Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP Ngành kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 82 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Minh Toàn

Sinh viên thực hiện

: Hoàng Thị Hường

Lớp

: D11QTDN2

Mã SV

: B112401225

Page 1


MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH.....................................1
1.1.

Khái niệm, bản chất của lợi thế cạnh tranh của DN ..............................................1

1.1.1.

Khái niệm, quan điểm về lợi thế cạnh tranh ...................................................1

1.1.2. Bản chất của lợi thế cạnh tranh ..........................................................................2
1.2.



Các khối cơ bản tạo lên lợi thế cạnh tranh ............................................................3

1.3.

Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh ..........................................................................4

1.4.

Những vũ khí cạnh tranh chủ yếu của DN ............................................................5

PHẦN 2: THỰC TẬP CHUNG ....................................................................................6
2.1.

Tổng quan về Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam .....................................6

2.1.1.

Giới thiệu chung về Tổng Công ty truyền hình Cáp Việt Nam......................6

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................6
2.1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam ...........9

2.1.2.

Danh sách các kênh truyền hình cáp VTVCab .............................................10

2.1.3.


Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 12

2.2. Tình hình về hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt
Nam…………………………………………….. .........................................................16
2.2.1.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh ...................................................................16

2.2.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................21

2.3.

Các hoạt động quản trị chức năng .......................................................................22

2.3.1.

Chức năng quản trị nhân lực.........................................................................22

2.3.1.1.

Tuyển dụng nhân lực .............................................................................23

2.3.1.2.

Bố trí nhân lực .......................................................................................23

2.3.1.3.


Tạo động lực lao động và đánh giá thực hiện công việc .......................24

2.3.2.

Chức năng quản trị Marketing ......................................................................25

2.3.2.1.

Phân tích cơ hội thị trường ....................................................................25

2.3.2.2.

Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường .............................. 27

2.3.3.

Chức năng quản trị chiến lược......................................................................31

2.3.4.

Chức năng quản trị tài chính.........................................................................32

2.3.5.

Chức năng quản trị sản xuất .........................................................................33

PHẦN 3: THỰC TẬP CHUYÊN SÂU “XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM” ................................ 35



3.1. Thực trạng xây dựng lợi thế cạnh tranh của Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt
Nam (VTVcab) ..............................................................................................................35
3.1.1.

Công cụ tạo lợi thế cạnh tranh của VTVcab ................................................35

3.1.2.

Các yếu tố tác động đến việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của VTVcab .....48

3.1.3.

Xây dựng lợi thế cạnh tranh của VTV Cab ..................................................50

3.2. Đánh giá thực trạng xây dựng lợi thế cạnh tranh của Tổng Công ty Truyền hình
Cáp Việt Nam ................................................................................................................58
3.2.1.

Kết quả đạt được ...........................................................................................58

3.2.2.

Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................62

3.2.3.

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của VTVcab .............................. 66

3.3. Một số dự kiến đề xuất việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của Tổng Công ty

Truyền hình Cáp Việt Nam ...........................................................................................69
3.3.1.

Về chất lượng, giá cả dịch vụ .......................................................................69

3.3.2.

Về áp dụng khoa học – kỹ thuật ...................................................................69

3.3.3.

Về thông tin ..................................................................................................70

3.3.4.

Năng suất lao động .......................................................................................70

3.3.5.

Về chăm sóc khách hàng ..............................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ được viết tắt

STT


Chữ viết tắt

1

CT

2

BHXH, BHYT

3



4

NCƯD

5

THC

6

ĐT

7

THTT


Truyền hình trả tiền

8

THVN

Truyền hình Việt Nam

9

TP. HCM

10

TT&TT

11

SCTV

Công ty Truyền hình Cáp Sài Gòn Tourist

12

VTV

Đài Truyền hình Việt Nam

13


VTVcab

Chương trình
Bảo hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y tế
Hợp đồng
Nghiên cứu ứng dụng
Truyền hình Cáp
Điện thoại

Thành Phố Hồ Chí Minh
Thông tin và Truyền thông

Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1. Danh sách các kênh Truyền hình của VTVcab…………………………....11
Hình 2. 2. Thị phần (thuê bao) của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp ……..22
Hình 3. 1. Thư cảm ơn của khách hàng………………………………………………59
Hình 3. 2. Thị phần các doanh nghiệp trên thị trường THTT.......................................60
Hình 3. 3. Thị phần THTT của các DN giai đoạn 2012-2013 .....................................61
Hình 3. 4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của VTVcab ............................. 66

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Các mốc lịch sử phát triển của VTVcab……………………………………8
Bảng 3. 1. Gói cước truyền hình cáp ............................................................................40
Bảng 3. 2. Gói truyền hình số HD.................................................................................40
Bảng 3. 3. Gói COMBO VTVcab .................................................................................40

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. 1. Bản chất của lợi thế cạnh tranh………………………………………….....2
Sơ đồ 1. 2. Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh ………………………………………....4
Sơ đồ 2. 1. Bộ máy tổ chức của VTVcab …………………………………………….12
Sơ đồ 3. 1. Quy trình giao – nhận dữ liệu khách hàng ……………………………….56


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH
1.1.

Khái niệm, bản chất của lợi thế cạnh tranh của DN

1.1.1. Khái niệm, quan điểm về lợi thế cạnh tranh
a. Khái niệm
Những lợi thế được doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh thì được gọi
là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh còn được hiểu như là các đặc điểm hay các
biến số của sản phẩm hoặc nhãn hiệu, mà nhờ có chúng doanh nghiệp tạo ra một số
tính trội hơn, ưu việt hơn so với những người cạnh tranh trực tiếp.
Một công ty được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn
tỷ lệ bình quân trong ngành. Và công ty có một lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có
thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài.
Hai yếu tố cơ bản hình thành tỷ lệ lợi nhuận của một công ty, và do đó biểu thị
nó có lợi thế cạnh tranh hay không, đó là: lượng giá trị mà các khách hàng cảm nhận
về hàng hoá hay dịch vụ của công ty, và chi phí sản xuất của nó.
b. Quan điểm về lợi thế cạnh tranh
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về lợi thế cạnh tranh nhưng các nhà kinh
tế đều cho rằng mục đích cao nhất của việc xây dựng chiến lược kinh doanh là đảm

bảo cho Doanh nghiệp giành được thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh và làm
tăng sức mạnh của Doanh nghiệp so với các đối thủ của họ một cách có hiệu quả nhất.
Vấn đề đặt ra là bằng những con đường nào cách thức nào để giành được lợi thế trong
cạnh tranh. Theo K. Ohmae có 4 cánh giành lợi thế cạnh tranh cần phải quán triệt
trong khi xây dựng chiến lược kinh doanh đó là:
-

Chiến lược kinh doanh tập trung vào các nhân tố then chốt để giành thắng lợi

Theo cách này Doanh nghiệp phải tìm ra lĩnh vực, nhân tố then chốt có tầm quan
trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp để tập trung các nguồn
lực giành lợi thế chiến lược hơn hẳn các đối thủ của mình. Bằng cách đó, doanh dù có
tổng nguồn lực ít hơn đối thủ vẫn có thể tạo ra ưu thế tuyện đối về tương quan lực
lượng vượt trội hẳn đối thủ của họ trong một lĩnh vực, một nhân tố then chốt mà
Doanh nghiệp có cơ hội và khả năng giành thắng lợi.
-

Chiến lược kinh doanh dựa vào phát huy ưu thế tương đối

Theo cách này chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa vào thuyết lợi thế so
sánh tương đối trong sản xuất sản phẩm và dịch vụ so với các đối thủ mạnh hơn, tìm ra
sự khác biệt, điểm mạnh của mình để xây dựng chiến lược kinh doanh. Ưu thế tương
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 1


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


đối có thể là biểu hiện ở các mặt sau: Chủng loại, chất lượng, giá bán sản phẩm, kỹ
thuật công nghệ, hệ thống tiêu thụ, địa điểm.
-

Chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở những nhân tố sáng tạo và khám phá ra
vấn đề

Theo cách này Doanh nghiệp phải có những nhân tố có tính chất đột phá trong
sản xuất, trong công nghệ... đồng thời phải có sự nhạy bén, chấp nhận thách thức, rủi
ro những nhiều khi đưa lại những thành công bất ngờ.
-

Chiến lược kinh doanh xây dựng dựa trên cơ sở khai thác khả năng của các nhân
tố bao quanh nhân tố then chốt

Theo cách này Doanh nghiệp phải lựa chọn các nhân tố bao quanh nhân tố then
chốt mà có thể sử dụng nó để cải tiến sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh
cho Doanh nghiệp. Để đạt được lợi thế cạnh tranh Doanh nghiệp phải có chi phí cho
một đơn vị sản phẩm thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc phải làm cho sản phẩm của
Doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ để có thể tính giá cao hơn, hoặc thực
hiện đồng thời cả hai cách. Để khách hàng sẵn lòng trả giá cao hơn đòi hỏi thì sản
phẩm của Doanh nghiệp phải có giá trị cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh về một
phương diện nào đó như: chất lượng hay thiết kế, thời gian cung ứng, dịch vụ sau khi
bán hàng, dịch vụ hỗ trợ...
1.1.2. Bản chất của lợi thế cạnh tranh
-

Bản chất của lợi thế cạnh tranh


Sơ đồ 1. 1. Bản chất của lợi thế cạnh tranh

Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 2


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trong đó:
 V : giá trị cảm nhận của khách hàng (là sự lưu giữ trong tâm trí của họ về những
gì cảm thấy thỏa mãn từ sản phẩm hay dịch vụ của công ty)
 P : giá
 C : chi phí sản xuất
 V-P : Thặng dư người tiêu dùng ( là phần chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng
cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của công y với giá mà công ty có thể đòi hỏi về
sản phẩm, dịch vụ của mình)
 P-C : Lợi nhuận biên
-

Các cách thức mà công ty có được lợi thế cạnh tranh
 Thứ nhất: Công ty sẽ cố gắng tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng, làm cho họ
có được sự thỏa mãn vượt trên cả mong đợi của chính họ. Các nỗ lực của công ty
làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn nhờ sự vượt trội về thiết kế, tính năng, chất lượng
và điều gì đó tương tự để chính khách hàng cảm nhận được một giá trị lớn hơn
(V) lớn hơn và họ sẵn lòng trả giá (P) cao hơn.
 Thứ hai: Công ty có thể cố nâng cao hiệu quả các hoạt động của mình để giảm
chi phí (C). Hệ quả là lợi nhuận biên tăng lên, hướng đến một lợi thế cạnh tranh


1.2.

Các khối cơ bản tạo lên lợi thế cạnh tranh

a. Hiệu quả
Bộ phận cấu thành quan trọng nhất của hiệu quả đối với nhiều công ty, đó là,
năng suất lao động. Chỉ tiêu này thường được đo lường bằng kết quả đầu ra tính trên
một công nhân. Nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, nói chung công ty có mức năng
suất cao nhất trong ngành, sẽ có chi phí sản xuất thấp nhất.
b. Chất lượng
Thứ nhất, việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng giá trị của sản
phẩm trong mắt của khách hàng. Từ sự nâng cao nhận thức về giá trị này cho phép
công ty đòi hỏi múc giá cao hơn.
Thứ hai, chất lượng cao dẫn đến hiệu quả cao hơn và đem lại chi phí thấp hơn.
Chất lượng cao sẽ làm giảm thời gian lao động bị lãng phí để làm ra các chi tiết sản
phẩm khuyết tật hay cung cấp dịch vụ không đáp ứng tiêu chuẩn và giảm thời gian bỏ
ra để sửa chữa khuyết tật sẽ làm cho năng suất lao động cao hơn và chi phí đơn vị thấp
hơn
c. Cải tiến

Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 3


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Cải tiến là bất kỳ những gì được coi là mới hay mới lạ trong cách thức mà một
công ty vận hành hay sản xuất sản phẩm của nó. Cải tiến bao gồm những tiến bộ mà
công ty phát triển về các loại sản phẩm, quá trình sản xuất, hệ thống quản trị, cấu trúc
tổ chức và các chiến lược.
Về dài hạn, cạnh tranh có thể coi như một quá trình được dẫn dắt bằng sự cải
tiến. Mặc dù không phải tất cả các cải tiến đều thành công, nhưng cải tiến là nguồn lực
chủ yếu của lợi thế cạnh tranh, bởi vì, theo định nghĩa, nó tạo ra cho công ty những thứ
độc đáo- những thứ mà đối thủ cạnh tranh của nó không có (ít ra cho đến khi nào họ
bắt chước thành công). Tính độc đáo giúp công ty tạo ra khác biệt so với đối thủ và
đòi hỏi một mức giá tăng thêm cho sản phẩm của nó, hoặc giảm chi phí đáng kể so với
đối thủ.
d. Đáp ứng khách hàng
Một công ty đáp ứng khách hàng tốt phải có khả năng nhận diện và thoả mãn
nhu cầu khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Có như vậy khách hàng sẽ
cảm nhận giá trị sản phẩm của công ty, và công ty có lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khác
biệt.
Có 4 khía cạnh thể hiện khả năng đáp ứng khách hàng của doanh nghiệp
-

1.3.

Sự cải thiện về chất lượng sản phẩm.
Cung cấp các hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu độc đáo của các khách hàng
hay nhóm khách hàng cá biệt.
Thời gian đáp ứng khách hàng nhanh nhạy.
Thiết kế vượt trội, dịch vụ vượt trội, dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ vượt trội.

Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh

Sơ đồ 1. 2. Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh

Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 4


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Năng lực cốt lõi là các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp được sử dụng
như nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh. Một năng lực cốt lõi (năng lực tạo sự khác biệt) là
sức mạnh độc đáo cho phép công ty đạt được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải
tiến và đáp ứng khách hàng, do đó tạo ra giá trị vượt trội và đạt được ưu thế cạnh
tranh. Năng lực cốt lõi phát sinh theo thời gian thông qua quá trình học tập, tích luỹ
một cách có tổ chức về cách thức khai thác các nguồn lực và khả năng khác nhau.

1.4. Những vũ khí cạnh tranh chủ yếu của DN
a. Cạnh tranh bằng sản phẩm
Các doanh nghiệp có thể cạnh trang bằng sản phẩm trên các phương diện:
- Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm
- Cạnh tranh về chất lượng
- Cạnh tranh về bao bì
- Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm
- Cạnh tranh trên cơ sở khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm
b. Cạnh tranh về giá
Điều kiện một doanh nghiệp có thể thực hiện cạnh tranh về giá đó là doanh nghiệp có:
- Chi phí sản xuất, hoạt động thấp
- Khả năng bán hàng cua doanh nghiệp tốt
- Khá năng về tài chính, sử dụng vốn hiệu quả
c. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về phân phối và bán hàng được biểu hiện
qua:
- Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn được kênh chủ lực
- Tìm được những người quản lý, lãnh đạo đủ năng lực và đảm bảo thực hiện được
hiệu quả, năng suất.
- Có hệ thống bán hàng phong phú phục vụ khách hàng.
- Có nhiều biện pháp để liên kết, phối hợp giữa các kênh lại với nhau. Đặc biệt những
biện pháp quản lý người bán và điều khiển người bán đó.
- Có những khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường, đặc biệt là trong các thị
trường lớn.
- Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý để chăm sóc khách hàng hiệu quả.
d. Cạnh tranh về thời cơ thị trường
Thời cơ thị trường xuất hiện do các yếu sau: do sự thay đổi của môi trường công
nghệ; do sự thay đổi của yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên; do các quan hệ tạo lập được
của từng doanh nghiệp

Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 5


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Doanh nghiệp nào nhận biêt, nắm bắt được thời cơ và cơ hội thị trường tốt hơn
doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn về thời cơ thị trường. Cạnh tranh về thời
cơ thị trường biểu hiện khi doanh nghiệp có tầm nhìn xa, dự báo được những thay đổi
của xu thế thị trường và từ cơ sở đó có những chính sách khai thác thị trường hợp lý.


Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 6


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN 2: THỰC TẬP CHUNG
2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty truyền hình Cáp Việt Nam


Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam là đơn vị cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền với 100% vốn sở hữu của Đài Truyền hình Việt Nam.








Logo :
Thông điệp: "VTVcab - Gắn kết gia đình"
Tọa độ trụ sở chính: 844 - Đường La Thành - Hà Nội
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Việt
Lãnh đạo:
Ông Phạm Thái Hùng – Chủ tịch Tổng Công ty

Trang web:

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam là đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình
trả tiền với 100% vốn sở hữu của Đài Truyền hình Việt Nam. Tổng Công ty Truyền
hình cáp Việt Nam VTVcab (tên gọi trước kia là Truyền hình cáp Trung Ương VCTV)
là Trung tâm kỹ thuật truyền hình Cáp trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam VTV có
chức năng cung cấp các kênh truyền hình trả tiền (trong khi toàn bộ các kênh quảng bá
của VTV là miễn phí).
Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam có lịch sử phát triển với 20 năm hoạt
động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Tổng Công ty đã đạt được rất nhiều thành
công với những mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Tổng Công ty
Truyền hình Cáp Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động góp phần thúc đẩy phát
triển của đất nước. Những mốc thời gian quan trọng đó là:
Ngày 20 tháng 9 năm 1995, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Cáp MMDS được Đài
Truyền hình Việt Nam (THVN) thành lập trên cơ sở được tách ra từ Trung tâm Kỹ
thuật sản xuất chương trình, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là phát triển hệ thống
truyền hình viba nhiều kênh MMDS, trở thành hệ thống truyền hình trả tiền nhiều
kênh đầu tiên tại Việt Nam.
Tháng 12 năm 1995, Công ty truyền hình cáp Sài Gòn Tourist (SCTV) (liên
doanh giữa Công ty Du lịch Sài Gòn và Đài THVN) được chuyển giao quyền quản lý
về Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Cáp MMDS.
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 6


GVHD: T.S Lê Minh Toàn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tháng 12 năm 1996, máy phát sóng MMDS được nâng cấp, số kênh phát sóng
tăng từ 4 kênh lên 6 kênh với bán kính phủ sóng 40 km.
Ngày 25 tháng 4 năm 1998, tất cả các kênh phát sóng qua MMDS đều được
khoá mã và Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Cáp MMDS thực hiện việc mua bản quyền
hợp pháp các kênh truyền hình nước ngoài.
Năm 1999, SCTV tăng số kênh phát sóng MMDS từ 12 lênh 16 kênh, trong đó
có 13 kênh khoá mã.
Ngày 14 tháng 1 năm 2000, Đài THVN thành lập Hãng Truyền hình cáp Việt
Nam (VCTV) trên cơ sở Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Cáp MMDS, chuyển từ đơn vị
sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp hạch toán độc lập.
Năm 2001, các cơ sở được thành lập ở Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và Hải
Dương. Tháng 11 năm 2001, truyền hình cáp hữu tuyến khu vực Hà Nội chính thức
triển khai (chủ yếu sử dụng cáp đồng trục).
Tháng 4 năm 2002, SCTV được tách ra khỏi VCTV.
Ngày 24 tháng 9 năm 2002, THVN hợp tác với Tổng công ty điện lực Việt Nam
xây dựng hệ thống cáp quang trên toàn quốc.
Ngày 17 tháng 2 năm 2003, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt
Nam được thành lập trên cơ sở VCTV. Đến 21 tháng 11 năm 2003, được đổi tên thành
Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam, mở thêm dịch vụ truy cập internet
cùng với các dịch vụ gia tăng khác.
Ngày 1 tháng 11 năm 2004, VCTV triển khai truyền hình số vệ tinh DTH và
chính thức phát sóng trên phạm vi toàn quốc.
Năm 2005, VCTV lần đầu tiên bán bản quyền cho đối tác Mỹ và Canada 02 kênh
VCTV2 - VCTV4.
Ngày 7 tháng 5 năm 2013, Truyền hình cáp Việt Nam đổi tên thương hiệu thành
Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam, logo thương hiệu từ VCTV sang VTVCab.
Quá trình phát triển của Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam có thể tóm
lược những sự kiện quan trọng cùng với các mốc lịch sử thể hiện trong bảng sau:


Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 7


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 2. 1. Các mốc lịch sử phát triển của VTVcab
Năm

Các mốc lịch sử

1995

Thành lập Trung tâm Truyền hình Cáp MMDS

1998

Khóa mã hệ thống MMDS

2001
2003

Triển khai truyền hình cáp hữu tuyến CATV tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dương…
Hợp tác triển khai truyền hình cáp trên toàn quốc như Phú Thọ…


2005

Cung cấp internet trên mạng truyền hình Cáp

2006

Tăng cường hợp tác phát triển CATV trên phạm vi toàn quốc tại An Giang,
Bình Thuận, Ninh Thuận, Ninh Bình, Thái Bình, Thái Nguyên, Tiền Giang,


2007

Bước đột phá trong việc xã hội hóa các kênh truyền hình chuyên biệt

2008

Triển khai hệ thống truyền hình số trên mạng cáp

2009

Hệ thống đường truyền cáp quang liên tỉnh với gói kênh số hóa được đưa vào
khai thác (Lào Cai, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh,
An Giang…)
Chính thức liên doanh với tập đoàn Canal+/Canal Overseas triển khai truyền
hình số vệ tinh với thương hiệu K+ phủ sóng toàn quốc. Đây là liên doanh
đầu tiên tại Việt Nam trong lĩnh vực truyền hình
Chính thức triển khai dịch vụ SD, HD

2011


Ra mắt tổng đài Chăm sóc khách hàng trên toàn quốc 19001515
Ra mắt Công ty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt Nam

2012

Hơn 100 chi nhánh, văn phòng đại diện của Truyền hình Cáp Việt Nam trên
toàn quốc
Tiếp tục sở hữu bản quyền phát sóng các giải bóng đá Châu Âu bao gồm giải
Ngoại hạng Anh mùa giải 2012-2013, VĐQG Tây Ban Nha, VĐQG Italia,
VĐQG Pháp (đến hết mùa giải năm 2015)
Ra mắt dịch vụ VTVplus - dịch vụ xem truyền hình trực tuyến trên nền tảng
công nghệ OTT (Over the top)
Hợp tác với CMC Telecom triển khai cung cấp dịch vụ internet trên hạ tầng
mạng truyền hình cáp trên toàn quốc

Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 8


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mở rộng mạng cáp trên ba miền Bắc – Trung – Nam tại một số thành phố
lớn: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Lâm Đồng, Quy Nhơn, Cần Thơ, ….
2013

Thúc đẩy tốc độ phát triển số hóa đặc biệt là thuê bao truyền hình số SD, HD

trên toàn quốc: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng
Ninh, Quảng Trị, Thái Bình…
Đã thử nghiệm, đang xúc tiến và chính thức ra mắt dịch vụ Truyền hình tương
tác VTV Live - dịch vụ truyền hình với các trải nghiệm mới về tính tương tác
trên đa nền tảng mạng và đa dạng thiết bị truy cập
Tháng 4/2013, Truyền hình Cáp Việt Nam thay đổi thương hiệu từ VCTV
sang VTVcab và đổi tên chính thức thành Tổng Công ty Truyền hình Cáp
Việt Nam
Ngày 7/05/2013: Chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới VTVcab

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam
a. Chức năng
Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam có chức năng cung cấp các kênh
truyền hình trả tiền. Với các lĩnh vực hoạt động chính là:
- Kinh doanh các dịch vụ Truyền hình trả tiền, viễn thông


Truyền hình cáp Analog



Truyền hình số HD (VTVcab HD)



Internet truyền hình cáp VTVnet

- Kinh doanh bản quyền các chương trình truyền hình
- Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng truyền hình:



Truyền hình theo yêu cầu



Truyền hình tương tác, mua sắm qua truyền hình



Sản xuất các chương trình truyền hình trả tiền

- Sản xuất và cung cấp các dịch vụ về quảng cáo:


Quảng bá trên sóng phát thanh truyền hình



Trên mạng viễn thông internet trong nước, quốc tế



Trên các phương tiện thông tin đại chúng khác

Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 9


GVHD: T.S Lê Minh Toàn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Sản xuất và kinh doanh các thiết bị:


Thiết bị phát sóng, truyền dẫn



Thiết bị Internet trên truyền hình cáp

b. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam trong hoạt động kinh
doanh của mình được thể hiện qua:


-

Tầm nhìn thương hiệu
Trở thành dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống mỗi gia đình Việt
Là người bạn thân thiết luôn đồng hành cùng khán giả
Tôn chỉ kinh doanh
Thỏa mãn tối đa nhu cầu dịch vụ truyền hình trả tiền và dịch vụ gia tăng của mỗi
khán giả, mỗi khách hàng;
- Là nơi thỏa sức sáng tạo và thể hiện niềm đam mê, là nơi trân trọng những cống
hiến của mỗi cá nhân để gom góp tạo nên những giá trị bền vững cho VTVcab;
- Luôn luôn là đối tác lớn, tin cậy và tràn đầy tiềm năng đối với tất cả các nhà cung
cấp, nhà phân phối dịch vụ truyền hình – viễn thông trong nước và quốc tế;
- Ngày càng góp phần quan trọng trong sự lớn mạnh của Đài THVN, trong sự phát

triển của ngành truyền hình trả tiền Việt Nam, mang đến những tiện ích thiết thực
cho xã hội;
 Định hướng phát triển:
- Trở thành nhà cung cấp truyền hình trả tiền số 1 tại Việt Nam
- Không ngừng mở rộng vùng phủ sóng truyền hình cáp
- Không ngừng gia tăng số lượng văn phòng và chi nhánh VTVcab
- Đa dạng nhất Việt Nam về loại hình kinh doanh dịch vụ THTT
- Cam kết về bản quyền truyền hình, sản xuất và sở hữu nhiều kênh THTT chất
lượng tốt nhất Việt Nam
- Tăng trưởng vượt trội về khách hàng và khán giả xem VTVcab
- Cam kết về dịch vụ khách hàng, vì khách hàng VTVcab
2.1.2.

Danh sách các kênh truyền hình cáp VTVCab

Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 10


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2. 1. Danh sách các kênh Truyền hình của VTVcab
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 11



GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1.3. Cơ cấu tổ chức
a. Sơ đồ bộ máy

Sơ đồ 2. 1. Bộ máy tổ chức của VTVcab [1]
b. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận của bộ máy tổ chức
Hiện nay, mạng lưới nhân lực phục vụ khách hàng của VTVcab đã đạt đến con
số gần 3000 cán bộ công nhân viên với gần 200 văn phòng, chi nhánh trên toàn quốc.
Những thành công nhất định của VTVcab đã được khách hàng và đối tác ghi nhận, tạo
tiền đề vững chắc vào con đường phát triển tiếp theo.
 Những tên tuổi lớn giữ vị trí quan trọng

 Ông Phạm Thái Hùng - Chủ tịch Tổng công ty





Ông Hoàng Ngọc Huấn
Ông Trần Ngọc Lâm
Ông Bùi Huy Năm
Ông Tạ Sơn Đông

- Tổng Giám đốc Tổng Công ty
- Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông & Marketing
- Phó Tổng Giám Đốc Tổng Công ty
- Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty


Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 12


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức
 Khối quản lý, điều hành nội bộ
- Văn phòng
Thực hiện quản lý các văn bản và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các văn
bản công ty ban hành. Văn phòng tiếp nhận, phát hành, lưu trữ các văn bản, báo cáo
của các bộ phận của tổng công ty, của các chi nhánh, đơn vị hợp tác liên doanh; Xây
dựng quy chế làm việc và chương trình công tác; soạn thảo và gửi các loại giấy mời
họp, giấy triệu tập; thực hiện kế hoạch công tác đối ngoại, làm thủ tục cho các cán bộ
công nhân viên đi công tác; rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy chế hoạt động của cơ
quan theo đúng quy định hiện hành;
-

Ban pháp chế và kiểm soát nội bộ

Thực hiện thanh tra, kiểm tra những sai phạm của toàn thể cán bộ công nhân viên
của toàn Tổng công ty ( các bộ phận chức năng, các chi nhánh, các đơn vị hợp tác liên
doanh) và thực hiện việc xử lý theo đúng quy định nội bộ Tổng công ty. Đảm bảo đưa
việc thực hiện công việc của công nhân viên vào quy chuẩn, nề nếp.
-


Ban tài chính kế toán

Thực hiện tổng hợp, cập nhật, quản lý về dòng tiền vào và dòng tiền ra từ cung
cấp các thuê bao dịch vụ. Chịu trách nhiệm về việc lập báo cáo tài chính, bảng cân đối
kế toán, tính toán nghĩa vụ thuế cho nhà nước của Tổng công ty. Xây dựng và tính
toán về các khoản lương, bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện nhận về các
khoản thu và xuất tiền để chi trả cho phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của Công
ty.
-

Trung tâm dịch vụ và thông tin khách hàng
Thực hiện tiếp nhận thông tin từ khách hàng (thắc mắc, thông tin khiếu lại, thông
tin yêu cầu lắp đặt cáp, inetrnet VTVnet, yêu cầu bảo hành,..) qua kênh thông tin từ
điện thoại, trực tiếp tại văn phòng, qua facebook, email, website của Tổng công ty và
hồi đáp lại thông tin tới khách hàng, trả lời, tư vấn về dịch vụ cho khách hàng giải
quyết . Đồng thời yêu cầu các chi nhánh giải trình về những khiếu lại của khách hàng
về dịch vụ. Phối hợp với các bội phận quản lý giúp cho Tổng công ty thực hiện tốt hơn
công tác chăm sóc khách hàng và nâng tầm uy tín trong tâm trí của khách hàng.
- Trung tâm quản lý thuê bao
Thực hiện quản lý thông tin, cập nhật, theo dõi doanh thu, lợi nhuận từ thuê bao
hiện đang có và mới phát triển. Phân chia địa bàn quản lý thuê bao cho các chi nhánh,
đơn vị hợp tác liên doanh. Cung cấp thông tin về thuê bao và phối hợp với ban chiến
lược để có những chiến lược phát triển phù hợp.
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 13


GVHD: T.S Lê Minh Toàn
-


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trung tâm quản lý nghiệp vụ tài chính

Thực hiện về quản lý, theo dõi, giám sát các hoạt động tài chính của Tổng công
ty. Đảm bảo việc kiểm kê sổ sách về tài chính đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định
của nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế với nhà nước. Tổng hợp và báo cáo
về kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính (kế toán tài chính) cho các cơ quan
thuế và cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ kế toán quản trị
lập và cung cấp các thông tin cho các lãnh đạo, quản lý trong nội bộ tổng công ty.
-

Phòng kế hoạch đầu tư

Thực hiện việc xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và bộ phận này là bộ phận
tổng công ty liên kết với đài truyền hình. Hiện nay bộ phần này tách ra thuộc quản lý
của đài truyền hình ( do hiện tại Tổng công ty đang hoạt động theo mô hình cổ phần
hóa doanh nghiệp, đài truyền hình trở thành cổ đông và đối tác quan trọng của Tổng
công ty)
 Khối phát triển kinh doanh về thị trường, dịch vụ
- Ban chiến lược và phát triển kinh doanh
Thực hiện việc nghiên cứu thị trường, khách hàng, xây dựng, hoạch định chiến
lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty đồng thời thực hiện phát triển dịch vụ để
thỏa mãn tốt hơn với nhu cầu, mong muốn đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng.
- Phòng quảng cáo bản quyền
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là nhận quảng cáo từ các đối tác hoặc có thể sáng
tạo và xây dựng quảng cáo từ nhu cầu mong muốn của các doanh nghiệp. Đây là bộ
phận xây dựng nội dung phát sóng và hiện tại thuộc quản lý của Đài truyền hình Việt
Nam. Phòng quảng cáo bản quyền còn thực hiện chức năng đăng ký, đảm bảo về bản

quyền của các cội dung chương trình quảng cáo trên truyền hình cho đối tác.
- Trung tâm Truyền thông và Marketing
Trung tâm này đảm nhiệm về việc nghiên cứu thị trường, xây dựng, hoạch định
các chiến lược quảng cáo, marketing của Tổng công ty phù hợp với mục tiêu, chiến
lược của từng giai đoạn của Tổng công ty. Giúp công ty có thể mở rộng thị phần,
doanh số qua việc quảng bá hình ảnh và định vị chất lượng, thương hiệu của VTV Cab
trong tâm trí khách hàng.
-

Các chi nhánh con của Tổng công ty

Bao gồm có các chi nhánh tại Hà Nội, tại miền Bắc, tại miền Trung, tại miền
Nam và các đơn vị hợp tác liên doanh với VTV Cab. Các chi nhánh này thực hiện phát
triển thị trường khách hàng, phát triển thuê bao dịch vụ và thực hiện việc quản lý,vận
hành, chăm sóc khách hàng ở mỗi khu vực đảm nhiệm và gửi lại thông tin về tình hình
kinh doanh, phát triển thuê bao cho Tổng công ty. Thanh toán tiền thu từ thuê bao cho
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 14


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tổng công ty và yêu cầu các thiết bị, vật liệu cần thiết để đảm bảo cho quá trình vận
hành hoạt động.
VTV Cab tổ chức theo mô hình cổ phần hóa chính vì vậy mà mỗi chi nhánh sẽ
hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập tại địa bàn của mình dưới sự chỉ đạ của giám
đốc chi nhánh.

 Khối kỹ thuật, công nghệ
Mỗi phòng ban thuộc khối kỹ thuật công nghệ sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ, chức
năng chuyên về từng mảng của VTV Cab
-

Phòng kỹ thuật phát sóng

Đảm nhiệm chuyên môn về việc tổ chức, quản lý về sóng của VTV Cab như việc
đo sóng, kiểm tra chất lượng sóng, phát sóng, điều chỉnh sóng và sửa chữa, khắc phục
khi xảy ra những trục trặc về sóng phát tới khách hàng.
-

Phòng kỹ thuật truyền dẫn

Thực hiện việc nghiên cứu, phát triển về kỹ thuật truyền dẫn, đồng thời tham
mưu giúp Tổng công ty nên mua và nhập thiết bị truyền dẫn nào cho phù hợp và đảm
bảo chất lượng. Đông thời đảm nhiệm xây dựng, thiết kế và hoạch định kế hoạch phát
triển hạ tầng truyền dẫn sóng cho Tổng công ty.
-

Trung tâm công nghệ thông tin

Chuyên về quản lý phầm mềm cho Tổng công ty đặc biệt là phần mềm quản lý
để hỗ trợ tốt hơn phần mềm quản lý cho các chi nhánh giúp việc theo dõi, cập nhật
thông tin tình hình về khách hàng, thị phần, doanh số, lợi nhuận từ dịch vụ thuê bao.
Giúp khắc phuc các sự cố về phần mềm để đảm bảo cho quá trình lưu chuyển thông tin
được liên tục và thông suốt.
-

Trung tâm NCƯD và Phát triển công nghệ


Thực hiện việc nghiên cứu ra các chương trình phần mềm đem lại sự tiện lợi, ưu
việt trong quá trình hoạt động , quản lý, tổ chức của Tổng công ty giúp đạt được hiệu
suất, kết quả hoạt động cao hơn. Phát triển và có khả năng vận dụng tốt hơn sự tiến bộ
trong công nghệ cho cán bộ công nhân viên nhằm mang lại khả năng cạnh tranh cho
Tổng công ty trong thời kỳ phát triển công nghệ một cách liên tục, nhanh chóng.
-

Phòng kỹ thuật mạng

Phòng chuyên về điều hành, tổ chức, quản lý về mảng dịch vụ mạng của Tổng
công ty với việc: kiểm tra, theo dõi chất lượng mạng (liên kết với CMC), khắc phục,
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 15


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

sửa chữa, bảo hành khi xảy ra các sự cố về mạng. Thực hiện huấn luyện, đào tạo cho
công nhân viên các chi nhánh về kỹ thuật mạng khi lắp đặt hay xử lý khi xảy ra sự cố.
-

Chi nhánh 5

Thực hiện quản lý về mạng cáp quang của Tổng Công ty. Đây là chi nhánh duy
nhất không thực hiện chức năng phát triển thị trường thuê bao mà tham gia trực tiếp
vào quản lý mạng cáp quang của toàn bộ Tổng công ty (loại mạng quan trọng nhất của

VTV cab) trong lĩnh vực phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền.

2.2. Tình hình về hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Truyền hình
Cáp Việt Nam
2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
a. Môi trường kinh doanh
Thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và
được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Để đánh giá môi
trường kinh doanh hiện nay của Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam hiện nay ta
có thể nhìn nhận toàn diện qua môi trường vi mô và môi trường vĩ mô của Tổng Công
ty.
 Môi trường vĩ mô
Hoạt động truyền hình trả tiền bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1995 với
dịch vụ truyền hình viba nhiều kênh MMDS (6 kênh truyền hình) do Trung tâm Dịch
vụ kỹ thuật cáp MMDS của Đài Truyền hình Việt Nam cung cấp. Sau hơn 10 năm
hình thành và phát triển, thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền đã có sự tham gia của
gần 60 đơn vị cung cấp dịch vụ, gần như tỉnh/thành phố đều có đơn vị cung cấp dịch
vụ truyền hình cáp (trừ Lai Châu). Và sau quá trình hoạt động, phát triển với 2 dịch vụ
chủ đạo là truyền hình cáp tương tự và truyền hình vệ tinh đã phát triển thêm các dịch
vụ truyền hình cáp số DVB-C, truyền hình cáp giao thức IP (IPTV), truyền hình di
động (mobile TV). Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đến 31/12/2013 đã tăng đến
6,3 triệu thuê bao.
-

Môi trường chính trị, pháp luật

Theo dự thảo Nghị định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh truyền
hình do Bộ TT&TT đang xây dựng, nhà nước sẽ ban hành giá cước, khung giá cước
dịch vụ truyền hình trả tiền đối với gói dịch vụ cơ bản. Đồng thời, các đơn vị cung cấp
dịch vụ truyền hình trả tiền thống lĩnh thị trường (thị phần lớn hơn 30% tổng thị

trường) sẽ phải thực hiện đăng ký giá cước với cơ quan nhà nước trước khi ban hành
và áp dụng giá cước mới.
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 16


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cũng theo dự thảo này, Bộ TT&TT sẽ thực hiện một số biện pháp để quản lý và
bình ổn giá cước dịch vụ. Theo đó, Bộ TT&TT sẽ quy định giá cước tối đa, cước tối
thiểu, khung giá cước dịch vụ truyền hình trả tiền. Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng sẽ
kiểm soát các yếu tố cấu thành giá cước dịch vụ truyền hình trả tiền, công khai thông
tin về giá cước, quy định quản lý giá cước dịch vụ truyền hình trả tiền ở từng thời kỳ.
Bộ TT&TT cũng sẽ đình chỉ thực hiện mức giá cước dịch vụ không hợp lý do đơn vị
cung cấp dịch vụ truyền hình đã ban hành. [2]
Chính phủ Việt Nam, các cơ quan quản lý rất quan tâm đối với tương lai phát
triển của dịch vụ truyền hình được thể chế hóa bằng các văn bản, quy hoạch truyền
dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Mục tiêu của các chính sách là
từng bước hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng trên cơ sở tham gia
của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực để
phát tiển hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.
Việt Nam hiện nay, với tiêu chuẩn, bộ tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất theo tiêu
chuẩn châu Âu (DVB-T2) sẽ được áp dụng. Lộ trình số hóa truyền hình măt đất đến
năm 2020 được triển khai theo đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất
đến năm 2020. Theo đó, giai đoạn 1 kết thúc vào cuối năm 2015, tại 5 thành phố lớn
của Việt Nam là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ các đơn

vị làm truyền hình sẽ chuyền hoàn toàn sang phát sóng số. Như vậy, thị trường về
truyền hình trả tiền tại Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng và phát triển tốt hơn nhưng
vẫn sẽ gặp phải khó khăn lớn đó là phải đảm bảo cho khách hàng dùng các thiết bị thu
xem cũ (DVB-T, với khoảng 3 triệu hộ gia đình) vẫn có thể tiếp tục xem được truyền
hình. [3]
-

Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội

Tại Việt Nam, truyền hình là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và tác động lớn đến
đời sống kinh tế - xã hội và có tiềm năng phát triển to lớn. Người dân cũng có điều
kiện mua sắm thiết bị xem truyền hình và có khả năng chi trả cho dịch vụ truyền hình.
Đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao vì vậy mà nhu cầu về xem
truyền hình thư giãn, giải trí ngày càng lớn hơn. Với văn hóa chia sẻ, tính tò mò của
con người Việt Nam đã tạo rất nhiều đất cho các báo, tạp chí, các kênh thông tin khác
phát triển và nó cũng chính là cơ hội phát triển cho lĩnh vực truyền hình trả tiền nếu
đầu tư xây dựng, phát triển chương trình, các gói dịch vụ phát sóng hay, thú vị hấp dẫn
và thu hút được người xem. [3]
-

Môi trường tự nhiên

Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty truyền hình Cáp Việt
Nam không gây ra ô nhiễm, hủy hoại môi trường. Nhưng việc lắp đặt các hệ thống
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 17


GVHD: T.S Lê Minh Toàn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

truyền dẫn sóng tới khách hàng chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường tự nhiên. Rất nhiều
sự cố đứt hỏng dây dẫn, đầu nối, bắt tín hiệu sóng bị ảnh hưởng khi thời tiết xấu xảy ra
và cần phải tiếp tục phát triển để khắc phục và loại bỏ những ảnh hưởng từ môi trường
tự nhiên.
-

Môi trường công nghệ

Với công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và lĩnh vực kinh doanh truyền
hình của VTV Cab cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi
công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm được giá thành và thỏa mãn
người tiêu dùng tốt sẽ có sức cạnh tranh và phát triển hơn.
Hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đang đứng trước xu
thế số hóa rất nhanh, trong bối cảnh hội tụ công nghệ và dịch vụ diễn ra mạnh mẽ.
Trên một kênh sóng truyền hình (độ rộng 8 Mhz) hiện đã có thể truyền được đến gần
30 kênh chương trình truyền hình kỹ thuật số với độ phân giải hình ảnh tiêu chuẩn.
Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình truyền thống, trên hạ tầng truyền
dẫn sẵn có đã triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông như thoại IP, Internet băng
rộng… Với các doanh nghiệp viễn thông, trên hạ tầng viễn thông sẵn có đã triển khai
cung cấp dịch vụ truyền hình giao thức IP, truyền hình di động. Hơn nữa, các loại
truyền hình quảng bá kỹ thuật số mặt đất, qua vệ tinh và phát thanh, truyền hình trên
mạng Internet đang phát triển mạnh, tạo thành kênh truyền thông mới cung cấp các
chương trình quảng bá theo yêu cầu đến người xem không chỉ trong nước mà cả ở
nước ngoài, ví dụ OTT TV, web TV, P2P TV… [4]
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ cho lĩnh vực truyền hình trả tiền như trong diễn
đàn CNTT-TT Việt Nam - Nhật Bản ngày 15/1/2015 được tổ chức với chủ đề “Hợp
tác CNTT-TT cho sự phát triển bền vững giữa Việt Nam - Nhật Bản”. Nhật Bản, giới

thiệu tới Việt Nam các công nghệ, dịch vụ mới như triển khai tối ưu hóa mạng cáp
quang; Xây dựng trung tâm dữ liệu dịch vụ đám mây và theo khối (container); Các
dịch vụ truyền hình quảng bá thế hệ mới với độ nét cao và dịch vụ lai ghép giữa dịch
vụ truyền hình và Internet, cung cấp thông tin phóng phú cho người xem. Nhật Bản
chia sẻ chiến lược quảng bá thế hệ sau của chính phủ, trong đó đề cập về lộ trình phát
triển TV 4K (có độ phân giải gấp 2 lần TV full HD) vào năm 2014, 8K vào năm 2016
để đến năm 2020 có thể cung cấp rộng rãi dịch vụ truyền hình 4K, 8K và TV lai ghép
Internet (TV thông minh). Nhật Bản cũng giới thiệu Trung tâm dữ liệu “container”. Sự
phát triển bùng nổi về khối lượng dữ liệu truyền hình sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác
cho các doanh nhiệp hai nước. Việc hợp tác và tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản
sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam có thể đón đầu xu thế phát triển và
khai thác hiệu quả hơn loại hình dịch vụ mới này. [3]
 Môi trường vi mô
- Đối thủ cạnh tranh của VTV Cab
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 18


GVHD: T.S Lê Minh Toàn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DN viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền là hợp lý vì hiện nay sự hội
tụ giữa truyền thông, VT, truyền hình rất lớn. Các DN viễn thông có hạ tầng đi khắp
nơi, truyền dữ liệu, thoại, game qua cáp quang... nên cung cấp dịch vụ truyền hình trả
tiền thì sẽ tận dụng tốt hơn hạ tầng sẵn có. Nhu cầu thực tế sử dụng của người dân
cũng đã tăng cao, trong khi phương tiện xem hình lại chưa nhiều (TH vệ tinh đắt). Sự
hội tụ giữa VT, CNTT, truyền thanh, truyền dẫn phát sóng là tất yếu.
Đặc biệt là Viettel sẽ là đối thủ rất lớn đối với Tổng Công ty Truyền hình Cáp

Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp có số thuê bao nhiều nhất, cơ sở hạ tầng vươn khắp
các vùng sâu vùng xa. Do vậy, sự tham gia của Viettel tận dụng được cơ sở tầng dùng
hạ tầng viễn thông đã có để cung cấp truyền hình trả tiền là rất thuận lợi. Bộ thông tin
truyền thông đã cấp phép cho VNPT cấp phép MyTV và Viettel dịch vụ NetTV, FPT
Telecom để tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mình. Tại qui hoạch phát triển viễn
thông quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã nêu rõ mục
tiêu “tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn
thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch
vụ”. Chính vì xu hướng này mà Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam sẽ gặp phải
sự cạnh tranh rất lớn trong tương lại. [5]
Các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chính tại Việt Nam
 Truyền hình cáp: Công ty Truyền hình cáp Saigontourist, Tổng Công ty Truyền
hình Cáp Việt Nam
 Truyền hình cáp địa phương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn, Việt
Nam
 Truyền hình di động:
MobiFone, Viettel, Vinaphone, VTC
 Truyền hình IPTV:
FPT, Viettel, VNPT, VTC
 Truyền hình số mặt đất: AVG
 Truyền hình số vệ tinh: Truyền hình An Viên, VSTV, K+, VTC
Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác
nhưng trên thị trường hiện nay đối thủ mạnh nhất đối với VTV Cab chính là Công ty
Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV). SCTV Đang chiếm tới 40% thị phần truyền
hình cáp (THC), nhưng SCTV vẫn liên tục khuyến mãi, giảm giá để mở rộng thị
trường ra phía Bắc, nơi mà lâu nay VTVcab và HCATV (Truyền hình cáp Hà Nội)
đang chiếm lĩnh. Sau khi VTVcab đẩy mạnh quảng bá ở thị trường phía Nam, SCTV
cũng đã phát triển ra thị trường Bắc làm cho thị trường Truyền hình Cáp phía Bắc có
sự cạnh tranh cao hơn.
-


Khách hàng

Với sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp truyền hình trả tiền hiện nay làm cho vị
trí và quyền quyết định của khách hàng ngày càng lớn. Khách hàng sẵn sàng rời bỏ
Hoàng Thị Hường – D11QTDN2

Trang 19


×