Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GÓC NHỎ tâm sự của sinh viên năm cuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.76 KB, 9 trang )

GÓC NHỎ TÂM SỰ
Trong căn phòng trọ nhỏ, tiếng hát ở đâu vang lên:
“ Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo khái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bóng vàng bay.
Quê hương là con diều biết
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông…”
Tiếng hát ấy, khiến tôi thựng lại và lắng nghe một cách say sưa như vừa có một lực hút nào đó, nó không
phải là lực hút nam châm, hay lực hút của trái đất mà là lực hút bởi sự rung động, khiến tôi phải bỏ dở
công việc đang làm mà ngồi nghe theo tiếng hát của chàng trai đối diện phòng. Kết thúc bài hát, tôi mỉm
cười một mình: “Sao mà mê trai thế nhỉ”?. Thế nhưng, bài hát đó đã khiến tôi giật mình nhận ra rằng:
“Ôi! Đã gần 4 năm xa nhà để đi học rồi ư”? Thời gian sao mà nhanh quá, mới ngày nào tôi còn là một tân
sinh viên, giờ đã năm cuối.

Nghĩ tới đó, tôi bước vào phòng đầy tâm
trạng, không biết vui nhiều hơn hay lo
lắng nhiều hơn. Nghĩ tới đây sao lòng tôi
nặng trĩu, đáng lẽ ra tôi phải vui mừng vì
sắp được ra trường để bước vào một con
đường tương lai mới đang chờ mình phía
trước, nhưng không hiểu sao nước mắt

tôi tràn ra, rồi tự hỏi: “ Sao mày
lại khóc”? Chưa định hình cho
mình câu trả lời, thì những kí ức
lại ùa về trong tôi, nó có thể là
những kí ức đẹp, cũng có thể là
những nỗi buồn còn đọng lại.



.
Với mỗi người sinh ra không có quyền được chọn bố mẹ cũng như hoàn cảnh của mình. Nó là định mệnh
gắn liền với mỗi chúng ta. Với tôi cũng vậy, bố mẹ là người tôi yêu thương nhất, người đã lo lắng cho tôi
tất cả, dù rằng sự quan tâm ấy không thể nào đáp ứng đầy đủ cho tôi như những gia đình khác. Bởi nhà
tôi không khá giả, dư ăn dư để như người ta. Vì vậy, hằng ngày bố và mẹ thức dậy cùng với tiếng gà gáy
để chuẩn bị mọi thử ra đồng kiếm cái ăn cái mặc cho bốn anh em tôi. Sự vất vả của bố mẹ là vậy, tôi
thấu hiểu được phần nào. Nhiều lúc tự nhủ : Phải học thật giỏi để không phụ lòng bố mẹ, và cũng ý thức


được trách nhiệm bản thân càng phải cố gắng hơn nữa , hai người anh trai vì điều kiện kinh tế đã nghỉ
chừng việc học. Nhận thức được điều đó, tôi đã học và học.
Rồi thời gian cũng trôi qua, tôi bước vào lớp chín cũng là năm cuối cấp hai rồi, thầy cô cũng đưa ra lời
khuyên cho những đứa học sinh chúng tôi chọn trường tùy thuộc vào khả năng của bản thân. Không chỉ
vậy, chúng tôi còn được hỏi về ước mơ sau này, những đứa bạn tôi trả lời một cách hồn nhiên, đứa làm
bác sĩ do ba là bác sĩ, đứa làm giáo viên do mẹ là giáo viên. Thế rồi đến lượt tôi, bố mẹ tôi không là giáo
vên mà cũng không là bác sĩ, chỉ là những người nông dân chân lấm tay bùn nhưng tôi mỉm cười và trả
lời cô một cách dỏng dạt: “Em muốn làm luật sư! ”, ai cũng trố mắt nhìn tôi và cười thật to, bởi lẽ chúng
bạn nghĩ luật sư là một cái nghề cao thượng lắm, nên nghĩ tôi không đủ sức mà còn leo cao. Những
tiếng cười giòn giã ấy tan biến khi cô hỏi tôi: “Tại sao em muốn làm luật sự “? Với tôi bây giờ đó chỉ là sự
thích thú , tôi thích bộ đồ, cái mũ của luật sư hay nói một cách đúng hơn là cái phong thái của họ trong
phim nước ngoài. Lý do đơn giản chỉ vậy thôi, chứ lúc đó có biết gì nhiều về luật sư hay thẩm phán gì
đâu? Nhưng chính từ đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu và bắt đầu tập trung vào khối học chính ở cấp phổ
thông là văn, sử, địa để theo đuổi ước mơ đó.
Và thấm thoát 3 năm cấp 3 trôi qua, thời khắc quan trọng nhất cũng đã đến, là việc tốt nghiệp và làm hồ
sơ thì vào đại học. Ươc mơ vào đại học không chỉ của riêng tôi mà là của tất cả các học sinh. Ngày làm hồ
sơ cả căn phòng học nhốn nháo và rộn hẳn lên khi các bạn tôi tập trung vào việc làm hồ sơ, còn tôi thì
ngồi im lặng vào góc bàn suy nghĩ, trên tay cầm hai bộ hồ sơ, nguyện vọng là sẽ học luật và giáo viên dạy
địa. Nhưng không hiểu sao lúc đó, tôi chỉ muốn học luật mà thôi, mà cũng không biết là nên học ở đâu.
Bởi lẽ, tôi nghĩ nếu Sài Gòn thì điều kiện kinh tế của gia đình không đủ, còn Huế thì tôi lại càng không

muốn, vì giọng Huế khó nghe nên tôi nghĩ việc tiếp thu kiến thức sẽ khó khăn hơn. Đang tập trung suy
nghĩ thì con bạn phá phách nhất lớp chạy lại đập vào vai:


“ Ê! con heo kìa, mày không làm hồ sơ hay sao mà ngồi thẩn thờ ra
đó, tôi mỉm cười chưa kịp trả lời thì nó đã oang oang lên, con nhỏ
này đi học luật đó bọn bây, ít bữa về xem nó có cãi với tao nỗi
không, mày biết tao là đệ nhất nói nhiều rồi chứ? Đảm bảo mày có
học cũng không cải nổi tao đâu, Kakakakka.
“Cái con nhỏ này lúc nào mày nói chuyện chẳng khác gì sấm, nghe
mà điếc cả tai. Tao chưa biết chọn trường nào hết nè.”
“Ôi trời! Giờ mà chưa chọn được trường, mi học luật à, để
xem coi trường nào phù hợp với mi. À! Thủy mi chọn trường
Đại học Đà Lạt đi, con em họ tao nó cũng học ở đó đấy, nghe nói
cảnh đẹp, khí hậu cũng trong lành mát mẻ, mi học đó đi có gì lâu lâu
tao vô mi đẫn tao đi chơi”.
Nói rồi tôi vôi lật quyển sách tuyển sinh ra coi, rồi tra xem ngành luật có tuyển hay không , bao nhiêu

điểm, thế là không ngờ có ngành luật thật, tôi vội chạy ra tìm nhỏ đó hỏi vài chuyện và cuối cùng quyết
định làm hồ sơ ngành luật của trường ĐH Đà Lạt.

Sau khi đã chọn ngành, chọn trường tôi lao vào học, có bữa mệt lã người chẳng muốn ăn uống gì chỉ
muốn ngủ mà thôi. Rồi hai tháng qua đi, ngày thi đại học đã tới, tôi càng lo lắng hơn và không thể nào
chợp mắt được vì sợ thi không làm bài được, sợ rớt đại học. Nếu như lỡ có chuyện ấy xảy ra, chắc bố và
mẹ buồn lắm, nhưng thôi chuyện gì đến sẽ đến, cứ cố gắng hết sức là được.
Tôi nhớ rất rõ ngày hôm ấy, ngày 28/6/2013, ngày tôi đi thi đại học, trước khi đi mẹ đã chuẩn bị cho tôi
đồ đạt và một số đồ ăn để đi đường. Tôi và mẹ đứng chờ xe, nhìn xung quanh ai cũng có bố mẹ hoặc
anh chi đi cùng với nhau, riêng tôi thì không, một mình tôi với cái ba lô to tướng, mẹ cũng muốn đi
nhưng còn bao nhiêu là công việc, còn đứa em nhỏ không ai chăm sóc, và vấn đề quan trọng là có bao
nhiêu tiền mẹ đã dồn cho tôi đi thi rồi, tiền đâu mà mẹ đi nữa. Nghĩ tới, tôi cũng buồn lắm, cũng chạnh



lòng và tủi thân, nhưng thôi không sao tôi nghĩ mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn. Thế là xe đến tôi vội ôm mẹ
và chào trước khi đi, mẹ đã bật khóc và dặn dò đủ thứ. Qủa thật, lần đầu tiên xa nhà một mình đến với
nơi chưa bao giờ biết, lòng tôi cảm thấy hoang mang lo sợ. Nhưng chẳng sao, lên xe tôi khò một giấc đã
tới nơi. Trong lúc ấy, tôi nghĩ thành phố Đà Lạt chắc sẽ nhộn nhịp , ồn ào như các thành phố khác.
Nhưng không, trái ngược hoàn toàn những gì tôi nghĩ, Đà Lạt trước mắt tôi thật bình yên đến kì lạ,
không ồn ào nhộn nhịp,mà kèm theo là khí trời se lạnh, với phong cảnh bình dị.
Ngay lần đầu tiên đặt
chân đến tôi đã thích cái
thành phố này, nó cũng
một phần động lực thôi
thúc tôi cố gắng trong

các ngày thi sắp tới. Những ngày thi trôi qua, tôi tưởng mình chắc rớt thật rồi vì tôi làm bài không tốt
lắm. Càng buồn hơn khi chị hai con bà gì báo tin cho tôi là đã rớt đại học rồi, chỉ được 13 điểm thôi, tôi
khóc một trận như mưa, với tôi mọi thứ xung quanh giờ đây chỉ là màu đen, bầu trời như sập xuống đến
nơi, tôi buồn bã khóc đến sưng cả mắt. Ai ngờ ngày hôm sau, tiếng chuông điện thoại reo lên, thì ra chị
hai lại gọi tôi nữa, tôi cầm máy giọng buồn buồn, thì phía đầu dây bên kia hét toán lên: Khóc gì mà khóc,
lo mà chuẩn bị mọi thứ rồi vào mà học đi, đậu rồi đó, được 20 điểm. Vừa dứt lời, tôi nhảy thót lên, tôi
không tin là sự thật, tôi cố hỏi lại để xác minh thì ra đó là sự thật rồi, tôi chạy ra đồng để báo tin cho mẹ,
đang làm nhưng nghe tin con đậu đại học, mẹ tôi vui lắm, nhưng không hiểu sao đột nhiên đôi mắt mẹ
có cái gì đó man mác buồn. Tôi hỏi: Uả mẹ bị sao vậy, con đậu đại học mà sao mẹ buồn thế kia?
Mẹ không trả lời mà hai dòng nước mắt rơi xuống vạt áo đã bạc màu và toàn là bùn đất. Giờ thì tôi hiểu
chuyện gì đã xảy ra. Rồi mẹ nói trong nước mắt: Ngày con đi thi mẹ đã dặn, nếu con mà không đậu thì sẽ
chết với mẹ, giờ con đậu rồi thì mẹ chết với con. Giờ tiền đâu để con đi học đây, thật sự trong nhà giờ
chẳng có gì giá trị mà bán cho con đi học nữa.” Nghe mẹ nói tới đây, tôi cũng không thể nào giấu những


giọt nước mắt được nữa, tôi khóc vì hoàn cảnh, tôi khóc vì phận tôi, lúc này tôi ước gì được sinh ra trong

một gia đình giàu có hơn, nếu như vậy sẽ có tiền cho tôi đi học. Thế rồi, tôi l ặng lẽ ra về, nghĩ rằng mọi
cố gắng của tôi cũng chỉ dừng lại ở đây mà thôi.
Thế nhưng , với tôi mẹ là người có thể chịu cực khổ để lo cho con mình theo đuổi ước mơ. Tuy mẹ nói
ra với tôi như thế, nhưng mẹ sẵn sàng bương chải mọi nơi để lo cho tôi. Đúng thế, có ai ở trong hoàn
cảnh thì mới hiểu được, bởi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Càng nhắc lại, thì nước mắt tôi không
thể không rơi vì mẹ. Bởi lẽ, mẹ người phải chịu đựng mọi thứ vì con cái. Chẳng hạn như anh hai tôi,
người khiến mọi người trong nhà đều lo cho anh, vì anh sinh ra đã không được bình thường như bao
người khác, có những lần anh không làm chủ được bản thân, vì tinh thần anh không ổn định có lúc người
khác chọc anh thì anh đánh người ta đến trọng thương, những lúc như thế mẹ phải bán từng bao lúa để
mua thuốc than trả tiền viện phí cho họ, trong khi đó cả nhà chẳng có gì ăn, lúc đó lại là mẹ chạy vạy đầu
ni, đầu kia để mượn vay chỗ ít lo cho cái gia đình nhỏ này. Thế nhưng mẹ càng khổ hơn, khi bố tôi – một
người lúc bình thường thì rất hiền lành, nhưng những lúc say thì mọi thứ đều đổ lên đầu mẹ tôi, thậm
chí có những lúc đánh mẹ chảy cả máu. Trong những hoàn cảnh ấy, tôi không biết làm gì ngoài van xin
bố, thế đó nhưng khi tỉnh lại thì bố là một người hoàn toàn khác. Chính vì vậy, mà mẹ mới có thể chịu
đựng bố mấy chục năm trời trôi qua. Đối với tôi, mẹ là người tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Để tôi theo đuổi ước mơ, tôi nhớ như in ngày ấy, để chuẩn bị cho tôi vào nhập học, trong nhà chẳng còn
gì ngoài những bao lúa, mẹ cũng bán hết nhưng chỉ được 8 trăm nghìn, thế là mẹ lại chạy đi vay họ hàng,
người ta cũng không có tiền mà chỉ còn 5 phân vàng cho mẹ mượn, rồi về mẹ đưa tôi đi cùng để đổi ra
tiền cho con cầm đi học. Sợ đi đường một mình người ta cướp giật, mẹ đã dặn dò cất kĩ cho tôi. Mẹ tôi
là vậy, dù khó khăn là thế, nhưng không bao giờ để con cái phải chịu khổ.Tôi không biết rằng trên đất
nước này, ai có được người mẹ như tôi không? Nhưng với tôi, mẹ còn hơn cả phật sống. Tôi rất vui và
hạnh phúc vì thế giới này đã mang mẹ đến với tôi


Với sự quan tâm và chăm lo của mẹ và gia đình, tôi đã thực hiện được ước mơ của mình, trở thành cô
sinh viên luật của trường Đại học Đà Lạt. Với những ngày đầu sinh viên xa bố mẹ, anh chị em, tôi tin chắc
ai cũng nhớ nhà như tôi. Đà Lạt, thành phố buồn quả thật không sai. Những ngày nắng ráo bầu trời
quang đãng thì phong cảnh thật bình yên và thú vị. Nhưng trái lại những ngày nào trời đỗ cơn mưa, thì
lòng người cũng quạnh lại, co thắt như những hạt mưa nẵng trĩu ngoài trời đầy tâm trạng.Nhất là nỗi
nhớ xa quê, chiều lại tôi nhìn qua cửa sổ, nỗi nhớ kèm theo sự cô đơn nơi đất khách càng làm cho lòng

người buồn hơn.

Nhưng nỗi buồn nào cũng qua, may mắn với tôi khi gặp được những người bạn cùng chia sẻ với tôi
những niềm vui nỗi buồn.Người ta nói cuộc đời đẹp nhất là thời sinh viên, quả thật không sai. Với tôi
thời sinh viên với bao nhiêu là kỉ niệm, niềm vui cũng nhiều mà nỗi buồn cũng không ít.
Ai cũng vậy, đã là sinh viên thì việc trang trải cuộc sống hàng tháng là điều khổ tâm nhất. Chính vì vậy,
ngoài tiền hàng tháng bố mẹ gửi để đóng trọ, ăn uống thì tôi và một số người bạn phải tìm thêm công
việc kiếm thêm thu nhập để sắm sửa cho mình. Vì vậy, ở đâu có công việc mà trúng ngày rảnh là chúng
tôi lại rủ nhau đi làm, chẳng hạn như bưng bê trong nhà hàng, làm hoa, làm quán ăn ….Vui nhất là đi hái
cà phê, chúng tôi hoá thân thành những cô, chú nông dân thực thụ, lên rẫy từ mờ sớm, trên vai vác theo
nhưng cái gùi dưới khí trời se lạnh, những lúc giải lao tranh thủ tìm kiếm xung quanh những củ mì đốt
lửa và nướng, rồi cả lũ ngồi nhốn nháo xung quanh hò hét vang cả núi đồi, vui quá mà quên cả nhiệm vụ
là đi làm. Tuy mệt, nhưng đối với tôi, đi làm không chỉ kiếm thêm thu nhập mà đó còn là trải nghiệm để
hiểu biết về công việc của các cô chú, mà nói đúng hơn là biết được sự vất vả của bố mẹ. Ngoài ra, còn
cho tôi cũng như các bạn biết được về cuộc sống thực sự, biết được ngoài xã hội còn những điều mới


mẻ và lạ lẫm, học hỏi nhiều kinh nghiệm cho bản thân, để trau dồi kiến thức xã hội phục vụ cho mình
sau khi ra trường sẽ không phải xa lạ với cuộc sống đời thường.
Bên cạnh bạn bè thì thầy cô là người quan trọng, là những người lái đò đưa đến chúng tôi những kiến
thức chuyên ngành, hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên hết mình trong việc học tập. Ngoài những kiến thức về
chuyên môn thì thầy cô ở trường cũng mang đến cho chúng tôi những bài học quý giá. Nói tới đây, tôi lại
nhớ về người thầy, người cho tôi một kỉ niệm khó phai. Đó là người thầy dạy tâm lý, thầy có dáng người
mảnh nhưng rất phong độ. Lần đầu tiên, tôi thấy có người thầy đi dạy mà lại đến rất sớm, sớm hơn cả
sinh viên rồi mở nhạc về quê hương đất nước, về tình cảm gia đình và chờ chúng tôi đến đông đủ rồi
mới dạy. Trong tất cả bài dạy của thầy tôi vẫn nhớ như in bài hát về mẹ, hình ảnh lưng mẹ được ví như
vòng cung, nghĩa là năm nhất đại học thì lưng mẹ thẳng, đến năm thứ hai thì lưng mẹ cong một tí và
năm cuối của đại học thì lưng mẹ cong đi rất nhiều. Điều đó, không đơn thuần là thầy chỉ giảng cho tôi
và các bạn hiểu về sự hi sinh của mẹ, mà vấn đề đặt ra là: Đừng hỏi mẹ đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta
đã làm gì cho mẹ. Với nhiều bạn luôn nghĩ rằng mình phải được cái này, cái kia, được mặc đẹp, ăn ngon

nhưng có ai biết được rằng bố mẹ đang ở nhà có được như mình hay không? Hay nhìn xa hơn những
mảnh đời còn cực khổ đến nỗi không có cơm ăn áo mặc, trong khi đó chúng ta lãng phí đua đòi theo xã
hội, ăn chơi lãng phí. Đâu đây lời nói của thầy còn vang mãi bên tai tôi: “Đừng mua nữa, mẹ đang còng
lưng ở nhà đấy” ! Vâng! Trước khi mua một thứ gi đó hãy nghĩ nó có khả dụng hay không?, có cần thiết
phải mua hay không?, bởi đó là số tiền mẹ phải rớt mồ hôi, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mới có
được. Đúng thế! Giờ đã là năm cuối, sắp bước sang một cuộc đời mới, một tương lai mới, xa thầy cô, xa
bạn bè tôi mới càng thêm yêu quý tình cảm đó hơn. Những tình cảm mà thầy cô và các bạn dành cho tôi
trong suốt thời gian qua, niềm vui nỗi buồn xen lẫn với nhau, Những kiến thức chuyên ngành và thực
tiễn phối hợp với nhau để tôi biết được cái gì đáng học hỏi và nên vứt bỏ thói quen xấu trong cuộc sống
hằng ngày. Nó giúp tôi trưởng thành hơn, chính chắn hơn và biết tự lập để chuẩn bị hành trang bước
vào một cuộc đời mới.
Quả thật những con người, bạn bè, thầy cô ở Ngôi trường Đà Lạt này là những người mang đến cho tôi
giá trị của cuộc sống kể cả những lúc khó khăn nhất, đều đứng sau lưng động viên tinh thần cho tôi vượt
qua. Nếu có quay ngược lại và cho tôi một lựa chọn nữa, tôi vẫn chọn ngôi trường này để theo đuổi ước
mơ, không hề hối hận khi trở thành sinh viên của trường Đại học Đà Lạt. Nếu sau này ra trường, may
mắn có mỉm cười tôi sẽ ước kiếm được một việc làm tại thành phố sương mù này.
Thời gian chẳng còn bao lâu nữa, rồi chúng tôi mỗi đứa mỗi nơi, rồi chia tay nhau xa trường, xa thầy cô
để tìm cho mình một công việc, một bến đỗ riêng. Điều mà tất cả các bạn cũng như tôi mong muốn là
các bạn sẽ tìm được cho mình một lối đi khi đã tốt nghiệp cử nhân luật. Mong là những điều ấy sẽ thành
hiện thực.
Tối sẽ rất nhớ, nhớ lắm về thời sinh viên, nhớ lắm thầy cô, bạn bè, mái trường nơi đây!



“Còn đâu nữa thời sinh viên ấy
Kỷ niệm xưa giờ cũng chia xa
Ta tìm về nơi nắng chiều thu
Có những lúc mình ta bước trên phố
Dấu chân buồn trên lối nhỏ thân thương.”




×