Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 204 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU RỦI RO TRONG SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM TỈNH BẮC GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................... vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................... ix
Danh mục đồ thị ........................................................................................................... ix
Danh mục các hộp ......................................................................................................... x
Trích yếu luận án .......................................................................................................... xi
Thesis abstract ............................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4



1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 4
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 5
1.5.

Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 6

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm............. 7
2.1.

Cơ sở lý luận về rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm .................................. 7

2.1.1. Các khái niệm ................................................................................................... 7
2.1.2. Chăn nuôi gia cầm và rủi ro trong chăn nuôi gia cầ m ...................................... 12
2.1.3. Giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầ m ........................................ 19
2.1.4. Nội dung nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm của các
hộ nông dân .................................................................................................... 25
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm................. 28
2.2.


Thực tiễn về rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm ........................................... 32

2.2.1. Rủi ro trong chăn nuôi gia cầm trong khu vực và trên thế giới ......................... 32
2.2.2. Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tại Việt Nam .................................... 37

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm.............. 46

2.3.

Các nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm ........... 47

Tóm tắt phần 2 ............................................................................................................ 49
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 50
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 50

3.1.1. Điề u kiê ̣n tư ̣ nhiên tı̉nh Bắ c Giang .................................................................. 50
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội .................................................................................. 51
3.1.3. Đánh giá chung ............................................................................................... 53
3.2.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích........................................................ 54

3.2.1. Phương pháp tiếp cận ...................................................................................... 54

3.2.2. Khung phân tích của đề tài .............................................................................. 55
3.3.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 55

3.4.

Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin .......................................................... 57

3.4.1. Thu thâ ̣p dữ liê ̣u và tài liệu thứ cấ p ................................................................. 57
3.4.2. Thu thập dữ liê ̣u sơ cấp ................................................................................... 58
3.5.

Phương pháp xử lý số liệu và tổng hợp dữ liệu ................................................ 60

3.6.

Phương pháp phân tích dữ liệu, thông tin ........................................................ 61

3.6.1. Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................... 61
3.6.2. Phương pháp thống kê so sánh ........................................................................ 62
3.6.3. Phương pháp kiểm định phi tham số................................................................ 62
3.6.4. Hồi qui với mô hình Logit ............................................................................... 63
3.6.5. Phương pháp cho điểm và xếp hạng rủi ro ....................................................... 64
3.7.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 64

3.7.1. Các chı̉ tiêu phản ánh thực tra ̣ng chăn nuôi gia cầ m của hô ̣ nông dân .............. 64
3.7.2.


Các chı̉ tiêu phản ánh thực tra ̣ng rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầ m .............. 65

3.7.3.

Các chı̉ tiêu phản ánh quản lý rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầ m ................ 66

Tóm tắt phần 3 ............................................................................................................ 66
Phần 4. Thực trang rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang ............. 68
4.1.

Sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang và các điểm nghiên cứu .............. 68

4.1.1. Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ gia cầ m tı̉nh Bắ c Giang .................... 68
4.1.2. Chăn nuôi gia cầ m ở các huyê ̣n nghiên cứu ..................................................... 72
4.1.3. Kế t quả chăn nuôi gia cầ m của hô ̣................................................................... 73
4.2.

Thực trạng rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang ................ 79

iv


4.2.1. Phân loại rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm........................................... 79
4.2.2. Thiệt hại do rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang .............. 88
4.2.3.

Quản lý, ứng xử với rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầ m trên điạ bàn tın̉ h
Bắ c Giang ........................................................................................................ 96


4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh
Bắc Giang ..................................................................................................... 111
Tóm tắt phần 4 .......................................................................................................... 126
Phần 5. Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm .............. 128
5.1.

Căn cứ đề xuất định hướng giải pháp ............................................................ 128

5.1.1. Bố i cảnh về rủi ro trong chăn nuôi gia cầ m ................................................... 128
5.1.2. Quan điểm và định hướng giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi gia cầ m
tỉnh Bắc Giang .............................................................................................. 130
5.2.

Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh
Bắc Giang ............................................................................................. 132

5.2.1. Các giải pháp đối với hộ nông dân ................................................................ 132
5.2.2. Giải pháp đối với cơ quan quản lý của Nhà nước........................................... 138
Tóm tắt phần 5 .......................................................................................................... 147
Phần 6. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 149
6.1.

Kết luận ........................................................................................................ 149

6.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 150

Danh mục công trình đã công bố ............................................................................... 151
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 152

Phụ lục ..................................................................................................................... 161

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ASEAN

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)

ATSH

An toàn sinh học

ATTP

An toàn thực phẩ m

BHNN

Bảo hiểm nông nghiệp

BHVN

Bảo hiểm vật nuôi

BQ


Bình quân

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNGC

Chăn nuôi gia cầm

ĐVT

Đơn vị tính

EU

Liên minh châu Âu (European Union)

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp quốc

FTA

Hiê ̣p đinh
̣ Thương ma ̣i tư ̣ do (Free-Trade Agreement)

HACCP


Quy trình phân tı́ch nguy cơ và các điể m kiểm soát tới ha ̣n
(Hazard Analysis anh Critical Control Points)

IPSARD

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NN

Nông nghiệp

OECD
PTNT

Tổ chức hơ ̣p tác kinh tế và phát triể n
Phát triển nông thôn

QLRR

Quản lý rủi ro

SX

Sản xuất


SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement)

Trđ

Triệu đồng

VietGAHP

Thực hành chăn nuôi tốt theo chuẩn Việt Nam (Vietnamese
Good Animal Husbandry Practices)

WTO

Tổ chức Thương ma ̣i thế giới (World Trade Organization)

vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Rủi ro trong chăn nuôi và lợi ích của chăn nuôi theo hợp đồng .........................24

2.2.

Các chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp và chăn nuôi gia cầm ............26

2.3.

Thiê ̣t ha ̣i do dich
̣ bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam ..............................................41

3.1.

Dung lượng mẫu thu thập số liệu, thông tin của hô ̣ chăn nuôi ...........................59

4.1.

Quy mô đàn gia cầm tỉnh Bắc Giang (2010-2015) ............................................69

4.2.

Đàn gia cầm theo nhóm hộ tı̉nh Bắc Giang (2010-2015) ..................................70


4.3.

Kế t quả tiêu thu ̣ mô ̣t số sản phẩ m gia cầ m của tı̉nh Bắc Giang (2010-2015) .....71

4.4.

Giá tri chăn
̣
nuôi gia cầ m tỉnh Bắc Giang (2010-2015) .....................................72

4.5.

Qui mô đàn gia cầm ở các huyê ̣n tı̉nh Bắ c Giang (2010-2015)..........................73

4.6.

Tình hình chăn nuôi gà thịt của các hộ tỉnh Bắc Giang......................................75

4.7.

Tình hình chăn nuôi vịt thịt của các hộ tỉnh Bắc Giang .....................................76

4.8.

Kế t quả chăn nuôi gà thiṭ theo nhóm hộ ............................................................77

4.9.

Kế t quả chăn nuôi viṭ thiṭ theo nhóm hô ̣ ...........................................................78


4.10. Tỷ lê ̣ hô ̣ có gà mắ c bê ̣nh chính theo huyện (2013-2015) ...................................79
4.11. Tỷ lê ̣ hô ̣ chăn nuôi có viṭ mắ c bê ̣nh (2013-2015) ..............................................80
4.12. Tỷ lê ̣ các nhóm hô ̣ có gà thiṭ bị mắ c bê ̣nh .........................................................81
4.13. Tỷ lê ̣ các nhóm hô ̣ theo quy mô có viṭ thịt bị mắ c bê ̣nh ....................................82
4.14. Đánh giá của hộ về thiệt hại do con giố ng gia cầm ...........................................83
4.15. Tỷ lê ̣ hô ̣ áp dụng kỹ thuật trong phòng bệnh gia cầ m ........................................84
4.16. Biến động về chỉ số giá mua thức ăn chăn nuôi gia cầm của các nông hộ
tỉnh Bắc Giang (2013-2015) .............................................................................85
4.17. Biến động về chỉ số giá bán sản phẩm gia cầm của các nông hộ (2013-2015) ........ 86
4.18. Ảnh hưởng dich
̣ bê ̣nh đế n tiêu thu ̣ sản phẩ m gia cầ m .......................................88
4.19. Thiê ̣t ha ̣i do gà bị chết và thuốc thú y tăng thêm ...............................................90
4.20. Thiê ̣t ha ̣i do vịt bị chết và thuốc thú y tăng thêm ...............................................91
4.21. Tỷ lệ gia cầm thương phẩ m chế t bı̀nh quân.......................................................92
4.22. Thiê ̣t ha ̣i do giá bán giảm của hộ chăn nuôi gia cầm thiṭ ...................................93
4.23. Mức độ thiệt hại do rủi ro kép trong chăn nuôi gia cầm của hộ .........................94
4.24. Xếp hạng rủi ro trong chăn nuôi gia cầm của người chăn nuôi ..........................94
4.25. Thiệt hại do rủi ro trên doanh thu bình quân hộ.................................................95
4.26. Tỷ lê ̣ hô ̣ sử dụng phương án phòng dich
̣ bê ̣nh gia cầ m ......................................97

vii


4.27. Tỷ lệ hô ̣ sử dụng phương án xử lý gia cầ m bê ̣nh ...............................................97
4.28. Ứng xử của hộ nông dân về con giố ng trong chăn nuôi gia cầm ........................98
4.29. Tình hình tiế p câ ̣n kỹ thuâ ̣t chăn nuôi gia cầ m của hô ̣ nông dân ...................... 100
4.30. Mối liên kết của hộ với các tổ chức trong chăn nuôi gia cầ m .......................... 101
4.31. Hình thức tiêu thụ sản phẩm gia cầm của hộ ................................................... 102

4.32. Các quyế t đinh
̣ của hô ̣ khi gặp rủi ro về giá .................................................... 103
4.33. Biện pháp phòng dịch bệnh của các tác nhân .................................................. 104
4.34. Tình hình phòng dịch bênh
̣ chăn nuôi gia cầm ở Bắc Giang (2010-2015)........ 107
4.35. Tình hình triển khai tiêm phòng vắc xin cho gia cầ m ...................................... 108
4.36. Tình hình thanh kiểm tra và phòng dịch bệnh gia cầm huyện Yên Thế
(2013-2015) ................................................................................................... 110
4.37. Tình hình huy động vốn của hộ tại các huyện ở Bắc Giang ................................ 112
4.38. Tình hình chuồ ng tra ̣i chăn nuôi gia cầ m của hộ ............................................. 113
4.39. Trình độ của chủ hô ̣ chăn nuôi gia cầ m ........................................................... 115
4.40. Nguồn cung cấp con giống gia cầm của các hộ ............................................... 115
4.41. Nguồ n cung cấ p thông tin dich
̣ bê ̣nh cho hộ chăn nuôi gia cầ m ...................... 116
4.42. Nguồ n cung cấ p dich
̣ vu ̣ thú y cho hộ chăn nuôi gia cầ m ................................ 117
4.43. Nguồ n cung cấ p thức ăn chăn nuôi gia cầm .................................................... 118
4.44. Nguồn cung cấp thông tin giá bán sản phẩ m gia cầ m ...................................... 119
4.45. Kết quả ước lượng mô hình Logit ................................................................... 125

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang


2.1.

Quy trình quản lý rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm ..................... 21

3.1.

Khung phân tích rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm ....................... 56

4.1.

Kênh tiêu thụ sản phẩm gia cầ m tı̉nh Bắ c Giang ................................... 102

DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT

Tên đồ thị

Trang

2.1.

Biến động chỉ số giá thị trường nguyên liê ̣u chăn nuôi và sản phẩ m
chăn nuôi ................................................................................................ 42

2.2.

Biến động giá sản phẩ m gia cầ m các tı̉nh miề n Nam giai đoạn
2011-2015 ........................................................................................ 43

4.1.


Số gia cầm mắc bệnh và chết ở tỉnh Bắc Giang (2010-2015) ................... 89

4.2.

Biế n đô ̣ng chı̉ số giá thức ăn chăn nuôi và giá sản phẩ m gia cầ m
(2013-2015) ............................................................................................ 93

ix


DANH MỤC CÁC HỘP
STT

Tên hộp

Trang

4.1.

Ý kiế n của hộ về rủi ro do kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầ m .............................. 83

4.2.

Ý kiế n của hô ̣ chăn nuôi về bảo hiểm rủi ro dịch bệnh cho đàn gia cầ m ........ 96

4.3.

Ý kiến của hộ về áp dụng kĩ thuật chăn nuôi gia cầ m VietGAHP .......... 117


4.4.

Ý kiến của người quản lý về tiế p câ ̣n thông tin thi ̣ trường của hô ̣
chăn nuôi gia cầ m.................................................................................. 119

4.5.

Ý kiế n của hô ̣ chăn nuôi về rủi ro tiêu thụ sản phẩ m gia cầ m ................ 124

5.1.

Ý kiến của người quản lý về liên kế t trong chăn nuôi gia cầ m ............... 144

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Mai Thị Huyền
Tên luận án: Nghiên cứu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm tỉnh Bắc Giang
Chuyên ngành: Kinh tế phát triể n

Mã số: 62 31 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu là đánh giá thực trạng rủi ro và các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm đề
xuất hệ thống các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm
của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận: Trong nghiên cứu này, các phương pháp tiếp cận
sử dụng là (i) Tiếp cận theo ngành hàng; (ii) Tiếp cận theo vùng kinh tế; (iii)
Tiếp cận theo quy mô sản xuất; (iv) Tiếp cận kết hợp định tính và định lượng và
(v) Tiếp cận có sự tham gia.
- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Đề tài đươ ̣c triển khai trên 3 huyện,
Yên Thế, Hiê ̣p Hòa và Viê ̣t Yên, đại diện cho các vùng kinh tế, quy mô đàn và loại
gia cầm nuôi của tỉnh Bắc Giang. Mỗi huyện chọn ba xã để điều tra theo tiêu chí
phân loại huyện (riêng Việt Yên lựa chọn 2 xã).
- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Đối với dữ liê ̣u thứ cấ p đươc̣
thu thâ ̣p từ các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành cơ quan trung ương và
tı̉nh Bắ c Giang. Các bài nghiên cứu về chăn nuôi gia cầm, rủi ro trong chăn
nuôi từ các viện nghiên cứu, trường đại học, và các cơ quan cũng đã được thu
thập để phân tích. Đối với dữ liê ̣u sơ cấ p, phương pháp chọn mẫu phân tầng
(stratified sampling) được áp dụng để lựa chọn đơn vị mẫu theo tiêu chí phân loại
huyện và xã. Các hộ chăn nuôi gia cầm được lựa chọn trên cơ sở quy mô chăn
nuôi của hộ, nguồn lực cũng như quy luật số lớn để đảm bảo tính khách quan của
mẫu, số mẫu được lựa chọn là 280 hộ. Phương pháp khảo sát thu thập dữ liệu bao
gồm phỏng vấn theo bảng câu hỏi, phỏng vấn chuyên sâu, thảo luận nhóm, và lấy
ý kiến tham vấn của mô ̣t số chuyên gia, các nhà quản lý.
- Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là các phương pháp của thống kê
(phân tổ, số bình quân, kiểm định,...). Công cụ xử lý được tổng hợp trên Excel và
phần mềm SPSS. Phương pháp phân tích bao gồm thống kê mô tả, so sánh,
phương pháp kiểm định phi tham số, xếp hạng, PRA và hồi quy với biến định
tính (mô hình logit).

xi


Kết quả chính và kết luận
Đề tài đã luâ ̣n giải và làm sáng tỏ những vấ n đề lý luận và thực tiễn về rủi

ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm. Trên cơ sở lý thuyết về rủi ro, đề tài đã xây
dựng đươ ̣c khung phân tı́ch làm cơ sở để đánh giá rủi ro trong sản xuất và tiêu
thụ gia cầ m của tỉnh Bắc Giang.
Đề tài đã nhâ ̣n da ̣ng đươ ̣c rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầ m trên điạ
bàn tı̉nh Bắ c Giang; Phân tích các nguyên nhân dẫn đế n rủi ro; Đánh giá đươ ̣c mức
đô ̣ rủi ro và tác đô ̣ng của nó đế n thu nhâ ̣p của hô ̣ nông dân trong sản xuất và tiêu
thụ gia cầ m. Các ứng xử của hộ nông dân với rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia
cầm theo các chiến lược: Phòng tránh rủi ro, chia sẻ rủi ro và đối mặt rủi ro cũng
được phân tích chi tiết trong đề tài. Trên cơ sở đó các chính sách quản lý rủi ro, đề
tài đã chỉ rõ hạn chế về quản lý rủi ro trong chăn nuôi gia cầm. Áp dụng chỉ số thời
vụ về giá đầu vào, đầu ra để phản ánh mức độ rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia
cầm. Sử dụng kiểm định phi tham số để đánh giá sự khác nhau của các chỉ tiêu
nhằm phản ánh mức độ rủi ro. Nghiên cứu sử dụng phương pháp PRA để xếp hạng
rủi ro cho thấy rủi ro dịch bệnh và giá cả đầu ra là những rủi ro chính của vùng
nghiên cứu. Trên cơ sở các dữ liệu, ứng dụng mô hình Logit vào phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm của tỉnh
Bắc Giang đã được đề tài phân tích và đánh giá, bao gồm tổ chức sản xuất, quản
lý ngành, nguồn lực chăn nuôi, điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, sự gia
tăng yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, sự phụ thuộc vào thức
ăn chăn nuôi công nghiệp.
Giảm thiể u rủi ro nhằm phát triể n bề n vững chăn nuôi gia cầ m đòi hỏi phải
có hê ̣ thố ng giải pháp đồ ng bô ̣. Dựa trên các căn cứ khoa học, đề tài đã đề xuất
hai nhóm giải pháp cơ bản cho hộ nông dân chăn nuôi gia cầm và cơ quan quản
lý. Đối với hộ nông dân các giải pháp cần là phát triển chăn nuôi gia cầm theo
hướng an toàn, đẩy mạnh liên kết sản xuất-tiêu thụ trong chăn nuôi gia cầm và
chia sẻ thông tin giữa các hộ chăn nuôi và các tác nhân. Nhóm giải pháp cho cơ
quan quản lý bao gồm quy hoạch ngành chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn
sinh học, tuyên truyền và cung cấp thông tin cho các tác nhân trong chuỗi, tăng
cường quản lý thị trường các yếu tố đầu vào sản phẩm đầu ra, tăng cường trách

nhiệm và nâng cao trình độ của cán bộ quản lý có liên quan. Nếu hệ thống các
giải pháp này được thực hiện, ngành chăn nuôi gia cầm tỉnh Bắc Giang sẽ trở
thành ngành mũi nhọn và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương cũng như của vùng.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: MAI THI HUYEN
Thesis title: Risk of poultry production and marketing in Bac Giang province
Major: Development Economics
Code: 62 31 01 05
Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The objectives of the study are to assess the risk and analyze factors
affecting the risk of poultry production and marketing of farmers in Bac Giang
province; To propose a set of measures for risk mitigation in poultry production
and marketing of farmer households in the research sites.
Meterials anh Methods
- The research approaches which have been used in the study are (i)
Commodity chain approach; (ii) Approach by economic area/region differences;
(iii) Production scale; (iv) Quantitattive and qualitative approaches, and (v) PRA.
- The research sites of the study have been conducted in three districts
including Yen The, Hiep Hoa and Viet Yen which are representing economic
sub-regions, by size, and type of poultry herds of Bac Giang province. In each
district, except Viet Yen, three communes have been chosen for data collection
according to the criteria applied for district selection (2 communes in Viet Yen).
- Methods of data collection: Materials and data have been collected from a
number of organizations including the Government Office, central and provincial

institutions. In Addition, the reports, papers and theses on poultry and risk analysis
of livestock have been gathered for reviewing. For primary data, stratified
sampling method has been used based on the criteria for selecting districts and
communes. Scale of heards, and resources of farm households have been used as
a main criteria for the sampling. In addition, distribution of the sample has been
also considered and the total sample size is 280 farm households. Methods for
data investigation include interviewing by questionnaire, in-depth interviews,
group discussion, and consultation with experts and managers.
- Methods of data processing are statistical methods. Tools for data
processing are Excel spreadsheet and SPSS software. For the study, methods of
data analysis include descriptive statistics, comparison method, seasonal variations
method, non-parametric testing methods, risk ranking, PRA method, and regression
with binary variables (logit model).

xiii


Main findings and conclusions
In the study, the theoretical concepts and practical issues on risks of the
production and marketing of poultry have been reviewed and clarified. Based on
the risk theory and analysis, an analytical framework for risk assessment of the
production and marketing of poultry has been developed.
In practices, the risk of the poultry production and marketing of
households in Bac Giang province has been described and analyzed. It has also
shown their causes and level of risks in the region. The finding of the study also
include responses and behavior of poultry farmers regarding the strategy of risk
as risk aversion, risk sharing and risk facing which is a direction for risk
management for poultry production and marketing in the research sites.
Regarding methodological aspects, seasonal index for input and output prices has
been developed for analyzing the level of risks of the production and marketing of

poultry. None-statistical test has been also used for risk assessment. The logit model
has been also developed to analyze the factors affecting the risk of poultry
production and marketing in the research sites.
It is evidence that there is a number of factors that affecting the risk of
poultry breeding in Bac Giang. It has been found that factors include production
organization, sector management, resources for livestock, natural conditions and
ecological environment, improvement of quality requirement and gygien control
on food safety, and the dependence on industrailized feeds for liverstock.
For risk mitigation and sustainable development of poultry production, it
is required to have a set of measures for risk mitigation. Based on the analysis,
there are two sets of measures including for poultry farm households and
management institutions. Measures for poultry farms are development of poultry
production toward food safety, improvement of linkage between production and
marketing of poultry, and increase communication and risk sharing between
actors in the chain. For management institutions, measures are revising long term
planning on poultry production, increase propaganda and providing timely
information to farmers, imrovement of management of inputs and output market
of poultry, increase proffesional qualifications of management officers, and
revizing support policy for poultry production. If these solutions implemented,
the poultry sector in Bac Giang would become a key sector and have a significant
contribution for social-economic developement of the province.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp (NN),
có nhiệm vụ cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng của con người, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và các phế phụ phẩm khác. Chăn nuôi cung cấp những sản

phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội nên nó là ngành sản xuất (SX) gắn bó rất chặt
chẽ với đời sống của con người ở mọi thời kỳ. Việt Nam nằm ở vùng khí hậu
nhiệt đới nên có nhiều lợi thế, điều kiện để phát triển một nền NN toàn diện với
nhiều loại sản phẩm có giá trị khác nhau, đặc biệt là các sản phẩm từ ngành chăn
nuôi. Ngoài những lợi thế, NN nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng của Việt
Nam cũng còn nhiều bất lợi do tác động của thiên tai, dịch bệnh, cùng với sự yếu
kém về tổ chức SX gắn liền với nền NN lạc hậu kéo dài trong nhiều năm.
Những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, NN Việt Nam
cũng có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là sự phát triển của ngành chăn
nuôi. Nếu tính theo giá so sánh năm 2010, giá tri ̣ sản xuấ t của ngành chăn nuôi
giai đoạn 2011-2015 tăng 3,5% và chiế m tỷ tro ̣ng bình quân 21% so với tổ ng giá
tri ̣sản xuấ t của ngành NN và có tố c đô ̣ tăng bı̀nh quân 3,9%/năm, cao hơn tố c đô ̣
tăng của ngành trồ ng tro ̣t (Tổ ng cu ̣c Thố ng kê, 2016a). Trong chăn nuôi, ngành
chăn nuôi gia cầ m (CNGC) có vị trí quan trọng. Chỉ tính riêng năm 2015, sản
lượng thịt gia cầm đã đạt 908 nghı̀n tấn, chiế m 19% tổ ng sản lươ ̣ng thiṭ của
ngành chăn nuôi, tăng gần 50% so với năm 2010 (Tổ ng cục Thố ng kê, 2016b).
Thời gian qua, ngành chăn nuôi phát triển đã có tác động tích cực vào
việc giải quyết viê ̣c làm, góp phần xó a đỏ i giả m nghè o cho nhiều hô ̣ nông dân
ở nhiều vùng quê khác nhau. Chăn nuôi phát triển không chỉ góp phần đẩ y
mạnh phát triển kinh tế, xã hô ̣i, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người
dân, mà quan trọng hơn là đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu lại nền NN phát triển
theo hướng hiệu quả.
Trong những năm qua, CNGC ở Việt Nam đã phát triển theo chiều hướng
tích cực, đó là sự gia tăng về quy mô theo hướng chăn nuôi tập trung, SX hàng
hóa. Tuy nhiên, ngành này cũng rất dễ mang lại rủi ro cho người chăn nuôi. Hơn
10 năm qua, diễn biến của dịch bệnh của đàn gia cầm khá phức tạp và kéo dài đã
gây thiê ̣t ha ̣i lớn cho người chăn nuôi. Chỉ tính riêng năm 2003, dich
̣ bê ̣nh gia

1



cầ m bùng phát ta ̣i 57 tın̉ h thành trong cả nước, trong đó có trên 56,3 triê ̣u con gia
cầ m bi ̣ tiêu hủy đã là một tổn thất không nhỏ đối với ngành CNGC. Năm 2014
dich
̣ bê ̣nh cũng xảy ra ta ̣i 33 tı̉nh, thành, dẫn đến số gia cầ m bị tiêu hủy là trên
212 nghı̀n con (Cu ̣c Thú y, 2014). Tình trạng dịch bệnh thường xuyên xuất hiện
không những làm tăng thêm chi phí cho người chăn nuôi, mà đáng ngại hơn là
gây tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng đối với sản phẩm từ CNGC. Có những
giai đoạn người tiêu dùng không muốn tiêu thụ sản phẩm từ gia cầm.
Cùng với những thiệt hại gây ra từ dịch bệnh, các yếu tố không ổn định
của thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra cũng gây không ít khó
khăn cho ngành CNGC phát triển. Thời gian qua, ngành chăn nuôi ở Việt Nam
nói chung, CNGC nói riêng bị phụ thuộc nhiều vào thị trường thức ăn và con
giống. Đây là nguyên nhân làm giá thành sản xuất cao, nhất là đối với hộ
CNGC có quy mô lớn. Bởi nguyên liệu chính để SX thức ăn chăn nuôi đều
phải nhập khẩu, nguồn thức ăn công nghiệp lệ thuộc chủ yếu vào các doanh
nghiệp nước ngoài. Tình trạng trên đã làm giá thức ăn chăn nuôi luôn duy trì ở
mức cao, dẫn tới giá thành sản phẩm chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn so
vớ i khu vư c̣ và thế giớ i khoảng 10-15% (Trầ n Duy Khanh, 2015). Hơn nữa,
giá đầu ra của sản phẩm chăn nuôi không những không tăng, nhiều khi còn bị
giảm do cạnh tranh với các sản phẩm gia cầm nhập khẩu, chưa kể đến các hiện
tượng gia cầm nhâ ̣p lâ ̣u, trốn thuế, gian lâ ̣n thương ma ̣i cũng làm cho ngành
chăn nuôi gia cầm thời gian qua thêm khó khăn hơn. Theo số liệu tổng hợp
của Tổng cục Hải quan, năm 2013 Việt Nam nhập khẩu khoảng 78.800 tấ n
phụ phẩ m của gà, chiếm 10% tổ ng lượng thi ṭ gia cầ m tiêu thu ̣ trong nước
(Trầ n Duy Khanh, 2015). Trong thời gian tới, nếu không có biện pháp kiểm
soát tốt thì tình trạng này vẫn sẽ tồn tại thậm chí gia tăng.
Ngoài những tác động trên, công tác quy hoạch phát triển CNGC, quy
hoạch khu giết mổ tập trung, xử lý chất thải cũng chưa được chú trọng, chưa được

kiểm soát tốt… Đây cũng là những nguyên nhân không chỉ gây ô nhiễm môi
trường, mà còn là nguồn phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển bền vững của ngành CNGC. Trong thời gian tới, khi các hiệp định thương
mại tự do có hiệu lực thì tình trạng nhập khẩu sản phẩm CNGC sẽ tăng cao. Quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập trong CNGC nói riêng là một xu
hướng tất yếu và ngày càng mở rộng. Đây là những thách thức lớn cho ngành
CNGC Việt Nam, nếu chúng ta không có các biện pháp kiểm soát tốt và có chiến
lược phát triển ngành chăn nuôi đúng hướng cả trong ngắn và dài hạn.

2


Như vậy, ngoài những thuận lợi, những tác động của dịch bệnh, sự phụ
thuộc vào thị trường, trong bối cảnh của quá trình hội nhập quốc tế, cùng với việc
chưa kiểm soát tốt tình trạng sử du ̣ng chấ t cấ m trong chăn nuôi, gây tâm lý hoang
mang cho người tiêu dùng… đã là những nguyên nhân đưa đến rủi ro cho người
chăn nuôi và thể hiện sự phát triển chưa vững chắc của ngành CNGC ở Việt Nam
thời gian qua.
Bắc Giang là tỉnh Trung du Miền núi Phía Bắc có nhiều lợi thế cho phát
triển CNGC. Theo số liệu thống kê, Bắc Giang có tổ ng đàn gia cầ m cao nhấ t
vùng trung du miền núi phı́a Bắ c với 15,5 triê ̣u con (năm 2015), đứng thứ tư toàn
quốc, sau thành phố Hà Nội với 21,8 triệu con, tỉnh Nghệ An với 16,7 triệu con
và tỉnh Thanh Hóa có 16,6 triê ̣u con (Tổ ng cu ̣c Thố ng kê, 2016b). Chăn nuôi gia
cầm của Bắc Giang đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về các sản phẩm thịt,
trứng,… cho người dân trong tỉnh và các tı̉nh lân cận, góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ nông dân ở nông thôn.
Tuy nhiên, cũng như tình trạng chung của các tỉnh khác, CNGC của Bắc
Giang phát triể n chưa bề n vững, còn tiề m ẩ n nhiều nguy cơ và nhất là nguy cơ
rủi ro do dich
̣ bê ̣nh và do giá cả thị trường. Thời gian qua, tỉnh đã chú trọng đến

công tác quy hoạch phát triển vùng CNGC tập trung, tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ
vẫn là phổ biến. Việc chưa hình thành các cơ sở giết mổ quy mô lớn, công tác
kiểm soát chất thải còn chưa tốt, nên tình trạng dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy
ra đối với đàn gia cầm. Vùng CNGC tập trung đã hình thành, nhưng quy mô còn
khiêm tốn, chưa hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm CNGC có tính hệ thống
nên việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu vẫn lệ thuộc vào tư thương, dẫn đến tình
trạng ép cấp, ép giá vẫn diễn ra, đã gây không ít khó khăn đối với người chăn
nuôi. Theo đánh giá của Sở Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn (NN và PTNT)
tı̉nh Bắ c Giang, nguyên nhân chı́nh đưa đến rủi ro cho người chăn nuôi, đó là
tı̀nh tra ̣ng chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, thiế u quy hoa ̣ch tổ ng thể , chưa có đinh
̣
hướng rõ ràng, chưa có sư ̣ gắ t kế t chă ̣t chẽ giữa sản xuấ t, chế biế n và tiêu thu ̣,
sản phẩ m sản xuấ t ra chưa có hơ ̣p đồ ng tiêu thu ̣, chủ yế u phu ̣ thuô ̣c vào tư
thương, viê ̣c vâ ̣n du ̣ng cơ chế chı́nh sách còn ha ̣n chế .... (Sở NN và PTNT Bắ c
Giang, 2013). Hơn nữa, các chính sách, biện pháp phân phối lợi ích giữa các tác
nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm CNGC chưa rõ, người SX vẫn gánh
chịu thua thiệt, nên chưa khuyến khích họ đầu tư phát triển SX một cách ổn định
và bền vững. Sản xuất NN bản thân nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro, trong đó rủi
ro trong chăn nuôi nói chung, CNGC nói riêng còn gây thiệt hại trầm trọng hơn,

3


nhất là khi đồng thời xuất hiện nhiều loại rủi ro. Tuy vậy, với vị trí, vai trò của
ngành CNGC đối với đời sống kinh tế-xã hội, nó vẫn cần phải được đầu tư phát
triển. Vấn đề là, phải làm gì để nó phát triển một cách vững chắc.
Đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về rủi ro trong
SX và tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Một số báo cáo xuất hiện
nhưng chủ yếu của các cơ quan quản lý và mang tính mô tả định tính. Đây chính
là khoảng trống cần được nghiên cứu. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, để phát triển

CNGC phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó vấn đề ứng xử và quản
lý rủi ro là hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, công tác nghiên cứu, nhận
diện rủi ro, làm rõ các nguyên nhân đưa đến rủi ro trong SX và tiêu thụ sản phẩm
gia cầm của tỉnh Bắc Giang thời gian qua là hết sức cần thiết. Trên cơ sở làm rõ
các nội dung trên mới có thể đề xuất được những giải pháp thích hợp, nhằm giảm
thiểu rủi ro, giúp ngành CNGC của tỉnh Bắc Giang phát triển một cách bền vững
trong thời gian tới. Đây cũng là những vấn đề mà nghiên cứu này quan tâm, sẽ
được làm sáng tỏ để trả lời được những câu hỏi trên.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng rủi ro trong SX và tiêu
thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất hệ thống các giải pháp
giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm đối với các hộ chăn nuôi trên địa
bàn nghiên cứu thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
- Luận giải và phát triển các vấn đề lý luận, thực tiễn về rủi ro trong SX và
tiêu thụ gia cầm;
- Đánh giá thực trạng rủi ro, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong SX và tiêu
thụ gia cầm của hộ chăn nuôi trên địa bàn tı̉nh Bắ c Giang;
- Đề xuất định hướng và hệ thống các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong SX và
tiêu thụ gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các vấn đề cơ bản và các quan điểm về rủi ro nói chung, rủi ro trong SX
và tiêu thụ gia cầ m nói riêng như thế nào?
- Thực trạng rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầ m tại tı̉nh Bắ c Giang trong

4



những năm vừa qua như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu
thụ gia cầ m đối với hộ chăn nuôi trên địa bàn tı̉nh Bắ c Giang?
- Các giải pháp nào cần thiết để giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia
cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loại rủi ro, ứng xử của người chăn
nuôi trước rủi ro, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong CNGC và các giải pháp
nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầ m của các hộ nông
dân tại địa bàn nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát chính là các hộ CNGC trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, đề tài còn tiến hành khảo sát các tác nhân khác và
cán bộ quản lý tham gia trong chuỗi giá tri sa
̣ ̉ n phẩ m gia cầ m tại địa phương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro trong SX và tiêu thụ
gia cầm của các hộ CNGC trên địa bàn và các giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với hoạt
động này. Do đối tượng CNGC trên địa bàn bao gồm nhiều loại, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu đối với hai nhóm gia cầm cơ bản (chiếm cơ cấu nhiều nhất) là gà thịt và
vịt thịt.
Trong đề tài này, rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm được nghiên cứu ở cấp hộ
nông dân. Tỉnh Bắc Giang có định hướng phát triển SX hàng hóa nên đề tài tập trung
khảo sát các hộ có quy mô CNGC từ 100 con trở lên vào thời điểm khảo sát (các hộ
chăn nuôi dưới mức này chủ yếu là SX tự cung, tự cấp).
Không gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, trong đó tập trung nghiên cứu tại ba huyện đại diện có tình hình CNGC
phát triển, đồng thời cũng diễn biến nhiều rủi ro, đó là huyện Yên Thế, Hiệp Hòa
và Việt Yên.
Thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng phục vụ cho nghiên cứu đề tài được

thu thập từ nhiều nguồn, thời gian từ năm 2004-2015. Các số liệu điều tra được
thu thập trong các năm từ 2013-2015.

5


1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Đề tài đã hệ thống, luận giải, phát triển và làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận về rủi ro nói chung, rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm nói riêng.
Cụ thể, đề tài đã hệ thống hóa được khái niệm về rủi ro, phân loại rủi ro, các nội
dung trong quản lý rủi ro (QLRR) và chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong
CNGC. Trên cơ sở hệ thống các lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về QLRR
trong CNGC, đề tài đã xây dựng khung phân tích làm cơ sở để nghiên cứu, đánh
giá rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầm trên địa bàn nghiên cứu.
Thực tiễn: Trên cơ sở thu thập, xử lý các số liệu thứ cấp và sơ cấp liên
quan đến rủi ro, đề tài đã áp dụng chỉ số thời vụ về giá đầu vào, đầu ra, xếp
hạng để phản ánh mứ c độ rủi ro trong CNGC; Sử dụng tiêu chuẩn kiểm định
Kruskal-Wallis để đánh giá rủi ro giữa các vùng và nhóm hộ trên cơ sở các
thông tin mô tả định tính; Ứng dụng mô hình xác suất, mô hình hồi quy (logit)
vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm thiểu rủi ro trong SX và tiêu thụ
gia cầm trên địa bàn.
Dựa trên khung lý thuyết, đề tài đã nhận diện các loại rủi ro trong SX và
tiêu thụ gia cầ m trên điạ bàn tı̉nh Bắ c Giang, đã phân tích các yếu tố chính ảnh
hưởng tới rủi ro trong SX và tiêu thụ gia cầ m; Xếp hạng và đánh giá đươ ̣c mức
đô ̣ rủi ro và tác đô ̣ng của nó đế n thu nhâ ̣p của hô ̣ chăn nuôi gia cầ m trên điạ bàn
tı̉nh Bắ c Giang.
Đề tài cũng đề cập và đánh giá đươc̣ thưc̣ tra ̣ng quản lý rủi ro trong SX
và tiêu thụ gia cầm của hô ̣ chăn nuôi tỉnh Bắc Giang theo chiến lược: Phòng
tránh rủi ro, chia sẻ rủi ro và đối mặt rủi ro. Từ việc phân tích thực trạng quản
lý với rủi ro, đề tài đã chỉ rõ hạn chế trong các ứng xử và chính sách QLRR

trong CNGC trên địa bàn.
Về giải pháp: Trên cơ sở các hạn chế và tồn tại trong QLRR đối với
CNGC tại địa phương, đề tài đã đề xuấ t một số giải pháp giảm thiể u rủi ro trong
SX và tiêu thụ gia cầ m tại địa bàn nghiên cứu. Trong các giải pháp đề xuất, giải
pháp về quy hoạch, tổ chức la ̣i sản xuấ t và phát triển ngành chăn nuôi gia cầ m
theo hướng an toàn sinh học được coi là giải pháp có tı́nh đô ̣t phá và quan trọng
để phát triển CNGC bền vững.

6


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GIA CẦM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
GIA CẦM
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về rủi ro
Rủi ro (Risk) được hiểu theo nghĩa chung nhất là những điều không mong
muốn tác động đến hoạt động đời sống và SX của con người. Rủi ro đưa đến
những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người, cho dù không
ai mong muốn nhưng nó vẫn cứ xảy ra. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, quan
điểm đánh giá mà có rất nhiều quan điểm về rủi ro khác nhau, nhưng cho đến nay
chưa có được định nghĩa, khái niệm thống nhất về rủi ro. Mỗi một trường phái,
mỗi một tác giả khi nghiên cứu vấn đề này lại đưa ra những định nghĩa rủi ro khác
nhau. Các định nghĩa, khái niệm về rủi ro đưa ra là rất phong phú, đa dạng, nhưng
tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: Trường phái truyền thống và
trường phái hiện đại (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự
tổn thất mất mát, nguy hiểm ảnh hưởng đến SX và đời sống của con người. Rủi
ro được xem là điều không lành, điều không tốt, điều xấu, bất ngờ xảy đến sự tổn

thất. Đó là sự tổn thất về tài sản, là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
dự kiến, tổn thất về sức khỏe và các thiệt hại khác. Theo quan điểm này thì rủi ro
là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc là các yếu tố liên quan đến nguy
hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa
mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Theo trường phái này, xét về mặt
kinh tế, rủi ro không có nghĩa là điều xấu, điều không tốt mà là sự tồn tại của các
bất trắc. Điều đó cũng có nghĩa là, xác suất của các bất trắc xảy ra càng cao thì
rủi ro càng lớn và ngược lại. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho
con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội (Hardaker et
al., 1997). Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp
phòng ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực, tìm ra và đón nhận những cơ hội
mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.

7


Theo Inrving, một học giả người Mỹ cho rằng rủi ro là tổng hợp của
những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất. Ông cho rằng rủi ro gắn với
hiện diện ngẫu nhiên của sự vật, hiện tượng mà có thể đo lường bằng xác suất.
Tức là sự ngẫu nhiên không phụ thuộc vào ý chí của con người. Điều đó không
hoàn toàn đúng bởi nhiều loại rủi ro chính là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp do
con người gây ra. Marilu Hurt MrCarty thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Georgia
cho rằng, Rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có
thể xác định được. Có nghĩa rủi ro là biến cố xảy ra trong tương lai liên quan đến
điều kiện, môi trường rủi ro (dẫn theo Nguyễn Anh Tuấn, 2006).
Theo Tổ chức Tiêu chuẩn thế giới (ISO) thì “Rủi ro là sự kết hợp giữa các
xác suất xảy ra một sự kiện và những hậu quả tiêu cực của sự kiện đó”. Theo từ
điển tiếng Việt do Trung tâm Từ điển Hà Nội (1995) thì rủi ro là điều không
lành, không tốt, bất ngờ xảy ra (dẫn theo Đoàn Thi Hồ

̣ ng Vân, 2007).
Rủi ro là hậu quả gây thiệt hại ít nhiều có thể dự kiến được của một hành
vi mà việc thực hiện không chỉ phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự (Viện
Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, 2003).
Emmett (2000) cho rằng rủi ro là điều kiện để có khả năng tạo ra kết quả
bất lợi cho sự mong muốn và hy vọng. Theo quan điểm này, rủi ro là điều kiện có
thực để tạo nên kết quả ngoài ý muốn. Điều kiện đó là sự phối hợp của những
hoàn cảnh môi trường bên ngoài, trong điều kiện đó có một khả năng tạo ra mất
mát, khả năng đó chính là xác suất có giá trị từ 0 đến 1. Tác giả cho rằng xác suất
đó tồn tại nhưng không nhất thiết phải đo lường được. Đây cũng là điểm khác
biệt so với các quan niệm truyền thống và gần với thực tế hơn.
Mặc dù không có sự thống nhất hoàn toàn giữa các định nghĩa về rủi ro,
song nhìn chung các định nghĩa đều chia sẻ hai quan điểm chung: Sự bất thường
khó dự đoán và sự mất mát. Đa số các định nghĩa đều phân biệt giữa rủi ro và
không chắc chắn. Như vậy rủi ro là những tình huống có nhiều biến cố có thể xảy
ra và ta có thể dự đoán trước xác suất xuất hiện và kết quả của các biến cố này.
Rủi ro là sản phẩ m của sư ̣ không chắ c chắ n của các sư ̣ kiê ̣n trong tương lai
và là mô ̣t phầ n tấ t yế u của các hoa ̣t đô ̣ng. Trên thưc̣ tế , con người thường có xu
hướng né tránh rủi ro và tı̀m cách giảm tố i thiể u tác đô ̣ng của rủi ro lên cuô ̣c số ng
của mình. Tuy nhiên, ngay cả mô ̣t kế hoa ̣ch với sư ̣ chuẩ n bi ̣ cẩ n thâ ̣n, rủi ro vẫn
không thể loa ̣i bỏ hoàn toàn. Khi nhı̀n dưới góc đô ̣ tı́ch cưc̣ thı̀ rủi ro la ̣i là điề u
cầ n thiế t để tiế n bô ̣, để đổi mới. Bát kỳ một hoạt động nào, cơ hô ̣i đem đến thành

8


công cũng luôn tiểm ẩn mang đế n những nguy cơ thấ t ba ̣i. Đây là những điề u rất
cần thiết để con người nhận biết và ho ̣c cách cân bằ ng giữa những hâ ̣u quả xấ u
đem đến từ rủi ro với những lơ ̣i ı́ch tiề m năng từ các cơ hô ̣i liên quan mà nó
mang đế n.

Trong các tình trạng không chắc chắn trên thì các biến cố có thể xảy ra với
một xác suất có thể ước đoán theo chủ quan, được gọi là rủi ro. Như vậy chúng ta
có thể hiểu rủi ro là những tổn thất, những bất trắc, khả năng không đạt được kết
quả mong muốn và rủi ro có thể đo lường được.
Rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm
Trong SX, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp (SXNN) do chịu tác động của
nhiều yếu tố nên rủi ro đem đến là điều không thể tránh khỏi. Khi đưa ra một
quyết định nào đó, người SX khó nhận thức hết được điều gì sẽ xảy ra ảnh hưởng
đến kết quả SX trong tương lai. Đối với ngành chăn nuôi nói chung, CNGC nói
riêng, do đối tượng là sinh vật sống, sản phẩm SX ra mang tính thiết yếu nhưng
lại phụ thuộc rất nhiều vào thị trường và các biến động của điều kiện tự nhiên.
Như vậy, việc ra quyết định trong hoạt động kinh tế nói chung, CNGC nói riêng
đều chứa đựng nhiều rủi ro, bởi vì các quyết định được đưa ra đều được tiến hành
trước khi biết được kết quả của quyết định đó. Các kết quả của các quyết định
trong chăn nuôi đều phụ thuộc vào sự tác động bởi rất nhiều yếu tố, như: Bệnh
dịch, thời tiết khí hậu, thay đổi của thị trường (yếu tố đầu vào, đầu ra) và khả
năng kiểm soát các yếu tố này trong tiến trình thực hiện quyết định để đem đến
kết quả. Nói khác đi, mức độ rủi ro trong SX nói chung, CNGC nói riêng hoàn
toàn phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố và sự kiểm soát của con người đối
với các yếu tố đó. Hoạt động SX là một quá trình, vì vậy từ quyết định đến kết
quả luôn phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có rất nhiều yếu tố nằm
ngoài dự đoán của con người và khả năng kiểm soát chúng cũng còn hạn chế nên
rủi ro vẫn xảy ra với mức độ là rất lớn.
Những năm gầ n đây, vấn đề rủi ro còn được gắn với các vấn đề về bảo hộ
xã hội và đói nghèo, nhất là ở các nước đang phát triển. Theo đó, khái niệm “tổn
thương” (vulneability) thường được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của
một loại rủi ro nào đó đến sinh kế và phúc lợi của người dân (Dercon, 2005;
World Bank, 2000).
Ngành NN với phạm vi bao phủ rộng và vai trò hết sức quan trọng ở khu


9


vực nông thôn được nhiều chuyên gia đánh giá là một ngành phải đối mặt với
nhiều rủi ro nhất trong tất cả các lĩnh vực (Trần Đình Thao và cs., 2011). Trong
CNGC rủi ro chỉ mối đe dọa, tổn thất mà nông hộ, trang trại chăn nuôi có thể gặp
phải trong quá trình chăn nuôi. Chăn nuôi gia cầm với nhiều loại khác nhau, diễn
ra trên phạm vi rộng, hình thức tổ chức SX rất phong phú và đa dạng. Quá trình
SX diễn ra và tồn tại ở nhiều khâu liên quan đến nhiều hoạt động: SX, mua bán
các yếu tố đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra... Tất cả các giai đoạn trên đều phải
thực hiện các chức năng khác nhau, như xây dựng kế hoạch, tổ chức SX và cung
ứng và các quyết định liên quan khác.... Như vậy, do tác động của nhiều yếu tố
nên rủi ro trong CNGC có thể xảy ra ở tất cả các khâu từ SX đến tiêu thụ, nó
được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và có quan hệ mật thiết với nhau.
Theo các quan điểm nêu trên thì rủi ro là những mấ t mát, từ đó cầ n phân biê ̣t và
nhận diện các nguyên nhân tác động hı̀nh thành nên kế t quả.
Trong nội dung nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng: Rủi ro trong SX và
tiêu thụ gia cầ m là những mất mát có thể đo lường được mà người chăn nuôi
gánh chịu trong quá trình sản xuấ t, tiêu thụ sản phẩm và tác động xấu đến sự
phát triển bền vững của chăn nuôi gia cầ m. Như vậy, theo quan điểm này đã có
sư ̣ thố ng nhấ t giữa rủi ro và không chắ c chắ n, đây là sự phù hơ ̣p, thống nhất
trong nghiên cứu rủi ro đối với lıñ h vực kinh tế nông hô ̣.
2.1.1.2. Không chắc chắn
Khi nghiên cứu về rủi ro nhiều ho ̣c giả đã nhắc đế n vấ n đề không chắ c
chắ n, vâ ̣y không chắ c chắn là gì? nó khác rủi ro như thế nào?
Những điều không chắc chắn được nhìn nhận như nguy cơ rủi ro và trở
ngại lớn đối với việc đưa ra quyết định đúng. Chúng ta không thể dự đoán chính
xác những yếu tố cản trở này do phần lớn chúng đều liên quan đến tương lai,
những điều chưa biết và không có dữ liệu (Viện Từ điển học và Bách khoa toàn
thư Việt Nam, 2003).

Như vậy, sự không chắc chắn là một tình huống mà trong đó khả năng
xuất hiện của sự kiện sẽ không được biết đến, có nghĩa là không có phân phối
xác suất gắn với kết quả của sự kiện (Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005).
Khi nghiên cứu về rủi ro, Knight (1921) đưa ra hai khái niệm cơ bản cần
được phân biệt là rủi ro (risk) và không chắc chắn (uncertainty). Ông cho rằng sự
khác nhau cơ bản là rủi ro biế t trước được xác suất xuất hiện của các biến cố xảy ra

10


và kết quả của các biến cố này. Còn không chắc chắn thì xác suất xuất hiện và kết
quả của các biến cố đều không chắc chắn (dẫn theo Bùi Thị Gia và Trần Hữu
Cường, 2005). Ngược lại với quan điểm này Hardaker et al. (1997) khẳng định
khái niệm này không chính xác vì trong nhiều trường hợp, xác suất xuất hiện của
các biến cố chỉ là các xác suất kỳ vọng. Trên quan điểm của mình, ông đã đưa ra
định nghĩa: “không chắc chắn là sự bất định (không xác định được) và rủi ro là
các hệ quả của không chắc chắn”. Trên thực tế, cả hai khái niệm rủi ro và không
chắ c chắ n đều rất gần nhau, khó phân biệt được ranh giới chính xác. Không có rủi
ro nào không hàm chứa sự không chắc chắn, và ngược lại tất cả sự không chắc
chắn đều phản ánh và ngụ ý về một loại rủi ro nào đó. Rủi ro đề cập đến nhiều kết
quả có thể xảy ra với các khả năng khác nhau. Trong khi đó không chắc chắn đề
cập đến tình trạng có nhiều kết quả có thể xảy ra trong một quyết định nhưng chưa
biết khả năng xảy ra của từng kết quả. Như vậy rủi ro và không chắc chắn chỉ khác
nhau ở việc đánh giá được hay không.
Từ những khái niệm về rủi ro và không chắc chắn như trên chúng ta có
thể nhận thấy có sự khác nhau giữa hai khái niệm này, nhưng chúng lại có mối
quan hệ với nhau. Cụ thể, rủi ro liên quan đến xác suất của các bất trắc, nếu có
đầy đủ thông tin chúng ta có thể tính được xác suất của các sự kiện xảy ra.
Không chắc chắn là tình trạng mà cả các kết quả có khả năng xảy ra nhưng
không biết trước đươc̣ xác suất và khó đưa ra các quyết định, nhất là quyết định

trong quản lý. Từ sự khác biệt đó con người có thể tác động để giảm bớt sự
thiệt hại trong SX. Đó cũng là nguyên tắc cho việc ra quyết định trong quản lí,
đặc biệt là QLRR cần phải dựa nhiều vào khả năng tư duy và phán đoán chủ
quan của người ra quyết đinh.
̣
Trong những quyết định hằng ngày ít bị tác động của rủi ro bởi vì tổn thất
không lớn hoặc xác suất gánh chịu mất mát được cho là nhỏ không đáng kể.
Song đối với những quyết định trong SX có chu kỳ dài, như quyết định “nuôi con
gì, trồng cây gì” người ta phải cân nhắc đến sự không chắc chắn vì nó sẽ có
những cách lựa chọn khác nhau giữa hậu quả tốt và xấu. Do đó, đối với những
quyết định như vậy, việc nghiên cứu xác định rủi ro có thể được đánh giá là có ý
nghĩa quan trọng. Trong chăn nuôi, nhiều quyết định không cần tính đến rủi ro
nhưng có nhiều quyết định cần thiết tính đến yếu tố rủi ro để lựa chọn các quyết
định sản xuấ t, lựa cho ̣n các yế u tố đầu vào và tiêu thu ̣ các sản phẩm đầ u ra (Bùi
Thị Gia và Trần Hữu Cường, 2005).

11


Như vậy, sự khác biệt giữa rủi ro và không chắc chắn có thể hiểu: Rủi ro là
những khả năng xấu có thể đo lường được xác suất của nó, còn không chắc chắn
thì không thể đo lường được xác suất xảy ra. Theo nghĩa thông thường rủi ro mang
đến nhiều tổn thất, mất mát, nguy hiểm,… ảnh hưởng xấu đến hoạt động của con
người. Trên thực tế, việc đo lường được chính xác xác suất của các bất trắc là rất
khó vì các điều kiện tạo ra nó luôn thay đổi. Mặc dù vậy, cần phải nghiên cứu rủi
ro một cách tích cực, đo lường được rủi ro thì có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa
rủi ro, giảm thiểu những thiệt hại và đón nhận những cơ hội mới.
2.1.2. Chăn nuôi gia cầm và rủi ro trong chăn nuôi gia cầ m
2.1.2.1 Chăn nuôi gia cầ m
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông

vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm
mục đích SX trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình gồm gà,
vịt, ngan, ngỗng. Theo Nguyễn Đức Hưng (2008), gia cầ m bao gồ m gà, vit,̣ ngan,
ngỗng, gà tây, chim cút, đà điể u, bồ câu,... Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa
thích sống trong môi trường nước thường được gọi là thủy cầm. Chăn nuôi gia
cầm là việc thực hành chăn nuôi các loại gia cầm thuần hóa, chủ yếu là gà, vịt,
ngan, ngỗng và một số loài chim khác.
Đặc điểm của CNGC được thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:
- Phương thức chăn nuôi
Chăn nuôi gia cầm được coi là nghề truyền thố ng, mô ̣t tâ ̣p quán có từ lâu
đời và gắn bó với đời số ng của xã hội loài người, cũng như đối với người nông
dân Viê ̣t Nam. Do có chi phí đầ u vào thấp, chu kỳ sinh trưởng ngắ n, quay vòng
vốn nhanh, khả năng nhân đàn nhanh, tiêu tốn thức ăn trên một đơn vi ̣ sản phẩ m
thấp, lại tận dụng đươ ̣c thức ăn từ phụ phẩ m trong trồ ng tro ̣t, phù hơ ̣p phát triển ở
nhiề u vùng sinh thái nên CNGC có tính phổ biến trong mọi gia đình. Hiện nay, ở
nước ta có ba loại hình hay ba phương thức chăn nuôi chăn nuôi gia cầm, đó là:
chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông (chăn nuôi truyền thống), chăn nuôi bán công nghiê ̣p
(quy mô vừa), chăn nuôi công nghiê ̣p (chăn nuôi quy mô lớn, tâ ̣p trung) (Cục
Chăn nuôi, 2013a).
+ Chăn nuôi gia cầ m theo phương thức nhỏ lẻ là phương thức chăn nuôi
truyền thống, gắn với nền SX tự cấp, tự túc có tính phổ biế n và tồn tại lâu đời, gắn
liền với cuộc sống của người nông dân Viê ̣t Nam. Đây là hình thức chăn nuôi có
quy mô nhỏ, không phải đầ u tư nhiề u về vốn, nhân công, diện tích chuồ ng tra ̣i, nên
12


×