ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHÙNG VĂN HÀ
QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ
TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2009
3
MC LC
Trang
Mc lc
3
M u
7
1. Lớ do chn ti
7
2. Mc ớch nghiờn cu
9
3. Nhim v nghiờn c
9
4. Khỏch th v i tng nghiờn cu
10
5. Gi thuyt nghiờn cu
10
6. Phm vi nghiờn cu
10
7. í nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
10
8. Phng phỏp nghiờn cu
10
9. Cu trỳc lun vn
11
Chng 1: Cơ sở lí luận quản lí quá trình
dạy học ở các tr-ờng trung học cơ sở
12
1.1. Tng quan nghiờn cu vn
12
1.2. Nhng khỏi nim c bn :
14
1.2.1. Khỏi nim qun lớ
14
1.2.2. Qun lớ giỏo dc.
16
1.2.3. Qun lớ quỏ trỡnh dy hc
17
1.2.4. Qun lớ nh trng.
21
1.3. Trng trung hc c s trong h thng giỏo dc quc dõn
22
1.3.1. Mc tiờu giỏo dc ca trng trung hc c s
22
1.3.2. Nhim v ca Trng trung hc c s
23
1.2.3. Yờu cu v ni dung v phng phỏp dy hc trng trung
hc c s trong giai on hin nay
23
4
1.2.4. Nhiệm vụ của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
24
1.3. Nội dung chủ yếu trong trong quản lí quá trình dạy học ở
trường trung học cơ sở
27
1.3.1. Quản lí thực hiện mục tiêu giáo dục
27
1.3.2. Quản lí thực hiện chương trình, nội dung dạy học
28
1.3.3. Quản lí đội ngũ giáo viên
28
1.3.4. Qu¶n lÝ häc sinh
29
1.3.5. Quản lí cơ sở vật chất
30
1.3.6. Quản lí hình thức dạy học
31
1.3.7. Quản lí chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
31
1.3.8. Quản lí việc huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực
34
1.3.9. Xây dựng môi trường giáo dục
35
1.3.10. Quản lí việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
36
Kết luận chương 1
37
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ TỈNH NAM ĐỊNH
38
2.1. Khái quát về tình hình các trường trung học cơ cở trên địa bàn
huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định
38
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương
38
2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục ở địa phương
39
2.1.3. Kết quả giáo dục của các trường trung học cơ sở
42
2.1.4. Định hướng phát triển của các trường trung học cơ sở trong
giai đoạn hiện nay
45
2.2. Thực trạng quản lí của hiệu trưởng đối với quá trình dạy học ở
các trường trung học cơ sở.
45
5
2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch và khả năng tổ chức thực hiện kế
hoạch ở các trường trung học cơ sở
47
2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động của các tổ chuyên môn
ở các trường trung học cơ sở
52
2.2.3. Thực trạng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
ở các trường trung học cơ sở
53
2.2.4. Thực trạng xây dựng cơ sở vật chất và môi trường giáo dục
57
2.2.5. Thực trạng công tác phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn
thể trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.
61
2.2.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở các
trường trung học cơ sở .
64
2.3. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lí quá trình dạy học ở
các trường trung học cơ sở huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
67
2.3.1. Thuận lợi – cơ hội
67
2.3.2. Khó khăn – thách thức.
68
Kết luận chương 2
70
CHƢƠNG 3:
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ
TỈNH NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
71
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lí quá trình dạy học
tại các trường THCS huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
71
3.1.1. Nguyên tắc kế thừa, phát triển các kinh nghiệm quản lí quá
trình dạy học ở các trường phổ thông hiện có.
71
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất
71
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp.
72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp.
72
6
3.2. Các biện pháp quản lí nhằm hoàn thiện quá trình dạy học ở các
trường trung học cơ sở .
73
3.2.1. Quán triệt tới các lực lượng giáo dục của nhà trường về yêu
cầu nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học cơ sở trong giai
đoạn hiện nay.
73
3.2.2. Đẩy mạnh quản lí thực hiện mục tiêu giáo dục
76
3.2.3. Tăng cường quản lí thực hiện chương trình dạy học
78
3.2.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo
hướng chuẩn hóa
80
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh.
83
3.2.6. Tổ chức phong phú các hình thức dạy học
86
3.2.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của học sinh.
88
3.2.8. Huy động các nguồn lực nhằm phát triển cơ sở vật chất, thiết
bị giáo dục và các phương tiện dạy học hiện đại.
92
3.2.9. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh và đồng
thuận.
95
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lí quá trình dạy học
98
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lí đối với quá trình dạy học ở các trường trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
99
Kết luận chƣơng 3
102
Kết luận và khuyến nghị
103
1. Kết luận
103
2. Khuyến nghị
105
Danh mục tài liệu tham khảo
107
Phụ lục
111
1
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Sư phạm của Đại
học quốc gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn TS Nguyễn Trọng Hậu – người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ về kiến thức và phương pháp tư duy nghiên cứu
cho em, trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng
Giáo dục - Đào tạo Giao Thuỷ, các thầy giáo, cô giáo là cán bộ quản lí, giáo
viên và phụ huynh, học sinh các trường Trung học cơ sở trong huyện Giao
Thuỷ, tỉnh Nam Định đã cung cấp tài liệu, tham gia các ý kiến quý báu, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực và có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận
văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được các ý
kiến góp ý, phê bình của các thầy giáo, cô giáo, các nhà quản lí, các bạn đồng
nghiệp,…để công trình nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, tháng 5 năm 2009
Tác giả
Phùng Văn Hà
2
CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH:
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CNXH:
Chủ nghĩa xã hội
CSVC:
Cơ sở vật chất
GD – ĐT:
Giáo dục – Đào tạo
GV:
Giáo viên
HS
Học sinh
KH – KT - CN:
Khoa học - Kỹ thuật – Công nghệ
KT - XH:
Kinh tế xã hội
NXB:
Nhà xuất bản
QLGD:
Quản lí giáo dục
QTDH:
Quá trình dạy học
THCN:
Trung học chuyên nghiệp
THCS:
Trung học cơ sở
THPT:
Trung học phổ thông
tr:
Trang
TW:
Trung ương
TNCS:
Thanh niên cộng sản
TS:
Tổng số
UBND:
Uỷ ban nhân dân
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
3
MC LC
Trang
Mc lc
3
M u
7
1. Lớ do chn ti
7
2. Mc ớch nghiờn cu
9
3. Nhim v nghiờn c
9
4. Khỏch th v i tng nghiờn cu
10
5. Gi thuyt nghiờn cu
10
6. Phm vi nghiờn cu
10
7. í nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
10
8. Phng phỏp nghiờn cu
10
9. Cu trỳc lun vn
11
Chng 1: Cơ sở lí luận quản lí quá trình
dạy học ở các tr-ờng trung học cơ sở
12
1.1. Tng quan nghiờn cu vn
12
1.2. Nhng khỏi nim c bn :
14
1.2.1. Khỏi nim qun lớ
14
1.2.2. Qun lớ giỏo dc.
16
1.2.3. Qun lớ quỏ trỡnh dy hc
17
1.2.4. Qun lớ nh trng.
21
1.3. Trng trung hc c s trong h thng giỏo dc quc dõn
22
1.3.1. Mc tiờu giỏo dc ca trng trung hc c s
22
1.3.2. Nhim v ca Trng trung hc c s
23
1.2.3. Yờu cu v ni dung v phng phỏp dy hc trng trung
hc c s trong giai on hin nay
23
4
1.2.4. Nhiệm vụ của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
24
1.3. Nội dung chủ yếu trong trong quản lí quá trình dạy học ở
trường trung học cơ sở
27
1.3.1. Quản lí thực hiện mục tiêu giáo dục
27
1.3.2. Quản lí thực hiện chương trình, nội dung dạy học
28
1.3.3. Quản lí đội ngũ giáo viên
28
1.3.4. Qu¶n lÝ häc sinh
29
1.3.5. Quản lí cơ sở vật chất
30
1.3.6. Quản lí hình thức dạy học
31
1.3.7. Quản lí chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
31
1.3.8. Quản lí việc huy động, quản lí và sử dụng các nguồn lực
34
1.3.9. Xây dựng môi trường giáo dục
35
1.3.10. Quản lí việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
36
Kết luận chương 1
37
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ TỈNH NAM ĐỊNH
38
2.1. Khái quát về tình hình các trường trung học cơ cở trên địa bàn
huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định
38
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương
38
2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục ở địa phương
39
2.1.3. Kết quả giáo dục của các trường trung học cơ sở
42
2.1.4. Định hướng phát triển của các trường trung học cơ sở trong
giai đoạn hiện nay
45
2.2. Thực trạng quản lí của hiệu trưởng đối với quá trình dạy học ở
các trường trung học cơ sở.
45
5
2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch và khả năng tổ chức thực hiện kế
hoạch ở các trường trung học cơ sở
47
2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động của các tổ chuyên môn
ở các trường trung học cơ sở
52
2.2.3. Thực trạng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
ở các trường trung học cơ sở
53
2.2.4. Thực trạng xây dựng cơ sở vật chất và môi trường giáo dục
57
2.2.5. Thực trạng công tác phối hợp với các tổ chức chính trị, đoàn
thể trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục.
61
2.2.6. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học ở các
trường trung học cơ sở .
64
2.3. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lí quá trình dạy học ở
các trường trung học cơ sở huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
67
2.3.1. Thuận lợi – cơ hội
67
2.3.2. Khó khăn – thách thức.
68
Kết luận chương 2
70
CHƢƠNG 3:
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAO THUỶ
TỈNH NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
71
3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lí quá trình dạy học
tại các trường THCS huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
71
3.1.1. Nguyên tắc kế thừa, phát triển các kinh nghiệm quản lí quá
trình dạy học ở các trường phổ thông hiện có.
71
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất
71
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp.
72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp.
72
6
3.2. Các biện pháp quản lí nhằm hoàn thiện quá trình dạy học ở các
trường trung học cơ sở .
73
3.2.1. Quán triệt tới các lực lượng giáo dục của nhà trường về yêu
cầu nâng cao chất lượng dạy học ở trường trung học cơ sở trong giai
đoạn hiện nay.
73
3.2.2. Đẩy mạnh quản lí thực hiện mục tiêu giáo dục
76
3.2.3. Tăng cường quản lí thực hiện chương trình dạy học
78
3.2.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo
hướng chuẩn hóa
80
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh.
83
3.2.6. Tổ chức phong phú các hình thức dạy học
86
3.2.7. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của học sinh.
88
3.2.8. Huy động các nguồn lực nhằm phát triển cơ sở vật chất, thiết
bị giáo dục và các phương tiện dạy học hiện đại.
92
3.2.9. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh và đồng
thuận.
95
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lí quá trình dạy học
98
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lí đối với quá trình dạy học ở các trường trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
99
Kết luận chƣơng 3
102
Kết luận và khuyến nghị
103
1. Kết luận
103
2. Khuyến nghị
105
Danh mục tài liệu tham khảo
107
Phụ lục
111
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay ai cũng biết rằng quản lí đóng vai trò hết sức quan trọng trong
bất cứ hoạt động nào của của con người, dù là sản suất kinh doanh, hoạt động
văn hoá hay hoạt động xã hội. Đối với sự nghiệp giáo dục cũng vậy, hiệu quả
và chất lượng giáo dục phụ thuộc vào chính giáo viên giảng dạy và công tác
quản lí trong nhà trường đứng đầu là hiệu trưởng. Mục đích cuối cùng của công
tác quản lí giáo dục trong nhà trường là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả
để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và
chiến đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội.
Quản lí là hoạt động mang tính khoa học rất cao, đối với nhà trường cần
phải tìm một phương thức phù hợp với đặc trưng là vừa quản lí vật chất, vừa
quản lí con người để giáo dục con người. Trong nhà trường, hiệu trưởng là con
chim đầu đàn, vai trò của người hiệu trưởng vô cùng quan trọng. Ngày nay
trong trào lưu đổi mới, cải tiến phương pháp quản lí và dân chủ hoá nhà trường,
nhằm phát huy cao độ dân chủ hoá của đội ngũ giáo viên thì vai trò của người
hiệu trưởng càng nổi bật lên hơn bao giờ hết. Người hiệu trưởng có các nhiệm
vụ: tổ chức tất cả các hoạt động của nhà trường theo đúng quan điểm, đường lối
của Đảng; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về công tác quản lí nhà trường và
chất lượng giáo dục học sinh; đảm bảo cho bộ máy của nhà trường hoạt động
khẩn trương, tích cực, với sự sáng tạo cao; Đảm bảo điều kiện vật chất và tinh
thần để tập thể giáo viên và học sinh hoàn thành nhiệm vụ của mình với chất
lượng cao; giữ vững khối đoàn kết nhất trí trong tập thể học sinh và giáo viên
8
trong trường; động viên, khen thưởng kịp thời những người đạt thành tích tốt;
luôn kiểm tra, uốn nắm kịp thời những sai sót để điều
chỉnh công việc chung; động viên, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường vào mục đích giáo dục chung.
Trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định có 22 xã và thị trấn gồm
22 trường trung học cơ sở với lượng học sinh hàng năm vào khoảng 15.500 đến
16.500 em, mỗi năm tốt nghiệp khoảng 3.800 đến 4.200 em. Đặc biệt truyền
thống học tập trên địa bàn huyện rất tốt, nhân dân luôn rất quan tâm đến việc
học tập của con em họ. Vì vậy mỗi trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện
có một sứ mệnh hết sức quan trọng. Trong những năm qua, tuy đã có rất nhiều
cố gắng đáng ghi nhận nhưng chất lượng dạy và học ở các trường trung học cơ
sở trên địa bàn huyện còn một số hạn chế, bất cập chưa tương xứng với tiềm
năng ở nơi đây. Thông qua các kỳ thi vào các trường trung học phổ thông trên
địa bàn huyện và kỳ thi học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh trong những năm gần đây
kết quả còn thấp so với các trường trung học cơ sở ngoài huyện. Một nguyên
nhân dẫn đến hạn chế trên là hoạt động quản lí của hiệu trưởng các trường
trung học cơ sở chưa phù hợp, chưa có biện pháp mạnh mẽ làm thay đổi chất
lượng dạy và học đặc biệt là vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên. Hoạt động trọng tâm trong nhà trường là dạy và học, vì vậy
muốn làm tốt công việc của mình thì người hiệu trưởng phải có các biện pháp
đồng bộ thay đổi tư duy quản lí đối với quá trình dạy học. Cụ thể là người hiệu
trưởng phải nắm được quá trình hoạt động dạy học là tổ hợp của các yếu tố
như: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, giáo viên, học
sinh, cơ sở vật chất, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, môi trường
dạy học, tài chính của cơ quan. Trong đó giáo viên quyết định chất lượng giáo
dục – người giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình dạy học; người xây
dựng và thực thi kế hoạch bộ môn; người tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt
động học tập với mọi hình thức trong thời gian và không gian khác nhau; người
9
điều khiển các hoạt động trí tuệ và hướng dẫn thực hành của học sinh trên lớp,
trong phòng thí nghiệm; người chỉ dẫn, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện,
đồng thời là người kiểm tra uốn nắm và giáo dục học sinh trong mọi phương
diện. Chính vì vai trò to lớn của giáo viên nên hiệu trưởng là người đứng đầu
cơ sở giáo dục phải làm tốt khả năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
đánh giá; sự quản lí của hiệu trưởng không những làm cho giáo viên làm việc
hết trách nhiệm mà còn huy động hết được sức mạnh, tâm huyết của họ để họ
không ngừng công hiến tổ chức, gắn bó lâu dài với tổ chức. Đối với các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định, lực lượng giáo
viên ở đây có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, yêu nghề; nhưng hầu hết các
cơ sở đều thiếu khả năng tổ chức để có thể huy động được sức mạnh tổng hợp
của họ. Nói khác đi người hiệu trưởng các trường trung học cơ sở phải có các
biện pháp quản lí quá trình dạy học đối với cơ quan của mình.
Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “quản lí quá trình dạy
học tại các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh
Nam Định” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí
giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lí quá trình dạy học tại các
trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập chung triển
khai các nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây.
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí quá trình dạy học tại các trường trung
học cơ sở làm luận cứ giải quyết các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu của
đề tài.
– Nghiên cứu thực trạng quản lí quá trình dạy học tại các trường trung học
cơ sở trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định; từ đó rút ra những
10
điểm mạnh, những hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế đó.
– Đề xuất các biện pháp quản lí quá trình dạy học tại các trường trung học cơ
sở trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lí ở trường trung học cơ sở trên địa
bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lí quá trình dạy học tại các trường
trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Quá trình dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giao
Thuỷ tỉnh Nam Định còn một số hạn chế do sự quản lí của hiệu trưởng các
trường trung học cơ sở đối với hoạt động này chưa phù hợp. Làm thế nào để
huy động được hết khả năng tổ chức, lãnh đạo điều khiển của giáo viên và phát
huy tối đa được tính chủ động, độc lập, sáng tạo, tích cực, tự giác của học sinh
là câu hỏi cấp thiết đối với hiệu trưởng các trường trung học cơ sở. Nếu hệ
thống hoá và xây dựng được các biện pháp quản lí quá trình dạy học đồng bộ
của hiệu trưởng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam
Định thì chất dạy học sẽ được nâng cao hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Biện pháp quản lí quá trình dạy học tại các trường trung học cơ sở trên
địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định từ năm 2003 đến nay.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học: đề tài hệ thống hoá cơ sở lí luận về quản lí quá trình
dạy học cấp trung học cơ sở.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn: đề tài đánh giá được thực trạng quản lí quá trình dạy
học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam
11
Định, phát hiện những hạn chế cần khắc phục trong việc quản lí hoạt động này,
từ đó đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với giai đoạn hiện nay.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các chỉ thị, nghị
quyết, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về
công tác quản lí của hiệu trưởng đối với quá trình dạy học ở các trường học,
đặc biệt là cấp trung học cơ sở; tham khảo, phân tích các tài liệu khoa học, trên
sách, trên báo, trên mạng Internet có liên quan đến vấn đề trên.
8.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, khảo sát thực tiễn.
– Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu. Xử lí sử dụng các
thông tin này trong quá trình nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài.
– Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến của giáo viên, các hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng các trường trung học cơ sở, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, ý kiến
của học sinh và phụ huynh và các cá nhân có liên quan đến vấn đề học tập của
học sinh trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, luận được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở
Chương 2: Thực trạng quản lí quá trình dạy học tại các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định
Chương 3: Các biện pháp quản lí quá trình dạy học tại các trường trung học cơ
sở trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
12
13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÍ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, Nghị quyết II của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII đã ghi đậm: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học,
phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp
trong toàn dân, nhất là thanh niên…” Điều 5 luật giáo dục năm 2005 cũng đã
ghi: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Tuy vậy phương pháp
giáo dục cũng chỉ là một trong 6 thành tố đặc biệt quan trọng (mục tiêu, nội
dung, phương pháp, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất) được điều chỉnh trực
tiếp từ các nhà quản lí giáo dục, vì vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học
trước hết cần phải bồi dưỡng cán bộ quản lí để lực lượng này có một tư duy
tổng thể, chỉ đạo quá trình dạy học. Trong nhiều năm qua có nhiều công trình
nghiên cứu lí luận dạy học, cách thức tổ chức tốt quá trình dạy học ở nhà
trường đáp ứng nhu cầu trên. Chẳng hạn như:
- Tác giả Đặng Quốc Bảo với "Một số khái niệm về quản lí giáo dục "
(Trường cán bộ quản lí GD&ĐT Trung ương 1, Hà Nội, 1998)
- Tác giả Trần Kiểm với "Quản lí giáo dục và quản lí trường học"
(Viện khoa học GD Hà Nội 1990)
- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang với "Những khái niệm cơ bản về lí luận
quản lí giáo dục" Trường cán bộ QL GD - ĐT TƯ1 - 1989)
- Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo với "Quản
lí giáo dục" (Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội - 2006)
14
Nội dung chủ yếu trong các công trình trên đều quan tâm tới vị trí, vai
trò, nhiệm vụ quản lí của hiệu trưởng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trong những năm gần đây, cũng đã có nhiều, công trình khoa học do đội
ngũ cán bộ quản lí các trường trung học trong cả nước nghiên cứu về các biện
pháp quản lí nhà trường để nâng cao chất lượng dạy học, chẳng hạn như các
Luận văn thạc sĩ các tác giả:
+ Doãn Kim Chung với đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp quản lí quá
trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học phổ
thông Hải Phòng”.
+ Nguyễn Mạnh Cường với đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực
quản lí của Hiệu trưởng trường trung học tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục”.
+ Đào Thị Ngân với đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học
của người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học”.
+ Chu Thị Hoà với đề tài: “ Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội
ngũ hiệu trưởng trường Trung học cơ sở tại tỉnh Lạng Sơn”.
+ Đỗ Phi Liên với đề tài: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy
học của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở ở thành phố Bắc Giang”.
+ Phạm Thị Tuyết Nhung với đề tài: “Những biện pháp quản lí hoạt
động dạy và học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nam Trực tỉnh
Nam Định theo yêu cầu đổi mới giáo dục”.
Nội dung trọng tâm của những luận văn trên đề cập đến các biện pháp
của nhà quản lí giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đối với
đơn vị mình. Đây cũng là những kinh nghiệm quí cho đội ngũ quản lí vận dụng
vào đơn vị trong những hoàn cảnh cụ thể.
Như vậy, cho tới nay, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học luôn được các
nhà nghiên cứu quan tâm. Trong khi nhân loại đang chuyển dần sang nền kinh tế
tri thức thì hơn bao giờ hết, vấn đề này được quan tâm nhiều hơn. Các nhà nghiên
15
cứu có chung quan điểm thể hiện trong các công trình của họ là khẳng định vai
trò quan trọng của công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Việc quản lí quá trình dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện
Giao Thuỷ tỉnh Nam Định còn nhiều hạn chế; cụ thể là đội ngũ hiệu trưởng
chưa nhận thức được tầm quan trọng của 10 thành tố: thực hiện mục tiêu giáo
dục; thực hiện chương trình và nội dung dạy học; đội ngũ giáo viên, học sinh,
cơ sở vật chất, hình thức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, huy động
nguồn lực, xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả
dạy học – tác động trực tiếp đến chất lượng dạy và học.
Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu các biện
pháp quản lí quá trình dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện
Giao Thuỷ tỉnh Nam Định vì vậy công tác quản lí ở nơi đây chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm, thiếu tính lí luận. Việc thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quản lí quá
trình dạy học tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Giao Thuỷ tỉnh
Nam Định” là một phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở
các trường THCS ở huyện Giao Thủy hiện nay.
1.2. Những khái niệm cơ bản :
1.2.1. Khái niệm quản lí
Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm quản lí theo các góc độ khác nhau:
- Theo các tác giả H.Koontz – C.Odonnell – H.Weihric: “Quản lí là thiết
kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các
nhóm có thể hoàn thành mục tiêu” [16;tr.29].
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Công tác quản lí là một tổ chức xét cho
cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau "quản" và "lí". Quá
trình "quản" gồm sự coi sóc giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định. Quá trình
"lí" gồm việc sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế "phát triển"[3;tr.25].
- Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Hoạt động
quản lí là hoạt động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lí đến khách
16
thể quản lí trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu
của tổ chức"[9;tr.1].
- Theo Từ điển Tiếng việt: “Quản lí là tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định” [41;tr.800].
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lí là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hướng của chủ thể quản lí (người quản lí, tổ chức quản lí) lên
khách thể quản lí (đối tượng bị quản lí) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội,
kinh tế,…Bằng một hệ thống các các luật lệ, các chính sách nguyên tắc, các
phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho
sự phát triển của đối tượng” [15;tr.7].
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động nhằm thực hiện
được những mục tiêu dự kiến” [37;tr.24].
- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lí là một quá trình tác động có
định hướng (có chủ đích), có tổ chức lựa chọn trong số các tác động có thể,
dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho
sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích
đã định” [18;tr.34].
Như vậy, ta có thể hiểu: Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí
trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt được mục đích của
tổ chức với hiệu quả cao nhất.
Từ những định nghĩa trên có thể rút ra nhận xét sau:
- Tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng những định nghĩa trên đều thể hiện
được bản chất của hoạt động quản lí, đó là: hoạt động quản lí nhằm làm cho hệ
thống vận động theo mục tiêu đã đặt ra tiến đến trạng thái có chất lượng mới.
Trong quản lí có hai bộ phận khăng khít với nhau, đó là chủ thể và
khách thể quản lí. chủ thể quản lí có thể là một cá nhân hay một nhóm người có
17
chức năng quản lí hay điều khiển tổ chức, làm cho tổ chức vận hành và đạt tới
mục tiêu. khách thể quản lí bao gồm những người thừa hành nhiệm vụ trong tổ
chức, chịu sự tác động, chỉ đạo của chủ thể quản lí nhằm đạt mục tiêu chung.
Chủ thể quản lí làm nảy sinh các tác động quản lí, còn khách thể quản lí sản
sinh ra vật chất và tinh thần có giá trị sử dụng, trực tiếp đáp ứng nhu cầu con
người, đáp ứng mục đích của chủ thể quản lí.
Quản lí có 4 chức năng có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau và tạo
thành chu trình quản lí, đó là các chức năng: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra. mỗi chức năng có vai trò, vị trí riêng trong chu trình quản lí. Cụ thể
là:
- Kế hoạch hoá: là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương
lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu,
mục đích đó.
- Tổ chức: là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện
thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
- Lãnh đạo: lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động
viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Kiểm tra: một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát
các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắm cần
thiết.
1.2.2. Quản lí giáo dục.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lí giáo dục là những tác động tự
giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ
thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở
giáo dục ) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo
dục, đào tạo thể hệ trẻ có nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với ngành
giáo dục” [37;tr.35].
18
Như vậy bản chất của quản lí giáo dục là quá trình tác động của chủ thể
QLGD tới quá trình sư phạm diễn ra ở các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các
kế hoạch và chương trình giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục đặt ra.
1.2.3. Quản lí quá trình dạy học.
1.2.3.1. Khái niệm dạy học.
Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức,
kinh nghiệm mà xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã
hội thành phẩm chất năng lực cá nhân.
1.2.3.2. Quá trình dạy học.
Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản
trong quá trình dạy học – hoạt động dạy và hoạt động học
Hoạt động dạy của người giáo viên: đó là hoạt động hướng dẫn, tổ chức,
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.
Hoạt động học của học sinh: là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự
tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập nhằm thu nhận xử lí và
biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân.
Hoạt động dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình học sinh chiếm lĩnh
khái niệm khoa học, trong và bằng cách đó, phát triển và hình thành nhân cách.
Dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau,
sinh thành ra nhau (“chức năng kép”), đó là truyền đạt thông tin và điều khiển
hoạt động học tập.
Hoạt động học là một hoạt động với đối tượng, trong đó học sinh là chủ
thể, khái niệm khoa học là đối tượng để chiếm lĩnh. Học là quá trình tự giác
tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của
giáo viên.
Theo tác giả Phạm Viết Vượng, Dạy học là một bộ phận của quá trình
sư phạm tổng thể, là một trong những con đường để thực hiện mục đích giáo
19
dục. Quá trình dạy học được tổ chức trong nhà trường bằng phương pháp sư
phạm đặc biệt nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học và hình
thành hệ thống kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn… "
"Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể đó là giáo viên và học
sinh…Giáo viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy, người được đào tạo chu
đáo về nghiệp vụ sư phạm, người nắm vững kiến thức khoa học chuyên ngành,
các quy luật phát triển tâm lí, ý thức và đặc điểm hoạt động nhận thức của học
sinh để tổ chức cho họ học tập.
Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ tiến trình dạy học. Người
xây dựng và thực thi kế hoạch giảng dạy bộ môn, người tổ chức cho học sinh
thực hiện hoạt động học tập với mọi hình thức trong những thời gian và không
gian khác nhau, người điều khiển các hoạt động trí tuệ và hướng dẫn thực
hành cho học sinh trên lớp, trong phòng thí nghiệm…Giáo viên là người chỉ
dẫn, giúp đỡ uốn nắn và giáo dục học sinh trong mọi phương diện…Chủ thể
của hoạt động dạy là giáo viên, người tổ chức mọi hoạt động học tập của học
sinh.
Chủ thể của hoạt động học là học sinh. Chủ thể tích cực trong nhận
thức, rèn luyện và tu dưỡng bản thân. Tuy nhiên học sinh còn là đối tượng
giảng dạy và giáo dục của giáo viên, người học vừa phải chủ động và sáng tạo
trong học tập, vừa phải tiếp thu sự chỉ dẫn, dạy bảo từ phía thầy giáo. Người
học quyết định trực tiếp chất lượng học tập của mình "[43;tr.35].
Dạy và học có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học nhằm vào
việc chiếm lĩnh khái niệm, thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "quá trình dạy - học là một hệ thống
toàn vẹn gồm ba thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, dạy, và học. Khái niệm
khoa học là nột dung của bài học và là đối tượng của sự lĩnh hội bởi học sinh,
nó là một trong hai yếu tố khách quan quyết định lô gích của bản thân quá
trình dạy - học về mặt khoa học"[37;tr.42].
20
Hoạt động dạy gồm hai chức năng truyền đạt và điều khiển, luôn luôn
tương tác và thống nhất với nhau. Dạy phải xuất phát từ lô gích khoa học của
khái niệm và lô gích sư phạm của tâm lí học lĩnh hội. Hoạt động học là yếu tố
khách quan thứ hai quy định lô gích của quá trình dạy học về mặt lí luận dạy
học; nghĩa là độ trí dục và quy luật lĩnh hội và tự điều khiển.
Dưới góc độ của lí thuyết hoạt động thì: Quá trình dạy học là một hệ toàn
vẹn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này luôn tương
tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành nhau. Sự tương tác giữa dạy và
học mang tính cộng tác (cộng đồng và hợp tác) trong đó hoạt động dạy vai trò
chủ đạo.(xem sơ đồ hình 1.1)
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc của quá trình dạy học theo tiếp cận hoạt động
Quá trình dạy- học là một hệ thống toàn vẹn, các thành tố của nó luôn
luôn tương tác với nhau theo những quy luật riêng, thâm nhập vào nhau, quy
định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng:
- Giữa dạy với học;
- Giữa truyền đạt với điều khiển trong dạy; và
- Giữa lĩnh hội và với tự điều khiển trong học.
Theo các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt:" Quá trình dạy học là
một quá trình sư phạm bộ phận, một phương tiện để trau dồi học vấn, phát
Khái niệm Khoa học
Dạy
Truyền đạt
Điều khiển
Học
Lĩnh Hội
Tự điều khiển
Cộng tác