Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Vì sao việc xây dựng tổ chức học tập lại quan trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.44 KB, 8 trang )

BÀI TẬP NHÓM
MÔN HỌC:

PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

Đề bài :
Vì sao việc xây dựng tổ chức học tập lại quan trọng? Bạn nên thực hiện các bước
nào để tối đa hóa tiềm năng học tập của một tổ chức?

BÀI LÀM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công nghệ luôn biến đổi và sự đòi
hỏi của khách hàng ngày càng cao, như vậy sẽ ít thời gian để mỗi tổ chức, doanh nghiệp
có thể phát triển và tung ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới, vì thế chẳng mấy
chốc chúng sẽ trở nên lỗi thời nếu chúng ta không thường xuyên tự đổi mới để đáp ứng
những đòi hỏi ngày càng khốc liệt đó.
II. XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP LÀ MỘT NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG
CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Để duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cần phải tăng cường học tập
Doanh nghiệp phải trở thành Tổ chức học tập để luôn đổi mới, không chỉ thích ứng
với những yêu cầu ngày càng cao của thị trường, thích ứng với sự phát triển không ngừng
của khoa học, kỹ thuật; hơn thế nữa, còn có thể đón đầu các thay đổi, dự báo các xu thế
phát triển để biến thách thức thành cơ hội và dành được lợi thế thực sự so với đối thủ
cạnh tranh.

Bài tập nhóm 3, môn Phát triển khả năng lãnh đạo

1


2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy sáng tạo và nỗ lực hoàn thành


công việc.
Trong một tổ chức, yêu cầu đào tạo đối với mỗi chức danh công việc trong guồng
máy được xác định rõ ràng, phù hợp với khả năng, công việc hiện tại và định hướng cho
sự phát triển trong tương lai. Như vậy chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng làm việc của
cả tổ chức từ nguồn nhân lực luôn được nâng cao chất lượng, qua đó có thể tăng năng
xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giúp cho mỗi cá nhân có cơ hội
được tiếp cận với trình độ làm việc cao hơn, kích thích khả năng tư duy sáng tạo, cải tiến
kỹ thuật và được tự khẳng định mình trong tổ chức. Với nhiệm vụ mà chức danh công
việc được giao, cơ hội học tập, phát triển được chia sẻ bình đẳng, lộ trình phát triển công
danh rõ ràng và được truyền thông nhất quán tới mọi thành viên của doanh nghiệp. Nhân
viên có cơ hội để tích cực học tập, phát huy năng lực sáng tạo, chứng tỏ năng lực bản thân
và thăng tiến trong sự nghiệp.
3. Tăng cường mức độ hài lòng và cam kết của nhân viên với doanh nghiệp.
Xây dựng tổ chức học tập gắn liền với xây dựng và duy trì môi trường làm việc mà ở
đó các thành viên được khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi để học tập, thăng tiến, được tôn
trọng và chia sẻ. Với môi trường làm việc như thế, mức độ hài lòng và cam kết của nhân
viên sẽ cao, doanh nghiệp không chỉ có điều kiện giữ được những cá nhân có năng lực và
đóng góp quan trọng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút, tuyển dụng
thêm nhân sự có năng lực từ bên ngoài về làm việc, khi đó doanh nghiệp thực sự sẽ trở
thành nơi: Quy tụ và vun đắp cho những khát vọng và tài năng.
4. Khích lệ nhân viên tranh luận cởi mở, suy nghĩ toàn diện và hệ thống, sẵn
sàng chia sẻ tri thức với đồng nghiệp trong doanh nghiệp.
Tổ chức học tập sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên được chia sẻ ý kiến,
nhìn nhận và đề xuất giải quyết các vấn đề trên cơ sở xem xét vấn đề theo nhiều chiều và
toàn diện hơn.
Tổ chức học tập không chỉ khuyến khích từng cá nhân hăng say học tập mà còn
khuyến khích các cá nhân cùng nhau học tập và làm việc (Team Learning), các
thành viên cùng chia sẻ, nỗ lực và hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Do vậy, tri

Bài tập nhóm 3, môn Phát triển khả năng lãnh đạo


2


thức mà doanh nghiệp đã tích lũy được trong quá trình hình thành và phát triển sẽ không
bị mai một mà được kế thừa, chuyển tiếp và được nhân lên từ thế hệ nhân viên cũ sang
thế hệ nhân viên mới.
5. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý.
Thông qua quá trình học tập của tổ chức sẽ thể hiện những cá nhân có năng lực nổi
trội, đây là nguồn để bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý có bề dày kinh nghiệm
công tác và vốn tri thức sâu rộng. Bên cạnh đó, chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có
dịp trau dồi kiến thức để vận động phát triển thăng tiến lên các vị trí mới. Hơn nữa học
tập là môi trường cạnh tranh lành mạnh để mỗi cá nhân tiếp cận và giành lấy cơ hội cho
bản thân mình trong tổ chức.
III. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN ĐỂ TỐI ĐA HÓA NĂNG
LỰC HỌC TẬP CỦA TỔ CHỨC
Bước 1: Đánh giá hiện trạng tổ chức, tập trung vào: Văn hóa học tập, lãnh đạo
và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp chấp nhận thay đổi, trên cơ sở đó có những
điều chỉnh phù hợp.
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều định hình văn hóa
của riêng mình, trong đó có văn hóa học tập, song sẽ không thể xây dựng tổ chức học tập
nếu văn hóa của tổ chức đó không khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành
viên học tập, sáng tạo và chia sẻ giá trị với các thành viên khác.
- Bộ máy lãnh đạo cần được tổ chức phù hợp và linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi, chia sẻ thông tin và năng lực sáng tạo của tổ chức. Lãnh đạo doanh nghiệp
cần thực sự quan tâm, khuyến khích và tạo điều hiện thuận lợi cho mọi thành viên của
doanh nghiệp có cơ hội học tập, sáng tạo và cống hiến.
- Phải làm cho mọi thành viên trong doanh nghiệp nhận thức được rằng: Thay đổi là
quá trình cần thiết và tất yếu. Mỗi thành viên đều là hạt nhân của những thay đổi tích cực,
trong đó nòng cốt là đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp.

Bước 2: Trên cơ sở những điều chỉnh của bước 1, tiến hành truyền thông sứ
mệnh, tầm nhìn, văn hóa doanh nghiệp nói chung và văn hóa học tập nói riêng, các

Bài tập nhóm 3, môn Phát triển khả năng lãnh đạo

3


giá trị cốt lõi của doanh nghiệp tới toàn thể nhân viên để mọi thành viên nhận thức
được vị thế của doanh nghiệp hiện tại, mục tiêu doanh nghiệp vươn tới, có được cái nhìn
tổng thể về doanh nghiệp. Trên nền tảng nhận thức này, nhân viên ý thức được vai trò của
mình, cùng nỗ lực, đồng lòng và hướng tới mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.
Bước 3: Xây dựng môi trường khuyến khích học tập, sáng tạo và chia sẻ tri
thức.
- Nhân viên có cơ hội tranh luận cởi mở, được phép đưa ra những đề xuất đối
lập với quan điểm của cấp trên, không bị xem thường khi đưa ra những ý kiến chưa thấu
đáo. Nhân viên được thoải mái thể hiện và chia sẻ ý kiến của cá nhân về công việc;
- Nhân viên được tôn trọng và nhận thức đúng đắn sự khác biệt: Những quan
điểm đối lập sẽ được xem xét và đánh giá nghiêm túc để lựa chọn ra những quan điểm
tích cực, đây sẽ là hạt nhân và nhân tố mới kích thích đổi mới liên tục trong tổ chức, tránh
được sự trì trệ nếu vẫn tuân theo cách làm và thói quen cũ;
- Khuyến khích nhân viên giám chấp nhận rủi ro, giám thử nghiệm phương pháp
và cách thức làm việc mới. Năng lực sáng tạo của mỗi thành viên được khơi dậy và phát
huy sẽ mang lại luồng sinh khí mới cho tổ chức;
- Nhân viên có điều kiện tham gia các nhóm dự án, nhóm học tập để cùng nhau
chia sẻ thông tin và kinh nghiệm;
- Nhân viên có thời gian để nhìn nhận, chiêm nghiệm và đánh giá công việc đã
được thực hiện: Sẽ là không hiệu quả nếu nhân viên phải làm việc dưới áp lực công việc
quá căng thẳng và nặng nề, khi đó khả năng suy nghĩ và năng lực sáng tạo của họ sẽ bị
giảm sút, nhân viên thực hiện công việc theo bổn phận, không suy xét và nhìn nhận vấn

đề một cách toàn diện. Do vậy, trong môi trường học tập, cần tạo cho nhân viên các
khoảng thời gian nghỉ trong công việc, khuyến khích họ nhìn nhận, đánh giá tổng thể
công việc và cách thức họ đã thực hiện, trên cơ sở đó nhân viên có thể ứng dụng kiến thức
và kỹ năng đã học hỏi được để tìm ra cách thức thực hiện công việc tốt hơn và hiệu quả
hơn.

Bài tập nhóm 3, môn Phát triển khả năng lãnh đạo

4


Bước 4: Xây dựng, triển khai kế hoạch và chương trình đào tạo. Tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân viên có cơ hội tham dự các chương trình đào tạo, ứng dụng kiến
thức và kỹ năng đã tích lũy được vào công việc
- Căn cứ vào nhiệm vụ và trách nhiệm của chức danh công việc được giao, tiến hành
chuẩn hóa yêu cầu đào tạo (yêu cầu đào tạo về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu
đào tạo về kỹ năng nhận thức, yêu cầu đào tạo về kỹ năng giao tiếp) cho mỗi chức danh
công việc; đây là nền tảng cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng hiệu quả kinh
phí đào tạo. Yêu cầu đào tạo cho mỗi chức danh công việc có vai trò định hướng giúp
nhân viên chủ động tự học tập và tích cực tham gia các chương trình đào tạo do doanh
nghiệp hỗ trợ thực hiện.
- Trên cơ sở bộ chuẩn hóa yêu cầu đào tạo, phân tích thiếu hụt về mặt năng lực của
nhân viên so với chuẩn theo chức danh được giao đảm nhiệm; chương trình, kế hoạch đào
tạo được xây dựng và tổ chức phải đảm bảo phù hợp với định hướng, chiến lược phát
triển của doanh nghiệp. Nhân viên được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tham dự
các chương trình đào tạo (nhân viên được hỗ trợ học phí và các chi phí liên quan tới đào
tạo, được tạo điều kiện về thời gian để tham dự đào tạo). Cơ hội học tập được chia sẻ bình
đẳng cho mọi thành viên trong doanh nghiệp ở mọi cấp độ và mọi vi trí công việc. Sau
khi tham dự đào tạo, nhân viên được tạo điều kiện ứng dụng những kiến thức và kỹ năng
đã tích lũy được, nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc. Đặc biệt có thể giao cho nhân

viên chủ trì hoặc tham gia các dự án. Như vậy, hoạt động đào tạo sẽ hỗ trợ đắc lực cho
doanh nghiệp thực hiện thành công kế hoạch và chiến lược đã được xác định.
- Sử dụng nguồn lực trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài để thiết kết, xây dựng
và chuẩn hóa hệ thống chương trình và tài liệu đào tạo.
- Sử dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ hoạt động đào tạo như: Đào tạo từ xa, đào tạo
điện tử, sử dụng hệ thống máy tính và Video hỗ trợ đào tạo, xây dựng thư viện điện tử để
tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tiếp cận và tham dự các chương trình đào tạo, tài
liệu đào tạo.
Bước 5 : Đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo, vinh danh những cá nhân và
tập thể có đóng góp quan trọng cho hoạt động đào tạo của doanh nghiệp.

Bài tập nhóm 3, môn Phát triển khả năng lãnh đạo

5


Kết quả của hoạt động đào tạo được nhìn nhận và đánh giá không chỉ dưới góc độ tài
chính mà cả phi tài chính, căn cứ vào kết quả đánh giá để có những điều chỉnh phù hợp
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo. Mỗi chương trình đào tạo
sẽ được đánh giá theo các cấp độ sau:
- Reaction to Learning: Học viên có thích chương trình đào tạo hay không? Nội
dung chương trình đào tạo đã được thực hiện có rõ ràng và bổ ích hay không?
- Learning: Học viên có tích lũy được những kỹ năng và kiến thức đã được đào tạo
hay không? Học viên có trình bầy được các vấn đề mà trước khi đào tạo họ không thể
trình bầy hay không?
- Behaviour or Performance Change: Học viên có làm được những việc mà trước
khi đào tạo họ không làm được hay không? Thái độ và hành vi của học viên có tiến bộ
hơn so với trước khi tham dự đào tạo hay không? Học viên có hoàn thành công việc với
chất lượng cao hơn sau khi tham dự đào tạo không?
- Production of Results: Số lượng và chất lượng công việc được thực hiện như thế

nào? có tiết kiệm chi phí hơn không? …
Ngoài ra, định kỳ hàng năm doanh nghiệp xem xét và đánh giá đóng góp của mỗi cá
nhân và tập thể cho hoạt động đào tạo, vinh danh bằng các giải thưởng như: Học viên
tiêu biểu của năm và Giảng viên nội bộ tiêu biểu của năm.
Bước 6: Gắn kết quả học tập, sáng tạo với cơ hội thăng tiến và các đãi ngộ
- Nhân viên tích cực tham gia đào tạo và có kết quả học tập tốt, đáp ứng yêu cầu đào
tạo của chức danh công việc sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để xem xét và bố trí
đảm nhiệm chức danh công việc đó.
- Doanh nghiệp cần có bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm tư vấn cho nhân viên
Xây dựng lộ trình công danh phù hợp với năng lực và nguyện vọng của mỗi người, nhân
viên chủ động học tập và phát triển sự nghiệp, đồng thời nhận được các hỗ trợ từ doanh
nghiệp về nguồn lực trong đó có hỗ trợ về đào tạo để thực hiện thành công lộ trình đã đặt
ra. Lộ trình công danh được chia thành hai ngạch:

Bài tập nhóm 3, môn Phát triển khả năng lãnh đạo

6


+ Ngạch cán bộ quản lý (Nhân viên → Tổ trưởng/Trưởng nhóm →Phó phòng →
Trưởng phòng → Phó Giám đốc đơn vị → Giám đốc đơn vị → Giám đốc khối gồm
nhiều đơn vị → Phó Tổng Giám đốc → Tổng Giám đốc);
+ Ngạch chuyên môn (Nhân viên → Chuyên viên khởi nghiệp→Chuyên viên→
Chuyên viên chính→ Chuyên viên cao cấp).
- Để hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu của lộ trình công danh đã được xác định,
doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện Chương trình quy hoạch cán bộ nguồn nhằm
đáp ứng yêu cầu về nguồn cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn.
- Hàng năm, Hội đồng Khoa học của doanh nghiệp xem xét và đánh giá các dự án,
sáng kiến đã được triển khai, khen thưởng các dự án, sáng kiến mang lại hiệu quả cho
doanh nghiệp. Đặc biệt cần chọn ra Dự án và sáng kiến tiêu biểu của năm để vinh danh.

Bước 7 : Xem xét đánh giá, điều chỉnh
Xem xét và đánh giá tổng thể chương trình và các bước công việc nêu trên để có
những điều chỉnh phù hợp.
KẾT LUẬN
Trong môi trường kinh doanh và xu thế phát triển khoa học, công nghệ hiện nay,
chất lượng nguồn nhân lực trở nên ngày càng quan trọng và là một nguồn lực tạo lợi thế
cạnh tranh, thì theo đó năng lực học tập ngày càng trở nên quan trọng đối với một tổ
chức. Việc thích nghi với môi trường và liên tục cải tiến sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ cho sự
phát triển của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp xây dựng được một tổ chức học hỏi.
Người lãnh đạo càng phải tăng cường việc học hỏi và đổi mới, sáng tạo trong tổ chức,
đồng thời khuyến khích thực hiện thử nghiệm và tiếp thu kiến thức, chia sẻ thông tin, phổ
biến kiến thức, tư duy có hệ thống và cải tiến các mô hình tâm lý. Tổ chức học tập là mô
hình lý tưởng mà mọi doanh nghiệp cần hướng tới để tồn tại và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Human Resource Management in Australia (3rd edition) – Robin

Kramar, Peter Mcgraw and Randall Schuler.
2.

The Fith Discipline – Peter Senge.

Bài tập nhóm 3, môn Phát triển khả năng lãnh đạo

7


3.


Giáo trình Phát triển kỹ năng lãnh đạo - Griggs University.

Bài tập nhóm 3, môn Phát triển khả năng lãnh đạo

8



×