Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Giải pháp nhằm thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP công thương hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.82 KB, 43 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

MỤC LỤC
BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT.........................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ
THANH TOÁN THẺ CỦA NHTM...................................................................2
1.1.TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN................................................2

1.1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm chung......................................2
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và cấu tạo thẻ thanh toán........................2
1.1.2.1 Thẻ thanh toán là gì?.........................................................................2
1.1.2.2 Đặc điểm của thẻ thanh toán.............................................................3
1.1.2.3 Cấu tạo thẻ thanh toán......................................................................3

1.1.3 Phân loại thẻ thanh toán...........................................................4
Sơ đồ 1.1: Các loại thẻ thanh toán.....................................................4
1.1.3.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất...................................................4
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ..................................5
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ......................................................5
1.1.3.4. Phân loại theo chủ thể phát hành....................................................6
1.1.3.5 Phân loại theo mục đích sử dụng......................................................6
1.1.3.6 Phân loại theo hạn mức sử dụng.......................................................6

1.1.4 Lợi ích của thẻ thanh toán.........................................................6
1.1.4.1 Đối với chủ thẻ (Cardholder)............................................................6
1.1.4.2 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ(Marchant hay Retailer)...................7
1.1.4.3 Đối với Ngân hàng thương mại.........................................................7


1.1.4.3 Đối với nền kinh tế.............................................................................8

1.2. NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ CỦA NHTM 8
1.2.1 Chủ thể tham gia phát hành và thanh toán thẻ...................................8
1.2.1.1 Ngân hàng phát hành thẻ..................................................................8
1.2.1.2 Chủ thẻ (Cardholder)........................................................................8
1.2.1.3 Ngân hàng đại lý (Ngân hàng thanh toán) ......................................9
1.2.1.4 Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant)......................................................9
1.2.1.5. Tổ chức thẻ quốc tế...........................................................................9

1.2.2 Nghiệp vụ quản lý rủi ro...........................................................9
1.2.2.1 Rủi ro trong khâu phát hành............................................................9
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà
Nội
1.2.2.2 Rủi ro trong thanh toán...................................................................10

1.2.2.3 Quản lý và phòng ngừa rủi ro.........................................................10

1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy dịch vụ thanh toán thẻ11
1.2.4.1 Nhân tố khách quan.........................................................................11
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan.............................................................................12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ THANH
TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÒA BÌNH.................14

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
HÒA BÌNH ....................................................................................................14

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHCT Hòa
Bình..................................................................................................14
2.1.1.1 Giới thiệu chung...............................................................................14
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:..................................................................14

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:........................................................................15
2.1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh:........................................17
2.1.3.1 Tìm hiểu và phân tích thực trạng huy động vốn của chi nhánh:. 17
2.1.3.2 Tìm hiểu và phân tích thực trạng cho vay của chi nhánh:..........18
2.1.3.3 Tìm hiểu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:.................21

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÒA BÌNH..........21

2.2.1 Các sản phẩm thẻ thanh toán tại NHCT Hòa Bình ...............21
2.2.1.1 Thẻ ghi nợ nội địa E-Partner..........................................................21
2.2.1.2 Thẻ thanh toán quốc tế....................................................................25

2.2.2 Nghiệp vụ thẻ tại NHCT Hòa Bình..........................................27
2.2.2.1 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng..................................................27
2.2.2.2 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng..................................................29

2.2.3. Phân tích thực trạng phát hành và thanh toán thẻ................31
2.2.4. Rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ tại NHCT Hòa Bình
33
2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG...............................................................................33


2.3.1. Ưu điểm..................................................................................33
2.3.2. Nhược điểm............................................................................34
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY NGHIỆP VỤ PHÁT
HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI NHCT HÒA BÌNH...........................36
KẾT LUẬN........................................................................................................39

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

BẢNG NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1
1
2

3
4
5

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHCT
CSCNT
ĐVCNT
NHTM

Ngân hàng Công Thương
Cơ sở chấp nhận thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ
Ngân hàng thương mại

6
7
8
9
10
11

NH
TMCP
TCTD
ATM
TCTQT

POS

Ngân hàng
Tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng
Automated Teller Machinem - Máy rút tiền tự động
Tổ chức thẻ quốc tế
Point Of Sale – các máy chấp nhận thanh toán thẻ

12

KH

Khách hàng

13
14
15
16
17
18
19

SPDV
LNTT
NHCTVN
CMND
TM
KH
TTQT


20

PIN

Sản phẩm dịch vụ
Lợi nhuận trước thuế
Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Chứng minh nhân dân
Tiền mặt
Khách hàng
Thanh toán quốc tế
Personal Identification Number - Số nhận dạng cá
nhân

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, thuật ngữ thẻ thanh toán không còn xa lạ đối với
người dân Việt Nam như trước đây. Thực tế những năm qua cho thấy dịch vụ
thanh toán thẻ đã đem lại nhiều thành tựu đáng kể cho Việt Nam nói chung và
các Ngân hàng tham gia thanh toán thẻ nói riêng. Thông qua phát hành và thanh

toán thẻ, các Ngân hàng đã đem lại cho nền kinh tế một lượng vốn đầu tư khá
lớn, một lượng ngoại tệ đáng kể... góp phần vào phát triển kinh tế đất nước. Tuy
nhiên dịch vụ này trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy
quan tâm phát triển thẻ thanh toán là việc rất cần thiết.
NHCT Hòa Bình bắt đầu triển khai dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ từ
những năm đầu hoạt động. Do kinh nghiệm còn hạn chế nên ngân hàng gặp
không ít khó khăn.
Nhận thấy sự cấp thiết của đề tài, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu
thực tế tại chi nhánh NHCT Hòa Bình, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm
thúc đẩy nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Hòa Bình” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài : Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận,
tình hình thực tế phát hành và thanh toán thẻ tại NHCT Hòa Bình, các văn bản
pháp quy liên quan...để thấy được những tồn tại trong phát hành và thanh toán
thẻ , từ đó đưa ra một số ý kiến để mở rộng dịch vụ thẻ trong thời gian tới.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên trong khoá luận của
em khó tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô nhận xét và góp ý để cho đề
tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo Trương Minh Du, người
đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận tốt nghiệp, cùng các thầy cô
trong khoa, ban lãnh đạo và các anh chị tại phòng thẻ Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình đã nhiệt tình giúp đỡ và tận tình chỉ bảo
cho em trong suốt thời gian qua, giúp em hoàn thành tốt bài khoá luận này.
Sinh viên thực hiện
Bùi Thùy Linh

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

1


MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH
VÀ THANH TOÁN THẺ CỦA NHTM
1.1.TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN
1.1.1. Một số thuật ngữ và khái niệm chung
•“ Thẻ” : là các công cụ thanh toán mà các ngân hàng, tổ chức tài chính
phát hành cho KH để sử dụng trong thanh toán và nhận các dịch vụ khác. Thẻ
bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ ATM. Thẻ không được phép chuyển
nhượng.
•“ Thẻ ATM” ( Thẻ rút tiền tự động): là công cụ thanh toán do ngân hàng
cấp cho KH sử dụng để rút tiền mặt và thực hiện một số dịch vụ khác tại các
máy rút tiền tự động.
•“ Chủ thẻ” : là cá nhân được ngân hàng cấp thẻ để sử dụng và có tên trên
thẻ. Đối với thẻ ATM, chủ thẻ chính đồng thời là chủ tài khoản cá nhân được
mở tại ngân hàng để sử dụng thẻ ATM.
•“ Máy rút tiền tự động” (ATM): là thiết bị của ngân hàng mà chủ thẻ có
thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thực hiện một số dịch vụ khác do ngân hàng
cung cấp tại các máy rút tiền tự động.
•“ Tài khoản”: là tài khoản tiền gởi của chủ thẻ mở tại ngân hàng để được
phát hành thẻ và phục vụ cho các giao dịch tại máy ATM.
•“ Mã số cá nhân” ( PIN ): là mã số mật cá nhân do chủ thẻ tự chọn để sử
dụng trong các giao dịch tại ATM gồm 6 số và được tự động đăng ký vào hệ
thống quản lý ATM của ngân hàng.

•“ Chi nhánh phát hành thẻ ” : là chi nhánh ngân hàng Ngoại thương thực
hiện nghiệp vụ phát hành thẻ cho các chủ thẻ sử dụng và cung cấp các dịch vụ
liên quan đến thẻ đó, không phụ thuộc vào nơi KH mở tài khoản.
•“ Chi nhánh thanh toán thẻ ”: là chi nhánh ngân hàng Ngoại thương cung
cấp các dịch vụ thanh toán thẻ cho các chủ thẻ.
•“ Giao dịch thẻ tại ATM”: là giao dịch mà chủ thẻ sử dụng thẻ, số PIN
thực hiện tại máy ATM.
•“ Trung tâm thẻ”: là phòng quản lý thẻ tại TW, trung tâm xử lý các yêu
cầu phát hành thẻ của Chi nhánh, quản lý hệ thống ATM và xử lý giải quyết
khiếu nại về giao dịch thẻ ATM.
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và cấu tạo thẻ thanh toán
1.1.2.1 Thẻ thanh toán là gì?
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân
hàng hoặc các công ty lớn phát hành, thẻ cấp cho KH sử dụng để thanh toán tiền
hàng hóa và dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở máy rút tiền tự động hay các ngân
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

2

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

hàng đại lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được
ký kết giữa ngân hàng phát hành và chủ thẻ.
1.1.2.2 Đặc điểm của thẻ thanh toán

a. Tính linh hoạt: Với nhiều loại thẻ đa dạng, phong phú, thẻ thích hợp với
mọi đối tượng KH, từ KH có nhu cầu rút tiền mặt cho đến nhu cầu giải trí... Thẻ
cung cấp cho KH độ thỏa mãn tối đa, thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng KH.
b. Tính tiện lợi: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ
cung cấp cho KH sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể
mang lại được. Người sử dụng thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền điện,
tiền nước, tiền điện thoại hoặc chuyển tiền, thực hiện các giao dịch hợp pháp
khác. Đảm bảo an toàn cho chủ thẻ thực hiện thanh toán các giao dịch mà không
phải mang theo một lượng lớn tiền mặt.
c. Tính an toàn và nhanh chóng: Chủ thẻ có thể yên tâm về số tiền của
mình trước nguy cơ bị mất cắp. Thậm chí, dù thẻ có thể bị lấy cắp, ngân hàng
cũng bảo vệ cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ… nhằm tránh khả
năng rút tiền của kẻ ăn trộm. Hơn nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực
hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ CSCNT hay điểm rút tiền mặt tới ngân hàng
thanh toán, ngân hàng phát hành và các TCTQT.
1.1.2.3 Cấu tạo thẻ thanh toán
Xét theo công nghệ làm thẻ trên thế giới hiện nay sử dụng 2 loại thẻ là thẻ
từ và thẻ thông minh (thẻ chip) trong đó hiện nay phổ biến nhất là thẻ từ. Thẻ
được cấu tạo theo nguyên tắc không chỉ dễ nhận biết, phân biệt các loại thẻ với
nhau mà còn đảm bảo an toàn, chống giả mạo, hạn chế rủi ro trong thanh toán.
Thẻ được làm từ nhựa cứng, hình chữ nhật với kích thước tiêu chuẩn là
96mm*54mm*0,76mm có góc tròn, thẻ có 3 lớp, màu sắc trên thẻ thay đổi tùy
thuộc vào ngân hàng phát hành.
Mặt trước của thẻ có các yếu tố:
- Số thẻ: số thẻ này dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi lên trên
thẻ, số này được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ đi mua hàng.
- Họ tên chủ thẻ: in bằng chữ nổi.
- Biểu tượng và thương hiệu của thẻ: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng mang
tính đặc trưng riêng do ngân hàng phát hành thiết kế. Đây là những biểu tượng
rất khó bắt chước do vậy nó cũng được xem như yếu tố an ninh chống giả mạo.

+ Thẻ Visa: Hình chữ nhật 3 màu: xanh, trắng, vàng có chữ Visa chạy
ngang và có hình con chim bồ câu bay trong không gian 3 chiều.
+ Thẻ Master: biểu tượng là 2 quả địa cầu lồng vào nhau: một hình màu da
cam, một hình màu đỏ lồng vào nhau ở góc giữa bên phải và dòng MasterCard
màu trắng chạy ở giữa.
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

3

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

+ Thẻ Amex: biểu tượng là hình đầu người chiến binh đội mũ sắt ở giữa
hoặc ở góc bên trái. Thương hiệu hình chữ nhật màu xanh nước biển, dòng
AMERICAN EXPRESS chạy ngang giữa.
+ Thẻ JCB: thương hiệu 3 màu xanh lam, đỏ, lá cây dòng JCB trắng chảy
ngang.
+ Ngày hiệu lực là thời hạn thẻ được lưu hành.
Mặt sau của thẻ có các yếu tố:
Mặt sau của thẻ có băng từ mực chứa đựng các yếu tố bảo mật như số thẻ,
tên chủ thẻ, thời hạn cấp, ngân hàng phát hành. Nằm dưới dải băng từ là ô chữ
ký của người sử dụng thẻ, trên nền ô chữ ký, KH phải ký vào chữ ký mẫu của
mình.
1.1.3 Phân loại thẻ thanh toán
Sơ đồ 1.1: Các loại thẻ thanh toán


1.1.3.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất
Có 3 loại:
a) Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi,
tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không
còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
b) Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ
chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20
năm qua, nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự
mã hoá được, có thể đọc được dễ dàng nhờ thiết bị gắn với máy vi tính, thẻ chỉ
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

4

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ
thuật đảm bảo an toàn.
c) Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán,
thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính. Hiện nay thẻ thông minh được sử
dụng rất phổ biến trên thế giới vì có ưu điểm về mặt kỹ thuật, độ an toàn cao,
khó làm giả được. Ngoài ra, nó còn làm cho quá trình thanh toán thuận tiện và
nhanh chóng hơn.
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ

a. Thẻ tín dụng (Credit Card): còn gọi là thẻ dùng để chi tiêu trước trả tiền
sau trong đó chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, rút tiền
mặt trong hạn mức tín dụng được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận theo hợp
đồng.
b. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền
với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch
vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ
thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn... đồng thời
chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ
còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Có 2 loại thẻ ghi
nợ cơ bản:
- Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ ngay lập tức
vào tài khoản của chủ thẻ.
- Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch dược khấu trừ vào tài
khoản chủ thẻ sau một vài ngày.
c. Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền
tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu
cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân
hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.
d. Thẻ trả trước (prepaid card): đây là loại thẻ mới được phát triển trên thế
giới. KH chỉ cần trả cho ngân hàng một số tiền sẽ được ngân hàng bán cho một
tấm thẻ với mệnh giá tương đương. Đặc tính của thẻ này là số tiền chỉ giới hạn
trong thẻ và chi tiêu trong thời gian nhất định tùy vào quy định của mỗi ngân
hàng, tức là hạn mức thẻ không có tính chất tuần hoàn.
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
a. Thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy
đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
b. Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng
các ngoại tệ mạnh để thanh toán.
Sinh viên: Bùi Thùy Linh


5

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

1.1.3.4. Phân loại theo chủ thể phát hành
a. Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát
hành giúp cho KH sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
b. Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí
của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu
lớn... phát hành như Diner's Club, Amex..
c. Thẻ liên kết: Thẻ này ngày càng trở nên phổ biến. Thẻ liên kết là sản
phẩm của một ngân hàng kết hợp với bên thứ ba và thông thường tên hoặc nhãn
hiệu thương mại, logo của bên thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ.
1.1.3.5 Phân loại theo mục đích sử dụng
a. Thẻ kinh doanh: là loại thẻ được phát hành cho nhân viên công ty sử
dụng, nhằm giúp công ty quản lý chặt chẽ việc chi tiêu vào các công việc chung
của nhân viên. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm công ty được cung cấp những
thông tin quản lý một cách tóm tắt, chi tiết về chi tiêu của những nhân viên nội
bộ trong công ty.
b. Thẻ du lịch: là loại thẻ do công ty tư nhân phát hành nhăm phục vụ vho
ngành du lịch, giải trí.
1.1.3.6 Phân loại theo hạn mức sử dụng
a. Thẻ vàng (gold card): là loại thẻ phát hành cho những đối tượng có uy

tín, khả năng tài chính lành mạnh, nhu cầu chi tiêu lớn.
b. Thẻ chuẩn (standard card): là loại thẻ chung nhất mang tính phổ biến
đại chúng. Hạn mức tối thiểu phụ thuộc vào từng ngân hàng quy định.
1.1.4 Lợi ích của thẻ thanh toán
1.1.4.1 Đối với chủ thẻ (Cardholder)
+ Tiện lợi: Chủ thẻ không phải mang theo một lượng lớn tiền mặt khi đi
mua hàng, đi công tác xa hay đi du lịch… có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền
hàng hóa dịch vụ, để rút tiền mặt hoặc tiếp nhận một số dịch vụ ngân hàng tại
ĐVCNT thanh toán, máy ATM, các ngân hàng chấp nhận thẻ trong và ngoài
nước. Chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau (với thẻ tín dụng), có thể chi đa
ngoại tệ (với thẻ tín dụng quốc tế), đặc biệt có thể thực hiện mua bán hàng hóa
tại nhà (thanh toán qua internet)…
+ An toàn: các loại thẻ thanh toán được làm bằng công nghệ cao, chủ thẻ
được cung cấp mã số cá nhân nên đảm bảo bí mật tuyệt đối, các khoản tiền được
chuyển trực tiếp vào tài khoản cho nên tránh mất mát hoặc trộm cắp. Trong
trường hợp bị mất thẻ hay lộ số PIN, chủ thẻ chỉ cần thông báo ngay cho NHPH
để phong tỏa tài khoản, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
+ Linh hoạt, kiểm soát chi tiêu: Với bản sao kê hàng tháng ngân hàng gửi
chủ thẻ khi sử dụng thẻ tín dụng có thể giúp chủ thẻ kiểm soát chi tiêu của mình
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

6

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà


trong tháng từ đó giúp chủ thẻ điều chỉnh các khoản chi tiêu một cách hợp lý
trong một khoảng thời gian nhất định với hạn mức tín dụng nhất định.
+ Tiết kiệm: dùng thẻ thanh toán không bị phân biệt giá so với trả bằng
tiền mặt, bên cạnh đó còn được sử dụng một số dịch vụ khác miễn phí hoặc ưu
đãi, được hưởng lãi suất tiền gửi trong tài khoản khi chưa sử dụng đến.
1.1.4.2 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ(Marchant hay Retailer)
Khi tham gia thanh toán thẻ, lợi ích mà các đại lý chấp nhận thẻ sẽ nhận
được lớn hơn rất nhiều so với các chi phí mà họ phải bỏ ra:
+ Tăng doanh số: Góp phần làm cho nơi bán hàng trở nên văn minh hiện
đại, đa dạng hóa các phương thức thanh toán, thu hút thêm được nhiều KH từ đó
bán được nhiều hàng hơn, làm tăng doanh số và tăng lợi nhuận.
+ An toàn, tiết kiệm: Giảm tình trạng trả chậm của KH, giảm chi phí kiểm
đếm, thu giữ và bảo quản tiền mặt cũng như chi phí xử lý hóa đơn chứng từ. An
toàn và thuận tiện hơn trong quản lý tài chính kế toán, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
1.1.4.3 Đối với Ngân hàng thương mại
a. Ngân hàng phát hành
+ Thu hút nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn cho ngân
hàng vì: KH phải thường xuyên duy trì một số dư nhất định trên tài khoản tại
ngân hàng hoặc thực hiện các nghiệp vụ cầm cố, ký quỹ, ký cược mới đủ điều
kiện mở thẻ.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ, thu hút thêm
nhiều KH, các khoản thu phí tăng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận.
+ Tiết kiệm chi phí và hỗ trợ các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác: chi
phí giao dịch tại quầy, các chi phí khấu hao khác sẽ được giảm đáng kể. Đồng
thời thông qua các hình thức ký quỹ, thế chấp, tín chấp… để mở thẻ của KH
giúp ngân hàng đánh giá được KH trong các hoạt động tín dụng khác, đảm bảo
chất lượng tín dụng.
+ Mở rộng địa bàn hoạt động: Phát triển dịch vụ thẻ sẽ giúp các ngân hàng

vươn tới những khu vực mới mà không cần phải mở thêm chi nhánh. Mở rộng
địa bàn hoạt động thông qua mở rộng các CSCNT hoặc mở rộng điểm đặt máy
rút tiền tự động ATM. Đây là hình thức phát triển của hệ thống ngân hàng tự
động mà xã hội hướng tới.
Cũng thông qua đó, thẻ của ngân hàng có nhiều tiện ích sẽ làm tăng uy tín
và danh tiếng của ngân hàng.
b. Ngân hàng thanh toán thẻ
+ Thu hút được nhiều KH đến với ngân hàng, sử dụng các sản phẩm dịch
vụ do ngân hàng cung cấp.
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

7

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

+ Tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thông qua hoạt động thu phí chiết khấu từ
hoạt động thanh toán đại lý. Bên cạnh đó ngân hàng còn có thể phát triển các
dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, nhận tiền gửi… Qua đó cũng làm tăng uy tín của
ngân hàng đối với KH.
1.1.4.3 Đối với nền kinh tế
+ Tăng cường hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt: Thẻ thanh toán
đã góp phần to lớn làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông. Tại Việt Nam,
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tuy còn mới mẻ nhưng trong tương
lai nó sẽ trở thành phương tiện thanh toán chủ yếu của người dân. Đồng thời thẻ

thanh toán cũng giúp chúng ta cải thiện được phần nào môi trường văn minh
thương mại, thu hút được thêm khách du lịch. Sự ra đời của thẻ thanh toán sẽ tạo
thêm điều kiện thu hút khách nước ngoài đến với Việt Nam.
+ Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn giữa các quôc gia: Thanh toán bằng
thẻ cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thanh toán, tăng tốc độ chu chuyển vốn
giữa các quốc gia các khu vực. Hiện nay hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm
vi quốc gia toàn cầu đều được thực hiện với tốc độ nhanh hơn nhiều so với
những giao dịch thanh toán khác nhau như: séc, ủy nhiệm chi. Sự phát triển của
hoạt động thanh toán thẻ hết sức cần thiết đối với sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế. Trên nền tảng một cơ chế thanh toán hiện đại sẽ là tiền đề, động lực để
xây dựng kinh tế.
+ Tạo công ăn việc làm: Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ tạo thêm
công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao được độ an toàn trong
thanh toán, cải thiện môi trường tiêu dùng, xây dựng nền văn minh thanh toán.
1.2. NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ CỦA NHTM
1.2.1 Chủ thể tham gia phát hành và thanh toán thẻ
1.2.1.1 Ngân hàng phát hành thẻ
Ngân hàng phát hành là ngân hàng được sự cho phép của tổ chức phát hành
thẻ hoặc công ty thẻ trao quyền phát hành cho những thẻ mang thương hiệu của
tổ chức và công ty mình. Ngân hàng phát hành có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ
xin cấp thẻ, thiết kế các yêu cầu kỹ thuật, mật mã ký hiệu cho các loại thẻ để
đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng thẻ, sau đó phát hành thẻ cho KH, mở và
quản lý tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm về việc thanh toán số tiền mà KH trả cho
người bán hàng thẻ.
1.2.1.2 Chủ thẻ (Cardholder)
Là người có tên trên thẻ và được quyền sử dụng thẻ. Chủ thẻ có thể là một
cá nhân riêng lẻ hoặc đại diện cho một công ty hay một tổ chức nào đó có nhu
cầu sử dụng thẻ thanh toán. Chỉ chủ thẻ mới có thể sở hữu một hoặc nhiều thẻ
Sinh viên: Bùi Thùy Linh


8

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

của mình. Một chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm thẻ phụ cho người thân, có thể
sở hữu một hoặc nhiều thẻ.
1.2.1.3 Ngân hàng đại lý (Ngân hàng thanh toán)
Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các giao dịch thẻ như một
phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các
điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn.
Trên thực tế hầu hết các ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là
ngân hàng thanh toán thẻ. Với tư cách là ngân hàng phát hành, KH của họ là chủ
thẻ còn với tư cách là các ngân hàng thanh toán, KH là các đơn vị cung ứng
hàng hóa có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ. Có thể nói, lợi ích mà ngân hàng
nhận được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ là rất lớn nó không chỉ dừng
lại ở thu nhập của ngân hàng mà còn là uy tín là danh tiếng của ngân hàng mà
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì uy tín cũng như danh tiếng là điều tối
quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng cũng như khả năng
cạnh tranh của ngân hàng trong tương lai.
1.2.1.4 Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant)
Cơ sở chấp nhận thẻ là đơn vị bán hàng hóa và dịch vụ (siêu thị, khách
sạn, các đại lý, v.v...) có ký kết với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận
thanh toán thẻ. Các đơn vị này được trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ
thanh toán tiền hàng, dịch vụ, trả nợ thay tiền mặt, v.v...

1.2.1.5. Tổ chức thẻ quốc tế
Là tổ chức đứng ra liên kết với các thành viên, đặt ra các qui định bắt buộc
các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất thành một hệ thống toàn
cầu. Các tổ chức thẻ không trực tiếp phát hành thẻ mà vai trò của nó là thiết lập
các qui tắc trật tự cho việc phát hành và sử dụng thẻ.
1.2.2 Nghiệp vụ quản lý rủi ro
1.2.2.1 Rủi ro trong khâu phát hành
+ Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: đến kỳ phát hành lại thẻ, ngân hàng
phát hành nhận được thông báo thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gửi
về địa chỉ mới. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc ngân hàng
phát hành.
+ Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi đến. Rủi ro
này do ngân hàng gánh chịu.
+ Đơn phát hành với các thông tin giả mạo: Trường hợp này có thể dẫn đến
những rủi ro về tín dụng cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ sử dụng thẻ hoặc
không có khả năng thanh toán.

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

9

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

1.2.2.2 Rủi ro trong thanh toán

+ Thẻ giả: thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả với các thông
tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ bị mất cắp. Đây là rủi ro đặc
biệt nguy hiểm khó quản lý vì nằm ngoài sự tiên liệu của ngân hàng phát hành.
+ Thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua thư, điện thoại: CSCNT cung cấp
hàng hóa, dịch vụ qua thư, điện thoại chấp nhận thanh toán với các thông tin về
thẻ như: loại thẻ, số thẻ, ngày hết hạn, tên chủ thẻ. Trong trường hợp chủ thẻ
chính thức không phải là người mua hàng thì giao dịch đó CSCNT bị ngân hàng
từ chối thanh toán, trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho CSCNT hoặc ngân
hàng phát hành.
+ Nhân viên CSCNT in nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ: Khi thực
hiện giao dịch nhân viên ĐVCNT cố tình in nhiều hóa đơn thanh toán nhưng chỉ
giao một hóa đơn cho chủ thẻ ký. Sau đó, nhân viên này giảo mạo chữ ký của
chủ thẻ và nộp những hóa đơn đó cho ngân hàng thanh toán để đòi tiền.
+ Tạo băng từ giả: Các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên băng từ của
thẻ thật được sử dụng tại các ĐVCNT hoặc các máy ATM sau dó mã hóa các
thông tin đã được đánh cắp để tạo ra các thẻ giả.
+ Rủi ro tín dụng: Rủi ro xảy ra khi thẻ được sử dụng nhưng không được
thanh toán.
1.2.2.3 Quản lý và phòng ngừa rủi ro
a. Tại ngân hàng phát hành
+ Kiểm tra xác minh thông tin trong hồ sơ xin phát hành thẻ để đảm bảo
rằng các thông tin đó là chính xác trước khi xét duyệt phát hành thẻ cho KH.
+ Nếu ngân hàng phát hành gửi thẻ cho KH theo đường bưu điện thì ngân
hàng phải theo dõi việc nhận thẻ của KH và kịp thời mở tài khoản cho phép KH
sử dụng thẻ. Thẻ và số PIN phải được gửi riêng biệt và bằng thư bảo đảm.
+ Ngân hàng phát hành có trách nhiệm hướng dẫn các chủ thẻ hiểu biết
thông thạo các điều khoản trong hợp đồng sử dụng thẻ, cách sử dụng thẻ và lưu
giữ hóa đơn khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc ứng trước tiền mặt tại các
quầy.
+ Khi nhận thông báo thay đổi của chủ thẻ, đặc biệt thay đổi về địa chỉ,

ngân hàng phát hành cần xác minh thông báo nhận được từ chủ thẻ là thực.
b. Tại ngân hàng thanh toán
+ Phải tìm hiểu kỹ về CSCNT trước khi tiến hành ký hợp đồng thanh toán
thẻ đặc biệt là về tư cách của CSCNT, hoạt động kinh doanh và khả năng tài
chính của CSCNT.
+ Hướng dẫn CSCNT sử dụng và bảo quản thiết bị thanh toán thẻ và máy
cà thẻ theo đúng quy định của ngân hàng thanh toán.
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

10

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

+ Phối hợp với trung tâm thẻ quản lý hoạt động thanh toán thẻ của CSCNT
thông qua việc nộp hóa đơn thanh toán thẻ, kịp thời phát hiện ra những thay đổi
lớn về doanh số thanh toán hoặc những hoạt động bất thường của đơn vị.
+ Gửi đầy đủ và kịp thời các danh sách thẻ cấm lưu hành cũng như các
thông báo của trung tâm thẻ.
+ Liên lạc ngay với trung tâm thẻ khi phát hiện ra các biểu hiện gian trá
trong thanh toán thẻ của các CSCNT phối hợp biện pháp xử lý.
c. Tại trung tâm thẻ
+ Bổn phận quản lý rủi ro phải thường xuyên sử dụng và cập nhật các
thông tin trên các chương trình quản lý rủi ro của các TCTQT như Mastercard
và Visacard.

+ Theo dõi các báo cáo thẻ chậm thanh toán, báo cáo thẻ chi tiêu vượt hạn
mức, báo cáo kịp thời những hoạt động rủi ro trong việc sử dụng thẻ của chủ thẻ
thông báo và phối hợp với các tổ chức thẻ cũng như các ngân hàng phát hành,
ngân hàng thanh toán, CSCNT.
+ Nhận thông báo chi tiết của chi nhánh, chủ thẻ về thẻ mất cắp thất lạc và
thực hiện khóa mã an toàn đối với các thẻ này hoặc tài khoản thẻ (nếu thấy cần
thiết) đồng thời đăng ký danh sách thẻ cấm lưu hành của các TCTQT (tùy theo
từng khu vực yêu cầu).
+ Trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp cho các rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ
phát hành thẻ.
d. Hạn chế rủi ro thao tác
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống vi tính đảm bảo tính hoạt động liên tục
và ổn định.
- Tăng cường kiểm soát các bước thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ làm
việc trực tiếp.
- Khi hệ thống ngừng hoạt động hoặc phát hiện sai sót phải thực hiện ngay
các biện pháp sửa chữa và kịp thời xử lý.
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy dịch vụ thanh toán thẻ
1.2.4.1 Nhân tố khách quan
a. Môi trường pháp lý
Hoạt động thanh toán thẻ phụ thuộc nhiều vào môi trường pháp lý của mỗi
quốc gia. Để có thị trường thẻ phát triển tốt, các ngân hàng chủ động tham gia
thị trường thì cần có một hành lang pháp lý đầy đủ, hiệu lực, chặt chẽ, thống
nhất nhằm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia phát hành, sử
dụng, thanh toán thẻ, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các NH trên thị
trường.
b. Môi trường kinh tế
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

11


MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

Khi kinh tế phát triển, mức sống được nâng cao, nhu cầu mua sắm dịch vụ
du lịch, giải trí của con người cũng cao hơn. Khi ấy thanh toán thẻ nhanh chóng,
gọn nhẹ, an toàn và tiện lợi là cách thức thanh toán hữu hiệu nhất đáp ứng nhu
cầu này của họ. Như vậy thanh toán thẻ có điều kiện để phát triển hơn.
Tiền tệ của nền kinh tế ổn định là tiền đề, là điều kiện cơ bản cho việc mở
dụng dịch vụ thẻ thanh toán đối với bất kỳ một quốc gia nào, vì tiền tệ ổn định
người dân dùng thẻ cũng là người gửi tiền ở ngân hàng cũng không phải lo sợ
tiền mất giá nên sẽ yên tâm dùng thẻ hơn.
c. Điều kiện văn hóa
+ Thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư: thanh toán thẻ là thanh toán
không dùng tiền mặt, người dân mà có thói quen sử dụng tiền mặt thì thanh toán
thẻ rất khó phát triển và phát triển.
+ Trình độ dân trí: là phương tiện thanh toán hiện đại, áp dung khoa học
kỹ thuật tiên tiến nên trình độ dân trí ảnh hưởng rất nhiều đến sự hiểu biết về
tiện ích, cách thức sử dụng thẻ,lưu giữ hóa đơn thanh toán, do đó ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng thẻ thanh toán của người dân.
+ Môi trường cạnh tranh: lành mạnh, bình đẳng là tiền đề cho sự phát triển
của thị trường thẻ thanh toán. Cạnh tranh càng mạnh mẽ thì các ngân hàng càng
cần phải có một chiến lược kinh doanh tốt, đa dạng hóa các sản phẩm, tiện ích,
giảm phí phát hành… thì mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường thẻ.
d. Điều kiện về khoa học và công nghệ

Một trong những nhân tố quyết định đến thành công của việc kinh doanh
thẻ là hạ tầng công nghệ của đất nước nói chung và công nghệ ngân hàng nói
riêng.
Thanh toán thẻ gắn liền với máy móc thiết bị hiện đại, nếu có trục trặc sẽ
gây ách tắc trên toàn hệ thống. Vì vậy đã đưa ra dịch vụ thanh toán thẻ thì ngân
hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp với thế giới.
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan
a. Ngân hàng
+ Vốn: vốn đầu tư là điều kiện đầu tiên và cũng là điều kiện quan trọng
nhất đối với các ngân hàng trong việc triển khai dịch vụ thẻ trên thị trường. Vốn
của một ngân hàng phát hành quyết định đến số lượng và chất lượng của thẻ
phát hành.
+ Nhân lực: thanh toán thẻ là một phương thức thanh toán hiện đại, có quy
trình vận hành thống nhất, đòi hỏi một đội ngũ nhân lực có trình độ, kinh
nghiệm về công nghệ, có khả năng đáp ứng đủ, thông suốt và hiệu quả, đảm bảo
cho thẻ phát huy hết những tiện ích của nó.
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

12

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

+ Chính sách Marketing của ngân hàng: để thay đổi thói quen sử dụng tiền
mặt trong thanh toán của dân cư và đưa thẻ đến gần với công chúng hơn thì ngân

hàng phải có chính sách Marketing tốt: giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá, tư
vấn, hướng dẫn đăng ký phát hành và sử dụng các dịch vụ thẻ, củng cố niềm tin,
sự trung thành và khẳng định thương hiệu của chính ngân hàng đó với KH.
+ Tiện ích của thẻ: những ngân hàng cung cấp được càng nhiều tiện ích,
đáp ứng được càng nhiều nhu cầu của KH thì càng có khả năng thu hút được sự
quan tâm và sử dụng thẻ, từ đó thúc đẩy nghiệpvụ phát hành và thanh toán thẻ.
b. Các ĐVCNT
Các ĐVCNT đóng vai trò là cầu nối của hoạt động thanh toán giữa ngân
hàng và chủ thẻ. Nếu trong một môi trường không tồn tại một mạng lưới
ĐVCNT đa dạng, chất lượng thì sẽ không đảm bảo lượng cung để kích thích dân
chúng trong và ngoài nước sử dụng thẻ. Vì vậy, một môi trường với mạng lưới
chấp nhận thẻ rộng khắp sẽ là điều kiện để hoạt động thanh toán thẻ phát triển
mạnh mẽ.
c. Chủ thẻ
Chủ thẻ là điều kiền cần cho hoạt động thanh toán thẻ. Thẻ thanh toán là
phục vụ cho chủ thẻ - người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng. Hiện nay người dân
vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt, điều này làm cho số lượng chủ thẻ
chưa nhiều, ít người sử dụng thẻ thì hiệu quả kinh doanh của các ĐVCNT không
cao. Vì vậy, người tiêu dùng sử dụng thẻ là nhân tố quyết định sự phát triển của
thị trường thẻ.

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

13

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ THANH
TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÒA BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÒA
BÌNH
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHCT Hòa Bình
2.1.1.1 Giới thiệu chung
•Tên gọi (viết đầy đủ): Chi nhánh NHTM Cổ Phần Công Thương Hòa
Bình
•Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND
TRADE, Hoa Binh Branch
•Viết tắt: VIETINBANK
•Trụ sở đặt tại: 186 đường Cù Chính Lan , Phương Lâm, Tp. Hoà Bình,
tỉnh Hoà Bình.
•Thời gian thành lập: Ngân hàng TMCP Công Thương được thành lập từ
cuối năm 2007, đến nay, sau hơn 05 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Hòa Bình (VietinBank Hòa Bình) đã khẳng định
được uy tín và trở thành một trong những NHTM chủ lực trong việc cung cấp
các dịch vụ ngân hàng - tài chính cho kinh tế địa phương. Trong bối cảnh kinh tế
khó khăn như hiện nay, Chi nhánh sẽ tiếp tục thực hiện bám sát các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng
trưởng thị phần nhằm hỗ trợ và đồng hành chia sẻ những khó khăn cùng doanh
nghiệp tỉnh Hòa Bình.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ:
•Chức năng của Chi nhánh:
- Thực hiện các nhiệm vụ: Huy động vốn, cấp tín dụng, cung cấp các dịch
vụ Ngân hàng và thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của NHNN,
NHCT, ủy quyền của Tổng giám đốc NHCT và các quy định của quy chế này.

• Nhiệm vụ của Chi nhánh:
- Huy động vốn:
- Cấp tín dụng bằng VNĐ và ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân trong mức
thẩm quyền được tổng giám đốc giao, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành
về nghiệp vụ tín dụng và mức cấp tín dụng cho một KH theo quy định của
NHNN, NHCTVN
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ theo quy định của NHNN
và NHCT
- Các hoạt động khác

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

14

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

- Tổ chức công tác hạch toán kế toán, thống kê, đảm bảo phản ánh đầy đủ,
chính xác, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh tại chi nhánh, thực hiện chế độ báo
cáo liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo quy định
- Thực hiện tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ mà
chi nhánh thực hiện cho KH. Thực hiện tiếp thị thu hút KH gửi tiền, vay tiền và
thực hiện các dịch vụ tại NH, thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối, thẻ..theo
quy định của NHNN, NHCTVN
- Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ trong hoạt động thu chi, giao nhận, bảo

quản tiền mặt, ấn chỉ quan trọng, giấy tờ có giá theo quy định của NHNN,
NHCTVN
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý rủi ro, kiểm tra, kiểm soát
nội bộ trong mọi hoạt động kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
chấp hành pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của
NHCT tại chi nhánh. Chịu sự kiểm tra của các cấp có thẩm quyền theo quy định
hiện hành của NHNN, NHCTVN và các quy định pháp luật có liên quan
- Quản lý an toàn tài sản, hồ sơ KH, trang thiết bị, phương tiện làm việc
theo quy định hiện hành của NHNN, NHCTVN và Pháp luật
2.1.2 Cơ cấu tổ chức:
NHCTHB ban đầu có 17 cán bộ. Những người đầu tiên làm việc tại NH là
những cán bộ làm việc tại NH Nông Nghiệp, Ngân hàng Nhà nước và một số tổ
chức cơ quan ban ngành khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Hiện nay, NHCTHB
gồm có 69 người, trong đó cán bộ công nhân viên là 58 người, lao động khoán
gọi là 11 người, được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ tin học, viễn thông, thiết
bị an ninh, an toàn trong tác nghiệp theo đúng chuẩn mực quy định của Ngân
hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam.
- Bộ máy tổ chức của chi nhánh bao gồm:
- Ban giám đốc
- Các phòng ban tổ chức chuyên môn nghiệp vụ
- Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm
- Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Mô hình tổ chức ban đầu của các chi nhánh được Hội đồng quản trị
NHCT quy định trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc, phù hợp với tình hình
hoạt động của chi nhánh, Ngân hàng Nhà nước, NHCTVN và pháp luật hiện
hành.

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

15


MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

- Mô hình 1:

- Mô hình 2:

Nguồn tài liệu: Phòng tổ chức hành chính NHCT Hòa Bình
Tuy nhiên, trên thực tế, NHCTHB áp dụng mô hình bao gồm những phòng
ban sau:
- Ban Giám đốc
- Phòng Quản lý rủi ro
- Phòng KH doanh nghiệp
- Phòng KH cá nhân
- Phòng kế toán giao dịch
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

16

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội


Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

- Phòng tổ chức hành chính
- Tổ tiền tệ kho quỹ
- Tổ thông tin điện toán
- 3 phòng giao dịch loại 2
2.1.3 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh:
2.1.3.1 Tìm hiểu và phân tích thực trạng huy động vốn của chi nhánh:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHCT Hòa Bình
Đơn vị: Triệu đồng
2010
2011
2012
2011/2010
2012/2011
Khoản mục
Chênh
Chênh
Số tiền Số tiền
Số tiền
%
%
lệch
lệch
Nguồn vốn
832.354 973.384 1.158.327 141.030 16,94 184.943 15,97
huy động
Phân loại
theo TPKT

Tiền gửi dân
275.543 476.989 491.298 201.446 73,11 14.310
30

Các tổ chức
556.811 496.395 667.029 -60.416 -10,85 170.633 34,37
kinh tế
Phân loại
theo tiền gửi
VND
805.450 916.446 1.107.509 110.996 13,78 191.063 20,85
Ngoại tệ
26.903 56.938
50.818
30.035 111,64 -6.120 -10,75
Phân loại
theo thời gian
Ngắn hạn
325.543 406.989 522.818
81.446 25,02 115.830 22,15
Trung, dài
506.811 566.395 635.509
59.584 11,76 69.113 10,88
hạn
Nguồn tài liệu: Phòng kinh doanh NHCT Hòa Bình
Từ bảng trên ta thấy nguồn vốn năm 2011 tăng 141,030,382,019 đồng so
với năm 2010 hay mức tăng 16.94%. Năm 2012 tăng 184,942,978,029 đồng so
với năm 2012 hay mức tăng 15.67%. Tuy mức tăng có giảm, nhưng số tuyệt đối
tăng khá cao. Đạt được kết quả trên là một sự cố gắng lớn của NHCTHB bởi
trên địa bàn thành phố Hòa Bình có nhiều chi nhánh thuộc các ngân hàng khác

nhau cạnh tranh gay gắt.
Về cơ cấu nguồn vốn có những chuyển biến tích cực.
+ Phân theo đối tượng: thì tiền gửi của khách hàng dân cư luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động các năm từ 2010 đến 2012, điều này
thường thấy ở những Chi nhánh mới thành lập. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

17

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

kinh tế trong năm 2011 có xu hướng giảm so với năm 2010, mức giảm là
10.85% tuy nhiên sang năm 2012 nguồn tiền gửi này có xu hướng tăng lên, cụ
thể mức tăng là 34.37%, đạt kết được quả này là do NHCTHB đã tăng cường
trang thiết bị công nghệ thực hiện việc đơn giản hoá thủ tục gửi tiền, hoàn thiện
công tác thanh toán, theo hướng an toàn, hiệu quả tạo niềm tin cho các tổ chức
kinh tế gửi tiền. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Chi nhánh đã dần tìm được
nguồn vốn lớn, ổn định và có chi phí thấp hơn, từ đó tạo điều kiện cho các kế
hoạch sử dụng vốn được thuận lợi hơn.
+ Phân theo nguyên tệ: thì tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao. Nguồn
vốn huy động bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ cũng gây ra
không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng
ngoại tệ của KH.
+ Phân theo kỳ hạn: nguồn vốn huy động không kỳ hạn với chi phí thấp có

xu hướng giảm cả về tỷ trọng, điều này có thể là do lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn rất thấp nên không thu hút được người gửi tiền. Tuy nhiên, với việc tỷ trọng
tiền gửi có kỳ hạn tăng giúp ngân hàng chủ động hơn trong kế hoạch sử dụng
vốn của mình.
2.1.3.2 Tìm hiểu và phân tích thực trạng cho vay của chi nhánh:
Cho vay là hoạt động chính của ngân hàng, nó đem lại thu nhập lớn nhất
cho ngân hàng nhưng đi kèm với nó là rủi ro cao do môi trường pháp lý chưa ổn
định, tính chất KH phức tạp, môi trường kinh tế nhiều biến động.
Với lợi thế về vị trí, chi nhánh thu hút được khá nhiều KH ở địa bàn trong
và ngoài tỉnh, trong đó có nhiều KH thuộc các tổng công ty, đặc biệt thành công
nhất là CN thu hút được hơn 2300 KH tiền gửi và gần 1000 KH tiền vay, trong
đó có nhiều KH tiền gửi lớn như: Kho bạc Nhà nước Tp. Hòa Bình, Công ty
Thủy điện Hòa Bình, Công ty CP Nước sạch Vinaconex,…...
Trong thời gian qua chi nhánh NHCTHB đã đạt được kết quả cho vay khả
quan. Chính việc tăng nhanh tốc độ dư nợ tín dụng của NHCTHB đã giúp cho
ngân hàng trong 3 năm gần đây đạt mức lợi nhuận cao:

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

18

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

Bảng 2.2: Thực trạng cho vay tại VietinBank Hòa Bình năm 2010 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục

Tổng dư nợ
Phân loại theo
thời gian
Cho vay ngắn
hạn
Cho vay trung
và dài hạn
Phân loại theo
tiền gửi

2010

2011

2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

805.157 949.086 1.167.376

164.926 15,97

776.085


121.446

73,11

179.097

30

329.615 352.097

391.290

22.483

-10,85

39.193

34,37

882.14
8
66.938

1.086.55
7
80.818

133.894


13,78

10.035

111,64

748.254

Ngoại tệ
Phân loại theo
TPKT

56.903

Ngoài quốc
doanh

2012/2011
Chênh
%
lệch

475.543 596.989

VND

Quốc doanh

2011/2010

Chênh
%
lệch
141.03
16,94
0

204.41
0
13.880

20,85
-10,75

115.83
22,15
0
102.46
179.615 242.097 344.557 62.483 11,76
10, 88
0
Nguồn tài liệu: Phòng kinh doanh NHCT Hòa Bình
625.543 706.989

822.818

81.446

25,02


Qua bảng 2.2 chúng ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng liên tục tăng
trong những năm qua với mức tăng cao và tương đối ổn định. Nếu năm 2011 dư
nợ tín dụng là 949,085 triệu đồng tăng 17.52 % so với năm 2010 thì sang năm
2012 dư nợ tín dụng là tỷ tăng 17.38% so với năm 2011.
Đồng hành cùng người dân, cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh,
các chương trình và dự án cho vay được VietinBank Hòa Bình thực hiện tốt
như: JICA, JIBIC, EU2, EIB…cùng các nguồn vốn tín dụng quốc tế với lãi suất
ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua
sắm trang thiết bị máy móc để tăng năng lực sản xuất kinh doanh. Trong năm
2012, Chi nhánh đã tiếp tục thực hiện nhiều chương trình tín dụng với lãi suất
ưu đãi, hỗ trợ KH vượt khó khăn như: Chương trình đồng hành cùng doanh
nghiệp, chung tay vượt khó cùng doanh nghiệp, Chương trình cho vay 15.000 tỷ
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

19

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

đồng để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, thành công nhất của Chi nhánh là
giành được vị thế quan trọng trên địa bàn tỉnh với 14,3% thị phần nguồn vốn
huy động và 15,6% thị phần đầu tư tín dụng.
Để đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự nỗ lực toàn diện của tập thể
lãnh đạo và CBCNV của Chi nhánh phải kể đến trong những năm qua
VietinBank Hòa Bình đã tranh thủ từng cơ hội, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ

mới, mở rộng mạng lưới, đào tạo nguồn cán bộ có trình độ; đồng thời Chi nhánh
còn được quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, các sở ngành địa phương,…
đặc biệt là sự tin cậy, lựa chọn và sử dụng sản phẩm VietinBank của các KH.
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại NHCT Hòa Bình năm 2010 -2012
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục
Tổng dư nợ
cho vay
Dư nợ quá hạn

2010

2011

2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

949.086

1.167.376

47.251

59.942


805.15
7
34.157

2011/2010
2012/2011
Chênh
Chênh
%
%
lệch
lệch
141.03
17,52 164.926 17,38
0
13.094 38,33 12.691 21,17

Nguồn tài liệu: Phòng kinh doanh NHCT Hòa Bình
Bảng 2.3 cho thấy NHCTHB trong những năm gần đây đã thực hiện rất tốt
công tác quản lý nợ. Tình hình cho vay có khả quan hơn nhiều qua các năm.
Mặc dù kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn, lường trước được tác động của
lạm phát và lãi suất cho vay sẽ tăng cao, ngay từ đầu năm, VietinBank Hòa Bình
đã tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, giám sát chặt chẽ từng khoản vay,
từng KH. Nhưng trên hết, thống kê không có nợ xấu của Vietin Bank Hòa Bình
cho thấy những nỗ lực khá mạnh mẽ và dần chuyên nghiệp trong hoạt động
nghiệp vụ cho vay của tập thể cán bộ, nhân viên trong toàn Chi nhánh.
Với những nỗ lực như vậy, VietinBank Hòa Bình luôn được các đối tác KH
cùng người dân và chính quyền tỉnh Hòa Bình đánh giá cao, tạo đà cho Chi
nhánh mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng trưởng thị phần và xây dựng được
lòng tin với KH. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc

thực hiện việc quản lý nợ một cách chặt chẽ, đồng thời phải trích lập dự phòng
tín dụng để thực hiện việc trích lập dự phòng cho các rủi ro phát sinh trong quá
trình hoạt động nghiệp vụ nhằm hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng
của Ngân hàng trong những năm tới.

Sinh viên: Bùi Thùy Linh

20

MSV: 09A06215N


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà

2.1.3.3 Tìm hiểu và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
Số liệu về kết quả kinh doanh những năm qua cho thấy lợi nhuận hàng năm
của Chi nhánh đã có bước tăng trưởng vượt bậc, cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 2010 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

so sánh

2011/2010
2012/2011

Chênh lệch tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng
Tổng thu nhập 13.091 28.966 65.907 15.875
121,27
36.940
127,53
Tổng chi phí
2.012 4.023 8.614
2.011
99,95
4.591
114,10
LNTT
11.079 24.943 57.293 13.864
125,14
32.350
129,70
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012)
Ta thấy chênh lệch thu chi của chi nhánh tăng qua các năm, cho thấy chi
nhánh kinh doanh có hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng nhanh. Năm
2011 tăng 125.143% so với năm 2010. Tiếp đó năm 2012 tăng 129.70% so với
năm 2011. Có được các mức tăng đó là do hoạt động của ngân hàng đã dần đi
vào ổn định, thu nhập tăng cao trong khi công tác quản lý chi phí lại tốt lên.
Chứng tỏ hoạt động của chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn, các khoản chi phí
được tiết kiệm ở mức tối đa, chất lượng tín dụng tốt, hoạt động dịch vụ không
ngừng phát triển.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÒA BÌNH
2.2.1 Các sản phẩm thẻ thanh toán tại NHCT Hòa Bình
2.2.1.1 Thẻ ghi nợ nội địa E-Partner
a. Các dòng sản phẩm E-Partner

C-Card
G-Card
S-Card
Pink-Card
2010

2011

2012

+ E-Partner C Card: (Công nghệ tiên tiến với những giá trị gia tăng vượt
trội)
Là thẻ ghi nợ thông dụng nhất mà Vietinbank cung cấp cho KH, đặc biệt
thích hợp với cán bộ công nhân viên công ty, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi
trả lương qua thẻ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, nhân công,
thời gian và giảm thiểu rủi ro.
Sinh viên: Bùi Thùy Linh

21

MSV: 09A06215N


×