Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

“Sử dụng thí nghiệm học sinh trong tổ chức dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10 theo hướng tiếp cận năng lực học sinh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.08 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................Trang 1
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................Trang 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .........................................................................Trang 2
3. Mục tiêu của đề tài .....................................................................................Trang 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................Trang 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................................Trang 3
6. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................Trang 4
7. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................Trang 4
8. Phương pháp nghiên cứu đề tài.................................................................Trang 5
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..........................................................Trang 5
8.2. Phương pháp thực tiễn ............................................................................Trang 5
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................Trang 5
8.4. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................Trang 5
9. Cấu trúc của luận văn .................................................................................Trang 6
NỘI DUNG ....................................................................................................Trang 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO DỰ KIẾN .......................................................Trang 10


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, tạo nền tảng và động lực cho công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới
cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu
then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo


đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. …” …
“Chủ động nghiên cứu tìm ra các hình thức, cơ chế kết hợp hữu cơ giữa đào tạo,
nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, lấy hiệu quả ứng dụng thực tiễn làm đích để
định hướng và gắn kết đào tạo với nghiên cứu, làm cho công tác đào tạo và nghiên
cứu thích ứng với cơ chế thị trường, trực tiếp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm giáo dục, đào tạo của Việt Nam”.
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các kiến thức vật lý đều được
rút ra từ quan sát, thí nghiệm, ngay cả những định luật hay thuyết vật lý cũng là kết
quả của suy luận lôgic với sự khái quát hoá cao độ cũng chỉ trở thành kiến thức vật
lý khi được thực nghiệm kiểm chứng. Bởi vậy, trong dạy học vật lý ở trường phổ
thông thí nghiệm luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Mặt khác, sự cần thiết


của thí nghiệm trong dạy học vật lý ở trường phổ thông còn được qui định bởi qui
luật nhận thức chung của con người, mà V.I. Lênin đã chỉ ra: “Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. Thực tế trong việc giảng dạy

cho thấy, chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lý 10 là chương có
nội dung gắn liền với thực tế đời sống hàng ngày của học sinh nên việc tạo hứng
thú cho HS, giúp các em chiếm lĩnh tri thức thông qua việc sử dụng các thí nghiệm
học sinh là rất cần thiết để HS nâng cao tri thức, yêu thích bộ môn nhằm góp phần
giáo dục toàn diện cho HS.
Cho đến nay việc tổ chức dạy học chương “Cân bằng và chuyển động
của vật rắn” – Vật lý 10 theo hướng bồi dưỡng năng lực thực hành của học sinh
thông qua thí nghiệm học sinh chưa được tác giả nào nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng
thí nghiệm học sinh trong tổ chức dạy học chương “Cân bằng và chuyển động
của vật rắn” – Vật lý 10 theo hướng tiếp cận năng lực học sinh”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng thí
nghiệm trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông như:
Luận án tiến sĩ của PGS.TS. Lê Văn Giáo “ Nghiên cứu quan niệm của học sinh
về một số khái niệm vật lý trong phần Quang học, Điện học và việc giảng dạy các
khái niệm đó ở trường Trung học phổ thông”. Luận án đã xây dựng hệ thống cơ sở
lý luận về thí nghiệm thực hành và sử dụng thí nghiệm tự tạo để khắc phục quan
niệm sai lầm của học sinh trong dạy học Vật lý. Đề tài này có thể làm cơ sở để
nghiên cứu cơ sở lý luận về thí nghiệm thực hành môn Vật lý.


Luận án tiến sĩ của Huỳnh Trọng Dương “ Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí
nghiệm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học
vật lý ở trường Trung học phổ thông”, trong luận án của mình tác giả nghiên cứu
vai trò của thí nghiệm vật lý với việc phát huy tính tích cự hóa hoạt động nhận thức
của học sinh trên lớp học.
Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Ngọc Trâm “Hình thành kĩ năng thí nghiệm cho
sinh viên khoa vật lí thông qua việc dạy – học thí nghiệm Điện thuộc phần thực
hành vật lí đại cương” cũng nói tầm quan trọng của việc dạy học thí nghiệm vật lý.
Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay tuy đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về việc khai thác và sử dụng thí nghiệm trong
dạy học Vật lý. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu ấy chưa đề cập sâu đến
việc khai thác và sử dụng thí nghiệm học sinh trong dạy học Vật lý cấp Trung học
phổ thông. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài:
“Sử dụng thí nghiệm học sinh trong tổ chức dạy học chương “Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10 theo hướng tiếp cận năng lực học sinh”
3. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đề xuất biện pháp sử dụng các thí nghiệm học sinh trong tổ
chức dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10 theo
hướng tiếp cận năng lực học sinh.
4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được biện pháp sử dụng thí nghiệm học sinh trong tổ chức dạy
học vật lý có thể góp phần bồi dưỡng năng thực hành cho học sinh qua đó cao hiệu
quả dạy học vật lí ở trường phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng thí nghiệm học sinh trong tổ chức
dạy học vật lý theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
- Nghiên cứu thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm học sinh trong tổ chức
dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10.
- Nghiên cứu nội dung, đặc điểm chương “Cân bằng và chuyển động của vật
rắn” – Vật lý 10
- Khai thác, lựa chọn các thí nghiệm học sinh tổ chức dạy học chương
chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10.
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp sử dụng thí nghiệm học sinh trong tổ chức
dạy học vật lý theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.
- Soạn thảo tiến trình dạy học cho một số bài học cụ thể chương “Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10 theo hướng bồi dưỡng năng lực thực hành
của học sinh.
- Tiến hành TNSP ở các trường THPT để đánh giá kết quả và rút ra kết luận.
6. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học Vật lý theo hướng bồi dưỡng năng lực thực hành của
học sinh.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng tiến trình tổ chức dạy học chương
“Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10 theo hướng bồi dưỡng
năng lực thực hành của học sinh và tiến hành TNSP ở các trường THPT trên địa
bàn tỉnh An Giang.



8. Phương pháp nghiên cứu đề tài
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ
Giáo dục và đào tạo về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các cấp,
các bậc học.
- Nghiên cứu cơ sở tâm lí học và cơ sở lí luận của mô hình học hợp tác với
sự hỗ trợ của phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học vật lí.
- Nghiên cứu đặc điểm về chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương “Cân
bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10.
8.2. Phương pháp thực tiễn
Điều tra thông qua đàm thoại và phiếu lấy ý kiến của giáo viên, học sinh để
biết thực trạng vấn đề của việc tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực
thực hành của học sinh.
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để đánh giá hiệu quả của
việc tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực thực hành của học sinh.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê để kiểm định tính khả thi của khoa học.


9. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm học sinh
trong tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
Chương 2: Tổ chức dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn”
– Vật lý 10 theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo

Phụ lục


NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học bồi dưỡng năng
lực thực hành của học sinh qua việc sử dụng thí nghiệm học sinh 1.1. Cơ sở
lí luận
1.1.1. Cơ sở tâm lí học
1.1.2. Cơ sở lí luận của việc dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực thực
hành của học sinh
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Thực trạng của việc dạy học vật lí hiện nay ở trường THPT
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng
1.3. Khái niệm thí nghiệm học sinh
1.4. Thí nghiệm học sinh trong dạy học
1.4.1. Khái niệm
1.4.2. Phân loại thí nghiệm học sinh
1.4.3. Thí nghiệm trực diện
1.4.3.1. Khái niệm
1.4.3.2. Vai trò


1.4.3.3. Một số hạn chế và cách khắc phục
1.4.4. Thí nghiệm thực hành
1.4.4.1. Đại cương về thí nghiệm thực hành
1.4.4.2. Các bước tiến hành
1.4.5. Thí nghiệm vật lý ở nhà
1.5. Tác dụng của thí nghiệm học sinh đối với việc phát triển năng lực của
học sinh
1.6. Hiện trạng của việc tổ chức các thí nghiệm học sinh hiện nay

1.7. Một số thuận lợi và khó khăn khi tổ chức thí nghiệm học sinh
1.8. Bồi dưỡng năng lực thực hành của học sinh qua việc sử dụng thí
nghiệm học sinh
Kết luận chương 1
Chương 2. Dạy học chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật
lý 10 với việc sử dụng thí nghiệm học sinh
2.1. Đặc điểm chương “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” – Vật lý 10
THPT
2.1.1. Đặc điểm chung
2.1.2. Mục tiêu của chương
2.1.3. Nội dung cơ bản của chương
2.2. Những yêu cầu của một thí nghiệm học sinh môn Vật lí


2.3. Một số thí nghiệm học sinh môn Vật lí
2.4. Vận dụng thí nghiệm học sinh vào tiến trình dạy học nhằm bồi dưỡng
năng lực thực hành của học sinh
2.4.1. Mô tả các nhóm thí nghiệm học sinh vật lí trong tiến trình dạy học
2.4.2. Thiết kế một số thí nghiệm học sinh trong tiến trình dạy học.
Kết luận chương 2
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mục đích, nội dung thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
3.1.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
3.2.2. Quan sát giờ học
3.2.3. Các bài kiểm tra
3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Điều tra thăm dò và chọn mẫu
3.3.2. Chuẩn bị thực nghiệm
3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm


3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Kết quả thực nghiệm
3.3.2. Các số trung bình
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN CHUNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO DỰ KIẾN
1. Luật giáo dục năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10
2. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức hoạt động nhận thức
cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng
phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
4. Trần Đồng Lâm-Đinh Mạnh Cường(2005), Thí nghiệm học sinh vận động, dự
án đào tạo GV THPT
5. Khóa luận tốt nghiệp “phát triển năng lực của học sinh thông qua thí
nghiệm học sinh trong dạy học Vật Lí ở trung học phổ thông”, sinh viên thực hiện
Trần Thị Ngọc Diễm,Giảng viên ThS. Lê Thúc Tuấn hướng dẫn
6. Lê Nguyên Long, Nguyễn Đức Thâm. Phương pháp dạy học vậy lý. NXB Giáo dục,


Hà nôi 1966.
7. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. Phương
pháp dạy học vậy lý ở trường phổ thông. NXB Đại học sư phạm. 2002.


8. Phan Gia Anh Vũ. Thí nghiệm vật lý với sự hỗ trợ của máy tính. Thông báo khoa học
và giáo dục, Đại học sư phạm Huế 11/1998 tr.207-214.

9. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI



×