Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

tìm hiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân tại xã nhật tân, huyện gia lộc, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.15 KB, 94 trang )

Trờng đại học nông nghiệp hà nội
KHOA KINH T V PHT TRIN NễNG THễN






KHOá LUậN tốt nghiệp
TèM HIU CC RI RO TRONG SN XUT V TIấU TH
RAU V ễNG CA H NễNG DN TI X NHT TN,
HUYN GIA LC, TNH HI DNG
Sinh viờn thc hin : PHM VN C
Lp : PTNT & KN - K51
Chuyờn ngnh o to : PTNT & KN
Niờn khoỏ : 2006 - 2010
Ging viờn hng dn : PGS.TS. MAI THANH CC

H NI - 2010
Lời cảm ơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Nông
Nghiệp Hà Nội. Những người đã truyền cho tôi kiến thức trong suốt quá
trình học tập ở trường đặc biệt các thầy cô bộ môn PTNT, khoa kinh tế và
phát triển nông thôn – những người đã trực tiếp truyền đạt cho tôi kiến thức
và dìu dắt tôi trong học tập.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Mai
Thanh Cúc người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn Đảng bộ, UBND , và nhân dân các xã Nhật Tân, Đoàn
Thượng, Gia Xuyên huyện Gia Lộc, xã Hưng Đạo huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải
Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.


Cuối cùng tôi xin được nói lời cảm ơn với gia đình, người thân, bạn
bè những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, Ngày 26 tháng 05 năm 2010
Tác giả khoá luận
Phạm Văn Đức
i
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Xuất phát từ tầm quan trọng của sản xuất cây vụ đông, từ thực tiễn
sản xuất rau vụ đông ở xã Nhật Tân, vai trò của sản xuất rau vụ đông đối với
hộ nông dân, sự gia tăng của rủi ro trong sản xuất cây vụ đông những năm
gần đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu rủi ro trong sản
xuất và tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân tại xã Nhật Tân, huyện Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương”.
Đề tài nghiên cứ nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá những rủi ro
trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông tại địa phương. Từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông tại địa
phương.
Để nghiên cứu chủ đề trên đề tài dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về
sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông. Thực tiễn quản lý và bài học kinh nghiệm
về rủi ro ở Việt Nam và trên thế giới.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày để đạt được mục tiêu
nghiên cứu của đề tài thì đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau đây:
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Chúng tôi chọn nghiên cứu trên
địa bàn xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương vì xã có sự phát triển
sản xuất cây vụ đông từ rất sớm, phát triển sản xuất cây vụ đông ở xã mang
tính chất hàng hoá cao, sản xuất cây vụ đông ở xã được hộ nông dân coi là
vụ sản xuất chính.
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Để thu thập thông tin sơ cấp

chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ nông dân có sản xuất rau vụ
đông trên địa bàn xã. Các hộ được chọn để phỏng vấn được chia theo 3
nhóm là: Nhóm hộ nghèo, nhóm hộ trung bình, nhóm hộ khá – giàu.
ii
Để phân tích định tính các thông tin sơ cấp thu được chúng tôi sử
dụng phương pháp thảo luận nhóm có trọng tâm, phương pháp phỏng vấn
KIP. Để phân tích định lượng chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả so sánh.
Sử dụng các phương pháp trên thì đề tài đạt được các kết quả sau:
(1) Thực trạng về rủi ro trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân.
Các rủi ro chính trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân gồm có: rủi ro
do khí hậu thời tiết, do sâu bệnh, do giống cây trồng, do thuốc BVTV, do giá
đầu vào tăng cao. Ngoài ra còn có một số rủi ro khác như: rủi ro do thiên tai,
do kỹ thuật mới, do hộ nông dân đi vay vốn hay thuê đất canh tác, do chính
sách của nhà nước. Các nguyên nhân gây ra rủi ro trong sản xuất đa dạng và
có khi là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân gây rủi ro khác nhau, có các
nguyên nhân chủ yếu sau: Do đặc thù sản xuất rau vụ đông trên địa bàn xã,
do tập quán canh tác của người dân, do manh mún về DTGT, do các yếu tố
đầu vào cho sản xuất được cung cấp bởi các hộ dịch vụ, do sản xuất không
có sự quy hoạch.
(2) Thực trạng về rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân.
Các rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân gồm có: Rủi ro do giá
cả sản phẩm đầu ra, do thị trường, do khí hậu thời tiết, do bị phá hợp đồng
tiêu thụ với người thu gom, do phương tiện thông tin đại chúng. Các nguyên
nhân gây rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông gồm có: Do đặc thù tính thời vụ
của cây vụ đông, do người dân thiếu thông tin thị ttrường, do sự cạnh tranh
của các “cai” trong thu mua sản phẩm, do phương tiện thông tin đại chúng.
(3) Giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông của
hộ nông dân xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
- Quy Hoạch vùng chuyên canh sản xuất.
- Cần tiến hành xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, tìm kiếm thị

trường tiêu thu ổn định cho sản phẩm đầu ra.
iii
- HTXDVNN cần đứng lên cung cấp vật tư đầu vào như giống, phân
bón, thuốc BVTV cho hộ nông dân với chất lượng đảm bảo và giá ưu đãi.
- HTXDVNN cần tìm kiếm cây trồng khác cho sản xuất vụ đông.
- Cần tiến hành xây dựng vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng thị
trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm đầu ra.
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho người dân nhằm đầu tư
sản xuất tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ và tăng độ phì cho đất.
iv
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ii
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ix
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi nội dung 3
1.4.2 Phạm vi không gian 4
1.4.3 Phạm vi thời gian 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1.1 Cơ sở lý luận về hộ và kinh tế hộ 5
2.1.1.1 Khái niệm về hộ 5

2.1.1.2 Khái niệm hộ nông dân 5
2.1.1.3 Khái niệm về kinh tế nông hộ 5
2.1.1.4 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân 6
2.1.1.5 Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế 6
2.1.2 Cơ sở lý luận về sản xuất và sản xuất cây vụ đông 7
2.1.2.1 Sản xuất và vai trò của sản xuất 7
2.1.2.2 Những vấn đề cơ bản về sản xuất cây vụ đông 7
2.1.3 Sản phẩm rau và chất lượng sản phẩm rau 13
2.1.3.1 Sản phẩm rau 13
2.1.3.2 Chất lượng sản phẩm rau 14
v
2.1.4 Thị trường rau và tiêu thụ sản phẩm rau 15
2.1.4.1 Thị trường rau 16
2.1.4.2 Tiêu thụ và các kênh tiêu thụ rau 18
2.1.5 Lý luận về rủi ro và rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 21
2.1.5.1 Lý luận về rủi ro 21
2.1.5.2 Các loại rủi ro và bất định trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 22
2.1.5.3 Các quan điểm đối với rủi ro của người nông dân 25
2.1.5.4 Các biện pháp hạn chế rủi ro và bất định 26
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 31
2.2.1 Kinh nghiệm và bài học về quản lý rủi ro trong nông nghiệp ở Việt Nam 31
2.2.1.1Thành phố Hà nội 31
2.2.1.2Huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 32
2.2.2 Kinh nghiệm và bài học về quản lý rủi ro trên thế giới 33
2.2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài 33
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 35
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tề và xã hội có ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ rau màu
vụ đông tại xã Nhật Tân 35
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 35

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 44
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 45
3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp 45
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp 45
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 46
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 46
3.2.4.1 Phương pháp phân tích định tính 46
3.2.4.2 Phương pháp phân tính định lượng 48
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài 49
PHẦN 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
vi
4.1 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU VỤ ĐÔNG
CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ NHẬT TÂN 50
4.1.1 Thực trạng rủi ro trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân 50
4.1.1.1 Thực trạng rủi ro trong sản xuất rau vụ đông của hộ nông dân 50
4.1.1.2 Nguyên nhân các rủi ro trong sản rau vụ đông của hộ nông dân 53
4.1.2 Thực trạng về rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân 60
4.1.2.1 Thực trạng về rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân 60
4.1.2.2 Nguyên nhân rủi ro trong tiêu thụ rau vụ đông của hộ nông dân 62
4.2 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 66
4.2.1 Cở sở để đưa ra định hướng và giải pháp 66
4.2.1.1 Nghiên cứu về nhóm hộ điều tra: 67
4.2.1.2 Nghiên cứu điều kiện của xã 70
4.2.1.3 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm rau: 70
4.2.1.4 Phỏng vấn KIP 71
4.2.1.5 Nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất của một số địa phương 71
4.2.2 Căn cứ để đưa ra định hướng và giải pháp 72
4.2.3 Định hướng 72

4.2.4 Giải pháp 72
PHẦN V 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
5.1 KẾT LUẬN 73
5.2 KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 77
vii
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Nhật Tân 37
Bảng 3.2 Tình hình kết quả sản xuất của xã Nhật Tân qua 3 năm (2007 –
2009) 38
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất các ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của xã Nhật Tân qua 3 năm (2007-2009) 39
Bảng 3.4 Sự biến động cơ cấu sản xuất nông nghiệp - thuỷ sản của xã Nhật
Tân qua 3 năm (2007 – 2009) 39
Bảng 3.5 Sự biến động diện tích gieo trồng của xã Nhật Tân qua 3 năm (2007
– 2009) 40
Bảng 3.6: Tình hình dân số và lao động của xã Nhật Tân năm 2010 43
Bảng 3.7: Phân tổ các hộ thuộc nhóm hộ diều tra 46
Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng và cơ cấu cấu cây vụ đông của xã Nhật Tân 54
Bảng 4.2: Chi phí và doanh thu một số loại cây rau vụ đông ở xã Nhật Tân. 55
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm rau 20
Sơ đồ 4.1 Cây vấn đề của rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ rau vụ đông của
hộ nông dân tại xã Nhật Tân 65
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CC Cơ cấu

DTCT Diện tích canh tác
DTGT Diện tích gieo trồng
DVNN Dịch vụ nông nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kĩ thuật
LĐ Lao động
LĐNN Lao động nông nghiệp
NN Nông nghiệp
NXB Nhà xuất bản
SXNN Sản xuất nông nghiệp
UBNN Ủy ban nhân dân
USD United state dollaes
ix
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ TÀI
Việt Nam được coi là nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Với
điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng. Nông nghiệp
Việt Nam cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước
và xuất khuẩu một phần không nhỏ ra thị trường nước ngoài với đa dạng hoá
mặt hàng và chủng loại.
Vụ đông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
sản xuất kinh doanh của từng hộ nông dân. Nếu như trước đây mục đích
chính của sản xuất vụ đông chỉ là để tự cung tự cấp cho hộ nông dân thì bây
giờ nó đẫ trở thành vụ sản xuất chính trong năm, nó cung cấp một khối
lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho nhu cầu trong nước và một phần cho xuất
khẩu. Ngoài ra,vụ đông còn góp phần giải quyết cho lao động dư thừa ở
nông thôn, tăng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Rau là thực phẩm cần thiết không thể thiếu của con người trong bữa ăn
hàng ngày. Rau cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động sống

của cơ thể, rau còn có thể ngăn ngừa và trị bệnh, chất xơ có tác dụng ngăn ngừa
bệnh đường ruột, vitaminC giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và lợi, tăng sức dề
kháng cho cơ thể, các nguyên tố vi lượng cần cho các hoạt động hóa sinh và
trao đổi chất của cơ thể.
Khi con người không còn lo lắng về vấn đề lương thực, người ta
thường có xu hướng tăng dùng sản phẩm rau xanh. Vì thế việc phát triển sản
xuất rau theo hướng sản xuất hàng hoá là cần thiết.
Đảng và nhà nước ta có nhiều chủ trương và các chương trình dự án
nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, trong “Đề án phát triển sản xuất rau và
hoa quả, cây cảnh thời kỳ 1999-2010” của Bộ Nông NGhiệp và phát triển nông
1
thôn được chính phủ phê duyệt ngày 3/9/1999 đã xác định mục tiêu cho ngành
sản xuất rau là: “Đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho tiêu dùng trong
nước, nhất là các vùng dân cư tập trung và xuất khẩu, phấn đấu năm 2010 đạt
mức tiêu thụ bình quân đầu người 85kg rau/ năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu
đạt 650 triệu USD.
Thực hiện chủ trương đề án đó các chính quyền địa phương đã thúc
đẩy ngành sản xuất rau cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, cũng
góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Nhật Tân là một xã thuộc huyên Gia Lộc tỉnh Hải Dương nằm trong
vùng có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc sản xuất rau màu vụ
đông, nghề trồng rau đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân, vụ đông
trở thành vụ sản xuất chính trong năm. Song nghề trồng rau phụ thuộc vào
quá nhiều yếu tố tự nhiên: đất đai, khí hậu…. Ngoài ra, còn phụ thuộc yếu tố
giống, chăm sóc, bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ. vì thế người nông
dân sản xuất rau cũng gặp không ít rủi ro và bất định. Những rủi ro và bất
định ngày càng có chiều hướng gia tăng gây thiệt hại cho kinh tế hộ và tâm
lý cho người sản xuất.
Nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu các rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ
rau vụ đông của hộ nông dân tại xã Nhật Tân-huyện Gia Lộc- tỉnh Hải

Dương” là rất cần thiết và có ý nghĩa đối với việc phát triển sản xuất rau vụ
đông của xã, góp phần phòng tránh rủi ro cho người nông dân, nâng cao thu
nhập cho người nông dân.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu các rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông tại xã Nhật
Tân-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải
pháp nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ cây vụ đông.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài.
(2) Tìm hiểu, phân tích và đánh giá những rủi ro trong sản xuất và tiêu
thụ rau vụ đông trên địa bàn xã.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất và
tiêu thụ rau vụ đông tại địa phương.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Các hộ nông dân sản xuất cây vụ đông tại xã Nhật Tân
- Các hộ thu mua mua rau tại xã Nhật Tân
- Các yếu tố liên quan tới sản xuất rau
- Các yếu tố liên quan tới tiêu thụ rau
- Các hình thức tiêu thụ sản phẩm rau tại xã Nhật Tân
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu các rủi ro trong sản xuất và tiêu
thụ rau vụ đông của hộ nông dân tại xã Nhật Tân.
- Đề tài tập trung nghiên cứu trên cây rau vụ đông chính của xã là: Cải
Xanh, Cải Bắp, Su Hào.
3
1.4.2 Phạm vi không gian
- Địa điểm nghiên cứu tại xã

- Có nghiên cứu thêm một số xã trên địa bàn huyện và huyện lân cận:
xã Đoàn Thượng, xã Gia Xuyên thuộc huyện Gia Lộc; xã Hưng Đạo thuộc
huyện Tứ Kỳ.
1.4.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu của đề tài khoảng thời gian từ 2007 – 2009.
- Số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất rau tại xã lấy từ ban thống kê
xã qua các năm 2007 - 2009
- Số liệu sơ cấp thu thập từ hộ nông dân sản xuất rau qua 3 năm 2007-
2009.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 23/12/2009 đến ngày 26/05/2010.
4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận về hộ và kinh tế hộ
2.1.1.1 Khái niệm về hộ
Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về hộ. Song khái niệm về
hộ có thể khái quát như sau: “Hộ là một nhóm người có chung huyết tộc
hoặc không chung huyết tộc, họ không nhất thiết phải sống chung dưới một
mái nhà, nhưng có chung nguồn thu nhập và ăn chung, các thành viên cùng
tiến hành sản xuất và có chung ngân quỹ”.
2.1.1.2 Khái niệm hộ nông dân
Theo F.Ellis (1988). Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một
hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc chưng bởi sự tham gia
từng phần vào thị trường với mức hoàn hảo không cao.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở,
vùa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là
đơn vị xã hội. Trình độ phát triển của hộ từ thấp đến cao, từ tự cung, tự cấp đến
sản xuất hàng hoá hoàn toàn, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng,
nó quyết định đến mối quan hệ giữa nông hộ và thị trường.

Ngoài sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia vào các hoạt động
phi nông nghiệp như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Do đó nông
hộ là chủ thể kinh tế nông thôn.
2.1.1.3 Khái niệm về kinh tế nông hộ
Như chúng ta đã biết, kinh tế hộ nông dân đã tồn tại lâu đời, độc lập và tự
chủ như các thành phần kinh tế khác. Do kinh tế hộ nông dân được tiếp cận từ
5
nhiều góc độ khác nhau cho nên, các khái niệm về kinh tế hộ nông dân cũng
khác nhau. Nhưng ta có thể lấy một khái niệm chung nhất đó là: “Kinh tế hộ
nông dân, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó
các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của
chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung.
Mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ,
được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển”.
Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt giữa kinh tế nông hộ với kinh tế gia
đình. Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế gia
đình xã viên là một bộ phận cấu thành của kinh tế tập thể, nên sự phát triển của
kinh tế tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình. Vì vậy không thể đồng
nhất giữa kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình nông dân.
2.1.1.4 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân
(1) Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và
sử dụng các yếu tố sản xuất.
(2) Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ, và được
chi phối bởi quan hệ huyết thống.
(3) Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao.
(4) Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người
lao động.
(5) Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ nhưng hiệu quả.
(6) Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của nông hộ là
chủ yếu.

2.1.1.5 Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế
(1) Kinh tế hộ góp phần làm tăng nhanh sản lượng, sản phẩm cho xã hội
như lương thực, thực phẩm, nông sản xuất khẩu…
6
(2) Kinh tế nông hộ góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố
sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn, và tư liệu sản xuất.
(3) Kinh tế nông hộ góp phần to lớn trong giải quyết việc làm nâng cao
thu nhập cho người dân nông thôn.
2.1.2 Cơ sở lý luận về sản xuất và sản xuất cây vụ đông
2.1.2.1 Sản xuất và vai trò của sản xuất
Sản xuất của cải vật chất là quá trình tác động giữa con người với tự
nhiên nhằm biến đổi vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp
nhu cầu của mình.
Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động
của con người, là cơ sở của đời sống xã hội loài người.
Dù hoạt động trong lĩnh vực nào và trong giai đoạn lịch sử nào con
người cũng cần có thức ăn,, quần áo, nhà ở,… để duy trì sự tồn tại của con
người và các phương tiện vật chất cho hoạt động của họ. Muốn có của cải
vật chất đó con người phải không ngừng sản xuất ra chúng.
Sản xuất ngày càng được mở rộng vào nâng cao (…) không những
làm cho đời sống vật chất được nâng cao mà đời sống tinh thần như các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể thao,… cũng được mở rộng và phát triển.
Sản xuất của cải vật chất là cở sở, là điều kiện tiên quyết, tất yếu và
vĩnh viễn của sự tồn tại và phát triển của con người.
2.1.2.2 Những vấn đề cơ bản về sản xuất cây vụ đông
a, Đặc điểm sản xuất cây vụ đông:
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu nên ở nước ta duy nhất các tỉnh phía
bắc từ Mục Nam Quan đến bắc Đèo Hải Vân là có điều kiện thuận lợi cho
việc sản xuất cây vụ đông ngoài hai vụ lúa.
7

Tuy nhiên để nghiên cứ phát triển cây vụ đông cần chú ý một số đặc
điểm chủ yếu sau:
(1) Cây trồng vụ đông chủ yếu là các cây cạn và ngắn ngày có đặc
tính sinh lý và sinh hoá khác nhau. Hầu hết những loại cây trồng này có yêu
cầu về thời vụ tương đối nghiêm ngặt và rất rễ bị các loại sâu bệnh hại. Do
đó, việc lựa chọn giống cây trồng cho phù hợp với chất đất của từng vùng và
thích nghi với sự biến động về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu là hết sức
cần thiết. Bên cạnh đó, các hộ nông dân cần đầu tư thích đáng cho khâu lựa
chọn giống tạo sự đa dạng hoá cây trồng cũng như chất lượng sản phẩm khi
thu hoạch, đồng thời các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần tác động đúng và
kip thời để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao, chất
lượng tốt, không ảnh hưởng đến vụ sản xuất kế tiếp.
(2) Vụ đông là vụ trồng nhiều loại cây khác nhau. Do vậy, các hộ
nông dần bố trí cây trồng sao cho phù hợp với sự đầu tư cảu mình nhằm tạo
ra năng suất cao đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và có sản phẩm cung ứng cho
nhu cầu thị trường. Đây là vấn đề quan trọng đối với các nông hộ sản xuất
cây vụ đông. Có như vậy hiệu quả sản xuất mới tăng lên.
(3) Sản xuất vụ đông được tiến hành trong điều kiện thời tiết khí hậu
lạnh, khô và diễn biến phức tạp. Khí hậu lạnh và khô là điều kiện thuận lợi
cho sản xuất vụ đông vì cây trồng phát triển hợp thời tiết và hạn chế sự phát
triển của sâu bệnh hại, nhưng sự diễn biến phức tạp của thời tiết lại gây ra
những rủi ro lớn cho sản xuất cây vụ đông. Vì vậy, từng vùng, từng địa
phương cần nắm rõ quy luật thay đổi của thời tiết khí hậu để có những giải
pháp tốt kịp thời khắc phục một cách hữu hiệu nhất nhằm tránh, hạn chế
những thiệt hại bất ngờ có thể xảy ra.
(4) Sản phẩm cây vụ đông có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng nước
cao nên rất khó bảo quản. Cũng do đặc điểm trên mà sản phẩm vụ đông sản
8
xuất ra cần phải được tiêu thụ ngay làm cho tỷ suất hàng hoá của sản phẩm
vụ đông cao, mang tính thời vụ cao. Vì thế cần có biện pháp thu hoạch, bảo

quản chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, vừa
tránh được rủi ro thị trường.
(5) Sản xuất vụ đông đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về lao động, chi phí
vật chất. Do vậy, để cây vụ đông đạt năng suất, chất lượng cao các hộ nông
dân cần phải có sự lựa chọn đầu tư thích hợp với điều kiện kinh tế của gia
đình cho vụ sản xuất này.
b, Vai trò của sản xuất vụ đông
(1) Khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực: Việc tăng thêm vụ đông
đã góp phần làm tăng hệ số sử dụng ruộng đất, tận dụng các nguồn lực cho
sản xuất, giải quyết lao động lao động nông nhàn.
(2) Tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống của nông dân, giảm
khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn: Với việc phát triển cây
vụ đông có giá trị kinh tế cao, tỷ suất hàng hoá lớn, đem lại thu nhập cao cho
người nông dân. Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính và có vị trí
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Với nhiều hộ sản xuất thì vụ đông
đang được coi là vụ sản xuất để làm giàu.
(3) Sản xuất vụ đông cung cấp các loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao cho con người mà hiếm có sản phẩm khác thay thế. Sản phẩm vụ
đông còn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và công nghiệp dược
phẩm.
(4) Góp phầm cải tạo và bồi dưỡng đất: Sản xuất vụ đông một cách
hợp lý và có khoa học sẽ góp phần tăng độ phì nhiêu của đất. Sản xuất vụ
đông một mặt làm tiêu hao dinh dưỡng đất, mặt khác do đặc tính sinh học và
đặc tính canh tác của cây vụ đông đã tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa việc sử
9
dụng đất với việc bồi dưỡng đất lâu dài. Cây vụ đông thường là cây trồng
cạn và được ứng dụng kỹ thuật canh tác của nghề làm vườn nên đã góp phần
cải thiện chế độ dinh dưỡng của đất.
Tóm lại: Sản xuất vụ đông mang lại hiệu quả trên nhiều mặt: Cung
cấp lương thực thực phẩm cho người, làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên

liệu cho chế biến, góp phần cải tạo và bồi dưỡng đất. Đặc biệt, làm tăng thu
nhập tiền mặt, tăng tích luỹ và nâng cao mức sống của nông dân.
c, Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây vụ đông
(1) nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Thời tiết: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa là
điều kiên thuận lợi để phát triển đa dạng các giống cây trồng. Do yêu cầu về
điều kiện thời tiết nên cây vụ đông chỉ sản xuất được ở miên bắc. Thời tiết
vụ đông của khu vực miền bắc thường ít mưa đầu vụ cùng với nhiệt độ thấp,
không khí khô, trời ít sương, gió bấc tạo điều kiên thuận lợi cho các cây rau
vụ đông ưa nhiệt độ thấp phát triển (nhiệt độ thích hợp là khoảng 15°C -
20°C). Nếu thời tiết mưa đầu vụ nhiều và kéo dài, ít rét kết hợp với nóng và
nồm nhiều thì đó là những điều kiện không thuận lợi mà gây khó khăn cho
sản xuất vụ đông. Nếu thời tiết có sương muối cây rẽ bị chết, rễ bị quăn lá,
rụng lá, rụng hoa, thối quả làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản
phẩm vụ đông.
- Đất đai: Đất đai có tầm quan trọng đặc biệt đối với cây trồng. Đối
với cây vụ đông thì càng quan trọng hơn nữa vì mỗi chủng loại cây thích
hợp với loại đất có thành phần cơ giới, lý – hoá học nhất định. Nắm bắt được
từng loại đất hộ nông dân sẽ sử dụng hợp lý, khai thác tốt tiềm năng của đất.
(2) Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội
10
Sản xuất vụ đông theo hướng sản xuất hàng hóa cũng chịu sự chi phối
của các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật
giá trị, các chính sách của nhà nước,… và chịu rất nhiều tác động của các
yếu tố đầu vào, quy mô sản xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn,
kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất.
- Nguồn lực: Nguồn lực hiểu theo nghĩa rộng là tiềm năng phục vụ
cho sản xuất như vốn, lao động, điều kiện tự nhiên, tri thức. Trong sản xuất
kinh doanh các nguồn lực được hiểu đó là giá trị đầu vào, là điều kiện vật
chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh. Người sản xuất hoàn toàn

chủ động về nguồn lực sẽ thực hiện tốt hơn quá trình sản xuất của mình.
+ Về lao động: Lao động là hoạt động có múc đích của con người
thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động. Tuy nhiên, lao
động của các nông hộ có đông về số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ
công, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức về cơ chế thị trường
còn hạn chế do đó năng suất lao động chua cao. Để đẩy mạnh phát triển sản
xuất cây vụ đông yêu cầu cần thiết là phải bồi dưỡng một đội ngũ lao động
có chất lượng cao phù hợp với tình hình mới.
+ Trình độ, kinh nghiệm của người nông dân trong việc sản xuất cây
vụ đông: Cây vụ đông đa phần là có thời kỳ sinh trưởng ngắn đòi hỏi sự
chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới đạt được năng suất cao
chất lượng tốt. Nếu chủ hộ có trình độ văn hoá cao, có kinh nghiệm trồng và
chăm sóc cây vụ đông sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý.
+ Chính sách của nhà nước: Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế
thị trường, dưới tác động từ nhiều phía các hoạt động kinh tế và các chính
sách nhà nước ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể cho mỗi đối tượng
trong mọi lĩnh vực. Trong những năm gần đây nhà nước đã ban hành nhiều
11
chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông dân tích cực
sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào để tăng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất. Nhiều chính sách đã thực sự thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
(3) Nhóm yếu tố kỹ thuật:
- Giống: Giống là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp
tới sản lượng và chất lượng sản phẩm. Những giống cây trồng có khả năng
thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh và có khả năng
trống chịu tốt với sâu bệnh và sự thay đổi bất thường của thời tiết sẽ cho
năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
công nghệ sinh học nhiều giống cây trồng có chất lượng tốt được đưa vào
sản xuất. Tuy nhiên để khai thác giống có hiệu quả người nông dân cần được

hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật sản xuất của từng giống đồng thời người nông
dân cũng cần phải có một trình độ canh tác phù hợp với yêu cầu.
- Thời vụ gieo trồng: Thời vụ gieo trồng là thời điểm thuận lợi cho
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tính từ khi gieo hạt, qua quá trình sinh
trưởng, phát triển đến thời kỳ thu hoạch. Đối với cây trồng vụ đông thời vụ
gieo trồng được tính từ tháng 10 của năm trước đến tháng 1 của năm sau.
Người nông dân cần bố trí cây trồng sao cho hợp thời vụ.
- Kỹ thuật chăm sóc: Đối với sản xuất cây vụ đông thì kỹ thuật chăm
sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, xử lý giống,
trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh.
So với cây trồng khác, cây vụ đông thường bị nhều loại sâu bệnh khác
gây hại. Sâu bệnh hại cây vụ đông nhiều về chủng loại, sinh sôi với số lượng
lớn, mật độ cao, trên một vùng rộng lớn và hầu như suốt vụ, có ở mọi vùng
sản xuất cây vụ đông. Để bảo vệ cây vụ đông trống lại sâu bệnh gây hại một
12
cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp. Hệ
thống này bao gồm các yếu tố sau.
+ Tìm kiếm và sử dụng các giống cây vụ đông chống chịu sâu bệnh.
Cần nắm được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống cây vụ
đông có khả năng trống chịu ở từng vùng sản xuất.
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các
yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả ở trong vườn ươm
cũng như ở đồng ruộng.
+ Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và
hợp lý.
2.1.3 Sản phẩm rau và chất lượng sản phẩm rau
2.1.3.1 Sản phẩm rau
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất. Tổng hợp các thuộc tính

về cơ học, lý học, hoá học và các thuộc tính có ích khác làm cho sản phẩm
có công dụng nhất định và có thể thoả mãn những nhu cầu của con người.
Sản phẩm rau là bộ phận của những cây hàng năm, cây hai năm, và
cây thân thảo lâu năm dùng làm thực phẩm.
Sản phẩm rau được lấy từ nhiều bộ phận khác nhau: hoa, lá, quả,
thân, rễ…
Sản phẩm rau có những đặc điểm sau:
(1) Có khối lượng lớn
(2) Chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng
(3) Rễ hư hỏng, khó bảo quản và không chịu vận chuyển
(4) Rễ chế biến
13
2.1.3.2 Chất lượng sản phẩm rau
Vì các cây rau là những sinh vật chết dần sau khi thu hoạch. Hiện
tượng thay dổi chất lượng có thể quan sát thấy dễ dàng, trước hết là hiện
tượng héo do mất nước, cây rau tiếp tục bị mất nước sẽ mền nhũn và thay
đổi màu sắc. Cây rau sẽ giảm khối lượng, chất lượng,

độ giòn và hương vị,
và cuối cùng cây rau bị thối, rữa.
Sản phẩm rau chứa nhiều dinh dưỡng, nước và với số lượng sản phẩm
lớn, khó bảo quản, rau rễ bị héo, thối chất lượng giảm nhanh theo thời gian sau
khi thu hoạch vì thế rau cần được tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch.
Như chúng ta đã biết hàng hoá được sản suất ra là để tiêu thụ trên thị
trường. Như vậy để tiếp cận với vấn đề chất lượng phải xuất phát từ khách
hàng, đứng trên quan điểm của khách hàng vì khách hàng là người tiêu
dùng trực tiếp sản phẩm mà chúng ta cung cấp.
Chất lượng là chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến giá trị sử
dụng và giá trị hàng hoá.
Trên thế giới người ta quan niệm chất lượng cây rau rất đa dạng và

phong phú. Chất lượng của rau tươi là sự kết hợp được những đặc điểm tốt
về giá trị của cây rau. Người ta có nhiều cách nói về chất lượng như: Chất
lượng hàng hoá, chất lượng ăn uống, chất lượng dinh dưỡng, chất lượng
tráng miệng, chất lượng mẫu mã và chất lượng vận chuyển. Các chỉ tiêu về
chất lượng có thể quan sát bằng mắt, cầm nắm, thử nếm và phân tích trong
phòng thí nghiệm.
Thành phần của chất lượng:
(1) Kích cỡ: Khối lượng, kích thước, tỷ lệ chiều cao/ đường kính,
hình thái mẫu mã. Độ phẳng, độ mịn, độ ngọt,

độ rắn chắc và độ đồng đều.
14
(2) Màu sắc: Mức độ đồng đều, màu thẫm, nhạt, bong láng, bề mặt có
sáp bong.
(3) Cấu trúc: Độ chặt, xốp, mềm, sù sì, tính rẻo.
(4) Hương vị: Thơm, ngọt, đắng, chua, chat.
(5) Khẩu vị: Ngon, hợp khẩu vị.
(6) Giá trị dinh dưỡng: Hàm lượng chất khô, đường, protein, vitamin
và chất khoáng, v.v…
Trong xu thế của sản xuất thâm canh và chạy theo cơ chế thi trường
người sản xuất rau đang sử dụng một cách bừa bãi thiếu chọn lọc về kỹ
thuật hóa học, công nghệ sinh học … làm ô nhiễm các sản phẩm rau, gây
nên những hậu quả cho người dùng và môi trường sinh thái. Trước thực
trạng đó, các quy trình kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào sản xuất để phát
triển ngành sản xuất rau an toàn ra đời góp phần làm sạch môi trường và
nâng cao chất lượng sản phẩm rau.
Sản phẩm rau an toàn là sản phẩm rau không dập nát, úa, hư hỏng,
không có đất bụi bao quanh, không chứa các sản phẩm hoá học độc hại,
hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như
các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn an toàn, được

trồng trên các vùng đất không bị nhiễm các kim loại nặng, canh tác theo
những quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng hợp, hạn chế việc sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép.
2.1.4 Thị trường rau và tiêu thụ sản phẩm rau
Theo quan điểm chung thì thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động
trao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan
hệ do chúng phát sinh và gắn liền với một không gian nhất định.
15

×