Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG và HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH DỊCH vụ THƯƠNG mại bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.63 KB, 38 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là chỉ tiêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh giá kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn
lưu động nói riêng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường.. Vì vậy, việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động là điều hết sức cần thiết để từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách, các
quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói
chung và vốn lưu động nói riêng ngày càng hiệu quả.
Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò to lớn của vốn lưu động, nhận thức được tầm
quan trọng của vốn lưu động trong sự tồn tại và phát triển đối với từng doanh
nghiệp, thong qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc
Nin hem quyết định chọn đề tài : “Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp. Luận văn gồm 3 chương:
• Chương 1: Tổng quan về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ trong các DN
• Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty TNHH Dịch
vụ Thương mại Bắc Ninh
• Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của
công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh
Do kinh nghiệm bản thân và kiến thức thực tế của em còn hạn chế nên bài
viết của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét
và góp ý của thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin
gửi lời cảm ơn đến các cán bộ nhân viên trong công ty TNHH Dịch vụ Thương
mại Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt là sự
hướng dẫn của thầy giáo TS. Đỗ Quế Lượng đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn!


1

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.

Những nội dung cơ bản về vốn lưu động.

1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động:
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào
người kinh doanh cần phải có một số tài sản nhất định. Nếu căn cứ vào vai trò của
tài sản đối với quá trình tái sản xuất kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp bao
gồm: Tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động thường được cấu
thành bởi hai bộ phận TSCĐ và các công cụ lao động. Các công cụ lao động này
cùng với đối tượng lao động hợp thành tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Những công cụ lao động và đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái
hiện vật được gọi là TSLĐ còn xét về hình thái giá trị gọi là VLĐ.
Như vậy VLĐ là biểu hiện bằng tiền các tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản tiền tệ hoặc có thể chuyển
thành tiền tệ trong chu kỳ kinh doanh. Nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh

của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
VLĐ được chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau bắt đầu từ tiền tệ sang
hình thái vật tư, hàng hóa dự trữ. Khi vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất chúng ta
tạo thành các bán thành phẩm. Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, vốn lưu
động trở về hình thái tiền tệ ban đầu của chúng. Do quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh không ngừng thì vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính
chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Do có sự chu chuyển
không ngừng mà VLĐ thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các
hình thái khác nhau trong sản xuất và lưu thông.
1.1.2.
a.

Đặc điểm và phân loại vốn lưu động.
Đặc điểm của vốn lưu động:

2

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

VLĐ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và bị hao mòn hoàn toàn
trong quá trình sản xuất đó. Giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm
để cấu thành nên giá trị sản phẩm.
Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, VLĐ thường xuyên thay đổi hình

thái biểu hiện, từ hình tháo vốn tiền tệ ban đầu sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và
vốn sản xuất rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Sau mỗi chu kỳ tái sản
xuất, VLĐ hoàn thành một vòng chu chuyển.
Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều hình thái
khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vòng tuần hoàn đó luôn đan xen
với nhau mà không tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh,
quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động đòi hỏi
phải thường xuyên nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục những
ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng.
b.

Phân loại vốn lưu động:



Dựa theo vai trò vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất:
-

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói,
công cụ, dụng cụ.

-

Vốn lưu động trong khâu sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, bán
thành phẩm tự chế, chi phí trả trước…

-

Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, hàng hóa, vốn

bằng tiền, các khoản phải thu,…



Dựa theo hình thái biểu hiện:
-

Vốn vật tư hàng hóa là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện
bằng hiện vật cụ thể như là: vốn nguyên, nhiên vật liệu; vốn sản

3

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

phẩm dở dang; vốn hàng thành phẩm, hàng tồn kho; vốn chi phí trả
trước.
-

Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: phân loại theo cách này để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá, khả năng thanh toán
của doanh nghiệp.




Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn

Dựa theo nguồn hình thành:
-

Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền
chi phối và định đoạt, bao gồm: nguồn ngân sách; liên doanh, liên
kết; nguồn vốn cổ phần, tự bổ sung…

-

Nợ phải trả: nguồn vốn đi vay, nguồn vốn trong thanh toán.

1.1.3. Vai trò của vốn lưu động.

Vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng giữ một vai trò quyết định trong
sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động
nhất định. VLĐ có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ
khâu mua sắm vật tư sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc sử dụng hiệu
quả VLĐ có tính quyết định rất lớn trong việc thiết lập chiến lược sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Quy mô của VLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, nó làm tăng khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp nhờ có cơ chế dự trữ, khả năng tài chính trong quan hệ đối
ngoại, tận dụng được cơ hội kinh doanh và khả năng cung cấp tín dụng cho khách
hàng, đó là một cơ chế rất lớn trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay.
4


SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VLĐ chuyển toàn bộ giá
trị một lần vào giá của sản phẩm và là nhân tố chính tạo nên giá thành phẩm. Do
đó, quản lý tốt VLĐ giảm được chi phí và hạ giá thành sẽ làm tăng sức cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
VLĐ với đặc điểm về khả năng chu chuyển của nó sẽ giúp cho doanh nghiệp
có thể thay đổi được chiến lược sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng, đáp ứng
kịp thời nhu cầu của thị trường cũng như các nhu cầu tài chính trong các quan hệ
kinh tế đối ngoại cho doanh nghiệp.
1.2.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu quả là một tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã
được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Như vậy, hiệu quả sử dụng VLĐ là một phạm trù khách quan phản ánh quá
trình sử dụng các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp sao cho
mang hiệu quả cao nhất với chi phí sử dụng vốn lưu động thấp nhất.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng

1.2.2.1.
Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển VLĐ.

vốn lưu động.

Tốc độ chu chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là vòng quay vốn
lưu động và thời gian môt vòng quay VLĐ.
-

Vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà vốn lưu động
quay được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm:

-

Thời gian một vòng quay VLĐ là chỉ tiêu phản ảnh số ngày bình quân
cần thiết mà VLĐ quay được một vòng.

5

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.


1.2.2.2.

Là chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần thì phải
cần bnao nhiêu đồng VLĐ. Đây là căn cứ để đầu tư vào VLĐ sao cho thích hợp
để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn lưu động.

1.2.2.3.

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng VLĐ bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ
càng tốt.

1.2.2.4.
-

Các chỉ tiêu hệ số thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn thành tiền để đảm bảo trả được các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả.

-

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền sau
khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn khi tới hạn
trả.


1.2.2.5.

Một số chỉ tiêu khác.

6

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp


Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Số vòng quay hàng tồn kho

Đây là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay
được bao nhiêu vòng. Hay phản ánh một đồng hàng tồn kho bình quân trong kỳ sẽ
tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Thời gian cho một vòng quay hàng tồn kho được tính bằng công thức:



Vòng quay nợ phải thu

Vòng quay nợ phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành

tiền mặt. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng tốt
vì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.

1.2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
• Nhân tố khách quan:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế thấp, chậm hoặc suy thoái sẽ làm cho sức
mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình
tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ
hơn, doanh thu sẽ ít hơn, lợi nhuận giảm sút và như thế sẽ làm giảm hiệu
-

quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng.
Rủi ro: Đó là những rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh mà các
doanh nghiệp thường gặp phải: Không thu hồi được nợ, không huy động
được vốn, không có nguồn hàng... hay những rủi ro do thiên tai gây ra
như hỏa hoạn, bão lũ...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước

-

được.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ: làm giảm giá trị
tài sản, vật tư .... Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để

7

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh


MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

điều chỉnh kịp thời thì giá trị của sản phẩm hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính
-

cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng.
Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước: có sự thay đổi về chính
sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế, lãi xuất, tỷ giá.....cũng tác động


-

đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
Nhân tố chủ quan:
Chu kỳ sản suất, tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng, phân bố lực
lượng sản xuất xã hội. Những mặt hàng có chu kỳ sản xuất dài, có tính
chất thời vụ trong sản xuất hay thời vụ trong tiêu dùng thì mức dự trữ
hàng hóa trong các doanh nghiệp thương mại phải cao mới đảm bảo
thường xuyên có hàng bán cho khá hàng và do đó tốc độ chu chuyển vốn
của các doanh nghiệp thương mại bị chậm lại. Nếu các xí nghiệp sản
xuất đặt gần nơi tiêu thụ hàng hóa, giao thông vận tải thuận tiện thì sẽ rút
ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu
dùng, rút ngắn thời gian lưu thông, vốn trong các doanh nghiệp thương


-

mại cũng giảm bớt.
Nhu cầu và cấu thành nhu cầu: nếu kinh doanh những mặt hàng có nhu
cầu cao thì doanh nghiệp có khả năng mở rộng tiêu thụ hàng hóa, tăng
tốc độ chu chuyển VLĐ. Ngược lại nếu kinh doanh những mặt hàng có
kết cấu nhu cầu phức tạp đòi hỏi phải có dự trữ cao mới thỏa mãn sự lựa

-

chọn của người tiêu dùng.
Mức dự trữ hàng hóa: VLĐ trong các doanh nghiệp thương mại phần lớn
tập trung ở khâu dự trữ hàng hóa. Bởi vậy nếu khối lượng hàng hóa tiêu
thụ trong một thời kỳ không đổi thì dự trữ càng cao thì tốc độ chu
chuyển VLĐ càng thấp và ngược lại. Song dự trữ hàng hóa cao hay thấp

-

là do yêu cầu của kinh doanh.
Trình độ quản lý và sử dụng vốn của các doanh nghiệp: sử dụng vốn hợp
lý, đúng mục tiêu; quản lý vốn chặt chẽ là một yếu tố có tính chất quyết

1.2.4.

định để tăng tốc độ chu chuyển VLĐ của doanh nghiệp thương mại.
Ý nghĩa của việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động.

8

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh


MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu việc tổ chức đảm bảo vốn lưu động
nhằm cung cấp một lượng vốn lưu động thường xuyên, cần thiết để duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục thì việc bảo toàn nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giúp doanh nghiệp
đạt được mục đích sản xuất kinh doanh của mình.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế cạnh tranh vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú trọng tới vấn đề nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, nhằm thu hồi vốn nhanh, đảm bảo kinh doanh có lãi để
tự trang trải các chi phí đã bỏ ra.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để
đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của
doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho
phép các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn diện
về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của đơn vị mình từ đó đề ra các biện
pháp, các chính sách các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý và sử dụng
đồng vốn nói chung và VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai.
Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm vào việc
nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận chúng ta mới có tích luỹ để tái sản xuất ngày
càng mở rộng.

9


SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI BẮC NINH
2.1.

Khái quát về công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh

2.1.1. Thông tin chung về công ty:
Tên công ty (TV)
Điện thoại
Fax
Địa chỉ

: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh
: 0241.316.1874
: 0241.316.1329
: Khu công nghiệp Khắc Niệm, Thành Phố Bắc

Ninh, Tỉnh Bắc Ninh.
Tên công ty (EN)
Tên viết tắt

Mã số DN
Cơ cấu tổ chức quản lý
Giám đốc

: Bac Ninh Trading Company Limited
: BTC
: 2300300223
: Hội đồng thành viên, Giám đốc và kiểm soát viên
: Bà Nguyễn Thị Nhàn

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh được thành lập năm 2007 theo
Quyết định số 109/ QĐ-NS của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nông sản Bắc
Ninh, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh chính thức được thành lập.
Tháng 11 năm 2009 công ty thành lập Siêu Thị Lạc Việt trực thuộc Công ty
TNHH Dịch Vụ Thương Mại Bắc Ninh.

10

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Tháng 1 năm 2011 công ty thành lập Trung Tâm Thương Mại DABACO
trực thuộc Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Bắc Ninh.

Tháng 4 năm 2012 công ty thành lập thêm Trung Tâm Thương Mại Nguyễn
Cao trực thuộc Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại Bắc Ninh
Siêu thị được thiết kế theo mô hình không gian mở, bao gồm khu vực kinh
doanh, khu vực kho chứa, khu vực văn phòng quản lý và hệ thống sân vườn bao
quanh.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty TNHH Dịch vụ
Thương mại Bắc Ninh:
• Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh hoạt động trong các lĩnh vực
sau:
- Mua bán xuất nhập khẩu nông, lâm sản nguyên liệu động vật sống, lương
-

thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào;
Mua bán xuất nhập khẩu đồ dùng cá nhân và gia đình; Mua bán xuất
nhập khẩu máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế; Mua bán thuốc hóa

-

chất, tạp phẩm;
Sản xuất chế biến kinh doanh và bảo quản thịt, thủy sản, rau quả, dầu,
mỡ, nông lâm hải sản, gia vị, hương liệu, bột cá; Xay sát, sản xuất bột và

-

sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy cầm;
Đại lý và kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc thú y; Kinh doanh dịch vụ
khách sạn, nhà hàng; Vận tải hàng hóa bằng ô tô; Tổ chức các hoạt động
kinh doanh thương mại và dịch vụ dưới hình thức siêu thị, trung tâm

-


thương mại;
Dịch vụ quảng cáo và truyền thông; Mua bán hàng may mặc, sản phẩm
dệt, chăn ga gối đệm; Mua bán hàng điện tử, điện gia dụng, dụng cụ gia



đình; Sản xuất, mua bán hàng hóa mỹ phẩm;
- Mua bán các loại giấy và nguyên liệu sản xuất ngành giấy.
Chức năng và nhiệm vụ:
Chức năng:
- Kinh doanh hoạt động thương mại
- Thu mua và chế biến hàng nông sản.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu: vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận
tải, hoá chất phục vụ sản xuất công nông nghiệp, nguyên liệu sản xuất

11

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

thức ăn chăn nuôi, hang nông sản, thực phẩm; hàng tiêu dùng, đồ dùng cá
-


nhân và tiêu dùng.
Sản xuất kinh doanh và chế biến hàng: nông lâm hải sản, gia vị, hương
liệu, bột cá, thuỷ sản, thịt gia súc, gia cầm, thuỷ cầm…

Nhiệm vụ :
-

-

Xây dựng và phát triển mở rộng thị trường thức ăn chăn nuôi gia
súc, gia cầm sang các thi trường nước ngoài.
Bảo vệ và phát triển vốn của nhà máy.
Đảm bảo việc làm, thu nhập, và đời sống cho người lao động.

2.1.4. Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh:

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng kinh doanh thị trường
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài chính
Phòng xuất nhập khẩu

Xưởng sản xuất

2.2.

Các kho

Các TT Thương mại


Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH

Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh.

12

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

2.2.1. Cơ cấu tài sản của công ty
Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh
Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

So sánh
2013/2012

So sánh
2014/2013


Số
tiền

Tỷ
trọn
g
(%)

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chênh
lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

Chênh
lệch
+/-

Tỷ l
%
+/-


76,51

2.742

77,22

3.016

75,16

292

11,92

274

9,99

490

15,30

552

15,54

137

3,41


62

12,65

-415

-75,1

-

-

-

-

406

10,12

-

-

-

-

365


11,40

540

15,21

517

12,88

175

47,95

-23

-4,2

1.542

48,16

1.614

45,45

1.885

46,97


72

4,67

271

16,7

52

1,62

35

0,99

71

1,77

-17

32,69

36

102,8

752


23,49

809

22,78

997

24,84

57

7,58

188

23,2

1. Tài sản cố định
2. Đầu tư tài chính
DH
3. Tài sản dài hạn
khác

731

22,83

789


22,22

977

24,35

58

7,93

188

23,8

2

0,06

2

0,06

-

-

0

0


-

-

18

0,56

18

0,51

13

0,32

0

0

-5

-27,7

TỔNG TÀI SẢN

3.202

100


3.551

100

4.013

100

349

10,90

462

13,0

Chỉ tiêu

I. Tài sản ngắn
hạn
1. Tiền và tương
đương tiền
2. Đầu tư tài chính
NH
3. Các khoản phải
thu
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn
hạn khác

II. Tài sản dài
hạn

Số
tiền

Tỷ
Trọng
(%)

2.450

ĐVT: Tỷ đồng
( Trích bảng cân đối kế toán công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh)
Qua bảng phân tích trên ta thấy quy mô tài sản có xu hướng tăng qua các năm
cụ thể là năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 10,9% đạt mức 3.551 tỷ đồng, đến
năm 2014 thì lượng tài sản tăng thêm 13.01% so với năm 2012 tức là tăng 462 tỷ
đồng. Cụ thể là:
TSNH: năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 11.92% tương ứng tăng

-

292 tỷ đồng. Đến năm 2014 tiếp tục tăng thêm 9.99% từ 2.742 tỷ đồng năm 2013
13

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385



Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

lên 3.016tỷ đồng năm 2014. Để có sự tăng như thế này trong 3 năm vừa qua là do
1 số yếu tố như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 đã tăng 12.65% so với năm
2012 tương ứng với tăng 62 tỷ đồng thế nhưng sang đến năm 2014 lại giảm mạnh
đến 75.18% xuống chỉ còn 137 tỷ đồng .
Bên cạnh đó HTK tăng đều qua các năm cụ thể là năm 2013 đã tăng 4.67%
tương ứng với tăng 72 tỷ đồng, đến năm 2014 con số này đã tăng thêm 16.79% so
với năm 2013 đạt mốc 1.885 tỷ đồng. Vậy cũng có thể công ty đã dùng tiền đầu tư
thêm vào HTK để có thể đảm bảo hoạt động SXKD được liên tục.
Các khoản phải thu của năm 2013 là 540 tỷ đồng ( chiếm 15,21%) tức là đã
tăng 175 tỷ đồng so với năm 2012. Tuy nhiên sang đến năm 2014 do áp dụng một
số chính sách phù hợp để hạn chế việc bị chiếm dụng vốn nên các khoản phải thu
của công ty đã giảm 23 tỷ đồng xuống còn 517 tỷ đồng tương ứng với 12,88%
trong tổng tài sản.
-

Về TSDH: năm 2012 tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản chiếm 23.49% tương ứng
752 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 thì chiếm 22.78% và đến năm 2014 thì đạt mốc
997 tỷ đồng (tăng 23.24% so với năm 2013).
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Cơ cấu nguồn vốn của công ty được trình bày tại bảng 2.2 (Xem trang sau)
Qua bảng 2.2 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Dịch vụ Thương
mại Bắc Ninh có 1 số điểm đáng chú ý sau:

14


SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN
Năm 2012

Chỉ tiêu

Năm 2013

So sánh
2013/2012

Năm 2014

So sánh
2014/2013

Số
tiền

Tỷ
Trọng
(%)


Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chên
h lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

Chên
h lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-


I. Nợ Phải Trả

1.971

61,56

2.174

61,22

2.291

57,09

203

10,30

117

5,38

1. Nợ ngắn hạn

1.459

45,57

2.025


57,03

2.160

53,83

566

38,79

135

6,67

512

15,99

149

4,20

131

3,26

-363

70,90


-18

12,08

1.231

38,44

1.377

38,78

1.722

42,91

146

11,86

345

25,05

1.231

38,44

1.376


38,75

1.723

42,94

145

11,78

347

25,22

3.202

100

3.551

100

4.013

100

349

10,90


462

13,01

2. Nợ dài hạn
II. Vốn chủ sở
hữu
1. Vốn chủ sở hữu
TỔNG NGUỒN
VỐN

ĐVT: Tỷ đồng
( Trích bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN)
Tương ứng với sự tăng lên của tài sản thì nguồn vốn cũng tăng lên. Trong
tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn tuy nhiên nợ phải trả đang
tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2012 nợ phải trả chiếm 61.65% đến năm 2013
con số này đã tăng thêm 10,3% tương ứng với tăng 203 tỷ đồng và sang năm 2014
lại tăng thêm 5.38% đạt mốc 2.291 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn năm 2012
chiếm đến 45.57%, năm 2013 là 57.03% và năm 2014 là 53.83%.
Về vốn CSH năm 2012 chiếm 38,44% tương ứng 1.231 tỷ đồng. Đến năm
2013 nguồn vốn CSH của công ty cũng tăng lên, chiếm tỷ trọng 38,75% trong tổng
nguồn vốn tương ứng với 1.376 tỷ đồng và sang đến năm 2014 con số này đã tăng
lên thêm 13,01% so với năm 2013 đạt mức 1.722 tỷ đồng. Như vậy 2/3 tổng nguồn
vốn của công ty được hình thành từ vốn vay. Điều này cho thấy công ty có xu
hướng sử dụng nợ vay để tài trợ cho các tài sản, giúp công ty có thêm khả năng về
tài chính nhưng cũng làm gia tăng rủi ro thanh toán cho công ty.
15

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh


MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

2.2.3. Kết quả hoạt động SXKD của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động SXKD của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại
Bắc Ninh
ĐVT: Tỷ đồng
So sánh
2013/2012
Chênh
Tỷ lệ
lệch
%
+/+/-

So sánh
2014/2013
Chênh
Tỷ lệ
lệch
%
+/+/-

Chỉ tiêu


Năm
2012

Năm 2013

Năm 2014

Doanh thu bán hàng
và cung cấp DV
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

4.047,66

5.538,85

4.838,03

1.491,19

36,84

-700,82

-12,65

129,67


764,50

133,76

634,83

489,57

-630,74

-82,50

3.917,99

4.774,35

4.704,28

856,36

21,86

-70,07

-1,47

4. Giá vốn hàng bán

3.468,68


4.207,75

4.194,66

739,07

21,31

-13,09

-0,31

5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
chính

449,30

566,61

509,62

117,31

26,11

-56,99

-10,06


68,32

57,24

30,81

-11,08

-16,22

-26,43

-46,17

7. Chi phí Tài chính

139,68

141,68

126,07

2,00

1,43

-15,61

-11,02


- Trong đó chi phí lãi vay

120,67

138,29

117,66

17,62

14,60

-20,63

-14,92

8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10. Lợi nhuận từ hoạt đông
SXKD

65,52

80,93

92,03

15,41


23,52

11,10

13,72

92,67

112,27

107,65

19,60

21,15

-4,62

-4,12

219,76

288,97

214,67

69,21

31,49


-74,30

-25,71

11. Thu nhập khác

39,23

44,56

84,62

5,33

13,59

40,06

89,90

12. Chi phí khác

21,23

27,91

58,72

6,68


31,46

30,81

110,39

13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận trước
thuế
15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành

17,99

16,65

25,89

-1,34

-7,45

9,24

55,50

237,75

305,62


240,57

67,87

28,55

-65,05

-21,28

17,33

55,88

49,42

38,55

222,45

-6,46

-11,56

220,43

249,74

191,15


29,31

13,30

-58,59

-23,46

1.

16. Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: Phòng TC-KT)
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 là 220,43 tỷ đồng đến năm 2013 là
249,74 tỷ đồng tức là tăng lên 13.3% so với năm 2012 chứng tỏ công ty trong năm
16

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

2012 làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên sang đến năm 2013 thì LNST lại bị giảm
23.46% so với năm 2012 tức là giảm đi 58,59 tỷ đồng. Sở dĩ có sự tăng giảm như
vậy là do các nhân tố sau:

Doanh thu của công ty năm 2012 là 4.047,66 tỷ đồng và có xu hướng tăng ở
năm 2013 cụ thể là năm 2013 đã tăng thêm 1.491,19 tỷ đồng (tăng 36,84%) đạt
mức 5.535,85 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty đã có những chiến lược SXKD có
hiệu quả, thu hút được khách hàng. Tuy nhiên sang đến năm 2014 do thị trường có
nhiều biến động và ảnh hưởng của lạm phát nên doanh thu của công ty đã giảm
12,65% xuống chỉ còn 4.838,03 tỷ đồng tuy nhiên trong cùng năm công ty lại giảm
được đáng kể các khoản giảm trừ doanh thu (giảm 82,5%) nên cũng không làm ảnh
hưởng nhiều đến doanh thu thuần của công ty mà làm DTT năm 2014 giảm lượng
nhở là 1.47% so với năm 2013. Điều này cho thấy công ty đã kiểm soát tốt được
chất lượng của hàng hóa dịch vụ làm chỉ tiêu hàng bị trả lại hoặc giảm giá hàng bán
đã được hạn chế rất nhiều.
Giá vốn hàng bán năm 2013 là 4.207,75 ( tăng 21,31%) so với năm 2012 tuy
nhiên sang năm 2014 công ty đã đổi sang nhà cung cấp khác làm giảm được giá vốn
nhưng vẫn giữ nguyên được chất lượng sản phẩm.
Doanh thu tài chính trong các năm qua có xu hướng giảm dần do công ty hạn
chế việc đầu tư tài chính mà thay vào đó đầu tư về TSCĐ vì vậy mà cũng kéo theo
chi phí tài chính của công ty năm 2014 đã giảm 11,02% so với năm 2013 tương ứng
với giảm 15,61 tỷ đồng.
Ba năm qua công ty vẫn luôn chú trọng đầu tư thêm vào vấn đề quảng cáo
quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường và tăng thương hiệu nên chi phí bán hàng
đều tăng qua các năm.
Năm 2013 lợi nhuận khác của công ty là 16,65 tỷ đổng tức là đã giảm 7,45%
so với năm 2012 tuy nhiên sang năm 2014 thì lợi nhuận khác của công ty lại tăng
mạnh (tăng đến 55,5%) so với năm 2013 đạt mức 25,89 tỷ đồng. Điều này là do tốc
17

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385



Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

độ tăng của thu nhập khác đãn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí khác. Điều
này cho thấy công ty đã có những phương án phù hợp với hoàn cảnh giúp giải quyết
được vấn đề chi phí.
2.3. Thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH
Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh
2.3.1. Cơ cấu vốn kinh doanhcủa công ty
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2012

Chỉ tiêu

cố

Năm 2014

2013/2012

2014/2013

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền


Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chên
h lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

Chên
h lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

100

3.551


100

4.013

100

349

10,90

462

13,01

752

23,49

809

22,78

997

24,84

57

7,58


188

23,24

2.450

76,51

2.742

77,22

3.016

75,16

292

11,92

274

9,99

Số tiền

I. Vốn kinh
3.202
doanh

Trong đó:
1. Vốn
định
2. VLĐ

Năm 2013

( Nguồn: Phòng TC – KT)
Qua bảng 2.4 ta thấy vốn kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể
là năm 2012 vốn kinh doanh của công ty là 3.202 tỷ đồng, sang đến năm 2013
con số này đã tăng lên 3.551 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,9%. Đến năm
2014, tổng số vốn kinh doanh của công ty tiếp tục tăng thêm 462 tỷ đồng tương ứng
tăng 13,01% so với cùng kỳ năm 2013 đạt mức 4.013 tỷ đồng.
Năm 2013, VCĐ của công ty là 809 tỷ đồng, tăng 7,58% so với năm 2012.
Sang đến năm 2014 VCĐ đã tăng 188 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 23,24% so
với cùng kỳ năm 2013. Về VLĐ ta thấy năm 2013 là 2.472 tỷ đồng, tăng 292 tỷ với
tỷ lệ tăng là 11,92% so với năm 2012, sang năm 2014 tuy VLĐ vẫn tiếp tục tăng
9,99% nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn so với năm 2013. Bên cạnh đó ta thấy VLĐ
18

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh, điều đó cho thấy công ty có

xu hướng sử dụng VLĐ để tài trợ cho TSCĐ đặc biệt là vào năm 2014 để có thể mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty
Cơ cấu VLĐ của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh được trình
bày tại bảng 2.5 ( xem trang sau)
Qua bảng 2.5 ta thấy cơ cấu VLĐ đều tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm
2013 tổng số VLĐ của công ty là 2.742 tỷ đồng, đã tăng 292 tỷ đồng ( tăng
11,92%) so với năm 2012. Sang đến năm 2014 tổng số VLĐ đạt mức 3.016 tỷ
đồng, tăng 274 tỷ ( tương ứng 9,99%) so với cùng kỳ năm 2013. Vì VLĐ ngày càng
tăng chứng tỏ công ty đang tích cực mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu VLĐ của công ty và
có xu hướng ngày càng tăng ( lần lượt các năm 2012, 2013 và 2014 là 1.542 tỷ,
1.614 tỷ và 1.885 tỷ). Điều này cho thấy công ty luôn chú trọng đến hàng tồn kho
để có thể đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh có thể diễn ra liên tục, không để
tình trạng chậm trễ trong giao hàng, giữ uy tín với khách hàng.

19

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Bảng 2.5: Cơ cấu VLĐ của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc Ninh
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2012


Chỉ tiêu
TỔNG VỐN LƯU
ĐỘNG
1. Tiền và tương đương
tiền

4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn khác

Năm 2014

So sánh
2013/2012

So sánh
2014/2013

Số
tiền

Tỷ
Trọn
g
(%)

Số
tiền

Tỷ

trọng
(%)

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chên
h lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

Chênh
lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

2.45
0

100


2.74
2

100

3.01
6

100

292

11,92

274

9,99

490

20,00

552

20,13

137

4,54


62

12,65

-415

-75,18

-

-

-

-

406

13,46

-

-

365

14,90

540


19,69

517

17,14

175

47,95

-23

-4,26

1.54
2

62,94

1.61
4

58,86

1.88
5

62,50


72

4,67

271

16,79

52

2,12

35

1,28

71

2,35

-17

-32,69

36

102,86

2. Đầu tư tài chính NH
3. Các khoản phải thu


Năm 2013

( Trích bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN)
Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty đã tăng 12,65% so
với năm 2012, từ 490 tỷ đồng (năm 2012) lên 552 tỷ ( năm 2013). Tuy nhiên sang
đến năm 2014 do công ty đầu tư mưa thêm TSCĐ để mở rộng sản xuất nên làm tiền
và các khoản tương đương tiền giảm mạnh xuống còn 137 tỷ đồng ( giảm 75,18%
so với năm 2013)
Các khoản phải thu cũng có sự biến động, năm 2012 là 365 tỷ chiếm 14,9%
trong tổng VLĐ, năm 2013 là 540 tỷ( chiếm 19,69%). Do có những chính sách
đúng đắn hợp lý nên các khoản phải thu năm 2014 đã giảm so với năm 2013 xuống
còn 517 tỷ. Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu VLĐ của
công ty ( lần lượt chiếm 2,12%, 1,28% và 2,35% đối với các năm 2012, 2013 và
2014)

20

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

2.3.2.1. Quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiên là một loại vốn linhhoạt và có tính thanh khoản cao nhất trong
VLĐ của doanh nghiệp. do vậy nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền để đáp ứng các giao

dịch hàng ngày và phục vụ nhiều mục đích khác.
Sau đây là cơ cấu vốn bằng tiền của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Bắc
Ninh.
Bảng 2.6: Vốn bằng tiền trong công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN
ĐVT: Tỷ đồng
Năm
2012

Chỉ tiêu

Vốn bằng tiền
1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng

Năm
2013

Năm
2014

So sánh
2013/2012

So sánh
2014/2013

Số tiền

Số tiền


Số tiền

Chênh
lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

Chênh
lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

490

552

137

62

12,65

-415


-75,18

5

3

6

-2

-45,16

3

100

485

549

131

64

13,20

-418

-76,14


( Trích bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN)
Qua bảng 2.6 ta thấy năm 2012 tổng số vốn bằng tiền của công ty TNHH Dịch
vụ Thương mại BN là 490 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2013 thì tổng số vốn bằng
tiền của công ty đã tăng thêm 62 tỷ đồng (tương ứng tăng 12,65%) đạt mức 552 tỷ
đồng. Tuy nhiên đến năm 2014 do đầu tư mua sắm TSCĐ, mở rộng sản xuất kinh
doanh mà số vốn bằng tiền của cong ty đã giảm mạnh ( giảm 75,18%) so với năm
2013 xuống chỉ còn 131 tỷ đồng.
Một điều đáng chú ý là số tiền mặt tại quỹ của công ty thường rất ít mà chủ
yếu công ty lại dùng tiền gửi ngân hàng. Có thể nói đây là một chính sách đúng đắn
bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường ngày nay, xu hướng chung của các doanh nghiệp
là giao dịch qua ngân hàng, phương thức này giúp cho các hoạt động kinh tế được
21

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

thuận tiện và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó việc gửi tiền vào ngân hàng lại giúp cho
công ty có thêm một khoản thu nhập tài chính do được hưởng lãi suất tiền gửi. Tuy
nhiên công ty cũng xác định được nếu để khoản tiền gửi ngân hàng quá nhiều sẽ
gây nên ứ đọng vốn vì vậy mà năm 2014 công ty đã quyết định sử dụng một lượng
lớn tiền gửi ngân hàng để đầu tư TSCĐ làm cho tiền gửi ngân hàng của công ty
giảm mạnh là điều dễ hiểu.
2.3.2.2. Quản lý các khoản phải thu
Trong điều kiện kinh doanh ngày nay thì việc tồn tại các khoản phải thu là điều

không thể tránh không thể tránh khỏi. Thậm chí nó còn là một biện pháp để doanh
nghiệp thuận lơi hơn trong việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Thế
nhưng nếu các khoản phải thu quá lớn thì lại không tốt vì khi đó doanh nghiệp
đang bị chiếm dụng một lượng VLĐ lớn và gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
VLĐ của doanh nghiệp. Ta có thể xem sự biến động về các khoản phải thu của
công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN qua bảng 2.7 ( Xem trang sau)
Qua bảng 2.7 ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 là 365 tỷ đồng,
sang năm 2013 đã tăng 175 tỷ so với cùng kỳ năm 2012 đạt mức 540 tỷ đồng. Tuy
nhiên đến năm 2014 thì các khoản phải thu của công ty lại giảm 23 tỷ đồng ( tương
ứng với 4,26%) xuống chỉ còn 517 tỷ điều này chứng tỏ năm 2014 công ty đã thu
hồi được một phần vốn bị chiếm dụng.
Trong cơ cấu các khoản phải thu thì phải thu khách hàng chiếm tỷ trong cao
nhất ( lần lượt là 55,07%, 81,48% và 82,01% đối với các năm 2012, 2013 và
2014).

22

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Bẳng 2.7: Tình hình các khoản phải thu của công ty TNHH Dịch vụ
Thương mại BN
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2012


So sánh
2013/2012
Chên Tỷ lệ
h lệch
%
+/+/-

So sánh
2014/2013
Chên Tỷ lệ
h lệch
%
+/+/-

Năm 2013

Năm 2014

Tỷ
Số tiền Trọng
(%)

Số
tiề
n

Tỷ
trọng
(%)


Số
tiề
n

Tỷ
trọng
(%)

365

100,0
0

540

100,0
0

517

100,0
0

175

47,95

-23


-4,26

1. Phải thu khách
hàng

201

55,07

440

81,48

424

82,01

239

118,9
1

-16

-3,64

2. Trả trước cho
người bán

139


38,08

111

20,56

82

15,86

-28

-20,14

-29

-26,13

3. Các khoản phải
thu ngắn hạn khác

25

6,85

4

0,74


11

2,13

-21

-84,00

7

175,00

-15

-2,78

-

-

-

-

-

-

Chỉ tiêu
CÁC KHOẢN

PHẢI THU

4. Dự phòng phải
thu ngắn hạn khó
đòi

-

( Trích bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN)
Trong 2 năm 2012 và 2013 ta thấy khoản phải thu khách hàng tăng mạnh
( năm 2012 là 201 tỷ và năm 2013 là 440 tỷ đồng) điều này chứng tỏ lượng khách
mua chịu của công ty khá cao và công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn gây ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Dựa trên tình trạng đó sang năm
2014, công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN đã tích cực đốc thúc việc thu hồi nợ
như kiên quyết không giao thêm hàng cho những khách hàng có số nợ quá lớn. Vì
vậy mà sang năm 2014 các khoản phải thu khách hàng đã giảm được 3,64% so với
năm 2013. Tuy tỷ lệ giảm là chưa cao nhưng đó cũng là một dấu hiệu tốt cho công
ty để có thể tiếp tục các chính sách thu hồi nợ.
Trả trước cho người bán có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ 139 tỷ đồng
năm 2012 xuống còn 111 tỷ đồng vào năm 2013 và đến năm 2014 thì chỉ còn có 82
23

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội


tỷ đồng. Điều này chứng tỏ công ty đang quản lý khá tốt và đi đúng hướng, hạn
chế việc bị các nhà cung cấp chiếm dụng vốn.
2.3.2.3. Quản lý hàng tồn kho
Hàng tồn kho là khoản vật tư, hàng hóa dự trữ của Công ty. Đối với bất kỳ
một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì khoản vốn này cũng chiếm một tỷ
trọng lớn,trong tổng số VLĐ nhưng chỉ nên ở mức đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục.Và đảm bảo cung ứng hàng hoá
cho khách hàng hợp lý không nên nhiều quá dẫn đến ứ đọng vốn. Tình hình quản
lý HTK của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 2.8: Quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại
Bắc Ninh
ĐVT: Tỷ
đồng
Năm 2012

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

So sánh
2013/2012

So sánh
2014/2013

Số
tiền


Tỷ
Trọng
(%)

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Chên
h lệch
+/-

Tỷ lệ
%
+/-

Chênh
lệch
+/-


Tỷ lệ
%
+/-

1.542

100

1.614

100

1.885

100

72

4,67

271

16,79

-

-

20


1,24

213

11,30

-

-

193

965

2. Nguyên vật liệu

403

26,13

394

24,41

384

20,37

-9


-2,23

-10

-2,54

3. Công cụ dụng cụ

2

0,13

3

0,19

5

0,27

1

50,00

2

66,67

1.024


66,41

790

48,95

886

47,00

-234

-22,85

96

12,15

5. Thành phẩm

71

4,60

342

21,19

295


15,65

271

381,69

-47

13,74

6. Hàng hóa

42

2,72

65

4,03

102

5,41

23

54,76

37


56,92

HÀNG TỒN KHO
1. Hàng mua đang đi
trên đường

4. Sản phẩm dở dang

( Trích bảng cân đối kế toán công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN)
24

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


Luận văn tốt nghiệp

Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

Qua bảng phân tích trên ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng HTK là
sản phẩm dở dang ( lần lượt chiếm 66,41%, 48,95% và 47% qua các năm 2012,
2013 và 2014) mà chủ yếu là ở hoạt động chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng HTK của công ty là nguyên vật liệu. Điều này
cho thấy công ty đang rất chú trọng vào việc sản xuất kinh doanh có thể diễn ra
một cách liên tục, không bị ngừng trệ vì lý do thiếu nguyên vật liệu. Có thể nói do
tình hình kinh tế nói chung việc tích trữ HTK, đảm bảo nguồn cung là điều cần
thiết tuy nhiên chỉ nên dự trữ một lượng vừa phải để tránh ứ đọng vốn, gây khó
khăn trong kinh doanh và phát sinh thêm một số chi phí như chi phí bảo quản, kho

bãi… làm giảm lợi nhuận của công ty.
2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại
Bắc Ninh
2.3.3.1. Khả năng thanh toán
Bảng 2.9: Khả năng thanh toán của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN
ĐVT: Tỷ
đồng
So sánh2013/2012
Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

1. Tổng vốn lưu động

2.450

2.742

2. Nợ ngắn hạn

1.459

Chỉ tiêu

So sánh

2014/2013
Chênh
Tỉ lệ
lệch
%
+/+/-

Chênh
lệch
+/-

Tỉ lệ%
+/-

3.016

292

11,92

274

9,99

2.025

2.160

566


38,79

135

6,67

490

552

137

62

12,65

-415

1.542

1.614

1.885

72

4,67

271


75,18
16,79

5. Hệ số thanh toán tổng
quát [= (1) / (2)]

1,68

1,35

1,40

-0,33

-19,36

0,04

3,12

6. Hệ số thanh toán nhanh
[= (1-4) / 2]

0,62

0,56

0,52

-0,07


-10,49

-0,03

-6

3. Tiền và tương đương
tiền
4. Hàng tồn kho

( Trích bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Dịch vụ Thương mại BN)
25

SV: Nguyễn Thị Ngọc Anh

MSV: 11D00385


×