Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa kế toán kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.37 KB, 74 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

1

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................1
..............................................................................................................................................11
Kế toán tổng hợp NVL là việc sử dụng các tài khoản để phản ánh kiểm tra và giám sát các
đối tượng kế toán có nội dung ở dạng tổng quát. Tại công ty TNHH TM và SX NTTB TH
Hồng Anhs sử dụng hình thức nhật ký chung trên phần mềm, cơ sở để ghi sổ là các chứng
từ gốc....................................................................................................................................37
Biểu 2.7: Sổ nhật kí chung...................................................................................................37
KẾT LUẬN..........................................................................................................................69

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Viết tắt
BHTN
BHXH
BHYT
CCDC
DTT
GTGT
KHBQ
KKTX
KPCĐ
KTT
LNST
LNTT
NT
NTTB

NVL
ROA
ROE
ROS
SH
SP
STT
SX
SXKD
TGNH
TH
TK

Tên đầy đủ
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Công cụ dụng cụ
Doanh thu thuần
Giá trị gia tăng
Khấu hao bình quân
Kê khai thường xuyên
Kinh phí công đoàn
Kế toán trưởng
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trước thuế
Ngày tháng
Nội thất thiết bị
Nguyên vật liệu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Số hiệu
Sản phẩm
Số thứ tự
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Tiền gửi ngân hàng
Trường học
Tài khoản

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
27
28
29
30

TM
TMCP
TNHH
TSCĐ

2

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán


Tiền mặt
Thương mại cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định

DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................1
..............................................................................................................................................11
Kế toán tổng hợp NVL là việc sử dụng các tài khoản để phản ánh kiểm tra và giám sát các
đối tượng kế toán có nội dung ở dạng tổng quát. Tại công ty TNHH TM và SX NTTB TH
Hồng Anhs sử dụng hình thức nhật ký chung trên phần mềm, cơ sở để ghi sổ là các chứng
từ gốc....................................................................................................................................37
Kế toán tổng hợp NVL là việc sử dụng các tài khoản để phản ánh kiểm tra và giám sát các
đối tượng kế toán có nội dung ở dạng tổng quát. Tại công ty TNHH TM và SX NTTB TH
Hồng Anhs sử dụng hình thức nhật ký chung trên phần mềm, cơ sở để ghi sổ là các chứng
từ gốc....................................................................................................................................37
Biểu 2.7: Sổ nhật kí chung...................................................................................................37
Biểu 2.7: Sổ nhật kí chung...................................................................................................37
KẾT LUẬN..........................................................................................................................69

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

3


Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................1
..............................................................................................................................................11
Kế toán tổng hợp NVL là việc sử dụng các tài khoản để phản ánh kiểm tra và giám sát các
đối tượng kế toán có nội dung ở dạng tổng quát. Tại công ty TNHH TM và SX NTTB TH
Hồng Anhs sử dụng hình thức nhật ký chung trên phần mềm, cơ sở để ghi sổ là các chứng
từ gốc....................................................................................................................................37
Biểu 2.7: Sổ nhật kí chung...................................................................................................37
KẾT LUẬN..........................................................................................................................69

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

4

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế.Nếu không có sự tồn tại của doanh
nghiệp thì nền kinh tế không thể phát triển được. Doanh nghiệp đã đóng góp một
nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
việc làm cho người lao động, giúp họ có một khoản thu nhập để trang trải cho cuộc

sống của mình. Bên cạnh đó, không thể không nói đến cánh tay đắc lực trong mỗi
doanh nghiệp đó chính là kế toán. Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng
trong hệ thống công cụ quản lý nền kinh tế thời kì đổi mới. Kế toán là công cụ quản
lý hữu hiệu tài sản, vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp,
đồng thời là nguồn cung cấp thông tin, số liệu đáng tin cậy để nhà nước điều hành
vĩ mô nền kinh tế, kiểm tra kiểm soát các hoạt động của các ngành, các lĩnh vực. Vì
vậy, kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính nhà
nước mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Để thực hiện phương châm giáo dục và đào tạo của Nhà nước “học đi đôi
với hành”, cơ sở lý luận phải gắn liền với cơ sở thực tiễn, sau mỗi khóa đào tạo, nhà
trường tổ chức cho học sinh, sinh viên đi thực tập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích cho học sinh, sinh viên liên hệ, tìm hiểu và vận dụng những kiến
thức đã được học vào thực tế. Qua đó rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, thích nghi
dần với công việc và để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường có thể hoàn thành tốt
công việc được giao.
Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ Đinh Ngọc Thúy Hà và các anh, chị tại phòng Tài
chính- Kế toán ở Công Ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất – thiết bị trường
học Hồng Ánh đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Ngoài phần mở đầu và
kết luận báo cáo gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Tổng quan về Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội
thất thiết bị trường học Hồng Ánh
Phần thứ hai: Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu tại công ty
TNHH thương mại và sản xuất nội thất thiết bị trường học Hồng Ánh
Phần thứ ba: Một số nhận xét và kiến nghị
Do thời gian và kiến thức có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập


Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

5

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán
Võ Thị Mai Nga

Phần thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT NỘI THẤT – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC HỒNG
ÁNH
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên Công ty

: Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội
thất - thiết bị trường học Hồng Ánh

Tên giao dịch

HONG ANH PROTRA CO.,LTD

Địa chỉ

: Phòng 206- B18, tập thể Ngọc Khánh, Quận Ba

Đình, Hà Nội

Loại hình doanh nghiệp

: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Vốn điều lệ

: 9,600,000,000

Điện thoại

: 0437712360

Mã số thuế

: 0101677870

Người đại diện

: Nguyễn Thị Thu Hương

Chức danh

: Giám đốc

Lĩnh vực kinh doanh

: Sản xuất, buôn bán nội thất, thiết bị văn phòng,
thiết bị giáo dục…


- Công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất - thiết bị trường học Hồng Ánh
được thành lập vào ngày 6 tháng 6 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0101677870 cấp ngày: 15/6/2005
Khi mới thành lập công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về tổ chức,lao động và công
nghệ. Lao động còn thiếu lại yếu hầu hết là công nhân mới ra trường. Tuy nhiên với

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

6

sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty thì hoạt
động của công ty ngày càng ổn định và phát triển, doanh thu và lợi nhuận ngày càng
cao.
Sau gần 10 năm hoạt động kinh doanh, trải qua nhiều thăng trầm và biến
động nhưng với đường lối phát triển đúng đắn, sự đoàn kết một lòng cộng với
những nỗ lực không biết mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên, Hồng Ánh đã
đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên cả hai phương diện kinh tế và xã hội
Trong xu thế phát triển của nên kinh tế mở hội nhập, công ty đang định hướng
mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường hướng tới xuất khẩu. Đặc biệt
hướng tới mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác..

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị

Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình thì việc xây dựng bộ
máy tổ chức quản lý cũng như phân công nhiệm vụ của các bộ phận luôn được công
ty quan tâm xây dựng và đổi mới sao cho phù hợp với đặc điểm quản lý, hạch toán
kinh doanh của công ty nhằm khai thác mọi hiệu quả tiềm năng và thế mạnh. Giám
đốc là người lãnh đạo cao nhất và quản lý mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và nhà nước.

GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
PHÒNG
TỔ
TÀI
CHÍNH– K6
Võ ThịCHỨC
Mai Nga – ĐHKT3
HÀNH
KẾ
CHÍNH
TOÁN

PHÒNG
THIẾT
KẾ

PHÒNG
KINH
XƯỞNG
DOANH

SẢN
Báo cáo tốt
nghiệp
TỔNG
XUÂT
HỢP


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

7

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

KHO
HÀNG

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty Hồng Ánh
( Nguồn:Phòng tổ chức)

 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
+) Giám đốc: là người đứng đầu công ty điều hành mọi hoạt động kinh
doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của công ty. Thực hiện các kế hoạch
kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Đưa ra phương án bố trí cơ cấu tổ
chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền theo đúng chính sách pháp luật
của nhà nước và quy định của công ty. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công
ty trước pháp luật.
+) Phó giám đốc công ty: Lập báo các kế hoạch kinh doanh, dịch vụ và
huy động vốn của công ty cũng như các phương án thực hiện đi kèm để trình ban

giám đốc. thay mặt giám đốc giải quyết một số công việc do giám đốc phụ trách khi
giám đốc không có điều kiện trực tiếp giải quyết kịp thời và báo cáo lại với giám
đốc. Chịu trách nhiệm điều hành quản lý, đôn đốc các phòng ban.
+) Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc trong công
tác như xây dựng các chính sách để duy trì ổn định và phát triển chất lượng nguồn
nhân sự của công ty; lập kế hoạch tuyển dụng đào tạo phát triển nguồn nhân lực
định kỳ hàng năm; hỗ trợ các bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu lối
giữa ban giám đốc ngoài ra còn đôn đốc theo dõi các nghị quyết của ban giám đốc
và quy định của công ty; xây dựng quy định biện pháp kiểm soát hiệu quả các công
việc của công tác hành chính - quản trị.

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

8

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

+) Phòng tài chính - kế toán: Tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo quản lý
điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; thực hiện và theo dõi
công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ chính
sách đối với người lao động trong công ty kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và
báo cáo giải trình các vấn đề tài chính cho giám đốc theo định kỳ hàng tháng, hàng
năm. Thực hiện cân đối thu chi của công ty và đề xuất các biện pháp tài chính, kế
hoạch tài chính của công ty trước giám đốc. Lập báo cáo để trình lên cơ quan cấp
trên. Bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán

+) Phòng thiết kế: chủ yếu thiết kế theo yêu cầu lắp đặt, theo yêu cầu của
khách hàng. Nghiên cứu các mẫu thiết kế trên thị trường về sản phẩm cùng loại.
Nghiên cứu các mẫu thiết kế của đối thủ cạnh tranh cùng dòng sản phẩm.
+) Phòng kinh doanh tổng hợp: Chịu trách nhiệm thực hiện các phương
án kinh doanh của công ty trên cơ sở những chiến lược kinh doanh do giám đốc
công ty thông qua. Tham mưu cho giám đốc về công tác tiếp thị thị trường, các
chính sách đầu tư, chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường theo định hướng của
nhà nước và định hướng hoạt động của công ty. Ngoài ra còn có nhiệm vụ chăm sóc
hệ thống đại lý, thông báo đến văn phòng các biến động của thị trường.
+) Xưởng sản xuất: Họ chủ yếu tập trung sản xuất theo đơn đặt hàng, theo
thiết kế, theo hợp đồng. Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời nhu
cầu sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các phòng ban khác để hoàn thành nhiệm vụ
được giao
+) Bộ phận kho hàng: Chịu trách nhiệm quản lý về mặt hiện vật của hàng
hóa, tránh làm thất thoát, hư hỏng hàng hóa. Theo dõi tình hình hàng hóa tập hợp
các đơn đặt hàng của các đại lý thông báo cho bộ phận văn phòng để hàng hóa được
thông suốt.

1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

9


Hoạt động của công ty chủ yếu là sản xuất và bán buôn, bán lẻ đưa các sản phẩm
của công ty vào thị trường thông qua sự maketting của nhân viên kinh doanh và
nhân viên văn phòng có nhiệm vụ phát triển thị trường và triển khai đưa các sản
phẩm của công ty ra toàn thị trường miền Bắc. Thông qua các đơn đặt hàng, các đại
lý phân phối, các cửa hàng, dự án, khách hàng có ký hợp đồng kinh tế…
1.3.1 Quy trình tổ chức về tiêu thụ sản phẩm
KHÁCH HÀNG
(có nhu cầu)

Hàng nhập,
hàng cty sản
xuất

PHÒNG KIỂM
ĐỊNH

GIÁM ĐỐC
(duyệt)

KT BÁN
HÀNG
(kiểm tra)

NHẬP KHO
hàng hóa

THỦ KHO
(xuất hàng)


LÁI XE
(giao hàng)

Sơ đồ 1.2: Quy trình hoạt động kinh doanh.
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )

 Giải thích sơ đồ:
+) Phòng kiểm định: Thực hiện việc giám định kiểm tra sự đồng bộ của thiết
bị; kiểm tra tem, nhãn, mác thiết bị ; kiểm tra chất lượng thiết bị so sánh với tờ khai
đã nêu. Sau đó lập giấy kết quả kiểm tra để trình nên ban giám đốc đồng thời nhập
kho hàng hóa. Sau khi nhập hàng hóa thủ kho kiểm tra đủ số lượng nhập và báo cáo
nên phòng kế toán vào sổ.

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

10

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

+) Khách hàng ( đại lý, cửa hàng, công trình, dự án …): Khi khách hàng có
nhu cầu mua hàng giao tại kho hoặc tại địa chỉ khách hàng yêu cầu thì nhất thiết
phải có đơn đặt hàng và gửi về công ty qua điện thoại, fax hoặc nhân viên kinh
doanh quản lý.
+) Kế toán bán hàng: Kết hợp với khách hàng kiểm tra lại đơn đặt hàng, xác
định số lượng, chủng loại, địa điểm thời gian giao hàng, thông tin người nhận. Kiểm

tra và hoàn thành thủ tục xuất hàng.
+) Giám đốc: Xem xét các đơn đặt hàng, ký duyệt đơn hàng. Đối với những
đơn hàng không nằm trong chính sách được bán hàng phải báo cáo với lãnh đạo
công ty để xin ý chỉ đạo giải quyết đơn hàng.
+) Thủ kho: Sau khi nhận được đơn điều hàng của kế toán bán hàng phải
kiểm tra tính hợp lý của hàng hóa và địa chỉ giao hàng, viết biên bản giao nhận hàng
hóa, phiếu xuất kho, sau khi kiểm tra nếu thấy thời gian giao hàng không đảm bảo
thì phải báo ngay cho kế toán bán hàng để cùng nhau tìm hướng giải quyết. Hướng
dẫn lái xe đi giao hàng.
+) Lái xe: Tiếp nhận biên bản giao nhận, kiểm tra số lượng hàng trên chứng
từ và thực tế trên xe. Kiểm tra lại địa chỉ giao hàng và người nhận hàng, sau khi
giao hàng để khách hàng ký ghi rõ họ tên và đóng dấu ( nếu có) trên biên bản giao
nhận hàng hóa. Nộp lại biên bản hàng hóa cho thủ kho ngay sau khi về kho để tiếp
tục vận chuyển tiếp theo.
1.3.2 Quy trình hoạt động về sản xuất sản phẩm chủ yếu tại đơn vị

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

11

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất nội thất
( Nguồn: Phòng thiết kế )
 Giải thích quy trình:

Bước 1: Khảo sát thực tế với bản vẽ kỹ thuật
Khảo sát chi tiết các không gian trên công trình, đảm bảo sự thống nhất kỹ thuật
giữa hệ thống bản vẽ và thực tế, tránh các phát sinh không cần thiết có thể làm phát
sinh chi phí và làm chậm tiến độ công trình cũng như trong quá trình lắp đặt thực tế
tại công trình.
Bước 2:Chuẩn bị nguyên liệu
Gỗ đạt độ ẩm < 10% ở kho A sẽ được bào,cắt và phân loại theo các tiêu chuẩn cụ
thể, lưu trữ đúng vị trí qui định ở kho B. Với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên
hàng đầu, phôi nguyên liệu sẽ được chọn lựa kỹ những điểm lỗi : mắt chết, cong
vênh, nứt tét, mối mọt… sẽ được lọc bỏ trước khi chuyển qua công đoạn gia công
chi tiết hoàn thiện. Khi có KHSX, gỗ kho B được cấp vào xưởng để thực hiện các
công đoạn: finger, ghép thanh, ghép tấm, rong, lộng, cắt theo đúng qui cách, số
lượng và chuyển giao bộ phận tạo hình.
Bước 3: Tạo hình cho sản phẩm nội thất
Các thanh gỗ sẽ được phay cạnh, phay mộng, khoan lỗ… theo đúng bản vẽ chi tiết.
Và được chà nhám tất cả các cạnh và mặt với những cấp độ nhám khác nhau theo

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

12

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

từng yêu cầu cụ thể.Kiểm tra chất lượng và xử lý kỹ các khuyết tật (nếu có) trước
khi chuyển giao bộ phận nhuộm màu.

Bước 4: Nhuộm màu và ráp thử sản phẩm nội thất
Tùy theo từng yêu cầu cụ thể, các chi tiết sẽ được nhộm màu theo các cách: stain
(dùng súng phun), lau màu (dùng vải) hoặc nhúng màu. Chi tiết sau khi nhuộm màu
sẽ được ráp thành cụm chi tiết hoặc sản phẩm hoàn chỉnh để kiểm tra so với bản vẽ.
Kiểm tra chất lượng trước khi chuyển giao bộ phận sơn hoàn thiện.
Bứớc 5: Sơn hoàn thiện và đóng gói sản phẩm nội thất
Toàn bộ bề mặt các chi tiết sẽ được phủ 1 lớp lót và được chà nhám nhẹ với giấy
nhám mịn. Kiểm tra kỹ chất lượng bề mặt và sự đồng màu trước khi phủ lên toàn bộ
bề mặt sản phẩm 2 lớp Top coat.
Bước 6: Kiểm tra, giao hàng và lắp đặt sản phẩm nội thất
Sản phẩm sau khi Top coat khoảng 5 giờ sẽ được kiểm tra 100% và tiến hành đóng
gói. Bộ phận kiểm định sẽ kiểm tra xác suất các sản phẩm đã đóng gói, lập báo cáo
trước khi khách hàng xác nhận chất lượng. Sản phẩm nội thất được xếp lên xe theo
đúng sơ đồ và được xuất đi tới công trình. Đội ngũ thợ lành nghề lắp đặt sản phẩm
nội thất vào vị trí, thu dọn và làm sạch sản phẩm trước khi bàn giao. Ngoài ra tùy
theo đơn hàng sẽ có thêm các khâu tráng cứng, sơn PU, sơn 7 lớp công nghệ ô tô ...
theo yêu cầu của khách hàng.
1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
* Thuận lợi:

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

13


Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

- Với loại hình là công ty TNHH, công ty có điều kiện đẩy mạnh cải cách về nhân
sự, phương thức sản xuất trong nền kinh tế thị trường, được chủ động hơn đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Luôn được sự chỉ đạo của ban Giám đốc và Phó giám đốc tạo điều kiện thuận lợi
trong việc hoàn thành kế hoạch đề ra.
- Thị trường ngày càng mở rộng, sản phẩm đa dạng.
- Cơ sờ vật chất tốt , có đội ngũ công nhân lành nghề cao, hăng say lao động.
- Mặt bằng thuận lợi giao thông đi lại dễ dàng
* Khó khăn
- Là hình thức công ty TNHH nên bị hạn chế về cách thức huy động vốn,. Công ty
phải huy động vốn theo cách thông thường là vay ngân hàng, và bị phụ thuộc một
phần vào nguồn vốn này. Chi phí vay vốn tăng cao do lãi suất vay ngân hàng ngày
một tăng lên.
- Giá vật nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng gia tăng ảnh hưởng tới chi phí sản
xuất của Công ty.
- Đối thủ cạnh tranh nhiều.

1.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế của đơn vị
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
DTT
Chi phí
LNTT
Nộp ngân

2012
11,500,900,000

11,406,367,072
94,532,928
23,633,232

Năm
Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2012
2013
2014
+/%
+/%
7,127,086,77 2,291,489,79
-4,373,813,225 -38.03 -9,209,410,208 -80.08
5
2
7,097,473,53 2,290,056,21
-4,308,893,541 -37.78 -9,116,310,860 -79.92
1
2
29,613,244
1,433,580
-64,919,684 -68.67
-93,099,348 -98.48
5,182,318
322,884
-18,450,914 -78.07
-23,310,348 -98.63

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
sách
LNST
Số lao động
Tổng tài sản
Vốn chủ sở
hữu

70,899,696
14
3,901,559,856
5,123,184,135

24,430,926
1,110,696
14
6
4,801,533,28 9,869,032,19
9
3
1,397,664,01 1,119,240,61
2

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

14

1


-46,468,770 -65.54
0
0.00
899,973,433

23.07

-3,725,520,123

-73

-69,789,000 -98.43
-8 -57.14
5,967,472,337 152.95
-4,003,943,524

( Nguồn: Phòng kế toán)

 Nhận xét:
Nhìn chung kết quả SXKD của công ty trong 3 năm gần đây ta thấy có những sự
thay đổi nhất định. Cụ thể như sau:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh trong 3 năm
gần đây. Trong năm 2013 giảm 4,373,813,225 đồng so với năm 2012 tương ứng với
tỉ lệ giảm 38.03%; năm 2014 giảm so với năm 2012 là 9,209,410,208 đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm 80.08%
Chi phí của năm 2013 so với năm 2012 giảm 4,308,893,541, tương ứng với
37.78 %, năm 2014 so với 2012 còn giảm mạnh hơn là 9,116,310,860 đồng, tương
ứng với 79.92 %. Từ việc giảm cả 2 chỉ tiêu trên dẫn đến Lợi nhuận trước thuế của
công ty giảm qua các năm. Cụ thể năm 2013 là 29,613,244 đồng, giảm so với năm

2012 là 64,919,684 đồng, tương ứng với 68.67 %, năm 2014 chỉ đạt 1,433,580
đồng, so với năm 2012 giảm mạnh là 93,099,348 đồng, tương ứng với 98.48 %.
Lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 24,430,926 đồng, giảm so với năm 2012 là
46,468,770 đồng, tương ứng với 65.54 %, năm 2014 so với năm 2012 còn giảm
mạnh hơn là 69,789,000 đồng, tương ứng với 98.43 %.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đên việc giảm các chỉ tiêu kinh tế. Công ty thu
hẹp quy mô sản xuất nên chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giảm. Số lượng
lao động của năm 2013 là 14 người không thay đổi so với năm 2012, nhưng năm
2014 chỉ còn có 6 người, giảm 8 người so với năm 2012, do vậy sản lượng sản xuất
bị giảm dẫn đến doanh thu bán hàng giảm.
Vốn chủ sở hữu của năm 2013 so với năm 2012 là giảm 3,725,520,123 đồng,
tương ứng 73 %, năm 2014 so với năm 2012 giảm nhiều hơn là 4,003,943,524 đồng

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp

-78


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

15

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

tương ứng với 78%. Mặc dù vốn chủ sở hữu giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăng
đều qua các năm. Năm 2013 tăng 899,973,433 đồng so với năm 2012, tương ứng
23.07 %, năm 2014 tắng 5,967,472,337 đồng, tương ứng với 152.95 %. Điều này
chứng tỏ nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cầu nguồn vốn và tăng mạnh qua

các năm, cho thấy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp lớn cũng như biết cách
chiếm dụng vốn của người khác.
Qua đây ta thấy, mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, doanh
thu và lợi nhuận có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng doanh nghiệp vẫn kinh
doanh sản xuất hiệu quả làm ăn có lãi, điều đó thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của
doanh nghiệp trong những năm qua. Tuy vậy, doanh nghiệp cần xem xét các
nguyên nhân, nhạy bén điều tra nắm bắt các thông tin thị trường để đưa ra các kế
hoạch và chiến lược sản xuất, kinh doanh cụ thể cho năm sau.
Để nhìn nhận rõ hơn về tình hình tài chính của đơn vị, ta có các chỉ tiêu kinh tế sau:
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế đánh giá khái quát tài chính của đơn vị
Đơn vị tính: Đồng
Chênh
Chỉ tiêu

ROA
ROE
ROS
Hệ số nợ
Hệ số tự tài
trợ

Năm 2012

Năm 2013

lệch

Năm 2014

2013/201


1.817%
1.384%
0.616%
-0.313

0.509%
1.748%
0.343%
0.709

0.011%
0.099%
0.048%
0.887

2
-1.308%
0.364%
-0.274%
1.022

1.313

0.291

0.113

-1.022


Chênh
lệch
2014/2012
-1.806%
-1.285%
-0.568%
1.200
-1.200

( Nguồn: Phòng kế toán )

 Nhận xét:
Từ bảng 1.2 ta thấy, chỉ tiêu ROA phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản
và lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 là 0.509 %, cứ 100 đống tổng tài sản bỏ vào hoạt

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

16

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

động kinh doanh trong kỳ tạo ra 0.509 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 1.308% so với
năm 2012. Năm 2014 chỉ đạt 0.011 %, giảm 1.806% so với năm 2012.
ROS phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần.
Năm 2013 đạt 0.343 %, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 0.343 đồng

lợi nhuận sau thuế, giảm 0.274 % so với năm 2012. Năm 2014 so với năm 2012
giảm nhiều hơn là 0.568%. Điều này chứng tỏ lợi nhuận tạo ra ít hơn và kiểm soát
chi phí, sử dụng tài sản kém hiệu quả
ROE phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu,
Năm 2013 đạt 1.748 % so với năm 2012 đã tăng 0.099%. Tuy nhiên, đến năm 2014
chỉ đạt 0.099%, so với năm 2012 là giảm 1.285%.
Hệ số tự tài trợ năm 2013 chỉ đạt 0.291 trong cơ cấu nguồn vốn, giảm
1.022 so với năm 2012, năm 2014 cũng chỉ đạt 0.113, so với năm 2012 giảm 1.2.
Điều đó đồng nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đảm bảo về mức độ tài chính và mức độ độc
lập của doanh nghiệp đối với các ngân hàng, tổ chức tin dụng, nhà cung cấp… là
thấp, doanh nghiệp tự tài trợ về mặt tài chính thông qua vốn vay.

1.5 Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị
1.5.1 Các chính sách kế toán chung
 Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số
48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006, những hướng dẫn sửa đổi, bổ sung
Chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư số 138/2011/TTBTC ngày 04/10/2011 của Bộ tài chính và các chuẩn mực kế toán do Bộ Tài
chính phát hành.
Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm 5 phần:
 Phần thứ nhất - Quy định chung;
 Phần thứ hai - Hệ thống tài khoản kế toán 48;

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

17

 Phần thứ ba

- Hệ thống báo cáo tài chính 48 ;

 Phần thứ tư

- Chế độ chứng từ kế toán 48;

 Phần thứ năm - Chế độ sổ sách kế toán 48.

 Niên độ kế toán: Để tiện cho việc hạch toán kế toán Công ty tính niên độ kế
toán theo năm tài chính, ngày bắt đầu một niên độ kế toán mới là ngày 1/1
dương lịch và kết thúc niên độ là ngày 31/12 của năm.

 Kỳ kế toán: cuả công ty cũng tính theo năm.
 Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam
 Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.
 Hình thức kế toán sử dụng: Nhật Ký Chung.
 Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: Phương pháp ghi sổ số dư.
 Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp tỷ giá thực tế.
 Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo nguyên giá.
 Phương pháp khấu khao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. Cụ thể như sau:
 Mức KH BQ
năm


Nguyên giá
=

 của TSCĐ
Mức KH BQ tháng
của TSCĐ

=

Thời gian sử dụng
Mức KH BQ năm của TSCĐ
12 tháng

+) Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân
Phương pháp này được tính theo công thức sau:
Đơn giá bình quân

=

Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế nhập trong kỳ

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
hàng hóa xuất kho

18


Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

+) Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: ghi nhận theo số vốn thực góp.

1.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ mà công ty đang sử dụng bao gồm các chứng từ theo biểu
mẫu đã có quy định chung của Bộ Tài Chính. Ngoài ra, để phục vụ cho công tác kế
toán tại đơn vị, Công ty còn quy định thêm một số chứng từ riêng.
Các chứng từ theo quy định chung của Bộ Tài Chính gồm có:
- Chứng từ về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm
thêm giờ; bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng; phiếu xác nhận
sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thuê
ngoài, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo
hiểm xã hội.
- Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá; Bảng kê mua hàng
- Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn GTGT; Bảng thanh toán hàng đại lý, ký
gửi; thẻ quầy hàng
- Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;
Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền, Bảng kiểm
kê quỹ, bảng kê chi tiền.
- Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ;
Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành; Biên bản đánh giá lại TSCĐ;
Bảng trích và phân bổ khấu haoTSCĐ.

1.5.3 Hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay tài khoản của công ty được sử dụng theo quyết định 48/2006/QĐ –

BTC của Bộ Tài Chính. Cụ thể như sau:
- Loại 1: Tài sản ngắn hạn: TK111, 112, 121, 131, 133, 138, 142,152,
153,154, 155,156, 157,159

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

19

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

- Loại 2: Tài sản dài hạn: TK211, 214, 241
- Loại 3: Nợ phải trả: TK311, 315, 331, 333, 334, 338, 341,
- Loại 4: Vốn chủ sở hữu: TK411, 421, 431
- Loại 5: Doanh thu: TK511, 515, 521
- Loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh: TK 632, 635, 642
- Loại 7: Thu nhập khác, chi phí khác: TK711,811
- Loại 8: Xác định kết quả kinh doanh: TK 911
LOẠI TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG
- TK 001: Tài sản thuê ngoài
- TK 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công
- TK 003: Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược cầu quản lý
- TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý
- TK 007: Ngoại tệ các loại
Nhận xét: Nhìn chung doanh nghiệp đã vận dụng hệ thống tài khoản theo đúng
qui định của Bộ Tài Chính.


1.5.4 Hệ thống sổ sách kế toán
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, căn cứ vào trình độ cũng như
yêu cầu quản lý, hiện nay Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán máy Fast
accounting 10.2R và được sử dụng theo hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Đây là
một hình thức kế toán phù hợp và thuận tiện cho công tác kế toán của Công ty, giúp
kế toán giảm bớt khối lượng công việc và phù hợp với điều kiện xử lý thông tin
bằng máy vi tính, cung cấp thông tin về kế toán một cách kịp thời.

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

20

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Phần mềm kế
toán
Chứng từ kế
toán

Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp

(Máy vi tính)


Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại

- Sổ chi tiết

-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản trị

Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính
Cách ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:
(a) Hàng ngày: kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng,
biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.
(b) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào): kế toán thực
hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số
liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,
trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra,
đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

21

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
ghi bằng tay.

1.5.5 Hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của Doanh nghiệp được thực hiện theo quy định
của Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14 tháng 9 năm
2006.
Cuối năm, Công ty lập 3 báo cáo tài chính:
-

Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DNN)

-

Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02- DNN)

-

Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 09- DNN).

 Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu Bảng

cân đối tài khoản (Mẫu số F 07- DNN).
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không được lập ở công ty. Các báo cáo này có giá
trị khi có đầy đủ chữ ký của kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, và Giám đốc.
Ngoài ra, Công ty còn lập báo cáo nội bộ khi Giám đốc yêu cầu như: Báo
cáo tình hình công nợ, báo cáo tình hình sản xuất, báo cáo nộp ngân sách, báo cáo
bán hàng…
1.5.6 Tổ chức bộ máy kế toán

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

22

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản
lý ở trên phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý. Công ty đã áp dụng hình thức tổ
chức công tác kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung
tại phòng kế toán tổng hợp, ở bộ phận kho không có bộ phận kế toán kho… Việc tổ
chức hình thức kế toán theo kiểu tập trung đã tạo điều kiện cho công ty trong việc
kiểm tra, chỉ đạo, giám sát ngiệp vụ, đảm bảo sự tập trung thống nhất của phụ trách
kế toán cũng như sự chỉ đạo kịp thời của giám đốc đối với toàn bộ quá trình hoạt
động kinh doanh.
KẾ TOÁN TRƯỞNG KIÊM
KẾ TOÁN TỔNG HỢP


KẾ
TOÁN
BÁN
HÀN
G

THỦ
KHO

KẾ
TOÁN
THUẾ

KẾ
TOÁN
CÔN
G NỢ

THỦ
QUỸ

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính )

 Giải thích sơ đồ:
+) Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra
các công việc do kế toán viên thực hiện, và tổng hợp số liệu lập các báo cáo tổng
hợp trình các cơ quan quản lý cấp trên khi có yêu cầu. Chịu trách nhiệm trước giám
đốc công ty và các cơ quan có thẩm quyền về những số liệu mà kế toán cung cấp.
Có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát việc chấp hành bảo vệ tài sản tiền vốn của công

ty; chấp hành chế độ quản lý và kỷ luật lao động tiền lương tiền thưởng các khoản
phụ cấp đối với người lao động; theo giõi tình hình tăng giảm TSCĐ; việc thực hiện

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

23

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

chế độ thanh toán tiền mặt, tiền vay tín dụng và các hợp đồng kinh tế; giải quyết sử
lý các khoản thiếu hụt các khoản nợ không đòi được và các khoản thiếu hụt khác.
+) Kế toán thuế: Trực tiếp làm việc với cơ quản thuế khi có phát sinh; kiểm
tra đối chiếu hóa đơn thuế GTGT với bảng kê đầu vào, đầu ra của từng cơ sở; Hàng
tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào của công ty
theo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ; theo dõi tình hình nộp ngân sách, tồn đọng
ngân sách, hoàn thuế của công ty; kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế
để báo cáo nên cục thuế; lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn GTGT
theo thời gian và thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng; cập nhật kịp thời các
thông tin về luật thuế soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của luật thuế có liên
quan tới hoạt động kinh doanh của công ty để cơ sở biết thực hiện; lập kế hoạch
thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp cho ngân sách.
+) Kế toán bán hàng: Ghi chép tất cả những nghiệp vụ lên quan đến hóa đơn
bán hàng: ghi sổ chi tiết doanh thu, thuế GTGT phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hoá,
xuất bán, ... Định kỳ làm báo cáo bán hàng, báo cáo công nợ theo yêu cầu quản lý
của doanh nghiệp, cung cấp giá vốn hàng đã tiêu thụ cho bộ phận bán hàng.

+) Thủ kho: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp số liệu theo dõi tình hình bán
hàng của công ty, chịu trách nhiệm về số lượng hàng bán, hợp đồng, hóa đơn bán
hàng, theo dõi toàn bộ hàng nhập - xuất - tồn, lưu lại phiếu nhập kho, xuất kho,
hàng tháng lên báo cáo tồn kho, phân loại hàng ứ đọng. Thực hiện kiểm kê và lập
báo cáo kiểm kê theo quy định của nhà nước.
+) Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp các khoản vay nợ của
công ty, lên kế hoạch trả nợ và thu hồi nợ của công ty. Ngoài ra kế toán công nợ
còn phải tính lương cho lao động trong công ty, theo dõi tình hình thanh toán cho
công nhân viên chức.
+) Thủ quỹ: Có nhiệm vụ chi tiền mặt khi có quyết định cua lãnh đạo và thu
tiền vốn vay của các đơn vị, theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời dầy đủ chính sách
tình hình tăng giảm và sổ tiền còn tồn tại quỹ. Cung cấp thông tin chính xác cho kế

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

24

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

toán trưởng để làm cơ sở cho việc kiểm soát điều chỉnh vốn bằng tiền, từ đó đưa ra
quyết định thích hợp cho hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính của công ty.

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

Báo cáo tốt nghiệp



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán- Kiểm Toán

25

Phần thứ hai
THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN
CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
SẢN XUẤT NỘI THẤT - THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
HỒNG ÁNH
2.1 Kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại công ty TNHH thương mại và sản
xuất nội thất – thiêt bị trường học Hồng Ánh
2.1.1 Danh mục các loại vật liệu, CCDC chính tại đơn vị.
Bảng 2.1 Danh mục nguyên vật liệu
STT

Mã vật tư

Tên vật tư

ĐVT STT

Mã vật tư

Tên vật tư

ĐVT


1

TO

Thép ống

Kg

26

PPK

Phốt phát kẽm

Kg

2

TH

Thép hộp

Kg

27

Tẩy dầu

Kg


3

TCL

Thép các loại

Kg

28

TAYDAU
TANGTO
C

Tăng tốc

Kg

4

TLA

Thép lá

Kg

29

GX2


Gỗ xẻ nhóm 2

m3

5

TL1.6

Thép lá 1.6ly

Kg

30

GMDF15

Gỗ MDF 15 ly

Tấm

6

T1.8

Thép 1.8 ly

Kg

31


G15

Tấm

7

TL0.89

Thép lá 0.89 ly

Kg

32

M300

Gỗ 15 ly
Sợi thuỷ tinh
CSM300

8

TL0.7

Thép lá 0.7 ly

Kg

33


NH8830

Nhựa 8830

Kg

9

TL1.4

Thép lá 1.4 ly

Kg

34

KINH5

Kính 5 ly

M2

10

THEPT

Thép tấm

Kg


35

G9

Tấm

11

MC3

Mica 3 ly

Tấm 36

Poly2209

12

MC5

Mica 5 ly

Tấm 37

Poly9675

13

TC


Thép cuộn

Kg

Poly2503

Gỗ 9 ly
Nhựa Polyester
2209
Nhựa Polyester
9675
Nhựa Polyester
2503

Võ Thị Mai Nga – ĐHKT3 – K6

38

Báo cáo tốt nghiệp

Kg

Kg
Kg
Kg


×