Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI tại vườn QUỐC GIA côn ĐẢOTỈNH bà rịa VŨNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

Viết Thị Hà Xuyên

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢOTỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Khoa Học Môi Trường

Cán bộ hướng dẫn : Lê Văn Lanh

Hà Nội – 2013

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy Lê Văn
Lanh – Giảng viên Bộ môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi trường − Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên − Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình tìm hiểu và thực hiện khóa luận cũng như giúp đỡ rất nhiều về tài liệu và
phương pháp nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Môi trường,
đặc biệt tới các thầy cô trong bộ môn Sinh thái Môi trường − Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên − Đại học Quốc gia Hà Nội đã dẫn dắt, truyền thụ cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s Lê Xuân Ái −
giám đốc VQG Côn Đảo, anh Lê Hồng Doãn − hạt trưởng hạt kiểm lâm, anh Lê Bá
Lộc − nhân viên phòng DLST, cùng toàn thể các anh chị trong ban quản lý VQG Côn


Đảo, huyện Côn Đảo − tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình điều tra, khảo sát thực địa và đặc biệt nhiệt tình cung cấp tài liệu liên quan tới vấn
đề nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2013
Sinh Viên
Viết Thị Hà Xuyên

2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tình hình dân số huyện Côn Đảo qua các năm 2007 − 2012
Bảng 2: Một số sản phẩm du lịch sinh thái của VQG Côn Đảo
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cơ cấu kinh tế huyện Côn Đảo giai đoạn 2009 − 2011
Hình 2: Các khu vực đa dạng sinh học tại Côn Đảo
Hình 3: Số liệu khách tham quan VQG Côn Đảo thời kỳ 2007 − 2012
Hình 4: Số liệu thu nhập du lịch giai đoạn 2007 − 2012 VQG Côn Đảo
Hình 5: Lượng khách du lịch đến VQG Côn Đảo các tháng trong năm 2012
Hình 6: Bản đồ không gian phát triển du lịch sinh thái ở VQG Côn Đảo 2009 − 2020
DANH MỤC VIẾT TẮT
DLST
: Du lịch sinh thái
GEF
: Quỹ Môi trường toàn cầu

IUCN
: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UNDP
: Chương trình phát triển Liên hợp quốc
VQG
: Vườn quốc gia
VQGCĐ : Vườn quốc gia Côn Đảo
WTO
: Tổ chức Thương mại Thế giới

MỤC LỤC

3


4


MỞ ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, du lịch − ngành công nghiệp không khói có tốc
độ phát triển cực nhanh và dần trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia
trên thế giới.
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội lữ hành quốc
tế (WTTC), trong năm 2012 toàn ngành du lịch đóng góp tới 6.6 nghìn tỉ đô la Mỹ vào
GDP của toàn thế giới và cung cấp 260 triệu việc làm; ước tính năm 2023 con số này
có thể lên tới 10.5 nghìn tỉ đô la Mỹ đóng góp vào GDP, và hơn 340 triệu công việc
[17].

Nhận thức được tầm quan trọng ngày một tăng về mặt kinh tế như vậy, hiện nay
hầu như tất cả các nước phát triển, cũng như đang phát triển đều có một chính sách du
lịch nào đó. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ồ ạt, chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế
trước mắt mà thiếu đi sự quản lý và bảo tồn tài nguyên tất yếu đem đến những hậu quả
khó lường về văn hóa, xã hội và môi trường. Đặc biệt đối với các Vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên thì nhiều trường hợp lợi nhuận từ du lịch không đủ để giải
quyết những hậu quả mà nó đã để lại.
Du lịch sinh thái là một trong những cách thức để hỗ trợ bảo tồn và làm tăng giá
trị của các khu bảo tồn thiên nhiên.
Là một bộ phận trong hệ thống các VQG và KBTTN của Việt Nam, VQG Côn
Đảo có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này. Đây là quần đảo có diện
tích không lớn nhưng có đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên điển hình quan và sự phong
phú về thành phần, số lượng các loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu. Hơn thế, cảnh quan
thiên nhiên hùng vĩ của rừng và biển Côn Đảo còn có mỗi quan hệ chặt chẽ, tồn tại lâu
đời, hài hòa với những giá trị lịch sử cách mạng, văn hóa đã tạo nên cho nơi đây một
hình ảnh đặc sắc riêng hiếm thấy, có giá trị to lớn về nghiên cứu, du lịch… Nhiều
chuyên gia kinh tế, chính trị, báo chí đã ví và cho rằng Côn Đảo như một con gấu
khổng lồ giữa biển Đông, sau một thời gian dài ngủ đông nay có cơ hội và điều kiện
đánh thức với sức mạnh tiềm tàng vốn có.
Với quan niệm: “Côn Đảo như một tờ giấy trắng, chúng ta phải làm sao vẽ ngay
từ đầu cho đẹp” thì hiện nay chính là thời kỳ quan trọng có tính chất quyết định và mọi
dự định phát triển du lịch phải được quy hoạch cẩn thận sao cho không làm phương hại
đến tính đa dạng sinh học rất nhạy cảm của Côn Đảo nói chung và VQG Côn Đảo nói


riêng.
Năm 2004, Ban Kinh tế Trung ương triển khai dự án “Phát triển Côn Đảo”, và
Tổng cục du lịch Việt Nam cũng hoàn thành báo cáo “Định hướng Phát triển Du lịch
Côn Đảo”. Những tài liệu này đã đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch nói chung của
Côn Đảo, đồng thời tổng kết về tình hình hoạt động du lịch của huyện, tuy nhiên chưa

thực sự nhấn mạnh đến phát triển du lịch sinh thái. Đến năm 2008, Chương trình phát
triển Liên hợp quốc (gọi tắt là UNDP) và Quỹ Môi trường toàn cầu (gọi tắt là GEF)
khởi xướng đề án tư vấn “Xây dựng chiến lược định hướng phát triển du lịch bền vững
cho huyện Côn Đảo” đã thực sự thể hiện sự quan tâm đến loại hình du lịch này, với
mục tiêu đưa Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành nơi tiên phong về quản lý du lịch sinh
thái tại Việt Nam.
Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại VQG Côn Đảo, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu” không nằm ngoài mục đích hỗ trợ cho sự phát triển du lịch sinh thái tại
VQG Côn Đảo. Việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển loại hình du lịch
này, trên cơ sở đó có những đề xuất cụ thể về mặt định hướng và giải pháp là vấn đề có
ý nghĩa thiết thực đối với VQG Côn Đảo trong thời gian tới.
* Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển của Du
lịch sinh thái tại VQG Côn Đảo, từ đó đề xuất những định hướng phù hợp để nâng cao
hiệu quả hoạt động của mô hình DLST, góp phần bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường du lịch, đồng thời đem lại lợi ích lâu dài cho người dân địa phương.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Lịch sử hình thành DLST


Thuật ngữ “khách du lịch” hàm nghĩa là “một cá nhân du hành với mục đích
giải trí nhằm mở mang hiểu biết” xuất hiện vào khoảng năm 1800 và đến năm 1811 lần
đầu tiên từ “ du lịch” được đưa vào từ điển Oxford. Tuy nhiên, xuất xứ của hoạt động
này còn từ xa xưa hơn nữa vì nhân loại luôn có mong muốn đi du lịch, thăm viếng
những vùng đất xa lạ và tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau.
Thời Hy Lạp cổ, các nhà lữ hành như Herodotus (năm 484 − 425 trước Công
Nguyên) đã tới thăm các xứ sở và vùng đất bên ngoài quê hương mình và tường thuật

ghi lại những điều được mắt thấy tai nghe. Tương tự như vậy, người La Mã giàu có đã
đi đến Ai Cập và Hy Lạp, thăm các thánh địa, tắm suối nước nóng tự nhiên và nghỉ
ngơi, thư giãn. Trong các thế kỷ 18 và 19 việc đi thăm nhiều nơi trên thế giới đã trở
thành một hoạt động rất được ưa chuộng trong giới quí tộc châu Âu. Đầu thế kỷ 20,
việc xuất hiện của ô tô − một phương tiện đi lại linh hoạt lại càng khuyến khích người
Mỹ và châu Âu đi du lịch nhiều hơn. Đặc biệt, đến những năm 50 và 60 của thế kỷ 20,
khi ngành hàng không phục vụ khách phát triển rộng khắp thì ngành du lịch mới thật
sự “ cất cánh”.
Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi đầy kịch tính và liên tục của lữ hành thiên
nhiên. Khi số lượng tăng lên thì uy tín của du lịch lại trở nên xấu đi. Du lịch đại chúng
đi kèm với sự phát triển quá độ và sự phá vỡ những giá trị văn hóa và những nền kinh
tế địa phương (châu Phi là một ví dụ điển hình). Cho đến tận những năm 70 thì du lịch
đại chúng và du lịch không phân biệt vẫn chủ yếu để mắt tới các con thú lớn, do đó đã
phá hoại môi trường sống, gây nhiều phiền nhiễu tới động vật và phá hủy thiên nhiên.
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ trở lại đây các hành vi trên đã dần thay đổi. Ngày
càng nhiều khách tham quan nhận thức được tác hại sinh thái học có thể gây ra cho giá
trị của tự nhiên và cho những mối quan tâm của dân địa phương. Các chương trình du
lịch chuyên hóa như cưỡi lạc đà, bộ hành thiên nhiên có hướng dẫn và nhiều nữa đang
tăng lên. Cái dòng nhỏ nhưng đang lớn lên này chính là du lịch sinh thái. Và, một cách
ngạc nhiên, DLST đang làm cho cả ngành công nghiệp lữ hành trở nên nhạy cảm hơn
với môi trường. Vậy có thể thấy sự xuất hiện của DLST giống như một sự tiến hóa hơn
là một cuộc cách mạng. Nó bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời
nhưng với quy mô nhỏ hơn, một hình thức du lịch có trách nhiệm với môi trường và
với cộng đồng địa phương.
1.2.

Định nghĩa về DLST


DLST (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút

được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là
một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận
khác nhau.
Trên thế giới
Hector Ceballos-Lascurain − một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh
thái, định nghĩa khái niệm DLST lần đầu tiên vào năm 1987: “Du lịch sinh thái là du
lịch đến các khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc
biệt như nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật
hoang dã, cũng như khám phá các giá trị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) ở những khu
vực này” [14].
Theo chương trình DLST của IUCN: “Du lịch sinh thái học hay du lịch sinh thái
là sự đi lại, thăm thú những vùng thiên nhiên tương đối ít bị gây nhiễu loạn, theo một
cách có trách nhiệm đối với môi trường, nhằm vui thú và thưởng thức thiên nhiên (và
tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo) cả quá khứ lẫn hiện tại; những hoạt động đi
lại, thăm thú đó có tác dụng tăng cường việc bảo vệ môi trường, hạn chế tác động của
du khách đến môi trường, tạo điều kiện cho sự tham gia tích cực về mặt kinh tế, xã hội
của người dân địa phương theo một cách có lợi nhất” [14].
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (The International Ecotourism Society)
thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, góp phần bảo tồn môi
trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [21].
Ở Việt Nam
Năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển
du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch
thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến
việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng
đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” [7].
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm: “DLST là một loại hình du lịch
lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du
lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ
sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch

với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo
vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” [2].


Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn: “Du lịch sinh
thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt
động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành năm 2007 thì “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa
phương nhằm phát triển bền vững” [4].
Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau,
với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm
tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia
hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ
cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt
sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi
trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không
gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa.
DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần: (1) sự
quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
1.3. DLST và các khu bảo tồn thiên nhiên
1.3.1. Lợi ích từ DLST

Hoạt động của du lịch sinh thái dựa trên những nguyên tắc: Sử dụng thận trọng
tài nguyên (cả tự nhiên và văn hoá), kích thích sự bảo tồn, giảm thiểu rác thải; tạo nên
những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng, bảo tồn văn hoá địa phương; đảm bảo tính
giáo dục môi trường cho các đối tượng tham gia và mang đến cho du khách những trải
nghiệm lý thú, khám phá môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn xã hội.
DLST góp phần tăng trưởng kinh tế cho các nước, khu vực, địa phương, đặc biệt

ở vùng sâu, vùng xa.
Tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, góp phần
thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống và giải quyết được lao động thừa, góp phần
vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cải thiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cho những địa phương phát triển
hoạt động du lịch sinh thái.


Khuyến khích sự trùng tu, tôn tạo các di sản văn hóa vật thể (các di tích, đền
tháp, đình chùa, lăng miếu); bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống (nhạc cụ dân
tộc, ca múa nhạc, các truyền thống, tập quán...).
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc và các
cộng đồng.
1.3.2. Tác động tiêu cực của DLST

Bên cạnh hiệu quả nhiều mặt mang lại, hoạt động du lich nói chung và hoạt
động DLST nói riêng nếu không được quản lý tốt tất yếu sẽ gây ra những hậu quả to
lớn như ô nhiễm môi trường, phá vỡ tính thống nhất và cân bằng của môi trường nhân
văn xã hội.


Các tác động lên môi trường tự nhiên
Các khu vực có tính đa dạng sinh học cao như các khu rừng nhiệt đới với nhiều
loại thực động vật quý hiếm, các thác nước, các hang động thường hấp dẫn các du
khách nhưng dễ bị tổn thương do phát triển DLST đặc biệt là khi phát triển đến mức
quá tải.
Các hệ sinh thái của các môi trường ven biển đảo và các dòng sông cũng rất
nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của sự phát triển DLST.
Việc xây dựng trên các cồn cát nhạy cảm gây xói mòn, thay đổi tính chất bờ và
gây mất khu hệ cư trú của cồn cát.

Việc khai phá và chuyển đổi những mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất làm tăng sức ép lên quỹ đất vốn rất hạn chế của các hệ động vật
hoang dã.
Sự ô nhiễm không khí và tiếng ồn do sử dụng các phương tiện cơ giới trong các
vườn quốc gia làm cằn cỗi cây cối, gây các động xấu lên hệ sinh thái vốn rất nhạy cảm
của các loài động thực vật trong vườn.
Cuộc sống và tập quán các loài động vật hoang dã có thể bị ảnh hưởng do lượng
lớn khách du lịch đến vào các thời điểm quan trọng của chu trình sống (di trú, kiếm ăn,
sinh sản).
Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và xử lý nước thải không tương
xứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ. Các vấn đề vệ sinh
và giải quyết các chất thải rắn.

Các tác động lên môi trường xã hội
Các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư thường khá đặc
sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với nhiều nền văn hóa xa lạ, xu hướng thị


trường hóa các hoạt động, mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương
phản về lối sống.
Các ảnh hưởng của việc phát triển dân số cơ học theo mùa du lịch có thể có
những tác động xấu đến môi trường. Do tính chất mùa vụ của hoạt động DLST, các
nhu cầu tại các thời kì cao điểm có thể vượt quá khả năng đáp ứng về dịch vụ công
cộng và cơ sở hạ tầng địa phương.
Việc xây dựng các khu du lịch, khách sạn có thể là nguyên nhân của việc di
chuyển chỗ ở và tái định cư ngoài ý muốn của người dân địa phương gây mâu thuẫn
với cộng đồng địa phương.
Các tác động do thiết kế, xây dựng các cơ sở phục vụ du lịch có thể làm nảy
sinh do sự thiếu hài hòa về cảnh quan và về văn hóa.
Mâu thuẫn dễ nảy sinh giữa những người làm du lịch với người dân địa phương

do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được cân
bằng.
Nảy sinh những nhu cầu mới trong đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn xã hội.
1.4. Điều kiện phát triển DLST
Xuất phát từ định nghĩa và nguyên tắc của DLST, có thể tổng quát hóa các điều
kiện để phát triển DLST theo năm nội dung cơ bản sau đây:
Điều kiện thứ nhất: để có thể tổ chức tốt được loại hình DLST tại một điểm
đến điều kiện trước tiên ở đó phải tồn tại các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa
dạng sinh học cao, có sức hấp dẫn du khách. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng
sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu khu vực và các động thực vật bao gồm: Sinh thái
tự nhiên (Natural Ecology); Sinh thái động vật (Animal Ecology); Sinh thái thực vật
(Plant Ecology); Sinh thái nông nghiệp điển hình (Agricultural Ecology); Sinh thái khí
hậu (Ecoclimate); Sinh thái nhân văn (Human Ecology).
Điều kiện thứ hai: nói lên tính chất quản lý tổ chức của con người
+ Đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhân lực trong hoạt động DLST. Để đảm bảo
tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn viên
du lịch ngoài khả năng về ngôn ngữ truyền đạt, còn là người có am hiểu các đặc điểm
sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng sở tại. Yếu tố này rất quan trọng và có ảnh
hưởng rất lớn đến đến hiệu quả của hoạt động DLST. Trong nhiều trường hợp, cần
thiết phải có sự cộng tác của người địa phương để có những hiểu biết tốt nhất truyền
đạt đến cho du khách.
+ Đòi hỏi người quản lý điều hành phải có nguyên tắc cụ thể. Trước đây các
nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có bất


kỳ cam kết nào cho việc bảo tồn hoặc quản lý các khu thiên nhiên, họ chỉ đơn giản là
tạo cho du khách cơ hội để tiếp cận những giá trị tự nhiên và văn hóa, mặc cho sau này
những giá trị đó suy giảm hay vĩnh viễn biến mất. Ngược lại các nhà điều hành và quản
lý DLST luôn có sự cộng tác chặt chẽ giữa với các nhà quản lý của những khu bảo tồn
thiên nhiên và cả cộng đồng địa phương để thiết lập những nguyên tắc quản lý với mục

đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa,
cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và
khách du lịch.
Điều kiện thứ ba: cần hạn chế đến mức tối đa các tác động có hại mà DLST có
thể gây ra cho tự nhiên và môi trường. DLST phải tính đến điều kiện “sức chứa” hoặc
“sức tải”. Khái niệm sức chứa được hiểu ở bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học
và xã hội học. Sức chứa về khía cạnh vật lý được hiểu là lượng khách tối đa mà điểm
đến DLST có thể tiếp nhận, điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không
gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức
chung để xác định sức chứa của một điểm du lịch như sau:
AR
CPI = --------a
Trong đó: CPI: sức chứa thường xuyên (Instantaneous carrying capacity)
AR: Diện tích của khu vực du lịch (Size of Area )
a: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách.
Hoặc công thức liên quan đến sức chứa hàng ngày:
CPD = CPI x TR = TR x TR/a
Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily Capacity)
TR: Công suất sử dụng mỗi ngày (Turnover rate of users per day)
Điều kiện thứ tư: thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách DLST. Việc
thỏa mãn những mong muốn của khách DLST với những kinh nghiệm, hiểu biết mới
về tự nhiên, văn hóa bản địa là một công việc rất phức tạp nhưng nó lại là yêu cầu thực
sự cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của DLST. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng
du khách phải là ưu tiên hàng đầu chỉ đứng sau công tác bảo tồn những giá trị sinh thái
tự nhiên và giá trị xã hội.


Điều kiện thứ năm: cần định hướng, xây dựng mẫu khách du lịch sinh thái điển
hình, họ là những du khách quan tâm thực sự đến giá trị tự nhiên và nhân văn ở khu
vực thiên nhiên hoang dã.

Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung, những năm gần đây loại
hình DLST ở Việt Nam phát triển mạnh nhất là tại các VQG và KBTTN. Nhà nước đã
từng bước nâng cấp một số khu BTTN thành vườn quốc gia để thu hút đầu tư nước
ngoài và hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như KBTTN Bạch Mã (1991), Tràm
Chim (1998), Cát Bà (1991), Cát Tiên (1992)… Đồng thời sắp xếp lại các khu BTTN
để tăng cường các điểm DLST.
Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST được nhà nước ban hành
như Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế
quản lý rừng đặc dụng; Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, dẫn tới dự quản lý và tổ chức
nghèo nàn không hiệu quả của các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên.
Để điều hành hoạt động du lịch, một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặc
Trung tâm DLST và giáo dục môi trường. Cho đến nay, các hoạt động DLST thường
bao gồm: nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái, tham quan tìm hiểu đời sống động thực
vật hoang dã và văn hóa bản địa. Tuy nhiên, du khách đến với các VQG mới chỉ tiếp
cận được các hệ sinh thái rừng, thực vật, một số loại côn trùng mà rất hiếm gặp thú
rừng.
Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST ở Việt
Nam năm 2009, phần lớn khách du lịch đến các VQG và KBTTN là khách nội địa,
chiếm 80%. Chỉ có rất ít KBTTN thu hút được du khách quốc tế như KBTTN đất ngập
mặn Vân Long đã đón hơn 40 nghìn lượt du khách quốc tế [3].
Hiện tại hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa có
sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển
công nghệ phục vụ cho DLST. Việc tổ chức du lịch sinh thái ở các VQG còn tùy tiện,
tức là thấy khu bảo tồn của mình có cảnh sắc thiên nhiên đẹp, có nhiều người xin thăm
quan là tổ chức thu tiền, không cần lập đề án không cần xây dựng cơ sở vật chất và
nguồn nhân lực (nơi đón tiếp, cán bộ hướng dẫn, sản phẩm du lịch…). Bên cạnh đó,
1.5.



một số VQG và KBTTN có tiềm năng về tài nguyên du lịch lớn nhưng nhận thấy tổ
chức dịch vụ DLST là việc khó và phức tạp nên “ngại” tổ chức.
1.6. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1 Vị trí địa lý, địa hình
Côn Đảo là một huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nằm ở Đông Nam nước
ta, có toạ độ 8o36’ đến 8o49’ vĩ độ Bắc và 106o31’ đến 106o46’ kinh độ Đông, cách
thành phố Vũng Tàu 185km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km và cách cửa sông
Hậu 83km.
Quần đảo Côn Đảo gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích tự nhiên phần đất nổi
huyện Côn Đảo vào khoảng 75,15 km 2, trong đó Côn Sơn (còn gọi là Côn Lôn hay Côn
Đảo) là hòn đảo lớn nhất có diện tích 51,52 km2 và duy nhất có người dân định cư. Các
hòn đảo còn lại và gần 2/3 diện tích đất liền thuộc về VQGCĐ.
Thành lập vào năm 1993, VQGCĐ là chủ sở hữu đất đai lớn nhất tại Côn Đảo,
chiếm hơn 2/3 tổng diện tích đất đai của Côn Đảo bao gồm tất cả các hòn đảo ngoài
khơi. Căn cứ Quyết định 120/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì
quy mô, diện tích của VQG Côn Đảo là 19.990,7 ha, bao gồm: (i) Phần diện tích bảo
tồn rừng trên các hòn đảo là 5.990,7 ha, trong đó diện tích phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt là 4.215,6 ha, diện tích phân khu phục hồi sinh thái là 1.755,1 ha, diện tích phân
khu hành chính dịch vụ là 20 ha; (ii) Phần diện tích bảo tồn biển là 14.000 ha; trong đó
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt biển là 1.735,1ha; phân khu phục hồi sinh thái biển
2.740,2 ha; phân khu phát triển là 9.524,7 ha. Ngoài ra khoảng 20.500 ha nữa được
quyết định là vùng đệm trên biển thuộc quyền quản lý của VQG Côn Đảo.
1.4.2 Khí hậu, thủy văn

* Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới ôn hoà gồm hai mùa mưa nắng, ít gió bão lớn.
Có hai trào gió mùa là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25 − 270C. Tháng 2 là tháng mát mẻ nhất, nhiệt
độ trung bình chỉ khoảng 220C, còn tháng năm là tháng oi bức nhất, nhiệt độ có lúc lên

tới 340C.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300 − 2000mm/năm.
Số giờ nắng từ tháng 1 − 5 trên 200 giờ. Tháng 4 có số giờ nắng trung bình cao
nhất 268 giờ. Từ tháng 6 − 12 có số giờ nắng thấp hơn trung bình dưới 185 giờ. Số giờ
nắng trung bình năm khoảng 2400 giờ.


*Thủy văn: Côn Đảo không có sông rạch, chỉ có khoảng 60 con suối và 10 hồ
lớn nhỏ, lớn nhất là hồ Quang Trung (20 ha). Nước ngầm là nguồn nước ngọt chủ yếu
để dùng trong sinh hoạt cũng như trong các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, hồ An Hải và
hồ Quang Trung cũng là hai nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng.
Mực nước biển tại Côn Đảo dựa vào mực nước tại Vũng Tàu. Là vùng bán nhật
triều, chiều dài bờ biển 200km, độ mặn nước ven bờ 30%.
*Hải văn: Thuỷ triều của côn đảo thuộc bán nhật triều, mang tính dao động
không đều. Mùa hè từ tháng 5 − 8 độ lớn thuỷ triều cao. Mùa đông từ tháng 10 − 4,
thuỷ triều thấp. Sóng có hướng theo hướng gió, độ cao trung bình từ 1 − 2m. Sóng lừng
có thể lên tới gần 4m.

1.4.3 Kinh tế- xã hội

Cho tới trước năm 1975, Côn Đảo chỉ là nơi sinh sống của các gia đình công
chức thời chính quyền Sài Gòn, làm nhiệm vụ cai quản tù binh và tù chính trị. Từ khi
giải phóng đến nay, dân số trên đảo tăng do dân cư nhiều địa phương di cư đến.
Năm 2012, ở Côn Đảo có 6.717 người sinh sống trên phần đất nổi, chủ yếu ở
hòn Côn Lôn. Tốc độ tăng dân số cơ học trong giai đoạn 2001 − 2005 khá cao (11,8%/
năm) rồi giảm dần trong những năm gần đây. Hiện nay huyện Côn Đảo chưa có số liệu
thống kê chính thức về số dân thường xuyên sống và hoạt động kinh tế trên vùng biển.
Cơ cấu dân tộc: Đại đa số là người Kinh chiếm 98,1%, có nguồn gốc từ đất liền;
ngoài ra Khơme chiếm 1,7%, Êđê chiếm 0,1% và Tày chiếm 0,1%. Về tôn giáo có đạo
Thiên chúa và đạo Phật.

Bảng 1: Tình hình dân số huyện Côn Đảo qua các năm 2007 − 2012 [9]
Chỉ tiêu
Dân số trung bình
Tỷ lệ tăng tự nhiên
Tỷ lệ tăng cơ học


ĐVT
Người
%
%

2007
5.750
0,66
4,35

2008
5.916
0,41
2,8

2009
6.246
0,59
3,01

2010
6.402
0,86

4,28

2011
6.500
1,08
3,08

2012
6.717
1,13
1,97

Cơ cấu các ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Giai đoạn năm 2006 − 2008 cơ
cấu kinh tế: dịch vụ-du lịch đạt 73,04%, xây dựng-công nghiệp đạt 17,48%, nông-lâm-


thủy sản đạt 9,47%. Giai đoạn 2009 − 2011: dịch vụ-du lịch đạt 86,53 %, công nghiệpxây dựng đạt 7,74 %, nông-lâm-thủy sản đạt 5,73 % [8].
Hình 1: Cơ cấu kinh tế huyện Côn Đảo giai đoạn 2009 − 2011 [8]


Tình hình giáo dục

Trong những năm gần đây, tình hình giáo dục trên địa bàn huyện ngày càng
được chú trọng. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khá tốt, hiện toàn huyện có 02
trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường THCS-THPT, 01 trung tâm giáo dục
thường xuyên. Đã hoàn thành phổ cập tiểu học cơ sở, phổ cập giáo dục trung học cơ sở
và trung học cơ sở. Các lớp đào tạo từ xa, các lớp tin học, ngoại ngữ đã được phục vụ
cho một số lao động có cơ hội được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng

động sau khi tốt nghiệp [8].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập từ năm
1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo, với quy mô gồm 14 hòn đảo lớn,
nhỏ thuộc quần đảo Côn Sơn. Vườn có diện tích gần 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha
vùng nước với mức độ đa dạng sinh học cao. Tài nguyên thiên nhiên tại VQG Côn Đảo
được bảo tồn khá nguyên vẹn do Chính phủ Việt Nam đã thành lập Khu bảo tồn thiên
nhiên tại đây khá sớm (1984), mặt khác do các hoạt động nhà tù trong một khoảng thời
gian dài tại khu vực này trước đây (1862 − 1975). VQG Côn Đảo là một trong 7 VQG ở


Việt Nam (cùng với Cát Bà, Bái Tử Long, Xuân Thủy, Phú Quốc, Mũi Cà Mau và Núi
Chúa) có khu bảo tồn biển.
Với các giá trị đặc biệt về cảnh quan và đa dạng sinh học, VQGCĐ xác định là
khu vực ưu tiên hàng đầu trong Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học và
Chiến lược GEF cấp quốc gia được Chính phủ phê duyệt tháng 12/1995; được Ngân
hàng Thế giới (WB) đưa vào danh sách vùng biển ưu tiên bảo vệ trên phạm vi toàn cầu
(2005); và được tiến cử công nhận là Di sản thiên nhiên ASEAN (2005).
Nhờ có các tiềm năng du lịch đặc sắc mà VQG Côn Đảo được xác định là một
cực của vùng trọng điểm phát triển du lịch Việt Nam và là một trong số các khu du lịch
chuyên đề cấp quốc gia đã được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
Việc nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại VQGCĐ là vấn đề tất yếu và có ý nghĩa
quan trọng.
2.2.


Các phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp được áp dụng trong quá trình làm đề tài, thu thập, thanh lọc
những tài liệu theo nội dung và yêu cầu cần tìm hiểu, sắp xếp theo từng đề mục, so
sánh, đối chiếu giữa các tài liệu và phân tích, chọn lọc, xử lý tài liệu. Thu thập các số
liệu, tài liệu qua các tài liệu từ những công trình nghiên cứu, những báo cáo đánh giá
của các tổ chức phi chính phủ đầu tư vào khu vực nghiên cứu.
*Phương pháp phân tích SWOT
(S: Strenghts, W: Weakness, O: Opportunities, T: Threats)
Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng trong khóa luận, nhằm phân tích,
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc phát triển du lịch sinh thái
tại VQG Côn Đảo.
Phối hợp các chiến lược:
Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ
Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội
Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục, vượt qua thử thách
Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu
* Phương pháp bảng biểu, bản đồ
Trong khóa luận có sử dụng các bản đồ, bảng biểu giúp cho việc trình bày nội
dung được rõ ràng, dễ hiểu hơn.
* Phương pháp khảo sát thực địa


Đây là phương pháp cần thiết để đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và khả thi.
Phương pháp khảo sát thực địa cho phép chỉnh lý, bổ sung các tư liệu về tài nguyên, cơ
sở hạ tầng và các vấn đề liên quan khác mà việc phân tích tài liệu thứ cấp không đáp
ứng được. Phương pháp còn cung cấp tài liệu thực tế về đặc điểm tổ chức không gian
của địa bàn diễn ra hoạt động du lịch.

Chuyến khảo sát thực địa phục vụ khóa luận được tiến hành trong 5 ngày từ
2/11/2012 đến 6/11/2012. Tuy nhiên, do còn hạn chế về thời gian và điều kiện nên việc
khảo sát thực địa mới chỉ được tiến hành ở một số nơi tiêu biểu trên địa bàn nghiên
cứu.
Thời gian

Địa điểm khảo sát
Làng Cỏ Ống, di tích lịch sử miếu hoàng tử Cải, bãi
Ngày 2/11/2012
Đầm Trầu, mũi Lò Vôi
Sáng
Hòn Bảy Cạnh
Ngày 3/11/2012
An Sơn miếu, hai hồ nước ngọt Quang Trung và An Hải,
Chiều
mũi Cá Mập, chùa Núi Một, đỉnh Tình Yêu, Bến Đầm.
Khảo sát tuyến đường mòn xuyên rừng đi Sở Rẫy, di
Ngày 4/11/2012
tích lịch sử cầu Ma Thiên Lãnh, bãi Ông Đụng
Đền Bà, nhà Chúa Đảo, hệ thống nhà tù Phú Tường,
Ngày 5/11/2012
nghĩa trang Hàng Dương
Ngày 6/11/2012
Phòng triển lãm diễn giải môi trường của VQG Côn Đảo
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khám phá tiềm năng du lịch của VQG Côn Đảo
3.1.1. Tiềm năng tự nhiên

Tổng diện tích Vườn quốc gia Côn Đảo (phần rừng núi) là 5.990,7 ha, trong đó
diện tích đất có rừng là 4.897,7 ha, đất không có rừng là 622 ha và đất khác là 471 ha.

Trong diện tích đất rừng thì rừng cây gỗ lá rộng có diện tích 4.778 ha, rừng tre có diện
tích 109 ha và rừng ngập mặn 18 ha. Các đảo ở đây đều được che phủ bằng thảm thực
vật rừng có độ che phủ tới 92% diện tích tự nhiên, bắt đầu từ mép nước biển lên đến
đỉnh núi. Hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo thuộc Hệ sinh thái rừng Nhiệt
Đới Hải Đảo, với hai kiểu rừng chính: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới;
Kiểu rừng kín nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới.
- Về thành phần thực vật rừng: Qua kết quả điều tra thành phần thực vật rừng
ở VQGCĐ các năm 1993, 1997 và 2000 của Phân viện điều tra Quy hoạch Rừng II
TP.HCM đã thống kê được 1.077 loài thuộc 640 chi của 160 họ thực vật bậc cao có


mạch, trong đó: cây gỗ 420 loài, cây bụi 273 loài, dây leo 137 loài, cây cỏ 137 loài,
khuyết thực vật 53 loài và thực vật phụ sinh 20 loài [6].
Các loài thực vật trên đại diện cho nhiều vùng trong cả nước như:
* Đại diện cho hệ thực vật bản địa miền Bắc Việt Nam gồm có các loài cây
trong họ Xoan (Meliaceae) tiêu biểu là loài Lát hoa (Chukrasia tabularis) đây là loài
cây gỗ lớn, thuộc nhóm thực vật quý hiếm phân bố rộng trong rừng hỗn loài ở các tỉnh
Miền Bắc nước ta, nhưng ở các tỉnh Nam Bộ hầu như ít gặp.
* Đại diện cho các loài thực vật ở miền Đông Nam Bộ là những loài cây gỗ lớn
như: các loài cây trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Tử vi (Lythraceae). Trong đó
có loài Dầu Côn Sơn (Dipterocarpus condorensis) đây là loài cây gỗ lớn, thuộc loài
thực vật đặc hữu của Vườn quốc gia Côn Đảo và phân bố tự nhiên trên đảo Côn Sơn.
* Đại diện cho thực vật vùng đồng bằng sông Cửu Long như Đước xanh
(Rhizophora mucronata), Mắm trắng (Avicennia alba), Vẹt dù (Brughiera gymnorhiza),
Cóc vàng (Lumnitzera racemosa)… đại diện cho rừng ngập mặn và cây Tràm
(Melaleuca cajeputi) đại diện cho rừng ngập nước úng phèn.
- Về thành phần động vật rừng: Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở
Vườn quốc gia Côn Đảo đã thống kê được 160 loài thuộc 65 họ, 32 bộ. Trong đó, thú
có 29 loài thuộc 16 họ, 10 bộ; chim có 85 loài thuộc 32 họ, 17 bộ; bò sát có 38 loài
thuộc 13 họ, 4 bộ; ếch nhái có 8 loài thuộc 4 họ, 1 bộ.

Nhóm Động vật đặc hữu của Côn Đảo: Có 3 loài Động vật đặc hữu của Côn
Đảo như: Sóc mun (Callosciurus sp), Sóc đen Côn Đảo, Thạch sùng Côn Đảo (Cyrtod
tylus condorensis). Đây đều là những loài cần quan tâm bảo vệ đặc biệt.
Nhóm động vật quý hiếm: Thú có 11 loài, Chim có 8 loài, Bò sát 12 loài.
- Tài nguyên sinh vật biển: Vùng biển Côn Đảo được đưa vào danh sách “các
vùng được ưu tiên bảo vệ cao nhất” trong hệ thống các vùng bảo vệ biển của ngân hàng
thế giới.
Theo Viện Hải Dương Học Nha Trang và Hải Phòng thì vùng biển Côn Đảo có
sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san
hô còn mang tính nguyên thủy cao, các cuộc khảo sát về sinh vật biển gần đây của các
chuyên gia hàng đầu thế giới luôn tìm ra các loài sinh vật mới cho thế giới và Việt
Nam.
Biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích
là 18 ha, hệ sinh thái cỏ biển có diện tích khoảng 200 ha, hệ sinh thái các sạn san hô có
diện tích khoảng 1.000 ha.


Thường xuất hiện 3 loài thú: Delphin mõm dài (Stenella longirostris), cá voi
xanh (Balaenoptera musculus) và Dugong hay còn gọi là Bò biển (seacow). Đây là 3
loài thú biển cần quan tâm bảo vệ, đặc biệt có loài thú Dugong đã tồn tại từ lâu ở Côn
Đảo nhưng đến năm 1995 mới được phát hiện. Hiện nay Dugong là đối tượng được
quan tâm bảo vệ trên phạm vi toàn cầu.
Đặc biệt, với 14 bãi đẻ, hàng năm Côn Đảo là nơi làm tổ của khoảng 300 cá thể
rùa mẹ, đây là quần thể rùa được đánh giá chiếm 70 − 80% số rùa biển làm tổ/năm ở
toàn vùng biển Việt Nam. Gồm 4 loài: Chelonia mydas (vích) và Ertmochelys
imbricata (đồi mồi), Rùa da (Dermochelys coriacea), Quản đồng (Lepidochelys
olivacea).

Hình 2: Các khu vực đa dạng sinh học tại Côn Đảo [1]
Như vậy, có thể thấy giá trị nổi bật tài nguyên du lịch sinh thái ở VQG Côn Đảo

là các giá trị về đa dạng sinh học với các “lát cắt” sinh học đặc sắc thể hiện tính đa
dạng, phong phú của hệ sinh thái rừng nhiệt đới-biển đảo như ở khu vực bãi Ông
Đụng, Đầm Tre và hòn Bảy Cạnh.
Bên cạnh đó giá trị về cảnh quan là giá trị nổi bật của tài nguyên du lịch sinh
thái ở VQG Côn Đảo. Những cảnh quan này có thể được chiêm ngưỡng tại nhiều điểm


trong VQG như Đầm Tre, bãi Ông Cường, bãi Đầm Trầu, bãi San Hô, bãi Ông Đụng,
đỉnh Thánh Giá, hòn Tre Lớn, hòn Bà, hòn Bảy Cạnh, hòn Cau,...
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.

Nhân dân Việt Nam và một phần du khách quốc tế biết đến Côn Đảo với biệt
danh là “Địa ngục trần gian”. Trong suốt 113 năm thống trị (1862 − 1975), Thực dân
Pháp và Đế quốc Mỹ đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và
những người yêu nước thuộc nhiều thế hệ. Chúng biến Côn Đảo thành địa ngục trần
gian khét tiếng.
Ngày 29-4-1979, Bộ Văn hoá Thông tin đã ra quyết định số 54/VH.QĐ đặc cách
công nhận khu di tích lịch sử Côn Đảo và công nhận đây là một trong những khu di
tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Tại Hội nghị ngày 23-8-1998 do UBND tỉnh chủ
trì đã thông qua đề án quy định khu vực bảo vệ Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo với 20
địa điểm di tích trọng tâm. Sau đây là một số di tích tiêu biểu, được khai thác nhiều cho
du lịch:
-

Hệ thống nhà tù

Được thiết lập và xây dựng theo Nghị định ngày 1-2-1862 của đô đốc Bonard để
giam những người cộng sản trong suốt hơn 113 năm. Trong 20 năm sau cùng của nhà
tù này, Mỹ ngụy đã tăng quy mô từ 4 trại lên 8 trại, mỗi trại rộng từ 10.000 đến
25.000m2 cùng hàng chục trại phụ với 20 hầm đá, 14 xà lim, 31 gian biệt lập Chuồng

Bò, 120 Chuồng Cọp Pháp, 384 Chuồng Cọp Mỹ và hàng chục khu biệt lập nhất thời
để duy trì an ninh.
Cơ quan hành chính và khu ở của chúa đảo, bảo tàng Côn Đảo
Di tích này được coi là công trình xây dựng cổ nhất còn tồn tại ở trên đảo và đã
không bị thay đổi trong suốt 135 năm qua. Bây giờ nó trở thành Bảo tàng Côn Đảo
nơi mô tả lịch sử hệ thống nhà tù trên Côn Đảo.
- Cầu tầu 914
Cầu Tàu được khởi công xây dựng vào năm 1873, đây là nơi ghi dấu bước chân
lưu đầy đầu tiên của hàng chục vạn người tù lên hòn đảo tù này. Hàng vạn người chỉ
một lần đặt chân lên đây rồi vĩnh viễn nằm lại Côn Đảo và 914 là số người đã chết
trong lúc xây dựng Cầu Tàu.
- Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo và được xem là
-


“Bàn thờ Tổ quốc”. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu
nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong
nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, sau này là chính quyền Việt Nam
Cộng hòa. Họ đã chết dưới sự tàn bạo của cai ngục và hoàn cảnh sống khắc nghiệt tại
nhà tù.
- Miếu Bà Phi Yến
Đây là một điện thờ nhỏ được người dân địa phương xây dựng để tưởng nhớ Bà
Phi Yến- vợ vua Gia Long, bị lưu đày và qua đời trên đảo.
Hình ảnh về tài nguyên du lịch của VQGCĐ được minh họa trong phụ lục 01.
3.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái VQG Côn Đảo
3.2.1. Hiện trạng khách du lịch
Nếu coi khách du lịch đến VQG là tham gia hoạt động du lịch sinh thái thì theo
số liệu thống kê chính thức VQG Côn Đảo đón được khoảng 12.894 lượt khách trong
năm 2012. Tuy nhiên con số này có thể cao hơn thế do nhiều khách không đăng ký.

Chẳng hạn nhiều du khách đến tham quan các khu vực biển thuộc VQG bằng tàu từ các
khu du lịch nằm ngoài VQG hoặc tự thuê tàu riêng.
Trong đó có 10.127 khách Việt Nam và 2.767 khách nước ngoài. Khách du lịch
Việt Nam hiện đang chiếm ưu thế tại Côn Đảo; tuy nhiên, trong tương lai khách quốc
tế lại có tiềm năng hơn trong phát triển DLST: gần như cứ 2 trong 3 khách du lịch quốc
tế khi đến Côn Đảo thì sẽ đến tham quan VQGCĐ, trong khi chỉ có khoảng 1 trong 8
khách du lịch trong nước đến Côn Đảo sẽ đến tham quan VQG Côn Đảo. Trong tổng
số khách du lịch quốc tế đến VQGCĐ phần lớn là đến từ Châu Âu. Điều này thể hiện
sự quan tâm của khách du lịch quốc tế đến loại hình DLST tại thời điểm này là cao hơn
so với khách du lịch nội địa. Điều này là một thực tế bởi cho đến nay khách du lịch nội
địa ra Côn Đảo có số lượng không nhỏ là các đoàn các cựu chiến binh, lão thành cách
mạng, đoàn thể ra Côn Đảo với mục đích thăm lại nhà tù Côn Đảo nơi họ, các đồng chí
của họ đã từng bị giam cầm, chiến đấu.
Hình 3: Số liệu khách tham quan VQG Côn Đảo thời kỳ 2007 − 2012 [9]
Thu nhập du lịch: Các chương trình du lịch đến VQG Côn Đảo hiện nay
thường được chào ở mức giá từ 10 đô la Mỹ cho đến 40 đô la Mỹ tùy theo các hành
trình và các hoạt động. Với số khách là 3.795 (năm 2007), thì thu nhập du lịch còn khá
khiêm tốn nhưng trong thời gian gần đây, thu nhập đã tăng lên đáng kể.


Hình 4: Số liệu thu nhập du lịch giai đoạn 2007 − 2012 VQG Côn Đảo [9]
3.2.2. Tính mùa vụ

Du lịch Côn Đảo có tính mùa vụ rõ rệt. Gần nửa số khách du lịch (45%) tới
Côn Đảo trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7. Nguyên nhân chủ yếu là do thời
tiêt đẹp và biển lặng. Cũng cần chú ý rằng đây là mùa du lịch hè đối với người Việt
Nam. Ngược lại khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 thời tiết biến động và
thường có sóng lớn nên lượng khách tới Côn Đảo thấp.

Hình 5: Lượng khách du lịch đến VQG Côn Đảo các tháng trong năm

2012 [9]



3.2.3. Cơ sở hạ tầng, nhân lực phục vụ du lịch
 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung

Công suất các phương tiện vận chuyển
Côn Đảo cách Vũng Tàu khoảng 230 km, cách điểm đất liền gần nhất là cửa
sông Hậu khoảng 85 km. Hiện tại, du khách có thể đến Côn Đảo bằng tàu thủy hoặc
bằng đường hàng không.
Đường biển: tàu Côn Đảo 9 hoặc Tàu Côn Đảo 10. Sức chứa của mỗi tàu là 200
khách, tàu khởi hành đi Côn Đảo từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) lúc 17h00 và đến Côn
Đảo lúc 5h00 sáng ngày hôm sau. Do điều kiện xa bờ và điều kiện thời tiết nên lịch tàu
thường không ổn định. Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 chỉ hoạt động trong điều
kiện thời tiết tốt.
Đường hàng không: có hai hãng hàng không hiện hoạt động là Vietnam
Airlines và Air Mekong. Trong đó, máy bay ATR của Vietnam Airlines có sức chứa 65
khách/chuyến và Bombardier của Air Mekong, từ TP.HCM/ Hà Nội đi Côn Đảo có sức
chứa 90 khách/chuyến. Phần lớn du khách đến bằng đường hàng không. Sân Bay Cỏ
Ống đã được nâng cấp đáng kể bao gồm việc mở rộng đường băng và xây dựng thêm
các công trình sân bay hiện đại. Hiện sân bay có khả năng tiếp nhận máy bay phản lực
có sức chứa lên tới 90 hành khách.
Bảng thống kê công suất các hãng hàng không hiện đến Côn Đảo được nêu
trong phụ lục 03.
• Công suất của các cơ sở lưu trú


Tổng công suất của các cơ sở lưu trú hiện nay vào khoảng 508 phòng. Với số
phòng dự kiến theo tỷ lệ giường 1:2, có thể nhận thấy Côn Đảo có công suất giường

tối đa chứa được khoảng 1.106 khách.
Hiện nay các cơ sở lưu trú tại Côn Đảo vẫn còn giới hạn với một khu du lịch
năm sao, 1 khu ba sao, ba khu du lịch tương đương ba sao và các cơ sở còn lại là nhà
khách, khách sạn mini. Việc cung cấp phòng và giường hiện nay đáp ứng được nhu cầu
của du khách với công suất sử dụng phòng trung bình từ 40 − 50%. Trong mùa thấp
điểm công suất sử dụng phòng có thể giảm xuống đến 25% hoặc thấp hơn và trong
mùa cao điểm công suất sử dụng phòng khoảng 60%. Đáng lưu ý là vào dịp cuối tuần
trong mùa cao điểm các khách sạn luôn chật kín phòng.
Bảng thống kê công suất của các cơ sở lưu trú được nêu trong phụ lục 04.


Khả năng cung cấp nước ngọt

Nước ngọt hiện chỉ có với khối lượng hạn chế ở đảo Côn Sơn và hòn Cau,
không có đảo nào bên ngoài có nguồn nước ngọt. Trên đảo Côn Sơn có hai hồ nước
ngọt lớn cung cấp nước ngọt cho toàn huyện: hồ An Hải và hồ Quang Trung. Ngoài ra,
với 12 giếng khoan có chiều sâu không quá 25m thì công suất khai thác còn hạn chế là
4.500m3/ngày. Với nhu cầu của du khách và người dân địa phương ngày càng tăng
trong tương lai sẽ khiến cho việc cấp nước bị hạn chế trong những thời kỳ cao điểm.


Khả năng xử lý nước thải và chất

Hiện tại, việc quản lý môi trường ở Côn Đảo nói chung là rất kém. Hiện chưa có
công trình xử lý nước thải hiện đại nào ở Côn Đảo (ngoài các công trình tại Six Senses
Resort) và, mặc dù chất thải rắn và rác thải được thu gom nhưng việc đổ các loại rác và
chất thải này lại được coi là một vấn đề về môi trường.


Khả năng cung cấp điện


Hiện tại, nguồn cung ứng điện cho Côn Đảo là từ 2 nhà máy điện diesel: nhà
máy điện Trung tâm và nhà máy điện An Hội. Tổng công suất thiết kế 4.762 kWh (hơn
4,7 MW), công suất khả dụng (công suất thực sử dụng) chỉ khoảng gần 3 MW (chưa
bằng 1/2 nhu cầu).
Các đảo bên ngoài (hòn Bảy Cạnh, hòn Cau, hòn Tài,..) và khu vực xa đảo Côn
Sơn đã được trang bị hệ thống năng lượng mặt trời.
 Cơ sở hạ tầng, nhân lực phục vụ du lịch sinh thái nói riêng của VQG Côn Đảo.




Trung tâm du khách
Hiện nay không có trung tâm thông tin du lịch chính thức trên Côn Đảo. Văn
phòng VQG Côn Đảo hoạt động như một trung tâm thông tin du lịch sinh thái và giáo
dục môi trường không chính thức, cung cấp các thông tin chung về Côn Đảo và cấp
phép cho các hoạt động du lịch trong VQG Côn Đảo. Tại đây đã có phòng diễn giải
môi trường với chương trình diễn giải được tổ chức dưới hai dạng: triển lãm diễn giải
và trình bày diễn giải. Dù đã có sự đầu tư về các phương tiện diễn giải như: vật trưng
bày trên tường, vật trưng bày di động, các mô hình, tiêu bản thật của các loài động vật
quí hiếm trong vườn quốc gia nhưng việc thiết kế, bố trí không gian triển lãm vẫn
chưa khoa học và việc trình bày diễn giải chưa vẫn còn mang tính chủ quan của các
diễn giải viên, chưa xây dựng được các bài diễn giải chuẩn mực.
• Hệ thống đường mòn thiên nhiên
Trên đảo Côn Sơn có 3 tuyến đường mòn băng rừng: tuyến sân bay − Đầm Tre,
tuyến Vườn Quốc gia − Sở Rẫy − bãi Ông Đụng và tuyến trung tâm Côn Sơn − bãi
Ông Đụng. Đường mòn bậc đá tự nhiên, phù hợp cho du khách thích khám phá. Dọc
theo tuyến đường mòn còn có những bảng chỉ dẫn và thuyết minh về thảm thực vật và
hệ sinh thái ở đây. Tuy nhiên, các loại bảng này đều có thiết kế chưa hợp lý và hầu
hết đã xuống cấp do điều kiện thời tiết, do đó hiệu quả giáo dục môi trường đạt được

chưa cao. Ngoài ra, vì phần lớn du khách hiện tại đến với VQG Côn Đảo là khách
quốc tế nên phần lớn bảng diễn giải trên cả ba tuyến trên đều chỉ được thể hiện bằng
tiếng Anh.
• Nhân lực du lịch
VQGCĐ hiện tuyển dụng 108 nhân viên với hầu hết là nhân viên kiểm lâm.
Các nhân viên kiểm lâm thường kiêm luôn nhiệm vụ hướng dẫn viên du lịch. Tuy
nhiên, trình độ chuyên môn và đặc biệt là tiếng Anh của các nhân viên này còn rất
thấp. Trước đây, Quỹ Động vật hoang dã thế giới WWF đã hỗ trợ VQGCĐ đào tạo về
du lịch ở trình độ cơ bản, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch và kiến thức cơ bản về
động vật hoang dã. Khi du lịch phát triển nhanh chóng ở Côn Đảo và khách du lịch
muốn thăm các khu vực chính của VQGCĐ thì nhu cầu cho các chương trình đào tạo
về du lịch như quản lý tua, khách du lịch và bảo tồn động vật hoang dã càng trở nên
cấp thiết.
Hình ảnh các công trình phục vụ DLST hiện có tại VQGCĐ được minh họa ở phụ
lục 02.


×