Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện lợi nhuận của công ty cổ phần vicem vật tư vận tải xi măng hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.46 KB, 40 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
LỜI NÓI ĐẦU

Kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước đi nhảy vọt,
tăng trưởng cao và đang trong đà hội nhập nên kinh tế khu vực và thế giới. Điều
này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động vươn lên trên thị trường trong
nước cũng như trên thị trường quốc tế. Chính nhờ sự hoạt động năng động của các
doanh nghiệp đã đem lại lợi nhuận, tạo tiền đề cho sự phát triển và thể hiện vị thế
của đất nước trên trường quốc tế. Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất
của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một bài toán khó, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm ra các giải pháp và áp dụng nó một cách
phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn giúp doanh nghiệp có thẻ duy trì , khẳng
định vị trí của mình trên thị trường. Và đó cũng là vấn đề bức thiết cho tất cả
những ai quan tâm đến lợi nhuận của doanh nghiêp.
Qua thời gian thực tập, vận dụng các kiến thức đã học ở nhà trường, nhận
thức được tầm quan trọng của lợi nhuận trong sự phát triển của doanh nghiệp cùng
với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS Trần Trọng Khoái em đã lựa chọn
đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần Vicem vật
tư vận tải xi măng – Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn của em gồm 3
chương:
Chương 1: Lợi nhuận và sự cần thiết tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện lợi
nhuận của Công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần
Vicem vật tư vận tải xi măng Hà Nội.

SV: Nguyễn Hồng Phương



1

MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
CHƯƠNG 1

LỢI NHUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1Khái niệm về lợi nhuận
Có rất nhiều quan điểm về lợi nhuận từ trước đến nay như sau:
Theo C.Mác: Giá trị thăng dư là phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hóa
trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân dã
được vật hóa gọi là lợi nhuận.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế: Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh
lệch lớn hơn giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được
doanh thu đó.
Từ góc độ của doanh nghiệp ta có thể thấy rằng: Lợi nhuận của
doanh nghiệp là chỉ tiêu tài chính, là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận được
xem là mục đích của doanh nghiệp.
1.1.2 Vai trò của lợi nhuận
Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh
nghiệp nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển
hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không.

Lợi nhuận đối với doanh nghiệp
-Lợi nhuận có ảnh hưởng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp khi có lợi nhuận sẽ có điều kiện tài chính để mở rộng, phát
triển kinh doanh trích lập quỹ chuyên dùng kích thích tính tích cực của người lao
động, phát triển vốn chủ sở hữu.
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả kinh doanh
cuối cùng của doanh nghiệp. Mọi cố gắng của doanh nghiệp trong việc tổ chức
kinh doanh, từ khâu dự trữ tới khâu sản xuất trong nền kinh tế thị trường là nhằm
đạt tới mục tiêu lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật. Xuất phát từ mục tiêu
SV: Nguyễn Hồng Phương

2
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

đó, trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn tìm cho mình một con
đường riêng tối ưu để có thể thỏa mãn cao nhất nhu cầu thị trường và đạt đến lợi
nhuận tối đa.
=> Tóm lại, lợi nhuận là động lực để giúp các doanh nghiệp hoàn thiện mình hơn
và thúc đẩy hoạt động ngày càng mở rộng. Ta có thể khẳng định, lợi nhuận chính
là tiền để vật chất giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Đối với người lao động
Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình
kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát
triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu
không đủ bù đắp chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc

biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt
và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn
tại của doanh nghiệp:
-Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng đảm bảo
cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,
có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi
khoản nợ đến hạn và ngược lại.
- Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở
để bổ sung vào nguồn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật thông
qua việc đổi mới trang thiết bị… mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để doanh
nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thương trường, làm cơ sở để doanh nghiệp
đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng.
- Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự, năng lực
về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp…Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người

SV: Nguyễn Hồng Phương

3
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của
nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo.

Đối với kinh tế xã hội
Lợi nhuận của doanh nghiệp không chỉ là một bộ phận của thu nhập thuần túy của
doanh nghiệp mà đồng thời là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà Nước và là
nguồn tích lũy quan trọng nhất để thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội và đáp ứng
các nhu cầu phát triển của xã hội. Lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết
với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như chỉ tiêu về đầu tư, sử dụng các yếu tố đầu vào,
chi phí và giá thành sản xuất, các chỉ tiêu đầu ra và các chính sách tài chính nhà
nước. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào nuôi sống nền kinh tế, doanh nghiệp có lợi
nhuận thì nhà nước có điều kiện tăng thu ngân sách cho đăng thu ngân sách cho đất
nước.
Tóm lại, phấn đấu tăng lợi nhuận là một đòi hỏi tất yếu của doanh nghiệp trong
quá trình sản xuất kinh doanh, là mục tiêu của doanh nghiệp.
1.1.3 Phân loại lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm 2 loại:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là bộ phận lợi nhuận chủ yếu, kết
quả của hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp dưới hình thức sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ và đầu tư tài chính.
- Lợi nhuận của các hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập
của hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác và thuế gián thu
phải nộp theo quy định của pháp luật trong kỳ.
1.2 Phương pháp xác định lợi nhuận
1.2.1 Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định như sau:
Tổng mức LN = LN từ hoạt động SXKD + LN khác
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là chênh lệch giữa doanh thu
thuần hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động kinh doanh

SV: Nguyễn Hồng Phương

4

MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Lợi nhuận
DT
Doanh thu
CPHĐ
Giá vốn CP bán Chi phí
=
+
HĐ SXKD Thuần HĐ tài chính Tài chính Hàng bán
hàng
QLDN
Lợi nhuận khác: là bộ phận lợi nhuận do các hoạt động không thường xuyên
đem lại, hình thành từ chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác trong
kỳ của doanh nghiệp.
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác - Thuế gián thu(nếu có)
1.2.2 Phương pháp gián tiếp
Theo phương pháp này, để xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp trước hết
ta phải xác định chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp đó. Từ đó lần lượt lấy
doanh thu của tổng hoạt động trừ đi chi phí bỏ ra để có doanh thu đó ( như giá vốn,
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính…).
Cuối cùng tổng hợp lợi nhuận của các hoạt động ta sẽ tính được lợi nhuận thi được
trong kỳ của doanh nghiệp.
Mô hình xác định lợi nhuận theo phương pháp gián tiếp
Doanh thu hoạt động SXKD

và DT hoạt động tài chính
Các khoản
giảm trừ

DT hoạt
động khác

Doanh thu thuần
Giá vốn HB

Chi phí
hoạt động
khác

LN gộp

- Chi phí tài chính
Lợi nhuận
LN thuần từ hoạt động
- Chi phí BH
hoạt động
SXKD
- Chi phí QLDN
khác

Lợi nhuận trước thuế
Thuế
TNDN

LN sau thuế


Với phương pháp này, ta xác định lợi nhuận bằng cách tiến hành tính dần lợi
nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu hoạt động, trên cơ sở giúp cho người quản
lý thấy được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động
SV: Nguyễn Hồng Phương

5
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

hoặc của từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của
doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp
Để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp người ta sử dụng phương pháp
chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =

x 100
Tổng tài sản
bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng rài sản đầu tư thì
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, sức sinh lời của

tài sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh như xây dựng nhà xưởng…
Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI)
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay
ROI =

x 100
Vốn kinh doanh
bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính tới ảnh
hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, sức sinh lời của vốn kinh
doanh cao, đây là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
x 100

SV: Nguyễn Hồng Phương

6
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
Vốn chủ sở hữu

bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nhân tố giúp nhà
quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh và cũng là chỉ tiêu
được các nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp chú ý nhất.
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, sức
sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của
doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)
Lợi nhuận sau thuế
ROS =

x 100

Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong 100 đồng doanh thu thuần doanh
thu thuần doanh nghiệp được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là
nhân tố giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăng doanh thu.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí càng có hiệu
quả và càng chứng tỏ khả năng tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
Tỷ suất

Lợi nhuận sau thuế

LN trên

= ───────────────


tổng CP

x 100

Tổng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sẽ mang lại
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
chi phí càng cao càng tốt bởi mục tiêu của doanh nghiệp là giảm tối thiểu chi phí
và tăng được lợi nhuận. Qua đó, doanh nghiệp có thể tự đề ra các biện pháp
quản lý chi phí tốt nhất sao cho việc SXKD có hiệu quả.

SV: Nguyễn Hồng Phương

7
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Để đạt được mức lợi nhuận mà mình mong muốn cần phải tìm ra những biện
pháp hữu hiệu, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận, có những nhân tố chủ quan của doanh nghiệp nhưng cũng có
những nhân tố bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Tất cả
những nhân tố đó có thể tác động có lợi hoặc bất lợi đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.

1.4.1 Nhân tố chủ quan
a. Nhân tố giá bán sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh bình thường, giá bán sản
phẩm doanh nghiệp xác định. Khi đó giá bán sản phẩm thay đổi thường do chất
lượng sản phẩm thay đổi. Do việc thay đổi này mang tính chất chủ quan, tức là
phản ánh kết quả chủ quan của doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói
chung và quản lý chất lượng nói riêng. Khi giá bán sản phẩm tăng lên sẽ làm tổng
số lợi nhuận tiêu thụ tăng lên. Từ phân tích trên có thể thấy rằng việc cải tiến nâng
cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
b. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng lớn tới giá cả sản phẩm hàng hóa
dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và tiêu thụ. Chất lượng sản
phẩm phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chất lượng vật tư đầu vào, trình độ tay nghề
công nhân, quy trình công nghệ sản suất... Trong nền kinh tế thị trường thì chất
lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh sắc bén, nếu chất lượng sản phẩm tiêu thụ cao
sẽ bán được giá cao từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Không
những thế nó còn nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, là điều kiện cần thiết để tồn
tại và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
c. Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
Khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo quyết
định về tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán hết,
SV: Nguyễn Hồng Phương

8
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái


bán với giá cao những hàng háo và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá trình tái
sản xuất mở rộng tiếp theo.
Chỉ có thể thu được lợi nhuận của quá trinh hoạt động kinh doanh sau khi thực
hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu thụ
khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả năng lợi
nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các
mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng
cáo marketing,các phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.
d. Kết cấu mặt hàng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản
phẩm có giá đơn vị khác nhau. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng tiêu thụ mặt hàng
có giá bán đơn vị cao, giảm tỷ trọng mặt hàng có giá bán đơn vị thấp sẽ làm cho
tổng doanh thu tiêu thụ thu được sẽ tăng với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Việc thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ cũng ảnh hưởng tới doanh thu. Thay đổi
kết cấu mặt hàng tiêu thụ thường do sự biến động của nhu cầu thị trường, thị hiếu
người tiêu dùng, cho nên việc phấn đấu tăng doanh thu tiêu thụ bằng cách thay đổi
kết cấu mặt hàng tiêu thụ doanh nghiệp phải chú ý đến việc điều tra, nghiên cứu thị
trường để định cho doanh nghiệp một kết cấu sản phẩm hợp lý trước khi kí hợp
đồng tiêu thụ và không được phá vỡ kết cấu mặt hàng tiêu thụ.
e. Nhân tố giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí mà doanh
nghiệp đã chi ra trong qua trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm cao hay
thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động,vật tư kỹ thuật, tiền vốn
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như sản lượng sản
xuất, giá cả, mức thuế không thay dổi thì việc giảm giá thành sẽ là nhân tố tích cực
ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
f. Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là một
nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình

SV: Nguyễn Hồng Phương

9
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ bản như
định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh
doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điểu chỉnh các
hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng
sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí
quản lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua phân tích ở trên phải
chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạt được lợi
nhuận cao của mình. Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng khách quan từ phí
bên ngoài môi trường kinh doanh đó là nhân tố chính sách kinh tế vĩ mô của nhà
nước.
g. Khả năng về vốn của doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài những nhân tố
quan trọng như con người, kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh... thì vốn là yếu tố
không thể thiếu đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Vốn là tiền đề vật chất
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy nó là một trong
những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi
nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp
nào “trường vốn”, có lợi thế về vốn thì sẽ có lợi thế kinh doanh. Khả năng về vốn
dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp giành được thời cơ kinh doanh, có điều kiện mở rộng

thị trường từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
1.4.2 Nhân tố khách quan
a. Nhân tố kinh tế
Là yếu tố chủ yếu tạo nên từ môi trường kinh doanh và thông qua môi trường
kinh doanh các yếu tố này tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
theo hướng tích cực và tiêu cực.
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có: tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong nước
b. Chính sách kinh tế của Nhà nước
SV: Nguyễn Hồng Phương

10
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Trên cơ sở pháp luật về kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho
các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động của
doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ.
Sự thay đổi trong chính sách kinh tế của Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và tới lợi nhuận của doanh nghiệp nói riêng.
Bởi điều tiết mọi hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô chính là vai trò chính của Nhà
nước trong nên kinh tế thị trường này. Bằng các chính sách, luật lệ và các công cụ
tài chính khác Nhà nước định hướng, khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các
doanh nghiệp. Trong đó thuế là một công cụ giúp cho Nhà nước thực hiện tốt công
việc điều tiết vĩ mô của mình. Thuế là một hình thức nộp theo luật định và không
có hoàn trả trực tiếp cho mọi tổ chức kinh tế. Vì vậy, thuế là một trong những

khoản chi phí của doanh nghiệp, nên đóng thuế cao hay thấp sẽ ảnh hưởng không
nhỏ tới lợi nhuận .
c. Thị trường và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp bởi muốn tồn
tại và phát triển thì sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được các nhu cầu của
người tiêu dùng. Mọi biến động về cung cầu trên thị trường đều có ảnh hưởng tới
khối lượng sản phẩm, hàng hóa mà doanh nghiệp định cung ứng. Vì vậy, doanh
nghiệp phải định hướng nhu cầu cho khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hiện
có và các sản phẩm mới. Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm tới khả năng của
các đối thủ cạnh tranh, của những sản phẩm thay thế cho những sản phẩm của
doanh nghiệp bởi cạnh tranh là yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến thị trường.
Cạnh tranh là một yếu tố khách quan mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt. Cạnh
tranh xảy ra giữa các đơn vị cùng sản xuất kinh doanh một sản phẩm hàng hóa hay
những sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Cạnh tranh nhiều khi tạo ra những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp phát
triển nhưng nhiều khi chính nó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị
suy thoái, phá sản. Vì vậy, mỗi một doanh nghiệp khi bắt tay vào thực hiên một

SV: Nguyễn Hồng Phương

11
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

vấn đề gì cần nghiên cứu kỹ thị trường kèm theo các yếu tố cạnh tranh vốn có của
nó để tránh tình trạng bị “cá lớn nuốt cá bé”.

d. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Khi tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong nước ổn định, không có khủng
bố… thì sẽ tạo ra một môi trường tốt kích thích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
có hiệu quả. Ngược lại, sẽ tạo ra những bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến mọi kế
hoạch trong kinh doanh của doanh nghiệp. Và nó sẽ làm cho lợi nhuận có xu
hướng giảm.
e. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó
ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi những
chính sách kinh tế của nhà nước ( chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính
sách tỷ giá hối đoái…)
Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nướ cần nghiên cứu kỹ
các nhân tố này. Vì như chính sách tài khóa thay đổi tức là mức thuế thay đổi sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sách tiền tệ
thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay
vốn của doanh nghiệp.
f. Nhân tố về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ tới hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường là giá cả và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng ản phẩm giúp cho doanh nghiệp có được các
phương pháp quản lý tiên tiến từ đó tạo ra những sản phẩm hàng hóa đáp ứng được
nhu cầu thị trường.

SV: Nguyễn Hồng Phương

12
MSV: 11D03270N



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC HIÊN LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG
2.1 Tổng quan về công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng
2.1.1 Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng
Mã số thuế: 0100106352
Số điện thoại: (84-4) 38457458

Fax: (84-4) 38457186

Địa chỉ: Số 21B Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Ngày hoạt động: 24/04/2006
Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh các loại vật tư xi măng
2.1.2 Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển
Công ty Cổ phần Vicem Vật tư Vận tải Xi măng là Công ty cổ phần được
chuyển đổi sở hữu từ doanhnghiệp nhà nước theo Quyết định số 280/QĐ-BXD
ngày 22/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Côngty là thành viên của Tổng
Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam và chính thức hoạt động dưới hình thức
Công ty cổ phần từ ngày 24 tháng 04 năm 2006.
Công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng là công ty hoạt động trong lĩnh
vực thương mại vận tải. Ngay từ khi thành lập, công ty luôn hướng mục tiêu phát
triển đa dạng nghành nghề kinh doanh, mở rộng lĩnh vực hoạt động nhằm tăng lợi
nhuận. Do vậy hiện nay công ty đang thực hiện các lĩnh vực kinh doanh chính sau:
Kinh doanh các lại vật tư dùng cho ngành xi măng
Kinh doanh vật liệu xây dựng, nhiên liệu (xăng, dầu, khí đốt)

Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải
Kinh doanh phụ tùng ô tô và bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Kinh doanh khai thác chế biến các loại phụ gia và xi thải phục vụ cho sản xuất xi
măng và các nhu cầu khác của xã hội
Lập dự án đầu tư, xây dựng dự án nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, siêu
thị, khu đô thị mới, khu công nghiệp ,khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu giải trí
cao cấp
Kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn, quản lý, quảng cáo bất động sản
SV: Nguyễn Hồng Phương

13
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Kinh doanh vận tải biển trong nước và quốc tế, cung ứng cho thuê tàu biển.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị
Mục đích hoạt động của công ty là khai thác có hiệu quả nguồn vật tư nguyên
liệu nhằm cung cấp ra thị trường những sản phẩm xi măng chất lượng đạt tiêu
chuẩn để tăng doanh thu.
Nhiệm vụ của công ty:
Đối với nhà nước: Chấp hành các chính sách thuế và chế độ nhà nước, thực hiện
nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế, cạnh tranh một cách
lành mạnh.
Đối với khách hàng: Thực hiện nghiêm túc các hợp.
Đối với nội bộ công ty: Nắm được khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của thị
trường.

Đối với sản xuất kinh doanh: Mở rộng sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lượng
cao, tập trung nghiên cứ tạo ra sản phẩm mới, mở rộng thị trường cạnh tranh, tìm
kiếm khách hàng mới.
Phạm vi hoạt động:
Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh
doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và Điều lệ
phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp
thích hợp để đạt được các mục tiêu của công ty
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các loại vật tư xi măng.

SV: Nguyễn Hồng Phương

14
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

2.1.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Sơ đồ 1.1:Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Ban giám đốc


Phòng Kinh tế- Kế hoạch

Chi nhánh Hoàng Thạch

Phòng Tổ chức lao động

Chi nhánh Hoàng Mai

Phòng Kế toán Thống kê tài
chính

Chi nhánh Hải Phòng

Văn phòng công ty

Chi nhánh Bỉm Sơn

Phòng Kỹ thuật

Chi nhánh Bút Sơn

Phòng Kinh doanh vận tải

Chi nhánh Tam Điệp

Phòng Đầu tư phát triển

Phòng Kinh doanh vận tải biển

SV: Nguyễn Hồng Phương


15
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, thay mặt công ty chịu
trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về mọi mặt sản xuất kinh doanh của
công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo
trực tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ đội. Các phó giám đốc là người giúp
việc cho giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
Phòng Kinh tế- Kế hoạch: Tham mưu cho HĐQT, Giám đốc và tổ chức thực hiện
các quyết định về công tác quản lí sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược
phát triển của công ty.
Phòng tổ chức lao động : Phụ trách công tác lao động tiền lương và thực hiện
chính sách BHYT, BHXH…theo quy định.
Phòng Kế toán thống kê tài chính: Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chỉ đạo
toàn bộ công tác kế toán-thông kê-tài chính theo đúng luật Kế toán.
Văn phòng công ty: Quản lí công tác , hành chính quản trị, hậu cần an ninh…
Phòng Kĩ thuật : Phụ trách công tác quản lí chất lượng sản phẩm hàng hóa, quản
lí kĩ thuật xe vận tải, thiết bị máy móc, nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật.
Phòng Kinh doanh vận tải: Phụ trách công tác vẩn tải và kinh doanh vận tải nhằm
đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức thực hiện công tác vận
tải và kinh doanh vận tải.
Phòng Đầu tư và phát triển: Thực hiện công tác thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản,
đầu tư, nghiên cứu phát triển đa dạng hóa ngành nghề của công ty.

Các chi nhánh: Thực hiện chức năng cung ứng các loại vật tư hàng hóa chuyên
ngành phục vụ cho sản xuất xi măng của các công ty và các đơn vị trên địa bàn chi
nhánh.
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiên lợi nhuận của
Công ty cổ phần Vicem vật tư vận tải xi măng giai đoạn 2012-2014
2.2.1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014:

SV: Nguyễn Hồng Phương

16
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Bảng2.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
2012–2014
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu

1
1.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ
doanh thu
3.Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ(10

= 01-02)
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ (20
= 10-11)
6.Doanh thu hoạt động
tài chính
7.Chi phí tài chính
Trong đó, chi phí lãi vay
8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý
doanh nghiệp
10.Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
30 = 20 + (21-22) - (24+25)
11.Thu nhập khác
12.Chi phí khác
13.Lợi nhuận khác
(40 = 31-32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn
lại
17. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51 – 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu


So sánh


số
2012

2
01

3

2013

4

2014

5

So sánh
2013/2012

Chênh Tỉ lệ Chênh Tỉ lệ
lệch
(%)
lệch
(%)
6= 4 - 3 7= 6 : 3 8= 5 - 4 9= 8 : 4


3.079.889 3.334.652 3.479.492 254.761 8,27

02

-

-

-

So sánh
2014/2013

-

-

144.840

4,34

-

-

10

3.079.889 3.334.652 3.479.492 254.761 8,27

144.840


4,34

11

2.720.643 2.972.892 3.055.956 252.249 9,27

83.064

2,79

61.775

17,08

-112

-1,64

20

359.246

361.761

423.536

21

20.414


6.811

6.699

22
23
24

51.228
51.056
274.676

30.687
30.032
283.107

58.149 -20.541 -40,1
58.039 -21.024 -41,18
302.407 8.431 3,07

27.462
28.007
19.300

89,49
93,26
6,82

25


22.747

29.319

34.461

6.572

28,89

5.142

17,54

30

31.009

25.469

35.219

-5.540 -17,87

9.750

38,28

31

32

9.248
298

7.924
341

6.745
1.024

-1.324 -14,32
43
14,43

-1.179
683

-14,88
200,29

40

8.949

7.583

5.760

-1.366 -15,26


-1.823

-24,04

50

39.958

33.042

40.979

-6.916 -17,31

7.937

24,02

51

9.990

8.261

9.015

-1.729 -17,31

754


9,13

52

-

-

-

-

-

60

29.968

24.781

31.964

7.183

28,98

70

0,001921


0,001589

0,00197

SV: Nguyễn Hồng Phương

17
MSV: 11D03270N

2.515

0,7

-13.603 -66,64

-

-

-5.187 -17,31


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

(Nguồn: Phòng Tài Chính Công Ty CP Vicem Vật Tư Vận Tải)
Nhận xét: Có thể thấy trong 3 năm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty đều tăng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại không tăng đều mà có sự

tăng giảm qua từng năm. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 26,78% so với 2012,
đến 2014 lại tăng 28,98% so với 2013. Việc lợi nhuận tăng trở lại vào năm 2014 có
thể giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để đầu tư mua sắm thiết bị máy mọc,
thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống công
nhân viên trong doanh nghiệp, hơn nữa có thể bổ sung vốn để mở rộng quy mô đầu
tư sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thế các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận sau
thuế của công ty như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cả 3 năm đều tăng. Năm 2013 tăng
8,27% so với năm 2012, năm 2014 tăng 4,34% so với năm 2013. Đây là doanh thu
từ việc bán hàng hóa của công ty.
Các khoản giảm trừ không có. Có thể lí giải điều này là do đây là công ty do
Bộ xây dựng thành lập, có trách nhiệm cung ứng vật tư đầu vào cho hầu hết các
nhà máy sản xuất xi măng trong nước, do vậy lượng khách hàng tương đối ổn định,
ít phải cạnh tranh. Do vậy, các hoạt động thanh toán khi giao dịch không áp dụng
thêm cá hoạt động là giảm trừ doanh thu.
Trong giai đoạn 2012-2013, tình hình kinh tế không được ổn định làm cho giá
nguyên vật liệu đầu vào tăng lên trong khi sản phẩm bán ra không tăng tương xứng
làm giá vốn hàng bán năm 2013 tăng tận 9,27% so với năm 2012 mà doanh thu
năm 2013 chỉ tăng 8,27% so với 2012. Đến năm 2014 tình hình kinh tế phần nào
đã ổn định hơn nên giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 2,78% so với 2013 mà doanh
thu lại tăng tận 4,34% điều này vô cùng tốt đối với công ty.
Năm 2012 công ty quyết định đầu tư tài chính lớn nhất là mua 100.000 cổ
phiếu từ ngày 23/2-20/4 đem lại lợi nhuận tương đối lớn, làm tăng doanh thu hoạt
động tài chính tuy vậy trong năm này chi phí lãi vay tăng mạnh. Như vậy có thể
thấy,doanh thu từ hoạt động tài chính không thế bù đắp được chi phí phải bỏ ra. Dù
doanh thu tăng nhưng chi phí còn tăng nhiều hơn, có thể vì lí do này mà trong 2
SV: Nguyễn Hồng Phương

18
MSV: 11D03270N



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

năm 2013 và 2014 công ty không đầu tư qua nhiều vào thị trường cổ phiếu điều
này lí giải lí do vì sao doanh thu 2 năm 2013 và 2014 giảm mạnh so với 2012,
giảm tận 66,64%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lí công ty qua 3 năm cũng tăng lên đáng kể.
Có thể lí giải doanh thu bán hàng tăng lên nên chi phí cũng phải tăng lên. Tuy
nhiên chi phí lại tăng lên nhiều hơn mức tăng của doanh thu, điều này công ty cũng
cần phải chú ý để có các phương thức quản lí hợp lí hơn.
Thu nhập khác của công tyqua 3 năm giảm dần đều có thể do công tykhông
có các khoản thu không thường xuyên để thu về. Chi phí khác qua 3 năm lại tăng
đặc biệt năm 2014 tăng tận 200,29% . Điều này làm cho lợi nhuận khác của công
ty giảm đi đáng kể.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát qua 3 năm doanh nghiệp đã cố gắng gia
tăng sản lượng bán ra, tăng doanh thu là nguyên nhân chính để tăng lợi nhuận
trước thuế và sau thuế của công ty. Ngoài ra lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng cao
hơn cũng 1 phần do nhà nước đã có chính sách giảm thuế TNDN xuống còn 22%
đề kích thích doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Nền kinh tế đang trong giai
đoạn khó khăn nhưng công ty đã có những biện pháp tăng doanh thu, đảm bảo chất
lượng sản phẩm, giữ vững thị trường tiêu thụ và nâng cao uy tín với khách hàng.
2.2.2 Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận
2.2.2.1 Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty
Bảng 2.2 Kết cấu lợi nhuận của công tygiai đoạn 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
ST
T


1
2
3

Năm
2013

2012
Chỉ tiêu
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

Số
tiền

Tỉ
Tỉ
trọng Số tiền trọng
(%)
(%)

So sánh
2013/2012
2014/2013
Tỉ

Mức
Mức
Tỉ lệ
Tỉ lệ
trọng độ
độ
(%)
(%)
(%) (+ -)
(+ -)

2014
Số
tiền

31.009 77,6 25.469 77,08 35.219 85,94 -5.540 -17,87

9.750

38,28

8.949

22,4

7.583 22,92 5.760 14,06 -1.366 -15,26 -1.823 -24,04

39.958

100


33.042

SV: Nguyễn Hồng Phương

100

40.979

19
MSV: 11D03270N

100

-6.916 -17,31

7.937

24,02


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy, tổng lợi nhuận trước thuế qua ba
năm không tăng đều mà có sự tăng giảm qua từng năm. Năm 2013 tổng lợi nhuận
trước thuếlà 33.042 triệu đồng giảm 6.916 triệu đồng tương ứng với 17,31% so với
năm 2012, năm 2014 lại là 40.979 triệu đồng tăng 7.937 triệu đồng tương ứng
24,02% so với 2013. Điều này là do:

Lợi nhuận từ hoạt động SXKD cũng biến động tăng giảm qua các năm. Có
thế lí giải điều này là do năm 2012 công ty đã đầu tư tài chính lớn để mua 100.000
cổ phiếu đem lại lợi nhuận lớn cho công ty, đạt 31.009 triệu đồng chiếm tỷ trọng
77,06%. Nhưng đến năm 2013 thì doanh thu tài chính giảm 66,64%. Mức giảm
doanh thu tài chính lớn hơn mức giảm chi phí tài chính làm cho lợi nhuận giảm
17,87% so với 2012. Năm 2014, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt
35.219 triệu đồng tăng 38,28% so với 2013 và chiếm tỷ trọng cao 85,94%.
Lợi nhuận khác có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2014 là 5.760 trđ
(chiếm 14,96% trong tổng lợi nhuận trước thuế) giảm 1.823 trđ tương ứng 24,04%
so với 2013. Đây là khoản thu nhập chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng lợi
nhuận trược thuế đồng thời cũng là những khoản lợi nhuận phát sinh không thường
xuyên.
Qua phân tích trên, cho thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là
nguồn thu nhập chủ yếu quan trọng của công ty. Sau đây ta phân tích yếu tố ảnh
hưởng đến sự biến động của lợi nhuận trước thuế từ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
2.2.2.2 Tình hình thực hiện doanh thu ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Việc ăng doanh thu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng lợi nhuận. Sau
đây là bảng phân tích tình hình doanh thu của công ty:

SV: Nguyễn Hồng Phương

20
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Bảng 2.3 Kết cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2013

2012
STT Chỉ tiêu
Số tiền
1
2
3
4

Tỉ
trọng
(%)

Số tiền

Tỉ
trọng
(%)

So sánh
2014
2013/2012
2014/2013
Tỉ

Mức
Mức độ Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số tiền trọng
độ (+
(+ -)
(%)
(%)
(%)
-)

Doanh
3.079.88
3.334.65
3.479.49
144.84
thu BH
99,05
99,56
99,62 254.761 8,27
4,34
9
2
2
0
và CCDV
Doanh
20.414
0,66
6.811

0,2
6.699
0,19 -13.603 -66,64 -112 -1,64
thu TC
Doanh
9.248
0,29
7.924
0,24
6.745
0,19 -1.324 -14,32 -1.179 -14,88
thu khác
Tổng
3.109.55
3.349.38
3.492.93
143.54
doanh
100
100
100 239.836 7,71
4,29
1
7
6
9
thu

Nhận xét: Qua bảng 2.3 ta thấy tổng doanh thu tăng dần qua ba năm. Năm
2014 là 3.492.936 triệu đồng tăng 4,29% so với năm 2013. Trong đó:

Doanh thu BH và CCDV trong 3 năm đều chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng dần
trong tổng doanh thu. Năm 2012 là 3.079.889 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao tới
99.05%, năm 2013 là 3.334.652 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,56% và tăng 8,27%
so với năm 2012. Năm 2014 là 3.479.492 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất và
tăng lên 99,62% tăng 4,34% so với 2013. Chứng tỏ qua ba năm công ty đã kinh
doanh tốt lên.
Doanh thu hoạt động tài chính trong ba năm biến động theo chiều hướng
giảm sút. Đặc biệt là năm 2013 giảm tới 66,54% so với 2012. Năm 2012 doanh thu
tài chính của doanh nghiệp cao là do công ty đã đầu tư vào cổ phiếu khi tiêu thụ đã
làm doanh thu tăng và thu được lợi nhuận lớn.
Doanh thu khác chiếm tỉ trong nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2014 là 6.745
triệu đồng chiếm 0,19% trong tổng doanh thu và giảm 1.179 triệu đồng tương ứng
14,88% so với năm 2013.
SV: Nguyễn Hồng Phương

21
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

Mặc dù hai chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác chỉ
chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu nhưng nó cũng góp phần khá quan trọng
trong việc nâng cao lợi nhuận của công ty. Cả hai chỉ tiêu này đều có xu hướng
giảm đã làm cho lợi nhuận của công ty cũng đã có những biến động.
2.2.2.3 Tình hình thực hiện chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của
công ty
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, để tăng lợi nhuận thì biện pháp hữu

hiệu không thể thiếu là thực hiện giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí
sản xuất kinh doanh là toàn bộ những khoản chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ và
chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện sản xuất cho một thời kỳ. Do
vậy quản lý chi phí và hạ giá thành luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của tất
cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Sau đây là tình hình
thực hiện chi phí hoạt động kinh doanh của công ty:
Bảng 2.4 Kết cấu chi phí của công ty giai đoạn 2012-2013
Đơn vị: Triệu đồng
ST
T
1
2
3
4
5
6

Năm
2013

2012
Chỉ tiêu
Số tiền

Tỉ
trọng
(%)

Số tiền


2014
Tỉ
trọng
(%)

Số tiền

2013/2012
Tỉ
Mức độ
trọng
(+ -)
(%)

So sánh
2014/2013

Tỉ lệ
(%)

Mức độ
(+ -)

Tỉ lệ
(%)

Giá vốn
2.720.643 88,63 2.972.892 89,46 3.055.956 88,53 252.249 9,27 83.064
2,79
hàng bán

Chi phí
hoạt động 51.288
1,67
30.687
0,93
58.149
1,69 -20.541 -40,1 27.462 89,49
tài chính
Chi phí
274.676
8,95
283.107
8,54
302.407
8,76
8.431
3,07 19.300
6,82
bán hàng
Chi phí
22.747
0,74
29.319
0,88
34.461
0,99
6.572 28,89 5.142
17,54
QLDN
Chi phí

298
0,0097
341
0,01
1.024
0,03
43
14,43
683
200,29
khác
Tổng chi
3.069.652
100
3.316.346 100 3.451.997 100 246.694 8,04 135.651 4,09
phí

Nhận xét: Chi phí là phần tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp đồng thời là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do vậy, việc

SV: Nguyễn Hồng Phương

22
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái


phấn đấu hạ thấp chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận và làm tăng lợi thế cho doanh
nghiệp trong cạnh tranh
Tổng chi phí ba năm có xu hướng tăng. Năm 2013 là 3.316.346 triệu đồng
tăng 8,04% so với năm 2012, đến năm 2014 là 3.316.346 triệu đồng tăng 4,09% so
với năm 2013. Sự tăng lên của chi phí là do:
- Giá vốn bán hàng liên tục tăng trong giai đoạn năm 2012-2014.Năm 2014 là
3.055.956 triệu đồng chiếm 88,56% trong tổng chi phí và tăng 83.064 triệu đồng
tương ứng 2,79% so với năm 2013. Đây cũng là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn nhất
trong tổng chi phí, sự gia tăng liên tục này là do sự tăng lên của chi phí nguyên vật
liệu đầu vào, cùng với sự tăng lên của chi phí nhân công...
- Chi phí hoạt động tài chính năm 2014 là 58.149 trđ tăng 89,49% so với
2013, trong đó do quản lý và sử dụng vốn vay hiệu quả thấp đã làm cho lãi vay
năm 2014 lên tới 58.039 trđ tăng 93,3% so với năm 2013.
- Chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí khác có xu hướng tăng trong 3 năm,
là dấu hiệu không tốt cho việc tăng lợi nhuận của công ty tuy nó chỉ chiếm một tỉ
trọng nhỏ trong tổng chi phí.
Doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát và quản lí chặt chẽ hơn các khoản
chi phí này để tránh phát sinh thêm các khoản chi phí không cần thiết.
Để tăng lợi nhuận như mong muốn thì doanh nghiệp phải tìm mọi cách để
tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí. Nhưng công ty vẫn chưa thực hiện tốt được
việc này mặc dù lợi nhuận vẫn tăng nhưng không tăng cao. Điều này cho thấy công
ty nên chú trọng đến tổ chức quản trị và điều hành cũng như cần phải xem xét lại
về chi phí quản lý công ty.

SV: Nguyễn Hồng Phương

23
MSV: 11D03270N



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

2.2.2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty
Bảng 2.5: Phân tích khả năng sinh lời vốn kinh doanh của công ty giai đoạn
2012-2014
STT

Chỉ tiêu

So sánh
2013/2012
+/%

So sánh
2014/2013
+/%

ĐVT

2012

2013

2014

Trđ

91.015


63.075

99.018

-27.940

-30,7

35.943

56,98

Trđ

716.724,5

884.808,5

994.536

168.084

23,45

109.727,5

12,4

Trđ


33.845

24.782

30.734

-9.063

-26,78

5.952

24,02

Trđ

346.675,5

370.758

385.986,5

24.082,5

6,95

15.228,5

4,12


Trđ

3.079.889

3.334.652

3.479.492

254.763

8,27

144.840

4,34

5

Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay
Vốn KDBQ (giá
trị tổng tài sản
bq)
Lợi nhuận sau
thuế
Vốn chủ sở hữu
bình quân
Doanh thu thuần


6

ROI

%

12,7

7,13

9,96

-5,57

-43,86

2,83

39,69

7

ROA

%

4,72

2,8


3,09

-1,92

-40,68

0,29

10,36

8

ROE

%

9,76

6,68

7,96

-3,08

-31,56

1,28

19,16


9

ROS

%

1,1

0,74

0,88

-0,36

-32,73

0,14

18,92

1
2
3
4

- Tỷ suất sinh lời vốn kinh doanh (ROI) của công ty qua 3 năm là không
cao. Chứng tỏ khả năng sinh lời vốn kinh doanh chưa cao khi chưa tính tới ảnh
hưởng của lãi vay và thuế TNDN. Việc đầu tư vào hoạt động kinh doanh diễn ra
không thuận lợi và chưa đem lại hiệu quả. Năm 2014 tuy tỷ suất sinh lời vốn kinh
doanh đã tăng 39,69% so với 2013 nhưng vẫn ở mức độ thấp. Có thể thấy công ty

năm qua cũng đã cố gắng thay đổi cách thức kinh doanh để tăng lợi nhuận.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) ở 3 năm cũng ở mức độ thấp, ROA
phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau khi đã thanh toán lãi vay và nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp . ROA thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản không tốt.Khả
năng tạo ra lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 40,68% so với 2012nhưng đến năm
2014 đã tăng hơn so với 2013 là 10,36%. Công ty chưa đầu tư vào các hoạt động

SV: Nguyễn Hồng Phương

24
MSV: 11D03270N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Trọng Khoái

tiềm năng như xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải..
- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu của công ty. Nhưng cả 3 năm ROE của công ty đều thấp năm 2014 khi
bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân chỉ tạo ra có 7,96 đồng lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty cần có những biện pháp tích cực để làm tăng
ROE, để góp phần nâng cao khả năng đầu tư của công ty.
- Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) trong 3 năm rất thấp và có xu hướng
giảm. Trong năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 1,1 đồng lợi nhuận sau
thuế. Năm 2014 tuy có tăng so với năm 2013 nhưng vẫn ở mức rất thấp, trong 100
đồng doan thu thuần chỉ tạo ra 0,84 đồng lời nhuận sau thuế, chứng tỏ khảnăng
sinh lời chưa tốt. Điều này thể hiện công ty sử dụng chi phí chưa hiệu quả, chưa
tiết kiệm được chi phí. Công ty cần tăng cường kiểm soát chi phí tại các bộ phận.

Tóm lại, khả năng sinh lời của công ty cổ phần Vicem chưa tốt, các hoạt
động kinh doanh trong kì không tạo ra được nhiều lợi nhuận. Tuy đến năm 2014
tình hình có tiến triển tốt hơn nhưng khả năng sinh lời vẫn chưa cao. Công ty cần
sử dụng chi phí tiết kiệm hơn, quản lí tốt các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất.
2.3 Đánh giá, nhận xét về thực trạng hoạt động kinh doanh của công
ty
2.3.1 Những kết quả đạt được:
1. Công ty hoạt động luôn luôn có lãi, mức doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ luôn tăng hàng năm.
2. Công ty được đánh giá cao về khả năng kinh doanh hiệu quả với những sản
phẩm/dịch vụ chất lượng cao.
3. Công ty đã tạo được uy tín với nhà cung cấp và khách hàng.
4. Công ty đã quản lí thành phẩm hàng tồn kho khá tốt, hàng hóa không bị ứ
đọng nhiều.
5. Với tình hình kinh doanh của công ty có lãi qua các năm, công ty đã thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với ngân sách Nhà nước và góp phần vào sự phát
SV: Nguyễn Hồng Phương

25
MSV: 11D03270N


×