Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 17 trang )

Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I....................................................................................................................... 4
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI SÓC TRĂNG................4
I.1. Hiện trạng thoát nước..................................................................................................4
Theo kịch bản nước biển dâng 75cm tại tỉnh Sóc Trăng thì đến năm 2100 các đô thị
thuộc các huyện Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ Tú sẽ ngập. Do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến
tính toán thiết kế hệ thống công trình thoát nước cho các đô thị này. Mặt khác, khi
nước biển dâng lên sẽ làm đổi địa hình tự nhiên trong lưu vực thoát nước, các cao
trình, thông số thiết kế hiện tại không phù hợp. Dẫn đến đầu tư xây dựng hệ thống
thoát nước sẽ tốn kém hơn, xây dựng khó khăn, tiến độ chậm hơn,................................4
I.2. Hiện trạng ngập úng đô thị: Số tuyến đường ngập úng..............................................4
CHƯƠNG II.....................................................................................................................6
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
BỀN VỮNG......................................................................................................................6
II.1. VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT
NƯỚC................................................................................................................................6
II.2. XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ BỀN
VỮNG CHO TỈNH SÓC TRĂNG....................................................................................6
II.2.2.1. Đầu tư xây dựng các công trình thoát nước........................................................7
Hình: Mô hình thoát nước tại các khu đô thị ở Sóc Trăng...............................................8
II.2.2.2. Ứng dụng hệ thống tiêu thoát nước bền vững trong việc quy hoạch phát triển
các đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng...............................................................................8
Hình: Nhân rộng mô hình cây xanh, thảm cỏ trên vỉa hè.................................................9
Hình: Mương phủ thực vật................................................................................................9
Hình: Dãi phân cách tại các đường giao thông.................................................................9
Hình: Hệ thống kênh dẫn nước vừa sử dụng để thoát nước vừa phục vụ tưới tiêu........10


Hình: Hồ điều tiết............................................................................................................10
Hình: Mô hình Quy hoạch phát triển đô thị sinh thái.....................................................11
II.2.2.3. Một số hệ thống thu gom nước mưa..................................................................11
Hình: Hệ thống tái sử dụng nước mưa............................................................................11
A. Hệ thống thu gom nước mưa tại đô thị.......................................................................12
Hình: hệ thống thu nước mưa tại các cao ốc...................................................................12
Hình: Thu nước từ mái hiên tại các nhà cao tầng...........................................................12
Hình: Thu nước mưa từ bức tường của các tòa nhà cao tầng.........................................13
B. Thu nước mưa tại khu công cộng...............................................................................13
Hình: Công viên nước mưa.............................................................................................13
Hình: Hệ thống thoát nước mưa trong đô thị..................................................................14
C. Thu nước mưa ở nông thôn.........................................................................................14
Hình: Thùng hứng nước mưa từ mái tôn chảy xuống.....................................................14
II.3. BÀI HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
TRÊN THẾ GIỚI.............................................................................................................15
II.3.1. Thoát nước đô thị bền vững tại Hàn Quốc...........................................................15
II.3.2. Xử lý nước thải phân tán với bãi lọc trồng cây (Constructed Wetland) – Thái
Lan....................................................................................................................................15
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

KẾT LUẬN.....................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

2



Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

MỞ ĐẦU
Thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng
trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Tại các khu vực đang đối mặt với tình trạng
hạ tầng thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật lây lan, úng ngập hay lụt lội, người ta
lại càng thấy tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Đối với các khu đô thị, điểm dân cư mới, chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
trong đó có thoát nước mưa, nước thải, góp phần quyết định tính hấp dẫn đối với khách
hàng, cũng như sự phát triển bền vững của khu đô thị đó về lâu dài.
Biến đối khí hậu cũng đang ngày càng trở thành những thách thức rất lớn đối với
công tác quy hoạch đô thị và xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là ở các đô thị
ven biển. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2008, đến năm 2050, mực nước
biển ở Sóc Trăng sẽ dâng cao thêm 70 cm. Biến đổi khí hậu còn dẫn đến những hệ quả
như lượng mưa tăng, chế độ thủy văn đô thị trái với quy luật... ảnh hưởng lớn đến việc
thu gom và tiêu thoát nước thải, nước bề mặt. Chính vì thế cần thực hiện các “Giải pháp
quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị” bền vững.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

3


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
TẠI SÓC TRĂNG
I.1. Hiện trạng thoát nước

Hiện nay nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
chủ yếu là nguồn nước ngầm, và nguồn nước từ sông Hậu. Dưới tác động của BĐKH,
nhu cầu về nước trong mùa khô tăng cao, độ ẩm của đất và sự bổ sung nước ngầm giảm,
ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất. Trong đó, các khu
vực ven biển thuộc huyện Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, Trần Đề sẽ bị tác động mạnh nhất.
Nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng cùng với việc khai thác nước ngầm
quá mức phục vụ tưới đã và đang làm tụt mực nước ngầm, gây ra hiện tượng nhiễm mặn
tại một số khu vực.  Cùng với diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, cộng với nước
biển dâng cao đã tác động lớn đến nguồn cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống cống thoát nước trên địa bàn của tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa có sự đầu
tư đồng bộ, chủ yếu chỉ tập trung tại thành phố Sóc Trăng và các trung tâm thị trấn
huyện, các khu vực khác thoát nước qua các kênh rạch trong vùng. Các công trình thoát
nước phần lớn được xây dựng từ lâu đời, nay đã bị hư hỏng nhiều, xuống cấp nặng và
không đảm bảo khả năng thoát nước trong mùa mưa, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước thải
gây mất vệ sinh môi trường, khó khăn cho việc đi lại trên các tuyến đường gặp hệ thống
thoát nước (nhất là vào mùa mưa).
Nước biển dâng làm lượng mưa tăng cao, bê tông hóa, nước thoát không kịp, gây
ngập úng đô thị do hệ thống thoát nước lạc hậu, không hiệu quả.
Theo kịch bản nước biển dâng 75cm tại tỉnh Sóc Trăng thì đến năm 2100 các đô
thị thuộc các huyện Ngã Năm, Thạnh Trị, Mỹ Tú sẽ ngập. Do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến
tính toán thiết kế hệ thống công trình thoát nước cho các đô thị này. Mặt khác, khi nước
biển dâng lên sẽ làm đổi địa hình tự nhiên trong lưu vực thoát nước, các cao trình, thông
số thiết kế hiện tại không phù hợp. Dẫn đến đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước sẽ tốn
kém hơn, xây dựng khó khăn, tiến độ chậm hơn,...
I.2. Hiện trạng ngập úng đô thị: Số tuyến đường ngập úng
- Lưu vực 1: Lê Hồng Phong - Phan Bội Châu - Nguyễn Thị Minh Khai: tình trạng
ngập úng thường xuyên do một số không có cống thoát nước, một số bị xuống cấp,
đường kính cống nhỏ không đáp ứng thoát nước. Hiện nay Dự án thoát nước đang tiến
hành thi công cải tạo hệ thống cống thoát nước ở lưu vực này.
- Lưu vực 2: Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Hàm Nghi: tình trạng ngập úng thường

xuyên do một số không có cống thoát nước, một số bị xuống cấp, đường kính cống nhỏ
không đáp ứng thoát nước. Hiện nay Dự án thoát nước đang tiến hành thi công cải tạo hệ
thống cống thoát nước ở lưu vực này.
- Lưu vực 3: Phan Chu Trinh, Xô Viết Nghệ Tĩnh: Hiện trạng hệ thống cống thoát
nước cũ, xuống cấp, đường kính cống nhỏ nên thoát nước không kịp làm xảy ra tình trạng
ngập úng. Hiện nay dự án thoát nước đang tiến hành thi công cải tạo hệ thống cống thoát
nước ở lưu vực này.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

4


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

- Lưu vực 4: Góc đường Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực: thường bị ngập
úng do cống có đường kính nhỏ, thoát nước không kịp và chưa được đấu nối liên thông
với đoạn hạ lưu đổ ra kênh Cô Bắc Đông (theo tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh gần đài Viba).
- Lưu vực 5: tuyến đường Sơn Đê - Lê Lợi - Ngô Gia Tự: Hiện trạng cống thoát
nước có đường kính nhỏ, thoát nước không kịp. Hiện nay dự án thoát nước đang tiến
hành thi công cải tạo hệ thống cống thoát nước ở lưu vực này.
- Tuyến đường Phú Lợi: từ Quốc lộ 1A - Trần Hưng Đạo: hiện trạng rãnh thoát
nước hiện hữu có đường kính nhỏ, độ dốc thoát nước và hướng thoát nước không phù
hợp, tình trạng ngập úng thường xuyên. Hiện UBND thành phố đang yêu cầu lập dự án
để cải tạo lại hệ thống thoát nước.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5



Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

CHƯƠNG II
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG HỆ
THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
II.1. VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUY HOẠCH HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC
Thứ nhất, cốt san nền. Vấn đề cốt nền lâu nay bị buông lỏng, không ai quản cốt
san nền, người dân tự ý xây nhà với nền cao thấp khác nhau, do vậy bất kể đất cao, thấp
như thế nào cũng đều xây nhà được. Trên thế giới hiện nay và ngay cả từ thời Pháp thuộc
cũng đã có quy định rõ ràng: Không ai được phép xây dựng nhà nếu như chưa được Sở
Kiều lộ (Sở Công chính) cấp giấy về cốt nền. Nền các ngôi nhà phải đảm bảo bằng hoặc
cao hơn cốt được cấp. Như vậy, ở khu vực thấp hơn cốt quy định thì không được phép
xây nhà.
Thứ hai, cây xanh, bãi cỏ, vườn hoa. Ai cũng biết cây xanh có nhiều lợi ích,
giảm lượng bụi, cung cấp ôxy, hấp thụ tiếng ồn... Đặc biệt là, cây xanh có khả năng lưu
trữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ thống rễ cây đâm sâu
xuống đất, giúp cho nước mưa thấm nhanh xuống đất, làm giảm và làm chậm tốc độ
nước chảy tràn, giảm lượng nước úng ngập trong đô thị.
Thứ ba, mặt hè. Mặt hè bị bê tông hoá gần hết nên không còn khả năng tự thấm
nước, thêm vào đó, mật độ xây dựng dày đặc làm cho nước mưa tự ngấm rất khó khăn...
Ở Tây Âu đã mắc sai lầm khi bêtông hoá, nhựa hoá hai bên bờ sông Xen, sông Đanuýp... nên đã từng bị ngập lụt lớn. Người ta dự tính nếu mật độ xây dựng và lượng cây
xanh, vườn hoa thảm cỏ đảm bảo tiêu chuẩn thì lượng nước mưa tự ngấm ở các đô thị có
thể đạt đến 50% đến 60%, còn lại 40% đến 50% mới chảy ra cống thoát. Nếu sử dụng
loại gạch lát vỉa hè không có mạch vữa cũng sẽ tăng hiệu quả tự thoát nước. Nước mưa
ngấm tự nhiên xuống lòng đất làm tăng lượng nước ngầm, bổ sung cho các giếng khoan
của nhà máy nước một lượng nước hữu ích.
Thứ tư, sông suối, ao hồ, kênh rạch. Đây là những công trình được hình thành từ
bao đời, được tạo ra bởi thiên nhiên, và con người. Chúng có chức năng không thể phủ
nhận, chẳng những là chỗ dựa của con người mà còn là chỗ dựa của bao loài sinh vật.

Trong nhiều năm lại đây, trước tình hình đô thị phát triển, đất ít người nhiều, chúng cứ bị
lấp dần, mất dần. Nếu không bị lấp hết thì cũng bị thu hẹp lại dòng chảy; thay thế vào
đấy là các ngôi nhà cao tầng, thấp tầng mọc lên..., vì thế chức năng thoát nước đã bị hạn
chế.
II.2. XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
BỀN VỮNG CHO TỈNH SÓC TRĂNG
II.2.1. Định nghĩa hệ thống thoát nước đô thị bền vững
Hệ thống tiêu thoát nước (mưa) đô thị bền vững – SUDS: Từ những năm 70
của thế kỷ trước, trên thế giới, trong lĩnh vực quản lý môi trường đô thị đã hình thành và
ngày một hoàn thiện khái niệm về “Hệ thống tiêu thoát nước đô thị bền vững –
Sustainable Urban Drainage System (SUDS)”. Hệ thống SUDS vận dụng triệt để các
nguyên lý và chức năng của hệ sinh thái tự nhiên nhằm xây dựng hệ thống thoát nước với
một nguyên lý hoàn toàn khác với các nguyên lý thoát nước mưa truyền thống lâu nay.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

6


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

Đó là thay vì đẩy/thoát thật nhanh nước mưa ra khỏi đô thị bằng các hệ thống kênh thẳng,
sâu hoặc hệ thống cống ngầm thì SUDS làm chậm lại các quá trình nêu trên và đưa nước
mưa phục vụ cộng đồng với những giải pháp kỹ thuật mà trong đó sử dụng triệt để các
khả năng lưu giữ và làm sạch của hệ sinh thái tự nhiên vào việc cải thiện chất lượng
nước, bổ cập nguồn nước ngầm cộng với việc làm hài hoà cảnh quan thiên nhiên bảo vệ
các nhóm loài sinh vật qua việc giữ gìn và tạo nơi cư trú cho chúng; trong đó, xử lý ô
nhiễm do nguồn thải phân tán và chống ngập là những vấn đề chủ yếu và cấp bách.
II.2.2. Các giải pháp quy hoạch thoát nước đô thị bền vững
Sóc Trăng gồm nhiều vùng địa hình khác nhau. Để có một hệ thống thoát nước
bền vững cần căn cứ trên địa hình của từng vùng để đưa ra phương hướng xây dựng hệ

thống thoát nước bền vũng.
II.2.2.1. Đầu tư xây dựng các công trình thoát nước.
- Thoát nước tại Sóc Trăng cần lợi dụng các kênh rạch hiện có để thoát nước. Tiến
hành nạo vét thường xuyên, khơi thông dòng chảy. Bê tông hóa hệ thống kênh tránh sạt
lở, đảm bảo thoát nước và phục vụ tưới tiêu. Chia các công trình thoát nước thành 4 cấp
Các công trình đầu mối thoát nước cấp 1: Bao gồm tuyến sông Hậu qua cửa Trần
Đề, tuyến sông Hậu qua cửa Định An, tuyến sông Mỹ Thanh và các nhánh sông chảy qua
địa bàn tỉnh.
Tiến hành giải toả, chỉnh trang cảnh quan hai bên bờ các sông đảm bảo hành lang
thoát lũ, kết hợp xây dựng kè bờ chống sạt lở ở các vị trí xung yếu đồng thời khơi thông
các dòng thoát lũ chính trong khu vực nội thị như các sông: Nhu Gia, sông Vàng Bạc,
Maspero, Rocc Giông...
Các công trình thoát nước cấp 2: Bao gồm các kênh, mương chính, cống hộp kích
thước lớn và các hồ điều tiết nằm trong các khu vực là đầu mối tiếp nhận nước thoát cho
từng lưu vực sau đó đổ vào các sông.
Tiếp tục nạo vét sông Maspero; xây kè bảo vệ một số tuyến kênh, mương hở hoặc
cải tạo các tuyến mương đất thành mương bê tông; giải tỏa các hộ dân lấn chiếm, chỉnh
trang các bờ hồ, kênh mương; hoàn trả các cửa thoát nước ra các sông. Đào thêm các
kênh tiêu và hồ điều hòa theo quy hoạch chung của tỉnh.
Cải tạo tốt các kênh dẫn nước ở vùng có địa hình cao (khu vực ven biển) để thoát
nước ra biển nhanh chóng khi có nước lớn. Ví dụ như kênh Năm Căn, kênh Lộ 1, kênh
Cổ Cò (huyện Vĩnh Châu); kênh Tiếp Nhật, kênh Bồn Bồn (huyện Trần Đề); Kênh Vàm
Hồ Lớn, kênh Xáng (huyện Cù Lao Dung).
Các công trình thoát nước cấp 3: Bao gồm cống dọc theo các đường giao thông có
kích thước cống các loại >1.200 mm và cống qua đường với các loại kết cấu bao gồm
cống tròn có kích thước từ Φ1.000 đến Φ1.500 và cống bản có kích thước từ
(2.000x3.000)mm đến (3.000x3.000)mm.
- Tại thành phố Sóc Trăng và các thị trấn tiến hành tu sửa, gia cố lại hệ thống cống
thoát nước. Thay thế những cống thoát nước có đường kính nhỏ bằng những cống có
đường kính lớn hơn. Xây các cống thoát tại khu vực chưa có hệ thống thoát nước. Nạo

vét thường xuyên tránh tắc cống gây ngập lụt.
- Khi thiết kế hệ thống cần nghiên cứu đến yếu tố mực nước biển dâng có thể gây
ngập hệ thống thoát nước trong đô thị.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

7


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

- Lợi dụng địa hình đặt cống theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đến phía đất
thấp của lưu vực thoát nước, bảo đảm lượng nước thải lớn nhất tự chảy theo cống, tránh
đào đắp nhiều.
- Các tuyến giao thông chính trong khu vực sử dụng cống tròn bê tông cốt thép, bố
trí dọc vỉa hè đường giao thông công cộng. Tại điểm giao nhau và điểm đổi hướng dòng
chảy bố trí các hố ga; để thu nước mặt, bố trí các rãnh thu vào hệ thống thoát nước
chung.
Các công trình thoát nước cấp 4: Bao gồm hệ thống mương, cống nhánh trong các
ô phố với các loại mương nắp đan B400 - 1.000, cống hộp có kích thước đến 1.200 mm
và cống tròn bê tông cốt thép có kích thước Φ500-1.200.

Hình: Mô hình thoát nước tại các khu đô thị ở Sóc Trăng
II.2.2.2. Ứng dụng hệ thống tiêu thoát nước bền vững trong
việc quy hoạch phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng
Nguyên tắc: Thay vì xây dựng các hệ thống thoát nước sâu, thẳng, hoặc bằng các
hệ thống cống ngầm nhằm thoát nhanh nước mưa, thì SUDS lại tìm cách trì hoãn việc
thoát nước mưa và để chúng kịp thực hiện chức năng là tài nguyên quý giá của mình,
bằng việc xây dựng kiến trúc đô thị trên cơ sở kết hợp các nguyên tắc sinh thái với những
nguyên lý và giải pháp kỹ thuật thoát nước vốn có, nhằm giảm tải cho hệ thống thoát

nước một cách hợp lý. Mục đích của giải pháp này là hạn chế ngập úng đô thị, bổ cập
nguồn nước ngầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo các mảng xanh cho đô thị.
Đối với tỉnh sóc Trăng ta có thể ứng dụng một số giải pháp sau:
- Ngăn ngừa, kiểm soát nước mưa: bằng cách bố trí khuôn viên hộ gia đình hợp lý,
sử dụng các hệ thống lưu trữ và tái sử dụng nước mưa tại mỗi gia đình, phục vụ cho sinh
hoạt nhân dân.
- Kiểm soát tại nguồn nước mưa chảy tràn:
Nhân rộng mô hình cây xanh, thảm cỏ trên vỉa hè, trồng cây xanh tại vòng xoay,
trên các con lươn tại các đô thị đã hình thành ở Sóc Trăng nhằm hỗ trợ thoát nước mưa
tránh ngập.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

8


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

Hình: Nhân rộng mô hình cây xanh, thảm cỏ trên vỉa hè
Kiểm soát tại nguồn: bằng cách tạo các mương thực vật, kênh thực vật, mặt bằng
thấm và các giải pháp chắn sinh học trong quy hoạch bố trí phát triển đô thị mới. Đồng
thời tạo các dãi phân cách hợp lý khi triển khai xây dựng các đường giao thông. Trước
hết triển khai áp dụng thí điểm cho thành phố Sóc Trăng.

Hình: Mương phủ thực vật

Hình: Dãi phân cách tại các đường giao
thông

- Kiểm soát nguồn nước mưa trên bề mặt và toàn vùng:

Xây dựng hồ, kênh trữ nước ngọt để sử dụng trong mùa khô tại huyện Mỹ Xuyên,
Long Phú, Trần Đề, Vĩnh Châu.,

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

9


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

Hình: Hệ thống kênh dẫn nước vừa sử dụng để thoát nước vừa phục vụ tưới tiêu
Xây dựng hệ thống kênh vành đai để hạ mực nước trong kênh nội thị khi mưa. Lắp
đặt các trạm bơm cho các khu đô thị vùng trũng như Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị. Quy
hoạch bố trí các lưu vực thoát nước hợp lý cho thành phố Sóc Trăng, trong đó nghiên cứu
xem xét bố trí các hồ điều tiết.

Hình: Hồ điều tiết
Đối với việc quy hoạch phát triển các khu đô thị, dân cư mới, quy hoạch hợp lý
diện tích đất tại các lưu vực sông, kênh rạch trong tỉnh, phải tạo khoảng diện tích ao hồ,
nơi lưu trữ các nguồn nước mưa chảy tràn trước khi đổ vào nguồn tiếp nhận là sông rạch
và đảm bảo mảng xanh hợp lý.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

10


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

SUDS


Hình: Mô hình Quy hoạch phát triển đô thị sinh thái
II.2.2.3. Một số hệ thống thu gom nước mưa
Nước mưa là nguồn tài nguyên vô giá, chúng có tác dụng làm sạch môi trường, sử
dụng cho sinh hoạt, tưới tiêu, bổ cập nước ngầm. Do đó chúng ta phải tìm cách giữ nước
mưa lại. Đây là cách chống ngập bền vững mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã làm.
Đối với khu vực dân cư đô thị tập trung để giảm thiểu sự úng ngập, mỗi hộ dân có
thể đóng góp sức vào đó như làm các bể chứa thu nước mưa tại mỗi gia đình, mỗi tòa
nhà. Cách làm này vừa cho phép sử dụng nguồn nước quý trời cho trong sinh hoạt, tưới
vườn, rửa xe... mà còn giảm thiểu đáng kể lưu lượng nước mưa tập trung vào hệ thống
thoát nước đô thị.

Hình: Hệ thống tái sử dụng nước mưa

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

11


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

A. Hệ thống thu gom nước mưa tại đô thị
Ở khu tập thể: Nếu đặt một loại vòng hình tròn có độ rộng phù hợp để đặt bên
trong ống máng tại các khớp nối thì phần lớn nước mưa đổ dọc theo đường ống và bị
phân tách điểm khớp nối này và chảy qua một ống nối khác để vào bể chứa. Nước mưa
tiếp tục chảy vào bể chứa cho đến khi đầy. Như vậy tất cả các hộ gia đình đều có thể
chứa nước mưa chứ không phải chỉ riêng các hộ tầng trên cùng.

Hình: hệ thống thu nước mưa tại các cao ốc
Hoặc chúng ta có thể sử dụng những chiếc ô bằng nựa vinyl được gắn vào một đầu

trục. Những chiếc ô này sẽ hứng nước mưa rồi chảy vào ống dẫn bằng nhựa vinyl.

Hình: Thu nước từ mái hiên tại các nhà cao tầng

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

12


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

Hình: Thu nước mưa từ bức tường của các tòa nhà cao tầng
B. Thu nước mưa tại khu công cộng
Một tháp cột mốc có hình dáng tương tự như một cánh tay và lòng bàn tay hướng lên
phía bầu trời và đặt giữa công viên, thể hiện nước mưa là “món quà của thượng đế”.
Cũng như vậy, nước mưa được thu hồi từ phần có hình bàn tay của tháp và chảy vào bể
chứa đặt bên trong tháp. Một phần nước mưa được dùng cho nhà vệ sinh công cộng đặt ở
phía dưới tháp. Phần còn lại chảy xuôi xuống theo đường ống xoắn và là nguồn phát
điện. Hình dưới là ứng dụng thu hứng nước mưa cho khu vực công cộng.(Công viên
nước mưa)

Hình: Công viên nước mưa
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

13


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

Thu nước mưa từ những bức tường và cửa kính của tòa nhà: Lượng nước mưa thu

gom từ mặt tường thẳng đứng của tòa nhà ước chừng khoảng 50% so với lượng nước thu
được từ bề mặt nằm ngang có diện tích tương đương.

Hình: Hệ thống thoát nước mưa trong đô thị
C. Thu nước mưa ở nông thôn
Thu nước mưa từ mái nhà: mái nhà ở nông thôn thường lợp bằng tole tráng kẽm
(thu nước mưa tốt nhất), sau đó mới đến ngói và cuối cùng là fibro ximăng, mái lá,…

Hình: Thùng hứng nước mưa từ mái tôn chảy xuống

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

14


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

II.3. BÀI HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ BỀN
VỮNG TRÊN THẾ GIỚI
II.3.1. Thoát nước đô thị bền vững tại Hàn Quốc
Việc này trên thế giới cũng đã từng xảy ra. Có thể nêu một ví dụ điển hình ở Hàn
Quốc, đã từng phải trả giá về việc này. Từ kinh nghiệm bản thân, hiện nay thành phố
Xơun - Thủ đô của Hàn Quốc - đã cấm việc đào núi, lấy đất ruộng, san lấp hồ ao, kênh
rạch. Nhiều hồ, sông bị san lấp nay bắt buộc phải đào lại. Có một công trình có thể nói là
rất lớn đã được làm như thế: Công trình Chân Kây.
Chân Kây trước là một con kênh chỉ rộng chừng 15m chạy giữa Xơ-un, dài gần 50
cây số, đầu vào và đầu ra đều từ sông Hàn, giống như sông Tô Lịch của Hà Nội, hay
kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè của Thành phố Hồ Chí Minh. Khi Xơ-un phát triển, kênh bị
lấn chiếm, nước xả ra làm ô nhiễm, hôi thối, rồi cuối cùng là bị san lấp hoàn toàn. Ở trên
dòng kênh cũ đó, nhà cửa đã mọc lên. Có 22 vạn dân sống ở khu vực này. Xí nghiệp, chợ

búa, cửa hàng lên tới con số vạn cái. Thậm chí, có một đoạn đường tàu điện nổi cũng
chạy qua khu vực này. Cứ tưởng như vậy là việc đã rồi, không thể đảo ngược, dẫu trời
mưa nước mưa không có lối thoát. Nhưng, một quyết định táo bạo đã được đưa ra: Phải
đào lại con kênh đã bị lấp, phải khơi thông, trả lại dòng chảy như đã vốn có. Phải biến
con kênh này trở thành một dòng suối mát trong lành, hai bên bờ có rừng cây, bãi cỏ, bờ
kênh, ghế đá, có đường dọc, cầu ngang... đáp ứng cho cả triệu người nghỉ ngơi thư giãn.
Phải di dân, tái định cư cho 22 vạn người, phải di dời 6 vạn cơ sở sản xuất dịch vụ , phải
dịch chuyển đường tàu điện. Chưa kể đến vốn xây dựng, chỉ cần việc di dời giải phóng
mặt bằng đã tốn kém biết chừng nào. Được biết, Thị trưởng Xơ-un đã phải có trên 3000
cuộc gặp dân, đối mặt với hàng chục cuộc biểu tình lớn phản đối của cư dân ở đó... Phải
nói, đó là một cái giá rất đắt trả cho tầm nhìn thiển cận trước đó. Với quyết tâm cùng và
món tiền khổng lồ đã chi ra, xơ-un đã được đền bù xứng đáng: Ngày khánh thành, dòng
nước trong mát từ sông Hàn chảy vào thông suốt 50 cây số dọc kênh Chân Kây, hàng
chục vạn người, kể cả Thị trưởng, Tổng thống đều xắn quần lội bộ tung tăng đùa giỡn
trên dòng nước mát. Xơ-un đã có một công viên dài 50 cây số, lá phổi của Thủ đô Hàn
Quốc và không còn phải lo lắng mỗi khi có mưa lớn.
II.3.2. Xử lý nước thải phân tán với bãi lọc trồng cây
(Constructed Wetland) – Thái Lan
Trên hòn đảo du lịch Phi Phi (Thái Lan), nơi từng bị ảnh hưởng nặng nề của thảm
họa sóng thần năm 2005, người ta vừa xây dựng một hệ thống XLNT phân tán đẹp và
hiệu quả cho các khách sạn, nhà hàng, công suất 400 m 3/ngày, bao gồm các bể tự hoại và
chuỗi các bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng và dòng chảy nằm ngang, kết
hợp với bãi lọc trồng cây ngập nước và hồ sinh học, bố trí ngay trong khuôn viên khu
nghỉ dưỡng. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho tưới vườn.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

15



Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

KẾT LUẬN
Tùy điều kiện cụ thể, thoát nước và xử lý nước thải phân tán, hay thoát nước bề
mặt bền vững cho phép áp dụng linh hoạt các giải pháp công nghệ khác nhau. Các giải
pháp có thể thực hiện là: quản lý nước thải phân tán, với các công nghệ thoát nước và xử
lý nước thải chi phí thấp, quản lý nước bề mặt bền vững theo phương thức tự nhiên thoát chậm, lồng ghép thoát nước bề mặt với quản lý nước thải, rác thải, bùn cặn và cấp
nước.
Thực hiện các giải pháp quy hoạch thoát nước đô thị bền vững mang lại những lợi
ích như kiểm soát ô nhiễm nước, giảm thiểu úng ngập, xói mòn, làm đa dạng và tăng giá
trị của hệ sinh thái nước, bổ cập nguồn nước ngầm, ổn định dòng chảy các dòng sông, tiết
kiệm nước cấp nhờ thu gom và tái sử dụng nước mưa, cải thiện cảnh quan sinh thái đô
thị, tăng giá trị thương mại của khu đất và nâng cao thiết thực chất lượng cuộc sống.
Để có thể thực hiện được thoát nước bền vững cho các khu đô thị, chủ đầu tư thoát
nước, xử lý nước thải, cũng như các vấn đề hạ tầng kỹ thuật đô thị khác cần được giải
quyết một cách đồng bộ, và càng lồng ghép sớm từ khâu quy hoạch để hệ thống được vận
hành hiệu quả.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

16


Giải pháp quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Việt Anh. Báo cáo đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề
xuất lựa chọn các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải chi phí thấp trong điều kiện
Việt Nam (Mã số B-2003-34-45). Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, Trường Đại học Xây
dựng thực hiện (2003 - 2004).

2. Bích Thủy. Eco-Park, đô thị của tương lai. Tạp chí Xây dựng, số tháng 9-2009.
3. Nguyễn Văn Cầm. Đề xuất phương án, sơ đồ tổ chức thoát nước cho các đô thị.
Trung tâm KTMT ĐT&KCN (CEETIA), Trường Đại học Xây dựng - Trung tâm Kỹ
thuật Nước và Phát triển (WEDC), Đại học tổng hợp Loughborough, Anh quốc.
20/3/2003.
4. Nguyễn Việt Anh. Thoát nước đô thị bền vững và khả năng áp dụng tại Việt
Nam. Trung tâm KTMT ĐT&KCN (CEETIA), Trường Đại học Xây dựng - Trung tâm
Kỹ thuật Nước và Phát triển (WEDC), Đại học tổng hợp Loughborough, Anh quốc.
20/3/2003.
5. Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Hoàng Duy, Hoàng Phạm Nam Huân. Nghiên cứu
tính thấm nước của bê tông rỗng. Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Trường Đại Học Bách Khoa
Tp. Hồ Chí Minh
6. PGS.TS. Đoàn Cảnh. Ứng dụng kỹ thuật sinh thái xây dựng hệ thống tiêu thoát
nước đô thị bền vững. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

17



×