Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tập phát triển khả năng lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.52 KB, 13 trang )

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Chủ đề:
Bạn nghĩ gì về câu nói: Có bao nhiêu người định nghĩa về lãnh đạo thì có từng ấy
định nghĩa khác nhau về hành vi này”
Đánh giá xem các định nghĩa và lý thuyết về lãnh đạo nào phù hợp nhất với những
lãnh đạo doanh nghiệp việt nam ngay nay và bài học thực tiễn có thể rút ra được.
---------------------------------Kết cấu nội dung báo cáo:
A. Giới thiệu chung
B. Phân tích vấn đề
I. Một số vấn đề lý luận chung
II. Phân tích luận điểm “Có bao nhiêu người định
nghĩa về lãnh đạo thì có từng ấy định nghĩa
khác nhau về hành vi này”
III. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
khác nhau của các định nghĩa về lãnh đạo
IV. Phân tích thực trạng tình hình lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó
nêu lên những định nghĩa và lý thuyết phù hợp nhất với lãnh đạo doanh nghiệp VN.
C. Kết luận
--------------------------------------A. GIỚI THIỆU CHUNG:


Sự sống còn của một nhóm hay một tổ chức đều do các mục tiêu đã được vạch ra
và lãnh đạo là tác động vào tổ chức đó để tiến tới các mục tiêu.
Trên thực tế, công việc lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức.
Những hành vi lãnh đạo sáng suốt, có định hướng hay không sẽ được phản ánh rõ nét
thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức trong dài hạn. Khi thực hiện tốt vai
trò của mình, nhà lãnh đạo thúc đẩy tổ chức phát triển. Ngược lại, với khả năng có hạn,
quản lý và ra quyết định không đúng đắn, họ có thể kìm hãm sự phát triển của tổ chức.
Trong thời gian gần đây, do nhận thức ngày càng sâu sắc về vai trò của lãnh đạo


đối với một nhóm, một tổ chức, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về khái niệm
lãnh đạo, đặc biệt là phân tích về những phẩm chất của nhà lãnh đạo dưới góc độ cá nhân
như trí thông minh, năng khiếu, nghị lực, … Kết quả là họ đã nhận thấy rằng sự xuất hiện
của lãnh đạo như thế nào lại tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, tuỳ vào yêu cầu của tập thể và
tuỳ thuộc vào từng thời điểm cụ thể. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, không có luật lệ
nào dành riêng cho lãnh đạo. Mỗi tổ chức, hoàn cảnh và nhà lãnh đạo cần những hành
động khác nhau. Một người được coi là nhà lãnh đạo tôt trong tổ chức và hoàn cảnh này
hoàn toàn có khả năng trở thành một nhà lãnh đạo tồi trong một hoàn cảnh khác.
Chính vì thế, đã có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. “Có bao nhiêu
người định nghĩa về lãnh đạo thì có từng ấy định nghĩa khác nhau về hành vi này”. Mỗi
người tuỳ vào nhận định cá nhân của mình trong một môi trường và thời điểm nhất định
hoàn toàn có thể định nghĩa về hành vi lãnh đạo theo cách của riêng mình.
Trong khuôn khổ ngắn gọn của bài viết này, chúng tôi sẽ đi vào phân tích để làm rõ
hai vấn đề sau:
Thứ nhất, đưa ra lập luận và phân tích để chứng minh luận điểm “Gần như có bao
nhiêu người cố gắng định nghĩa về sự lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa về nó”.
Thứ hai, phân tích thực trạng tình hình lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam từ đó nêu
lên những quan điểm, định nghĩa phù hợp nhất về lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và rút
ra bài học thực tiễn.
B. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
I. Một số vấn đề lý luận chung:
1. Lãnh đạo – nhà lãnh đạo – hành vi lãnh đạo


Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoan học về tổ
chức–nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm
kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Chúng ta bắt đầu từ việc phân tích hai cụm từ: “lãnh đạo” và “nhà lãnh đạo”. Lãnh
đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành
động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau. Đôi khi

người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo. Vì
vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo
thật sự.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu
tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác khi
mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa. Mọi người sẽ không
phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta. Nhà lãnh đạo
chức vị thường có vẻ giống như cách hiểu về một nhà quản lý.
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh
hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ. Đây mới là những nhà
lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ
không phải từ cái gì bên ngoài họ.
Khái niệm “Nhà lãnh đạo” hay bị nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác. Nhà lãnh đạo
và nhà quản lý: Nhà lãnh đạo được mô tả là người "tìm đường", nhà quản lý là người "đi
đường", chức năng lãnh đạo là "bức tranh lớn", chức năng quản lý lại hẹp hơn. Phải chú ý
rằng, một nhà lãnh đạo cũng là một nhà quản lý chuyên nghiệp, nhưng một nhà quản lý
giỏi chưa chắc đã là một nhà lãnh đạo.
Hành vi lãnh đạo - từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, vấn đề quản lý,
trong đó nổi bật là hành vi lãnh đạo, đã được bàn nhiều trong các công trình khoa học.
Khái niệm hành vi lãnh đạo thường được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý,
lãnh đạo, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.
Hành vi lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý
mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của
người lãnh đạo, là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.


Hành vi lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của
nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ, là kết quả của mối quan
hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Hành vi lãnh đạo = Cá tính
x Môi trường.

Nhìn chung, chúng ta có thể định nghĩa như sau: Hành vi lãnh đạo là kiểu hoạt
động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động
qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yêu tố môi trường
xã hội trong hệ thống quản lý.
Thông thường có bốn kiểu hành vi lãnh đạo sau: chỉ đạo, huấn luyện, hợp tác, uỷ
thác. Mỗi hành vi có những lợi thế riêng của nó, và nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết vận dụng
từng hành vi trong mỗi điều kiện cụ thể để ra được những kết quả lãnh đạo tối ưu.
2. Tố chất của nhà lãnh đạo
Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác
nhau về nhà lãnh đạo.
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà
lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng
tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả
năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách đơn giản,
nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm
nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử
dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho
những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó. Ba
nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự khác
biệt của một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai. Người nhìn xa trông rộng không phải là người
lãnh đạo nếu anh ta không thể truyền cảm hứng. Người tạo ra và duy trì được ảnh hưởng
không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể tạo ra một tầm nhìn. Tầm nhìn, cảm
hứng và ảnh hưởng cần phải được thực hiện một cách khéo léo và bài bản, đòi hỏi nhà
lãnh đạo phải có những phẩm chất và kỹ năng riêng biệt. Vì vậy, công việc lãnh đạo vừa
mang tính chất nghệ thuật, lại vừa mang tính chất khoa học. Và cũng chính vì thế, người ta
vẫn thường ví người lãnh đạo như là một “nhạc trưởng” trong một nhóm, một tổ chức.


II.Phân tích luận điểm: “Có bao nhiêu người định nghĩa về lãnh đạo thì có
bấy nhiêu định nghĩa khác nhau về vấn đề này”

Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung, ta có thể khẳng định một cách
rõ ràng rằng “Có bao nhiêu người định nghĩa về lãnh đạo thì có từng ấy định nghĩa khác
nhau về hành vi này”. Trên thực tế, tuỳ thuộc vào các khía cạnh nghiên cứu, cũng đã có rất
nhiều các cách định nghĩa khác nhau về lãnh đạo, không có định nghĩa nào hoàn hảo, cũng
không có định nghĩa nào sai lầm. Nhìn chung, người ta không thể tìm ra được một khuôn
mẫu về lãnh đạo, định nghĩa lãnh đạo nào cho kết quả hành vi lãnh đạo tốt hay tồi lại phải
tuỳ thuộc vào từng tình huống lãnh đạo cụ thể. Khái niệm và định nghĩa luôn chỉ có ý
nghĩa tham khảo và phụ thuộc rất nhiều vào cách nhận thức của người tham khảo nó.
Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một
người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng
và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác
trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn
dắt. Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
Lãnh đạo dường như là thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được
những điều thực sự nên làm” Đó là một trong những định nghĩa về lãnh đạo của Hiệp hội
lãnh đạo Quốc tế (International Leadership Associates).
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng
buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động
tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của
quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.
House et all (1999) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh
hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và
thành công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.
Tổng thống thứ sáu của Mỹ - John Quincy Adams - đã viết: "Nếu những hành động
của bạn truyền cảm hứng cho người khác mơ ước nhiều hơn, học tập nhiều hơn, thành đạt
nhiều hơn; bạn là một nhà lãnh đạo". Theo đó, lãnh đạo là một người nhìn xa trông rộng,
tiếp sức mạnh cho người khác. Định nghĩa này về lãnh đạo có hai khía cạnh quan trọng:



(a) tạo ra một tầm nhìn về tương lai và (b) truyền cảm hứng để mọi người có thể biến viễn
cảnh thành hiện thực.
Trong cuốn sách kinh điển về quản lý của mình, Dynamic Administration (Quản lý
năng động), Mary Parker Follet đã nhận xét về khía cạnh sống còn đó là tầm nhìn của lãnh
đạo khi nói "Nhà lãnh đạo thành công nhất là người nhìn thấy một bức tranh khác khi nó
còn chưa thành hình".
Với quan điểm tương tự như thế, Richard & Engle (1986) phát biểu “Lãnh đạo là
việc truyền đạt các tầm nhìn, thể hiện các giá trị và tạo ra môi trường trong đó các mục
tiêu có thể đạt được”
Phải nói là có bao nhiêu nhà bình luận thì cũng có chừng ấy định nghĩa khác nhau
về lãnh đạo. Tuy nhiên, rất nhiều định nghĩa đã tập trung vào bốn điểm chính. Đầu tiên,
lãnh đạo bao gồm việc ảnh hưởng đến người khác. Thứ hai, hễ có người lãnh đạo thì luôn
luôn có người đi theo. Thứ ba, các nhà lãnh đạo thường xuất hiện khi có một cơn khủng
hoảng, hoặc có một vấn nạn cần được giải quyết. Nói một cách khác, những người lãnh
đạo thường xuất hiện khi có nhu cầu cần có một phương thức giải quyết mới cho một vấn
đề. Thứ tư, người lãnh đạo là người có cái nhìn rất rõ họ muốn đạt được điều gì và tại sao
họ muốn điều đó.
III. Nguyên nhân và các yêu tố ảnh hưởng đến sự khác nhau giữa các định
nghĩa về lãnh đạo
1. Ảnh hưởng dựa trên lý trí và cảm xúc
Các định nghĩa truyền thống về sự lãnh đạo đều chú ý đến quá trình duy lý, nhận
thức. Trong khi đó, những quan điểm gần đây lại chú trọng tới khía cạnh tình cảm của
việc tạo ảnh hưởng.
Trong tư tưởng trước đây, người ta đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải "vừa có tài năng,
vừa có đức độ". Tuy nhiên, Jack Welch - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn General
Electric (GE) đã khẳng định bằng các tri thức mà ông có được và kinh nghiệm bản thân từ
thực tế vô cùng sinh động, rằng đó chỉ là mong muốn có tính lý tưởng mà thôi. Trên thực
tế gần như không có loại lãnh đạo này.
Những người "có đức độ" thường là người có thiên hướng hoạt động xã hội, phi lợi
nhuận và thiếu động lực cần thiết để theo đuổi mục đích mà một lãnh đạo giỏi cần có.



Nhiều người trong số này có thể là lãnh đạo song không bao giờ giỏi hoặc chỉ dừng ở mức
là các nhà quản lý bình thường.
Trong khi đó, theo Jack Welch, đại đa số các nhà lãnh đạo lại bị thúc đẩy bởi các
động lực. Các động lực này có thể là quyền lực, là tiền, là của cải, các quyền lợi... hay là
danh tiếng. Jack Welch cũng bác bỏ mô hình nhà lãnh đạo lý tưởng và cho thấy theo tổng
kết của ông, có đến khoảng 70% số lãnh đạo giỏi bị thúc đẩy và thành công bởi động lực.
Ngày nay, không có chuyện nhà lãnh đạo đơn phương đưa ra quyết định nữa. Hầu
hết việc ra quyết định diễn ra trong nhóm. Khái niệm lãnh đạo ngày nay không còn tập
trung vào sự kiệt suất của một cá nhân mà dần chuyển theo hướng nhà lãnh đạo truyền tải
tầm nhìn cho cả nhóm hay tổ chức, có vẻ như thành viên nào cũng có nhiệt huyết và động
lực để hành động như một nhà lãnh đạo.
Có một câu châm ngôn của Antoine de Saint-Exupery như thế này: “Nếu như bạn
muốn đóng một con tàu, đừng bắt những người đàn ông đi thu gỗ, phân chia công việc và
ra lệnh. Thay vào đó, hãy dạy họ biết khao khát biển khơi mênh mông và vô tận".
Một điểm trọng yếu của người lãnh đạo ngày nay là giúp nhân viên liên kết với tầm
nhìn mạnh mẽ của họ. Điều đó sẽ khơi dậy họ muốn phát triển, muốn tiến bộ, muốn vượt
lên trên giới hạn của mình để tìm kiếm sự mạo hiểm, sự trải nghiệm hoặc tìm kiếm mối
quan hệ, phải làm sao để họ phải khát khao đạt được kết quả này trước khi những kiến
thức truyền đạt cho họ tạo ra một ý nghĩa nhất định và trở thành thứ gì đó mà họ sẽ sử
dụng.
2. Lý thuyết về lãnh đạo xây dựng dựa trên đặc tính cá nhân của người lãnh đạo
Có một số người đặc biệt được nhiều người khác đi theo, dù
với bất kỳ lý do nào; có thể vì họ thích cách xử thế và hành động
của những người đó, hoặc cũng có thể vì những người này có óc
khôi hài.
Khi nhìn vào những buổi sinh hoạt có tổ chức, ta luôn thấy
có một người nào đó có "phẩm chất lãnh đạo;" họ là những người
sẵn sàng bảo những người khác những điều cần làm nhưng vẫn có

sự tôn trọng những người đó hay được những người khác tôn trọng.


Theo Warren Bennis người được biết đến như một lãnh đạo hiện đại có ảnh hưởng
không nhỏ trên thế giới, Giáo sư xuất sắc và là Chủ tịch sáng lập Tổ chức Leadership
Institute tại Trường Đại học Nam California, "Người lãnh đạo là người có khả năng trình
bày tư tưởng một cách đầy đủ và rõ ràng; họ biết rõ họ muốn gì, tại sao họ muốn điều đó,
và làm sao để truyền đạt điều họ muốn đến những người xung quanh để thuyết phục mọi
người cùng hợp tác và thực hiện điều họ muốn và cuối cùng là họ biết làm thế nào để đạt
đến mục đích mong muốn" (Bennis 1998:3).
Điều gì làm người lãnh đạo nổi bật lên như vậy? Khi chúng ta nghiên cứu cuộc đời
của những người lãnh đạo tài ba, xuất chúng, thì rõ ràng là họ có rất nhiều phẩm chất và
cá tính khác nhau. Chỉ cần nhìn các nhà chính trị gia lỗi lạc như Nelson Mandela,
Margaret Thatcher, hay là Mao Trạch Đông, Napoleon, hoặc Hitler. Những câu chuyện
chung quanh các nhân vật này đều cho thấy có những giây phút ngặt nghèo, hoặc những
lúc mà quyết định của một người có tính chất thay đổi thời cuộc. Phẩm chất của khả năng
lãnh đạo, có thể được xem là trọng tâm của sự sống còn và sự thành bại của tổ chức. Như
Binh Pháp Tôn Tử, cuốn binh thư cổ nhất (khoảng 400 năm trước Công Nguyên), đã nói
"Tướng soái giỏi dụng binh là thần hộ mệnh của dân là người giữ sự an nguy của quốc
gia" (Thiên Tác Chiến).
Vấn đề trước hết là những nhà nghiên cứu về đặc tính cá nhân thường cho là có
một bản liệt kê rõ rệt những đặc tính tạo thành một người lãnh đạo - trong bất kỳ tình
huống nào. Và theo đó, họ định nghĩa rằng lãnh đạo chính là những người hội đủ những
đặc tính cá nhân mà họ đã liệt kê.
Thứ hai là, có những khuôn mẫu về vai trò lãnh đạo khác nhau liên quan đến đàn
ông và đàn bà. Có người lý luận rằng đàn bà thường có những phương cách lãnh đạo theo
kiểu chăm sóc, lo lắng và nhạy cảm hơn nam giới. Họ thường chú trọng đến mối quan hệ.
Còn đàn ông thì được cho là chú ý đến công việc hơn..
3. Lý thuyết về lãnh đạo xây dựng dựa trên cách hành xử của nhà lãnh đạo
Các nhà nghiên cứu đã chuyển dần từ việc nghiên cứu cá nhân những người lãnh

đạo qua thuật lãnh đạo nghĩa là nhà lãnh đạo làm gì, nhất là cách hành xử của họ đối với
những người đi theo họ - và cách nghiên cứu này này trở thành một phương thức được sử
dụng nhiều hơn hết để nghiên cứu về thuật lãnh đạo trong tổ chức vào các thập niên 1950
và 1960. Cách hành xử được phân loại thành những mô hình và những mô hình khác nhau


được gom lại thành những nhóm được gọi là tác phong lãnh đạo. Phương thức này trở
thành phổ thông để huấn luyện về quản trị - nổi tiếng nhất là phương thức Mạng Lưới
Quản Trị của Blake và Mouton (1964; 1978).
Theo phái nghiên cứu về cách hành xử, có bốn tác phong lãnh đạo chính:
- Quan tâm về công tác: Ở đây, người lãnh đạo nhấn mạnh sự hoàn thành những
mục tiêu rõ rệt. Họ nhắm tới mức độ sản xuất cao và cách thức tổ chức nhân viên và công
việc để đạt được những mục tiêu đó.
- Quan tâm về con người: Trong phương cách này, người lãnh đạo xem những
người theo họ là con người có những nhu cầu, sở thích, sự thăng tiến và nhiều thứ khác,
chứ không chỉ đơn thuần là những đơn vị sản xuất hay là những phương tiện để đạt được
mục tiêu cuối cùng.
- Lãnh đạo trực tiếp: Phương cách này có đặc tính là người lãnh đạo ra quyết định
cho những người khác - và họ mong muốn những người đi theo hay thuộc cấp làm theo
đúng những điều họ hướng dẫn.
- Phân quyền lãnh đạo: Ở đây, những người lãnh đạo chia sẻ quyền quyết định với
những người khác. (Wright 1996)
4. Lý thuyết về lãnh đạo xây dựng dựa trên các yếu tố lịch sử - môi trường
công tác – tình huống lãnh đạo
Người xưa có câu “Thời thế tạo anh hùng”. Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu khả
năng lãnh đạo trong những bối cảnh khác nhau - và thấy rằng nhận thức về những khả
năng lãnh đạo cần có lại thay đổi theo tình huống. Nhiều nhà nghiên cứu nhìn vào quá
trình mà nhà lãnh đạo vươn lên trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau - thí dụ như
những thời điểm khủng hoảng hay nơi có khoảng trống lãnh đạo. Những nhà nghiên cứu
khác lại quan sát trong những bối cảnh, môi trường công tác khác nhau và cách thức người

lãnh đạo và những người đi theo đối xử với nhau - thí dụ như trong quân đội, ở các đảng
phái chính trị hay trong các công ty. Quan điểm cực đoan nhất thì lại cho rằng hầu như
mọi thứ đều do hoàn cảnh quyết định. Nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu lại áp dụng
quan niệm về tác phong lãnh đạo và tin rằng tác phong mà người lãnh đạo cần có thay đổi
theo tình huống. Hay nói một cách khác, mỗi một tình huống cụ thể đòi hỏi một quan
điểm lãnh đạo riêng biệt. Yếu tố này đặc biệt đề cao những người có thể khai triển khả


năng làm việc trong nhiều hướng khác nhau và có thể thay đổi phương cách làm việc của
họ để thích ứng với từng tình huống.
Từ đó, các nhà nghiên cứu đưa ra lý thuyết lãnh đạo ứng phó với tình thế. Có ba
điều quan trọng được nhấn mạnh ở lý thuy ết này là:
- Mối quan hệ giữa những người lãnh đạo và những người đi theo: Nếu những
người lãnh đạo được yêu mến và kính trọng, họ dễ dàng có sự ủng hộ của những người
khác hơn.
- Cấu trúc của công việc: Nếu công việc được quy định rõ ràng, như về những mục
tiêu, phương pháp và tiêu chuẩn của sự hoàn tất thì những người lãnh đạo sẽ có thể dễ
dàng thể hiện ảnh hưởng của họ hơn.
- Quyền lãnh đạo do chức vụ: Nếu một cơ quan hay một tập thể trao quyền cho
người lãnh đạo để hoàn thành công tác, điều đó có thể tăng thêm ảnh hưởng của người
lãnh đạo.
IV.Phân tích thực trạng tình hình lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay, từ đó nêu lên những định nghĩa và lý thuyết phù hợp nhất với
lãnh đạo doanh nghiệp VN
Nhà lãnh đạo nói chung và nhà lãnh đạo Việt Nam nói riêng có vai trò rất quan
trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế phát triển theo cơ
chế thị trường. Sự lãnh đạo sáng suốt, có định hướng hay không được phản ánh rõ nét
thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. Khi thực hiện tốt
vai trò của mình, nhà lãnh đạo thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, với khả năng
có hạn, quản lý và ra quyết định không đúng đắn, họ có thể kìm hãm sự phát triển của

doanh nghiệp.
Ngày nay, trong hoạt động kinh doanh không còn đất cho sự tồn tại của một ông
giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán mà không cần tính đến nhu cầu,
nguyện vọng của họ. Và cũng không còn những ông giám đốc chỉ biết ngồi ra lệnh và chờ
đợi cấp dưới tuân thủ. Bối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã
đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh.
Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với VN trong bối cảnh hiện nay:


Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thay rằng việc áp dụng một kiểu phong cách
lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh không đơn giản là áp dụng nguyên
bản một kiểu phong cách nào đó trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người
quản trì phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo
thích hợp, tuỳ vào những điều kiện, tình huống cụ thể của doanh nghiệp. Như vậy, áp
dụng phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt
động quản trị kinh doanh cũng phải tuân theo cách làm trên.
Theo đề xuất của chúng tôi thì một phong cách lãnh đạo phù hợp với các đặc điểm
đặc thù của Việt Nam sẽ là phong cách lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính
quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin,
ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn. Bên cạnh đó, người
lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí lực,
óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ
luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định
tinh thần và đảm bảo được cuộc sống.
Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên
xuống dưới, từ cấp dưới lên trên. Và một đặc điểm quan trọng trong phong cách quản lý
này đó là phải tính tới những đặc điểm dân tộc, đạo đức, văn hoá của người Việt Nam.
Như vậy, có thể nói rằng, một phong cách lãnh đạo tốt là một sản phẩm mang tính
trí tuệ cao của người lãnh đạo, thể hiện sự nhuần nhuyễn trong cách sử dụng các phong
cách lãnh đạo khác nhau vào các tình huống khác nhau, đồng thời phù hợp với các đặc

điểm văn hóa Việt Nam.
C. KẾT LUẬN

“Lãnh đạo dường như là thứ nghệ thuật khiến người khác có mong muốn làm được
những điều thực sự nên làm” Đó là một trong những định nghĩa về lãnh đạo của Hiệp hội
lãnh đạo Quốc tế (International Leadership Associates). Định nghĩa này mang lại sự hiểu
biết khá đầy đủ và rõ ràng về lãnh đạo. Nếu bản thân người lãnh đạo biết được tính chất
quan trọng trong công việc của mình, họ sẽ truyền được ý thức trách nhiệm đến nhân viên.
Nhà lãnh đạo nào thực sự coi trọng nhân viên, dành thời gian và công sức để có được
những ý kiến đóng góp từ phía nhân viên, chắc chắn sẽ có được sự ủng hộ. Nỗ lực bao giờ
cũng được trả công xứng đáng.


Công việc lãnh đạo có nhiều điều bí ẩn, nó không cố định bất di bất dịch như quản
lí, và không có công thức xác định. Nó đưa ra những khả năng còn để ngỏ. Những điều
chưa thực hiện được được bao trùm sự hứng thú và niềm hy vọng. Nhà lãnh đạo chỉ ra lối
thoát cho mọi tình huống khó khăn. Nghệ thuật lúc nào cũng là biểu hiện của trái tim và
tâm hồn. Nghệ thuật lãnh đạo mang đến cảm giác tự do trong suy nghĩ, tự do thể hiện. Nó
cho người ta thấy hoàng hôn sẽ mở ra những chân trời mới. Nhà lãnh đạo sẽ mang đến
những buổi bình minh tươi sang
Nhà lãnh đạo chính là người liên kết những con người có cùng nhiệt huyết và lòng
đam mê với công việc lại. Chăm chú lắng nghe nhân viên khiến họ có thêm niềm tin, thêm
lòng đam mê với công việc. Biết cách hướng dẫn, lắng nghe và khuyến khích nhân viên
nghĩa là họ bắt đầu khơi được dòng chảy của nghệ thuật lãnh đạo. Đó là thứ nghệ thuật
tuyệt vời đến nỗi chắc hẳn những nghệ sĩ thiên tài như Picasso, Michelangelo và Monet
cũng phải ngạc nhiên.
Ở mỗi khía cạnh tiếp cận vấn đề khác nhau, mỗi người lại có thể đưa ra một khái
niệm lãnh đạo của riêng mình. Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, nhà
lãnh đạo lý tưởng cũng vậy. Điều quan trọng là người lãnh đạo giỏi phải biết luôn phải
trau dồi, học tập, phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm của bản thân thông qua việc học

hỏi, trao đổi với đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới, với đối tác, bạn hàng.
Và chúng tôi một lần nữa dùng câu nói của Stogdill (1974) thay cho lời kết luận:
“Gần như là có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa sự lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu
định nghĩa về nó”.
-----------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo – GRIGG
2/ Sách Leadership Excellence - Howard M. Guttman
3/ Tài liệu CEO Refreasher – Nhiều tác giả - Vân Anh biên dịch
4/ www.Dr-Smith.com – Tác giả Earl R. Smith II
5/ www.bcc.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=112&Itemid=104
6/ www.youtemplates.com/show.asp?file=2108


7/ Welsh Local Government Association

/>8/ Giáo trình: Dynamic Administration (Quản lý năng động) - tác giả Mary Parker Follet
9/ Tạp chí The Actuary Magazine - David C. Miller



×