanh Xovimex Hữu hạn.
34. Tòa án nhân dân tỉnh Long An, Quyết định số 01/QĐPS/96 ngày 20/03/1996 về
tuyên bố phá sản doanh nghiệp t- nhân Thanh Liêm.
35. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 19/TA - KT ngày 01/08/1995
công nhận biên bản hòa giả thành và tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
Công ty Du lịch - Khách sạn Quảng Bình.
36. Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quyết định số 01/QĐ - PS ngày
10/11/1995 về việc tuyên bố phá sản Xí nghiệp chế biến dịch vụ thủy sản Thăng Bình.
37. Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Quyết định số 1591/QĐPS /TATH ngày 24
tháng 7 năm 1998 tuyên bố phá sản Công ty Tơ tằm xuất khẩu Thanh Hóa.
38. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Quyết định số 01/1999/ QĐ TBPSDN ngày
25/9/1999 tuyên bố phá sản Công ty vật t- dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Trà Vinh.
39. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1994 và
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ công tác năm 1995.
40. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995 và
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ công tác năm 1996.
41. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1996 và
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ công tác năm 1997.
42. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1997 và
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ công tác năm 1998.

43. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1998 và
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ công tác năm 1999.
44. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1999 và
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ công tác năm 2000.

15


45. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2000 và
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ công tác năm 2001.
46. Tòa án Nhân dân Tối cao, Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 2001 và
ph-ơng h-ớng, nhiệm vụ công tác năm 2002.
47. Tòa án Nhân dân Tối cao, Công văn số 457/KHXX ngày 21 - 07 - 1994 của Tòa án
nhân dân về việc áp dụng một số quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp.
48. Tòa án Nhân dân Tối cao, Quyết định số 72/QĐ/PT ngày 16 tháng 6 năm 1994
phúc thẩm phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Th-ơng mại Hà tĩnh.
49. Tòa án Nhân dân Tối cao, Quyết định số 26/KTPT ngày 02/08/1996 về đình chỉ
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp t- nhân Thanh Liêm.
50. Tòa án nhân dân tối cao, Quyết định số 135/VPPT ngày 26/04/1995 phúc thẩm phá
sản doanh nghiệp đối với doanh nghiệp t- nhân Hiệp Thành - Tây Ninh.
51. Tòa án nhân dân tối cao, Quyết định số 07/QĐPT/PSDN ngày 12/04/1997 - Quyết
định phúc thẩm về việc xin tuyên bố phá sản của doanh nghiệp t- nhân Văn Quốc, tỉnh Cà
Mau.
52. Tòa án Nhân dân Tối cao (1999), Thực tiễn thi hành và những đòi hỏi khách quan
của việc sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản doanh nghiệp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà
nội.
53. Võ Văn Tuyển, Luật phá sản của Trung quốc, Nga, Nhật Bản, kinh nghiệm và vận
dụng vào điều kiện của Việt Nam, Bộ T- pháp.
54. Hải Triều, Đã phá sản thì lấy tiền đâu thuê kiểm toán, Báo Nhân dân, số ra ngày
20/10/1999.

55. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.
56. Viện Khoa học Tài chính (1993), Phá sản và xử lý phá sản ở các n-ớc và ở Việt
Nam - Thông tin chuyên đề, Hà nội.

16



×