Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập phát triển khả năng lãnh đạo (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.46 KB, 6 trang )

GaMBA01.M0709

Phát triển khả năng lãnh đạo

BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn học: Phát triển khả năng lãnh đạo
Học viên: Vũ Anh Tuấn
Lớp: GaMBA01.M0709
Chủ đề
Nêu và giải thích một cách chi tiết các bước mà bạn sẽ làm nếu bạn quyết định thực
hiện qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích nhân viên tham gia tại tổ chức của
mình. Hãy đưa ra những luận lập về quá trình và loại quyết định mà bạn định thử nghiệm và
giải thích lý do. Nêu lên những điểm có lợi và những hạn chế của qui trình mà bạn có thể dự
đoán cả về lý thuyết và thực hành.
Trả lời
Lãnh đạo là một chủ đề mà từ lâu rất được nhiều người đã quan tâm, bàn luận và
nghiên cứu. Thuật ngữ lãnh đạo thường gợi ra hình ảnh về những cá nhân (Hoặc nhóm
người) nắm quyền lực, chỉ đạo, điều hành một nhóm người, một tổ chức nhằm thực hiện
những mục tiêu chung. Trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu về lãnh đạo là xác định các
yếu tố quyết định tính hiệu quả của lãnh đạo, tìm hiểu những tố chất, hành vi, nguồn lực và
những đặc điểm hoàn cảnh quyết định đến việc một người lãnh đạo có thể gây ảnh hưởng đối
với cấp dưới như thế nào và làm thế nào để đạt được mục tiêu chung của tổ chức…
I. LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO VÀ LÃNH ĐẠO THAM GIA.
Đưa ra quyết định là một trong những chức năng quan trọng nhất của người lãnh đạo.
Nhiều hoạt động của người quản lý và quản trị liên quan đến việc ra và thực hiện quyết định,
bao gồm lập kế hoạch công việc, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, lựa chọn và tuyển dụng nhân
viên cấp dưới, quyết định tăng lương, phân công công việc, v.v… Lãnh đạo tham gia có sự
nỗ lực của người lãnh đạo để khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của người khác trong việc
đưa ra quyết định. Các tổ chức chuyên quyền thường nắm giữ quyền của mọi người để đưa
ra các quyết định tác động đến họ theo nhiều cách khác nhau. Lôi kéo sự tham gia của mọi
người vào quá trình ra quyết định là công việc cần thiết để quyết định đó được chấp thuận và


thực hiện trong tổ chức. Việc ủy quyền là một quá trình chia sẻ quyền lực mang tính đặc
trưng thường xuất hiện khi một người quản lý giao trách nhiệm và thẩm quyền của mình để
người khác đưa ra quyết định mà lẽ ra trước đó chính bản thân người quản lý phải đưa ra.
Chia sẻ quyền lực liên quan đến quan điểm của các thành viên trong một tổ chức cho rằng
bản thân họ có cơ hội để quyết định vai trò công việc của mình, hoàn thành các công việc có
ý nghĩa và gây ảnh hưởng đối với các sự kiện quan trọng.
1. Định nghĩa lãnh đạo:

Vũ Anh Tuấn

1


GaMBA01.M0709

Phát triển khả năng lãnh đạo

Như chúng ta đã biết, đã có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo, các
nghiên cứu khác nhau đều có các định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. Như Karmel (1978,
trang 476) ghi nhận rằng: “Khó có thể dựa vào một định nghĩa lãnh đạo nào duy nhất đủ bao
quát để chứa đựng các ý nghĩa này và đủ cụ thể để trở thành một vận trù của các biến thể”
tuy nhiên chung nhất ta có định nghĩa về Lãnh đạo như sau:
“Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất trí về những
việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả, và quá trình hỗ trợ hỗ lực tập thể, cá nhân
để hoàn thành các mục tiêu chung”.
Lãnh đạo là hành vi của một cá nhân (một nhóm người) nhằm gây ảnh hưởng (chỉ
đạo, tác động..) đến người khác, một nhóm người khác (một tổ chức) để thống nhất những
việc cần làm, những các thức, biện pháp cần thiết để đạt được những mục tiêu chung một
cách có hiệu quả nhất.
Phong cách lãnh đạo:

Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ
lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của
nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được
biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
Các hoạt động lãnh đạo cơ bản là:
Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên ở
mức độ cao nhất
Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác nghiệp và giám sát
nhân viên thực hiện.
Hỗ trợ, động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố gắng của nhân viên
nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong việc lựa chọn quyết định, tạo
cho nhân viên cơ hội để thoả mãn cao nhất trong công việc.
Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc
Làm gương trong mọi sự thay đổi
Uỷ quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyết vấn đề cho nhân viên.
2. Lãnh đạo tham gia.
Đưa ra quyết định là một trong những chức năng quan trọng nhất của người Lãnh đạo,
nhiều quyết định của người lãnh đạo họ đã huy động hoặc khuyến khích sự tham gia của
người khác trong tổ chức.

Vũ Anh Tuấn

2


GaMBA01.M0709


Phát triển khả năng lãnh đạo

“Sự nỗ lực của người lãnh đạo để khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia của người khác
trong việc đưa ra quyết định gọi là Lãnh đạo tham gia”.
Người lãnh đạo lôi kéo sự tham gia của mọi người vào quá trình ra quyết định là công
việc cần thiết để quyết định đó rễ được chấp thuận và thực hiện trong tổ chức. Lãnh đạo
tham gia liên quan đến việc sử dụng các quy trình ra quyết định khác nhau cho phép người
khác có một mức độ tham gia nhất định đối với quyết định của người lãnh đạo.
Đặc điểm của lãnh đạo tham gia là quá trình tham vấn, cùng ra quyết định, chia sẻ
quyền lực, phân cấp quản lý, quản lý dân chủ.
Hình thức lãnh đạo tham gia có thể được coi là một loại hành vi đặc trưng cho tính
dân chủ, quyết định tập thể đối với các vấn đề hệ trọng của một tổ chức.
Nghiên cứu Lãnh đạo tham gia giúp ta hiểu rõ hơn lý do tại sao lãnh đạo hiệu quả lại
quan trọng như vậy trong các tổ chức.
II. CÁC BƯỚC KHI THỰC HIỆN QUI TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH THEO
HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN THAM GIA.
Khi thực hiện qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích nhân viên tham gia
theo tôi có bốn bước như sau: Người lãnh đạo đưa ra một dự thảo, tham vấn ý kiến của mọi
người, tổng hợp ý kiến, lựa chọn giải pháp được nhiều người ủng hộ nhất và thống nhất ra
quyết định.
1. Người lãnh đạo đưa ra một dự thảo.
Như chúng ta đều biết trước khi đưa một vấn đề ra thảo luận lấy ý kiến, người chủ trì
phải có những gợi ý, định hướng nhất định. Để khuyến khích nhân viên tham gia vào một qui
trình ra quyết định, người lãnh đạo cũng phải đưa ra một dự thảo và định hướng mọi người
thảo luận hay tham vấn để đẫn đến một sự thống nhất trong tổ chức. Dự thảo đó thường
hướng đến những câu hỏi: Để giải quyết vấn đề, chúng ta cần phải làm gì ? Cách làm như thế
nào?...
Dự thảo của người lãnh đạo đã bao hàm hướng giải quyết vấn đề để mọi người tham
gia thảo luận, góp ý để đạt được mục đích.
2. Tham vấn ý kiến của mọi người.

Sau khi đưa ra một dự thảo, người lãnh đạo sẽ tiến hành lấy ý kiến tham vấn của mọi
người.
Tham vấn ý kiến thường diễn ra không chính thức trong quá trình tiếp xúc lặp đi lặp
lại với các nhân viên, cũng có thể trong một cuộc họp chính thức. Tham vấn có thể diễn ra
trong một cuộc thảo luận ngắn trong hội trường, sau một cuộc họp hoặc một sự kiện xã hội,
tại bữa trưa hoặc trên sân chơi thể thao. Hành vi tham vấn của các nhân viên có thể liên quan
đến rất nhiều yếu tố trong các quy trình ra quyết định khác nhau, ví dụ như tham vấn ý kiến
để phân tích một vấn đề, một sự lựa chọn giữa các giải pháp, hoặc tham vấn về một quyết
định cuối cùng trong số các giải pháp được đưa ra sẵn.
Vũ Anh Tuấn

3


GaMBA01.M0709

Phát triển khả năng lãnh đạo

Hành vi tham gia của các nhân viên mang tính chất biến động, luôn thay đổi theo
không gian và thời gian, họ có thể tham gia với cách thức ra quyết định, điều kiện áp dụng và
mức độ hiều quả của quyết định.
3. Tổng hợp ý kiến, lựa chọn giải pháp được nhiều người ủng hộ nhất.
Kết quả quá trình tham vấn đưa đến cho chúng ta những lựa chọn khác nhau cho các
qui trình ra quyết định. Trách nhiệm của người lãnh đạo là phải lự chọn giải pháp nào được
nhiều người ủng hộ nhất để đưa ra quyết định để đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường người
lãnh đạo phải đứng trước sự lựa chọn rất khó khăn vì kết quả của sự tham gia sẽ không đồng
nhất, và sự lựa chọn thường phải dựa theo số đông, dựa vào các tiêu chí gần sát với mục tiêu
mà dự thảo đưa ra.
4. Thống nhất ra quyết định.
Sau khi đã lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất, công việc tiếp theo của Người lãnh

đạo là tìm sự thống nhất để đưa ra quyết định. Thông thường công việc này được thực hiện
dưới dạng “biểu quyết” để tìm sự chấp nhận của các nhân viên và việc ra quyết định chỉ là cụ
thể hóa quá trình “lối kéo sự chấp thuận” của mọi người để cùng hướng vào mục tiêu chung.
Tóm lại : Quy trình ra quyết định theo hướng khuyến khích sự tham gia của các nhân
viên cần thiết phải trải qua các bước Dự thảo, tham vấn ý kiến, tổng hợp lựa chọn giải pháp
và thống nhất ra quyết định. Quá trình đó tạo điều kiện cho người quản lý bổ sung các thông
tin, kiến thức cần thiết, tạo điều kiện cho người quản lý co nhiều sự lựa chọn, để đạt được
nhựng hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu ví dụ giúp ta hiểu rõ hơn về Quy trình ra quyết định
theo hướng khuyến khích sự tham gia của các nhân viên .
III. ĐÁNH GIÁ CÁC ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUI TRÌNH RA
QUYẾT ĐỊNH THEO HƯỚNG KHUYẾN KHÍCH SỰ THAM GIA CỦA CÁC NHÂN
VIÊN.
Đánh giá “Qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích sự tham gia của các nhân
viên” ta thấy có những ưu điểm và các hạn chế như sau:
1. Những ưu điểm
Như chung ta đã biết Quyết định tham gia đem lại những lợi ích tiềm năng là: Quyết
định có chất lượng cao, Quyết định được sự chấp nhận cao, mức độ hài lòng cao hơn của quá
trình quyết định và phát triển hơn các kỹ năng ra quyết định. Cụ thể Qui trình ra quyết định
theo hướng khuyến khích sự tham gia của các nhân viên có các ưu điểm
- Chất lượng quyết định cao: Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra
quyết định có thể làm tăng chất lượng của quyết định khi các nhân viên tham gia sẽ cung cấp
các thông tin và kiến thức mà người lãnh đạo thiếu, nếu họ sẵn sàng hợp tác để tìm ra giải
pháp tốt nhất cho vấn đề. Thực tế chứng minh rất rõ vấn đề này, Người quản lý không phải
lúc nào cũng có đủ các thông tin, kiến thức về tất cả các vấn đề cần quyết định, khuyến khích
sự tham gia của các nhân viên, nhất là các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn, người
quản lý sẽ được cung cấp thêm các thông tin, kiến thức chuyên ngành để ra quyết định.

Vũ Anh Tuấn

4



GaMBA01.M0709

Phát triển khả năng lãnh đạo

- Sự chấp nhận quyết định: Sự tham gia của Nhân viên tức là họ đã có sự ảnh hưởng
đáng kể trong việc ra quyết định, và như vậy họ thường có xu hướng coi quyết định là của
riêng mình. Cảm nhận này sẽ làm tăng động lực thực hiện quyết định đó thành công. Sự
tham gia cũng giúp họ hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề cần quyết định và điều đó giúp họ có
thể giảm được sự hoài nghi và lo lắng về quyết định đó - sự chấp nhận của họ sẽ cao hơn.
- Mức độ hài lòng cao với quá trình quyết định: Khi các nhân viên được khuyến
khích tham gia, họ sẽ có cơ hội để thể hiện ý kiến và quan điểm của mình trước khi quyết
định được đưa ra. Các ý kiến và quan điểm của nhân viên có thể mang lại hiệu quả có lợi cho
dù mức độ ảnh hưởng thực tế của các đối tượng tham gia với quyết định là khác nhau. Họ sẽ
có suy nghĩ rằng họ đang được tôn trọng khi họ có cơ hội thể hiện ý kiến của mình về quyết
định có ảnh hưởng đến bản thân họ. Kết quả sẽ mang lại mức độ hài lòng cao hơn với quá
trình ra quyết định
- Phát triển kỹ năng cho đối tượng tham gia: Khi được khuyến khích tham gia vào
quá trình ra quyết định nhất là các quyết định phức tạp sẽ mang lại sự phát triển kỹ năng cho
các nhân viên, họ sẽ tự tin hơn trong cuộc sống và công việc. Nếu các nhân viên tham gia
vào tất cả các quá trình phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp, đánh giá các giải pháp và
lập kế hoạch thực hiện giải pháp… họ sẽ học hỏi được nhiều các kỹ năng, kinh nghiệm
trong quá trình ra quyết định.
2. Những hạn chế:
- Sự tham gia của các nhân viên vào quá trình ra quyết định cúng có các mặt hạn chế
của nó cụ thể: Nếu đối tượng tham gia bất đồng về mục tiêu với người quản lý thì sự hợp
tác, chia sẻ sẽ khó có thể có được và nếu không có sự hợp tác, sự tham gia có thể làm giảm,
thay vì làm tăng chất lượng của quyết định.
- Các biện pháp tham gia thường không rõ ràng nên bị hạn chế bởi các vấn đề về đánh

giá và khó khăn trong việc xác định định hướng kết quả
- Thường thì thiếu sự thống nhất của tất cả các quan điểm, ý kiến của các nhân viên
tham ra nên gây không ít những khó khăn cho quá trình lựa cạon.
- Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định thường phải mất nhiều
thời gian nên đối với những vấn đề cấp thiết thì khuyến khích sự tham gia của nhân viên sẽ
không phù hợp và rất có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
IV. KẾT LUẬN.
Lãnh đạo tham gia liên quan đến nỗ lực của người quản lý để khuyến khích và hỗ trợ
sự tham gia của các nhân viên vào quá trình ra quyết định. Sự tham gia có nhiều hình thức,
từ điều chỉnh một quyết định dự thảo sau khi nhận được các ý kiến phản hồi, yêu cầu mọi
người đưa ra đề xuất trước khi quyết định, cho đến yêu cầu các cá nhân và nhóm cùng đưa ra
quyết định, cho phép mọi người đưa ra một quyết định nhưng có sự phê duyệt cuối cùng của
người lãnh đạo.

Vũ Anh Tuấn

5


GaMBA01.M0709

Phát triển khả năng lãnh đạo

Khuyến khích các nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định thường có mục
đích là làm cho quyết định đó có chất lượng cao hơn, được chấp thuận và hài lòng của nhân
viên nhiều hơn và hiệu quả thực hiện được tốt hơn. Tuy nhiên, ngay cả khi không cần sự
tham vấn của các nhân viên trước khi đưa ra quyết định thì người lãnh đạo vẫn nên làm như
vậy vì có thể có lợi ích khác của sự tham gia.
Qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích sự tham gia của các nhân viên đem
lại những lợi ích tiềm năng nhưng nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế nên việc áp dụng qui trình

đó phải phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể, từng loại quyết định cụ thể.
Nghiên cứu Qui trình ra quyết định theo hướng khuyến khích sự tham gia của các
nhân viên giúp ta định hướng cách lựa chọn ra quyết định phù hợp với những điều điện, hoản
cảnh cụ thể nâng cao hiệu quả và khả năng thực thi của các quyết đinh.
Một nhà lãnh đạo tốt phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và
chấp nhận thay đổi. Họ phải biết động viên nhân viên của mình bằng cách tạo ra môi trường
làm việc tốt (thu nhập, sự hứng thú làm việc, các thử thách, sự an toàn trong công việc, các
thăng tiến...), phải đưa ra các nhận xét (khen và phê bình) chính xác trên một tinh thần xây
dựng. Khen và phê bình đúng lúc và đúng liều lượng có tác dụng động viên rất cao. Trên
thực tế rất nhiều nhà quản lý không biết cách khen ngợi hay phê bình vì không vượt qua
được bản thân hay để cho cảm tình cá nhân xen vào công việc.
Lựa chọn, hướng dẫn, phát triển và phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng
quan trọng của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi phải có các cộng sự giỏi để biến các kế
hoạch của họ thành hiện thực./.

Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Lãnh đạo trong tổ chức - Chương trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế, Griggs
University;
- Tài liệu Phát triển kỹ năng lãnh đạo – Khoa sau đại học – Đại học quốc gia
- Bass, B. M. (1985). Leadership and performance beyond expectation. New York: Free Press.
- Bass, B. M. (1990). From transactional to transformational leadership: Learning to share the vision.
Organizational Dynamics, (Winter).

Vũ Anh Tuấn

6




×