Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý quá trình dạy học tại trường THPT mạc đĩnh chi hải phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MẠC ĐĨNH CHI –
HẢI PHÕNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Chính

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Dân tộc Việt Nam có câu: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Hoàn thành luận văn, em xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Giáo dục- Đại học
Quốc gia Hà Nội, tập thể các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục đã nhiệt tình
giảng dạy, trang bị cho em hệ thống tri thức quý báu về khoa học quản lý giáo dục, về
phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp đỡ em hoàn thành chương trình học tập và có
được những kiến thức, kĩ năng cần thiết để nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính, sâu sắc đến thầy giáo
GS.TS. Nguyễn Đức Chính đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình
nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh dạo, các đồng chí giáo viên Trường
THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng đã tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu, đóng
góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù có nhiều cố gắng song


luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong được sự chỉ dẫn,
góp ý của quý thầy cô, các nhà khoa học trong Hội đồng khoa học cùng các bạn đồng
nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 10 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hƣơng

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

Ban giám hiệu

QTQL

Quy trình quản lý

CB

Cán bộ

SPSS

Phần mềm thống kê

CBQL


Cán bộ quản lý

TB

Trung bình

CLGD

Chất lượng giáo dục

TB TP

Trung bình thành phố

CNTT

Công nghệ thông tin

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

CSVC

Cơ sở vật chất

THPT

Trung học phổ thông


CTGD

Chương trình giáo dục

TQM

Quản lý chất lượng tổng thể

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

TS

Tiến sĩ

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

TT

Tồn tại

GS

Giáo sư

UBND


Ủy ban nhân dân

GV

Giáo viên

VDQTQL

Vận hành quy trình

HP

Hải Phòng

XHH

Xã hội hóa

HQQL

Hiệu quả quản lý

HS

Học sinh

HS ĐK

Học sinh đăng ký


KĐCL

Kiểm định chất lượng

KT-XH

Kinh tế xã hội

MDQT

Mức độ quan tâm

NCCT

Nhu cầu cần thiết

NT

Nhận thức

NV

Nhân viên

PPDH

Phương pháp dạy học

QL


Quản lý

QLCL

Quản lý chất lượng

QLQT DH

Quản lý quá trình dạy học

QTDH

Quy trình dạy học

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................. ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ...............................................................................................................vi
Danh mục hình, sơ đồ, biểu đồ .................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO
TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CÁC TRƢỜNG THPT .............................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ........................................................................................................................6
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý chất lượng ............................................6

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ........................................................................................................................9
1.2. Các khái niệm .........................................................................................................10
1.2.1. Chất lượng ...........................................................................................................10
1.2.2.Quản lý chất lượng ...............................................................................................12
1.2.3. Dạy học ................................................................................................................12
1.2.4. Quá trình dạy học ................................................................................................ 12
1.2.5. QLQTDH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ......................................................12
1.3. Những vấn đề lý luận về quản lý chất lượng .........................................................13
1.3.1. Định nghĩa ...........................................................................................................13
1.3.2. Các cấp độ quản lý chất lượng ............................................................................15
1.3.3. Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) ...........................................................16
1.4. Quy trình dạy học và nội dung quản lý quá trình dạy học tiếp cận đảm bảo chất
lượng ..............................................................................................................................18
1.4.1. Sơ đồ quy trình dạy học tiếp cận đảm bảo chất lượng ........................................18
1.4.2. Nội dung quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ..............19
1.5. Các yếu tố tác động tới quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng ..............................................................................................................................20
1.5.1. Yếu tố chủ quan ...................................................................................................20

iii


1.5.2. Các yếu tố khách quan .........................................................................................20
Tổng kết chương 1 .........................................................................................................21
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG
THPT MẠC ĐĨNH CHI - HẢI PHÕNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT
LƢỢNG ........................................................................................................................22
2.1. Đặc điểm KT-XH Quận Dương Kinh thành phố Hải Phòng .................................22
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động Quận Dương Kinh Thành phố Hải Phòng ...........22

2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH Quận Dương Kinh Thành phố Hải Phòng ............23
2.2. Sơ lược về trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng .........................................24
2.2.1. Quy mô trường lớp ..............................................................................................24
2.2.2. Chất lượng giáo dục.............................................................................................24
2.2.3. Nhu cầu học tập của học sinh ..............................................................................26
2.2.4. Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý ..........................................................26
2.2.5. Mô hình quản lý đang áp dụng và hiệu quả của mô hình này .............................26
2.3. Khảo sát thực trạng hệ thống quản lý quá trình dạy học và nội dung quá trình dạy
học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ...27
2.3.1.

Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến QLQT DH theo

tiếp cận Đảm bảo chất lượng tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng ................27
2.3.2. Thiết kế bảng hỏi, thu thập và xử lý dữ liệu ........................................................28
2.3.3. Khảo sát và chuẩn bị dữ liệu cho thống kê ..........................................................28
2.3.4.

Phân tích dữ liệu thống kê bằng SPSS .............................................................28

2.3.5.

Thực trạng Quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận Đảm bảo chất lượng

THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng .................................................................................29
Tổng kết chương 2 .........................................................................................................39
Chƣơng 3. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI
TRƢỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI - HẢI PHÕNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM
BẢO CHẤT LƢỢNG ..................................................................................................43
3.1. Các nguyên tắc của việc xác lập các nhóm biện pháp quản lý quá trình dạy học tại

trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ...............43
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống ........................................................................................43
3.1.2 . Đảm bảo tính kế thừa..........................................................................................44

iv


3.1.3. Đảm bảo tính khả thi ...........................................................................................44
3.2. Nhóm biện pháp quản lý quá trình dạy học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải
Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng .......................................................................44
3.2.1. Biện pháp 1. Xây dựng quy trình thực hiện công việc qua ba giai đoạn của quá
trình dạy học ..................................................................................................................44
3.2.2. Biện pháp 2. Tập huấn cho giáo viên thực hiện các quy trình trong từng giai
đoạn của quá trình dạy học ............................................................................................57
3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức thực hiện các quy trình .....................................................60
3.2.4. Biện pháp 4. Tổ chức rút kinh nghiệm và triển khai đại trà ...............................61
3.2.5. Biện pháp 5. Đánh giá cải tiến các quy trình......................................................62
3.2.6. Các biện pháp hỗ trợ ............................................................................................63
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp ..........................................................................64
3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý quá trình dạy
học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ...65
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................................65
3.3.2. Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm........................................................................65
3.3.3. Quá trình khảo nghiệm ........................................................................................65
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm ...........................................................................................65
3.4. Thử nghiệm quy trình quản lý quá trình dạy học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ...............................................................71
3.4.1. Mục đích thử nghiệm...........................................................................................71
3.4.2. Phạm vi, đối tượng và thời gian thử nghiệm .......................................................71
3.4.3. Quy trình thử nghiệm ..........................................................................................71
3.4.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm...............................................................................71

Tổng kết chương 3 .........................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................76
1. Kết luận......................................................................................................................76
2. Khuyến nghị ..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................78
PHỤ LỤC .....................................................................................................................79

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nội dung quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ....... 19
Bảng 2.1. Số lượng học sinh đăng ký vào trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng .. 26
Bảng và biểu đồ 2.1. Tỷ lệ hiểu và làm quen với QLQTDH. ....................................... 30
Bảng và biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nhận thức về quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng giai đoạn chuẩn bị ............................................................................................... 30
Bảng và biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nhận thức về quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng giai đoạn thức thi ................................................................................................. 31
Bảng và biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nhận thức về quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng giai đoạn đánh giá cải tiến ................................................................................... 31
Bảng và biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nhận thức về quy trình quản lý QTDH theo tiếp cận đảm
bảo chất lượng ............................................................................................................... 32
Bảng và biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nhận thức về vận hành quy trình quản lý QTDH theo tiếp
cận đảm bảo chất lượng ................................................................................................. 33
Bảng và Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nhận thức về hiệu quả quy trình và vận hành quy trình
quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ......................................................... 33
Bảng và biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nhận thức chung về quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ...................................................................................................................... 34
Bảng và biểu đồ 2.9: Tỷ lệ hiện diện của quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng .............................................................................................................................. 35

Bảng và biểu đồ 2.10. Tỷ lệ thực trạng về quy trình quản lý QTDH theo tiếp cận đảm
bảo chất lượng ............................................................................................................... 35
Bảng và biểu đồ 2.11. Tỷ lệ vận hành quy trình quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ...................................................................................................................... 36
Bảng và biểu đồ 2.12. Tỷ lệ thực trạng hiệu quả quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ...................................................................................................................... 36
Bảng và biểu đồ 2.13. Tỷ lệ mức độ quan tâm của cán bộ giáo viên trong trường về
quản lý QTDH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ......................................................... 37
Bảng và biểu đồ 2.14. Tỷ lệ % tính cấp thiết của QLQTDH theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng. ..................................................... 37

vi


Bảng và biểu đồ 2.15. Tỷ lệ % tính cấp thiết của vận hành QLQTDH theo tiếp cận đảm
bảo chất lượng tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng. ...................................... 38
Bảng 3.1. Kế hoạch chuyên môn ................................................................................... 57
Bảng 3.2. Kế hoạch thực thi nhiệm vụ giáo viên .......................................................... 59
Bảng 3.3. Bảng kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện
pháp ............................................................................................................................... 70

vii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Quá trình phát triển của khoa học quản lý chất lượng ....................................8
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình dạy học tiếp cận đảm bảo chất lượng .................................18
Sơ đồ 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLQTDH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ....27
Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý quá trình dạy học ............................................................46
Sơ đồ 3.2. Quy trình quản lý giai đoạn chuẩn bị của quá trình dạy học .......................48

Sơ đồ 3.3. Quy trình quản lý giai đoạn thực thi của quá trình dạy học .........................49
Sơ đồ 3.4. Quy trình quản lý giai đoạn đánh giá cải tiến của quá trình dạy học ...........49
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về tính cấp thiết của quy trình quản lý của Quản lý quá trình dạy
học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận Đảm bảo chất lượng .66
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ về tính cấp thiết của quy trình quản lý giai đoạn chuẩn bị của
Quản lý quá trình dạy học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận
Đảm bảo chất lượng.......................................................................................................66
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ về tính cấp thiết của quy trình quản lý giai đoạn thực thi trong
Quản lý quá trình dạy học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận
Đảm bảo chất lượng.......................................................................................................67
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ về tính cấp thiết của quy trình quản lý giai đoạn cải tiến trong Quản
lý quá trình dạy học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận Đảm bảo
chất lượng ......................................................................................................................67
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ về tính khả thi của quy trình Quản lý quá trình dạy học tại trường
THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận Đảm bảo chất lượng ..........................68
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ về tính khả thi của quy trình quản lý giai đoạn chuẩn bị của
Quản lý quá trình dạy học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận
Đảm bảo chất lượng.......................................................................................................68
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ về tính khả thi của quy trình quản lý giai đoạn thực thi của Quản
lý quá trình dạy học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận Đảm
bảo chất lượng ...............................................................................................................69
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ về tính khả thi của quy trình quản lý giai đoạn cải tiến của Quản
lý quá trình dạy học tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận Đảm
bảo chất lượng ...............................................................................................................70

viii


Biểu đồ 3.9. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện
pháp ...............................................................................................................................70

Biểu đồ 3.10. Biểu đồ về tính khả thi của quy trình áp dụng ........................................72
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ về tính khả thi của quy trình áp dụng giai đoạn chuẩn bị .........72
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ về tính khả thi của quy trình áp dụng giai đoạn thực thi ...........73
Biểu đồ 3.13. Biểu đồ về tính khả thi của quy trình áp dụng giai đoạn đánh giá cải tiến
.......................................................................................................................................73
Biểu đồ 3.14. Biểu đồ về tính hiệu quả của quy trình áp dụng giai đoạn đánh giá cải
tiến .................................................................................................................................74

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang sống trong thế kỷ XXI, với những bước tiến nhảy vọt của cuộc
cách mạng khoa học- công nghệ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật
chất tinh thần của xã hội; kinh tế tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng , thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất. Đó là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho mọi quốc gia.
Hoà cùng xu thế phát triển chung của thế giới nước ta đã và đang chuyển sang
một giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất
lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Từ các cấp lãnh đạo đến
tầng lớp nhân dân đều quan tâm đến chất lượng mọi mặt của cuộc sống, chất lượng
môi trường, chất lượng sản phẩm và nhất là chất lượng giáo dục. Ở nước ta, đổi mới
quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và
đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo
theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
Điều đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và
đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo
dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một
nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là

phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực
công tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách
phương pháp dạy học ở các nhà trường hiện nay. Các xu thế chuyển đổi của thời đại,
như sự chuyển đổi từ xã hội công nghiệp sang xã hội trí thức, cuộc cách mạng về
CNTT và truyền thông, sự toàn cầu hóa và sự đấu tranh xác lập các giá trị văn hóa cốt
lõi đang tác động ngày càng mạnh mẽ lên giáo dục, làm thay đổi nhận thức về giáo
dục. Trong bối cảnh mới, giáo dục không chỉ thực hiện vai trò truyền thống là “xã hội
hóa cá nhân, phát triển con người, giữ gìn và phát triển văn hóa”, giáo dục còn là động
lực phát triển kinh tế thông qua đào tạo nhân lực. Hơn thế nữa, trong nền kinh tế trí
thức với đặc trưng cơ bản là các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao và độ tiêu hao
nguyên vật liệu thấp thì tri thức trở thành tư liệu sản xuất còn khoa học, công nghệ và
sau đó là giáo dục cũng đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

1


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.”[ 3]
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị
quyết số 29-NQ/TW, giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học đươc cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận
dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, rất cần phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy

cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm
chất người học.
Trong bối cảnh đó, giáo dục được xem là một trong những nhân tố quyết định
tương lai của dân tộc. Điều đó đòi hỏi giáo dục phải phù hợp với thời đại. Hầu hết các
nước trên thế giới đã và đang tiến hành cải cách giáo dục, nhằm đáp ứng một cách
năng động, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của
đất nước.
Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế đổi mới giáo dục nước ngoài và nhu cầu đòi hỏi
của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới càng đặt ra yêu cầu đổi mới trong giáo
dục mà trong đó công tác quản lý giáo dục trở thành một trong những nhân tố quyết
định chất lượng giáo dục.
Quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Song quản lý giáo dục ở trường THPT trong những năm qua có những mặt yếu kém,
bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là trình độ quản lý chưa theo
kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội.
Để đổi mới quản lý quá trình dạy học một cách khoa học, cần phải nghiên
cứu, tìm kiếm một phương thức quản lý mới.

2


Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được tiến
hành trong hệ thống quản lý đã được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự tin
tưởng rằng thực thể ( đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo
chất lượng đã được áp dụng thành công trong công nghiệp, thương mại. Vậy tiếp cận
theo đảm bảo chất lượng có thể áp dụng khả thi trong quản lý nhà trường không?
Hiện nay vấn đề chất lượng dạy học được xã hội rất quan tâm, vì vậy việc tiếp
cận đảm bảo chất lượng là hướng lựa chọn phù hợp cho quản lý quá trình dạy học ở
trường THPT.
Có nhiều đề tài về quản lý quá trình dạy học, phát triển đội ngũ giáo viên, quản

lý chất lượng nhà trường,…; các tác giả đề xuất những giải pháp theo quan điểm, cách
tiếp cận khác nhau, trên những địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề quản lý quá trình
dạy học ở trường THPT theo tiếp cận đảm bảo chất lượng chưa được nghiên cứu đầy
đủ và hệ thống.
Vì vậy, nghiên cứu theo tiếp cận đảm bảo chất lượng trong quản lý quá trình
dạy học ở trường THPT sẽ góp phần hướng tới một phương thức quản lý tiên tiến,
khoa học trong nhà trường.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu chất lượng giáo dục của xã hội và
thực tiễn quản lý quá trình dạy học còn nhiều bất cập hiện nay cần phải nghiên cứu các
giải pháp quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng để giúp nhà
trường thực thi tốt hơn trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học của
nhà trường, đây là vấn đề mới, cấp thiết và khả thi.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG THPT MẠC ĐĨNH CHI HẢI PHÕNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm các biện pháp quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng.
3. Khách thể và Đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học tại trường THPT.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý quá trình dạy học tại trường THPT
Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

3


4. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình thực hiện và tác động của các biện pháp quản lý quá trình dạy học tại
trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng .
5. Câu hỏi nghiên cứu
Quá trình dạy học tại các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang đặt

ra những vấn đề gì cho các nhà quản lý? Có thể xây dựng các biện pháp quản lý theo
một quy trình tiếp cận đảm bảo chất lượng để giải quyết các vấn đề đó được không?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Quá trình dạy học là quá trình quan trọng nhất trong một trường THPT, trong
bối cảnh đổi mới giáo dục thì quá trình này đang bộc lộ nhiều bất cập. Nếu tìm được
các biện pháp quản lý quá trình này bằng một quy trình theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng thì có thể góp phần hoàn thiện quá trình dạy học trong các nhà trường phổ
thông.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông
theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
7.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ
thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
7.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân đề xuất các biện pháp quản lý quá
trình dạy học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
7.4. Khảo nghiệm một số biện pháp quản lý quá trình dạy học ở trường trung học phổ
thông theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận, minh chứng.
8.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra, quan sát.
 Phương pháp trưng cầu ý kiến: ý kiến chuyên gia, phiếu hỏi.
 Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
 Phương pháp thực nghiệm.
 Phương pháp thống kê.
 Sử lý thống kê bằng phần mềm SPSS, Excel.

4



9. Những đóng góp của đề tài
9.1.Về mặt lý luận
- Góp phần hệ thống hóa các lý thuyết, lý luận về quản lý quá trình dạy học theo
tiếp cận đảm bảo chất lượng .
- Tổng kết lý luận về công tác quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng hiện nay ở các trường THPT thành phố Hải Phòng, chỉ ra những thành công và
mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số biện pháp quản lý hiệu quả
cho hoạt động này.
9.2.Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho công tác quản lý quá trình dạy học
theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường THPT trong cả nước.
10. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng các trường THPT.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng tại
trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng.
Chƣơng 3: Các nhóm giải pháp về quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng tại trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Hải Phòng.

5


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC THEO
TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CÁC TRƢỜNG THPT
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm
bảo chất lƣợng
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề về quản lý chất lƣợng
1.1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý chất lượng trên thế giới.

Quản lí chất lượng (Quality Management) là một phương thức quản lí kinh doanh
chiến lược nhằm gắn kết nhận thức về chất lượng cho tấ t cả thành viên tổ chức

, xâm

nhập, lan tỏa trong tất cả các qui trình tổ chức. Quản lí chất lượng đã được sử dụng
rộng rãi trong sản xuất, giáo dục, bệnh viện, các ngành công nghiệp và dịch vụ, cũng
như các chương trình nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học kĩ thuật, trong các
lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
Quản lí chất lượng bắt nguồn vào đầu thập niên 1920 khi lí thuyết xác suất thống
kê lần đầu tiên được áp dụng để kiể m định chất lượng sản phẩm. Cho đế n nay, người ta
thường chia các giai đoa ̣n phát triể n của quản lí chất lượng thành ba giai đoa ̣n chin
́ h như
sau: Kiể m tra chấ t lượ ng, Đảm bảo chấ t lượng và C ải tiến liên lục . Nế u như Kiể m tra
chấ t lươ ̣ng chủ yế u tập trung phát hiện và loại bỏ toàn bộ hay từng phần sản phẩm cuối
cùng không đạt các chuẩn mực chất lượng , thì Đảm bảo chất lƣợng tập trung phòng
ngừa sự xuất hiện những sản phẩm chất lượng thấp, còn Cải tiến liên tục chú trọng vào
viê ̣c thường xuyên nâng cao chất lượng thông qua viê ̣c tất cả thành viên trong tổ chức
đều thấm nhuần các giá trị văn hóa chất lượng cao và nâng cao vai trò tố i đa của ng ười
trực tiế p làm ra sản phẩ m (Sallis E., 2002). Mô ̣t điề u cầ n lưu ý là trong các giai đoa ̣n
phát triển đầu của quản lí chất lượng, viê ̣c áp du ̣ng lí thuyết thống kê toán học đóng một
vai trò hế t sức quan trọng. Trong thập niên 1920, Shewhart W. phát triển ứng dụng các
phương pháp thống kê toán học vào quản lí chất lượng. Ông đã thực hiện các biểu đồ
kiểm soát hiện đại đầu tiên và đã chứng minh rằng biến đổi trong quá trình sản xuất dẫn
đến biến động trong chất lượng sản phẩm. Vì vậy, loại trừ các biến đổi trong quá trình sẽ
dẫn đến một tiêu chuẩn tốt của sản phẩm cuối cùng . Tuy vâ ̣y phương pháp này không
đươ ̣c phát triể n ma ̣nh ở Hoa Kì mà đươ ̣c “xuấ t khẩ u” qua Nhâ ̣t Bản. .” [ 11]
Khái niệm này đã được phát triển ma ̣nh tại Nhật Bản trong những năm 40 của thế
kỉ trước do những nhà quản lí người Mi ̃ như W. Edwards Deming, Joseph Juran, Philip


6


B. Crosby và A. Feigenbaum và họ cũng được biết đến như những nhà lí luận hàng
đầu về quản lí chất lượng. Trọng tâm được mở rộng từ chất lượng sản phẩm sang chất
lượng của tất cả các vấn đề trong phạm vi một tổ chức được coi như sự khởi đầu của
quản lí chất lượng tổng thể. Trong thập niên 40 của thế kỉ 20, các sản phẩm Nhật Bản
đã bị nhìn nhận như đồ rẻ tiền, đồ bắt chước, kém chất lượng. Các nhà lãnh đạo công
nghiệp Nhật Bản nhận thức được vấn đề này và đề ra mục tiêu sản xuất sản phẩm cải
tiến, canh tân có chất lượng cao. Họ mời một số chuyên gia hàng đầu về chất lượng
như Deming, Juran, và Feigenbaum nhằm học hỏi cách làm để đạt được mục tiêu này.
Feigenbaum trong cuốn sách “Kiểm soát chất lượng toàn diện” (Total Quality
Control) viết năm 1987 đã đưa ra định nghĩa nổi tiếng về quản lí chất lượng tổng thể:
“Quản lí chất lượng tổng thể là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về
phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của nhiều tổ nhóm
trong một tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kĩ thuật, sản xuất và cung ứng
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tinh tế nhất”.[ 5, tr.14]
Deming W. gợi ý rằng có thể đạt được mục tiêu của họ trong năm năm; không
nhiều người Nhật tin ông ta. Tuy nhiên, người Nhật làm theo đề nghị của ông. Trong
tác phẩm “Thoát khỏi cuộc khủng hoảng” (Out of the Crisis) xuất bản năm 1986,
Deming tổng kết: “Trong tương lai sẽ có hai loại doanh nghiệp – các doanh nghiệp
triển khai chất lượng tổng thể và các doanh nghiệp phải đóng cửa”. Trong những năm
1950, kiểm tra và quản lí chất lượng phát triển nhanh chóng và trở thành một chủ đề
chính của quản lí Nhật Bản. Vào những năm 1970, thành công của quản lí chất lượng
tổng thể trong các doanh nghiệp đã làm thay đổi cả nền kinh tế Nhật Bản và bao giờ
cũng gắn liền hữu cơ với sự thành công của công nghiệp Nhật Bản

. Thông qua quá

trình triển khai quản lí chất lượng trong các doanh nghiệp, người Nhật phát triển các tư

tưởng của quản lí chất lượng tổng thể và tạo nên một văn hóa cải tiến liên tục (tiếng
Nhật gọi là Kaizen). Trong cuốn “Quản lí chất lượng là gì?”, Matsushita Konosuke
đã trình bày một cách sinh động về mô hình quản lí chất lượng “kiểu Nhật” – Kiểm
soát chất lượng toàn công ty (Company Wide Quality Control – CWQC). Trong mô
hình đó, “tinh thần đồng đội” được đề cao, mà Matsushita Konosuke ví đó như sự hợp
lực của các thành viên trong các đội bóng đá để thực hiện chiến thuật bóng đá tổng
lực.

7


Tuy đươ ̣c coi là bắ t đầ u đươ ̣c đề câ ̣p đế n từ những năm 20 của thế kỉ trước, đươ ̣c
phát triển vào những năm 40 và 50 nhưng maĩ đế n sau này người ta mới sử du ̣ng thuật
ngữ quản lí chất lượng tổng thể . Có nhiề u người cho rằ ng quản lí chất lượng tổng thể
ban đầ u đươ ̣c go ̣i là Kiể m tra chấ t lươ ̣ng tổng thể

(nguyên bản tiế ng Anh là Total

Quality Cotrol , viế t tắ t là TQC ). Feigenbaum lầ n đầ u tiên dùng quản lí chất lượng
tổng thể vào năm 1951 trong cuố n sách : Kiểm tra chất lượng: Nguyên tắc, Thực tiễn
và Quản Trị. Thuật ngữ TQC đã tồn tại cùng với thuật ngữ Nhật Bản "Kiểm tra chất
lượng toàn công ty" (Company Wide Quality Control - CWQC) mà Ishikawa sử dụng
tại Hội nghị quốc tế đầu tiên về kiểm tra chất lượng tại Tokyo vào năm 1969. Sự khác
biệt giữa hai thuật ngữ cũng không được rõ ràng. ”.[ 5, tr.14-15]
Một vài tác giả đã tổng kết và mô tả lịch sử nghiên cứu và phát triển của khoa
học quản lí chất lượng trên thế giới qua các giai đoạn (Hình 1.1).

Hình 1.1. Quá trình phát triển của khoa học quản lý chất lượng
(Nguồn: Nguyễn Đức Chính, Quản lý chất lượng trong giáo dục, Nxb GDVN 2015)


8


Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, một thời gian dài đánh giá chất
lượng chủ yếu dựa vào kiểm soát chất lượng. Vào những năm 20 của thế kỉ trước, để
quản lí chất lượng W.A.Shewhart đã đề xuất phương pháp kiểm soát chất lượng trong
các xí nghiệp, nhà máy.
Kiểm soát chất lượng là hoạt động đánh giá sự phù hợp của sản phẩm so với yêu
cầu, so sánh mức độ đạt được so với chuẩn thông qua việc cân đo, thử nghiệm, trắc
nghiệm…
1.1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý chất lượng ở nước ta hiện nay.
Hiện nay, Việt nam cũng bắt đầu coi trọng và đề cao vai trò quản lý chất lượng,
các nhà nghiên cứu, các giáo sư, tiến sĩ đã đề cập các vấn đề nghiên cứu về quản lý
chất lượng trong nhiều công trình nghiên cứu, nhưng tập trong khá nhiều vào các
ngành kinh tế. Còn riêng đối với ngành giáo dục, một số nghiên cứu đã được đề cập
như: GS. TS. Nguyễn Đức Chính, Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng đào tạo dùng cho các trường Đại học Việt Nam 2001, Đề tài độc lập cấp Nhà
nước; GS. TS. Nguyễn Đức Chính, Quản lý chất lượng trong giáo dục, Nhà xuất bản
giáo dục 2015; Võ Ngọc Vĩnh, Quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT theo tiếp
cận quản lý chất lượng tổng thể, luận án tiến sĩ 2013. TS. Phạm Xuân Thanh, Đảm
bảo chất lượng giáo dục đại học- sự vận dụng vào giáo dục việt Nam, 2005; Nguyễn
Quang Giao, Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn
chuyên nghành ở trường Đại học Ngoại ngữ, luận án tiến sĩ 2011; ...
Tuy nhiên, Việc nghiên cứu đổi mới giáo dục cho bậc THPT còn nhiều hạn chế,
nhất là trong quản lý giáo dục THPT nói chung và chưa có nghiên cứu nào về Quản lý
đảm bảo chất lƣợng giáo dục ở THPT nói riêng.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm
bảo chất lượng
Những nghiên cứu của các tác giả trong nước đều có chung nhận định là việc quản
lý quá trình dạy học ở THPT vẫn theo cách truyền thống rập khuôn, máy móc. Quản lý

quá trình dạy học theo tiếp cận Đảm bảo chất lượng ở THPT chưa được áp dụng ở
trường THPT.
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được tiến
hành trong hệ thống quản lý đã được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự tin

9


tưởng rằng thực thể ( đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo
chất lượng đã được áp dụng thành công trong công nghiệp, thương mại. Vậy tiếp cận
theo đảm bảo chất lượng có thể áp dụng khả thi trong quản lý nhà trường không?
Hiện nay vấn đề chất lượng dạy học được xã hội rất quan tâm, vì vậy việc tiếp
cận đảm bảo chất lượng là hướng lựa chọn phù hợp cho quản lý quá trình dạy học ở
trường THPT.
Có nhiều đề tài về quản lý quá trình dạy học, phát triển đội ngũ giáo viên, quản
lý chất lượng nhà trường,…; các tác giả đề xuất những giải pháp theo quan điểm, cách
tiếp cận khác nhau, trên những địa bàn khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề quản lý quá trình
dạy học ở trường THPT theo tiếp cận đảm bảo chất lượng chưa được nghiên cứu đầy
đủ và hệ thống.
Vì vậy, nghiên cứu theo tiếp cận đảm bảo chất lượng trong quản lý quá trình
dạy học ở trường THPT sẽ góp phần hướng tới một phương thức quản lý tiên tiến,
khoa học trong nhà trường.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu chất lượng giáo dục của xã hội và
thực tiễn quản lý quá trình dạy học còn nhiều bất cập hiện nay cần phải nghiên cứu các
giải pháp quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng để giúp nhà
trường thực thi tốt hơn trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học của
nhà trường, đây là vấn đề mới, cấp thiết và khả thi.
1.2. Các khái niệm
1.2.1. Chất lượng
Chất lượng là mục tiêu của sự tìm tòi liên tục của con người trong suốt tiến

trình lịch sử của nhân loại. Chất lượng chính là lực lượng thúc đẩy những nỗ lực
không ngừng của mỗi người trên cương vị của mình. Chất lượng là những gì có thể
nhận biết nhưng thật khó xác định. Một định nghĩa về chất lượng có thể rất dài, rất chi
tiết về một bông hoa đẹp – màu sắc, hương thơm, hình dáng v.v… nhưng cũng không
thể miêu tả hết vẻ đẹp của bông hoa đó. Theo Từ điển tiếng Anh Oxford English
Dictionary, khái niệm chất lượng bao gồm tất cả các đặc trưng của sự vật, ngoại trừ
những đặc trưng về số lượng. Viện chất lượng Anh (BSI-1991) trên quan điểm chức
năng định nghĩa chất lượng là tổng hoà những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ tạo
cho nó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn. Oakland (1988) sau khi

10


phân tích chi tiết đưa ra định nghĩa chất lượng là “mức độ trùng khớp với mục tiêu và
chức năng”. Sallis (1996) lấy ví dụ từ một máy chiếu hắt và cho rằng “chất lượng là
khi nó phải làm được những điều cần làm và làm những gì người mua chờ đợi ở nó”.
Như vậy, một định nghĩa chính xác về chất lượng gần như là không thể và cũng
không cần thiết do khái niệm này được dùng với nhiều nội hàm khác nhau.
Chất lượng có thể được diễn tả dưới dạng tuyệt đối và dạng tương đối.
Ở nghĩa tuyệt đối, một vật có chất lượng là vật đạt những tiêu chuẩn tuyệt hảo,
không thể tốt hơn. Đó là vật quý hiếm, đắt tiền. Chất lượng tuyệt đối là cái “mọi người
đều ngưỡng mộ, nhiều người muốn và rất ít người có thể sở hữu”.
Ở nghĩa tương đối, khái niệm chất lượng có nhiều sắc thái khác nhau. Khi ta so
sánh một loại sản phẩm hay dịch vụ được cung ứng bởi các tổ chức khác nhau, hoặc
cùng một sản phẩm/dịch vụ được cung ứng bởi một tổ chức nhưng vào những thời
điểm khác nhau - sẽ thấy rõ hơn nội hàm của sự tương đối trong khái niệm chất lượng.
Sự tương đối trong khái niệm chất lượng có liên quan tới 2 thông số - so với các
tiêu chuẩn kĩ thuật của nhà cung ứng và đáp ứng nhu cầu của người tiếp nhận.
Những chứng chỉ đảm bảo chất lượng của ISO9001 hay BS5750 đảm bảo chất
lượng tối thiểu của sản phẩm, như tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm, tuy nhiên đó mới

là chất lượng của nhà cung ứng/nhà sản xuất. Điều đó chưa có nghĩa là sản phẩm đó
thoả mãn nhu cầu của người tiếp nhận sản phẩm đó.
Có nhiều sản phẩm/dịch vụ được chứng nhận đảm bảo chất lượng, song người
mua vẫn thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác.
Như vậy, chất lượng có thể được hiểu theo nhiều cách:
1

Là sự xuất sắc (quality as excellence)

2.

Là sự đặc biệt

3

Là sự hoàn hảo (quality as perfection)

4

Đáng giá trị đồng tiền (quality as value for money)

5

Là sự tuân thủ các tiêu chuẩn đã qui định.

Ở nghĩa tương đối có thể tham khảo các định nghĩa sau về chất lượng:
-

“Chất lượng là tổng hòa những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ tạo cho nó
khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn” (Viện chất lượng Anh – BS

5750).

11


-

“Chất lượng là sự trùng khớp với mục tiêu” (Quality as fitness for purpose)

-

“Chất lượng là khi nó phải làm được những gì cần làm, và làm những gì người
mua chờ đợi ở nó (Sallis, 1996).

-

“Chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng
(EOQC).

-

“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip B. Crosby).
Như vậy chất lượng theo nghĩa tương đối có thể hiểu là tổng hòa những đặc trưng

của sản phẩm hay dịch vụ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện nhất
định. Một cách tổng quát chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu, và theo một số tác giả,
sự phù hợp đó phải được thể hiện ở 3 phương diện: hoàn thiện (perfectibility), giá cả
(price), thời điểm (punctuality). ”.[ 5, tr 19-21.]
1.2.2.Quản lý chất lượng
Quản lí chất lượng là hệ thống các qui trình nhằm đảm bảo chất lượng cho toàn hệ

thống, thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế cao
nhất, được tiến hành trong tất cả các giai đoạn từ thiết kế, sản xuất cho đến phân
phối, sử dụng sản phẩm. [ 5, tr 38-39]
1.2.3. Dạy học
Dạy học là hoạt động đặc trưng cơ bản nhất, chủ yếu nhất trong nhà trường, bao
gồm hoạt động dạy và hoạt động học trong đó học sinh tự giác, tích cực, chủ động, tự
tổ chức, tự điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình dưới sự điều khiển,
chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu dạy
học.[ 16, tr 6-7]
1.2.4. Quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, hướng
dẫn của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều
khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu dạy học.[ 16, tr
12-13]
1.2.5. QLQTDH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
Quá trình dạy học tiếp cận đảm bảo chất lượng là quá trình chuyển mục đích,
mục tiêu chương trình giáo dục thành mục đích, mục tiêu dạy học của từng môn học
cho một đối tượng người học cụ thể, trong một môi trường dạy học cụ thể. Quá trình

12


đó được thực hiện theo một quy trình đã được thừa nhận trong lý luận dạy học và được
kiểm chứng trên phạm vi thế giới.
QLQTDH theo tiếp cận đảm bảo chất lượng là quản lý thực hiện quy trình dạy
học xét trên quan điểm hệ thống bao gồm ba giai đoạn là: Chuẩn bị; thực thi; và đánh
giá cải tiến. Trong đó đầu ra giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn kế tiếp và các
thành tố liên kết với nhau thành một chu trình và tác động qua lại với nhau.
1.3. Những vấn đề lý luận về quản lý chất lƣợng
1.3.1. Định nghĩa

Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa cho rằng: “Quản lí chất lượng là tập hợp
các hoạt động có chức năng quản lí chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục
đích chất lượng và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều
chỉnh chất lượng, bảo đảm chất lượng, cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ
thống chất lượng” [ 5, tr 38]
Theo Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật bản (JIS): “Quản lí chất lượng là hệ thống các
phương pháp tạo điều kiện đầu ra, sản xuất tiết kiệm những hàng hóa có chất lượng,
hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng”.
[ 3, tr 38-39]
Theo TCVN 5914-1994: “Quản lí chất lượng toàn diện là cách quản lí một tổ chức
tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm
đạt được sự thành công lâu dài nhờ vào việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích
cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội”. [ 5, tr 39]
AG. Robertson, chuyên gia người Anh cho rằng: “Quản lí chất lượng được xác
định như hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng
của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức từ
khâu thiết kế, sản xuất, vận hành… sao cho có hiệu quả nhất đồng thời cho phép thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng”. [ 5, tr 39]
AV. Feigenbaum, người Mỹ cho rằng: “Quản lí chất lượng là một hệ thống
hoạt động thống nhất, có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức
chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt
được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế
nhất, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng”. [ 5, tr 39]

13


Kaoru Ishikawa cho rằng: “Quản lí chất lượng là nghiên cứu triển khai, thiết
kế sản xuất, bảo dưỡng sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người
tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”. ”. [ 5, tr 39]

Theo Philip Crosby, chuyên gia người Mỹ: “Quản lí chất lượng là phương tiện có
tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế
hoạch hành động”. ”. [ 5, tr 39]
Quản lí chất lượng dựa trên các nguyên tắc: coi trọng vai trò con người, tính
đồng bộ, sự toàn diện, kiểm tra-đánh giá và dựa trên cơ sở các qui trình. Do vậy, để
thực hiện quản lí chất lượng cần có hệ thống chất lượng về cơ cấu tổ chức, các thủ tục,
quá trình và các nguồn lực cần thiết.
Như vậy mỗi định nghĩa về quản lí chất lượng ở trên đều dựa vào những mục
đích xem xét riêng, nhưng tất cả đều giống nhau ở chỗ thể hiện quản lí chất lượng là
hệ thống các qui trình nhằm đảm bảo chất lượng cho toàn hệ thống, thỏa mãn nhu cầu
thị trường với chi phí thấp nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất, được tiến hành trong tất
cả các giai đoạn từ thiết kế, sản xuất cho đến phân phối, sử dụng sản phẩm.
“Quản lí chất lượng” trong giáo dục là một phương thức có công cụ chủ yếu là
bộ chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo và các qui trình thực các tiêu chuẩn
đó. Nhiều tác giả cho rằng quản lí chất lượng thực chất bao gồm các hoạt động sau:
- Thiết lập chuẩn,
- Đối chiếu thực trạng so với chuẩn,
- Xây dựng các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn.
Ba hoạt động này được tiến hành đồng thời, liên tục thông qua một hệ thống
quản lí chất lượng.
Hệ thống quản lí chất lượng bao gồm ba bộ phận cấu thành:
- Danh mục các lĩnh vực cần quản lí (tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo )
- Những qui trình thực hiện các công việc để đạt các chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn (
danh mục các công việc và bản hướng dẫn thực hiện các công việc)
- Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành các bước trong qui trình thực hiện
các công việc.
Hệ thống quản lí được xây dựng trên cơ sở bộ chuẩn là công cụ chủ yếu để
quản lí chất lượng.

14



Như vậy quản lí chất lượng trong giáo dục là xây dựng và vận hành một hệ thống
quản lí (trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí) nhằm tác động vào các điều kiện đảm bảo
chất lượng trong tất cả các giai đoạn của quá trình giáo dục, cho tất cả các sản phẩm
của cả hệ thống chứ không nhằm vào chất lượng của từng giai đoạn hay từng sản
phẩm đơn lẻ
1.3.2. Các cấp độ quản lý chất lượng
Trong quá trình phát triển của QLCL, người ta xác định có 3 cấp độ chính QLCL
đã hình thành như: kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng
tổng thể (TQM).
Kiểm soát chất lượng: “Kiểm soát chất lượng” là thuật ngữ lâu đời nhất về mặt
lịch sử của khoa học quản lí. Nó bao gồm việc kiểm tra và loại bỏ các thành phẩm hay
sản phẩm cuối cùng không thoả mãn các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó. Đây là công
đoạn xảy ra sau cùng khi sản phẩm đã được làm xong, có liên quan tới việc loại bỏ
hoặc từ chối những hạng mục hay sản phẩm có lỗi. Thanh tra nội bộ và thử nghiệm sản
phẩm là những phương pháp phổ biến nhất. Hệ thống chất lượng dựa chủ yếu trên giấy
tờ, sổ sách ghi nhận kết quả từng ca sản xuất. Các tiêu chí chất lượng hạn chế, chỉ căn
cứ vào số lượng sản phẩm được chấp thuận. Vì thế, cách làm này kéo theo sự lãng phí
nhiều khi khá lớn do phải loại bỏ hoặc làm lại các sản phẩm không đạt yêu cầu.
Đảm bảo chất lượng: “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và
hệ thống, được tiến hành trong hệ thống quản lí đã được chứng minh là đủ mức cần
thiết để tạo sự tin tưởng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất
lượng” (TCVN 5814). ”. [ 5, tr 42]
Trong nhà trường phổ thông việc kiểm soát chất lượng được thực hiện thông qua
các kỳ kiểm tra/thi khi kết thúc môn học, năm học hay tốt nghiệp. Mục đích của các kỳ
thi/kiểm tra này là xác định mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng ở các giai đoạn khác
nhau trong quá trình học tập.
Quản lý chất lượng tổng thể: (Total Quality Management - TQM) được
A.V.Feigenbaum sử dụng từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX. (TQM) khi hai chuyên

gia người Mỹ về chất lượng Dr. Joseph Juran và Dr.W.Edwards Deming đã giới thiệu
kĩ thuật kiểm soát quá trình bằng thống kê cho người Nhật. Và kết quả là cải tiến chất
lượng tại Nhật đã diễn ra một cách vững chắc. Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX
“chất lượng Nhật Bản” đã không có đối thủ nào sánh kịp.

15


×